Văn Nghệ - Sài·gòn·eer Địa điểm ăn uống, ẩm thực ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, cà phê, quán bar, review món ngon đường phố, kinh nghiệm du lịch, sự kiện, âm nhạc underground, review phim, review sách https://saigoneer.com/vn/arts-culture 2025-03-29T16:12:01+07:00 Joomla! - Open Source Content Management Hành trình khám phá chất liệu của Lý Trực Sơn qua triển lãm ‘Sơn - Giấy - Đất’ 2025-03-26T17:03:11+07:00 2025-03-26T17:03:11+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17850-hành-trình-khám-phá-chất-liệu-của-lý-trực-sơn-qua-triển-lãm-‘sơn-giấy-đất’ An Trần. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/00.webp" data-position="50% 40%" /></p> <p><em>Sơn mài, giấy dó, và đất — dù là ba chất liệu với kết cấu, chiều sâu và sự hiện diện khác nhau, đều bắt nguồn từ tự nhiên. Thay vì tìm kiếm ý nghĩa ẩn giấu, triển lãm cá nhân của Lý Trực Sơn tại Vin Gallery mời người xem kết nối với các tác phẩm bằng trực giác của mình, cảm nhận sự tương tác giữa các sắc tố, yếu tố tự nhiên và hình khối, được định hình qua quá trình sáng tạo của nghệ sĩ và dấu ấn của thời gian.</em></p> <p>Triển lãm cá nhân mới nhất của Lý Trực Sơn tại Vin Gallery “Sơn - Giấy - Đất,” mang đến cái nhìn về hành trình nhiều thập kỷ của nghệ sĩ trong việc tìm tòi và khám phá chất liệu cũng như hình thức biểu đạt. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ sĩ tại Sài Gòn, giới thiệu các tác phẩm trên <a href="https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/16588-doanh-nghi%E1%BB%87p-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-v%C3%A0o-cu%E1%BB%99c-c%E1%BB%A9u-nh%E1%BB%AFng-l%C3%A0ng-gi%E1%BA%A5y-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-cu%E1%BB%91i-c%C3%B9ng-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam" target="_blank">giấy dó</a> từ những năm 1990, tranh sơn mài từ năm 2014, và loạt tác phẩm Đất gần đây nhất từ những năm 2020 đến hiện tại. Tiêu đề triển lãm mang tính trực diện, phản ánh những chất liệu cốt lõi trong thực hành nghệ thuật của ông thay vì gợi mở bất cứ ý nghĩa ẩn giấu nào. Ngoài việc trưng bày những tác phẩm được hoàn thiện, triển lãm là minh chứng cho sự kiên định và không ngừng thử nghiệm với các sắc tố và chất liệu, với mỗi lớp tác phẩm thể hiện chiều sâu của quá trình sáng tạo và sự tinh luyện nghệ thuật của nghệ sĩ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/08.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Không gian triển lãm&nbsp;“Sơn - Giấy - Đất” tại Vin Gallery.</p> <p>Ban đầu được đào tạo trong môi trường mỹ thuật hàn lâm tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), hành trình nghệ thuật của Lý Trực Sơn đã có bước ngoặt quan trọng trong khoảng thời gian ông du học tại Pháp và Đức (1989-1998). Những năm tháng sống xa nhà là một quá trình miệt mài theo đuổi tính hiện đại, khám phá bản thân và tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt của mình. Trở về Việt Nam vào năm 1998, ông dành cả một thập kỷ tiếp theo làm việc với chất liệu giấy dó và sơn mài và tham gia nhiều triển lãm. Ban đầu, trừu tượng chưa phải là trọng tâm trong thực hành của ông, nhưng nó đã dần hình thành qua quá trình dài thử nghiệm và mở rộng giới hạn của các chất liệu tổng hợp và hình thức theo lối truyền thống.</p> <p>Bước vào không gian triển lãm, người xem ngay lập tức bị thu hút bởi loạt tác phẩm Đất — bao gồm những bức tranh trừu tượng kích thước lớn, mang tông màu đất với bề mặt thô ráp và gồ ghề. Nghệ sĩ tạo nên những kết cấu độc đáo này bằng việc thu thập các chất liệu tự nhiên như đất và đá từ đồi núi, thỉnh thoảng cùng vỏ sò điệp và rau, sau đó nghiền chúng thành bột, trộn với chất kết dính, rồi đặt từng lớp hỗn hợp khô lên bề mặt toan. Từ quá trình này, kết cấu và hình khối của bề mặt tác phẩm hiện rõ một cách tự nhiên với hiện diện nguyên sơ, thể hiện mối liên kết sâu sắc giữa tác phẩm và thiên nhiên.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/02.webp" /> <p class="image-caption">Không đề 3 (2023). Chất liệu tổng hợp. 150cm x 150cm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/03.webp" /> <p class="image-caption">Nhịp điệu Lam 2 (2023). Chất liệu tổng hợp. 150cm x 150cm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/04.webp" /> <p class="image-caption">Tiếng vọng 2, 2024. Chất liệu tổng hợp. 140cm x 110cm.</p> </div> </div> <p>Những tác phẩm sơn mài trừu tượng của Lý Trực Sơn được thực hiện vào năm 2014, đánh dấu bước chuyển mình trong bố cục và màu sắc truyền thống. Rời xa các motif quen thuộc và bảng màu đỏ và vàng đặc trưng của tranh sơn mài Việt Nam, ông sử dụng đen và xanh dương đậm làm tông màu chủ đạo cho tranh, đồng thời sử dụng kỹ thuật khảm vỏ trứng với sắc trắng cho những chi tiết tinh tế. Dù có thể chứa đựng những thông điệp ẩn cần có lời diễn giải, các tác phẩm vẫn gợi lên được cảm giác bao la, sâu thẳm — với sự liên tưởng đến vũ trụ và cội nguồn, nơi con người, thiên nhiên và những điều bí ẩn cùng tồn tại trong khoảng không vô tận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/05.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Trái: Harmonized blue series #3. Sơn mài. 120 x 80cm.<br />Phải: Harmonized blue series #2. Sơn mài. 120 x 90cm.</p> <p>Giấy dó, một chất liệu truyền thống quen thuộc của Việt Nam, là một phần quan trọng trong thực hành nghệ thuật của Lý Trực Sơn trong suốt nhiều thập kỷ, và ngay cả trước những năm ông du học. Cốt lõi trong các tác phẩm của ông nằm ở cách ông sử dụng các sắc tố tự nhiên cùng kỹ thuật nhuộm từng lớp, tạo ra những khoảng không tinh tế, giao động giữa sự trong suốt và đậm đặc. Cách tiếp cận của ông làm nổi bật đặc tính của giấy dó cũng những đường nét và hình hài tối giản, và để màu sắc đi theo những chuyển biến tinh tế trong sắc độ. Khi quan sát gần, những dòng chảy màu sắc mềm mại và những lớp chuyển sắc hiện rõ, len lỏi qua từng lớp giấy, mang lại cảm giác mơ hồ và thiền định.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/06.webp" /> <p class="image-caption">Watercolour on Dzo Paper No 1 (Framed), 1994. Giấy dó. 69cm x 82cm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/07.webp" /> <p class="image-caption">Natural colour on Dzo Paper Vertical Series No 1 (Framed), 2011. Giấy dó. 132cm x 102cm.</p> </div> </div> <p>Sự cân bằng giữa các chất liệu trong triển lãm lần này — sơn mài, giấy dó và đất — phản ánh sự gắn kết sâu sắc của Lý Trực Sơn với thời gian, không gian và sự tác động của con người trong quá trình biến đổi chất liệu qua tác phẩm. Mỗi chất liệu mang theo mình những bản chất riêng, nhưng đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với nhau, và điều này được nhấn mạnh qua màu tự nhiên do nghệ sĩ tự làm ra, với những yếu tố hữu cơ biến đổi theo thời gian. Các tác phẩm của ông mời gọi người xem thả mình vào sự bao la của thiên nhiên và sự phong phú của thế giới mà ta đang sống — nơi chất liệu, hình hài, và cảm xúc con người giao nhau, dẫn dắt người xem vào cuộc đối thoại thầm lặng nhưng đầy rung động.</p> <p>“Con đường tìm ra một cái gì đấy ‘riêng biệt’ là con đường khó khăn nhất trong việc làm trừu tượng. Việc bạn làm được đẹp là một việc khá đơn giản, vì đó là nhận thức về kết cấu và kỹ thuật bạn học được. Còn một họa sĩ tốt muốn trở thành nghệ sĩ, phải là một người làm được những cái mà không thể học được. Và đồng thời, cái mà người ta làm được, lại không dạy được ai cả. Lúc ấy bạn mới là riêng biệt,” Lý Trực Sơn chia sẻ trong buổi phỏng vấn với Vin Gallery.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/09.webp" /></p> <p class="image-caption">Màu ngọc, 2024. Chất liệu tổng hợp. 140cm x 110cm.</p> <p>Để thưởng thức nghệ thuật của Lý Trực Sơn, người xem không nên phân tích quá mức, giải mã hay tìm kiếm những điều ẩn đằng sau tác phẩm. Thay vào đó, nghệ thuật của ông đưa ta vào sự khoảng trống thiền định và tĩnh lặng của những mảng màu đất, những lớp giấy dó đan xen mỏng manh, với bề mặt sơn mài đen và xanh thẳm và bóng nhẵn. Ngoài thông điệp mà nghệ sĩ truyền tải, điều quan trọng nằm ở cách nghệ sĩ dịch chuyển giữa sơn, giấy và đất — mỗi yếu tố đều mang dấu ấn của thời gian, sự hiện diện và sự chuyển biến. Nếu tiếp cận nghệ thuật của ông bằng trực giác, ta nên cảm nhận thay vì lý giải, để tác phẩm, như những thực thể sống, tự cất lên tiếng nói cho chính chúng.</p> <p><span style="background-color: transparent;">[Ảnh cung cấp bởi Vin Gallery.]</span></p> <p><strong>“Sơn - Giấy – Đất” bởi Lý Trực Sơn hiện đang được trưng bày tại Vin Gallery đến ngày 01/04/2025. Thông tin triển lãm có thể được tìm thấy trên trang Facebook tại <a href="https://www.facebook.com/VinGallery/posts/pfbid02rDdUkWjV1n3ToGD3x9jDGPwqF17S9BJH2CD8Ekaayo56hVzN26ha29gNQC9faS9Ql?rdid=tOSbGovBjaStkSlj" target="_blank">đây</a>.</strong></p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/00.webp" data-position="50% 40%" /></p> <p><em>Sơn mài, giấy dó, và đất — dù là ba chất liệu với kết cấu, chiều sâu và sự hiện diện khác nhau, đều bắt nguồn từ tự nhiên. Thay vì tìm kiếm ý nghĩa ẩn giấu, triển lãm cá nhân của Lý Trực Sơn tại Vin Gallery mời người xem kết nối với các tác phẩm bằng trực giác của mình, cảm nhận sự tương tác giữa các sắc tố, yếu tố tự nhiên và hình khối, được định hình qua quá trình sáng tạo của nghệ sĩ và dấu ấn của thời gian.</em></p> <p>Triển lãm cá nhân mới nhất của Lý Trực Sơn tại Vin Gallery “Sơn - Giấy - Đất,” mang đến cái nhìn về hành trình nhiều thập kỷ của nghệ sĩ trong việc tìm tòi và khám phá chất liệu cũng như hình thức biểu đạt. Đây là triển lãm cá nhân đầu tiên của nghệ sĩ tại Sài Gòn, giới thiệu các tác phẩm trên <a href="https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/16588-doanh-nghi%E1%BB%87p-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-v%C3%A0o-cu%E1%BB%99c-c%E1%BB%A9u-nh%E1%BB%AFng-l%C3%A0ng-gi%E1%BA%A5y-truy%E1%BB%81n-th%E1%BB%91ng-cu%E1%BB%91i-c%C3%B9ng-c%E1%BB%A7a-vi%E1%BB%87t-nam" target="_blank">giấy dó</a> từ những năm 1990, tranh sơn mài từ năm 2014, và loạt tác phẩm Đất gần đây nhất từ những năm 2020 đến hiện tại. Tiêu đề triển lãm mang tính trực diện, phản ánh những chất liệu cốt lõi trong thực hành nghệ thuật của ông thay vì gợi mở bất cứ ý nghĩa ẩn giấu nào. Ngoài việc trưng bày những tác phẩm được hoàn thiện, triển lãm là minh chứng cho sự kiên định và không ngừng thử nghiệm với các sắc tố và chất liệu, với mỗi lớp tác phẩm thể hiện chiều sâu của quá trình sáng tạo và sự tinh luyện nghệ thuật của nghệ sĩ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/08.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Không gian triển lãm&nbsp;“Sơn - Giấy - Đất” tại Vin Gallery.</p> <p>Ban đầu được đào tạo trong môi trường mỹ thuật hàn lâm tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Việt Nam (nay là Đại học Mỹ thuật Việt Nam), hành trình nghệ thuật của Lý Trực Sơn đã có bước ngoặt quan trọng trong khoảng thời gian ông du học tại Pháp và Đức (1989-1998). Những năm tháng sống xa nhà là một quá trình miệt mài theo đuổi tính hiện đại, khám phá bản thân và tạo nên ngôn ngữ nghệ thuật riêng biệt của mình. Trở về Việt Nam vào năm 1998, ông dành cả một thập kỷ tiếp theo làm việc với chất liệu giấy dó và sơn mài và tham gia nhiều triển lãm. Ban đầu, trừu tượng chưa phải là trọng tâm trong thực hành của ông, nhưng nó đã dần hình thành qua quá trình dài thử nghiệm và mở rộng giới hạn của các chất liệu tổng hợp và hình thức theo lối truyền thống.</p> <p>Bước vào không gian triển lãm, người xem ngay lập tức bị thu hút bởi loạt tác phẩm Đất — bao gồm những bức tranh trừu tượng kích thước lớn, mang tông màu đất với bề mặt thô ráp và gồ ghề. Nghệ sĩ tạo nên những kết cấu độc đáo này bằng việc thu thập các chất liệu tự nhiên như đất và đá từ đồi núi, thỉnh thoảng cùng vỏ sò điệp và rau, sau đó nghiền chúng thành bột, trộn với chất kết dính, rồi đặt từng lớp hỗn hợp khô lên bề mặt toan. Từ quá trình này, kết cấu và hình khối của bề mặt tác phẩm hiện rõ một cách tự nhiên với hiện diện nguyên sơ, thể hiện mối liên kết sâu sắc giữa tác phẩm và thiên nhiên.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/02.webp" /> <p class="image-caption">Không đề 3 (2023). Chất liệu tổng hợp. 150cm x 150cm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/03.webp" /> <p class="image-caption">Nhịp điệu Lam 2 (2023). Chất liệu tổng hợp. 150cm x 150cm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/04.webp" /> <p class="image-caption">Tiếng vọng 2, 2024. Chất liệu tổng hợp. 140cm x 110cm.</p> </div> </div> <p>Những tác phẩm sơn mài trừu tượng của Lý Trực Sơn được thực hiện vào năm 2014, đánh dấu bước chuyển mình trong bố cục và màu sắc truyền thống. Rời xa các motif quen thuộc và bảng màu đỏ và vàng đặc trưng của tranh sơn mài Việt Nam, ông sử dụng đen và xanh dương đậm làm tông màu chủ đạo cho tranh, đồng thời sử dụng kỹ thuật khảm vỏ trứng với sắc trắng cho những chi tiết tinh tế. Dù có thể chứa đựng những thông điệp ẩn cần có lời diễn giải, các tác phẩm vẫn gợi lên được cảm giác bao la, sâu thẳm — với sự liên tưởng đến vũ trụ và cội nguồn, nơi con người, thiên nhiên và những điều bí ẩn cùng tồn tại trong khoảng không vô tận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/05.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Trái: Harmonized blue series #3. Sơn mài. 120 x 80cm.<br />Phải: Harmonized blue series #2. Sơn mài. 120 x 90cm.</p> <p>Giấy dó, một chất liệu truyền thống quen thuộc của Việt Nam, là một phần quan trọng trong thực hành nghệ thuật của Lý Trực Sơn trong suốt nhiều thập kỷ, và ngay cả trước những năm ông du học. Cốt lõi trong các tác phẩm của ông nằm ở cách ông sử dụng các sắc tố tự nhiên cùng kỹ thuật nhuộm từng lớp, tạo ra những khoảng không tinh tế, giao động giữa sự trong suốt và đậm đặc. Cách tiếp cận của ông làm nổi bật đặc tính của giấy dó cũng những đường nét và hình hài tối giản, và để màu sắc đi theo những chuyển biến tinh tế trong sắc độ. Khi quan sát gần, những dòng chảy màu sắc mềm mại và những lớp chuyển sắc hiện rõ, len lỏi qua từng lớp giấy, mang lại cảm giác mơ hồ và thiền định.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/06.webp" /> <p class="image-caption">Watercolour on Dzo Paper No 1 (Framed), 1994. Giấy dó. 69cm x 82cm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/07.webp" /> <p class="image-caption">Natural colour on Dzo Paper Vertical Series No 1 (Framed), 2011. Giấy dó. 132cm x 102cm.</p> </div> </div> <p>Sự cân bằng giữa các chất liệu trong triển lãm lần này — sơn mài, giấy dó và đất — phản ánh sự gắn kết sâu sắc của Lý Trực Sơn với thời gian, không gian và sự tác động của con người trong quá trình biến đổi chất liệu qua tác phẩm. Mỗi chất liệu mang theo mình những bản chất riêng, nhưng đồng thời có sự liên kết chặt chẽ với nhau, và điều này được nhấn mạnh qua màu tự nhiên do nghệ sĩ tự làm ra, với những yếu tố hữu cơ biến đổi theo thời gian. Các tác phẩm của ông mời gọi người xem thả mình vào sự bao la của thiên nhiên và sự phong phú của thế giới mà ta đang sống — nơi chất liệu, hình hài, và cảm xúc con người giao nhau, dẫn dắt người xem vào cuộc đối thoại thầm lặng nhưng đầy rung động.</p> <p>“Con đường tìm ra một cái gì đấy ‘riêng biệt’ là con đường khó khăn nhất trong việc làm trừu tượng. Việc bạn làm được đẹp là một việc khá đơn giản, vì đó là nhận thức về kết cấu và kỹ thuật bạn học được. Còn một họa sĩ tốt muốn trở thành nghệ sĩ, phải là một người làm được những cái mà không thể học được. Và đồng thời, cái mà người ta làm được, lại không dạy được ai cả. Lúc ấy bạn mới là riêng biệt,” Lý Trực Sơn chia sẻ trong buổi phỏng vấn với Vin Gallery.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/26/ly-truc-son/09.webp" /></p> <p class="image-caption">Màu ngọc, 2024. Chất liệu tổng hợp. 140cm x 110cm.</p> <p>Để thưởng thức nghệ thuật của Lý Trực Sơn, người xem không nên phân tích quá mức, giải mã hay tìm kiếm những điều ẩn đằng sau tác phẩm. Thay vào đó, nghệ thuật của ông đưa ta vào sự khoảng trống thiền định và tĩnh lặng của những mảng màu đất, những lớp giấy dó đan xen mỏng manh, với bề mặt sơn mài đen và xanh thẳm và bóng nhẵn. Ngoài thông điệp mà nghệ sĩ truyền tải, điều quan trọng nằm ở cách nghệ sĩ dịch chuyển giữa sơn, giấy và đất — mỗi yếu tố đều mang dấu ấn của thời gian, sự hiện diện và sự chuyển biến. Nếu tiếp cận nghệ thuật của ông bằng trực giác, ta nên cảm nhận thay vì lý giải, để tác phẩm, như những thực thể sống, tự cất lên tiếng nói cho chính chúng.</p> <p><span style="background-color: transparent;">[Ảnh cung cấp bởi Vin Gallery.]</span></p> <p><strong>“Sơn - Giấy – Đất” bởi Lý Trực Sơn hiện đang được trưng bày tại Vin Gallery đến ngày 01/04/2025. Thông tin triển lãm có thể được tìm thấy trên trang Facebook tại <a href="https://www.facebook.com/VinGallery/posts/pfbid02rDdUkWjV1n3ToGD3x9jDGPwqF17S9BJH2CD8Ekaayo56hVzN26ha29gNQC9faS9Ql?rdid=tOSbGovBjaStkSlj" target="_blank">đây</a>.</strong></p></div> Bên trong chợ ẩm thực ở xóm Hồi giáo lớn nhất Sài Gòn 2025-03-25T15:51:40+07:00 2025-03-25T15:51:40+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17848-bên-trong-chợ-ẩm-thực-ở-xóm-hồi-giáo-lớn-nhất-sài-gòn Uyên Đỗ. Ảnh: Jimmy Art Devier. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/top-01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/fb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Len lỏi dưới ánh nắng chiều qua con hẻm nhỏ trên đường Dương Bá Trạc (Quận 8), chúng tôi bắt gặp một lát cắt sinh động của đời sống cộng đồng Hồi giáo nơi đây. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng, khu phố còn mở ra một thế giới ẩm thực phong phú — phản ánh sự giao thoa giữa các nền văn hóa cùng tồn tại và phát triển trong lòng thành phố.</em></p> <p>Chỉ vào một dịp duy nhất trong năm, con hẻm vốn thường yên ắng trở nên nhộn nhịp hơn khi đón tiếp các tín hữu Hồi giáo tề tựu về đây để hòa mình vào không khí đặc biệt của tháng Ramadan.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/31.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/30.webp" alt="" /></div> </div> <p>Diễn ra vào tháng 9 của lịch <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o" target="_blank">Hijri</a>, Ramadan là một trong những thánh lễ quan trọng nhất với đức tin Hồi giáo. Sự kiện đánh dấu thời điểm nhà tiên tri Muhammad nhận được những mặc khải đầu tiên của thánh kinh Quran. Với các tín hữu, đây là khoảng thời gian để thực hành chiêm nghiệm, kiềm chế và đổi mới tinh thần.</p> <div class="clear"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/27.webp" alt="" /></div> <p>Tập trung gần 3.000 tín đồ, hẻm 157 Dương Bá Trạc là nơi sinh sống của cộng đồng người Hồi lớn nhất tại TP. HCM. Các cư dân nơi đây chủ yếu thuộc dân tộc Chăm di cư từ các tỉnh thành như An Giang, Châu Đốc, Ninh Thuận, v.v. Giáo khu mang lịch sử lâu đời với thánh đường Jamiul Anwar được xây dựng từ năm 1966 và sửa sang khang trang lại như hiện nay vào năm 2006.</p> <div class="one-row smaller"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/12.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/36.webp" alt="" /></div> </div> <p>Trong suốt tháng Ramadan, người Hồi giáo nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn như một cách để bày tỏ lòng thành kính với bề trên cũng như rèn luyện ý chí, nuôi dưỡng sự biết ơn, trân trọng những bữa ăn thường ngày. Các tín đồ phải tuân thủ chế độ ăn Halal — thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Hồi giáo, không chứa thịt heo, rượu và các thành phần bị cấm theo giáo lý. Chỉ sau khi mặt trời lặn, cộng đồng mới quây quần lại cùng nhau để dùng bữa xả chay, gọi là Iftar.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/14.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/7.webp" alt="" /></div> </div> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/21.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/28.webp" alt="" /></div> </div> <p>Để đáp ứng nhu cầu ăn uống của các giáo dân, quanh khu vực thánh đường đã hình thành một khu chợ dân sinh phục vụ ẩm thực Halal, hoạt động từ 3 đến 6 giờ chiều chỉ trong tháng Ramadan. Nhiều gian hàng nhỏ được dựng lên men theo mặt tường, các mặt hàng trải dài từ món Chăm truyền thống như cà ri, bánh rôti, bánh sakaya đến các món phổ thông như gỏi cuốn, xúc xích, v.v.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/16.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/18.webp" alt="" /></div> </div> <p>Đồ ăn được các hộ gia đình chế biến ngay trong bếp nhà và bày trí thịnh soạn, khiến hương thơm hấp dẫn lan tỏa vào từng ngóc ngách của con hẻm hẹp.</p> <p>Những năm gần đây, khu chợ còn chào đón thêm sự có mặt của những vị khách ngoại đạo đến thưởng thức món ăn Halal và tìm hiểu phong tục Hồi giáo. Không gian ẩm thực của ngôi chợ trở thành một ô cửa sổ và cầu nối giữa những cộng đồng văn hóa khác nhau.</p> <p>Xem thêm về khu chợ đặc biệt qua các hình ảnh sau:</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/23.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/24.webp" alt="" /></div> </div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/25.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/3.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/4.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/5.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/6.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/17.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/26.webp" alt="" /></div> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/29.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/35.webp" alt="" /></div> </div> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/22.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/19.webp" alt="" /></div> </div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/11.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/1.webp" alt="" /></div></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/top-01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/fb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Len lỏi dưới ánh nắng chiều qua con hẻm nhỏ trên đường Dương Bá Trạc (Quận 8), chúng tôi bắt gặp một lát cắt sinh động của đời sống cộng đồng Hồi giáo nơi đây. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng, khu phố còn mở ra một thế giới ẩm thực phong phú — phản ánh sự giao thoa giữa các nền văn hóa cùng tồn tại và phát triển trong lòng thành phố.</em></p> <p>Chỉ vào một dịp duy nhất trong năm, con hẻm vốn thường yên ắng trở nên nhộn nhịp hơn khi đón tiếp các tín hữu Hồi giáo tề tựu về đây để hòa mình vào không khí đặc biệt của tháng Ramadan.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/31.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/30.webp" alt="" /></div> </div> <p>Diễn ra vào tháng 9 của lịch <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_H%E1%BB%93i_gi%C3%A1o" target="_blank">Hijri</a>, Ramadan là một trong những thánh lễ quan trọng nhất với đức tin Hồi giáo. Sự kiện đánh dấu thời điểm nhà tiên tri Muhammad nhận được những mặc khải đầu tiên của thánh kinh Quran. Với các tín hữu, đây là khoảng thời gian để thực hành chiêm nghiệm, kiềm chế và đổi mới tinh thần.</p> <div class="clear"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/27.webp" alt="" /></div> <p>Tập trung gần 3.000 tín đồ, hẻm 157 Dương Bá Trạc là nơi sinh sống của cộng đồng người Hồi lớn nhất tại TP. HCM. Các cư dân nơi đây chủ yếu thuộc dân tộc Chăm di cư từ các tỉnh thành như An Giang, Châu Đốc, Ninh Thuận, v.v. Giáo khu mang lịch sử lâu đời với thánh đường Jamiul Anwar được xây dựng từ năm 1966 và sửa sang khang trang lại như hiện nay vào năm 2006.</p> <div class="one-row smaller"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/12.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/36.webp" alt="" /></div> </div> <p>Trong suốt tháng Ramadan, người Hồi giáo nhịn ăn từ bình minh đến hoàng hôn như một cách để bày tỏ lòng thành kính với bề trên cũng như rèn luyện ý chí, nuôi dưỡng sự biết ơn, trân trọng những bữa ăn thường ngày. Các tín đồ phải tuân thủ chế độ ăn Halal — thực phẩm đáp ứng tiêu chuẩn Hồi giáo, không chứa thịt heo, rượu và các thành phần bị cấm theo giáo lý. Chỉ sau khi mặt trời lặn, cộng đồng mới quây quần lại cùng nhau để dùng bữa xả chay, gọi là Iftar.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/14.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/7.webp" alt="" /></div> </div> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/21.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/28.webp" alt="" /></div> </div> <p>Để đáp ứng nhu cầu ăn uống của các giáo dân, quanh khu vực thánh đường đã hình thành một khu chợ dân sinh phục vụ ẩm thực Halal, hoạt động từ 3 đến 6 giờ chiều chỉ trong tháng Ramadan. Nhiều gian hàng nhỏ được dựng lên men theo mặt tường, các mặt hàng trải dài từ món Chăm truyền thống như cà ri, bánh rôti, bánh sakaya đến các món phổ thông như gỏi cuốn, xúc xích, v.v.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/16.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/18.webp" alt="" /></div> </div> <p>Đồ ăn được các hộ gia đình chế biến ngay trong bếp nhà và bày trí thịnh soạn, khiến hương thơm hấp dẫn lan tỏa vào từng ngóc ngách của con hẻm hẹp.</p> <p>Những năm gần đây, khu chợ còn chào đón thêm sự có mặt của những vị khách ngoại đạo đến thưởng thức món ăn Halal và tìm hiểu phong tục Hồi giáo. Không gian ẩm thực của ngôi chợ trở thành một ô cửa sổ và cầu nối giữa những cộng đồng văn hóa khác nhau.</p> <p>Xem thêm về khu chợ đặc biệt qua các hình ảnh sau:</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/23.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/24.webp" alt="" /></div> </div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/25.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/3.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/4.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/5.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/6.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/17.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/26.webp" alt="" /></div> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/29.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/35.webp" alt="" /></div> </div> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/22.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/25/ramadan/19.webp" alt="" /></div> </div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/11.webp" alt="" /></div> <div class="bigger"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/26/market/1.webp" alt="" /></div></div> Viết cho cánh diều mùa hè chao lượn trên bầu trời Thủ Thiêm 2025-03-21T14:46:00+07:00 2025-03-21T14:46:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17516-viết-cho-cánh-diều-mùa-hè-chao-lượn-trên-bầu-trời-thủ-thiêm Paul Christiansen. Ảnh: Paul Christiansen. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/8.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/16/kite0m.webp" data-position="50% 70%" /></p> <p><em>Ta có thể dùng bao nhiêu mỹ từ thi vị để nói về cái nên thơ của thú thả diều, một trong những cách thanh thoát nhất để chiêm ngưỡng sức bật của làn gió, vốn tưởng chừng như vô hình kia.</em></p> <div class="third-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/7.webp" /></div> <p>Nói về diều, tôi thậm chí không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi có thể thảo mai sáng tạo ra một cổ ngữ đầy triết lý gì đấy, như “chính sợi dây neo đậu con diều xuống đất cũng cho nó tự do được bay bổng trên trời.” Hay tôi sẽ kể lại điển tích khi danh tướng Hàn Quốc Kim Yu-sin vực dậy tinh thần chiến sĩ bằng một quả cầu cháy rực đính sau diều, trấn an binh sĩ rằng điềm dữ đã qua đi, hoặc câu chuyện nhà hiền triết người Mỹ Ben Franklin thu thập điện lần đầu tiên bằng cách quấn chìa khóa quanh đuôi diều lúc trời bão. Còn nữa, lạ lùng thay, nhiều nhà cầm quyền trên thế giới cấm tiệt chuyện thả diều, như nhóm phiến quân Taliban, Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, Nhật Bản thế kỉ 18, Ai Cập, v.v.</p> <p>Nhưng thôi, tốt hơn hết ta nên đơn giản hóa suy nghĩ, vì đi thả diều ở Thủ Thiêm là một thú tiêu khiển rất giản đơn — chỉ cần có mặt ở bán đảo mỗi chiều khi cái nắng hanh bắt đầu tàn lụi. Hàng ghế nhựa đủ màu xếp thành hàng dọc những con đường lớn nằm mòn mỏi chờ cao ốc. Tấp nập người mua kẻ bán đủ thứ nước giải khát và đồ ăn vặt. Muốn chơi diều, ta có thể tự đem theo hoặc chọn mua ngay đây. Để đưa diều bay lên, người chơi chỉ cần chạy chục bước để vòng dây từ từ thả ra, nối con diều phấp phới trong gió. Có khi ta thậm chí chẳng cần diều nữa, chỉ cần ngồi ngả ra trên ghế tán gẫu với chiến hữu, ngắm hằng hà sa số những mảnh diều đủ màu chao lượn trên không trung.</p> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/11.webp" /></div> <p>Diều chẳng cần lời tán tụng. Khi chơi diều, chắc bạn chẳng bao giờ nghe tiếng ồ à trầm trồ như khi xem pháo hoa hay thể thao. Niềm vui ở đây hiện diện qua tiếng nói chuyện rôm rả và nụ cười hồn nhiên. Niềm vui giá cũng rất mềm. Có lẽ đây là khía cạnh tôi yêu nhất ở cánh diều. Sài Gòn là một thành phố đắt đỏ, càng đắt đỏ hơn đối với những gia đình đông con. Không phải ai cũng có nhiều tiền để ăn tiệm hay vào khu vui chơi, nhưng họ cũng có quyền được tận hưởng khí trời quang đãng, phải không? Thú chơi diều chẳng màng gì hết — từ gia thế, thu nhập, danh tiếng, cho đến những lỗi lầm quá khứ — dang tay chào đón mọi người. Khi thả diều, tôi chẳng bao giờ phải lo mình không được hoan nghênh. Trên đường chân trời Sài Gòn nhấp nhô đầy nhà cao tầng, cánh diều giăng ngang trời hệt như nét bút sáp con trẻ nguệch ngoạc nhưng cũng không kém phần đáng yêu.</p> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/9.webp" /></div></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/8.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/16/kite0m.webp" data-position="50% 70%" /></p> <p><em>Ta có thể dùng bao nhiêu mỹ từ thi vị để nói về cái nên thơ của thú thả diều, một trong những cách thanh thoát nhất để chiêm ngưỡng sức bật của làn gió, vốn tưởng chừng như vô hình kia.</em></p> <div class="third-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/7.webp" /></div> <p>Nói về diều, tôi thậm chí không biết nên bắt đầu từ đâu. Tôi có thể thảo mai sáng tạo ra một cổ ngữ đầy triết lý gì đấy, như “chính sợi dây neo đậu con diều xuống đất cũng cho nó tự do được bay bổng trên trời.” Hay tôi sẽ kể lại điển tích khi danh tướng Hàn Quốc Kim Yu-sin vực dậy tinh thần chiến sĩ bằng một quả cầu cháy rực đính sau diều, trấn an binh sĩ rằng điềm dữ đã qua đi, hoặc câu chuyện nhà hiền triết người Mỹ Ben Franklin thu thập điện lần đầu tiên bằng cách quấn chìa khóa quanh đuôi diều lúc trời bão. Còn nữa, lạ lùng thay, nhiều nhà cầm quyền trên thế giới cấm tiệt chuyện thả diều, như nhóm phiến quân Taliban, Trung Hoa thời Mao Trạch Đông, Nhật Bản thế kỉ 18, Ai Cập, v.v.</p> <p>Nhưng thôi, tốt hơn hết ta nên đơn giản hóa suy nghĩ, vì đi thả diều ở Thủ Thiêm là một thú tiêu khiển rất giản đơn — chỉ cần có mặt ở bán đảo mỗi chiều khi cái nắng hanh bắt đầu tàn lụi. Hàng ghế nhựa đủ màu xếp thành hàng dọc những con đường lớn nằm mòn mỏi chờ cao ốc. Tấp nập người mua kẻ bán đủ thứ nước giải khát và đồ ăn vặt. Muốn chơi diều, ta có thể tự đem theo hoặc chọn mua ngay đây. Để đưa diều bay lên, người chơi chỉ cần chạy chục bước để vòng dây từ từ thả ra, nối con diều phấp phới trong gió. Có khi ta thậm chí chẳng cần diều nữa, chỉ cần ngồi ngả ra trên ghế tán gẫu với chiến hữu, ngắm hằng hà sa số những mảnh diều đủ màu chao lượn trên không trung.</p> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/11.webp" /></div> <p>Diều chẳng cần lời tán tụng. Khi chơi diều, chắc bạn chẳng bao giờ nghe tiếng ồ à trầm trồ như khi xem pháo hoa hay thể thao. Niềm vui ở đây hiện diện qua tiếng nói chuyện rôm rả và nụ cười hồn nhiên. Niềm vui giá cũng rất mềm. Có lẽ đây là khía cạnh tôi yêu nhất ở cánh diều. Sài Gòn là một thành phố đắt đỏ, càng đắt đỏ hơn đối với những gia đình đông con. Không phải ai cũng có nhiều tiền để ăn tiệm hay vào khu vui chơi, nhưng họ cũng có quyền được tận hưởng khí trời quang đãng, phải không? Thú chơi diều chẳng màng gì hết — từ gia thế, thu nhập, danh tiếng, cho đến những lỗi lầm quá khứ — dang tay chào đón mọi người. Khi thả diều, tôi chẳng bao giờ phải lo mình không được hoan nghênh. Trên đường chân trời Sài Gòn nhấp nhô đầy nhà cao tầng, cánh diều giăng ngang trời hệt như nét bút sáp con trẻ nguệch ngoạc nhưng cũng không kém phần đáng yêu.</p> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/05/15/9.webp" /></div></div> Tranh kiếng – nét đẹp nghệ thuật trong văn hóa tín ngưỡng của người Nam Bộ 2025-03-21T12:45:45+07:00 2025-03-21T12:45:45+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17846-tranh-kiếng-–-nét-đẹp-nghệ-thuật-trong-văn-hóa-tín-ngưỡng-của-người-nam-bộ Thảo Nguyên. Ảnh bìa: Dương Trương. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/tranhkinhweb1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/tranhkinhfb1.webp" data-position="50% 70%" /></p> <p><em>Tôi vẫn luôn thích thú ngắm nghía mấy tấm tranh kiếng đủ sắc màu treo trong gian nhà thờ tổ tiên mỗi lần có dịp về quê ngoại. Từ những ngày còn bé tí tôi đã thấy những bức tranh vẫn luôn treo ở đó, như một phần không thể thiếu trong ký ức về ngôi nhà của ông bà. Nhận ra có rất nhiều những căn nhà ở miền quê này cũng có những bức tranh cũ kỹ như thế treo ở nơi trang nghiêm nhất, tôi vẫn tự hỏi: “Ai đã vẽ nên những bức tranh đậm đà hồn quê Nam Bộ?”</em></p> <h3>Người Nam Bộ vẽ tranh kiếng từ bao giờ?</h3> <p>Tôi hỏi ông về nguồn gốc của những bức tranh trong nhà, ông cũng không còn nhớ rõ, chỉ bảo rằng ngày trước dòng tranh này thịnh lắm, bán rất nhiều, đặc biệt là dịp lễ Tết, nhưng giờ thì chẳng còn thấy nữa.</p> <p>Lân la tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng tranh kiếng đã xuất hiện từ rất lâu, khoảng&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/tranh-kieng-net-dep-van-hoa-dan-gian-4632321.html" target="_blank">thế kỷ 19</a>, được truyền bá vào nước ta bởi những người Hoa di dân. Ban đầu, tranh kiếng xuất hiện trong cung đình Huế từ thời vua Minh Mạng, những tác phẩm đầu tiên do vua Thiệu Trị đặt thợ Trung Quốc vẽ về hai mươi cảnh đẹp xứ Huế, cùng các bài thơ vịnh của nhà vua. Từ đó, thuật ngữ “tranh gương cung đình Huế” ra đời để chỉ những tác phẩm tranh kiếng trong hoàng cung và giới quý tộc Huế.</p> <p>Đến thế kỷ 20, những bức tranh kiếng đầu tiên xuất hiện ở khu Chợ Lớn (Sài Gòn), mở đầu cho hành trình vang bóng của dòng tranh phổ biến nhất nhì xứ Nam Bộ. Trong hành trình di dân, một nhóm người từ Quảng Đông đã mang theo những bức tranh với chủ đề thờ phụng nhân thần như một di sản văn hoá tâm linh. Vì thế, tranh kiếng khu Chợ Lớn bắt đầu nổi lên như một dòng tranh thờ các vị thần linh. Sau đó, dòng tranh này phát triển thêm những tác phẩm mang ý nghĩa may mắn, cầu tài lộc, sung túc.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/02.webp" /></p> <p class="image-caption">Bức tranh kiếng Quan Âm Bồ Tát của người Hoa vẽ từ năm 1920. Nguồn ảnh: VnExpress.</p> <p>Đến những năm 1920, người dân Lái Thiêu (Bình Dương) học hỏi kỹ thuật làm tranh kiếng từ người Hoa, rồi sáng tạo nên những kiểu mẫu mới, phù hợp với tín ngưỡng thờ tự của người Việt. Nhờ nét đẹp thuần Việt, phong cách pha màu độc đáo và điểm nhấn từ những mảnh ốc xà cừ, Lái Thiêu nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất và đầu mối phân phối tranh kiếng khắp lục tỉnh Nam Kỳ.</p> <p>Những năm sau đó, theo tuyến đường sắt đầu tiên ở Đông Dương từ Sài Gòn về Mỹ Tho, tranh kiếng dần lan tỏa mạnh mẽ về miền Tây. Một trong những dòng tranh phổ biến ở Mỹ Tho từ xưa đến nay là tranh thờ tổ tiên, phát triển từ kiểu khuôn đồ thờ tổ tiên 9 tròng — vốn được chạm khắc trên gỗ sơn thiếp truyền thống — kết hợp thêm hoành phi phía trên đề tên gia tộc.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/03.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh kiếng theo kiểu 9 tròng. Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên.</p> <p>Khi về với đồng bằng sông Cửu Long, tranh kiếng lại một lần nữa được đổi mới khi nhiều dòng tranh ra đời với giá rẻ, đa dạng đề tài phong cảnh làng quê hoặc các tích truyện như <a href="https://baophapluat.vn/mai-nho-thoai-khanh-nang-dau-hieu-dao-post314647.html" target="_blank">Thoại Khanh-Châu Tuấn</a>, Lưu Bình-Dương Lễ, Phạm Công-Cúc Hoa, v.v. mô phỏng theo tranh truyện của họa sĩ Hoàng Lương, Lê Trung. Nhờ đó, tranh kiếng không chỉ phục vụ mục đích thờ tự mà còn trở thành vật trang trí cho cửa buồng, vách ngăn. Ngoài ra, ở những khu vực đông người Khmer sinh sống, tranh kiếng còn mang đậm yếu tố Phật giáo Tiểu Thừa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/04.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh kiếng được trưng bày trong các gian thờ. Nguồn ảnh: Báo Phụ Nữ.</p> <p>Như vậy, tranh kiếng được chia thành hai dòng chính: tranh thờ và tranh phong cảnh, đáp ứng nhu cầu bày trí lẫn tín ngưỡng của người dân. Lý giải về sự phổ biến nhanh chóng của dòng tranh này ở Nam Bộ, nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình cho biết: “Do vùng đất Nam Bộ là vùng đa chủng tộc người, cộng đồng sinh sống nên tranh kiếng vào đây cũng phải đáp ứng nhu cầu thờ tự hay lễ tiết, khánh chúc. Trong đó tiêu biểu là tranh thờ tổ tiên. Đây chính là nét đặc sắc tồn tại trong tâm thức văn hóa của Việt Nam.”</p> <p>Ngoài ra, lý do người miền Nam thường không gọi là “tranh kính” cũng rất thú vị. “Đơn giản, vì một trong những vị thành hoành bổn cảnh của xứ này là ngài Nguyễn Hữu Cảnh, nguyên danh là Nguyễn Hữu Kính (阮有鏡). Nên khi loại tranh vẽ/in trên kính này xuất hiện tại Nam bộ cuối thế kỷ 19, nó phải được gọi là tranh kiếng. Đây là sự tôn trọng bậc tiền nhân, một húy kỵ về văn hóa, lịch sử. Nhờ húy kỵ này mà tiếng Việt, rồi chữ quốc ngữ thêm phong phú, thêm bản sắc. Bên cạnh kính, còn có kỉnh, còn có kiếng… thật thú vị,” ông Lý Đợi phân tích.</p> <h3>Tranh kiếng trong đời sống</h3> <p>Tranh kiếng đã cắm rễ và phát triển rực rỡ khắp các tỉnh thành Nam Bộ. Với sự sáng tạo của mình, người dân nơi đây đã đưa tranh kiếng vào đời sống thường nhật, khiến nó trở nên quen thuộc.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/01.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh kiếng dân gian trang trí trên xe hủ tiếu của người Hoa vào những năm 1960. Nguồn ảnh: VnExpress.</p> <p>Họa sĩ, PGS.TS Trang Thanh Hiền từng nói: “Cũng giống như các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, Làng Sình, [trang kiếng] Nam Bộ có đến bốn chủ đề gồm — tranh tôn giáo, thờ cúng, bùa chú chấn trạch; tranh chúc tụng cầu phúc; tranh cảnh vật; tranh tích truyện. Trong bốn chủ đề này thì tranh tôn giáo thờ cúng, bùa chú chấn trạch được phát triển mạnh nhất. Tranh tích truyện có phần hiếm hơn. Nó thường phục vụ cho nhu cầu sản xuất lắp đặt gương kính vào các loại tủ, giường hay trang trí cho các xe bán mì, hủ tiếu của người Hoa.”</p> <p>Theo đó, tranh tôn giáo thờ cúng nổi trội với chủ đề Phật giáo, tranh độ mạng, thờ tổ tiên bằng tranh sơn thủy, tranh chữ, v.v. Sự thịnh hành của tranh kiếng đã giúp nó trở thành dòng tranh trang trí chủ đạo cho các đình chùa, đền miếu, thậm chí cả nhà thờ ở miền Nam.&nbsp;Nhờ sự thịnh hành ấy, chẳng khó để thấy tranh kiếng trong các gian nhà cổ thờ tổ tiên hay đình chùa ở Nam Bộ. Người treo tranh kiếng trong nhà quý tranh như một nét tâm linh thờ phụng, lựa chọn những mẫu tranh phù hợp để cầu bình an, tài lộc và luôn lau chùi cẩn thận mỗi dịp Tết đến Xuân về.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/05.webp" /></p> <p class="image-caption">Xe mì Giang Lâm Ký ở chợ Tân Định đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Nguồn ảnh: VnExpress.</p> <p>Như xe mì của có tranh kiếng vẽ các tích xưa như Hằng Nga bôn nguyệt hay Tiên nữ hiến đào. Thú vị không kém là các xe bán sâm bổ lượng, với tranh vẽ nhiều các tích trong <em>Tam Quốc chí: Lữ Bố hí Điêu Thuyền</em>, <em>Hứa Chử cởi áo đánh Mã Siêu</em> (Hứa Chử là viên đại tướng của Tào Tháo, còn Mã Siêu là một trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị).</p> <p>Tất cả cho thấy tranh kiếng đã len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, thấm đẫm trong ký ức người Nam Bộ xưa.</p> <h3>Vẽ tranh kiếng thế nào?</h3> <p>Tuy là một dòng tranh rất phổ biến như thế, nhưng kỹ thuật vẽ tranh kiếng không hề đơn giản. Nếu vẽ trên giấy đã khó, thì việc tạo tác trên kiếng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ gấp bội. Để làm nên những bức tranh kiếng sống động, sắc nét, người nghệ nhân không chỉ cần sự khéo léo mà còn phải có tư duy thẩm mỹ cao, bởi tranh kiếng khác biệt hoàn toàn so với các loại tranh thông thường. Điểm đặc trưng và cũng là sự cầu kỳ của dòng tranh này nằm ở kỹ thuật vẽ ngược, tức là vẽ từ mặt sau của tấm kiếng. Chi tiết nào sau cùng, thì được vẽ đầu tiên nên mà những người thợ hay nói vui là nghề này “đi sau về trước” là vậy.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/07.webp" /></p> <p class="image-caption">Kỹ thuật vẽ ngược. Nguồn ảnh: Báo An Giang.</p> <p>Theo quy trình sáng tác truyền thống, nghệ nhân sử dụng bột màu trộn với dầu cây du đồng để vẽ ngược lên mặt sau tấm kiếng. Khi hoàn thành và lật mặt kiếng lại, ta sẽ thấy bức tranh trọn vẹn. Quy trình làm tranh kiếng bắt đầu từ khâu tạo mẫu. Nghệ nhân sẽ vẽ phác thảo lên giấy can, ni-lông trong hoặc bìa cứng, sau đó đặt dưới mặt sau tấm kiếng để sao chép hình ảnh. Những mẫu tranh này có thể do nghệ nhân sáng tạo hoặc lấy từ tranh ảnh có sẵn. Với những nghệ nhân lành nghề hoặc khi vẽ các hình đơn giản, họ có thể trực tiếp phác họa lên tấm kiếng mà không cần bản mẫu. Công đoạn này còn được gọi là “tỉa tách,” riêng nghệ nhân Khmer gọi là “bắc chỉ.”</p> <p>Sau đó, tranh được phơi khô, rồi nghệ nhân dùng cọ bẹt khổ trung để tán màu từng chi tiết. Việc tán màu trong tranh kiếng tuân theo nguyên tắc đặc trưng: vật thể ở tiền cảnh được tô màu trước, hậu cảnh tô sau. Theo truyền thống của người Hoa, màu sắc dùng trong tranh kiếng là bột màu hòa cùng dầu cây du đồng. Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết nghệ nhân sử dụng sơn Bạch Tuyết hoặc sơn dầu để tạo nên những tác phẩm tranh kiếng vừa tiện lợi vừa bền đẹp hơn.</p> <h3>Ai vẫn còn lưu giữ những nét cọ của nghề truyền thống?</h3> <p>Điều khiến tôi tự hào nhất chính là truyền thống cha truyền con nối bao đời nay, khi có những nghệ nhân tài hoa chưa từng học qua bất kỳ lớp mỹ thuật hay hội họa nào. Họ chỉ dựa vào kinh nghiệm gia đình, sự cần cù trong lao động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự khéo léo, óc thẩm mỹ và tinh thần sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ để tạo nên những thương hiệu tranh kiếng nổi tiếng khắp nơi.</p> <p>Thật đáng buồn khi ngày nay, những bức tranh kiếng được cung cấp ra thị trường rất có thể là sản phẩm của máy móc hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, tranh kiếng phần lớn được sản xuất bằng kỹ thuật phun hoặc kéo lụa. Dù phương pháp này giúp màu sắc tranh sinh động hơn và giá thành chỉ bằng 1/3 so với tranh kiếng truyền thống, nhưng cũng chính điều đó đã khiến nghề vẽ tranh kiếng dần mai một. Hơn nữa, quy trình làm tranh phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cần có nắng để phơi tranh, trong khi thu nhập từ nghề lại không đủ để nuôi sống người thợ, khiến họ dần rời xa công việc này.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/08.webp" /></p> <p class="image-caption">Bà Trần Tiên, chủ tiệm tranh kiếng vẽ tay Vĩnh Huê ở Chợ Lớn. Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên.</p> <p>Vì thế, tôi càng ngưỡng mộ những nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn nghề truyền thống một cách bền bỉ. Với họ, đó không chỉ là kế sinh nhai mà còn là di sản gia đình, là giá trị văn hóa cần được bảo tồn. Như làng tranh kiếng Bà Vệ ở An Giang, từng nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ, nay những nghệ nhân đời thứ ba vẫn duy trì cách vẽ thủ công để giữ nghề.&nbsp;</p> <p>Còn tại khu Chợ Lớn (Sài Gòn) — nơi từng được xem là cái nôi của tranh kiếng Nam Bộ — giờ đây chỉ còn một, hai hộ cuối cùng tiếp tục vẽ tranh kiếng theo lối thủ công. Nổi tiếng hơn cả là tiệm tranh kiếng Vĩnh Huê, nơi mà những người thợ cuối cùng vẫn miệt mài bên những bức tranh đang dang dở, như thể đang vẽ nên những mảng ký ức đẹp của một thời vàng son.</p> <p>Tranh kiếng không còn là nghề thủ công phổ biến như vài chục năm trước, khi mỗi nhà đều làm, mỗi nhà đều treo tranh. Nhưng những bức tranh đầy sắc màu rực rỡ vẫn tồn tại qua năm tháng, như một lời nhắc nhở thế hệ sau về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Đã có những cuộc triển lãm được tổ chức, trưng bày những tấm tranh kiếng xưa nhất từ năm 1920 của người Việt, Hoa, hay Khmer. Những workshop tranh kiếng cũng ra đời từ đó, như một cách để giới trẻ dấn thân vào hành trình trở thành nghệ nhân truyền thống giữa nhịp sống hiện đại hối hả.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/09.webp" /></p> <p class="image-caption">Triển lãm trang kiếng tại TP. HCM. Nguồn ảnh: Báo Phụ Nữ.</p> <p>Tôi không biết những bức tranh kiếng sẽ còn được lưu giữ bao lâu nữa, cũng không biết những người thợ yêu nghề sẽ còn bền bỉ bám trụ đến khi nào. Tôi chỉ biết rằng mình vẫn luôn yêu quý những bức tranh kiếng trên bàn thờ tổ tiên. Bởi tôi tin rằng, khi còn có người yêu tranh kiếng, dù chúng không còn hiện diện nhiều như xưa, nhưng nét đẹp truyền thống vẫn sẽ mãi được lưu giữ, nhắc nhở chúng ta về giá trị của một di sản nghệ thuật mà thế hệ sau cần tìm cách bảo tồn và phát triển.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/tranhkinhweb1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/tranhkinhfb1.webp" data-position="50% 70%" /></p> <p><em>Tôi vẫn luôn thích thú ngắm nghía mấy tấm tranh kiếng đủ sắc màu treo trong gian nhà thờ tổ tiên mỗi lần có dịp về quê ngoại. Từ những ngày còn bé tí tôi đã thấy những bức tranh vẫn luôn treo ở đó, như một phần không thể thiếu trong ký ức về ngôi nhà của ông bà. Nhận ra có rất nhiều những căn nhà ở miền quê này cũng có những bức tranh cũ kỹ như thế treo ở nơi trang nghiêm nhất, tôi vẫn tự hỏi: “Ai đã vẽ nên những bức tranh đậm đà hồn quê Nam Bộ?”</em></p> <h3>Người Nam Bộ vẽ tranh kiếng từ bao giờ?</h3> <p>Tôi hỏi ông về nguồn gốc của những bức tranh trong nhà, ông cũng không còn nhớ rõ, chỉ bảo rằng ngày trước dòng tranh này thịnh lắm, bán rất nhiều, đặc biệt là dịp lễ Tết, nhưng giờ thì chẳng còn thấy nữa.</p> <p>Lân la tìm hiểu, tôi phát hiện ra rằng tranh kiếng đã xuất hiện từ rất lâu, khoảng&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/tranh-kieng-net-dep-van-hoa-dan-gian-4632321.html" target="_blank">thế kỷ 19</a>, được truyền bá vào nước ta bởi những người Hoa di dân. Ban đầu, tranh kiếng xuất hiện trong cung đình Huế từ thời vua Minh Mạng, những tác phẩm đầu tiên do vua Thiệu Trị đặt thợ Trung Quốc vẽ về hai mươi cảnh đẹp xứ Huế, cùng các bài thơ vịnh của nhà vua. Từ đó, thuật ngữ “tranh gương cung đình Huế” ra đời để chỉ những tác phẩm tranh kiếng trong hoàng cung và giới quý tộc Huế.</p> <p>Đến thế kỷ 20, những bức tranh kiếng đầu tiên xuất hiện ở khu Chợ Lớn (Sài Gòn), mở đầu cho hành trình vang bóng của dòng tranh phổ biến nhất nhì xứ Nam Bộ. Trong hành trình di dân, một nhóm người từ Quảng Đông đã mang theo những bức tranh với chủ đề thờ phụng nhân thần như một di sản văn hoá tâm linh. Vì thế, tranh kiếng khu Chợ Lớn bắt đầu nổi lên như một dòng tranh thờ các vị thần linh. Sau đó, dòng tranh này phát triển thêm những tác phẩm mang ý nghĩa may mắn, cầu tài lộc, sung túc.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/02.webp" /></p> <p class="image-caption">Bức tranh kiếng Quan Âm Bồ Tát của người Hoa vẽ từ năm 1920. Nguồn ảnh: VnExpress.</p> <p>Đến những năm 1920, người dân Lái Thiêu (Bình Dương) học hỏi kỹ thuật làm tranh kiếng từ người Hoa, rồi sáng tạo nên những kiểu mẫu mới, phù hợp với tín ngưỡng thờ tự của người Việt. Nhờ nét đẹp thuần Việt, phong cách pha màu độc đáo và điểm nhấn từ những mảnh ốc xà cừ, Lái Thiêu nhanh chóng trở thành trung tâm sản xuất và đầu mối phân phối tranh kiếng khắp lục tỉnh Nam Kỳ.</p> <p>Những năm sau đó, theo tuyến đường sắt đầu tiên ở Đông Dương từ Sài Gòn về Mỹ Tho, tranh kiếng dần lan tỏa mạnh mẽ về miền Tây. Một trong những dòng tranh phổ biến ở Mỹ Tho từ xưa đến nay là tranh thờ tổ tiên, phát triển từ kiểu khuôn đồ thờ tổ tiên 9 tròng — vốn được chạm khắc trên gỗ sơn thiếp truyền thống — kết hợp thêm hoành phi phía trên đề tên gia tộc.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/03.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh kiếng theo kiểu 9 tròng. Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên.</p> <p>Khi về với đồng bằng sông Cửu Long, tranh kiếng lại một lần nữa được đổi mới khi nhiều dòng tranh ra đời với giá rẻ, đa dạng đề tài phong cảnh làng quê hoặc các tích truyện như <a href="https://baophapluat.vn/mai-nho-thoai-khanh-nang-dau-hieu-dao-post314647.html" target="_blank">Thoại Khanh-Châu Tuấn</a>, Lưu Bình-Dương Lễ, Phạm Công-Cúc Hoa, v.v. mô phỏng theo tranh truyện của họa sĩ Hoàng Lương, Lê Trung. Nhờ đó, tranh kiếng không chỉ phục vụ mục đích thờ tự mà còn trở thành vật trang trí cho cửa buồng, vách ngăn. Ngoài ra, ở những khu vực đông người Khmer sinh sống, tranh kiếng còn mang đậm yếu tố Phật giáo Tiểu Thừa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/04.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh kiếng được trưng bày trong các gian thờ. Nguồn ảnh: Báo Phụ Nữ.</p> <p>Như vậy, tranh kiếng được chia thành hai dòng chính: tranh thờ và tranh phong cảnh, đáp ứng nhu cầu bày trí lẫn tín ngưỡng của người dân. Lý giải về sự phổ biến nhanh chóng của dòng tranh này ở Nam Bộ, nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình cho biết: “Do vùng đất Nam Bộ là vùng đa chủng tộc người, cộng đồng sinh sống nên tranh kiếng vào đây cũng phải đáp ứng nhu cầu thờ tự hay lễ tiết, khánh chúc. Trong đó tiêu biểu là tranh thờ tổ tiên. Đây chính là nét đặc sắc tồn tại trong tâm thức văn hóa của Việt Nam.”</p> <p>Ngoài ra, lý do người miền Nam thường không gọi là “tranh kính” cũng rất thú vị. “Đơn giản, vì một trong những vị thành hoành bổn cảnh của xứ này là ngài Nguyễn Hữu Cảnh, nguyên danh là Nguyễn Hữu Kính (阮有鏡). Nên khi loại tranh vẽ/in trên kính này xuất hiện tại Nam bộ cuối thế kỷ 19, nó phải được gọi là tranh kiếng. Đây là sự tôn trọng bậc tiền nhân, một húy kỵ về văn hóa, lịch sử. Nhờ húy kỵ này mà tiếng Việt, rồi chữ quốc ngữ thêm phong phú, thêm bản sắc. Bên cạnh kính, còn có kỉnh, còn có kiếng… thật thú vị,” ông Lý Đợi phân tích.</p> <h3>Tranh kiếng trong đời sống</h3> <p>Tranh kiếng đã cắm rễ và phát triển rực rỡ khắp các tỉnh thành Nam Bộ. Với sự sáng tạo của mình, người dân nơi đây đã đưa tranh kiếng vào đời sống thường nhật, khiến nó trở nên quen thuộc.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/01.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh kiếng dân gian trang trí trên xe hủ tiếu của người Hoa vào những năm 1960. Nguồn ảnh: VnExpress.</p> <p>Họa sĩ, PGS.TS Trang Thanh Hiền từng nói: “Cũng giống như các dòng tranh dân gian Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, Làng Sình, [trang kiếng] Nam Bộ có đến bốn chủ đề gồm — tranh tôn giáo, thờ cúng, bùa chú chấn trạch; tranh chúc tụng cầu phúc; tranh cảnh vật; tranh tích truyện. Trong bốn chủ đề này thì tranh tôn giáo thờ cúng, bùa chú chấn trạch được phát triển mạnh nhất. Tranh tích truyện có phần hiếm hơn. Nó thường phục vụ cho nhu cầu sản xuất lắp đặt gương kính vào các loại tủ, giường hay trang trí cho các xe bán mì, hủ tiếu của người Hoa.”</p> <p>Theo đó, tranh tôn giáo thờ cúng nổi trội với chủ đề Phật giáo, tranh độ mạng, thờ tổ tiên bằng tranh sơn thủy, tranh chữ, v.v. Sự thịnh hành của tranh kiếng đã giúp nó trở thành dòng tranh trang trí chủ đạo cho các đình chùa, đền miếu, thậm chí cả nhà thờ ở miền Nam.&nbsp;Nhờ sự thịnh hành ấy, chẳng khó để thấy tranh kiếng trong các gian nhà cổ thờ tổ tiên hay đình chùa ở Nam Bộ. Người treo tranh kiếng trong nhà quý tranh như một nét tâm linh thờ phụng, lựa chọn những mẫu tranh phù hợp để cầu bình an, tài lộc và luôn lau chùi cẩn thận mỗi dịp Tết đến Xuân về.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/05.webp" /></p> <p class="image-caption">Xe mì Giang Lâm Ký ở chợ Tân Định đã tồn tại qua nhiều thế hệ. Nguồn ảnh: VnExpress.</p> <p>Như xe mì của có tranh kiếng vẽ các tích xưa như Hằng Nga bôn nguyệt hay Tiên nữ hiến đào. Thú vị không kém là các xe bán sâm bổ lượng, với tranh vẽ nhiều các tích trong <em>Tam Quốc chí: Lữ Bố hí Điêu Thuyền</em>, <em>Hứa Chử cởi áo đánh Mã Siêu</em> (Hứa Chử là viên đại tướng của Tào Tháo, còn Mã Siêu là một trong Ngũ hổ tướng của Lưu Bị).</p> <p>Tất cả cho thấy tranh kiếng đã len lỏi vào mọi ngóc ngách đời sống, thấm đẫm trong ký ức người Nam Bộ xưa.</p> <h3>Vẽ tranh kiếng thế nào?</h3> <p>Tuy là một dòng tranh rất phổ biến như thế, nhưng kỹ thuật vẽ tranh kiếng không hề đơn giản. Nếu vẽ trên giấy đã khó, thì việc tạo tác trên kiếng lại đòi hỏi sự tỉ mỉ gấp bội. Để làm nên những bức tranh kiếng sống động, sắc nét, người nghệ nhân không chỉ cần sự khéo léo mà còn phải có tư duy thẩm mỹ cao, bởi tranh kiếng khác biệt hoàn toàn so với các loại tranh thông thường. Điểm đặc trưng và cũng là sự cầu kỳ của dòng tranh này nằm ở kỹ thuật vẽ ngược, tức là vẽ từ mặt sau của tấm kiếng. Chi tiết nào sau cùng, thì được vẽ đầu tiên nên mà những người thợ hay nói vui là nghề này “đi sau về trước” là vậy.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/07.webp" /></p> <p class="image-caption">Kỹ thuật vẽ ngược. Nguồn ảnh: Báo An Giang.</p> <p>Theo quy trình sáng tác truyền thống, nghệ nhân sử dụng bột màu trộn với dầu cây du đồng để vẽ ngược lên mặt sau tấm kiếng. Khi hoàn thành và lật mặt kiếng lại, ta sẽ thấy bức tranh trọn vẹn. Quy trình làm tranh kiếng bắt đầu từ khâu tạo mẫu. Nghệ nhân sẽ vẽ phác thảo lên giấy can, ni-lông trong hoặc bìa cứng, sau đó đặt dưới mặt sau tấm kiếng để sao chép hình ảnh. Những mẫu tranh này có thể do nghệ nhân sáng tạo hoặc lấy từ tranh ảnh có sẵn. Với những nghệ nhân lành nghề hoặc khi vẽ các hình đơn giản, họ có thể trực tiếp phác họa lên tấm kiếng mà không cần bản mẫu. Công đoạn này còn được gọi là “tỉa tách,” riêng nghệ nhân Khmer gọi là “bắc chỉ.”</p> <p>Sau đó, tranh được phơi khô, rồi nghệ nhân dùng cọ bẹt khổ trung để tán màu từng chi tiết. Việc tán màu trong tranh kiếng tuân theo nguyên tắc đặc trưng: vật thể ở tiền cảnh được tô màu trước, hậu cảnh tô sau. Theo truyền thống của người Hoa, màu sắc dùng trong tranh kiếng là bột màu hòa cùng dầu cây du đồng. Tuy nhiên, ngày nay, hầu hết nghệ nhân sử dụng sơn Bạch Tuyết hoặc sơn dầu để tạo nên những tác phẩm tranh kiếng vừa tiện lợi vừa bền đẹp hơn.</p> <h3>Ai vẫn còn lưu giữ những nét cọ của nghề truyền thống?</h3> <p>Điều khiến tôi tự hào nhất chính là truyền thống cha truyền con nối bao đời nay, khi có những nghệ nhân tài hoa chưa từng học qua bất kỳ lớp mỹ thuật hay hội họa nào. Họ chỉ dựa vào kinh nghiệm gia đình, sự cần cù trong lao động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự khéo léo, óc thẩm mỹ và tinh thần sáng tạo không ngừng của nhiều thế hệ để tạo nên những thương hiệu tranh kiếng nổi tiếng khắp nơi.</p> <p>Thật đáng buồn khi ngày nay, những bức tranh kiếng được cung cấp ra thị trường rất có thể là sản phẩm của máy móc hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, tranh kiếng phần lớn được sản xuất bằng kỹ thuật phun hoặc kéo lụa. Dù phương pháp này giúp màu sắc tranh sinh động hơn và giá thành chỉ bằng 1/3 so với tranh kiếng truyền thống, nhưng cũng chính điều đó đã khiến nghề vẽ tranh kiếng dần mai một. Hơn nữa, quy trình làm tranh phụ thuộc nhiều vào thời tiết, cần có nắng để phơi tranh, trong khi thu nhập từ nghề lại không đủ để nuôi sống người thợ, khiến họ dần rời xa công việc này.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/08.webp" /></p> <p class="image-caption">Bà Trần Tiên, chủ tiệm tranh kiếng vẽ tay Vĩnh Huê ở Chợ Lớn. Nguồn ảnh: Báo Thanh Niên.</p> <p>Vì thế, tôi càng ngưỡng mộ những nghệ nhân vẫn kiên trì bám trụ, giữ gìn nghề truyền thống một cách bền bỉ. Với họ, đó không chỉ là kế sinh nhai mà còn là di sản gia đình, là giá trị văn hóa cần được bảo tồn. Như làng tranh kiếng Bà Vệ ở An Giang, từng nổi tiếng khắp miền Tây Nam Bộ, nay những nghệ nhân đời thứ ba vẫn duy trì cách vẽ thủ công để giữ nghề.&nbsp;</p> <p>Còn tại khu Chợ Lớn (Sài Gòn) — nơi từng được xem là cái nôi của tranh kiếng Nam Bộ — giờ đây chỉ còn một, hai hộ cuối cùng tiếp tục vẽ tranh kiếng theo lối thủ công. Nổi tiếng hơn cả là tiệm tranh kiếng Vĩnh Huê, nơi mà những người thợ cuối cùng vẫn miệt mài bên những bức tranh đang dang dở, như thể đang vẽ nên những mảng ký ức đẹp của một thời vàng son.</p> <p>Tranh kiếng không còn là nghề thủ công phổ biến như vài chục năm trước, khi mỗi nhà đều làm, mỗi nhà đều treo tranh. Nhưng những bức tranh đầy sắc màu rực rỡ vẫn tồn tại qua năm tháng, như một lời nhắc nhở thế hệ sau về tầm quan trọng của việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Đã có những cuộc triển lãm được tổ chức, trưng bày những tấm tranh kiếng xưa nhất từ năm 1920 của người Việt, Hoa, hay Khmer. Những workshop tranh kiếng cũng ra đời từ đó, như một cách để giới trẻ dấn thân vào hành trình trở thành nghệ nhân truyền thống giữa nhịp sống hiện đại hối hả.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/03/21/tranhkinh/09.webp" /></p> <p class="image-caption">Triển lãm trang kiếng tại TP. HCM. Nguồn ảnh: Báo Phụ Nữ.</p> <p>Tôi không biết những bức tranh kiếng sẽ còn được lưu giữ bao lâu nữa, cũng không biết những người thợ yêu nghề sẽ còn bền bỉ bám trụ đến khi nào. Tôi chỉ biết rằng mình vẫn luôn yêu quý những bức tranh kiếng trên bàn thờ tổ tiên. Bởi tôi tin rằng, khi còn có người yêu tranh kiếng, dù chúng không còn hiện diện nhiều như xưa, nhưng nét đẹp truyền thống vẫn sẽ mãi được lưu giữ, nhắc nhở chúng ta về giá trị của một di sản nghệ thuật mà thế hệ sau cần tìm cách bảo tồn và phát triển.</p></div> Biến hóa 'quần què' thành 'quần lành' có một không hai nhờ ngẫu hứng 2025-03-18T12:00:00+07:00 2025-03-18T12:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/ton-sur-ton/17545-biến-hóa-quần-què-thành-quần-lành-có-một-không-hai-nhờ-ngẫu-hứng Đồng Thanh Thủy. Ảnh bìa: Tú Võ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/Web1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/FB1m.webp" data-position="50% 100%" /></p> <p><em>Chiecquanque (Chiếc quần què) là một thương hiệu thời trang độc lập với sản phẩm là những mẫu quần áo, balo và túi được may thủ công hoàn toàn. Mỗi món đồ của thương hiệu non trẻ này là một thiết kế riêng biệt, không trùng lặp và gần như chỉ có một mẫu duy nhất.<br /></em></p> <p>Tôi đến thăm không gian của <a href="https://www.instagram.com/chiecquanque/" target="_blank">Chiecquanque</a> tại một khu tập thể cũ ở thủ đô Hà Nội. Căn nhà nép bên ngách nhỏ cạnh phố Kim Mã, như thể đang giấu mình khỏi phố xá xô bồ. Đây là nơi làm việc của Nguyễn Trung, chàng trai trẻ đứng đằng sau thương hiệu Chiecquanque.</p> <p>Gian hàng đã chuyển về đây được một thời gian, trước đó Chiecquanque được đặt trong căn nhà gỗ trên cây với không gian rộng rãi, thoáng mát trên con phố Thái Hà. “Mình từng tự hào là Chiecquanque có cửa hàng đẹp nhất Hà Nội. Nhưng chị chủ lại có việc cần đến căn nhà, thế là không thuê được nữa,” Trung cười với vẻ tiếc nuối.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque6.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque26.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Mỗi chiếc quần, áo, balo và túi là một thiết kế riêng biệt, được may thủ công hoàn toàn.</p> <h3>Bắt đầu từ một lần “nghịch dại”</h3> <p>Ý tưởng thành lập thương hiệu đến với Trung từ một sự cố trong chuyến đi Đà Lạt.&nbsp;“Mình đã chơi dại khi trượt một cái ván dài để đổ đèo. Thế rồi mình ngã, lăn liền mấy vòng và rách hết quần áo. Trong đó có một cái quần mình rất thích, mình không muốn vứt đi nên vá lại, vá lại thấy đẹp nên mình cứ mặc. Thế là mình nghĩ ra Chiecquanque.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chienquanque25.webp" /></p> <p class="image-caption">Ý tưởng về Chienquanque bắt đầu từ một... chiếc quần què.</p> <p>Sản phẩm đầu tiên của Trung dưới cái tên Chiecquanque là một chiếc túi nhỏ đựng USB, ra đời một cách ngẫu hứng. Anh chụp hình lại và đăng bức ảnh trên tài khoản Instagram, khi ấy vẫn để cài đặt tài khoản là “Nhà khởi nghiệp.” Thế nhưng anh không ngờ rằng chiếc túi “làm cho vui” ấy lại nhận được lời khen và thậm chí còn có người đặt làm, từ đó Trung quyết định đổi tài khoản Instagram thành “Nhà thiết kế” và đầu tư nghiêm túc vào Chiecquanque.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque22.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque21.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque23.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Bộ dụng cụ của Trung.</p> <p>Trong những ngày đầu lập nghiệp, Trung gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Đối với các nhà thiết kế độc lập, nguồn vốn luôn là một bài toán khó mà nếu không giải được, giấc mơ khởi nghiệp sẽ buộc phải dừng lại. Để giải quyết vấn đề, Trung làm việc với những chất liệu mình có sẵn, sau đó bán sản phẩm và xoay vòng vốn. “Chỉ có khó khăn về tài chính thôi. Còn ý tưởng thì lúc đấy thực ra hứng lên thì mình làm. Nhưng bây giờ thì phải đốc thúc, cơm áo gạo tiền mà,” anh chàng bồi hồi.</p> <h3>Chỉn chu từ những điều nhỏ nhất</h3> <p>Ban đầu, Trung may các sản phẩm bằng vải jeans cũ, sau đó mở rộng sang các chất liệu khác như đồ da cũ hay vải chàm. Thậm chí, anh còn tận dụng cả những miếng vải vụn lấy được từ một người chị thân quen làm nghề may.</p> <p>Trung không có tiêu chuẩn cụ thể nào với các vật liệu mình có được, mà anh sẽ biến hóa các thiết kế của mình theo hiện trạng của từng tấm vải. Nếu tấm vải có vết sờn rách, anh chàng sẽ giữ lại nguyên vẹn, hoặc đôi khi sẽ mài thêm ra nếu “chưa hợp mắt.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque3.webp" /></p> <p class="image-caption">Một chiếc áo khoác đang được cắt ghép.&nbsp;</p> <p>Để ghép các miếng vải với nhau, Trung sử dụng kỹ thuật thêu <em>sashiko</em> và kỹ thuật ghép vải <em>boro</em> của Nhật Bản. “Ngày xưa, khi quần áo ở nhà của người chồng bị rách thì người vợ sẽ vá lại, nhiều lần vá thì nó sẽ thành như này. Trông như bầu trời, nhìn rất đẹp,” anh chàng giải thích lý do chọn phong cách ghép boro trong khi vân vê tấm vải đang khâu.</p> <p>Lựa chọn chất liệu, thêu hay ghép vải là một phần trong quá trình tạo ra từng sản phẩm, mà theo Trung thì mất rất nhiều thời gian bởi anh luôn muốn mọi thứ mình làm ra thật chỉn chu. Thông thường, anh sẽ làm ra sản phẩm mẫu để thử nghiệm, sau đó khắc phục những lỗi nhỏ nhặt trước khi đăng tải cho khách đặt hàng. “Mình phải bỏ hết tâm huyết vào sản phẩm mình làm, như mình đang làm cho mình dùng chứ không phải làm cho xong. Kể cả có làm đến lần thứ mấy thì cũng phải coi như lần đầu tiên.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque35.webp" /></p> <p class="image-caption">Đôi giày Thượng Đình “quốc dân” được Chiecquanque biến tấu.</p> <p>Có lẽ vì luôn tâm huyết với những gì mình làm mà đối với Trung, tất cả sản phẩm mang tên Chiecquanque đều vô cùng đáng nhớ. “Thiết kế mình nhớ nhất có lẽ là giày Thượng Đình. Đợt đó nó nổi lên vì rapper <a href="https://vneconomy.vn/nhung-san-pham-tuong-het-thoi-nay-dat-khach-tro-lai-nho-tiktok.htm" target="_blank">Hieuthuhai</a> đi mẫu giày gần giống.” Đôi giày từng là “lựa chọn quốc dân” đã được Trung biến tấu với các mảnh vải jeans và họa tiết ngẫu hứng. Nó trở thành sản phẩm bán chạy nhất của Chiecquanque, đến mức có ngày trên bàn may chỉ toàn những đôi giày sọc nằm la liệt.</p> <h3>“Không có gì gọi là thời trang bền vững”</h3> <p>Nếu dạo một vòng trên thị trường thời trang thủ công ở Việt Nam, không khó để bắt gặp những thương hiệu theo đuổi triết lý “thời trang bền vững.” Tuy nhiên với Trung, khái niệm đó không tồn tại và nhiều người đang hiểu sai về thời trang bền vững. Theo Trung, dù các sản phẩm thời trang được tạo ra từ nguyên liệu có thể tái chế thì các khâu sản xuất khác cũng ít nhiều tác động tới môi trường. Hơn nữa, các mẫu mã quần áo thay đổi chóng mặt tính theo ngày, vì vậy lượng quần áo cũ bị thải bỏ cũng tăng lên.&nbsp;</p> <p>“Có thể trong tương lai khái niệm ‘thời trang bền vững’ sẽ đúng khi khoa học phát triển cao hơn. Nhưng hiện tại thì ‘thời trang bền vững’ là không có, hoặc đơn giản là mỗi người sử dụng những sản phẩm thời trang như trong phim hoạt hình. Ngày nào cũng một bộ quần áo, phụ kiện giống nhau,” chàng trai trẻ giải thích.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque30.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque33.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque32.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Từ chiếc quần què đến đôi bốt què và quyển sổ què.</p> <p>Với Trung, Chiecquanque không theo đuổi định hướng thời trang bền vững, và những sản phẩm thủ công cũng không nhất thiết phải như vậy. Khi tôi hỏi về điểm khác biệt của Chiecquanque so với các thương hiệu khác, anh cho biết sự khác nhau nằm ở màu sắc và họa tiết của từng món đồ, nhưng về mặt kỹ thuật thì tương tự nhau. “Cá nhân mình thấy không có gì đặc biệt cả, mọi người cứ phải đặt nặng chuyện thương hiệu tôi có gì khác biệt.”</p> <p>“À! Nhưng khác biệt thì chắc là về giá. Mọi người hay chọn mình vì mình bán rẻ hơn,” Trung bật cười sau một hồi ngẫm nghĩ về câu hỏi của tôi.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque9.webp" /></p> <p class="image-caption">Rẻ hơn nhưng không kém tỉ mỉ.</p> <p>Nói về những dự định tương lai, nhà thiết kế trẻ tuổi cho biết anh sẽ vẫn duy trì Chiecquanque như hiện tại. Không chỉ tập trung sáng tạo, Trung còn chia sẻ kinh nghiệm cho những ai yêu thích thời trang thủ công. Với anh, đó là tri thức và nên được chia sẻ rộng rãi, thậm chí là miễn phí. Lúc đó tôi hiểu rằng, những gì Trung chia sẻ không chỉ là hiểu biết mà còn là cái tâm làm nghề hiện hữu trong từng đường kim, mũi chỉ của anh.</p> <p>[Ảnh trong bài được cung cấp bởi nhân vật.]</p> <p><em><strong>Bài viết đăng tải lần đầu vào năm 2023.</strong></em></p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/Web1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/FB1m.webp" data-position="50% 100%" /></p> <p><em>Chiecquanque (Chiếc quần què) là một thương hiệu thời trang độc lập với sản phẩm là những mẫu quần áo, balo và túi được may thủ công hoàn toàn. Mỗi món đồ của thương hiệu non trẻ này là một thiết kế riêng biệt, không trùng lặp và gần như chỉ có một mẫu duy nhất.<br /></em></p> <p>Tôi đến thăm không gian của <a href="https://www.instagram.com/chiecquanque/" target="_blank">Chiecquanque</a> tại một khu tập thể cũ ở thủ đô Hà Nội. Căn nhà nép bên ngách nhỏ cạnh phố Kim Mã, như thể đang giấu mình khỏi phố xá xô bồ. Đây là nơi làm việc của Nguyễn Trung, chàng trai trẻ đứng đằng sau thương hiệu Chiecquanque.</p> <p>Gian hàng đã chuyển về đây được một thời gian, trước đó Chiecquanque được đặt trong căn nhà gỗ trên cây với không gian rộng rãi, thoáng mát trên con phố Thái Hà. “Mình từng tự hào là Chiecquanque có cửa hàng đẹp nhất Hà Nội. Nhưng chị chủ lại có việc cần đến căn nhà, thế là không thuê được nữa,” Trung cười với vẻ tiếc nuối.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque6.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque26.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Mỗi chiếc quần, áo, balo và túi là một thiết kế riêng biệt, được may thủ công hoàn toàn.</p> <h3>Bắt đầu từ một lần “nghịch dại”</h3> <p>Ý tưởng thành lập thương hiệu đến với Trung từ một sự cố trong chuyến đi Đà Lạt.&nbsp;“Mình đã chơi dại khi trượt một cái ván dài để đổ đèo. Thế rồi mình ngã, lăn liền mấy vòng và rách hết quần áo. Trong đó có một cái quần mình rất thích, mình không muốn vứt đi nên vá lại, vá lại thấy đẹp nên mình cứ mặc. Thế là mình nghĩ ra Chiecquanque.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chienquanque25.webp" /></p> <p class="image-caption">Ý tưởng về Chienquanque bắt đầu từ một... chiếc quần què.</p> <p>Sản phẩm đầu tiên của Trung dưới cái tên Chiecquanque là một chiếc túi nhỏ đựng USB, ra đời một cách ngẫu hứng. Anh chụp hình lại và đăng bức ảnh trên tài khoản Instagram, khi ấy vẫn để cài đặt tài khoản là “Nhà khởi nghiệp.” Thế nhưng anh không ngờ rằng chiếc túi “làm cho vui” ấy lại nhận được lời khen và thậm chí còn có người đặt làm, từ đó Trung quyết định đổi tài khoản Instagram thành “Nhà thiết kế” và đầu tư nghiêm túc vào Chiecquanque.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque22.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque21.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque23.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Bộ dụng cụ của Trung.</p> <p>Trong những ngày đầu lập nghiệp, Trung gặp không ít khó khăn, đặc biệt là vấn đề tài chính. Đối với các nhà thiết kế độc lập, nguồn vốn luôn là một bài toán khó mà nếu không giải được, giấc mơ khởi nghiệp sẽ buộc phải dừng lại. Để giải quyết vấn đề, Trung làm việc với những chất liệu mình có sẵn, sau đó bán sản phẩm và xoay vòng vốn. “Chỉ có khó khăn về tài chính thôi. Còn ý tưởng thì lúc đấy thực ra hứng lên thì mình làm. Nhưng bây giờ thì phải đốc thúc, cơm áo gạo tiền mà,” anh chàng bồi hồi.</p> <h3>Chỉn chu từ những điều nhỏ nhất</h3> <p>Ban đầu, Trung may các sản phẩm bằng vải jeans cũ, sau đó mở rộng sang các chất liệu khác như đồ da cũ hay vải chàm. Thậm chí, anh còn tận dụng cả những miếng vải vụn lấy được từ một người chị thân quen làm nghề may.</p> <p>Trung không có tiêu chuẩn cụ thể nào với các vật liệu mình có được, mà anh sẽ biến hóa các thiết kế của mình theo hiện trạng của từng tấm vải. Nếu tấm vải có vết sờn rách, anh chàng sẽ giữ lại nguyên vẹn, hoặc đôi khi sẽ mài thêm ra nếu “chưa hợp mắt.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque3.webp" /></p> <p class="image-caption">Một chiếc áo khoác đang được cắt ghép.&nbsp;</p> <p>Để ghép các miếng vải với nhau, Trung sử dụng kỹ thuật thêu <em>sashiko</em> và kỹ thuật ghép vải <em>boro</em> của Nhật Bản. “Ngày xưa, khi quần áo ở nhà của người chồng bị rách thì người vợ sẽ vá lại, nhiều lần vá thì nó sẽ thành như này. Trông như bầu trời, nhìn rất đẹp,” anh chàng giải thích lý do chọn phong cách ghép boro trong khi vân vê tấm vải đang khâu.</p> <p>Lựa chọn chất liệu, thêu hay ghép vải là một phần trong quá trình tạo ra từng sản phẩm, mà theo Trung thì mất rất nhiều thời gian bởi anh luôn muốn mọi thứ mình làm ra thật chỉn chu. Thông thường, anh sẽ làm ra sản phẩm mẫu để thử nghiệm, sau đó khắc phục những lỗi nhỏ nhặt trước khi đăng tải cho khách đặt hàng. “Mình phải bỏ hết tâm huyết vào sản phẩm mình làm, như mình đang làm cho mình dùng chứ không phải làm cho xong. Kể cả có làm đến lần thứ mấy thì cũng phải coi như lần đầu tiên.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque35.webp" /></p> <p class="image-caption">Đôi giày Thượng Đình “quốc dân” được Chiecquanque biến tấu.</p> <p>Có lẽ vì luôn tâm huyết với những gì mình làm mà đối với Trung, tất cả sản phẩm mang tên Chiecquanque đều vô cùng đáng nhớ. “Thiết kế mình nhớ nhất có lẽ là giày Thượng Đình. Đợt đó nó nổi lên vì rapper <a href="https://vneconomy.vn/nhung-san-pham-tuong-het-thoi-nay-dat-khach-tro-lai-nho-tiktok.htm" target="_blank">Hieuthuhai</a> đi mẫu giày gần giống.” Đôi giày từng là “lựa chọn quốc dân” đã được Trung biến tấu với các mảnh vải jeans và họa tiết ngẫu hứng. Nó trở thành sản phẩm bán chạy nhất của Chiecquanque, đến mức có ngày trên bàn may chỉ toàn những đôi giày sọc nằm la liệt.</p> <h3>“Không có gì gọi là thời trang bền vững”</h3> <p>Nếu dạo một vòng trên thị trường thời trang thủ công ở Việt Nam, không khó để bắt gặp những thương hiệu theo đuổi triết lý “thời trang bền vững.” Tuy nhiên với Trung, khái niệm đó không tồn tại và nhiều người đang hiểu sai về thời trang bền vững. Theo Trung, dù các sản phẩm thời trang được tạo ra từ nguyên liệu có thể tái chế thì các khâu sản xuất khác cũng ít nhiều tác động tới môi trường. Hơn nữa, các mẫu mã quần áo thay đổi chóng mặt tính theo ngày, vì vậy lượng quần áo cũ bị thải bỏ cũng tăng lên.&nbsp;</p> <p>“Có thể trong tương lai khái niệm ‘thời trang bền vững’ sẽ đúng khi khoa học phát triển cao hơn. Nhưng hiện tại thì ‘thời trang bền vững’ là không có, hoặc đơn giản là mỗi người sử dụng những sản phẩm thời trang như trong phim hoạt hình. Ngày nào cũng một bộ quần áo, phụ kiện giống nhau,” chàng trai trẻ giải thích.</p> <div class="one-row bigger"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque30.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque33.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque32.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Từ chiếc quần què đến đôi bốt què và quyển sổ què.</p> <p>Với Trung, Chiecquanque không theo đuổi định hướng thời trang bền vững, và những sản phẩm thủ công cũng không nhất thiết phải như vậy. Khi tôi hỏi về điểm khác biệt của Chiecquanque so với các thương hiệu khác, anh cho biết sự khác nhau nằm ở màu sắc và họa tiết của từng món đồ, nhưng về mặt kỹ thuật thì tương tự nhau. “Cá nhân mình thấy không có gì đặc biệt cả, mọi người cứ phải đặt nặng chuyện thương hiệu tôi có gì khác biệt.”</p> <p>“À! Nhưng khác biệt thì chắc là về giá. Mọi người hay chọn mình vì mình bán rẻ hơn,” Trung bật cười sau một hồi ngẫm nghĩ về câu hỏi của tôi.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/07/11/chiecquanque9.webp" /></p> <p class="image-caption">Rẻ hơn nhưng không kém tỉ mỉ.</p> <p>Nói về những dự định tương lai, nhà thiết kế trẻ tuổi cho biết anh sẽ vẫn duy trì Chiecquanque như hiện tại. Không chỉ tập trung sáng tạo, Trung còn chia sẻ kinh nghiệm cho những ai yêu thích thời trang thủ công. Với anh, đó là tri thức và nên được chia sẻ rộng rãi, thậm chí là miễn phí. Lúc đó tôi hiểu rằng, những gì Trung chia sẻ không chỉ là hiểu biết mà còn là cái tâm làm nghề hiện hữu trong từng đường kim, mũi chỉ của anh.</p> <p>[Ảnh trong bài được cung cấp bởi nhân vật.]</p> <p><em><strong>Bài viết đăng tải lần đầu vào năm 2023.</strong></em></p></div> Khung cảnh Tây Nguyên tái hiện qua ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore 2025-03-12T13:58:20+07:00 2025-03-12T13:58:20+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17840-khung-cảnh-tây-nguyên-tái-hiện-qua-‘angin-cloud’-tại-national-gallery-singapore An Trần. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/fb-00.webp" data-position="60% 100%" /></p> <p dir="ltr"><em>Giữa dòng biến chuyển của xã hội, khung cảnh công nghiệp hóa và thế giới luôn luôn đổi thay, làm thế nào để một cộng đồng giữ gìn được di sản của mình, viết lại lịch sử và đối diện với hệ quả của chế độ thuộc địa? Trong một dự án lâu dài kết hợp với cộng đồng người Jrai, ‘Angin Cloud’ bởi Art Labor đã đào sâu hơn những câu hỏi này qua một tác phẩm sắp đặt đa tầng tại National Gallery Singapore, nơi tín ngưỡng, truyền thống Jrai và sự biến đổi của tự nhiên đan xen một cách thi vị.</em></p> <p dir="ltr">Từ tầng trệt xuống tầng hầm của sảnh Padang Atrium, rồi vươn lên lơ lửng trên trần lối đi nối giữa hai tòa nhà Supreme Court (Tòa án Tối cao) và City Hall (Tòa Thị chính cũ), tác phẩm sắp đặt mới nhất của Art Labor, ‘Angin Cloud’ (2025), ngay lập tức thu hút ánh nhìn của khách tham quan khi bước vào National Gallery Singapore (Phòng trưng bày Quốc gia Singapore). Được phát triển trong OUTBOUND – chuỗi tác phẩm độc đáo tương tác với không gian, do các nghệ sĩ hàng đầu thế giới sáng tạo nhằm tái hiện lối vào bảo tàng – lần này, ‘Angin Cloud’ mở ra hình dung về quá trình công nghiệp hóa trên những ngọn đồi Tây Nguyên Việt Nam. Tác phẩm chính thức ra mắt vào tháng 1/2025 trong khuôn khổ Light to Night Singapore, lễ hội nghệ thuật thường niên do bảo tàng tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Nghệ thuật Singapore.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/01.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> </div> <p>Được thành lập vào năm 2012 bởi Phan Thảo Nguyên, Trương Công Tùng, and Arlette Quỳnh-Anh Trần, Art Labor hợp tác cùng <a href="https://www.facebook.com/vn.art.arc.de/">vn-a</a> (visual network art and architecture) và nhóm nghệ sĩ Jrai gồm Puih Glơh, Romah Aleo, Rahlan Loh, Rchâm Jeh, Siu Kin, Puih Hăn, Siu Lơn and Siu Huel để thực hiện ‘Angin Cloud.’ Tác phẩm sắp đặt đa tầng lần này bao gồm tượng điêu khắc gỗ truyền thống Jrai, võng nằm, và các trụ gỗ treo lơ lửng từ trần nhà — mở ra giai đoạn thứ ba trong quá trình hợp tác gần một thập kỷ cùng cộng đồng Jrai tại Tây Nguyên, nối tiếp dự án <a href="https://saigoneer.com/saigon-music-art/17508-through-vietnam-s-stories-of-coffee-and-rice,-a-trio-finds-where-art-and-history-meet" target="_blank">Jrai Dew và JUA</a>.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/05.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> </div> <p>Từ tàn dư của chế độ thực dân, Tây Nguyên đã liên tục trải qua những làn sóng công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Từ những năm 1980, sự mở rộng nhanh chóng của của các mô hình canh tác công nghiệp, điển hình như các đồn điền hồ tiêu, đã khiến cộng đồng người Jrai rời khỏi quê hương, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo vùng đất. Trong những dự án trước đây như Jrai Dew and JUA, Art Labor đã hợp tác chặt chẽ với các nghệ sĩ và cộng đồng Jrai để nghiên cứu, tổ chức triển lãm, và phát triển những hoạt động văn hóa nghệ thuật. Các tác phẩm của họ thường kết hợp sử dụng những yếu tố liên quan đến cà phê và gạo, tận dụng những sản phẩm nông nghiệp để phản ánh những biến đổi trong mội trường sống và trải nghiệm sống của người Jrai.</p> <p>Cốt lõi của ‘Angin Cloud’ nằm ở khái niệm ‘angin’ trong văn hóa Jrai — quá trình tuần hoàn không ngừng của các yếu tố tự nhiên như nước và không khí. Những trụ cột treo lơ lửng gợi nhắc các cấu trúc của đồn điền hồ tiêu, trong khi sự "tan biến" vào không gian của chúng tượng trưng cho sự bốc hơi của mọi vật chất vào không trung cùng nước. ‘Angin’ ở đây không chỉ là một sự chuyển hóa, mà còn là một nguồn lực mạnh mẽ đối diện trực tiếp với người xem, phản ánh sự mai một của những cánh rừng già Tây Nguyên.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/06.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/10.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> <p>Tại lối vào tầng trệt, ta bắt gặp những bức tượng gỗ Jrai khắc họa hình người và động vật, mỗi tác phẩm mang một biểu cảm riêng. Theo Art Labor và giám tuyển Kathleen Ditzig, những bức tượng này thường xuất hiện trong nghi lễ tang ma hoặc để trang trí nhà cửa, đồng thời được tin rằng có khả năng bảo vệ về mặt tâm linh. Sau nghi lễ ‘Bỏ mả’— đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn để tang — chúng thường bị bỏ lại cùng ngôi mộ và dần hòa vào thiên nhiên. Tuy nhiên, trong ‘Angin Cloud’, những bức tượng này lại mang một ý nghĩa mới: trở thành phương tiện biểu đạt cá nhân và đảm nhận vai trò của các tác phẩm nghệ thuật theo tư duy hiện đại.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/08.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/09.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Tượng gỗ Jrai thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> <p>Khách tham quan có thể ngả lưng trên những <a href="https://www.artlaborcollective.com/hammock-cafe&sa=D&source=docs&ust=1741666446068199&usg=AOvVaw19YKjeiDbLqouajag8OoxP" target="_blank">chiếc võng</a> đặt dưới tầng hầm của sảnh Padang Atrium, phóng tầm mắt lên những trụ gỗ treo lơ lửng phía trên. Chiếc võng — một vật dụng quen thuộc trong đời sống Việt Nam — thường xuất hiện cả trong nhà lẫn ngoài trời, là chốn nghỉ ngơi của nhiều người. Từ góc nhìn này, tác phẩm sắp đặt dường như đang vươn lên triền đồi rồi dần tan vào không trung, như một ẩn dụ về sự biến mất của cánh rừng và sự mai một của di sản văn hóa. Nhưng góc nhìn ấy cũng có thể đảo ngược: ta có thể hình dung tác phẩm như một đám mây đổ xuống sảnh Padang Atrium, rải những trụ gỗ và bê tông xuống không gian như những hạt mưa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/11.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <div class="centered"> <p class="image-caption">Võng được trưng bày tại tầng hầm của sảnh Padang Atrium.</p> </div> <p>Sự tương tác giữa các vật dụng nông nghiệp và kiến trúc của National Gallery Singapore là một trong những điểm nhấn của tác phẩm. Tòa nhà được xây dựng chủ yếu bằng bê tông, mang đậm phong cách neo-classical (Tân cổ điển), trong khi tính thẩm mỹ brutalist (Thô mộc) của những trụ cột lơ lửng, mô phỏng đồn điền hồ tiêu trước khi cây leo được trồng, lại như đang dần tan biến vào không gian. Khi ánh chiều tà xuyên qua lớp kính của lối vào bảo tàng, sự sắp đặt này tạo nên hiệu ứng thị giác mơ hồ, khiến những trụ cột trông như đang lơ lửng giữa không trung. Nhưng ngoài yếu tố thị giác, có lẽ sự tương tác của tác phẩm với kiến trúc gợi nhắc đến một sự đối diện thầm lặng — với quyền lực, với kiểm soát, và với những dấu vết thuộc địa còn in đậm trong kiến trúc tòa nhà. Đâu đó trong tác phẩm sắp đặt này, ta cảm nhận được tinh thần phản kháng cũng như sức sống bền bỉ của cộng đồng Jrai.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/03.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/04.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Những trụ cột như lơ lửng trên không.</p> <p>“Quá trình cộng giữa Art Labor và cộng đồng Jrai đã khơi gợi những vấn đề phức tạp trong cách chúng ta kiến tạo lịch sử nghệ thuật toàn cầu, đồng thời cho thấy cách các khuôn khổ quốc gia và khu vực thường bỏ quên hoặc biến một số cộng đồng thành công cụ phục vụ những mục đích nhất định. Thực hành nghệ thuật của Art Labor không chỉ mang tính nghiên cứu sâu sắc mà còn giàu tính đối thoại, phản ánh cách nghệ thuật Đông Nam Á có thể đóng vai trò như một phương thức kiến tạo dân tộc học. Đây cũng là một mối quan tâm trọng yếu của National Gallery Singapore trong nỗ lực đưa lịch sử nghệ thuật Đông Nam Á vào bối cảnh toàn cầu,” giám tuyển Kathleen Ditzig chia sẻ với <em>Saigoneer</em>.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/12.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <div class="centered"> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc&nbsp; ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> </div> <p>Qua lăng kính tín ngưỡng và thế giới quan của người Jrai, Art Labor cùng các nghệ sĩ Jrai đã đưa trải nghiệm thị giác và không gian của ‘Angin Cloud’ vào bảo tàng. Việc trưng bày tác phẩm trong một công trình quốc gia mang dấu ấn kiến trúc thuộc địa không chỉ đặt ra thách thức đối với những quan niệm truyền thống về nghệ thuật hiện đại và đương đại, mà còn khuyến khích sự suy ngẫm sâu hơn về những khuôn khổ định hình cách ta nhìn nhận nghệ thuật ngày nay. Cách tiếp cận mang tính cộng tác với cộng đồng Jrai cũng mở rộng những khả thể trong lĩnh vực bảo tàng học, đề xuất những hướng tiếp cận khác để nhìn lại các lớp lịch sử phức tạp, cũng như cách chúng ta kết nối với nghệ thuật trong thế giới đương đại.</p> <p>[Ảnh cung cấp bởi National Gallery Singapore.]</p> <p><strong></strong><strong style="background-color: transparent;">‘<strong><a href="https://www.nationalgallery.sg/sg/en/exhibitions/angin-cloud--by-art-labor.html#featured-artworks">Angin Cloud</a></strong>’ đang được trưng bày tại sảnh Padang Atrium của National Gallery Singapore đến ngày 30 tháng 11 năm 2025. Nếu có dịp ghé thăm Singapore, hãy khám phá bộ sưu tập nghệ thuật Đông Nam Á phong phú của bảo tàng, và đừng quên dừng chân tại ‘Angin Cloud’ để trải nghiệm và chiêm ngưỡng tác phẩm!</strong></p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/fb-00.webp" data-position="60% 100%" /></p> <p dir="ltr"><em>Giữa dòng biến chuyển của xã hội, khung cảnh công nghiệp hóa và thế giới luôn luôn đổi thay, làm thế nào để một cộng đồng giữ gìn được di sản của mình, viết lại lịch sử và đối diện với hệ quả của chế độ thuộc địa? Trong một dự án lâu dài kết hợp với cộng đồng người Jrai, ‘Angin Cloud’ bởi Art Labor đã đào sâu hơn những câu hỏi này qua một tác phẩm sắp đặt đa tầng tại National Gallery Singapore, nơi tín ngưỡng, truyền thống Jrai và sự biến đổi của tự nhiên đan xen một cách thi vị.</em></p> <p dir="ltr">Từ tầng trệt xuống tầng hầm của sảnh Padang Atrium, rồi vươn lên lơ lửng trên trần lối đi nối giữa hai tòa nhà Supreme Court (Tòa án Tối cao) và City Hall (Tòa Thị chính cũ), tác phẩm sắp đặt mới nhất của Art Labor, ‘Angin Cloud’ (2025), ngay lập tức thu hút ánh nhìn của khách tham quan khi bước vào National Gallery Singapore (Phòng trưng bày Quốc gia Singapore). Được phát triển trong OUTBOUND – chuỗi tác phẩm độc đáo tương tác với không gian, do các nghệ sĩ hàng đầu thế giới sáng tạo nhằm tái hiện lối vào bảo tàng – lần này, ‘Angin Cloud’ mở ra hình dung về quá trình công nghiệp hóa trên những ngọn đồi Tây Nguyên Việt Nam. Tác phẩm chính thức ra mắt vào tháng 1/2025 trong khuôn khổ Light to Night Singapore, lễ hội nghệ thuật thường niên do bảo tàng tổ chức trong khuôn khổ Tuần lễ Nghệ thuật Singapore.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/01.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> </div> <p>Được thành lập vào năm 2012 bởi Phan Thảo Nguyên, Trương Công Tùng, and Arlette Quỳnh-Anh Trần, Art Labor hợp tác cùng <a href="https://www.facebook.com/vn.art.arc.de/">vn-a</a> (visual network art and architecture) và nhóm nghệ sĩ Jrai gồm Puih Glơh, Romah Aleo, Rahlan Loh, Rchâm Jeh, Siu Kin, Puih Hăn, Siu Lơn and Siu Huel để thực hiện ‘Angin Cloud.’ Tác phẩm sắp đặt đa tầng lần này bao gồm tượng điêu khắc gỗ truyền thống Jrai, võng nằm, và các trụ gỗ treo lơ lửng từ trần nhà — mở ra giai đoạn thứ ba trong quá trình hợp tác gần một thập kỷ cùng cộng đồng Jrai tại Tây Nguyên, nối tiếp dự án <a href="https://saigoneer.com/saigon-music-art/17508-through-vietnam-s-stories-of-coffee-and-rice,-a-trio-finds-where-art-and-history-meet" target="_blank">Jrai Dew và JUA</a>.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/05.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> </div> <p>Từ tàn dư của chế độ thực dân, Tây Nguyên đã liên tục trải qua những làn sóng công nghiệp hóa và phát triển kinh tế. Từ những năm 1980, sự mở rộng nhanh chóng của của các mô hình canh tác công nghiệp, điển hình như các đồn điền hồ tiêu, đã khiến cộng đồng người Jrai rời khỏi quê hương, làm thay đổi hoàn toàn diện mạo vùng đất. Trong những dự án trước đây như Jrai Dew and JUA, Art Labor đã hợp tác chặt chẽ với các nghệ sĩ và cộng đồng Jrai để nghiên cứu, tổ chức triển lãm, và phát triển những hoạt động văn hóa nghệ thuật. Các tác phẩm của họ thường kết hợp sử dụng những yếu tố liên quan đến cà phê và gạo, tận dụng những sản phẩm nông nghiệp để phản ánh những biến đổi trong mội trường sống và trải nghiệm sống của người Jrai.</p> <p>Cốt lõi của ‘Angin Cloud’ nằm ở khái niệm ‘angin’ trong văn hóa Jrai — quá trình tuần hoàn không ngừng của các yếu tố tự nhiên như nước và không khí. Những trụ cột treo lơ lửng gợi nhắc các cấu trúc của đồn điền hồ tiêu, trong khi sự "tan biến" vào không gian của chúng tượng trưng cho sự bốc hơi của mọi vật chất vào không trung cùng nước. ‘Angin’ ở đây không chỉ là một sự chuyển hóa, mà còn là một nguồn lực mạnh mẽ đối diện trực tiếp với người xem, phản ánh sự mai một của những cánh rừng già Tây Nguyên.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/06.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/10.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> <p>Tại lối vào tầng trệt, ta bắt gặp những bức tượng gỗ Jrai khắc họa hình người và động vật, mỗi tác phẩm mang một biểu cảm riêng. Theo Art Labor và giám tuyển Kathleen Ditzig, những bức tượng này thường xuất hiện trong nghi lễ tang ma hoặc để trang trí nhà cửa, đồng thời được tin rằng có khả năng bảo vệ về mặt tâm linh. Sau nghi lễ ‘Bỏ mả’— đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn để tang — chúng thường bị bỏ lại cùng ngôi mộ và dần hòa vào thiên nhiên. Tuy nhiên, trong ‘Angin Cloud’, những bức tượng này lại mang một ý nghĩa mới: trở thành phương tiện biểu đạt cá nhân và đảm nhận vai trò của các tác phẩm nghệ thuật theo tư duy hiện đại.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/08.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/09.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Tượng gỗ Jrai thuộc ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> <p>Khách tham quan có thể ngả lưng trên những <a href="https://www.artlaborcollective.com/hammock-cafe&sa=D&source=docs&ust=1741666446068199&usg=AOvVaw19YKjeiDbLqouajag8OoxP" target="_blank">chiếc võng</a> đặt dưới tầng hầm của sảnh Padang Atrium, phóng tầm mắt lên những trụ gỗ treo lơ lửng phía trên. Chiếc võng — một vật dụng quen thuộc trong đời sống Việt Nam — thường xuất hiện cả trong nhà lẫn ngoài trời, là chốn nghỉ ngơi của nhiều người. Từ góc nhìn này, tác phẩm sắp đặt dường như đang vươn lên triền đồi rồi dần tan vào không trung, như một ẩn dụ về sự biến mất của cánh rừng và sự mai một của di sản văn hóa. Nhưng góc nhìn ấy cũng có thể đảo ngược: ta có thể hình dung tác phẩm như một đám mây đổ xuống sảnh Padang Atrium, rải những trụ gỗ và bê tông xuống không gian như những hạt mưa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/11.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <div class="centered"> <p class="image-caption">Võng được trưng bày tại tầng hầm của sảnh Padang Atrium.</p> </div> <p>Sự tương tác giữa các vật dụng nông nghiệp và kiến trúc của National Gallery Singapore là một trong những điểm nhấn của tác phẩm. Tòa nhà được xây dựng chủ yếu bằng bê tông, mang đậm phong cách neo-classical (Tân cổ điển), trong khi tính thẩm mỹ brutalist (Thô mộc) của những trụ cột lơ lửng, mô phỏng đồn điền hồ tiêu trước khi cây leo được trồng, lại như đang dần tan biến vào không gian. Khi ánh chiều tà xuyên qua lớp kính của lối vào bảo tàng, sự sắp đặt này tạo nên hiệu ứng thị giác mơ hồ, khiến những trụ cột trông như đang lơ lửng giữa không trung. Nhưng ngoài yếu tố thị giác, có lẽ sự tương tác của tác phẩm với kiến trúc gợi nhắc đến một sự đối diện thầm lặng — với quyền lực, với kiểm soát, và với những dấu vết thuộc địa còn in đậm trong kiến trúc tòa nhà. Đâu đó trong tác phẩm sắp đặt này, ta cảm nhận được tinh thần phản kháng cũng như sức sống bền bỉ của cộng đồng Jrai.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/03.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/04.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Những trụ cột như lơ lửng trên không.</p> <p>“Quá trình cộng giữa Art Labor và cộng đồng Jrai đã khơi gợi những vấn đề phức tạp trong cách chúng ta kiến tạo lịch sử nghệ thuật toàn cầu, đồng thời cho thấy cách các khuôn khổ quốc gia và khu vực thường bỏ quên hoặc biến một số cộng đồng thành công cụ phục vụ những mục đích nhất định. Thực hành nghệ thuật của Art Labor không chỉ mang tính nghiên cứu sâu sắc mà còn giàu tính đối thoại, phản ánh cách nghệ thuật Đông Nam Á có thể đóng vai trò như một phương thức kiến tạo dân tộc học. Đây cũng là một mối quan tâm trọng yếu của National Gallery Singapore trong nỗ lực đưa lịch sử nghệ thuật Đông Nam Á vào bối cảnh toàn cầu,” giám tuyển Kathleen Ditzig chia sẻ với <em>Saigoneer</em>.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/03/11/angin/12.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <div class="centered"> <p class="image-caption">Tác phẩm sắp đặt thuộc&nbsp; ‘Angin Cloud’ tại National Gallery Singapore.</p> </div> <p>Qua lăng kính tín ngưỡng và thế giới quan của người Jrai, Art Labor cùng các nghệ sĩ Jrai đã đưa trải nghiệm thị giác và không gian của ‘Angin Cloud’ vào bảo tàng. Việc trưng bày tác phẩm trong một công trình quốc gia mang dấu ấn kiến trúc thuộc địa không chỉ đặt ra thách thức đối với những quan niệm truyền thống về nghệ thuật hiện đại và đương đại, mà còn khuyến khích sự suy ngẫm sâu hơn về những khuôn khổ định hình cách ta nhìn nhận nghệ thuật ngày nay. Cách tiếp cận mang tính cộng tác với cộng đồng Jrai cũng mở rộng những khả thể trong lĩnh vực bảo tàng học, đề xuất những hướng tiếp cận khác để nhìn lại các lớp lịch sử phức tạp, cũng như cách chúng ta kết nối với nghệ thuật trong thế giới đương đại.</p> <p>[Ảnh cung cấp bởi National Gallery Singapore.]</p> <p><strong></strong><strong style="background-color: transparent;">‘<strong><a href="https://www.nationalgallery.sg/sg/en/exhibitions/angin-cloud--by-art-labor.html#featured-artworks">Angin Cloud</a></strong>’ đang được trưng bày tại sảnh Padang Atrium của National Gallery Singapore đến ngày 30 tháng 11 năm 2025. Nếu có dịp ghé thăm Singapore, hãy khám phá bộ sưu tập nghệ thuật Đông Nam Á phong phú của bảo tàng, và đừng quên dừng chân tại ‘Angin Cloud’ để trải nghiệm và chiêm ngưỡng tác phẩm!</strong></p></div> Chạy đua sinh con 'năm vàng': lộc trời cho hay hệ quả xã hội khó lường? 2025-02-03T12:51:40+07:00 2025-02-03T12:51:40+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17824-chạy-đua-sinh-con-năm-vàng-lộc-trời-cho-hay-hệ-quả-xã-hội-khó-lường Khôi Phạm. Minh họa: Hannah Hoàng. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/Web-GoldenPig0.jpg" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/Web-GoldenPig0.jpg" data-position="50% 70%" /></p> <p><em>Năm 2013, Linh nằm thao thức trên gác mái căn nhà nhỏ nơi cô bé lớn lên ở Sài Gòn. Ngày mai là ngày đầu tiên cô bé đi học tiểu học, nhưng càng cố dỗ giấc, bụng cô bé càng nôn nao. Linh có chút lo lắng, nhưng mẹ cô bé đã trấn an: không sao đâu, con sẽ ổn thôi — vì con là một đứa trẻ đặc biệt.</em></p> <p>Thực tế thì, Linh “đặc biệt” chẳng kém gì 110.708 bạn đồng trang lứa ở Sài Gòn. Tất cả đều chào đời vào năm 2007, năm Đinh Hợi, hay còn gọi là năm “heo vàng” — một trong những năm sinh được xem là may mắn bậc nhất. Cứ mỗi 60 năm, các bé heo vàng này lại “giáng trần,” là “lộc trời” hứa hẹn mang lại phú quý, thịnh vượng cho cả gia đình.</p> <p>Để tiện diễn giải, trong bài viết này, tôi sẽ tạm giả định năm Dương lịch trùng với năm Âm lịch, dù trên thực tế, lịch Âm thường chậm hơn lịch Dương 1 đến 2 tháng.</p> <h3>Tử vi tướng số 101</h3> <p>Sau một thiên niên kỷ dưới ách đô hộ của Trung Quốc, Việt Nam tất yếu tiếp thu không ít nét văn hóa Trung Hoa vào đời sống của mình. Điều này thể hiện qua nhiều khía cạnh, ở nhiều cấp độ và dịp khác nhau — từ những ngày lễ náo nhiệt của Tết Nguyên đán, cho đến những thực tế nghiệt ngã hơn như tư tưởng trọng nam khinh nữ hay áp lực thành tích học tập nặng nề. Trong số những ảnh hưởng văn hóa ấy, có lẽ việc tiếp nhận hệ thống 12 con giáp là một trong những điều nhẹ nhàng và thú vị nhất.</p> <p>Bất kỳ ai từng lướt qua một trang tử vi trên mạng đều có thể dễ dàng kể tên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Hệ thống này không chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà còn được nhiều nền văn hóa châu Á tiếp nhận, đôi khi với những điều chỉnh để phù hợp với quan niệm và môi trường địa phương.&nbsp;</p> <p>Ở Việt Nam, trâu nước thay thế cho con trâu Sửu trong tử vi Trung Hoa, còn mèo lại được đưa vào thay vì thỏ, phản ánh sự gần gũi của hai loài này với đời sống người Việt. Người Hàn Quốc thì gọi Mùi là cừu thay vì dê, trong khi người Kazakhstan, một cách đầy khó hiểu, lại quyết định chọn ốc sên thay cho rồng.</p> <p>Cũng như cung hoàng đạo phương Tây hay các nhóm tính cách MBTI, việc thỉnh thoảng tò mò về ý nghĩa đằng sau con giáp của mình hoàn toàn vô hại — miễn là ta không xem chúng như chân lý tuyệt đối. Nhưng với nhiều bậc cha mẹ Việt Nam, mọi chuyện không dừng lại ở mức giải trí. Họ sẵn sàng đào sâu vào từng chi tiết chiêm tinh, từ năm, tháng, ngày đến cả giờ sinh, chỉ để chắc chắn rằng con mình chào đời vào thời khắc thuận lợi nhất.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/zodiac/zodiac1.gif" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Trong văn hóa Trung Quốc, năm Rồng là năm được ưa chuộng nhất. Nguồn ảnh:&nbsp;<em><a href="https://www.economist.com/asia/2007/02/08/the-golden-pig-cohort" target="_blank">The Economist</a></em>.</p> <p>Phong tục sinh con theo phong thủy ở Việt Nam được tạo quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết là yếu tố con giáp, đúng như George Orwell từng nói: “Mọi loài vật đều bình đẳng, nhưng một số loài thì bình đẳng hơn những loài khác.” Trong chu kỳ 12 năm, năm Thìn luôn chứng kiến mức sinh đột biến, bởi trong văn hóa Á Đông, rồng là biểu tượng của quyền lực, uy nghi và vương giả. Điều này lý giải vì sao các năm 2000 và 2012, năm Thìn, lại có số trẻ sơ sinh tăng vọt.</p> <p>Sau rồng, các bậc cha mẹ cũng ưa chuộng những con giáp gắn liền với gia súc như trâu, dê, gà và heo, vì tin rằng trẻ sinh vào những năm này sẽ thừa hưởng sự hiền lành, trung thành và bền bỉ của loài vật cầm tinh. Ngược lại, những con giáp kém được ưa chuộng hơn thường rơi vào thỏ (mèo), rắn và hổ. Người ta cho rằng thỏ và mèo quá nhút nhát, dễ nản chí, trong khi rắn gắn liền với sự xảo quyệt nên không được xem trọng. Riêng trường hợp tuổi hổ, quan niệm này chủ yếu áp dụng cho bé gái, vì nhiều người tin rằng con gái cầm tinh hổ sẽ có tính khí mạnh mẽ, khó tìm được người "đủ sức" làm đối trọng trong hôn nhân.</p> <h3>“Heo vàng” nhà ta</h3> <p>Khái niệm “heo vàng” không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ sự tích 12 con giáp. Những năm như 2007 chỉ lặp lại mỗi 60 năm một lần theo chu kỳ <em>can chi</em>, một hệ thống tính thời gian có từ thế kỷ III sau Công nguyên. Chu kỳ này được hình thành từ sự kết hợp giữa <em>thiên can</em> và <em>địa chi</em>, hai yếu tố đan xen để xác định thứ tự các năm, từ đó tạo nên những năm đặc biệt như Đinh Hợi 2007.</p> <p>Theo hệ thống can chi, thứ tự các năm trong chu kỳ được xác định bởi 12 địa chi, tương ứng với 12 con giáp, và 10 thiên can, đại diện cho năm nguyên tố ngũ hành—kim, mộc, thủy, hỏa, thổ—kết hợp với thuộc tính âm hoặc dương. Sự kết hợp này tạo ra 60 tên gọi khác nhau cho các năm, trong đó mỗi con giáp có thể mang một trong năm yếu tố ngũ hành và thuộc tính âm hoặc dương. Chẳng hạn, năm 2018 được gọi là Mậu Tuất, có nghĩa là năm Chó mệnh Thổ.</p> <p>Trong các ngũ hành, kim luôn được các bậc phụ huynh săn đón nhất. Chữ “kim” không chỉ dùng để chỉ kim loại mà còn gắn liền với tiền bạc, của cải.&nbsp; Do đó, Những năm bắt đầu bằng hai thiên can liên quan đến kim Canh (kim dương) và Tân (kim âm) — gần như luôn được xem là “năm vàng.” Chẳng hạn, chúng ta có năm 2000 (Canh Thìn) hội tụ cả hai yếu tố may mắn: vừa là năm kim, vừa là năm rồng. Một năm mang niềm vui cho những bậc cha mẹ tin vào phong thủy, nhưng lại là bài toán nan giải cho các bệnh viện.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/may2s9j4RLk" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Tóm tắt sơ lược về 12 con giáp và hệ thống can chi.</p> <p>Hệ thống can chi có chiều sâu vô cùng phức tạp và khó có thể giải thích trọn vẹn trong khuôn khổ một bài viết. Nhưng về cơ bản, nó phản ánh sự cân bằng giữa âm và dương, trời và đất, 12 con giáp và ngũ hành. Hiểu được quy luật này, ta có thể xác định rằng năm 2007 (Đinh Hợi) là năm Heo mệnh Hỏa. Trái với suy nghĩ của nhiều người, hai yếu tố này không mang lại phú quý đến mức khiến các bậc phụ huynh đổ xô sinh con. Vậy vì sao nó vẫn được xem là “năm vàng”?</p> <p>Có lẽ Linh thực sự đặc biệt, bởi năm sinh của em, Đinh Hợi, không chỉ là một con số trong chu kỳ 60 năm mà còn gắn liền với những <a href="https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/heo-vang-dinh-hoi-2007-nam-dai-cat--dai-loi-180248.htm" target="_blank">biến động lịch sử</a>. Trước năm 627 SCN, năm Đinh Hợi đơn thuần được xem là năm “Heo mệnh Hỏa” — không hơn không kém và không có ý nghĩa gì lớn lao. Điều này thay đổi khi Trung Quốc bước sang triều đại nhà Đường sau sự sụp đổ của nhà Tùy. Khi ấy, đất nước kiệt quệ vì thuế khóa nặng nề, chiến tranh liên miên và những công trình đồ sộ, đẩy xã hội vào một giai đoạn đầy bất ổn.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Hoàng đế Đường Cao Tổ, người sáng lập nhà Đường, đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong thời gian trị vì, như giảm thuế, phân chia ruộng đất công bằng và bãi bỏ những luật lệ hà khắc. Những chính sách này nhanh chóng phát huy hiệu quả, tạo tiền đề cho triều đại của con trai ông, Đường Thái Tông, giai đoạn được xem là thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc, thịnh vượng cả về kinh tế lẫn quân sự.</span></p> <p>Nhờ sự phát triển rực rỡ này, người xưa bắt đầu gọi năm 627 SCN, thời điểm Đường Thái Tông lên ngôi, là năm “heo vàng” thay vì năm “Heo mệnh Hỏa” như thông thường. Tên gọi này dần được lưu truyền, và từ đó, những năm Đinh Hợi luôn được xem là đặc biệt may mắn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/zodiac/zodiac3.jpg" /></p> <p class="image-caption">Biểu đồ 10 thiên can (hàng thứ ba) và 12 địa chi.&nbsp;</p> <h3>“Vàng” có chắc đã quý?</h3> <p>​​Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam chạy theo niềm tìm sinh con đúng năm đẹp, nhưng thực tế, gần như không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những "năm vàng" mang lại lợi ích rõ ràng cho trẻ. Hầu hết phụ huynh chỉ tin theo quan niệm may mắn mà không thể chỉ ra cụ thể năm sinh ảnh hưởng thế nào đến thành tích học tập, trí tuệ, quan hệ xã hội hay cơ hội nghề nghiệp của con cái.</p> <p>Theo nhà nghiên cứu <a href="https://afamily.vn/he-luy-chay-dua-sinh-con-nam-thin-tham-vang-ruoc-nguy-20120214101323802.chn" target="_blank">Nguyễn Bá Minh</a>&nbsp;từ Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người Việt Nam, trong 40 năm nghiên cứu và tư vấn triết lý phương Đông cho các cặp vợ chồng, ông nhận thấy khoảng 50% phụ huynh có con trai sinh năm 2000 — một năm Thìn được coi là “vàng” — đã ly hôn hoặc ly thân. Nói về những người sinh năm 1952, cũng là một năm Thìn, ông chia sẻ: “Trong số tất cả bạn bè của tôi ở tuổi này thì họ rất vất vả trong cuộc sống, đa số 'thân lập thân,' rất ít người thành đạt.”</p> <p>Ông cho rằng thời điểm tốt nhất để sinh con không phụ thuộc vào quy luật trời đất, mà nằm ở điều kiện của gia đình. Khi cha mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh và vững vàng về tài chính, con cái cũng có nhiều cơ hội để lớn lên trong hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng để có một đứa con "vàng," nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đánh cược mọi thứ — từ tiền bạc, thời gian cho đến cả sức khỏe của chính mình.</p> <p>Phải mất nhiều thập kỷ mới biết được liệu sinh con theo năm đẹp có thực sự mang lại giàu sang và thành công hay không. Những đứa trẻ "vàng" rồi cũng phải tốt nghiệp, đi làm, thử vận may vé số hay mở startup — những chuyện mà ai cũng biết là... còn tùy duyên. Nhưng trong khi kết quả vẫn còn xa tít, hệ lụy của việc chạy theo năm đẹp đã lộ rõ ngay từ lúc những đứa trẻ này cất tiếng khóc chào đời.</p> <p>Năm 2003, năm “dê vàng,” Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội đón tổng cộng 14.000 ca sinh chỉ trong 9 tháng đầu năm — cao hơn trung bình những năm khác đến 3.000 ca. Trong 3 tháng cuối năm, danh sách chờ sinh đã có thêm 5.000 bà mẹ đăng ký, trong khi bệnh viện chỉ có vỏn vẹn 380 giường. Cơn sốt sinh con này khiến hệ thống y tế quá tải trầm trọng: sản phụ phải nằm chung giường, còn đội ngũ bác sĩ phải căng mình chăm sóc hàng trăm bà mẹ vừa sinh xong.</p> <p>Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhận xét rằng bệnh nhân của bà đến từ đủ mọi tầng lớp, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu: nhất quyết phải sinh con tuổi Mùi trong năm 2003.</p> <p>“Có gia đình dù đã đầy đủ cả trai lẫn gái vẫn muốn sinh thêm. Hoặc có người thể trạng không tốt, sinh con có thể gặp nguy hiểm, nhưng vì bị gia đình thúc ép đành phải sinh. Cá biệt, có đôi uyên ương chưa sẵn sàng tiến tới hôn nhân, nhưng vì muốn có ‘con dê vàng’ nên vội vàng cưới đầu năm để đến cuối năm sinh thằng cu. Không biết các cháu sau này có phú quý thật không, nhưng giờ thì không chỉ các bà mẹ, mà cả chúng tôi đều khổ.”</p> <h3>Đông chưa chắc đã vui</h3> <p>Dưới sức nặng của danh xưng “heo vàng” đặc biệt — chỉ xuất hiện một lần mỗi 60 năm — những đứa trẻ sinh năm 2007 như Linh có lẽ đã sớm phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt để có được một nền giáo dục chất lượng. Năm 2013, các trường tiểu học công lập ở Sài Gòn đón khoảng 110.709 học sinh lớp 1 mới, phần lớn là kết quả của cơn sốt sinh con năm Đinh Hợi – năm được cho là mang lại vận may.</p> <p>Con số này tăng đến 40.804 em so với năm 2012, trong khi số lượng trường học và phòng học gần như không thay đổi. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9 buộc phải tận dụng cơ sở vật chất của các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông để đáp ứng làn sóng học sinh lớp 1. Tại quận Gò Vấp, các trường phải chấp nhận giải pháp nhồi nhét, nâng sĩ số mỗi lớp lên 45 đến 50 em.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/zodiac/zodiac2.jpg" /></p> <p class="image-caption">Phòng học lớp 1 điển hình ở Việt Nam.</p> <p>Vì quy luật tuần hoàn của 12 con giáp, vấn đề quá tải này không tự biến mất mà cứ thế tái diễn theo từng cấp học, cho đến khi lứa học sinh này tốt nghiệp. Điểm khác biệt duy nhất là đến lúc đó, áp lực lại đè nặng lên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một học sinh Việt Nam điển hình sẽ trải qua 12 năm học trong hệ thống công lập: từ lớp 1 đến lớp 5 ở bậc tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 9 ở bậc trung học cơ sở, và từ lớp 10 đến lớp 12 ở bậc trung học phổ thông.</p> <p>Năm 2018, các trường trung học phổ thông phải gánh chịu áp lực từ lứa “dê vàng” sinh năm 2003, với 109.000 học sinh bước vào lớp 10 tại Hà Nội — tăng 24.000 em so với năm trước. Tương tự, các trường trung học cơ sở ở thủ đô cũng tiếp nhận khoảng 125.000 “heo vàng” sinh năm 2007, nhiều hơn 11.000 em so với số học sinh lớp 6 của năm trước.</p> <p>Phải chen chúc trong một môi trường học tập quá tải chắc chắn không mấy dễ chịu, nhưng hệ quả nặng nề nhất của trào lưu sinh con theo phong thủy lại thể hiện rõ nhất ở kỳ thi tốt nghiệp năm nay, với sự góp mặt của thế hệ “<a href="https://saigoneer.com/saigon-culture/26793-in-the-year-of-the-dragon,-confessions-of-a-supposedly-auspicious-dragon-baby" target="_blank">rồng vàng</a>” sinh năm 2000.</p> <p>Trong hệ thống trường công ở Việt Nam, hầu hết học sinh được phân vào trường dựa trên địa chỉ hộ khẩu, tức là nếu có một trường gần nhà, các em gần như chắc chắn có suất học. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một kỳ thi đại học khốc liệt, khi thí sinh trên cả nước có thể tự do lựa chọn trường theo nguyện vọng, bất kể vị trí địa lý. Tháng 6 năm nay, khoảng <a href="http://danviet.vn/tin-tuc/hon-925000-rong-vang-buoc-vao-ky-thi-thpt-quoc-gia-2018-888004.html" target="_blank">925.000</a> thí sinh tham gia kỳ thi, so với 865.000 thí sinh vào năm 2017. Tổng cộng, thế hệ “rồng vàng” sinh năm 2000 phải cạnh tranh với nhiều hơn 60.000 đối thủ so với lứa đàn anh ngay trước đó.</p> <p>Không loại trừ khả năng Linh vẫn học tập tốt trong lớp 49 bạn của mình. Thay vì thấy lớp học chật chội như các nhà thống kê, em có thể lại thấy đó là cơ hội để kết thêm nhiều bạn và tận hưởng 5 năm tiểu học đáng nhớ. Thay vì áp lực thi cử như các cán bộ tuyển sinh, em có thể xem đó là dịp để thử thách bản thân. Chúng ta không thể chắc chắn rằng năm sinh thực sự ảnh hưởng tích cực đến số phận của một đứa trẻ, nhưng cũng không dễ để bác bỏ hoàn toàn tác động của nó chỉ dựa trên số liệu vĩ mô.</p> <p>Có lẽ mọi chuyện sẽ bớt phức tạp hơn nếu các bậc phụ huynh làm theo lời khuyên của nhà nghiên cứu Đỗ Bá Minh: chỉ cần cha mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh và vững vàng về tài chính, con cái cũng sẽ có nhiều cơ hội để lớn lên được hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/Web-GoldenPig0.jpg" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/Web-GoldenPig0.jpg" data-position="50% 70%" /></p> <p><em>Năm 2013, Linh nằm thao thức trên gác mái căn nhà nhỏ nơi cô bé lớn lên ở Sài Gòn. Ngày mai là ngày đầu tiên cô bé đi học tiểu học, nhưng càng cố dỗ giấc, bụng cô bé càng nôn nao. Linh có chút lo lắng, nhưng mẹ cô bé đã trấn an: không sao đâu, con sẽ ổn thôi — vì con là một đứa trẻ đặc biệt.</em></p> <p>Thực tế thì, Linh “đặc biệt” chẳng kém gì 110.708 bạn đồng trang lứa ở Sài Gòn. Tất cả đều chào đời vào năm 2007, năm Đinh Hợi, hay còn gọi là năm “heo vàng” — một trong những năm sinh được xem là may mắn bậc nhất. Cứ mỗi 60 năm, các bé heo vàng này lại “giáng trần,” là “lộc trời” hứa hẹn mang lại phú quý, thịnh vượng cho cả gia đình.</p> <p>Để tiện diễn giải, trong bài viết này, tôi sẽ tạm giả định năm Dương lịch trùng với năm Âm lịch, dù trên thực tế, lịch Âm thường chậm hơn lịch Dương 1 đến 2 tháng.</p> <h3>Tử vi tướng số 101</h3> <p>Sau một thiên niên kỷ dưới ách đô hộ của Trung Quốc, Việt Nam tất yếu tiếp thu không ít nét văn hóa Trung Hoa vào đời sống của mình. Điều này thể hiện qua nhiều khía cạnh, ở nhiều cấp độ và dịp khác nhau — từ những ngày lễ náo nhiệt của Tết Nguyên đán, cho đến những thực tế nghiệt ngã hơn như tư tưởng trọng nam khinh nữ hay áp lực thành tích học tập nặng nề. Trong số những ảnh hưởng văn hóa ấy, có lẽ việc tiếp nhận hệ thống 12 con giáp là một trong những điều nhẹ nhàng và thú vị nhất.</p> <p>Bất kỳ ai từng lướt qua một trang tử vi trên mạng đều có thể dễ dàng kể tên 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Hệ thống này không chỉ phổ biến ở Trung Hoa mà còn được nhiều nền văn hóa châu Á tiếp nhận, đôi khi với những điều chỉnh để phù hợp với quan niệm và môi trường địa phương.&nbsp;</p> <p>Ở Việt Nam, trâu nước thay thế cho con trâu Sửu trong tử vi Trung Hoa, còn mèo lại được đưa vào thay vì thỏ, phản ánh sự gần gũi của hai loài này với đời sống người Việt. Người Hàn Quốc thì gọi Mùi là cừu thay vì dê, trong khi người Kazakhstan, một cách đầy khó hiểu, lại quyết định chọn ốc sên thay cho rồng.</p> <p>Cũng như cung hoàng đạo phương Tây hay các nhóm tính cách MBTI, việc thỉnh thoảng tò mò về ý nghĩa đằng sau con giáp của mình hoàn toàn vô hại — miễn là ta không xem chúng như chân lý tuyệt đối. Nhưng với nhiều bậc cha mẹ Việt Nam, mọi chuyện không dừng lại ở mức giải trí. Họ sẵn sàng đào sâu vào từng chi tiết chiêm tinh, từ năm, tháng, ngày đến cả giờ sinh, chỉ để chắc chắn rằng con mình chào đời vào thời khắc thuận lợi nhất.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/zodiac/zodiac1.gif" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Trong văn hóa Trung Quốc, năm Rồng là năm được ưa chuộng nhất. Nguồn ảnh:&nbsp;<em><a href="https://www.economist.com/asia/2007/02/08/the-golden-pig-cohort" target="_blank">The Economist</a></em>.</p> <p>Phong tục sinh con theo phong thủy ở Việt Nam được tạo quyết định bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trước hết là yếu tố con giáp, đúng như George Orwell từng nói: “Mọi loài vật đều bình đẳng, nhưng một số loài thì bình đẳng hơn những loài khác.” Trong chu kỳ 12 năm, năm Thìn luôn chứng kiến mức sinh đột biến, bởi trong văn hóa Á Đông, rồng là biểu tượng của quyền lực, uy nghi và vương giả. Điều này lý giải vì sao các năm 2000 và 2012, năm Thìn, lại có số trẻ sơ sinh tăng vọt.</p> <p>Sau rồng, các bậc cha mẹ cũng ưa chuộng những con giáp gắn liền với gia súc như trâu, dê, gà và heo, vì tin rằng trẻ sinh vào những năm này sẽ thừa hưởng sự hiền lành, trung thành và bền bỉ của loài vật cầm tinh. Ngược lại, những con giáp kém được ưa chuộng hơn thường rơi vào thỏ (mèo), rắn và hổ. Người ta cho rằng thỏ và mèo quá nhút nhát, dễ nản chí, trong khi rắn gắn liền với sự xảo quyệt nên không được xem trọng. Riêng trường hợp tuổi hổ, quan niệm này chủ yếu áp dụng cho bé gái, vì nhiều người tin rằng con gái cầm tinh hổ sẽ có tính khí mạnh mẽ, khó tìm được người "đủ sức" làm đối trọng trong hôn nhân.</p> <h3>“Heo vàng” nhà ta</h3> <p>Khái niệm “heo vàng” không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ sự tích 12 con giáp. Những năm như 2007 chỉ lặp lại mỗi 60 năm một lần theo chu kỳ <em>can chi</em>, một hệ thống tính thời gian có từ thế kỷ III sau Công nguyên. Chu kỳ này được hình thành từ sự kết hợp giữa <em>thiên can</em> và <em>địa chi</em>, hai yếu tố đan xen để xác định thứ tự các năm, từ đó tạo nên những năm đặc biệt như Đinh Hợi 2007.</p> <p>Theo hệ thống can chi, thứ tự các năm trong chu kỳ được xác định bởi 12 địa chi, tương ứng với 12 con giáp, và 10 thiên can, đại diện cho năm nguyên tố ngũ hành—kim, mộc, thủy, hỏa, thổ—kết hợp với thuộc tính âm hoặc dương. Sự kết hợp này tạo ra 60 tên gọi khác nhau cho các năm, trong đó mỗi con giáp có thể mang một trong năm yếu tố ngũ hành và thuộc tính âm hoặc dương. Chẳng hạn, năm 2018 được gọi là Mậu Tuất, có nghĩa là năm Chó mệnh Thổ.</p> <p>Trong các ngũ hành, kim luôn được các bậc phụ huynh săn đón nhất. Chữ “kim” không chỉ dùng để chỉ kim loại mà còn gắn liền với tiền bạc, của cải.&nbsp; Do đó, Những năm bắt đầu bằng hai thiên can liên quan đến kim Canh (kim dương) và Tân (kim âm) — gần như luôn được xem là “năm vàng.” Chẳng hạn, chúng ta có năm 2000 (Canh Thìn) hội tụ cả hai yếu tố may mắn: vừa là năm kim, vừa là năm rồng. Một năm mang niềm vui cho những bậc cha mẹ tin vào phong thủy, nhưng lại là bài toán nan giải cho các bệnh viện.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/may2s9j4RLk" frameborder="0" allow="autoplay; encrypted-media" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Tóm tắt sơ lược về 12 con giáp và hệ thống can chi.</p> <p>Hệ thống can chi có chiều sâu vô cùng phức tạp và khó có thể giải thích trọn vẹn trong khuôn khổ một bài viết. Nhưng về cơ bản, nó phản ánh sự cân bằng giữa âm và dương, trời và đất, 12 con giáp và ngũ hành. Hiểu được quy luật này, ta có thể xác định rằng năm 2007 (Đinh Hợi) là năm Heo mệnh Hỏa. Trái với suy nghĩ của nhiều người, hai yếu tố này không mang lại phú quý đến mức khiến các bậc phụ huynh đổ xô sinh con. Vậy vì sao nó vẫn được xem là “năm vàng”?</p> <p>Có lẽ Linh thực sự đặc biệt, bởi năm sinh của em, Đinh Hợi, không chỉ là một con số trong chu kỳ 60 năm mà còn gắn liền với những <a href="https://nld.com.vn/van-hoa-van-nghe/heo-vang-dinh-hoi-2007-nam-dai-cat--dai-loi-180248.htm" target="_blank">biến động lịch sử</a>. Trước năm 627 SCN, năm Đinh Hợi đơn thuần được xem là năm “Heo mệnh Hỏa” — không hơn không kém và không có ý nghĩa gì lớn lao. Điều này thay đổi khi Trung Quốc bước sang triều đại nhà Đường sau sự sụp đổ của nhà Tùy. Khi ấy, đất nước kiệt quệ vì thuế khóa nặng nề, chiến tranh liên miên và những công trình đồ sộ, đẩy xã hội vào một giai đoạn đầy bất ổn.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Hoàng đế Đường Cao Tổ, người sáng lập nhà Đường, đã thực hiện nhiều cải cách quan trọng trong thời gian trị vì, như giảm thuế, phân chia ruộng đất công bằng và bãi bỏ những luật lệ hà khắc. Những chính sách này nhanh chóng phát huy hiệu quả, tạo tiền đề cho triều đại của con trai ông, Đường Thái Tông, giai đoạn được xem là thời kỳ hoàng kim của Trung Quốc, thịnh vượng cả về kinh tế lẫn quân sự.</span></p> <p>Nhờ sự phát triển rực rỡ này, người xưa bắt đầu gọi năm 627 SCN, thời điểm Đường Thái Tông lên ngôi, là năm “heo vàng” thay vì năm “Heo mệnh Hỏa” như thông thường. Tên gọi này dần được lưu truyền, và từ đó, những năm Đinh Hợi luôn được xem là đặc biệt may mắn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/zodiac/zodiac3.jpg" /></p> <p class="image-caption">Biểu đồ 10 thiên can (hàng thứ ba) và 12 địa chi.&nbsp;</p> <h3>“Vàng” có chắc đã quý?</h3> <p>​​Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam chạy theo niềm tìm sinh con đúng năm đẹp, nhưng thực tế, gần như không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những "năm vàng" mang lại lợi ích rõ ràng cho trẻ. Hầu hết phụ huynh chỉ tin theo quan niệm may mắn mà không thể chỉ ra cụ thể năm sinh ảnh hưởng thế nào đến thành tích học tập, trí tuệ, quan hệ xã hội hay cơ hội nghề nghiệp của con cái.</p> <p>Theo nhà nghiên cứu <a href="https://afamily.vn/he-luy-chay-dua-sinh-con-nam-thin-tham-vang-ruoc-nguy-20120214101323802.chn" target="_blank">Nguyễn Bá Minh</a>&nbsp;từ Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng Con người Việt Nam, trong 40 năm nghiên cứu và tư vấn triết lý phương Đông cho các cặp vợ chồng, ông nhận thấy khoảng 50% phụ huynh có con trai sinh năm 2000 — một năm Thìn được coi là “vàng” — đã ly hôn hoặc ly thân. Nói về những người sinh năm 1952, cũng là một năm Thìn, ông chia sẻ: “Trong số tất cả bạn bè của tôi ở tuổi này thì họ rất vất vả trong cuộc sống, đa số 'thân lập thân,' rất ít người thành đạt.”</p> <p>Ông cho rằng thời điểm tốt nhất để sinh con không phụ thuộc vào quy luật trời đất, mà nằm ở điều kiện của gia đình. Khi cha mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh và vững vàng về tài chính, con cái cũng có nhiều cơ hội để lớn lên trong hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công. Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng để có một đứa con "vàng," nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng đánh cược mọi thứ — từ tiền bạc, thời gian cho đến cả sức khỏe của chính mình.</p> <p>Phải mất nhiều thập kỷ mới biết được liệu sinh con theo năm đẹp có thực sự mang lại giàu sang và thành công hay không. Những đứa trẻ "vàng" rồi cũng phải tốt nghiệp, đi làm, thử vận may vé số hay mở startup — những chuyện mà ai cũng biết là... còn tùy duyên. Nhưng trong khi kết quả vẫn còn xa tít, hệ lụy của việc chạy theo năm đẹp đã lộ rõ ngay từ lúc những đứa trẻ này cất tiếng khóc chào đời.</p> <p>Năm 2003, năm “dê vàng,” Bệnh viện Phụ sản Trung ương Hà Nội đón tổng cộng 14.000 ca sinh chỉ trong 9 tháng đầu năm — cao hơn trung bình những năm khác đến 3.000 ca. Trong 3 tháng cuối năm, danh sách chờ sinh đã có thêm 5.000 bà mẹ đăng ký, trong khi bệnh viện chỉ có vỏn vẹn 380 giường. Cơn sốt sinh con này khiến hệ thống y tế quá tải trầm trọng: sản phụ phải nằm chung giường, còn đội ngũ bác sĩ phải căng mình chăm sóc hàng trăm bà mẹ vừa sinh xong.</p> <p>Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh từ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nhận xét rằng bệnh nhân của bà đến từ đủ mọi tầng lớp, nhưng tất cả đều có chung một mục tiêu: nhất quyết phải sinh con tuổi Mùi trong năm 2003.</p> <p>“Có gia đình dù đã đầy đủ cả trai lẫn gái vẫn muốn sinh thêm. Hoặc có người thể trạng không tốt, sinh con có thể gặp nguy hiểm, nhưng vì bị gia đình thúc ép đành phải sinh. Cá biệt, có đôi uyên ương chưa sẵn sàng tiến tới hôn nhân, nhưng vì muốn có ‘con dê vàng’ nên vội vàng cưới đầu năm để đến cuối năm sinh thằng cu. Không biết các cháu sau này có phú quý thật không, nhưng giờ thì không chỉ các bà mẹ, mà cả chúng tôi đều khổ.”</p> <h3>Đông chưa chắc đã vui</h3> <p>Dưới sức nặng của danh xưng “heo vàng” đặc biệt — chỉ xuất hiện một lần mỗi 60 năm — những đứa trẻ sinh năm 2007 như Linh có lẽ đã sớm phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khốc liệt để có được một nền giáo dục chất lượng. Năm 2013, các trường tiểu học công lập ở Sài Gòn đón khoảng 110.709 học sinh lớp 1 mới, phần lớn là kết quả của cơn sốt sinh con năm Đinh Hợi – năm được cho là mang lại vận may.</p> <p>Con số này tăng đến 40.804 em so với năm 2012, trong khi số lượng trường học và phòng học gần như không thay đổi. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9 buộc phải tận dụng cơ sở vật chất của các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông để đáp ứng làn sóng học sinh lớp 1. Tại quận Gò Vấp, các trường phải chấp nhận giải pháp nhồi nhét, nâng sĩ số mỗi lớp lên 45 đến 50 em.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2018/10/Oct22/zodiac/zodiac2.jpg" /></p> <p class="image-caption">Phòng học lớp 1 điển hình ở Việt Nam.</p> <p>Vì quy luật tuần hoàn của 12 con giáp, vấn đề quá tải này không tự biến mất mà cứ thế tái diễn theo từng cấp học, cho đến khi lứa học sinh này tốt nghiệp. Điểm khác biệt duy nhất là đến lúc đó, áp lực lại đè nặng lên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. Một học sinh Việt Nam điển hình sẽ trải qua 12 năm học trong hệ thống công lập: từ lớp 1 đến lớp 5 ở bậc tiểu học, từ lớp 6 đến lớp 9 ở bậc trung học cơ sở, và từ lớp 10 đến lớp 12 ở bậc trung học phổ thông.</p> <p>Năm 2018, các trường trung học phổ thông phải gánh chịu áp lực từ lứa “dê vàng” sinh năm 2003, với 109.000 học sinh bước vào lớp 10 tại Hà Nội — tăng 24.000 em so với năm trước. Tương tự, các trường trung học cơ sở ở thủ đô cũng tiếp nhận khoảng 125.000 “heo vàng” sinh năm 2007, nhiều hơn 11.000 em so với số học sinh lớp 6 của năm trước.</p> <p>Phải chen chúc trong một môi trường học tập quá tải chắc chắn không mấy dễ chịu, nhưng hệ quả nặng nề nhất của trào lưu sinh con theo phong thủy lại thể hiện rõ nhất ở kỳ thi tốt nghiệp năm nay, với sự góp mặt của thế hệ “<a href="https://saigoneer.com/saigon-culture/26793-in-the-year-of-the-dragon,-confessions-of-a-supposedly-auspicious-dragon-baby" target="_blank">rồng vàng</a>” sinh năm 2000.</p> <p>Trong hệ thống trường công ở Việt Nam, hầu hết học sinh được phân vào trường dựa trên địa chỉ hộ khẩu, tức là nếu có một trường gần nhà, các em gần như chắc chắn có suất học. Tuy nhiên, điều này lại dẫn đến một kỳ thi đại học khốc liệt, khi thí sinh trên cả nước có thể tự do lựa chọn trường theo nguyện vọng, bất kể vị trí địa lý. Tháng 6 năm nay, khoảng <a href="http://danviet.vn/tin-tuc/hon-925000-rong-vang-buoc-vao-ky-thi-thpt-quoc-gia-2018-888004.html" target="_blank">925.000</a> thí sinh tham gia kỳ thi, so với 865.000 thí sinh vào năm 2017. Tổng cộng, thế hệ “rồng vàng” sinh năm 2000 phải cạnh tranh với nhiều hơn 60.000 đối thủ so với lứa đàn anh ngay trước đó.</p> <p>Không loại trừ khả năng Linh vẫn học tập tốt trong lớp 49 bạn của mình. Thay vì thấy lớp học chật chội như các nhà thống kê, em có thể lại thấy đó là cơ hội để kết thêm nhiều bạn và tận hưởng 5 năm tiểu học đáng nhớ. Thay vì áp lực thi cử như các cán bộ tuyển sinh, em có thể xem đó là dịp để thử thách bản thân. Chúng ta không thể chắc chắn rằng năm sinh thực sự ảnh hưởng tích cực đến số phận của một đứa trẻ, nhưng cũng không dễ để bác bỏ hoàn toàn tác động của nó chỉ dựa trên số liệu vĩ mô.</p> <p>Có lẽ mọi chuyện sẽ bớt phức tạp hơn nếu các bậc phụ huynh làm theo lời khuyên của nhà nghiên cứu Đỗ Bá Minh: chỉ cần cha mẹ hạnh phúc, khỏe mạnh và vững vàng về tài chính, con cái cũng sẽ có nhiều cơ hội để lớn lên được hạnh phúc, khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống.</p></div> Viết cho giai đoạn ẩm ương khi mọi vấn đề đều được hóa giải bằng câu 'Tết mà' 2025-01-30T15:54:00+07:00 2025-01-30T15:54:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17638-viết-cho-giai-đoạn-ẩm-ương-khi-mọi-vấn-đề-đều-được-hóa-giải-bằng-câu-tết-mà Paul Christiansen. Ảnh: Alberto Prieto. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/2024/01/16/Tet-excuse/tet2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/26/topfb1m.webp" data-position="50% 80%" /></p> <p dir="ltr">Tôi không ưa các thể loại lý do lý trấu.</p> <p dir="ltr">Dối mình không tốt, dối người còn tệ hơn. Viện cớ bận bịu để từ chối kèo hay đổ thừa kẹt xe để đi trễ — cốt lõi của mọi sự biện minh là một lời nói dối.</p> <p dir="ltr">Dẫu vậy, trong lòng tôi, chỉ có một lý do đủ sức mạnh để đánh bại tất cả: Tết mà. Cứ đến tháng Giêng, tháng Chạp, Tết Nguyên Đán mặc định trở thành nguồn cơn cho mọi trắc trở trong công việc lẫn đời sống của người Việt. Chị kế toán đi đẻ? Email “seen không rep”? Lô cốt xây hoài không xong? Săn sale cháy túi? 10 giờ sáng đã rượu chè? <em>Trời ơi đang Tết Nhất mà em, du di cái nha!</em>&nbsp;(ngoài ra còn có <em>Trời ơi sắp Tết tới nơi rồi mà em!&nbsp;</em>và <em>Trời ơi mới nghỉ Tết xong mà em!</em>). Lỡ có làm phật ý ai? Lôi ngay Tết ra làm kim bài miễn tử.&nbsp;</p> <div class="half-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/2024/01/16/Tet-excuse/tetimage2.webp" /></div> <p dir="ltr">Tất nhiên, đằng sau cái hân hoan ngày Tết cũng có những hệ lụy trầm trọng hơn, như các loại tệ nạn xã hội, cờ bạc, chạy chọt, vân vân và mây mây, không thể cứ ỉ i “chuyện cũ mình bỏ qua, Tết này cùng cười lên ha ha” hết được. Nhưng trừ những trường hợp đó ra, sự hữu hiệu của “Tết mà” gần như dành cho mọi người. Trong khoảng một tháng, Tết giúp ta thoát khỏi sự kỳ vọng và nỗi thất vọng của thế gian.&nbsp;<em>Thôi Tết rồi&nbsp;</em>là đường cùng của kẻ đuối lý, mong đối phương “lòng từ bi bất ngờ” mà tha thứ cho lỗi lầm của mình.</p> <p dir="ltr">Trong bối cảnh hiện đại, cái an yên ngày Tết ngày càng mất đi khi nhiều hàng quán mở cửa xuyên dịp lễ, người dân trong nước cũng ưa chuộng những chuyến đi du lịch nước ngoài thay vì ăn Tết tại nhà; mâm cỗ Tết truyền thống, đủ đầy dần bị thay thế bởi những món ngon nấu sẵn tiện lợi ngoài tiệm. Mỗi năm, người ta cứ nói với nhau “Tết giờ hết vui như xưa rồi,” nhưng tôi biết, Tết chỉ thực sự biến mất nếu một ngày tôi dùng lý do “Tết mà” chỉ để nhận lại phản hồi dửng dưng: “Thì sao?”</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/2024/01/16/Tet-excuse/tet2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/26/topfb1m.webp" data-position="50% 80%" /></p> <p dir="ltr">Tôi không ưa các thể loại lý do lý trấu.</p> <p dir="ltr">Dối mình không tốt, dối người còn tệ hơn. Viện cớ bận bịu để từ chối kèo hay đổ thừa kẹt xe để đi trễ — cốt lõi của mọi sự biện minh là một lời nói dối.</p> <p dir="ltr">Dẫu vậy, trong lòng tôi, chỉ có một lý do đủ sức mạnh để đánh bại tất cả: Tết mà. Cứ đến tháng Giêng, tháng Chạp, Tết Nguyên Đán mặc định trở thành nguồn cơn cho mọi trắc trở trong công việc lẫn đời sống của người Việt. Chị kế toán đi đẻ? Email “seen không rep”? Lô cốt xây hoài không xong? Săn sale cháy túi? 10 giờ sáng đã rượu chè? <em>Trời ơi đang Tết Nhất mà em, du di cái nha!</em>&nbsp;(ngoài ra còn có <em>Trời ơi sắp Tết tới nơi rồi mà em!&nbsp;</em>và <em>Trời ơi mới nghỉ Tết xong mà em!</em>). Lỡ có làm phật ý ai? Lôi ngay Tết ra làm kim bài miễn tử.&nbsp;</p> <div class="half-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/2024/01/16/Tet-excuse/tetimage2.webp" /></div> <p dir="ltr">Tất nhiên, đằng sau cái hân hoan ngày Tết cũng có những hệ lụy trầm trọng hơn, như các loại tệ nạn xã hội, cờ bạc, chạy chọt, vân vân và mây mây, không thể cứ ỉ i “chuyện cũ mình bỏ qua, Tết này cùng cười lên ha ha” hết được. Nhưng trừ những trường hợp đó ra, sự hữu hiệu của “Tết mà” gần như dành cho mọi người. Trong khoảng một tháng, Tết giúp ta thoát khỏi sự kỳ vọng và nỗi thất vọng của thế gian.&nbsp;<em>Thôi Tết rồi&nbsp;</em>là đường cùng của kẻ đuối lý, mong đối phương “lòng từ bi bất ngờ” mà tha thứ cho lỗi lầm của mình.</p> <p dir="ltr">Trong bối cảnh hiện đại, cái an yên ngày Tết ngày càng mất đi khi nhiều hàng quán mở cửa xuyên dịp lễ, người dân trong nước cũng ưa chuộng những chuyến đi du lịch nước ngoài thay vì ăn Tết tại nhà; mâm cỗ Tết truyền thống, đủ đầy dần bị thay thế bởi những món ngon nấu sẵn tiện lợi ngoài tiệm. Mỗi năm, người ta cứ nói với nhau “Tết giờ hết vui như xưa rồi,” nhưng tôi biết, Tết chỉ thực sự biến mất nếu một ngày tôi dùng lý do “Tết mà” chỉ để nhận lại phản hồi dửng dưng: “Thì sao?”</p></div> Tự chọn áo dài Tết, tôi tìm thấy mình trong hình ảnh nữ tính 'không truyền thống' 2025-01-29T17:00:00+07:00 2025-01-29T17:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17644-tự-chọn-áo-dài-tết,-tôi-tìm-thấy-mình-trong-hình-ảnh-nữ-tính-không-truyền-thống Ngọc Hân. Ảnh: Yumi-kito. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/02/02/aodai/fbcrop123m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p>Trung học có lẽ là giai đoạn ẩm ương đối với hầu hết chúng ta, như những mô típ kinh điển trong các bộ phim tuổi mới lớn. Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam và đã trải qua khoảng thời gian mài đũng quần ở đây, nét văn hóa từng làm tôi vô cùng chật vật chính là quy định mặc áo dài mỗi sáng thứ 2 chỉ áp dụng riêng cho học sinh nữ.</p> <p>Quy định này là lý do duy nhất khiến tôi bị mời phụ huynh, vì hàng tuần liền tôi đã cố gắng lách luật. Thông thường, các bạn nữ dù có khó chịu với việc mặc áo dài cũng sẽ ngậm đắng nuốt cay tuân theo vì cố ý vi phạm chỉ gây phiền toái. Hành động cố ý không mặc đồng phục áo dài của tôi trong mắt thầy cô tôi như cái vẫy vùng để gây chú ý. Trên thực tế, việc tôi kiên trì “cúp” mặc áo dài không phải vì tôi ghét bỏ gì bộ trang phục, nó đến từ việc giáo viên liên tục cố gắng “đóng khung” chúng tôi vào hình ảnh nữ tính mà họ muốn khi chúng tôi mặc áo dài.</p> <div class="imageSection"> <div class="whiteCardOuter" style="transform: rotate(8.615deg);"> <div class="whiteCard"> <div class="cardHeader"> <div class="line">&nbsp;</div> <div class="cardHeaderText"> <p>Tháng Giêng</p> <p>2024</p> </div> <div class="line">&nbsp;</div> </div> <img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/01.webp?s=2048x2048&w=is&k=20&c=9StHC8d455f_gX-TJZoRMxlTscOcxDPd0vMvXvj1slE=" /> <div class="cardCaption" id="flowers">Áo dài truyền thống. Nguồn ảnh: Thanh Niên.</div> </div> </div> <div class="whiteCardOuter" style="transform: rotate(-20.312deg);"> <div class="whiteCard"> <div class="cardHeader"> <div class="line">&nbsp;</div> <div class="cardHeaderText"> <p>Tháng Giêng</p> <p>2024</p> </div> <div class="line">&nbsp;</div> </div> <img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/02.webp?s=2048x2048&w=is&k=20&c=9StHC8d455f_gX-TJZoRMxlTscOcxDPd0vMvXvj1slE=" /> <div class="cardCaption" id="lixi">Tuy có nhiều phiên bản áo dài khác nhau nhưng các cơ sở trường học tại Việt Nam chỉ chấp nhận loại áo dài trắng, ôm sát cơ thể làm đồng phục cho nữ sinh.</div> </div> </div> </div> <p>Ngày nay áo dài được thiết kế và may dưới nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, ngoài áo dài truyền thống, chúng ta còn có áo dài dáng suông, và cả áo dài cách tân với đủ màu sắc và loại vải. Tuy nhiên trong môi trường học đường, áo dài truyền thống vẫn luôn là dáng áo duy nhất được chấp nhận. Áo dài truyền thống bấy lâu nay vẫn luôn là dáng áo dài phổ biến nhất, nhưng form ôm sát của loại áo dài không thật sự dành cho tất cả mọi người. Cách áo ôm sát cơ thể, làm cho việc xoay sở hoạt động thường nhật khó khăn, cách áo thắt eo cũng gây nhiều khó khắn cho các bạn gái tuổi teen chưa có hình thể lý tưởng hay sự tự tin.</p> <div class="imageSection"> <div class="whiteCardOuter" style="transform: rotate(8.615deg);"> <div class="whiteCard"> <div class="cardHeader"> <div class="line">&nbsp;</div> <div class="cardHeaderText"> <p>Tháng Giêng</p> <p>2024</p> </div> <div class="line">&nbsp;</div> </div> <img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/03.webp?s=2048x2048&w=is&k=20&c=9StHC8d455f_gX-TJZoRMxlTscOcxDPd0vMvXvj1slE=" /> <div class="cardCaption" id="flowers">Áo dài dáng suông thể hiện sự diệu dàng nhưng vẫn mang giữ được kiểu dáng thoái mái. Nguồn ảnh: Thể thao và Văn hóa.</div> </div> </div> </div> <p>Lúc ấy tôi đang tuổi mới lớn, còn khổ sở với vấn đề cân nặng và cách nhìn nhận bản thân, tôi cảm thấy như mọi sự lo âu và khuyết điểm cơ thể mình đều bị phô bày cho cả thế giới thấy khi mặc áo dài đồng phục. Nhưng điều bực mình hơn cả có lẽ là những khuôn phép giáo điều mà giáo viên lúc ấy muốn áp đặt lên chúng tôi khi mặc áo dài. Các bạn nữ được dạy là phải ra vẻ e lệ và thanh nhã, đi đứng ăn nói nhỏ nhẹ và cố gắng tươi tỉnh xinh xắn nhất có thể khi mặc áo dài, hãy luôn tươi cười dù cảm thấy không thoải mái, bởi vì bài học ở đây là phụ nữ thì phải ưu tiên việc nhìn sao cho đẹp hơn là cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình. Lúc ấy trong mắt tôi, áo dài chỉ là một công cụ dùng để áp đặt hình ảnh nữ tính truyền thống mà giáo viên cho rằng là lý tưởng lên chúng tôi, một cùm gông đặt ngoại hình của phụ nữ quan trọng hơn tất cả mọi phẩm chất khác.</p> <p>Mùa xuân năm 2023, tôi cũng đã sắp 23 tuổi, một người bạn trong nhóm gợi ý cả bọn thuê áo dài mặc Tết năm ấy. Tôi ngạc nhiên vì trong nhóm chúng tôi chả có ai từng mặn mà với việc mặc áo dài. Tôi cũng hơi e ngại vì cứ nghĩ đến kỷ niệm không mấy tốt đẹp với áo dài ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng lần này, tôi tự nhủ, đã không còn giáo viên nào cố gắng bắt ép tôi đi đứng hay cư xử ra sao, tôi quyết định thử xem sao. Tốn một chút thời gian nhưng cuối cùng tôi cũng tìm được một bộ áo dài dáng suông màu xanh ngọc. Lúc khoác bộ áo dài lên người, tôi bất ngờ vì nó hợp tôi đến vậy. Thoải mái mà vẫn vui vẻ là hai tâm trạng mà trước đó tôi không nghĩ mặc áo dài có thể mang lại. Khoảnh khắc ấy khiến tôi thật sự hạnh phúc được mặc một bộ trang phục mà tôi từng cho rằng tượng trưng cho cái tính nữ học đường đầy bó buộc mà tôi chưa bao giờ thấy hợp với mình.</p> <p>Suy cho cùng, có lẽ hành trình học yêu lại tà áo dài cũng là một phần của hành trình tìm kiếm danh tính — từ việc chật vật vì không thấy chính mình trong hình ảnh nữ tính truyền thống, tôi đã học cách trân trọng một nét văn hóa mặc áo dài mà không đánh mất bản thân.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/02/02/aodai/fbcrop123m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p>Trung học có lẽ là giai đoạn ẩm ương đối với hầu hết chúng ta, như những mô típ kinh điển trong các bộ phim tuổi mới lớn. Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam và đã trải qua khoảng thời gian mài đũng quần ở đây, nét văn hóa từng làm tôi vô cùng chật vật chính là quy định mặc áo dài mỗi sáng thứ 2 chỉ áp dụng riêng cho học sinh nữ.</p> <p>Quy định này là lý do duy nhất khiến tôi bị mời phụ huynh, vì hàng tuần liền tôi đã cố gắng lách luật. Thông thường, các bạn nữ dù có khó chịu với việc mặc áo dài cũng sẽ ngậm đắng nuốt cay tuân theo vì cố ý vi phạm chỉ gây phiền toái. Hành động cố ý không mặc đồng phục áo dài của tôi trong mắt thầy cô tôi như cái vẫy vùng để gây chú ý. Trên thực tế, việc tôi kiên trì “cúp” mặc áo dài không phải vì tôi ghét bỏ gì bộ trang phục, nó đến từ việc giáo viên liên tục cố gắng “đóng khung” chúng tôi vào hình ảnh nữ tính mà họ muốn khi chúng tôi mặc áo dài.</p> <div class="imageSection"> <div class="whiteCardOuter" style="transform: rotate(8.615deg);"> <div class="whiteCard"> <div class="cardHeader"> <div class="line">&nbsp;</div> <div class="cardHeaderText"> <p>Tháng Giêng</p> <p>2024</p> </div> <div class="line">&nbsp;</div> </div> <img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/01.webp?s=2048x2048&w=is&k=20&c=9StHC8d455f_gX-TJZoRMxlTscOcxDPd0vMvXvj1slE=" /> <div class="cardCaption" id="flowers">Áo dài truyền thống. Nguồn ảnh: Thanh Niên.</div> </div> </div> <div class="whiteCardOuter" style="transform: rotate(-20.312deg);"> <div class="whiteCard"> <div class="cardHeader"> <div class="line">&nbsp;</div> <div class="cardHeaderText"> <p>Tháng Giêng</p> <p>2024</p> </div> <div class="line">&nbsp;</div> </div> <img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/02.webp?s=2048x2048&w=is&k=20&c=9StHC8d455f_gX-TJZoRMxlTscOcxDPd0vMvXvj1slE=" /> <div class="cardCaption" id="lixi">Tuy có nhiều phiên bản áo dài khác nhau nhưng các cơ sở trường học tại Việt Nam chỉ chấp nhận loại áo dài trắng, ôm sát cơ thể làm đồng phục cho nữ sinh.</div> </div> </div> </div> <p>Ngày nay áo dài được thiết kế và may dưới nhiều kiểu dáng và phong cách khác nhau, ngoài áo dài truyền thống, chúng ta còn có áo dài dáng suông, và cả áo dài cách tân với đủ màu sắc và loại vải. Tuy nhiên trong môi trường học đường, áo dài truyền thống vẫn luôn là dáng áo duy nhất được chấp nhận. Áo dài truyền thống bấy lâu nay vẫn luôn là dáng áo dài phổ biến nhất, nhưng form ôm sát của loại áo dài không thật sự dành cho tất cả mọi người. Cách áo ôm sát cơ thể, làm cho việc xoay sở hoạt động thường nhật khó khăn, cách áo thắt eo cũng gây nhiều khó khắn cho các bạn gái tuổi teen chưa có hình thể lý tưởng hay sự tự tin.</p> <div class="imageSection"> <div class="whiteCardOuter" style="transform: rotate(8.615deg);"> <div class="whiteCard"> <div class="cardHeader"> <div class="line">&nbsp;</div> <div class="cardHeaderText"> <p>Tháng Giêng</p> <p>2024</p> </div> <div class="line">&nbsp;</div> </div> <img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/01/24/ao-dai/03.webp?s=2048x2048&w=is&k=20&c=9StHC8d455f_gX-TJZoRMxlTscOcxDPd0vMvXvj1slE=" /> <div class="cardCaption" id="flowers">Áo dài dáng suông thể hiện sự diệu dàng nhưng vẫn mang giữ được kiểu dáng thoái mái. Nguồn ảnh: Thể thao và Văn hóa.</div> </div> </div> </div> <p>Lúc ấy tôi đang tuổi mới lớn, còn khổ sở với vấn đề cân nặng và cách nhìn nhận bản thân, tôi cảm thấy như mọi sự lo âu và khuyết điểm cơ thể mình đều bị phô bày cho cả thế giới thấy khi mặc áo dài đồng phục. Nhưng điều bực mình hơn cả có lẽ là những khuôn phép giáo điều mà giáo viên lúc ấy muốn áp đặt lên chúng tôi khi mặc áo dài. Các bạn nữ được dạy là phải ra vẻ e lệ và thanh nhã, đi đứng ăn nói nhỏ nhẹ và cố gắng tươi tỉnh xinh xắn nhất có thể khi mặc áo dài, hãy luôn tươi cười dù cảm thấy không thoải mái, bởi vì bài học ở đây là phụ nữ thì phải ưu tiên việc nhìn sao cho đẹp hơn là cảm thấy thoải mái với chính bản thân mình. Lúc ấy trong mắt tôi, áo dài chỉ là một công cụ dùng để áp đặt hình ảnh nữ tính truyền thống mà giáo viên cho rằng là lý tưởng lên chúng tôi, một cùm gông đặt ngoại hình của phụ nữ quan trọng hơn tất cả mọi phẩm chất khác.</p> <p>Mùa xuân năm 2023, tôi cũng đã sắp 23 tuổi, một người bạn trong nhóm gợi ý cả bọn thuê áo dài mặc Tết năm ấy. Tôi ngạc nhiên vì trong nhóm chúng tôi chả có ai từng mặn mà với việc mặc áo dài. Tôi cũng hơi e ngại vì cứ nghĩ đến kỷ niệm không mấy tốt đẹp với áo dài ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng lần này, tôi tự nhủ, đã không còn giáo viên nào cố gắng bắt ép tôi đi đứng hay cư xử ra sao, tôi quyết định thử xem sao. Tốn một chút thời gian nhưng cuối cùng tôi cũng tìm được một bộ áo dài dáng suông màu xanh ngọc. Lúc khoác bộ áo dài lên người, tôi bất ngờ vì nó hợp tôi đến vậy. Thoải mái mà vẫn vui vẻ là hai tâm trạng mà trước đó tôi không nghĩ mặc áo dài có thể mang lại. Khoảnh khắc ấy khiến tôi thật sự hạnh phúc được mặc một bộ trang phục mà tôi từng cho rằng tượng trưng cho cái tính nữ học đường đầy bó buộc mà tôi chưa bao giờ thấy hợp với mình.</p> <p>Suy cho cùng, có lẽ hành trình học yêu lại tà áo dài cũng là một phần của hành trình tìm kiếm danh tính — từ việc chật vật vì không thấy chính mình trong hình ảnh nữ tính truyền thống, tôi đã học cách trân trọng một nét văn hóa mặc áo dài mà không đánh mất bản thân.</p></div> Nhà tôi có truyền thống đi 10 chùa vào mùng một. Liệu may mắn có nhân 10? 2025-01-26T21:00:00+07:00 2025-01-26T21:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17823-nhà-tôi-có-truyền-thống-đi-10-chùa-vào-mùng-một-liệu-may-mắn-có-nhân-10 Phương Nghi. Graphic by Dương Trương. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/26/temple-run01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/26/vn-temple-run00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>“Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy.”</em></p> <p dir="ltr">Đối với nhiều gia đình, đây có lẽ là trình tự đi du xuân thường thấy vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán: việc thăm hỏi, chúc tết sẽ bắt đầu từ gia đình bên nội, đến nhà ngoại, và cuối cùng là gia đình thầy cô. Còn đối với gia đình tôi, trước khi xuất phát đến nhà nội hay nhà ngoại, có một thủ tục trên hết mà chúng tôi cần hoàn thành, đó chính là phải viếng đủ 10 ngôi chùa để cầu bình an ngày đầu năm.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Không rõ nét văn hóa này xuất hiện từ đâu, khi được tôi hỏi về nguồn gốc mẹ tôi cũng trả lời rất mơ hồ: “Mẹ nghe người ta nói vậy, rằng ngày mùng một nên viếng đủ 10 ngôi chùa để cầu bình an cho gia đình.” Nét văn hóa này được gọi là “Du xuân thập tự,” trong đó “du xuân” là đi chơi xuân, tham quan trong mùa xuân, còn “thập tự” chỉ việc ghé thăm 10 ngôi chùa hoặc đền (thập là mười, còn tự là chùa). Mỗi mùng một Tết, gia đình tôi giống như phải chạy đua với thời gian để có thể “nhét” đủ 10 ngôi chùa vào lịch trình du xuân — giống như đang hoàn thành KPI của sếp.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Vốn từ lâu, người Việt cũng rất coi trọng việc đến thăm các đền thờ và chùa chiền vào đầu năm để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để tĩnh tâm, gạt bỏ lo toan và hướng đến những điều thiện lành. Ngoài việc dâng hương, cúng lễ, người Việt còn tham gia các hoạt động như xin lộc, xin chữ, hái lộc đầu xuân.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Mỗi năm, để hoàn thành chỉ tiêu 10 chùa đó, gia đình tôi phải lên kế hoạch rất kỹ lưỡng từ những ngày cuối tháng Chạp. Công đoạn này cũng tốn nhiều công sức như thiết kế một tour du lịch 3 ngày 2 đêm. Những lúc này, tôi thường là người tính toán và sắp xếp lịch trình cho cả nhà sao cho tối ưu nhất, dù không giỏi toán lắm, nhưng bù lại, tôi có điểm mạnh là thành thạo Google nên được mẹ giao cho nhiệm vụ quan trọng này: tính toán giờ xuất phát, thứ tự từng chùa sao cho hợp lý nhất, thời gian viếng mỗi chùa, v.v. Lựa chọn danh sách các ngôi chùa thường phụ thuộc vào sở thích và vị trí của các gia đình. Gu đi chùa của mẹ tôi cũng khá đa dạng, từ cả những tu viện lớn với lịch sử lâu đời cho đến những ngôi chùa nhỏ, ít người ở khu vực gần nhà.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Sáng mùng một, gia đình tôi sẽ xúng xính váy áo và hoàn tất mọi nghi thức ở nhà như cúng giao thừa hay chúc tết trước mốc 8 giờ sáng để xuất phát đến ngôi chùa đầu tiên, với hi vọng rằng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc trước cái nắng gắt buổi trưa, vì hầu hết thời gian cho chuyến du xuân này được dành cho việc di chuyển từ chùa này đến chùa khác, còn việc viếng mỗi chùa thường chỉ tốn vỏn vẹn 15 phút.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Nếu nói tôi hoàn toàn tận hưởng việc phơi mình dưới nắng khi chạy từ địa điểm này đến địa điểm khác vào mùng một thì có lẽ là nói dối, nhưng tôi cũng không quá phản đối với việc phải thực hiện truyền thống này mỗi năm, vốn cái Tết của người Sài Gòn hay ít nhất là của gia đình tôi, cũng rất đơn giản và thường ít hoạt động tụ tập họ hàng, vậy nên tôi xem đây là dịp để gắn kết và du xuân cùng bố mẹ.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Đôi khi tôi tự hỏi rằng liệu nếu đến viếng đủ 10 ngôi chùa thì may mắn có tăng thêm gấp 10? Nhưng tôi nghĩ rằng mình sẽ không đủ khách quan để có thể đánh giá giả thuyết đó, chẳng phải chúng ta thường có xu hướng nhớ về những thứ xui xẻo hay những điều tiêu cực nhiều hơn là những sự kiện tích cực sao?&nbsp;</p> <p dir="ltr">Tuy nhiên, nếu có cơ hội tiếp tục truyền thống này đến đời con cháu của mình, tôi sẽ chia đều chỉ tiêu  chùa này cho cả ba mùng đầu năm, hoặc giảm số lượng chùa phải viếng, chỉ cần đến vài chùa lấy may. Mẹ tôi cũng thường nói: “Giàu sang tại số, phú quý tại trời,” nên có lẽ may rủi cứ để ông trời quyết định, tôi chỉ cần may mắn của mình nhân lên 5 lần là đã dư dả rất nhiều rồi. May mắn đối với tôi những ngày này chỉ đơn giản là có thể ăn mừng một cái Tết trọn vẹn cùng với gia đình và được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới sắp đến.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/26/temple-run01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/26/vn-temple-run00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>“Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy.”</em></p> <p dir="ltr">Đối với nhiều gia đình, đây có lẽ là trình tự đi du xuân thường thấy vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán: việc thăm hỏi, chúc tết sẽ bắt đầu từ gia đình bên nội, đến nhà ngoại, và cuối cùng là gia đình thầy cô. Còn đối với gia đình tôi, trước khi xuất phát đến nhà nội hay nhà ngoại, có một thủ tục trên hết mà chúng tôi cần hoàn thành, đó chính là phải viếng đủ 10 ngôi chùa để cầu bình an ngày đầu năm.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Không rõ nét văn hóa này xuất hiện từ đâu, khi được tôi hỏi về nguồn gốc mẹ tôi cũng trả lời rất mơ hồ: “Mẹ nghe người ta nói vậy, rằng ngày mùng một nên viếng đủ 10 ngôi chùa để cầu bình an cho gia đình.” Nét văn hóa này được gọi là “Du xuân thập tự,” trong đó “du xuân” là đi chơi xuân, tham quan trong mùa xuân, còn “thập tự” chỉ việc ghé thăm 10 ngôi chùa hoặc đền (thập là mười, còn tự là chùa). Mỗi mùng một Tết, gia đình tôi giống như phải chạy đua với thời gian để có thể “nhét” đủ 10 ngôi chùa vào lịch trình du xuân — giống như đang hoàn thành KPI của sếp.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Vốn từ lâu, người Việt cũng rất coi trọng việc đến thăm các đền thờ và chùa chiền vào đầu năm để cầu bình an, sức khỏe và tài lộc cho bản thân và gia đình. Đây cũng là dịp để tĩnh tâm, gạt bỏ lo toan và hướng đến những điều thiện lành. Ngoài việc dâng hương, cúng lễ, người Việt còn tham gia các hoạt động như xin lộc, xin chữ, hái lộc đầu xuân.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Mỗi năm, để hoàn thành chỉ tiêu 10 chùa đó, gia đình tôi phải lên kế hoạch rất kỹ lưỡng từ những ngày cuối tháng Chạp. Công đoạn này cũng tốn nhiều công sức như thiết kế một tour du lịch 3 ngày 2 đêm. Những lúc này, tôi thường là người tính toán và sắp xếp lịch trình cho cả nhà sao cho tối ưu nhất, dù không giỏi toán lắm, nhưng bù lại, tôi có điểm mạnh là thành thạo Google nên được mẹ giao cho nhiệm vụ quan trọng này: tính toán giờ xuất phát, thứ tự từng chùa sao cho hợp lý nhất, thời gian viếng mỗi chùa, v.v. Lựa chọn danh sách các ngôi chùa thường phụ thuộc vào sở thích và vị trí của các gia đình. Gu đi chùa của mẹ tôi cũng khá đa dạng, từ cả những tu viện lớn với lịch sử lâu đời cho đến những ngôi chùa nhỏ, ít người ở khu vực gần nhà.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Sáng mùng một, gia đình tôi sẽ xúng xính váy áo và hoàn tất mọi nghi thức ở nhà như cúng giao thừa hay chúc tết trước mốc 8 giờ sáng để xuất phát đến ngôi chùa đầu tiên, với hi vọng rằng chúng tôi sẽ không bỏ cuộc trước cái nắng gắt buổi trưa, vì hầu hết thời gian cho chuyến du xuân này được dành cho việc di chuyển từ chùa này đến chùa khác, còn việc viếng mỗi chùa thường chỉ tốn vỏn vẹn 15 phút.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Nếu nói tôi hoàn toàn tận hưởng việc phơi mình dưới nắng khi chạy từ địa điểm này đến địa điểm khác vào mùng một thì có lẽ là nói dối, nhưng tôi cũng không quá phản đối với việc phải thực hiện truyền thống này mỗi năm, vốn cái Tết của người Sài Gòn hay ít nhất là của gia đình tôi, cũng rất đơn giản và thường ít hoạt động tụ tập họ hàng, vậy nên tôi xem đây là dịp để gắn kết và du xuân cùng bố mẹ.&nbsp;</p> <p dir="ltr">Đôi khi tôi tự hỏi rằng liệu nếu đến viếng đủ 10 ngôi chùa thì may mắn có tăng thêm gấp 10? Nhưng tôi nghĩ rằng mình sẽ không đủ khách quan để có thể đánh giá giả thuyết đó, chẳng phải chúng ta thường có xu hướng nhớ về những thứ xui xẻo hay những điều tiêu cực nhiều hơn là những sự kiện tích cực sao?&nbsp;</p> <p dir="ltr">Tuy nhiên, nếu có cơ hội tiếp tục truyền thống này đến đời con cháu của mình, tôi sẽ chia đều chỉ tiêu  chùa này cho cả ba mùng đầu năm, hoặc giảm số lượng chùa phải viếng, chỉ cần đến vài chùa lấy may. Mẹ tôi cũng thường nói: “Giàu sang tại số, phú quý tại trời,” nên có lẽ may rủi cứ để ông trời quyết định, tôi chỉ cần may mắn của mình nhân lên 5 lần là đã dư dả rất nhiều rồi. May mắn đối với tôi những ngày này chỉ đơn giản là có thể ăn mừng một cái Tết trọn vẹn cùng với gia đình và được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một năm mới sắp đến.</p></div> Hành trình hồi sinh từ vinh quang, bi kịch, và trăn trở lịch sử của nhạc khúc 'Mùa Xuân Đầu Tiên' 2025-01-22T16:28:55+07:00 2025-01-22T16:28:55+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17819-hành-trình-hồi-sinh-từ-vinh-quang,-bi-kịch,-và-trăn-trở-lịch-sử-của-nhạc-khúc-mùa-xuân-đầu-tiên Vũ Hoàng Long. Đồ họa: Ngọc Tạ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/00.webp" data-position="20% 50%" /></p> <p><em>Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư...”</em></p> <p dir="ltr">Giữa không khí ấm áp của mùa xuân, khi những giai điệu quen thuộc lại vang lên từ màn hình tivi, có một bài hát luôn được cất lên nhiều hơn cả: ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ của Văn Cao. Đằng sau khúc ca Tết không chính thức ấy là một số phận vừa rực rỡ vừa nghiệt ngã, gắn liền với cách mạng và những trăn trở mà phần lớn thế hệ tôi giờ đây đã lãng quên.&nbsp;Để hiểu hết ý nghĩa của ca khúc này, trước tiên ta phải nhắc đến chính người viết ra nó — một người nghệ sĩ nhiều trăn trở về chính cuộc chiến đấu mà mình đã đi theo.</p> <h3 dir="ltr">Sự ra đời của một kiệt tác</h3> <p>Mùa xuân năm 1976, khi đất nước vừa bước vào những ngày đầu của hòa bình và thống nhất, Văn Cao viết nên ‘Mùa Xuân Đầu Tiên.’ Sự ra đời của bài hát này chỉ vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc có thể xem là một điều đặc biệt, nhất là trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ. Khi ấy, <em><a href="https://www.sggp.org.vn/ve-ca-khuc-mua-xuan-dau-tien-cua-van-cao-post52346.html">Sài Gòn Giải Phóng</a></em>&nbsp;— tờ báo mới thành lập chưa lâu — đã lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đầy tham vọng: họ cử hai phóng viên từ báo C<em>ứu Quốc</em>, Minh Đăng Khánh và Xuân Thu, ra Hà Nội để đặt hàng Văn Cao sáng tác một ca khúc ăn mừng mùa xuân và thắng lợi của đất nước.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/02.webp" /> <p class="image-caption">Văn Cao thường được công chúng biết đến trong vai trò tác giả của Quốc ca Việt Nam.</p> </div> <p>Có lẽ chính họ cũng chẳng ngờ được rằng, họ không chỉ sắp chứng kiến sự ra đời của một khúc ca mừng xuân, mà còn của một tác phẩm chất chứa những suy tư về công cuộc cách mạng. Văn Cao, người gần như biến mất khỏi diễn đàn âm nhạc trong suốt gần hai thập kỷ, đã nhận lời. Dù có <a href="https://hoinhacsi.vn/news/tac-pham-cua-nhac-si-van-cao" target="_blank">tài liệu rải rác</a> cho thấy ông vẫn âm thầm sáng tác trong thời gian đó — với bốn tác phẩm chưa từng công bố rộng rãi gồm Gấu và Ong (1960, ca khúc thiếu nhi), Gửi Má Thân Yêu (1967), Hải Phòng Mở Ra Biển Lớn (1972) và Tổ Quốc Tôi (1973) — nhưng tiếng nói của ông trên diễn đàn công chúng gần như lặng hẳn kể từ khi phải chịu kỷ luật vì tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/wCjQArUmCKY?si=EaJzZ6EZ8XflcPl4" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p dir="ltr">Nếu các nhạc sĩ khác ở miền Bắc sáng tác những khúc ca khải hoàn, như&nbsp;‘<a href="https://soundcloud.com/h-n-i-vi-vu/tien-ve-sai-gon-luu-huu-phuoc-quang-hung?in=h-n-i-vi-vu%2Fsets%2Fnh-c-c-ch-m-ng-hnvv">Tiến Về Sài Gòn</a>’ của Lưu Hữu Phước, ‘<a href="https://www.youtube.com/watch?v=lrCbxb_mwsQ">Bài Ca Thống Nhất</a>’ của Võ Văn Di, và đặc biệt là ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/dat-nuoc-tron-niem-vui-960.html">Đất Nước Trọn Niềm Vui</a>’ của Hoàng Hà — bài hát vang lên trên sóng phát thanh toàn quốc qua&nbsp; vào ngày 30/4 — thì Văn Cao lại viết nên một giai điệu hoàn toàn khác. Lời ca của ông không chỉ ca ngợi chiến thắng, mà còn chạm đến một sự thật phức tạp:</p> <div class="quote smaller" style="text-align: center;"> <p>Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về<br />Người mẹ nhìn đàn con nay đã về<br />Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên<br />Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh<br />Niềm vui phút giây như đang long lanh.</p> </div> <p dir="ltr">Đây không phải những ca từ của một khúc ca chiến thắng đơn thuần. Nhà báo, nhà phê bình <a href="https://amnhac.fm/5109/van-cao-mot-thien-tai-bi-luu-day/">Trần Mạnh Hảo</a>&nbsp;—&nbsp;tác giả tiểu thuyết <em>Ly Thân</em>&nbsp;— từng nhận xét rằng bài hát “vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều…” Đó là tiếng lòng của một “thiên tài bị lưu đày,” như cách ông gọi Văn Cao.</p> <p>Sau lần đầu tiên được Trần Khánh thể hiện trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ vấp phải <a href="https://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Co-nhac-si-Van-Cao-Mua-xuan-dau-tien-tuyet-tac-cuoi-cung-i330419/" target="_blank">chỉ trích</a> vì bị cho là “chung chung, thiếu ý thức giai cấp.” Ca khúc gần như biến mất trong gần hai thập kỷ, chỉ được phổ biến rộng rãi sau khi tác giả qua đời – như một kiệt tác cuối cùng của ông.</p> <h3 dir="ltr">Hành trình của người nghệ sĩ</h3> <p>Con đường đưa Văn Cao đến khoảnh khắc này bắt đầu từ Hải Phòng, nơi ông chào đời năm 1923. Là một thần đồng, ông viết ca khúc đầu tay ‘Buồn Tàn Thu’ khi mới 16 tuổi, trong thời gian tham gia hoạt động nghệ thuật cùng nhóm Đồng Vọng. Từ một nhạc sĩ mang phong cách lãng mạn, ông nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc cách mạng. Giai đoạn 1940–1943 là thời kỳ sáng tác dồi dào nhất của ông, với những bản tình ca sâu lắng đan xen cùng các ca khúc lịch sử hào hùng. Song song với âm nhạc, Văn Cao cũng dành nhiều tâm huyết cho hội họa: năm 1942, ông theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội và tổ chức triển lãm đầu tiên tại Salon Unique.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/04.webp" /> <p class="image-caption">Văn Cao ở tuổi 24 (1947). Nguồn ảnh: Nguyễn Nghiêm Bằng.</p> </div> <p>Định mệnh của Văn Cao gắn liền với một tượng đài khác của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy, vào năm 1940. Khi ấy, Phạm Duy là ca sĩ của đoàn cải lương Đức Huy Charlot Miều, và chính ông đã góp phần đưa ‘Buồn Tàn Thu’ của Văn Cao đến với công chúng. Hai người tiếp tục đồng hành trong các hoạt động cách mạng trước khi mỗi người bước sang hai phía đối lập của bối cảnh chính trị Việt Nam bấy giờ.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/0o5sL2T8ns8?si=rDQD4ZM43CGYzzx5" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p dir="ltr">Theo <a href="https://sangtao.org/wp-content/uploads/2011/06/ptnvgp-van_cao-phu_ban.pdf" target="_blank">hồi ký</a> của Văn Cao, chính Phạm Duy là người đã giúp ông kết nối lại với Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh, người sau này đã đưa ông vào hàng ngũ cách mạng năm 1944. Nhiệm vụ đầu tiên mà Văn Cao được giao — sáng tác một hành khúc — đã cho ra đời ‘Tiến Quân Ca.’ Định mệnh đưa ca khúc trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và về sau là nước Việt Nam thống nhất.</p> <p>Trong một bước ngoặt lịch sử, chính Phạm Duy là người đã giành lấy micro tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong cuộc mít tinh của công chức ngày 17/8/1945 để trình diễn ‘Tiến Quân Ca’ trước công chúng lần đầu tiên. Hai ngày sau, vào ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc.</p> <p>Để hiểu được những dòng cảm xúc ẩn sâu trong ‘Mùa Xuân Đầu Tiên,’ ta cần nhìn nó qua hành trình cách mạng của chính Văn Cao. Những xúc cảm phức tạp trong bài hát đã được gieo mầm từ những năm tháng ông phục vụ trong <a href="https://www.nki.vn/post/van-cao-tu-nghe-si-tai-hoa-den-sat-thu-cach-mang" target="_blank">Đội danh dự của Việt Minh</a>. Tại đây, các thanh niên xung phong phải đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng khắc nghiệt: ám sát các đặc vụ mật thám của Nhật để dành thắng lợi dẫn đến Cách mạng Tháng Tám. Những nhiệm vụ ấy, dù vì lý tưởng giải phóng dân tộc, vẫn để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong tâm thức ông.</p> <p>Những trải nghiệm đối mặt với cái chết và bạo lực khi phục vụ cách mạng đã khắc sâu trong Văn Cao suy tư về giá trị của sự sống và tình yêu. Chính những giằng xé nội tâm ấy, giữa sáng tạo và hủy diệt, đã hun đúc nên triết lý sống của ông — “con người yêu thương con người.” Không chỉ dừng lại ở một câu nói mang tính thi ca, triết lý này trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, định hình thơ ca và âm nhạc của ông cho đến những ngày cuối đời.</p> <h3 dir="ltr">Mùa xuân đánh dấu bước ngoặt cuộc đời ông</h3> <p>Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc đời Văn Cao gắn liền với Việt Minh và chiến khu Việt Bắc. Ngoài ‘Tiến Quân Ca,’ ‘Trường ca Sông Lô’ của ông được Phạm Duy ca ngợi là “một tác phẩm vĩ đại, không thua kém bất kỳ kiệt tác nào của nền nhạc cổ điển phương Tây.” Tầm ảnh hưởng của ông đưa ông vào đoàn đại biểu văn hóa của Việt Minh do Trần Huy Liệu dẫn đầu, sang thăm Moscow — thủ đô của Liên Xô, nơi được xem là hình mẫu lý tưởng cho những nhà cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.</p> <p>Những thành tựu này tưởng chừng đã củng cố vững chắc vị trí của Văn Cao trong chính quyền mới, đặc biệt sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Thế nhưng, khi lên tiếng trên tạp chí <em>Giai Phẩm Mùa Xuân</em> năm 1956, bày tỏ quan điểm về sự gò bó trong sáng tác nghệ thuật và triết lý <a href="https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17769-nh%E1%BA%A1c-%C4%91%E1%BB%8F-v%C3%A0-di-s%E1%BA%A3n-hi%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-trong-%C3%A2m-nh%E1%BA%A1c-vi%E1%BB%87t-nam-h%E1%BA%ADu-chi%E1%BA%BFn" target="_blank">hiện thực xã hội chủ nghĩa</a>, ông nhanh chóng bị gạt ra ngoài lề đời sống văn nghệ.</p> <div class="centered half-width"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/05.webp" /> <p class="image-caption">‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ là một giai điệu quen thuộc vào ngày Tết.</p> </div> <p>Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đặt theo tên báo <em>Nhân Văn</em> và tạp chí <em>Giai Phẩm</em>, là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn hóa miền Bắc, dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đây là nơi quy tụ những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, những người lên tiếng đòi hỏi quyền tự do sáng tác và cải cách dân chủ trong khuôn khổ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ban đầu, chính quyền tỏ ra chấp nhận phong trào trong bối cảnh chính trị cởi mở hơn, phần nào chịu ảnh hưởng từ quá trình phi Stalin hóa ở Liên Xô. Nhưng không lâu sau, Nhân Văn-Giai Phẩm trở thành tâm điểm của sự chỉ trích gay gắt, khi các thành viên bị cáo buộc cổ súy “chủ nghĩa cá nhân tư sản” và làm suy yếu tinh thần đoàn kết cách mạng.</p> <p>Lệnh kỷ luật dành cho Văn Cao được ban hành vào năm 1958, dù không nghiêm khắc như những nhân vật chủ chốt của phong trào như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Thụy An hay Trần Dần. Ông bị đưa đi cải tạo tại Điện Biên cùng Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng, và hầu hết các sáng tác của ông bị cấm lưu hành, ngoại trừ ‘Tiến Quân Ca.’ Từ một tượng đài nghệ thuật, ông dần lui vào bóng tối, sống lặng lẽ qua những công việc thiết kế bìa sách, minh họa báo chí, trang trí sân khấu và sáng tác nhạc nền cho phim.&nbsp;Mãi đến năm 1988, hai năm sau khi chính sách Đổi Mới mở ra thời kỳ kinh tế thị trường và sự cởi mở hơn về chính trị, Văn Cao cùng các thành viên của Nhân Văn-Giai Phẩm mới chính thức được phục hồi danh dự. Từ đó, những tác phẩm của họ mới dần trở lại và được khôi phục vị trí trong lòng công chúng.</p> <h3 dir="ltr">Khôi phục danh tiếng trong và ngoài nước</h3> <p dir="ltr">Dù từng bị hạn chế lưu hành ở Việt Nam, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ vẫn tìm được đường đến công chúng. Sau khi xuất hiện trên báo <em>Sài Gòn Giải Phóng</em>, ca khúc nhanh chóng được khán giả Nga biết đến. Năm 1995, năm Văn Cao qua đời, ca sĩ Thanh Thúy đã thể hiện lại bài hát, và đạo diễn Đinh Anh Dũng đưa nó vào bộ phim ca nhạc&nbsp;<em><a href="https://www.youtube.com/watch?v=qlEi53E63ds&t=2694s">Văn Cao - Buổi Sáng Có Trong Sự Thật</a></em>.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/03.webp" /> <p class="image-caption">Bản nhạc ‘Mùa Xuân Đầu Tiên.’</p> </div> <p dir="ltr">Hành trình của ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ không chỉ dừng lại trong biên giới Việt Nam, mà còn phản chiếu sự chuyển mình của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Từ một bài hát mang trong mình những mâu thuẫn lịch sử của đất nước, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ dần trở thành cầu nối giữa những lát cắt lịch sử đối lập.</p> <p>Năm 2008, trung tâm Asia Entertainment, một đơn vị giải trí của của người Việt tại Mỹ, đã phát hành bản thu âm ca khúc này qua giọng ca Bích Vân. Ban đầu, điều này vấp phải phản ứng dữ dội, khi có ý kiến cho rằng bài hát mang tính tuyên truyền. Nhưng theo thời gian, những tranh cãi dần lắng xuống, nhường chỗ cho sự công nhận rằng đây không chỉ là một ca khúc về chiến thắng hay thất bại, mà còn chất chứa những suy niệm về chiến tranh, cách mạng và cái giá con người phải trước những xung đột tư tưởng.</p> <p>Một cột mốc lớn là vào năm 2022, khi Khánh Ly — giọng ca huyền thoại của dòng nhạc vàng trước 1975 — thể hiện bài hát theo bản phối riêng của bà. Nếu trước đây, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ thường được nhìn qua lăng kính của người thắng và kẻ thua, thì lần này, nó vang lên như một lời kêu gọi hòa giải, chạm đến khát khao chung của con người về sự thấu hiểu và hàn gắn.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/OPBrNyTdjDQ?si=cGDtFhdxlPCFcIln" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p dir="ltr">Dù Văn Cao không còn nữa, kiệt tác cuối cùng của ông vẫn tiếp tục được lắng nghe và tìm thấy những ý nghĩa mới khi Việt Nam bước ra từ những biến động lịch sử. Với những cảm xúc phức tạp và suy tư triết lý, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ là một minh chứng cho sức mạnh của nghệ thuật trong việc nhìn lại quá khứ, đặt ra những câu hỏi không chỉ về xung đột đã qua mà cả về cách con người hướng đến một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Bài hát nhắc nhở rằng, một cuộc cách mạng thực sự phải dẫn dắt chúng ta đến một xã hội thấu cảm và yêu thương hơn, dẫu rằng những mâu thuẫn trong hành trình đó là điều không thể tránh khỏi.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/00.webp" data-position="20% 50%" /></p> <p><em>Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư...”</em></p> <p dir="ltr">Giữa không khí ấm áp của mùa xuân, khi những giai điệu quen thuộc lại vang lên từ màn hình tivi, có một bài hát luôn được cất lên nhiều hơn cả: ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ của Văn Cao. Đằng sau khúc ca Tết không chính thức ấy là một số phận vừa rực rỡ vừa nghiệt ngã, gắn liền với cách mạng và những trăn trở mà phần lớn thế hệ tôi giờ đây đã lãng quên.&nbsp;Để hiểu hết ý nghĩa của ca khúc này, trước tiên ta phải nhắc đến chính người viết ra nó — một người nghệ sĩ nhiều trăn trở về chính cuộc chiến đấu mà mình đã đi theo.</p> <h3 dir="ltr">Sự ra đời của một kiệt tác</h3> <p>Mùa xuân năm 1976, khi đất nước vừa bước vào những ngày đầu của hòa bình và thống nhất, Văn Cao viết nên ‘Mùa Xuân Đầu Tiên.’ Sự ra đời của bài hát này chỉ vài tháng sau khi chiến tranh kết thúc có thể xem là một điều đặc biệt, nhất là trong bối cảnh chính trị thời bấy giờ. Khi ấy, <em><a href="https://www.sggp.org.vn/ve-ca-khuc-mua-xuan-dau-tien-cua-van-cao-post52346.html">Sài Gòn Giải Phóng</a></em>&nbsp;— tờ báo mới thành lập chưa lâu — đã lên kế hoạch thực hiện mục tiêu đầy tham vọng: họ cử hai phóng viên từ báo C<em>ứu Quốc</em>, Minh Đăng Khánh và Xuân Thu, ra Hà Nội để đặt hàng Văn Cao sáng tác một ca khúc ăn mừng mùa xuân và thắng lợi của đất nước.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/02.webp" /> <p class="image-caption">Văn Cao thường được công chúng biết đến trong vai trò tác giả của Quốc ca Việt Nam.</p> </div> <p>Có lẽ chính họ cũng chẳng ngờ được rằng, họ không chỉ sắp chứng kiến sự ra đời của một khúc ca mừng xuân, mà còn của một tác phẩm chất chứa những suy tư về công cuộc cách mạng. Văn Cao, người gần như biến mất khỏi diễn đàn âm nhạc trong suốt gần hai thập kỷ, đã nhận lời. Dù có <a href="https://hoinhacsi.vn/news/tac-pham-cua-nhac-si-van-cao" target="_blank">tài liệu rải rác</a> cho thấy ông vẫn âm thầm sáng tác trong thời gian đó — với bốn tác phẩm chưa từng công bố rộng rãi gồm Gấu và Ong (1960, ca khúc thiếu nhi), Gửi Má Thân Yêu (1967), Hải Phòng Mở Ra Biển Lớn (1972) và Tổ Quốc Tôi (1973) — nhưng tiếng nói của ông trên diễn đàn công chúng gần như lặng hẳn kể từ khi phải chịu kỷ luật vì tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/wCjQArUmCKY?si=EaJzZ6EZ8XflcPl4" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p dir="ltr">Nếu các nhạc sĩ khác ở miền Bắc sáng tác những khúc ca khải hoàn, như&nbsp;‘<a href="https://soundcloud.com/h-n-i-vi-vu/tien-ve-sai-gon-luu-huu-phuoc-quang-hung?in=h-n-i-vi-vu%2Fsets%2Fnh-c-c-ch-m-ng-hnvv">Tiến Về Sài Gòn</a>’ của Lưu Hữu Phước, ‘<a href="https://www.youtube.com/watch?v=lrCbxb_mwsQ">Bài Ca Thống Nhất</a>’ của Võ Văn Di, và đặc biệt là ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/dat-nuoc-tron-niem-vui-960.html">Đất Nước Trọn Niềm Vui</a>’ của Hoàng Hà — bài hát vang lên trên sóng phát thanh toàn quốc qua&nbsp; vào ngày 30/4 — thì Văn Cao lại viết nên một giai điệu hoàn toàn khác. Lời ca của ông không chỉ ca ngợi chiến thắng, mà còn chạm đến một sự thật phức tạp:</p> <div class="quote smaller" style="text-align: center;"> <p>Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về<br />Người mẹ nhìn đàn con nay đã về<br />Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên<br />Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh<br />Niềm vui phút giây như đang long lanh.</p> </div> <p dir="ltr">Đây không phải những ca từ của một khúc ca chiến thắng đơn thuần. Nhà báo, nhà phê bình <a href="https://amnhac.fm/5109/van-cao-mot-thien-tai-bi-luu-day/">Trần Mạnh Hảo</a>&nbsp;—&nbsp;tác giả tiểu thuyết <em>Ly Thân</em>&nbsp;— từng nhận xét rằng bài hát “vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều, cứng cỏi ít, run run nhiều, da diết ít, nỉ non nhiều, cười ít, khóc nhiều, sum họp ít, cô đơn nhiều, yêu thương ít, đau thương nhiều, gặp gỡ ít, bơ vơ nhiều…” Đó là tiếng lòng của một “thiên tài bị lưu đày,” như cách ông gọi Văn Cao.</p> <p>Sau lần đầu tiên được Trần Khánh thể hiện trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ vấp phải <a href="https://vnca.cand.com.vn/Tu-lieu-van-hoa/Co-nhac-si-Van-Cao-Mua-xuan-dau-tien-tuyet-tac-cuoi-cung-i330419/" target="_blank">chỉ trích</a> vì bị cho là “chung chung, thiếu ý thức giai cấp.” Ca khúc gần như biến mất trong gần hai thập kỷ, chỉ được phổ biến rộng rãi sau khi tác giả qua đời – như một kiệt tác cuối cùng của ông.</p> <h3 dir="ltr">Hành trình của người nghệ sĩ</h3> <p>Con đường đưa Văn Cao đến khoảnh khắc này bắt đầu từ Hải Phòng, nơi ông chào đời năm 1923. Là một thần đồng, ông viết ca khúc đầu tay ‘Buồn Tàn Thu’ khi mới 16 tuổi, trong thời gian tham gia hoạt động nghệ thuật cùng nhóm Đồng Vọng. Từ một nhạc sĩ mang phong cách lãng mạn, ông nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của dòng nhạc cách mạng. Giai đoạn 1940–1943 là thời kỳ sáng tác dồi dào nhất của ông, với những bản tình ca sâu lắng đan xen cùng các ca khúc lịch sử hào hùng. Song song với âm nhạc, Văn Cao cũng dành nhiều tâm huyết cho hội họa: năm 1942, ông theo học tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội và tổ chức triển lãm đầu tiên tại Salon Unique.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/04.webp" /> <p class="image-caption">Văn Cao ở tuổi 24 (1947). Nguồn ảnh: Nguyễn Nghiêm Bằng.</p> </div> <p>Định mệnh của Văn Cao gắn liền với một tượng đài khác của nền tân nhạc Việt Nam, Phạm Duy, vào năm 1940. Khi ấy, Phạm Duy là ca sĩ của đoàn cải lương Đức Huy Charlot Miều, và chính ông đã góp phần đưa ‘Buồn Tàn Thu’ của Văn Cao đến với công chúng. Hai người tiếp tục đồng hành trong các hoạt động cách mạng trước khi mỗi người bước sang hai phía đối lập của bối cảnh chính trị Việt Nam bấy giờ.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/0o5sL2T8ns8?si=rDQD4ZM43CGYzzx5" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p dir="ltr">Theo <a href="https://sangtao.org/wp-content/uploads/2011/06/ptnvgp-van_cao-phu_ban.pdf" target="_blank">hồi ký</a> của Văn Cao, chính Phạm Duy là người đã giúp ông kết nối lại với Vũ Quý, một cán bộ Việt Minh, người sau này đã đưa ông vào hàng ngũ cách mạng năm 1944. Nhiệm vụ đầu tiên mà Văn Cao được giao — sáng tác một hành khúc — đã cho ra đời ‘Tiến Quân Ca.’ Định mệnh đưa ca khúc trở thành Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, và về sau là nước Việt Nam thống nhất.</p> <p>Trong một bước ngoặt lịch sử, chính Phạm Duy là người đã giành lấy micro tại Nhà hát Lớn Hà Nội trong cuộc mít tinh của công chức ngày 17/8/1945 để trình diễn ‘Tiến Quân Ca’ trước công chúng lần đầu tiên. Hai ngày sau, vào ngày 19/8/1945, Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra một chương mới trong lịch sử dân tộc.</p> <p>Để hiểu được những dòng cảm xúc ẩn sâu trong ‘Mùa Xuân Đầu Tiên,’ ta cần nhìn nó qua hành trình cách mạng của chính Văn Cao. Những xúc cảm phức tạp trong bài hát đã được gieo mầm từ những năm tháng ông phục vụ trong <a href="https://www.nki.vn/post/van-cao-tu-nghe-si-tai-hoa-den-sat-thu-cach-mang" target="_blank">Đội danh dự của Việt Minh</a>. Tại đây, các thanh niên xung phong phải đảm nhận một nhiệm vụ vô cùng khắc nghiệt: ám sát các đặc vụ mật thám của Nhật để dành thắng lợi dẫn đến Cách mạng Tháng Tám. Những nhiệm vụ ấy, dù vì lý tưởng giải phóng dân tộc, vẫn để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong tâm thức ông.</p> <p>Những trải nghiệm đối mặt với cái chết và bạo lực khi phục vụ cách mạng đã khắc sâu trong Văn Cao suy tư về giá trị của sự sống và tình yêu. Chính những giằng xé nội tâm ấy, giữa sáng tạo và hủy diệt, đã hun đúc nên triết lý sống của ông — “con người yêu thương con người.” Không chỉ dừng lại ở một câu nói mang tính thi ca, triết lý này trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt, định hình thơ ca và âm nhạc của ông cho đến những ngày cuối đời.</p> <h3 dir="ltr">Mùa xuân đánh dấu bước ngoặt cuộc đời ông</h3> <p>Suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, cuộc đời Văn Cao gắn liền với Việt Minh và chiến khu Việt Bắc. Ngoài ‘Tiến Quân Ca,’ ‘Trường ca Sông Lô’ của ông được Phạm Duy ca ngợi là “một tác phẩm vĩ đại, không thua kém bất kỳ kiệt tác nào của nền nhạc cổ điển phương Tây.” Tầm ảnh hưởng của ông đưa ông vào đoàn đại biểu văn hóa của Việt Minh do Trần Huy Liệu dẫn đầu, sang thăm Moscow — thủ đô của Liên Xô, nơi được xem là hình mẫu lý tưởng cho những nhà cách mạng Việt Nam thời bấy giờ.</p> <p>Những thành tựu này tưởng chừng đã củng cố vững chắc vị trí của Văn Cao trong chính quyền mới, đặc biệt sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954. Thế nhưng, khi lên tiếng trên tạp chí <em>Giai Phẩm Mùa Xuân</em> năm 1956, bày tỏ quan điểm về sự gò bó trong sáng tác nghệ thuật và triết lý <a href="https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17769-nh%E1%BA%A1c-%C4%91%E1%BB%8F-v%C3%A0-di-s%E1%BA%A3n-hi%E1%BB%87n-th%E1%BB%B1c-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-ch%E1%BB%A7-ngh%C4%A9a-trong-%C3%A2m-nh%E1%BA%A1c-vi%E1%BB%87t-nam-h%E1%BA%ADu-chi%E1%BA%BFn" target="_blank">hiện thực xã hội chủ nghĩa</a>, ông nhanh chóng bị gạt ra ngoài lề đời sống văn nghệ.</p> <div class="centered half-width"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/05.webp" /> <p class="image-caption">‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ là một giai điệu quen thuộc vào ngày Tết.</p> </div> <p>Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đặt theo tên báo <em>Nhân Văn</em> và tạp chí <em>Giai Phẩm</em>, là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn hóa miền Bắc, dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Đây là nơi quy tụ những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, những người lên tiếng đòi hỏi quyền tự do sáng tác và cải cách dân chủ trong khuôn khổ hệ thống xã hội chủ nghĩa. Ban đầu, chính quyền tỏ ra chấp nhận phong trào trong bối cảnh chính trị cởi mở hơn, phần nào chịu ảnh hưởng từ quá trình phi Stalin hóa ở Liên Xô. Nhưng không lâu sau, Nhân Văn-Giai Phẩm trở thành tâm điểm của sự chỉ trích gay gắt, khi các thành viên bị cáo buộc cổ súy “chủ nghĩa cá nhân tư sản” và làm suy yếu tinh thần đoàn kết cách mạng.</p> <p>Lệnh kỷ luật dành cho Văn Cao được ban hành vào năm 1958, dù không nghiêm khắc như những nhân vật chủ chốt của phong trào như Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Thụy An hay Trần Dần. Ông bị đưa đi cải tạo tại Điện Biên cùng Nguyễn Tuân và Nguyễn Huy Tưởng, và hầu hết các sáng tác của ông bị cấm lưu hành, ngoại trừ ‘Tiến Quân Ca.’ Từ một tượng đài nghệ thuật, ông dần lui vào bóng tối, sống lặng lẽ qua những công việc thiết kế bìa sách, minh họa báo chí, trang trí sân khấu và sáng tác nhạc nền cho phim.&nbsp;Mãi đến năm 1988, hai năm sau khi chính sách Đổi Mới mở ra thời kỳ kinh tế thị trường và sự cởi mở hơn về chính trị, Văn Cao cùng các thành viên của Nhân Văn-Giai Phẩm mới chính thức được phục hồi danh dự. Từ đó, những tác phẩm của họ mới dần trở lại và được khôi phục vị trí trong lòng công chúng.</p> <h3 dir="ltr">Khôi phục danh tiếng trong và ngoài nước</h3> <p dir="ltr">Dù từng bị hạn chế lưu hành ở Việt Nam, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ vẫn tìm được đường đến công chúng. Sau khi xuất hiện trên báo <em>Sài Gòn Giải Phóng</em>, ca khúc nhanh chóng được khán giả Nga biết đến. Năm 1995, năm Văn Cao qua đời, ca sĩ Thanh Thúy đã thể hiện lại bài hát, và đạo diễn Đinh Anh Dũng đưa nó vào bộ phim ca nhạc&nbsp;<em><a href="https://www.youtube.com/watch?v=qlEi53E63ds&t=2694s">Văn Cao - Buổi Sáng Có Trong Sự Thật</a></em>.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/21/van-cao/03.webp" /> <p class="image-caption">Bản nhạc ‘Mùa Xuân Đầu Tiên.’</p> </div> <p dir="ltr">Hành trình của ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ không chỉ dừng lại trong biên giới Việt Nam, mà còn phản chiếu sự chuyển mình của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Từ một bài hát mang trong mình những mâu thuẫn lịch sử của đất nước, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ dần trở thành cầu nối giữa những lát cắt lịch sử đối lập.</p> <p>Năm 2008, trung tâm Asia Entertainment, một đơn vị giải trí của của người Việt tại Mỹ, đã phát hành bản thu âm ca khúc này qua giọng ca Bích Vân. Ban đầu, điều này vấp phải phản ứng dữ dội, khi có ý kiến cho rằng bài hát mang tính tuyên truyền. Nhưng theo thời gian, những tranh cãi dần lắng xuống, nhường chỗ cho sự công nhận rằng đây không chỉ là một ca khúc về chiến thắng hay thất bại, mà còn chất chứa những suy niệm về chiến tranh, cách mạng và cái giá con người phải trước những xung đột tư tưởng.</p> <p>Một cột mốc lớn là vào năm 2022, khi Khánh Ly — giọng ca huyền thoại của dòng nhạc vàng trước 1975 — thể hiện bài hát theo bản phối riêng của bà. Nếu trước đây, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ thường được nhìn qua lăng kính của người thắng và kẻ thua, thì lần này, nó vang lên như một lời kêu gọi hòa giải, chạm đến khát khao chung của con người về sự thấu hiểu và hàn gắn.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/OPBrNyTdjDQ?si=cGDtFhdxlPCFcIln" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p dir="ltr">Dù Văn Cao không còn nữa, kiệt tác cuối cùng của ông vẫn tiếp tục được lắng nghe và tìm thấy những ý nghĩa mới khi Việt Nam bước ra từ những biến động lịch sử. Với những cảm xúc phức tạp và suy tư triết lý, ‘Mùa Xuân Đầu Tiên’ là một minh chứng cho sức mạnh của nghệ thuật trong việc nhìn lại quá khứ, đặt ra những câu hỏi không chỉ về xung đột đã qua mà cả về cách con người hướng đến một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Bài hát nhắc nhở rằng, một cuộc cách mạng thực sự phải dẫn dắt chúng ta đến một xã hội thấu cảm và yêu thương hơn, dẫu rằng những mâu thuẫn trong hành trình đó là điều không thể tránh khỏi.</p></div> Triển lãm ‘Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm’ đưa ta vào hành trình qua ký ức, chấn thương và sự chữa lành 2025-01-20T15:04:14+07:00 2025-01-20T15:04:14+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17817-‘chiến-hay-chạy-hay-trôi-hay-chìm’-đưa-ta-vào-hành-trình-qua-ký-ức,-chấn-thương-và-sự-chữa-lành An Trần. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p>s<img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Trong triển lãm mới Tuan Andrew Nguyen, chất liệu và hình thức của sự hủy diệt, bạo lực và cái chết được tái định hình và chuyển hóa thành các tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho sự chữa lành và sức mạnh kiên cường. Thông qua các yếu tố xúc giác, âm thanh và chuyển động, triển lãm dẫn dắt người xem qua nhiều lớp ký ức, và qua hành trình vượt qua chấn thương tâm lý đến chữa lành.</em></p> <p><span style="background-color: transparent;">“Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Tuấn Andrew Nguyễn tại Galerie Quynh, trưng bày những tác phẩm điêu khắc thử nghiệm mới. Triển lãm tập trung vào những nghiên cứu của anh về ký ức lịch sử, ký ức vật thể và cách con người chống lại sự lãng quên. Qua thực hành nghệ thuật của mình, anh khám phá sức mạnh của ký ức như một phương thức phản kháng, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc kể chuyện trong chữa lành, xây dựng sự đồng cảm và kết nối cộng đồng.</span></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/01.webp" /></p> <p class="image-caption">Xuyên, 2024. Tre, sơn enamel, dây kim loại, thép, gỗ. 196 x 363 x 183 cm.</p> <p>Tác phẩm ‘Xuyên’ treo lơ lửng giữa không gian ngay lối vào, mời gọi người xem bước qua cụm 37 tấm rèm tre. Khi bước qua và tương tác với những tấm rèm bằng thị giác, xúc giác và âm thanh, những âm vang từ thân tre rỗng làm tăng trải nghiệm đa giác quan, và sự chuyển động đồng thời tạo nên hiệu ứng làn sóng lan tỏa về phía trước. Tre, một chất liệu vốn được đánh giá cao vì sự bền bỉ và khả năng thích ứng, có thể uốn mà không gãy, đón nhận sự phát triển và khả năng sinh tồn trong điều kiện khó khăn. Điều này có lẽ biểu trưng cho vô số những dòng đời đã chịu đựng nhiều gian khổ.</p> <div class="one-row full-width"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/03.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/04.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Xuyên, 2024. Tre, sơn enamel, dây kim loại, thép, gỗ. 196 x 363 x 183 cm.</p> <p>‘Chao lượn’ (2024), ‘Chim Giữa Vũ Trụ’ (2024) và ‘Thời gian’ (2024) đứng vững trên tầng lửng, mang hình dáng những con chuồn chuồn đang thăng bằng trên bệ tựa như bảo tháp tạo nên từ UXO (bom mìn chưa nổ). Cơn gió nhẹ từ quạt trần làm chuồn chuồn chậm rãi chuyển động xoay quanh trục trên bệ của chúng. Được tạo nên từ đồng thau tán dẹp và vỏ đạn pháo bằng đồng thau, mỗi tác phẩm mang đặc điểm riêng biệt của mình. Những chiếc đuôi nhọn của chuồn chuồn hướng lên trên khi chuyển động, làm gợi lên hình ảnh vũ khí – có thể là đao, kiếm hoặc súng – làm ta liên tưởng đến sự bạo lực và sang chấn tiềm ẩn trong chất liệu của chúng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/05.webp" /></p> <p class="image-caption">Không gian triển lãm “Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” tại Galerie Quynh.</p> <p>Tiến đến nửa sau của triển lãm, chúng ta lại bắt gặp chất liệu tre: những tấm rèm tre nhiều lớp được gắn trên tường như những tấm rèm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Ngay giữa không gian là một cụm rèm tre hình trụ treo lơ lửng trên trần nhà và xoay tròn bởi động cơ. Khi nhìn cận cảnh, chúng ta bắt gặp những hình ảnh bạo lực và những nhân vật lịch sử quan trọng được khắc họa trên từng tấm rèm. Những hình ảnh này phản ánh tính ám ảnh của chiến tranh, nhưng âm thanh từ thân tre rỗng, được tạo ra từ làn gió nhẹ và động cơ, lại mang đến cảm giác yên lành lạ thường.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/06.webp" /></p> <p>Không gian triển lãm ‘Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm’ tại Galerie Quynh.&nbsp;(Tác phẩm chính giữa) Xoay, 2024 tre, sơn enamel, dây kim loại, thép,&nbsp;động cơ điện kích thước đa dạng (khoảng 224 cm × Ø 170 cm).</p> <p class="image-caption"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/07.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Nổ, 2024. Tre, sơn enamel, dây, kim loại, thép, gỗ. 203 x 153 x 21.5 cm.</p> <p>Trong căn phòng cuối cùng, những tác phẩm điêu khắc động lực được gắn trên tường và nhẹ nhàng chuyển động trong không trung. ‘Những hành tinh hồi chuyển’ bao gồm những mảng hình tròn được kết nối với trục kim loại, tỏa ra ngoài để tạo nên một vòng tròn lớn. Sự bành trướng của những mảng hình tròn màu đất mang hơi hướng hình ảnh của một vụ nổ bị đóng băng trong thời gian. Nghệ sĩ đã sử dụng những vỏ đạn pháo tán dẹp, một chất liệu gắn liền với sự tàn phá dữ dội, và biến chúng thành một tác phẩm mang tính chữa lành.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/08.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/09.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Những hành tinh hồi chuyển, 2024. Vỏ đạn pháo bằng đồng thau tán dẹp, thép thanh không gỉ, và bột sơn tĩnh điện. Đường kính 180 cm.</p> <p>Bản thân tựa đề triển lãm “Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” chính là lời kêu gọi hành động: chiến đấu và sinh tồn. Điều này thể hiện được sự căng thẳng giữa bản năng sinh tồn và trạng thái thiền định. Cảm giác bình yên và hỗn loạn tồn tại đan xen như sự đối lập trong tác phẩm của Tuấn Andrew Nguyễn: những chất liệu mang dấu vết của bạo lực kết hợp với yếu tố như làn gió, hình dạng và màu sắc mang lại sự bình yên. Triển lãm là nơi quá khứ hỗn loạn và hiện tại gặp nhau, mở ra một hành trình vượt qua những sự kiện chấn động, và hướng đến sự cảm thông, hài hòa và chữa lành.</p> <p>[Ảnh cung cấp bởi Galerie Quỳnh.]</p> <p><strong>“Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” bởi Tuấn Andrew Nguyễn diễn ra đến hết ngày 28 tháng 2 năm 2025. Thông tin triển lãm có thể được tìm thấy trong trang Facebook tại <a href="https://www.facebook.com/share/p/15YKbF6Bjn/" target="_blank">đây</a>.</strong></p></div> <div class="feed-description"><p>s<img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Trong triển lãm mới Tuan Andrew Nguyen, chất liệu và hình thức của sự hủy diệt, bạo lực và cái chết được tái định hình và chuyển hóa thành các tác phẩm điêu khắc tượng trưng cho sự chữa lành và sức mạnh kiên cường. Thông qua các yếu tố xúc giác, âm thanh và chuyển động, triển lãm dẫn dắt người xem qua nhiều lớp ký ức, và qua hành trình vượt qua chấn thương tâm lý đến chữa lành.</em></p> <p><span style="background-color: transparent;">“Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” là triển lãm cá nhân của nghệ sĩ Tuấn Andrew Nguyễn tại Galerie Quynh, trưng bày những tác phẩm điêu khắc thử nghiệm mới. Triển lãm tập trung vào những nghiên cứu của anh về ký ức lịch sử, ký ức vật thể và cách con người chống lại sự lãng quên. Qua thực hành nghệ thuật của mình, anh khám phá sức mạnh của ký ức như một phương thức phản kháng, đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc kể chuyện trong chữa lành, xây dựng sự đồng cảm và kết nối cộng đồng.</span></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/01.webp" /></p> <p class="image-caption">Xuyên, 2024. Tre, sơn enamel, dây kim loại, thép, gỗ. 196 x 363 x 183 cm.</p> <p>Tác phẩm ‘Xuyên’ treo lơ lửng giữa không gian ngay lối vào, mời gọi người xem bước qua cụm 37 tấm rèm tre. Khi bước qua và tương tác với những tấm rèm bằng thị giác, xúc giác và âm thanh, những âm vang từ thân tre rỗng làm tăng trải nghiệm đa giác quan, và sự chuyển động đồng thời tạo nên hiệu ứng làn sóng lan tỏa về phía trước. Tre, một chất liệu vốn được đánh giá cao vì sự bền bỉ và khả năng thích ứng, có thể uốn mà không gãy, đón nhận sự phát triển và khả năng sinh tồn trong điều kiện khó khăn. Điều này có lẽ biểu trưng cho vô số những dòng đời đã chịu đựng nhiều gian khổ.</p> <div class="one-row full-width"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/03.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/04.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Xuyên, 2024. Tre, sơn enamel, dây kim loại, thép, gỗ. 196 x 363 x 183 cm.</p> <p>‘Chao lượn’ (2024), ‘Chim Giữa Vũ Trụ’ (2024) và ‘Thời gian’ (2024) đứng vững trên tầng lửng, mang hình dáng những con chuồn chuồn đang thăng bằng trên bệ tựa như bảo tháp tạo nên từ UXO (bom mìn chưa nổ). Cơn gió nhẹ từ quạt trần làm chuồn chuồn chậm rãi chuyển động xoay quanh trục trên bệ của chúng. Được tạo nên từ đồng thau tán dẹp và vỏ đạn pháo bằng đồng thau, mỗi tác phẩm mang đặc điểm riêng biệt của mình. Những chiếc đuôi nhọn của chuồn chuồn hướng lên trên khi chuyển động, làm gợi lên hình ảnh vũ khí – có thể là đao, kiếm hoặc súng – làm ta liên tưởng đến sự bạo lực và sang chấn tiềm ẩn trong chất liệu của chúng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/05.webp" /></p> <p class="image-caption">Không gian triển lãm “Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” tại Galerie Quynh.</p> <p>Tiến đến nửa sau của triển lãm, chúng ta lại bắt gặp chất liệu tre: những tấm rèm tre nhiều lớp được gắn trên tường như những tấm rèm quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày. Ngay giữa không gian là một cụm rèm tre hình trụ treo lơ lửng trên trần nhà và xoay tròn bởi động cơ. Khi nhìn cận cảnh, chúng ta bắt gặp những hình ảnh bạo lực và những nhân vật lịch sử quan trọng được khắc họa trên từng tấm rèm. Những hình ảnh này phản ánh tính ám ảnh của chiến tranh, nhưng âm thanh từ thân tre rỗng, được tạo ra từ làn gió nhẹ và động cơ, lại mang đến cảm giác yên lành lạ thường.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/06.webp" /></p> <p>Không gian triển lãm ‘Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm’ tại Galerie Quynh.&nbsp;(Tác phẩm chính giữa) Xoay, 2024 tre, sơn enamel, dây kim loại, thép,&nbsp;động cơ điện kích thước đa dạng (khoảng 224 cm × Ø 170 cm).</p> <p class="image-caption"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/07.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <p class="image-caption">Nổ, 2024. Tre, sơn enamel, dây, kim loại, thép, gỗ. 203 x 153 x 21.5 cm.</p> <p>Trong căn phòng cuối cùng, những tác phẩm điêu khắc động lực được gắn trên tường và nhẹ nhàng chuyển động trong không trung. ‘Những hành tinh hồi chuyển’ bao gồm những mảng hình tròn được kết nối với trục kim loại, tỏa ra ngoài để tạo nên một vòng tròn lớn. Sự bành trướng của những mảng hình tròn màu đất mang hơi hướng hình ảnh của một vụ nổ bị đóng băng trong thời gian. Nghệ sĩ đã sử dụng những vỏ đạn pháo tán dẹp, một chất liệu gắn liền với sự tàn phá dữ dội, và biến chúng thành một tác phẩm mang tính chữa lành.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/08.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/18/fight/09.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Những hành tinh hồi chuyển, 2024. Vỏ đạn pháo bằng đồng thau tán dẹp, thép thanh không gỉ, và bột sơn tĩnh điện. Đường kính 180 cm.</p> <p>Bản thân tựa đề triển lãm “Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” chính là lời kêu gọi hành động: chiến đấu và sinh tồn. Điều này thể hiện được sự căng thẳng giữa bản năng sinh tồn và trạng thái thiền định. Cảm giác bình yên và hỗn loạn tồn tại đan xen như sự đối lập trong tác phẩm của Tuấn Andrew Nguyễn: những chất liệu mang dấu vết của bạo lực kết hợp với yếu tố như làn gió, hình dạng và màu sắc mang lại sự bình yên. Triển lãm là nơi quá khứ hỗn loạn và hiện tại gặp nhau, mở ra một hành trình vượt qua những sự kiện chấn động, và hướng đến sự cảm thông, hài hòa và chữa lành.</p> <p>[Ảnh cung cấp bởi Galerie Quỳnh.]</p> <p><strong>“Chiến hay Chạy hay Trôi hay Chìm” bởi Tuấn Andrew Nguyễn diễn ra đến hết ngày 28 tháng 2 năm 2025. Thông tin triển lãm có thể được tìm thấy trong trang Facebook tại <a href="https://www.facebook.com/share/p/15YKbF6Bjn/" target="_blank">đây</a>.</strong></p></div> Di sản và nghệ thuật đương đại giao thoa qua triển lãm 'Thẩm / Thấu, Thưởng' 2025-01-17T16:30:51+07:00 2025-01-17T16:30:51+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17815-di-sản-và-nghệ-thuật-đương-đại-giao-thoa-qua-triển-lãm-thẩm-thấu,-thưởng An Trần. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Ngay trước Tết Nguyên đán, “Thẩm / Thấu, Thưởng” đưa người xem vào hành trình khám phá vẻ đẹp của các chất liệu dân gian được tái hiện trong hình thức đương đại. Triển lãm khắc họa nghệ thuật đương đại thông qua góc nhìn mới mẻ về cách di sản có thể được tái diễn giải trong thực hành sáng tạo hiện đại.</em></p> <p>Triển lãm&nbsp;“Thẩm / Thấu, Thưởng” giới thiệu gần 50 tác phẩm bởi ba nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor. Được tổ chức bởi VietnamColor và Gallery Medium ngày trước thềm Tết Ất Tỵ, triển lãm làm nổi bật sự giao thoa giữa di sản văn hóa và nghệ thuật đương đại. Qua cách thức sử dụng chất liệu dân gian cùng thực hành nghệ thuật sáng tạo, các nghệ sĩ đưa đến góc nhìn mới mẻ về cách chúng ta trải nghiệm và nhìn nhận nghệ thuật đương đại.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/01.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm của nghệ sĩ HuongColor.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/02.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy và Trần Nam Tước.</p> </div> </div> <p>Với cách tiếp cận và ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, các nghệ sĩ kết hợp nhiều chất liệu đa dạng: từ gốm và giấy chuối, đến màu acrylic và tranh sơn dầu, tạo nên sự hài hòa của Tết. Tư duy và cách sử dụng chất liệu làm nổi bật các tác phẩm trong triển lãm lần này thể hiện sự ấm áp và thiêng liêng của ngày Tết qua màu sắc và hình ảnh của người Việt.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/03.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/04.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm gốm của nghệ sĩ Trần Nam Tước.</p> </div> </div> <p>Nguyễn Quốc Huy kết nối khoảng cách giữa gốm truyền thống và câu chuyện nghệ thuật đương đại bằng cách thử nghiệm với đất, men và lửa để tạo ra những tác phẩm đậm dấu ấn riêng mình. Ngoài kỹ thuật điêu luyện, khả năng đưa cảm xúc và giá trị văn hóa vào tác phẩm của anh đã mở ra một cuộc đối thoại giữa truyền thống và hiện đại.</p> <p>‘Năm Tỵ’ — tác phẩm được đặc biệt tạo ra cho triển lãm và đón năm con Rắn, thể hiện sự hòa quyện giữa yếu tố văn hóa và nghệ thuật đương đại. Với tính bền vững của gốm cùng những chi tiết sắc bén và linh hoạt, tác phẩm thể hiện sự huyền bí và sự mạnh mẽ của loài rắn, phản ánh những chuyển động trong cuộc sống và sự vĩnh cửu của thời gian. Tương tự, 'Cá Vàng' miêu tả góc nhìn của nghệ sĩ về sự tương đồng giữa người và cá: cả hai đều phải tự tìm đường trong những “dòng sông” của cuộc đời và di chuyển theo nhiều hướng khác nhau trong thế giới của riêng mình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/05.webp" /></p> <p class="image-caption">Cá vàng (2024). D. 50cm. Gốm.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/06.webp" /></p> <p class="image-caption">Nặm Tỵ (2024). 40 x 80cm. Gốm.</p> <p>Nghệ sĩ Trần Nam Tước thể hiện kỹ thuật độc đáo của mình qua những tác phẩm tượng gốm thể nghiệm. Là một nghệ nhân đa ngành với nhiều giải thưởng danh giá, những thử nghiệm với chất men, sự khám phá hình thức và kết hợp chữ thư pháp Hán-Nôm đã giúp anh tạo nên sự khác biệt cho những tác phẩm của mình. Các tác phẩm của anh mang dấu ấn cá nhân mạnh mẽ, kết hợp văn hóa dân gian cùng những đường nét cổ xưa, và luôn hòa hợp với các làng nghề truyền thống.</p> <p>‘Sự Sinh’ mang hình dáng của một chiếc bình đứng mang hình dáng giống con người, và thể hiện hình ảnh của những con nòng nọc và rắn bơi xung quanh, tượng trưng cho sức sống mới, sự trưởng thành và sự sinh sản. Một tác phẩm nổi bật khác là ‘Ba Hoa,’ với cách chơi chữ lấy cảm hứng từ thói hay ngồi lê đôi mách của người Việt qua bốn mùa, với những câu chuyện và tin đồn giả thật vô tận. Cả hai tác phẩm đều thuộc dòng gốm Sông Quan ở Thái Bình, một dòng gốm Việt lâu đời thất truyền từ thế kỷ 13. Kỹ thuật này đã được nghệ sĩ tái dựng lại trong năm 2024, sử dụng đất và men của miền đất trầm tích phù sa cổ.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/07.webp" /> <p class="image-caption">Sự Sinh (2024). 40 x 38cm. Gốm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/08.webp" /> <p class="image-caption">Ba Hoa (2024). 63 x 40cm. Gốm.</p> </div> </div> <p>Nghệ sĩ HuongColor mang đến đề tài ‘Thời khắc | Phượng Hoàng,’ với những tác phẩm đưa người xem vào chiều sâu ý thức và sự phát triển nhận thức của nghệ sĩ. Với bảng màu ấn tượng, cùng đường nét uyển chuyển gợi lên nhiều cảm xúc, những tác phẩm của nghệ sĩ khám phá nhiều chiều kích thích sáng tạo qua tranh lụa, sắp đặt đa phương tiện và tranh sơn dầu, với mỗi tác phẩm đều thể hiện sự biến chuyển độc đáo và hành trình khám phá bản thân.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/09.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh sơn dầu của HuongColor.</p> <p>Cách sử dụng những gam màu độc đáo trong tác phẩm ‘Hoa Păng Xê Đen’ năm bắt vẻ đẹp của loài hoa thường bị bỏ qua vì màu đen của nó. Tuy nhiên, màu đen lại là sự kết hợp của tất cả các màu, và sắc đen này tiết lộ những tông màu của đỏ, tím, vàng và xanh, làm nổi bật sự pha trộn cảm xúc và đầy bí ẩn từ bên trong. Trong khi đó, ‘Phượng Hoàng’ tượng trưng cho sự tái sinh, quá trình tìm lại đam mê của bản thân, và sự phục hưng. Nghệ sĩ phản ánh rằng ‘Phượng Hoàng’ luôn xuất hiện vào thời thái bình, và sẽ ẩn mình trong thời loạn lạc, báo hiệu một sự bắt đầu mới. Tác phẩm ghi lại khoảnh khắc hiện tại như một điều đã được kết tinh từ những trải nghiệm trong quá khứ, đón nhận sự biến chuyển và sức mạnh tìm thấy được từ việc khám phá tiếng nói của chính mình.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/12.webp" /> <p class="image-caption">Thời khắc | Phượng Hoàng (2024). 110 x 110cm. Sơn dầu trên toan.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/11.webp" /> <p class="image-caption">Thời khắc | Hoa Păng Xê Đen (2024). 110 x 110cm. Sơn dầu trên toan.</p> </div> </div> <p>Tết Nguyên Đán luôn rực rỡ trong muôn sắc vật: từng màu hoa sắc quả bừng lên sức sống, gieo trước thềm năm mới những hy vọng và niềm tin, vun lại những mảnh tâm hồn của gia đình để tựu một cái xuân mãn túc. Triển lãm phản ánh tinh thần này bằng cách tái tưởng tượng các vật liệu truyền thống và giá trị trường tồn của chúng, mang đến góc nhìn mới trong việc tôn vinh các truyền thống văn hóa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/13.webp" /></p> <p>[Ảnh cung cấp bởi VietnamColor và Gallery Medium.]</p> <p><strong style="background-color: transparent;">“Thẩm / Thấu, Thưởng” diễn ra đến ngày 23.01.2025 tại Gallery Medium. Thông tin về triển lãm, chương trình workshop và chương trình đấu giá gây quỹ có thể được tìm thấy trên trang <strong><a href="https://www.facebook.com/vietnamcolor.vn">Facebook</a></strong> tại đây.</strong></p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Ngay trước Tết Nguyên đán, “Thẩm / Thấu, Thưởng” đưa người xem vào hành trình khám phá vẻ đẹp của các chất liệu dân gian được tái hiện trong hình thức đương đại. Triển lãm khắc họa nghệ thuật đương đại thông qua góc nhìn mới mẻ về cách di sản có thể được tái diễn giải trong thực hành sáng tạo hiện đại.</em></p> <p>Triển lãm&nbsp;“Thẩm / Thấu, Thưởng” giới thiệu gần 50 tác phẩm bởi ba nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy, Trần Nam Tước và HuongColor. Được tổ chức bởi VietnamColor và Gallery Medium ngày trước thềm Tết Ất Tỵ, triển lãm làm nổi bật sự giao thoa giữa di sản văn hóa và nghệ thuật đương đại. Qua cách thức sử dụng chất liệu dân gian cùng thực hành nghệ thuật sáng tạo, các nghệ sĩ đưa đến góc nhìn mới mẻ về cách chúng ta trải nghiệm và nhìn nhận nghệ thuật đương đại.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/01.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm của nghệ sĩ HuongColor.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/02.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy và Trần Nam Tước.</p> </div> </div> <p>Với cách tiếp cận và ngôn ngữ nghệ thuật khác nhau, các nghệ sĩ kết hợp nhiều chất liệu đa dạng: từ gốm và giấy chuối, đến màu acrylic và tranh sơn dầu, tạo nên sự hài hòa của Tết. Tư duy và cách sử dụng chất liệu làm nổi bật các tác phẩm trong triển lãm lần này thể hiện sự ấm áp và thiêng liêng của ngày Tết qua màu sắc và hình ảnh của người Việt.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/03.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm gốm của nghệ sĩ Nguyễn Quốc Huy.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/04.webp" /> <p class="image-caption">Tác phẩm gốm của nghệ sĩ Trần Nam Tước.</p> </div> </div> <p>Nguyễn Quốc Huy kết nối khoảng cách giữa gốm truyền thống và câu chuyện nghệ thuật đương đại bằng cách thử nghiệm với đất, men và lửa để tạo ra những tác phẩm đậm dấu ấn riêng mình. Ngoài kỹ thuật điêu luyện, khả năng đưa cảm xúc và giá trị văn hóa vào tác phẩm của anh đã mở ra một cuộc đối thoại giữa truyền thống và hiện đại.</p> <p>‘Năm Tỵ’ — tác phẩm được đặc biệt tạo ra cho triển lãm và đón năm con Rắn, thể hiện sự hòa quyện giữa yếu tố văn hóa và nghệ thuật đương đại. Với tính bền vững của gốm cùng những chi tiết sắc bén và linh hoạt, tác phẩm thể hiện sự huyền bí và sự mạnh mẽ của loài rắn, phản ánh những chuyển động trong cuộc sống và sự vĩnh cửu của thời gian. Tương tự, 'Cá Vàng' miêu tả góc nhìn của nghệ sĩ về sự tương đồng giữa người và cá: cả hai đều phải tự tìm đường trong những “dòng sông” của cuộc đời và di chuyển theo nhiều hướng khác nhau trong thế giới của riêng mình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/05.webp" /></p> <p class="image-caption">Cá vàng (2024). D. 50cm. Gốm.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/06.webp" /></p> <p class="image-caption">Nặm Tỵ (2024). 40 x 80cm. Gốm.</p> <p>Nghệ sĩ Trần Nam Tước thể hiện kỹ thuật độc đáo của mình qua những tác phẩm tượng gốm thể nghiệm. Là một nghệ nhân đa ngành với nhiều giải thưởng danh giá, những thử nghiệm với chất men, sự khám phá hình thức và kết hợp chữ thư pháp Hán-Nôm đã giúp anh tạo nên sự khác biệt cho những tác phẩm của mình. Các tác phẩm của anh mang dấu ấn cá nhân mạnh mẽ, kết hợp văn hóa dân gian cùng những đường nét cổ xưa, và luôn hòa hợp với các làng nghề truyền thống.</p> <p>‘Sự Sinh’ mang hình dáng của một chiếc bình đứng mang hình dáng giống con người, và thể hiện hình ảnh của những con nòng nọc và rắn bơi xung quanh, tượng trưng cho sức sống mới, sự trưởng thành và sự sinh sản. Một tác phẩm nổi bật khác là ‘Ba Hoa,’ với cách chơi chữ lấy cảm hứng từ thói hay ngồi lê đôi mách của người Việt qua bốn mùa, với những câu chuyện và tin đồn giả thật vô tận. Cả hai tác phẩm đều thuộc dòng gốm Sông Quan ở Thái Bình, một dòng gốm Việt lâu đời thất truyền từ thế kỷ 13. Kỹ thuật này đã được nghệ sĩ tái dựng lại trong năm 2024, sử dụng đất và men của miền đất trầm tích phù sa cổ.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/07.webp" /> <p class="image-caption">Sự Sinh (2024). 40 x 38cm. Gốm.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/08.webp" /> <p class="image-caption">Ba Hoa (2024). 63 x 40cm. Gốm.</p> </div> </div> <p>Nghệ sĩ HuongColor mang đến đề tài ‘Thời khắc | Phượng Hoàng,’ với những tác phẩm đưa người xem vào chiều sâu ý thức và sự phát triển nhận thức của nghệ sĩ. Với bảng màu ấn tượng, cùng đường nét uyển chuyển gợi lên nhiều cảm xúc, những tác phẩm của nghệ sĩ khám phá nhiều chiều kích thích sáng tạo qua tranh lụa, sắp đặt đa phương tiện và tranh sơn dầu, với mỗi tác phẩm đều thể hiện sự biến chuyển độc đáo và hành trình khám phá bản thân.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/09.webp" /></p> <p class="image-caption">Tranh sơn dầu của HuongColor.</p> <p>Cách sử dụng những gam màu độc đáo trong tác phẩm ‘Hoa Păng Xê Đen’ năm bắt vẻ đẹp của loài hoa thường bị bỏ qua vì màu đen của nó. Tuy nhiên, màu đen lại là sự kết hợp của tất cả các màu, và sắc đen này tiết lộ những tông màu của đỏ, tím, vàng và xanh, làm nổi bật sự pha trộn cảm xúc và đầy bí ẩn từ bên trong. Trong khi đó, ‘Phượng Hoàng’ tượng trưng cho sự tái sinh, quá trình tìm lại đam mê của bản thân, và sự phục hưng. Nghệ sĩ phản ánh rằng ‘Phượng Hoàng’ luôn xuất hiện vào thời thái bình, và sẽ ẩn mình trong thời loạn lạc, báo hiệu một sự bắt đầu mới. Tác phẩm ghi lại khoảnh khắc hiện tại như một điều đã được kết tinh từ những trải nghiệm trong quá khứ, đón nhận sự biến chuyển và sức mạnh tìm thấy được từ việc khám phá tiếng nói của chính mình.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/12.webp" /> <p class="image-caption">Thời khắc | Phượng Hoàng (2024). 110 x 110cm. Sơn dầu trên toan.</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/11.webp" /> <p class="image-caption">Thời khắc | Hoa Păng Xê Đen (2024). 110 x 110cm. Sơn dầu trên toan.</p> </div> </div> <p>Tết Nguyên Đán luôn rực rỡ trong muôn sắc vật: từng màu hoa sắc quả bừng lên sức sống, gieo trước thềm năm mới những hy vọng và niềm tin, vun lại những mảnh tâm hồn của gia đình để tựu một cái xuân mãn túc. Triển lãm phản ánh tinh thần này bằng cách tái tưởng tượng các vật liệu truyền thống và giá trị trường tồn của chúng, mang đến góc nhìn mới trong việc tôn vinh các truyền thống văn hóa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/14/tham-thau/13.webp" /></p> <p>[Ảnh cung cấp bởi VietnamColor và Gallery Medium.]</p> <p><strong style="background-color: transparent;">“Thẩm / Thấu, Thưởng” diễn ra đến ngày 23.01.2025 tại Gallery Medium. Thông tin về triển lãm, chương trình workshop và chương trình đấu giá gây quỹ có thể được tìm thấy trên trang <strong><a href="https://www.facebook.com/vietnamcolor.vn">Facebook</a></strong> tại đây.</strong></p></div> Lát cắt văn hóa Chợ Lớn rực rỡ qua nghi thức 'khai quang điểm nhãn' lân sư rồng 2025-01-17T12:10:36+07:00 2025-01-17T12:10:36+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-culture/17814-lát-cắt-văn-hóa-chợ-lớn-rực-rỡ-qua-nghi-thức-khai-quang-điểm-nhãn-lân-sư-rồng Uyên Đỗ. Ảnh: Uyên Đỗ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/web1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/fb2.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Trong cái không khí chộn rộn vào những ngày giáp Tết, có muôn con đường được khoác lên tấm áo mới rực rỡ của dịp lễ hội, dệt nên bởi những nghệ nhân biểu diễn khéo léo và tài ba.</em></p> <p>Chẳng phải tự dưng mà người ta vẫn hay truyền miệng nhau câu nói “nơi nào có người Hoa là có múa lân sư rồng.” Được trao tặng danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia, khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn từ lâu được xem như cái nôi nuôi dưỡng nhiều đoàn lân sư nổi tiếng xuyên suốt hàng chục năm qua.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion13.webp" /></p> <p class="image-caption">Sài Gòn-Chợ Lớn là nơi nuôi dưỡng nghệ thuật múa lân sư rồng.</p> <p>Trong văn hóa Trung Hoa, lân, sư và rồng là những linh vật biểu trưng cho sức mạnh, trí tuệ, và may mắn. Tiếng trống rộn ràng, cùng bước nhảy uyển chuyển của lân và rồng, được tin là có thể xua đuổi vận xui và đem lại tài lộc cho gia chủ. Biểu diễn lân sư rồng, do đó, thường xuất hiện trong các ngày lễ truyền thống, khai trương, động thổ hay những dấu mốc khởi đầu quan trọng khác.</p> <p>Trước thềm Xuân Tiết (tương đương với Tết Nguyên đán), dịp lễ lớn nhất trong năm của cộng đồng người Hoa, những đoàn lân sư lại càng phải tăng tốc để chuẩn bị cho một mùa hoạt động bận rộn. Những bộ trang phục được chăm chút tỉ mỉ, những buổi tập luyện diễn ra ráo riết để từng kỹ thuật, bước nhảy được sống động. Nhưng nếu muốn một màn chào quân thuận lợi, các đoàn lân sư rồng trước hết phải thực hiện nghi thức “khai quang điểm nhãn.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion3.webp" /></p> <p class="image-caption">Khai quang điểm nhãn là truyền thống bắt nguồn từ niềm tin xưa rằng mọi vật đều có thể sở hữu linh hồn nếu được “đánh thức” đúng cách.</p> <p style="text-align: left;"><a href="https://baoangiang.com.vn/su-tich-ve-rong-khong-to-mat-a385580.html" target="_blank">Chuyện kể</a>,&nbsp;Lương Võ Đế, hoàng đế thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc, là người rất sùng mộ thần linh nên hay mời nhiều danh họa về để trang hoàng đền chùa. Một lần, tại chùa An Lạc, họa sĩ Trương Tăng Dao đã vẽ bốn con rồng trắng trên tường nhưng quả quyết không vẽ mắt. Khi người dân gặng hỏi, ông mới hé lộ lý do: “Nếu vẽ mắt, rồng sẽ bay đi.”</p> <p style="text-align: left;">Nghĩ rằng chỉ là chuyện hoang đường, mọi người nài nỉ ông hoàn thành bức vẽ để kiểm chứng. Cuối cùng, Trương Tăng Dao đồng mới ý chấm mắt cho hai con rồng. Ngay lập tức, sấm sét nổi lên, tường chùa bị phá vỡ, hai con rồng sống dậy rồi cưỡi mây bay lên trời. Hai con rồng chưa được vẽ mắt thì vẫn ở nguyên trên tường bất động.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion2.webp" /></p> <p class="image-caption">Rồng bay lên trời.</p> <p>Tích truyện cổ lưu truyền từ đời này sang đời khác, theo chân những người lữ hành tha hương khám phá miền đất mới, và dần trở thành một nét bản sắc trong tín ngưỡng thờ phụng. Từ đó, các vật lễ linh thiêng như tượng, tranh và tất nhiên, lân, sư, rồng thường được người Hoa thực hiện nghi khai quang điểm nhãn, tức “khơi mở, chấm mắt.”&nbsp;</p> <p>Sau khi được “mở mắt sống dậy,” những linh vật lân sư rồng mới có thể xuất hành biểu diễn và đem niềm vui, may mắn đến cho mọi nhà. Còn đối với đoàn lân, nghi thức khai quang điểm nhãn như để cầu mong cho một mùa làm ăn phát đạt, thịnh vượng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion8.webp" /></p> <p class="image-caption" style="text-align: center;">Chú rồng ngậm ngọc quý thường xuất hiện trong các công trình và sinh hoạt văn hóa Trung Hoa. <br />Viên ngọc mà rồng ngậm, hạt minh châu, là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên và tài lộc.</p> <p>Trên khắp thế giới và Việt Nam, mỗi đoàn lân đều tuân theo những phong tục riêng biệt tùy vào vùng miền và lịch sử hoạt động của mình. Một số đoàn chọn ngày cố định hằng năm để làm lễ, trong khi những đoàn khác chọn ngày lành tháng tốt dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, thiên can, địa chi và phong thủy. Người thực hiện nghi thức thường là trưởng đoàn, các nhà tài trợ hoặc khách mời danh dự.</p> <p>Nghi thức thường gồm hai phần: tại tư gia và tại đền chùa. Trước tiên, tại tư gia, đoàn lân sẽ lập bàn cúng, bày biện lễ vật như trái cây, heo quay, để các thành viên thắp nhang kính nhớ tổ nghề. Sau đó, đoàn lân sư rồng sẽ diễu hành đến đền chùa và thực hiện nghi lễ xin phước từ thần linh.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion401.webp" /></p> <p class="image-caption">Bàn cúng tổ nghề.</p> <p>Cuối cùng, nghi thức khai quang điểm nhãn chính thức sẽ được tiến hành — tùy vào từng đoàn mà có thể tổ chức tại chùa hoặc một địa điểm riêng biệt. Trong nghi lễ này, người chủ trì sẽ dùng cọ chấm châu sa hoặc mực đỏ, lần lượt điểm vào các bộ phận trên thân lân: mắt, trán, miệng và tai. Mỗi điểm chạm mang một ý nghĩa riêng: khai mắt để thấy rõ phúc lành, khai trán để đón nhận trí tuệ, khai miệng để cầu lời chúc phúc, và khai tai để nghe thấu lòng dân.</p> <p>Cũng như nhiều đoàn lân khác, những ngày này, Tinh Anh Đường cũng tất bật sửa soạn cho dịp lễ sắp tới. Vào một ngày tháng Chạp âm lịch, các vũ sư, bằng hữu thân tín, cũng như những vị khách tứ xứ yêu thích nghệ thuật lân sư rồng đã tề tựu tại tư gia của đoàn để tham dự nghi lễ khai quang điểm nhãn. Theo lời kể của một vũ sư, đoàn Tinh Anh Đường được ông Triệu Di Văn thành lập vào năm 1954. Năm 2003, ông qua đời, để lại cho con trai là ông Triệu Di Tài kế thừa và phát huy truyền thống của đoàn cho đến ngày nay.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion1.webp" /></p> <p class="image-caption">Tư gia của Tinh Anh Đường tại Quận 11.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Dịp khai quang lần này cũng đặc biệt hơn khi trùng với sự kiện kỷ niệm hơn 70 năm thành lập của đoàn Tinh Anh Đường. Theo chân hơn 80 vũ sư lân sư rồng, hãy cùng <em>Saigoneer</em> dạo bước qua phố phường Chợ Lớn và khám phá một lát cắt thú vị của đời sống người Hoa qua loạt ảnh sau:</span></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion6.webp" /></p> <p class="image-caption">Các vũ sư háo hức trong ngày trọng đại.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion7.webp" /></p> <p class="image-caption">Trống cái và chập cheng được dùng để tạo bầu không khí sôi động.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion9.webp" /></p> <p class="image-caption">Bắt đầu buổi lễ, các vũ sư sẽ lần lượt vào thắp nhang, sau đó mặc trang phục lân sư rồng vào để bái tổ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion12.webp" /></p> <p class="image-caption">Sau đó tất cả sẽ cùng đồng loạt lạy tổ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion14.webp" /></p> <p class="image-caption">Từ tư gia, đoàn lân sư rồng sẽ diễu hành đến Chùa Bà Thiên Hậu.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion18.webp" /></p> <p class="image-caption">Đoàn diễu hành thu hút nhiều sự chú ý của người đi đường. Nhiều phụ huynh đã dắt con em mình đi theo đoàn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion22.webp" /></p> <p class="image-caption">Quãng đường diễu hành dài gần 2km nên các vũ sư không khỏi nhễ nhại mồ hôi.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion21.webp" /></p> <p class="image-caption">Rồng khi đi đường bộ vẫn phải dừng đèn đỏ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion23.webp" /></p> <p class="image-caption">Người Hoa tin rằng trước các sự kiện lớn như khai trương hay động thổ, họ nên đến chùa Bà Thiên Hậu, vị thần bảo hộ biển cả, để cầu bình an.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion25.webp" /></p> <p class="image-caption">Trang phục múa lân được xếp ngay ngắn trong lúc chờ đợi.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion27.webp" /></p> <p class="image-caption">Từng tốp lân sư rồng sẽ vào chánh điện để làm lễ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion28.webp" /></p> <p class="image-caption">Các vũ sư chuẩn bị những lá bùa ghi những ký tự may mắn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion29.webp" /></p> <p class="image-caption">Một số sư phụ được mời từ các đoàn lân sư rồng ở Singapore, Malaysia, v.v. để chủ trì nghi thức.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion39.webp" /></p> <div class="one-row closer"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion381.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion341.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion321.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Bùa được dán lên lân sư rồng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion36.webp" /></p> <p class="image-caption">Sau khi cầu may, nghi thức khai quang điểm nhãn của Tinh Anh Đường sẽ được hoàn thành tại tiệc riêng của đoàn.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/web1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/fb2.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Trong cái không khí chộn rộn vào những ngày giáp Tết, có muôn con đường được khoác lên tấm áo mới rực rỡ của dịp lễ hội, dệt nên bởi những nghệ nhân biểu diễn khéo léo và tài ba.</em></p> <p>Chẳng phải tự dưng mà người ta vẫn hay truyền miệng nhau câu nói “nơi nào có người Hoa là có múa lân sư rồng.” Được trao tặng danh hiệu Di sản phi vật thể quốc gia, khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn từ lâu được xem như cái nôi nuôi dưỡng nhiều đoàn lân sư nổi tiếng xuyên suốt hàng chục năm qua.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion13.webp" /></p> <p class="image-caption">Sài Gòn-Chợ Lớn là nơi nuôi dưỡng nghệ thuật múa lân sư rồng.</p> <p>Trong văn hóa Trung Hoa, lân, sư và rồng là những linh vật biểu trưng cho sức mạnh, trí tuệ, và may mắn. Tiếng trống rộn ràng, cùng bước nhảy uyển chuyển của lân và rồng, được tin là có thể xua đuổi vận xui và đem lại tài lộc cho gia chủ. Biểu diễn lân sư rồng, do đó, thường xuất hiện trong các ngày lễ truyền thống, khai trương, động thổ hay những dấu mốc khởi đầu quan trọng khác.</p> <p>Trước thềm Xuân Tiết (tương đương với Tết Nguyên đán), dịp lễ lớn nhất trong năm của cộng đồng người Hoa, những đoàn lân sư lại càng phải tăng tốc để chuẩn bị cho một mùa hoạt động bận rộn. Những bộ trang phục được chăm chút tỉ mỉ, những buổi tập luyện diễn ra ráo riết để từng kỹ thuật, bước nhảy được sống động. Nhưng nếu muốn một màn chào quân thuận lợi, các đoàn lân sư rồng trước hết phải thực hiện nghi thức “khai quang điểm nhãn.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion3.webp" /></p> <p class="image-caption">Khai quang điểm nhãn là truyền thống bắt nguồn từ niềm tin xưa rằng mọi vật đều có thể sở hữu linh hồn nếu được “đánh thức” đúng cách.</p> <p style="text-align: left;"><a href="https://baoangiang.com.vn/su-tich-ve-rong-khong-to-mat-a385580.html" target="_blank">Chuyện kể</a>,&nbsp;Lương Võ Đế, hoàng đế thời kỳ Nam Bắc triều ở Trung Quốc, là người rất sùng mộ thần linh nên hay mời nhiều danh họa về để trang hoàng đền chùa. Một lần, tại chùa An Lạc, họa sĩ Trương Tăng Dao đã vẽ bốn con rồng trắng trên tường nhưng quả quyết không vẽ mắt. Khi người dân gặng hỏi, ông mới hé lộ lý do: “Nếu vẽ mắt, rồng sẽ bay đi.”</p> <p style="text-align: left;">Nghĩ rằng chỉ là chuyện hoang đường, mọi người nài nỉ ông hoàn thành bức vẽ để kiểm chứng. Cuối cùng, Trương Tăng Dao đồng mới ý chấm mắt cho hai con rồng. Ngay lập tức, sấm sét nổi lên, tường chùa bị phá vỡ, hai con rồng sống dậy rồi cưỡi mây bay lên trời. Hai con rồng chưa được vẽ mắt thì vẫn ở nguyên trên tường bất động.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion2.webp" /></p> <p class="image-caption">Rồng bay lên trời.</p> <p>Tích truyện cổ lưu truyền từ đời này sang đời khác, theo chân những người lữ hành tha hương khám phá miền đất mới, và dần trở thành một nét bản sắc trong tín ngưỡng thờ phụng. Từ đó, các vật lễ linh thiêng như tượng, tranh và tất nhiên, lân, sư, rồng thường được người Hoa thực hiện nghi khai quang điểm nhãn, tức “khơi mở, chấm mắt.”&nbsp;</p> <p>Sau khi được “mở mắt sống dậy,” những linh vật lân sư rồng mới có thể xuất hành biểu diễn và đem niềm vui, may mắn đến cho mọi nhà. Còn đối với đoàn lân, nghi thức khai quang điểm nhãn như để cầu mong cho một mùa làm ăn phát đạt, thịnh vượng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion8.webp" /></p> <p class="image-caption" style="text-align: center;">Chú rồng ngậm ngọc quý thường xuất hiện trong các công trình và sinh hoạt văn hóa Trung Hoa. <br />Viên ngọc mà rồng ngậm, hạt minh châu, là biểu tượng của sức mạnh siêu nhiên và tài lộc.</p> <p>Trên khắp thế giới và Việt Nam, mỗi đoàn lân đều tuân theo những phong tục riêng biệt tùy vào vùng miền và lịch sử hoạt động của mình. Một số đoàn chọn ngày cố định hằng năm để làm lễ, trong khi những đoàn khác chọn ngày lành tháng tốt dựa trên nhiều yếu tố như tuổi tác, thiên can, địa chi và phong thủy. Người thực hiện nghi thức thường là trưởng đoàn, các nhà tài trợ hoặc khách mời danh dự.</p> <p>Nghi thức thường gồm hai phần: tại tư gia và tại đền chùa. Trước tiên, tại tư gia, đoàn lân sẽ lập bàn cúng, bày biện lễ vật như trái cây, heo quay, để các thành viên thắp nhang kính nhớ tổ nghề. Sau đó, đoàn lân sư rồng sẽ diễu hành đến đền chùa và thực hiện nghi lễ xin phước từ thần linh.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion401.webp" /></p> <p class="image-caption">Bàn cúng tổ nghề.</p> <p>Cuối cùng, nghi thức khai quang điểm nhãn chính thức sẽ được tiến hành — tùy vào từng đoàn mà có thể tổ chức tại chùa hoặc một địa điểm riêng biệt. Trong nghi lễ này, người chủ trì sẽ dùng cọ chấm châu sa hoặc mực đỏ, lần lượt điểm vào các bộ phận trên thân lân: mắt, trán, miệng và tai. Mỗi điểm chạm mang một ý nghĩa riêng: khai mắt để thấy rõ phúc lành, khai trán để đón nhận trí tuệ, khai miệng để cầu lời chúc phúc, và khai tai để nghe thấu lòng dân.</p> <p>Cũng như nhiều đoàn lân khác, những ngày này, Tinh Anh Đường cũng tất bật sửa soạn cho dịp lễ sắp tới. Vào một ngày tháng Chạp âm lịch, các vũ sư, bằng hữu thân tín, cũng như những vị khách tứ xứ yêu thích nghệ thuật lân sư rồng đã tề tựu tại tư gia của đoàn để tham dự nghi lễ khai quang điểm nhãn. Theo lời kể của một vũ sư, đoàn Tinh Anh Đường được ông Triệu Di Văn thành lập vào năm 1954. Năm 2003, ông qua đời, để lại cho con trai là ông Triệu Di Tài kế thừa và phát huy truyền thống của đoàn cho đến ngày nay.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion1.webp" /></p> <p class="image-caption">Tư gia của Tinh Anh Đường tại Quận 11.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Dịp khai quang lần này cũng đặc biệt hơn khi trùng với sự kiện kỷ niệm hơn 70 năm thành lập của đoàn Tinh Anh Đường. Theo chân hơn 80 vũ sư lân sư rồng, hãy cùng <em>Saigoneer</em> dạo bước qua phố phường Chợ Lớn và khám phá một lát cắt thú vị của đời sống người Hoa qua loạt ảnh sau:</span></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion6.webp" /></p> <p class="image-caption">Các vũ sư háo hức trong ngày trọng đại.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion7.webp" /></p> <p class="image-caption">Trống cái và chập cheng được dùng để tạo bầu không khí sôi động.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion9.webp" /></p> <p class="image-caption">Bắt đầu buổi lễ, các vũ sư sẽ lần lượt vào thắp nhang, sau đó mặc trang phục lân sư rồng vào để bái tổ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion12.webp" /></p> <p class="image-caption">Sau đó tất cả sẽ cùng đồng loạt lạy tổ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion14.webp" /></p> <p class="image-caption">Từ tư gia, đoàn lân sư rồng sẽ diễu hành đến Chùa Bà Thiên Hậu.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion18.webp" /></p> <p class="image-caption">Đoàn diễu hành thu hút nhiều sự chú ý của người đi đường. Nhiều phụ huynh đã dắt con em mình đi theo đoàn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion22.webp" /></p> <p class="image-caption">Quãng đường diễu hành dài gần 2km nên các vũ sư không khỏi nhễ nhại mồ hôi.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion21.webp" /></p> <p class="image-caption">Rồng khi đi đường bộ vẫn phải dừng đèn đỏ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion23.webp" /></p> <p class="image-caption">Người Hoa tin rằng trước các sự kiện lớn như khai trương hay động thổ, họ nên đến chùa Bà Thiên Hậu, vị thần bảo hộ biển cả, để cầu bình an.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion25.webp" /></p> <p class="image-caption">Trang phục múa lân được xếp ngay ngắn trong lúc chờ đợi.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion27.webp" /></p> <p class="image-caption">Từng tốp lân sư rồng sẽ vào chánh điện để làm lễ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion28.webp" /></p> <p class="image-caption">Các vũ sư chuẩn bị những lá bùa ghi những ký tự may mắn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion29.webp" /></p> <p class="image-caption">Một số sư phụ được mời từ các đoàn lân sư rồng ở Singapore, Malaysia, v.v. để chủ trì nghi thức.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion39.webp" /></p> <div class="one-row closer"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion381.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion341.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion321.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Bùa được dán lên lân sư rồng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/17/dance/lion36.webp" /></p> <p class="image-caption">Sau khi cầu may, nghi thức khai quang điểm nhãn của Tinh Anh Đường sẽ được hoàn thành tại tiệc riêng của đoàn.</p></div> Vũ Bằng và ngòi bút chất chứa niềm thương nỗi nhớ về Hà Nội 2025-01-15T14:01:57+07:00 2025-01-15T14:01:57+07:00 https://saigoneer.com/vn/trich-or-triet/17811-vũ-bằng-và-ngòi-bút-chất-chứa-niềm-thương-nỗi-nhớ-về-hà-nội An Phạm. Đồ họa: Ngọc Tạ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Từ </em>Thương Nhớ Mười Hai<em> đến </em>Miếng Ngon Hà Nội<em>, hình ảnh Hà Nội đan xen với nỗi hoài niệm trong lời văn Vũ Bằng luôn đưa tôi quay ngược trở về vòng tay của thành phố tôi yêu, đặc biệt sau khi chuyển tới Sài Gòn ở tuổi 19. Từ ấy, những dòng văn tôi dành cho Hà Nội thường xuất hiện cạnh bên một dòng trích dẫn nào đó từ sách Vũ Bằng: “Mùa xuân của tôi — mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội — là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.” Đó là cách những tác phẩm của Vũ Bằng chạm tới trái tim tôi.</em></p> <p dir="ltr">Là một trong những cây bút lớn viết về Hà Nội, bức chân dung văn chương và cá nhân của Vũ Bằng hết sức đa diện. <a href="https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/de-hoan-thien-chan-dung-va-su-nghiep-vu-bang-531297" target="_blank">Sự nghiệp</a> của ông trải dài ba giai đoạn lịch sử lớn của Việt Nam: trước 1946, 1946–1954, và sau 1954 ở miền Nam. Ông từng phải đối diện với hàng thập kỷ bị nghi ngờ và cáo buộc, những niềm oan chỉ được đính chính <a href="https://bookmark.vn/vu-bang-su-nghiep-van-chuong-va-cuoc-doi/" target="_blank">16 năm</a> sau khi ông qua đời. Dẫu vậy, văn chương Vũ Bằng vẫn luôn là minh chứng bất diệt của tình yêu.</p> <h3 dir="ltr">Viết, không vì kiếm sống, mà vì thực tại của cuộc sống</h3> <p dir="ltr">Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh năm 1913 tại Hà Nội, là <a href="https://daibieunhandan.vn/vu-bang-van-chuong-cua-tinh-yeu-post192160.html" target="_blank">hậu duệ</a> của một dòng họ khoa bảng nổi tiếng ở Hải Dương; về sau chuyển vào Hà Nội và thành lập một nhà in lớn trên phố Hàng Gai. Đây có thể chỉ là sự thiên vị của một đứa trẻ cũng từng lớn lên trong lòng phố cổ, nhưng tôi luôn cảm thấy rằng việc lớn lên ở nơi trái tim của Hà Nội chính là lý do con chữ Vũ Bằng đầy ắp sự dịu dàng, u uất, và thấm đãm hồn cốt 36 phố phường đến thế.</p> <p>Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống học vấn và kinh doanh khá giả, Vũ Bằng được thụ hưởng nền giáo dục cấp tiến cùng cơ hội du học tại Pháp. Mẹ Vũ Bằng mong muốn ông theo học y khoa, nhưng ông lựa chọn theo đuổi nghề viết và nghề báo sau khi thi đỗ Tú Tài (cấp ba). Trong khi nhiều người cùng thời ông viết chỉ để kiếm sống, Vũ Bằng viết thuần túy vì đam mê, đến mức ông <a href="https://js.vnu.edu.vn/SSH/article/view/1377/1341" target="_blank">bày tỏ</a>:&nbsp;“Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo.”</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/04.webp" /> <p class="image-caption">Chân dung Vũ Bằng.</p> </div> <p dir="ltr">Vũ Bằng xuất bản tác phẩm đầu tay,&nbsp;<a href="https://daibieunhandan.vn/vu-bang-bao-chi-la-nghe-van-chuong-la-tam-hon-va-y-chi-post192500.html"><em>Lọ Văn</em></a>,&nbsp;khi mới 17 tuổi vào năm 1931. Từ 1930 đến 1954, ông giữ vai trò biên tập viên của tòa soạn <em>Tiểu Thuyết Thứ Bảy</em> và thư ký cho <em>Trung Bắc Chủ Nhật</em>, đồng thời đóng góp cho nhiều tờ báo khác ở Hà Nội. Trong giai đoạn thập niên 1930 và 1940, Vũ Bằng hoạt động tích cực đặc biệt trong việc khắc họa cảnh đời thực tế của người dân thành phố giữa những biến động lịch sử.</p> <p>Ảnh hưởng của Vũ Bằng đối với nền văn học văn xuôi Việt Nam thời kỳ này không chỉ giới hạn trong tác phẩm của ông. Giữ cương vị biên tập viên của nhiều tờ báo quan trọng trước năm 1945, Vũ Bằng đóng <a href="https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/de-hoan-thien-chan-dung-va-su-nghiep-vu-bang-531297" target="_blank">vai trò then chốt</a> trong việc khai phá và nâng đỡ những tác phẩm ra mắt của các nhà văn mới nổi, bao gồm cả những cái tên lớn về sau như Tô Hoài và Nam Cao. Một ví dụ điển hình là cách ông đã “nhặt” tiểu thuyết ngắn đầu tay <em>Cái Lò Gạch Cũ</em> của Nam Cao từ một chồng bản thảo bị từ chối, và nhờ một đàn anh (<a href="https://thethaovanhoa.vn/in-lai-phien-ban-doi-lua-xung-doi-1941-chi-pheo-co-cau-khach-hon-20150207074347829.htm" target="_blank">có thể </a>là nhà văn Lê Văn Trương) viết lời tựa và đổi tên thành <em>Đôi Lứa Xứng Đôi</em>. Tác phẩm này sau đó được đổi tên thành <em>Chí Phèo</em>, có thể được coi là tác phẩm nổi bật nhất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học 1941–1945.</p> <p>Hơn thế, những tác phẩm của Vũ Bằng còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và lối viết của những nhà văn trẻ hơn, như Tô Hoài đã <a href="https://daibieunhandan.vn/vu-bang-van-chuong-cua-tinh-yeu-post192160.html" target="_blank">tiết lộ</a>: “Những năm ấy, Nam Cao đương ở với tôi trên Nghĩa Đô. Chúng tôi mải mê đọc Vũ Bằng… nếu nhà nghiên cứu văn học nào lưu tâm đến những truyện ngắn Vũ Bằng hồi ấy với truyện ngắn Nam Cao và truyện ngắn của tôi trên báo <em>Hà Nội tân văn</em> có thể dễ dàng nhận thấy hai ngòi bút này [có] hơi hướng Vũ Bằng.”</p> <h3 dir="ltr">Viết như lời tỏ bày thầm lặng</h3> <p dir="ltr">Hiện giờ, Vũ Bằng đã được vinh danh là một trong những tên tuổi vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, nhưng trước sự công nhận này, ông đã trải qua một số phận đầy long đong lận đận. Là một cựu học sinh chuyên Văn, suốt những ngày tháng cấp hai và cấp ba đèn sách văn chương, tôi đã học về không ít cây bút có cuộc đời trắc trở. Vậy mà Vũ Bằng vẫn là một trường hợp đặc biệt khi niềm oan của ông kéo dài cả tới cuối đời.</p> <div class="left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/07.webp" /> <p class="image-caption">Vũ Bằng qua ký họa của Tạ Tỵ.</p> </div> <p dir="ltr">Cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp văn học của Vũ Bằng đều giao thoa với các sự kiện lịch sử và những biến động chính trị. Năm <a href="https://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/van-hoc-mien-nam-54-75-177-vu-bang-1/" target="_blank">1946</a>, Vũ Bằng và gia đình di tản đến vùng kháng chiến, cụ thể là Chợ Đại, Cống Thần (Hà Nam) trước khi trở về Hà Nội năm 1948 và bí mật tham gia vào mạng lưới tình báo. Sử dụng vỏ bọc một người “dinh-tê” (bỏ vùng kháng chiến do Việt Minh chiếm giữ để trở lại khu vực thành phố), Vũ Bằng duy trì dáng vẻ và thái độ một tiểu tư sản giàu có. Bởi thế, nhiều người tin rằng Vũ Bằng là <a href="https://baodaklak.vn/channel/3522/201512/vu-bang-nha-van-cua-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-2419401/" target="_blank">nguyên mẫu</a> cho nhân vật Hoàng, một nhà văn xa rời kháng chiến trong truyện ngắn ‘Đôi mắt’ của Nam Cao.</p> <p>Năm 1954, Vũ Bằng vào Nam với tư cách một nhân viên tình báo với mật danh X10. Ông tiếp tục vai trò này cho tới ngày hai miền thống nhất, nhưng không quay lại miền Bắc dù chỉ một lần trước khi qua đời. Tại thời điểm ông mất, hàm oan về một nhà văn phản bội của Vũ Bằng vẫn chưa được đính chính do sự gián đoạn trong mạng lưới liên lạc. Các cấp trên của ông đã chuyển về Hà Nội sau ngày thống nhất, khiến việc liên lạc với miền Nam trở nên khó khăn dù tình hình chính trị đã thay đổi. Vũ Bằng mất trong thân phận một người bị cho là “quay lưng lại với Cách mạng” và “di cư vào Nam cùng kẻ thù.”</p> <div class="series-quote half-width">“Vũ Bằng đóng vai trò then chốt trong việc khai phá và nâng đỡ những tác phẩm ra mắt của các nhà văn mới nổi, bao gồm cả những cái tên lớn về sau như Tô Hoài và Nam Cao.”</div> <p>Mãi đến đầu những năm 1990, khi các tài liệu về hoạt động bí mật của Vũ Bằng được công bố, tên tuổi và sự nghiệp của ông mới được minh oan. Vào <a href="https://baophapluat.vn/hanh-trinh-khoi-phuc-lai-danh-tiet-cho-nha-van-nha-bao-vu-bang-post388200.html" target="_blank">tháng 3 năm 2000</a>, Vũ Bằng chính thức được xác nhận là một sĩ quan tình báo quân sự. Trong thời kỳ chiến tranh, việc “<a href="http://baoquankhu4.com.vn/chinh-tri/loi-bac-ho-day-ngay-nay-nam-xua/nguoi-nghe-si-cung-la-chien-si-tac-pham-van-nghe-chinh-la-vu.html" target="_blank">nghệ sĩ cũng là chiến sĩ</a>, tác phẩm văn nghệ chính là vũ khí đấu tranh” là điều thường tình. Thậm chí, nền văn học Việt Nam đã chứng kiến cả một thế hệ nhà thơ chiến sĩ, nhưng có lẽ chẳng có nhiều trường hợp như Vũ Bằng: một cây bút với lớp vỏ bọc tình báo bí mật chưa từng để lộ danh tính chính mình.</p> <p>Trong thời gian ở Sài Gòn, Vũ Bằng sống trong cảnh nghèo khó, tương phản rõ rệt với sự giàu sang ngày còn ở ngoài Bắc. Lần đầu tiên trong đời, ông phải tập trung viết để kiếm sống. Tuy nhiên, hơn cả một công việc, viết lách cũng là cách duy nhất để Vũ Bằng trút bầu tâm sự, đầy ắp những nặng lòng của nỗi hàm oan và nỗi nhớ. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh <a href="https://nhandan.vn/vu-bang-nhin-lai-van-va-doi-sau-dam-may-mo-post191830.html" target="_blank">khẳng định</a>: “Nỗi đau, nỗi cô đơn đã tạo nên những nét riêng trong văn chương của Vũ Bằng.”</p> <h3 dir="ltr">Viết với, và vì, một tình yêu kiên định</h3> <p dir="ltr">Sau khi chuyển vào Sài Gòn, tôi nhận ra mình thường tìm kiếm dáng hình thành phố thân yêu ở mọi nơi tôi đến: những cửa tiệm phở Bắc, dăm vài quán cà phê trong con ngõ nhỏ có “vibe Hà Nội,” bài viết trên mạng xã hội, và lời văn Vũ Bằng. Tôi vẫn còn nhớ tháng mười hai không có cái lạnh mùa đông đầu tiên, tôi náu mình dưới lớp chăn mỏng để đọc <em>Thương Nhớ Mười Hai</em>, đặc biệt là chương tháng Chạp. Việc Vũ Bằng chắp bút tác phẩm này ở Sài Gòn, cả nghìn cây số xa khỏi quê hương của chúng tôi, lại càng khiến <em>Thương Nhớ Mười Hai</em> mang đầy sự đồng cảm với nỗi nhớ, sự cô đơn, và hoài niệm trong tôi:</p> <p>“Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết, yêu ngọn cỏ gió đùa mây trôi lãng đãng, ngọn núi, đồi sim, nhựa cây, mạch đất, yêu cái sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bây giờ mới trỗi lên tìm lá mới, hoa non, yêu cô gái mặc quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng trên mái tóc, yêu con bướm đa tình bay lượn trên giàn hoa thiên lý, cái áo nhung xanh nổi bật lên trong vườn quýt đỏ, cam vàng, trông mới lại càng yêu giọt mưa bé tí ti đọng lại trên nhung mướt làm cho người đẹp óng a óng ánh như thiên thần trong mộng.”</p> <p>Như mọi đứa con xa quê khác, tôi hiểu rất rõ sự khó khăn khi phải sống xa rời khỏi gia đình. Nhưng trong khi tôi ít nhất vẫn còn có mạng xã hội để cập nhật mọi thứ xảy ra ở Hà Nội, Vũ Bằng chỉ có thể dựa vào hồi ức để xoa dịu nỗi nhớ cồn cào. Tất thảy cảm xúc ấy được đổ ra trên giấy, với những dòng ký và <a href="https://giaoducthoidai.vn/cam-thu-van-hoc-vu-bang-va-nhung-trang-viet-tai-hoa-post704588.html" target="_blank">tùy bút</a>,&nbsp;thể loại Vũ Bằng thường viết nhất <a href="https://bookmark.vn/vu-bang-su-nghiep-van-chuong-va-cuoc-doi/" target="_blank">trong Sài Gòn</a>. Trong những tác phẩm mang giá trị vượt thời đại của ông sáng tác ở giai đoạn này như <em>Miếng Ngon Hà Nội</em>, <em>Bốn mươi năm nói láo</em>, và <em>Thương Nhớ Mười Hai</em> đã để lại một dấu ấn to lớn trong văn đàn Việt Nam bằng một tình yêu Hà Nội da diết.</p> <div class="one-row smaller"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/03.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Bằng.</p> <p>Tại nơi xa xôi, tình yêu của Vũ Bằng dành cho thành phố của mình vang vọng trong lời văn, <a href="https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/de-hoan-thien-chan-dung-va-su-nghiep-vu-bang-531297" target="_blank">tiếp nối dòng chảy</a> di sản văn học viết về Hà Nội trước 1945 của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, và Tô Hoài. Khi đắm mình vào văn Vũ Bằng, tôi thường tự hỏi làm thế nào một người đã sống xa nhà hơn 30 năm lại có thể viết về Hà Nội với những chi tiết nhỏ bé mà đầy sống động như thể ông ấy vẫn còn ở đó, trong vòng ôm của quê nhà: “Tôi nhớ những buổi tối đi trên con đường Toà án ngan ngát mùi <a href="https://saigoneer.com/vn/natural-selection/17797-lu%E1%BA%ADn-c%E1%BB%99ng-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-hoa-s%E1%BB%AFa,-n%C3%A0ng-th%C6%A1-g%C3%A2y-tranh-c%C3%A3i-c%E1%BB%A7a-m%C3%B9a-thu-h%C3%A0-n%E1%BB%99i" target="_blank">hoa sữa</a>, nhớ những đêm trăng ai đứa dắt nhau trên đường Giảng Võ xem chèo… Nhớ từ những con đường mưa bay riêu riêu cùng vợ đi nhởn nha ven hồ Bảy Mẫu, nhớ những đêm trèo lên ngọn đồi trên đường về Pháp Vân hái một trái cam vừa ăn vừa nghe tiếng trống chèo ở xa xa vọng về mà nhớ lại.”</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/09.webp" /> <p class="image-caption">Dạo chân trên phố phường Hà Nội. Ảnh: An Phạm.</p> </div> <p>Kể cả với tôi, đôi khi việc nhớ lại tất thảy từng chi tiết về Hà Nội sau khi rời đi cũng vô cùng khó khăn. Dẫu cho một số ký ức chẳng bao giờ có thể phai mờ, như những chiều dạo quanh hồ Gươm giữa chiều thu và ăn ngô nướng nóng hổi giữa đêm đông lạnh, tôi không dám chắc mình có thể họa lại từng kỷ niệm một cách đầy thương yêu như Vũ Bằng. Với tôi, sức mạnh lớn nhất của văn chương ông nằm ở cách mà, những chi tiết ấy không chỉ thuộc về hồi ức cá nhân của mình Vũ Bằng, mà còn của vô số lớp người thuộc về Hà Nội. Đọc Vũ Bằng luôn khiến tôi cảm tưởng như mình đang sống hai cuộc đời: một kiếp sống dĩ vãng những năm 1930-1940 của Vũ Bằng, và của chính tôi gần một thế kỷ sau ông.</p> <p>Vũ Bằng <a href="https://thethaovanhoa.vn/de-xuat-dat-ten-duong-vu-bang-o-ha-noi-20131221092644481.htm" target="_blank">viết về Hà Nội</a> rất nhiều, và đầy đam mê, như thể “để lấy lại thời gian đã mất.” Tô Hoài từng nhắc đến Vũ Bằng như này: “Thương nhớ mười hai, bàn tay giơ lên đếm một tháng, một ngày, một năm, một đời… Tác giả đã miệt mài ròng rã hơn 10 năm trời mới viết xong được 12 tháng thân phận một kiếp người. Từng câu tha thiết với Hà Nội đã làm cho đến cả những người đương ở giữa Hà Nội cũng phải thương lây yêu lây.”</p> <div class="one-row smaller"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/12.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/13.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Hà Nội luôn duyên dáng qua đôi mắt của người con Hà Nội. Ảnh: An Phạm.</p> <p>Nếu <em>Thương Nhớ Mười Hai</em> vẽ nên một Hà Nội qua 12 tháng và 4 mùa, <em>Miếng Ngon Hà Nội</em> khắc họa ẩm thực Hà Nội qua 15 món đặc sản nổi tiếng, từ phở bò, cốm xanh, và mắm tôm, đến bánh cá và nhiều hơn thế nữa. Có những món đặc sản nổi tiếng mà ai cũng biết, cũng có những món chỉ được biết đến bởi người Hà Nội. Không gì có thể so sánh với một bữa ăn giới thiệu trên bất kỳ trang nào của tác phẩm này. Mỗi khi trong tôi cồn cào nỗi nhớ hương vị Hà Nội quen thuộc, <em>Miếng Ngon Hà Nội</em> là niềm an ủi tinh thần tôi thường tìm tới.</p> <p>Gần 100 năm sau thời đại của Vũ Bằng, di sản văn học của ông còn vẹn nguyên sức mạnh, hẳn là bởi tình yêu thì chẳng bao giờ lỗi thời. Giống như Vũ Bằng, tôi dần học cách viết mỗi khi sự hoài niệm cồn cào trong lòng, từ đôi dòng nhật ký tới vài bài thơ ngắn; lời thơ về Hà Nội, lưu giữ trong ghi chú của điện thoại hay trên mạng xã hội.</p> <p>Và bất cứ khi nào cảm giác lạc lõng, hậu quả của việc xa Hà Nội quá lâu, gặm nhấm trái tim tôi, tôi lại quay về với Vũ Bằng. Những lời văn của ông đưa tôi từ một người trưởng thành về cô nữ sinh trung học thời ấy, hạnh phúc tận hưởng bát chè khúc bạch trên đường Trần Hưng Đạo, nhàn nhã lật giở từng trang <em>Thương Nhớ Mười Hai</em>, như chưa từng có cuộc chia ly. Có lẽ nhà không chỉ là một địa chỉ vật lý, mà giản đơn là ký ức sống mãi trong tim, vang vọng trong con chữ Vũ Bằng: “Yêu sao yêu quá thế này! Nhớ sao nhớ quá thế này!”</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Từ </em>Thương Nhớ Mười Hai<em> đến </em>Miếng Ngon Hà Nội<em>, hình ảnh Hà Nội đan xen với nỗi hoài niệm trong lời văn Vũ Bằng luôn đưa tôi quay ngược trở về vòng tay của thành phố tôi yêu, đặc biệt sau khi chuyển tới Sài Gòn ở tuổi 19. Từ ấy, những dòng văn tôi dành cho Hà Nội thường xuất hiện cạnh bên một dòng trích dẫn nào đó từ sách Vũ Bằng: “Mùa xuân của tôi — mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội — là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng.” Đó là cách những tác phẩm của Vũ Bằng chạm tới trái tim tôi.</em></p> <p dir="ltr">Là một trong những cây bút lớn viết về Hà Nội, bức chân dung văn chương và cá nhân của Vũ Bằng hết sức đa diện. <a href="https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/de-hoan-thien-chan-dung-va-su-nghiep-vu-bang-531297" target="_blank">Sự nghiệp</a> của ông trải dài ba giai đoạn lịch sử lớn của Việt Nam: trước 1946, 1946–1954, và sau 1954 ở miền Nam. Ông từng phải đối diện với hàng thập kỷ bị nghi ngờ và cáo buộc, những niềm oan chỉ được đính chính <a href="https://bookmark.vn/vu-bang-su-nghiep-van-chuong-va-cuoc-doi/" target="_blank">16 năm</a> sau khi ông qua đời. Dẫu vậy, văn chương Vũ Bằng vẫn luôn là minh chứng bất diệt của tình yêu.</p> <h3 dir="ltr">Viết, không vì kiếm sống, mà vì thực tại của cuộc sống</h3> <p dir="ltr">Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng. Ông sinh năm 1913 tại Hà Nội, là <a href="https://daibieunhandan.vn/vu-bang-van-chuong-cua-tinh-yeu-post192160.html" target="_blank">hậu duệ</a> của một dòng họ khoa bảng nổi tiếng ở Hải Dương; về sau chuyển vào Hà Nội và thành lập một nhà in lớn trên phố Hàng Gai. Đây có thể chỉ là sự thiên vị của một đứa trẻ cũng từng lớn lên trong lòng phố cổ, nhưng tôi luôn cảm thấy rằng việc lớn lên ở nơi trái tim của Hà Nội chính là lý do con chữ Vũ Bằng đầy ắp sự dịu dàng, u uất, và thấm đãm hồn cốt 36 phố phường đến thế.</p> <p>Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống học vấn và kinh doanh khá giả, Vũ Bằng được thụ hưởng nền giáo dục cấp tiến cùng cơ hội du học tại Pháp. Mẹ Vũ Bằng mong muốn ông theo học y khoa, nhưng ông lựa chọn theo đuổi nghề viết và nghề báo sau khi thi đỗ Tú Tài (cấp ba). Trong khi nhiều người cùng thời ông viết chỉ để kiếm sống, Vũ Bằng viết thuần túy vì đam mê, đến mức ông <a href="https://js.vnu.edu.vn/SSH/article/view/1377/1341" target="_blank">bày tỏ</a>:&nbsp;“Nếu trở lại làm người, con cứ lại xin làm báo.”</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/04.webp" /> <p class="image-caption">Chân dung Vũ Bằng.</p> </div> <p dir="ltr">Vũ Bằng xuất bản tác phẩm đầu tay,&nbsp;<a href="https://daibieunhandan.vn/vu-bang-bao-chi-la-nghe-van-chuong-la-tam-hon-va-y-chi-post192500.html"><em>Lọ Văn</em></a>,&nbsp;khi mới 17 tuổi vào năm 1931. Từ 1930 đến 1954, ông giữ vai trò biên tập viên của tòa soạn <em>Tiểu Thuyết Thứ Bảy</em> và thư ký cho <em>Trung Bắc Chủ Nhật</em>, đồng thời đóng góp cho nhiều tờ báo khác ở Hà Nội. Trong giai đoạn thập niên 1930 và 1940, Vũ Bằng hoạt động tích cực đặc biệt trong việc khắc họa cảnh đời thực tế của người dân thành phố giữa những biến động lịch sử.</p> <p>Ảnh hưởng của Vũ Bằng đối với nền văn học văn xuôi Việt Nam thời kỳ này không chỉ giới hạn trong tác phẩm của ông. Giữ cương vị biên tập viên của nhiều tờ báo quan trọng trước năm 1945, Vũ Bằng đóng <a href="https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/de-hoan-thien-chan-dung-va-su-nghiep-vu-bang-531297" target="_blank">vai trò then chốt</a> trong việc khai phá và nâng đỡ những tác phẩm ra mắt của các nhà văn mới nổi, bao gồm cả những cái tên lớn về sau như Tô Hoài và Nam Cao. Một ví dụ điển hình là cách ông đã “nhặt” tiểu thuyết ngắn đầu tay <em>Cái Lò Gạch Cũ</em> của Nam Cao từ một chồng bản thảo bị từ chối, và nhờ một đàn anh (<a href="https://thethaovanhoa.vn/in-lai-phien-ban-doi-lua-xung-doi-1941-chi-pheo-co-cau-khach-hon-20150207074347829.htm" target="_blank">có thể </a>là nhà văn Lê Văn Trương) viết lời tựa và đổi tên thành <em>Đôi Lứa Xứng Đôi</em>. Tác phẩm này sau đó được đổi tên thành <em>Chí Phèo</em>, có thể được coi là tác phẩm nổi bật nhất của chủ nghĩa hiện thực trong văn học 1941–1945.</p> <p>Hơn thế, những tác phẩm của Vũ Bằng còn ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và lối viết của những nhà văn trẻ hơn, như Tô Hoài đã <a href="https://daibieunhandan.vn/vu-bang-van-chuong-cua-tinh-yeu-post192160.html" target="_blank">tiết lộ</a>: “Những năm ấy, Nam Cao đương ở với tôi trên Nghĩa Đô. Chúng tôi mải mê đọc Vũ Bằng… nếu nhà nghiên cứu văn học nào lưu tâm đến những truyện ngắn Vũ Bằng hồi ấy với truyện ngắn Nam Cao và truyện ngắn của tôi trên báo <em>Hà Nội tân văn</em> có thể dễ dàng nhận thấy hai ngòi bút này [có] hơi hướng Vũ Bằng.”</p> <h3 dir="ltr">Viết như lời tỏ bày thầm lặng</h3> <p dir="ltr">Hiện giờ, Vũ Bằng đã được vinh danh là một trong những tên tuổi vĩ đại nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, nhưng trước sự công nhận này, ông đã trải qua một số phận đầy long đong lận đận. Là một cựu học sinh chuyên Văn, suốt những ngày tháng cấp hai và cấp ba đèn sách văn chương, tôi đã học về không ít cây bút có cuộc đời trắc trở. Vậy mà Vũ Bằng vẫn là một trường hợp đặc biệt khi niềm oan của ông kéo dài cả tới cuối đời.</p> <div class="left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/07.webp" /> <p class="image-caption">Vũ Bằng qua ký họa của Tạ Tỵ.</p> </div> <p dir="ltr">Cả cuộc sống cá nhân và sự nghiệp văn học của Vũ Bằng đều giao thoa với các sự kiện lịch sử và những biến động chính trị. Năm <a href="https://vanviet.info/van-hoc-mien-nam/van-hoc-mien-nam-54-75-177-vu-bang-1/" target="_blank">1946</a>, Vũ Bằng và gia đình di tản đến vùng kháng chiến, cụ thể là Chợ Đại, Cống Thần (Hà Nam) trước khi trở về Hà Nội năm 1948 và bí mật tham gia vào mạng lưới tình báo. Sử dụng vỏ bọc một người “dinh-tê” (bỏ vùng kháng chiến do Việt Minh chiếm giữ để trở lại khu vực thành phố), Vũ Bằng duy trì dáng vẻ và thái độ một tiểu tư sản giàu có. Bởi thế, nhiều người tin rằng Vũ Bằng là <a href="https://baodaklak.vn/channel/3522/201512/vu-bang-nha-van-cua-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-2419401/" target="_blank">nguyên mẫu</a> cho nhân vật Hoàng, một nhà văn xa rời kháng chiến trong truyện ngắn ‘Đôi mắt’ của Nam Cao.</p> <p>Năm 1954, Vũ Bằng vào Nam với tư cách một nhân viên tình báo với mật danh X10. Ông tiếp tục vai trò này cho tới ngày hai miền thống nhất, nhưng không quay lại miền Bắc dù chỉ một lần trước khi qua đời. Tại thời điểm ông mất, hàm oan về một nhà văn phản bội của Vũ Bằng vẫn chưa được đính chính do sự gián đoạn trong mạng lưới liên lạc. Các cấp trên của ông đã chuyển về Hà Nội sau ngày thống nhất, khiến việc liên lạc với miền Nam trở nên khó khăn dù tình hình chính trị đã thay đổi. Vũ Bằng mất trong thân phận một người bị cho là “quay lưng lại với Cách mạng” và “di cư vào Nam cùng kẻ thù.”</p> <div class="series-quote half-width">“Vũ Bằng đóng vai trò then chốt trong việc khai phá và nâng đỡ những tác phẩm ra mắt của các nhà văn mới nổi, bao gồm cả những cái tên lớn về sau như Tô Hoài và Nam Cao.”</div> <p>Mãi đến đầu những năm 1990, khi các tài liệu về hoạt động bí mật của Vũ Bằng được công bố, tên tuổi và sự nghiệp của ông mới được minh oan. Vào <a href="https://baophapluat.vn/hanh-trinh-khoi-phuc-lai-danh-tiet-cho-nha-van-nha-bao-vu-bang-post388200.html" target="_blank">tháng 3 năm 2000</a>, Vũ Bằng chính thức được xác nhận là một sĩ quan tình báo quân sự. Trong thời kỳ chiến tranh, việc “<a href="http://baoquankhu4.com.vn/chinh-tri/loi-bac-ho-day-ngay-nay-nam-xua/nguoi-nghe-si-cung-la-chien-si-tac-pham-van-nghe-chinh-la-vu.html" target="_blank">nghệ sĩ cũng là chiến sĩ</a>, tác phẩm văn nghệ chính là vũ khí đấu tranh” là điều thường tình. Thậm chí, nền văn học Việt Nam đã chứng kiến cả một thế hệ nhà thơ chiến sĩ, nhưng có lẽ chẳng có nhiều trường hợp như Vũ Bằng: một cây bút với lớp vỏ bọc tình báo bí mật chưa từng để lộ danh tính chính mình.</p> <p>Trong thời gian ở Sài Gòn, Vũ Bằng sống trong cảnh nghèo khó, tương phản rõ rệt với sự giàu sang ngày còn ở ngoài Bắc. Lần đầu tiên trong đời, ông phải tập trung viết để kiếm sống. Tuy nhiên, hơn cả một công việc, viết lách cũng là cách duy nhất để Vũ Bằng trút bầu tâm sự, đầy ắp những nặng lòng của nỗi hàm oan và nỗi nhớ. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh <a href="https://nhandan.vn/vu-bang-nhin-lai-van-va-doi-sau-dam-may-mo-post191830.html" target="_blank">khẳng định</a>: “Nỗi đau, nỗi cô đơn đã tạo nên những nét riêng trong văn chương của Vũ Bằng.”</p> <h3 dir="ltr">Viết với, và vì, một tình yêu kiên định</h3> <p dir="ltr">Sau khi chuyển vào Sài Gòn, tôi nhận ra mình thường tìm kiếm dáng hình thành phố thân yêu ở mọi nơi tôi đến: những cửa tiệm phở Bắc, dăm vài quán cà phê trong con ngõ nhỏ có “vibe Hà Nội,” bài viết trên mạng xã hội, và lời văn Vũ Bằng. Tôi vẫn còn nhớ tháng mười hai không có cái lạnh mùa đông đầu tiên, tôi náu mình dưới lớp chăn mỏng để đọc <em>Thương Nhớ Mười Hai</em>, đặc biệt là chương tháng Chạp. Việc Vũ Bằng chắp bút tác phẩm này ở Sài Gòn, cả nghìn cây số xa khỏi quê hương của chúng tôi, lại càng khiến <em>Thương Nhớ Mười Hai</em> mang đầy sự đồng cảm với nỗi nhớ, sự cô đơn, và hoài niệm trong tôi:</p> <p>“Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết, yêu ngọn cỏ gió đùa mây trôi lãng đãng, ngọn núi, đồi sim, nhựa cây, mạch đất, yêu cái sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bây giờ mới trỗi lên tìm lá mới, hoa non, yêu cô gái mặc quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng trên mái tóc, yêu con bướm đa tình bay lượn trên giàn hoa thiên lý, cái áo nhung xanh nổi bật lên trong vườn quýt đỏ, cam vàng, trông mới lại càng yêu giọt mưa bé tí ti đọng lại trên nhung mướt làm cho người đẹp óng a óng ánh như thiên thần trong mộng.”</p> <p>Như mọi đứa con xa quê khác, tôi hiểu rất rõ sự khó khăn khi phải sống xa rời khỏi gia đình. Nhưng trong khi tôi ít nhất vẫn còn có mạng xã hội để cập nhật mọi thứ xảy ra ở Hà Nội, Vũ Bằng chỉ có thể dựa vào hồi ức để xoa dịu nỗi nhớ cồn cào. Tất thảy cảm xúc ấy được đổ ra trên giấy, với những dòng ký và <a href="https://giaoducthoidai.vn/cam-thu-van-hoc-vu-bang-va-nhung-trang-viet-tai-hoa-post704588.html" target="_blank">tùy bút</a>,&nbsp;thể loại Vũ Bằng thường viết nhất <a href="https://bookmark.vn/vu-bang-su-nghiep-van-chuong-va-cuoc-doi/" target="_blank">trong Sài Gòn</a>. Trong những tác phẩm mang giá trị vượt thời đại của ông sáng tác ở giai đoạn này như <em>Miếng Ngon Hà Nội</em>, <em>Bốn mươi năm nói láo</em>, và <em>Thương Nhớ Mười Hai</em> đã để lại một dấu ấn to lớn trong văn đàn Việt Nam bằng một tình yêu Hà Nội da diết.</p> <div class="one-row smaller"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/03.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của Vũ Bằng.</p> <p>Tại nơi xa xôi, tình yêu của Vũ Bằng dành cho thành phố của mình vang vọng trong lời văn, <a href="https://ct.qdnd.vn/ho-so-tu-lieu/de-hoan-thien-chan-dung-va-su-nghiep-vu-bang-531297" target="_blank">tiếp nối dòng chảy</a> di sản văn học viết về Hà Nội trước 1945 của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tưởng, và Tô Hoài. Khi đắm mình vào văn Vũ Bằng, tôi thường tự hỏi làm thế nào một người đã sống xa nhà hơn 30 năm lại có thể viết về Hà Nội với những chi tiết nhỏ bé mà đầy sống động như thể ông ấy vẫn còn ở đó, trong vòng ôm của quê nhà: “Tôi nhớ những buổi tối đi trên con đường Toà án ngan ngát mùi <a href="https://saigoneer.com/vn/natural-selection/17797-lu%E1%BA%ADn-c%E1%BB%99ng-lu%E1%BA%ADn-t%E1%BB%99i-hoa-s%E1%BB%AFa,-n%C3%A0ng-th%C6%A1-g%C3%A2y-tranh-c%C3%A3i-c%E1%BB%A7a-m%C3%B9a-thu-h%C3%A0-n%E1%BB%99i" target="_blank">hoa sữa</a>, nhớ những đêm trăng ai đứa dắt nhau trên đường Giảng Võ xem chèo… Nhớ từ những con đường mưa bay riêu riêu cùng vợ đi nhởn nha ven hồ Bảy Mẫu, nhớ những đêm trèo lên ngọn đồi trên đường về Pháp Vân hái một trái cam vừa ăn vừa nghe tiếng trống chèo ở xa xa vọng về mà nhớ lại.”</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/09.webp" /> <p class="image-caption">Dạo chân trên phố phường Hà Nội. Ảnh: An Phạm.</p> </div> <p>Kể cả với tôi, đôi khi việc nhớ lại tất thảy từng chi tiết về Hà Nội sau khi rời đi cũng vô cùng khó khăn. Dẫu cho một số ký ức chẳng bao giờ có thể phai mờ, như những chiều dạo quanh hồ Gươm giữa chiều thu và ăn ngô nướng nóng hổi giữa đêm đông lạnh, tôi không dám chắc mình có thể họa lại từng kỷ niệm một cách đầy thương yêu như Vũ Bằng. Với tôi, sức mạnh lớn nhất của văn chương ông nằm ở cách mà, những chi tiết ấy không chỉ thuộc về hồi ức cá nhân của mình Vũ Bằng, mà còn của vô số lớp người thuộc về Hà Nội. Đọc Vũ Bằng luôn khiến tôi cảm tưởng như mình đang sống hai cuộc đời: một kiếp sống dĩ vãng những năm 1930-1940 của Vũ Bằng, và của chính tôi gần một thế kỷ sau ông.</p> <p>Vũ Bằng <a href="https://thethaovanhoa.vn/de-xuat-dat-ten-duong-vu-bang-o-ha-noi-20131221092644481.htm" target="_blank">viết về Hà Nội</a> rất nhiều, và đầy đam mê, như thể “để lấy lại thời gian đã mất.” Tô Hoài từng nhắc đến Vũ Bằng như này: “Thương nhớ mười hai, bàn tay giơ lên đếm một tháng, một ngày, một năm, một đời… Tác giả đã miệt mài ròng rã hơn 10 năm trời mới viết xong được 12 tháng thân phận một kiếp người. Từng câu tha thiết với Hà Nội đã làm cho đến cả những người đương ở giữa Hà Nội cũng phải thương lây yêu lây.”</p> <div class="one-row smaller"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/12.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2025/12/vu-bang/13.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Hà Nội luôn duyên dáng qua đôi mắt của người con Hà Nội. Ảnh: An Phạm.</p> <p>Nếu <em>Thương Nhớ Mười Hai</em> vẽ nên một Hà Nội qua 12 tháng và 4 mùa, <em>Miếng Ngon Hà Nội</em> khắc họa ẩm thực Hà Nội qua 15 món đặc sản nổi tiếng, từ phở bò, cốm xanh, và mắm tôm, đến bánh cá và nhiều hơn thế nữa. Có những món đặc sản nổi tiếng mà ai cũng biết, cũng có những món chỉ được biết đến bởi người Hà Nội. Không gì có thể so sánh với một bữa ăn giới thiệu trên bất kỳ trang nào của tác phẩm này. Mỗi khi trong tôi cồn cào nỗi nhớ hương vị Hà Nội quen thuộc, <em>Miếng Ngon Hà Nội</em> là niềm an ủi tinh thần tôi thường tìm tới.</p> <p>Gần 100 năm sau thời đại của Vũ Bằng, di sản văn học của ông còn vẹn nguyên sức mạnh, hẳn là bởi tình yêu thì chẳng bao giờ lỗi thời. Giống như Vũ Bằng, tôi dần học cách viết mỗi khi sự hoài niệm cồn cào trong lòng, từ đôi dòng nhật ký tới vài bài thơ ngắn; lời thơ về Hà Nội, lưu giữ trong ghi chú của điện thoại hay trên mạng xã hội.</p> <p>Và bất cứ khi nào cảm giác lạc lõng, hậu quả của việc xa Hà Nội quá lâu, gặm nhấm trái tim tôi, tôi lại quay về với Vũ Bằng. Những lời văn của ông đưa tôi từ một người trưởng thành về cô nữ sinh trung học thời ấy, hạnh phúc tận hưởng bát chè khúc bạch trên đường Trần Hưng Đạo, nhàn nhã lật giở từng trang <em>Thương Nhớ Mười Hai</em>, như chưa từng có cuộc chia ly. Có lẽ nhà không chỉ là một địa chỉ vật lý, mà giản đơn là ký ức sống mãi trong tim, vang vọng trong con chữ Vũ Bằng: “Yêu sao yêu quá thế này! Nhớ sao nhớ quá thế này!”</p></div> 'Hà Nội 12 Ngày Đêm': Bản hùng ca điện ảnh về người dân thủ đô năm tháng kháng chiến 2025-01-06T20:25:50+07:00 2025-01-06T20:25:50+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17806-hà-nội-12-ngày-đêm-bản-hùng-ca-điện-ảnh-về-người-dân-thủ-đô-năm-tháng-kháng-chiến Lã Khánh Giang. Ảnh bìa: Ngọc Tạ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimweb1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimfb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>“Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” — Hồ Chí Minh</em></p> <p>Điện ảnh cách mạng là tấm gương phản chiếu những khoảnh khắc hào hùng lẫn đau thương của dân tộc, góp phần truyền tải tinh thần cách mạng và tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước từ bao đời.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim100.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster phim Hà Nội 12 Ngày Đêm.</p> <p>Trong số những tác phẩm tiêu biểu của dòng phim này, không thể không nhắc đến <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Bộ phim được lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử có thật: chiến dịch Linebacker II — hay “Điện Biên Phủ trên không” — diễn ra từ ngày 18 đến 30 tháng 12, 1972. Đây là khoảng thời gian Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực miền Bắc phải hứng chịu những trận không kích ác liệt, với tâm điểm là các cuộc tấn công bằng “siêu pháo đài bay B-52.” Âm mưu tàn bạo của đế quốc Mỹ khi ấy là đưa Hà Nội “trở về thời kỳ đồ đá.”</p> <p>Chiến dịch xuất phát từ thất bại của Mỹ trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971. Mỹ không thể làm suy yếu quân ta và phong trào đấu tranh ở Đông Dương bùng lên. Trước sức mạnh ngày càng lớn của lực lượng cách mạng, Mỹ phải tiến hành chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” để cứu vãn tình thế.</p> <h3>Vài nét về phim</h3> <p>Mở đầu bộ phim là cảnh Hồ Gươm thanh bình. Ở đó, những người trẻ đi dạo cùng nhau, họ hỏi han về người bạn, về tình hình chiến sự. Xuyên suốt mạch phim là sự đan xen giữa không gian đô thị yên ả, với những nếp nhà phố cổ lâu đời, với thời khắc khỏi lửa rực trời, người dân chạy loạn trong đêm tối, cả những cảnh trai gái thương nhau, thề hẹn son sắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim101.webp" /></p> <p class="image-caption">Cảnh mở đầu Hà Nội 12 Ngày Đêm. Bộ phim lồng ghép khung cảnh nhịp sống yên bình ở thủ đô và bom đạn khói lửa từ chiến dịch quân sự.</p> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> đã nỗ lực khắc họa hình ảnh những con người với nhiệm vụ riêng đối với đất nước. Ở đó, mỗi vị trí đều như “cánh én nhỏ làm nên mùa xuân.” Trong đó, có&nbsp;những nhân vật chính như phi công Trần Đại, tiểu đoàn trưởng Đặng Nhân, những người đã có công lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và hy sinh trước thềm hòa bình. Đó có thể xem là những chất liệu có thực từ lịch sử được đưa vào điện ảnh.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim13.webp" /></p> <p class="image-caption">Bộ phim kể câu chuyện của các nhân vật từ những hoàn cảnh, công việc khác nhau trong thời chiến.</p> <p>Phim lấy bối cảnh chính ở làng hoa Ngọc Hà, khu phố Khâm Thiên, thuộc Đống Đa, thủ đô Hà Nội, với những con người, số phận, nhiệm vụ đối với cách mạng: bao gồm quân chủng phòng không, không quân, nhà báo trong nước và nước ngoài, họa sĩ, bác sĩ, y tá… Trong cảnh mưa bom, đạn lạc hình ảnh con người trở nên nhỏ bé trước những vũ khí tối tân nhất, song, vẫn toát lên dáng vẻ anh dũng, bất khuất và giữ được chất lãng mạn trong mỗi con người Hà thành.</p> <p style="text-align: center;"><em>“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát</em><br /><em>Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa</em><br /><em>Hỏi người xách nước tưới hoa </em><br /><em>Có cho ai được vào ra chỗ này.”</em></p> <p>Những câu thơ trên được lưu truyền lâu đời trong dân gian, ý chỉ làng hoa truyền thống Ngọc Hà với vẻ đẹp thơ mộng, làm xao xuyến bao thế hệ ở đất kinh kỳ hay phương xa lui tới.&nbsp;Dù bối cảnh diễn ra ở “làng lúa làng hoa,” nhưng những phân cảnh về vườn hoa khá ít xuất hiện, có điểm nhấn nhất về kết phim khi nhân vật cô giáo Hiền đi giữa cánh đồng lúa chín rộng lớn và nhớ về người chồng đã hy sinh hay phân cảnh chợ tết rộn rã sau khi chiến thắng trận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim14.webp" /></p> <p class="image-caption">Tình yêu đôi lứa và khát vọng hạnh phúc ở thời hòa bình là một chủ đề xuất hiện xuyên suốt phim.</p> <p>Phải chăng, khi chiến tranh phủ khắp làng xã thì nó hòa vào không gian cộng đồng: sự đổ vỡ của nhà cửa, tiếng khóc than ai oán và con người ta lỡ quên đi mất nhịp thở thân quen của nơi mình sống? Song, làng hoa Ngọc Hà vẫn phảng phất trong nếp sống, trong lối nghĩ, cử chỉ của mỗi nhân vật. Mà ở đó, người ta vẫn cảm nhận một chất thi vị, lãng mạn trong câu nói, cử chỉ và khát vọng của mỗi con người giữa biển trời rực lửa.</p> <h3>Những cái chết không đổ máu vẫn đau thương</h3> <p>Mỗi tác phẩm điện ảnh thường có một phân đoạn cao trào nhất, và <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> có nhiều hơn như thế. Bởi lẽ, nó đã cho khán giả thấy những sắc thái của mất mát.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim1.webp" /></p> <p class="image-caption">Sự hy sinh của nhân vật Trần Đại lấy cảm hứng từ vị phi công cảm tử <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Xu%C3%A2n_Thi%E1%BB%81u" target="_blank">Vũ Xuân Thiều</a>.</p> <p>Sự mất mát ấy có thể được khắc họa theo số phận của từng người. Họ sinh nghề tử nghiệp như những chiến sĩ không quân. Giây phút người đồng đội dưới mặt đất cố gắng kết nối với chiến sĩ không quân “Thăng Long gọi 28, Thăng Long gọi 28” và chỉ nhận về tiếng im bặt từ đầu dây bên kia.</p> <p>Họ im lặng, nén những giọt nước mắt, lẳng lặng đi vào màn đêm tối. Đứng trước thời khắc sinh tử, chiến sĩ không quân cũng không kịp hốt hoảng hay trăn trối gì. Cái chết nhanh chóng, chớp nhoáng và đầy kinh sợ. Cái chết vỡ tan trong thuốc nổ của B52, ngay cả xác người cũng thành những hạt tro tản mát trong không khí, mất hình, mất dạng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim9.webp" /></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim16.webp" /></p> <p class="image-caption">Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi day dứt mãi ở lại trong tâm trí những người sống sót.</p> <p>Giữa chiến tranh và hòa bình có một làn ranh mỏng manh, nhập nhằng đến đau lòng.</p> <p>Hòa bình đã rất gần, nhưng không thể chạm tới. Như nhà báo Ngân Hà, trải qua nhiều lần chứng kiến sự ra đi của người thân. Cuối cùng, Ngân Hà lại gặp nạn khi cô bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và đường ống nước bị vỡ bung, cô chẳng kịp thoát, khiến ngộp thở. Dẫu phút cuối, cứu hộ đã tìm thấy sự cầu cứu của Ngân Hà, nhưng đã quá muộn. Sự mất mát của cô không trực tiếp đến từ bom rơi, đạn lạc, mà đến một cách gián tiếp mà chiến tranh phi nghĩa đã rải lên Làng hoa Ngọc Hà khi ấy. Để rồi để lại sự nghẹn ngào, tiếc thương cho những ai chứng kiến về Hà Nội 12 ngày đêm thuở đó.</p> <p>Kết thúc chiến tranh không chỉ là câu chuyện nằm trên sắc lệnh trên giấy tờ, hay đài phát thanh, chiến tranh còn ở lại, khắc sâu trong tâm trí của những ai sống dưới bầu trời rực lửa hồi ấy những ký ức dai dẳng mãi mãi.</p> <h3>Nếp sống Hà Nội — Phảng phất chất hào hòa lãng mạn</h3> <p>Song với đó, khi xem lại <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em>, ta như thấy được một Hà Nội với một đời sống tinh thần giàu có, nhạy cảm. Ở đó, trong chiến tranh ác liệt, người Hà Nội vẫn dâng những nén hương, cùng lời cầu khẩn đầy thiết tha lên bàn thờ người đã khuất. Người ta vẫn hằng tin, linh hồn của người thân ở lại, bảo trợ cho gia đình họ. Khói trắng tỏa ra từ nén nhang, phảng phất trong không gian nếp nhà ấm cúng, càng khiến cho người xem thấy được một Hà Nội đậm đà nghĩa tình:</p> <p>“Kính thưa bà, hôm nay là ngày 26 tháng 10 năm 72, tức ngày 18 tháng 8 năm Nhâm Tý. Tôi và các con có bát cơm tưởng nhớ đến vong linh bà, mong bà phù hộ độ trì cho các con. Dù có đi đâu xa, rồi cũng như chim tìm về tổ, như cây nhớ cội, như sông nhớ nguồn. Cầu mong ngày yên lành chóng tới, anh, em, cha, con sum họp một nhà. Cầu mong bà thấu hiểu tâm trạng cha con tôi, phù hộ cho mọi sự được thái hòa.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim10.webp" /></p> <p class="image-caption">Thiên nhiên bình yên lần đầu hiện lên khi phim đi đến cái kết.</p> <p>Người dân đối mặt hiện thực thảm khốc, hướng về ngày hòa bình trong tương lai nhờ vào việc họ để toàn vẹn tâm hồn mình vào đời sống tâm linh. Chính truyền thống, văn hóa như một dòng chảy dạt dào khiến con người vượt lên những ngày tháng đau thương của hiện thực:</p> <p>“Kính lạy trời phật, tổ tiên, ông bà cùng vong linh các bậc anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước. Hôm nay là ngày rằm tháng mười năm nhâm tý, chúng con có chút hương hoa, lễ mọn kính dâng lên các ngài mong các ngài phù hộ độ trì cho Hà Nội tai qua nạn khỏi đánh thắng loài giặc b52, đem lại thoái hòa thịnh vượng cho dân, cho nước.”</p> <p>Trong cảnh bom dội ác liệt, người dân vẫn có thú uống trà, xem tranh, mời nhau từng tách cà phê cho… tỉnh ngủ để mà đánh giặc. Ở những phút đầu phim, nhà báo Ngân Hà có dẫn phóng viên quốc tế Lily đến phòng tranh, nơi gặp gỡ các nghệ sĩ như họa sĩ, nhạc sĩ và nhà văn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim15.webp" /></p> <p class="image-caption">Dù chiến tranh bủa vây thì người Hà Nội vẫn có trà, có tranh.</p> <p>Dường như, trước mắt, sống chết như thế nào cũng trở thành chuyện một sớm một chiều, nên họ sẵn sàng lãng quên đi hiện thực để có thể tận hưởng thời gian đáng giá trong đời mình. Họ cùng nhau nâng đỡ, dìu dắt nhau trong đau thương thời chiến. Và dù thế, sâu thẳm trong mỗi người, vẫn có một khoảng trống vì sự vắng mặt của người thân, đã mất trong chiến tranh. Họ chọn cách im lặng, nén nỗi đau và hướng về phía trước.</p> <h3>Ký ức sẽ còn sống mãi</h3> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc đã ghi lại một cách sinh động, chân thực người dân thủ đô bất khuất, kiên cường chống lại trận thả bom quyết liệt từ phía Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim3.webp" /></p> <p class="image-caption">Hàng trăm khuôn mặt, số phận người Hà Nội thời kháng chiến được khắc họa.</p> <p>Trong ngày hòa bình lập lại, vẫn là tiếng phát thanh đầy quen thuộc, nhưng nay càng bồi hồi: “B52 bị bắn rơi ở làng Hoa Ngọc Hà, là chiếc B52 cuối cùng bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. 12 ngày đêm đánh phá thủ đô hà nội, Nix-sơn đã phạm phải tội diệt chủng ghê tởm nhất trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Quân và dân với tinh thần bất khuất, sáng tạo đã đập tan cuộc tập kích chiến lược khổng lồ của không quân Mỹ, viết tiếp trang sử chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.”</p> <p>Một câu hỏi đau đáu rằng: Liệu 50 năm sau, lớp chiến sĩ tham gia cách mạng mất đi, thì ai sẽ là nhân chứng để thế hệ sau lắng nghe về một thời đại đau thương bao trùm, mà cũng rất thảy vẻ vang?</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimweb1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimfb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>“Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” — Hồ Chí Minh</em></p> <p>Điện ảnh cách mạng là tấm gương phản chiếu những khoảnh khắc hào hùng lẫn đau thương của dân tộc, góp phần truyền tải tinh thần cách mạng và tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước từ bao đời.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim100.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster phim Hà Nội 12 Ngày Đêm.</p> <p>Trong số những tác phẩm tiêu biểu của dòng phim này, không thể không nhắc đến <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Bộ phim được lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử có thật: chiến dịch Linebacker II — hay “Điện Biên Phủ trên không” — diễn ra từ ngày 18 đến 30 tháng 12, 1972. Đây là khoảng thời gian Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực miền Bắc phải hứng chịu những trận không kích ác liệt, với tâm điểm là các cuộc tấn công bằng “siêu pháo đài bay B-52.” Âm mưu tàn bạo của đế quốc Mỹ khi ấy là đưa Hà Nội “trở về thời kỳ đồ đá.”</p> <p>Chiến dịch xuất phát từ thất bại của Mỹ trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971. Mỹ không thể làm suy yếu quân ta và phong trào đấu tranh ở Đông Dương bùng lên. Trước sức mạnh ngày càng lớn của lực lượng cách mạng, Mỹ phải tiến hành chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” để cứu vãn tình thế.</p> <h3>Vài nét về phim</h3> <p>Mở đầu bộ phim là cảnh Hồ Gươm thanh bình. Ở đó, những người trẻ đi dạo cùng nhau, họ hỏi han về người bạn, về tình hình chiến sự. Xuyên suốt mạch phim là sự đan xen giữa không gian đô thị yên ả, với những nếp nhà phố cổ lâu đời, với thời khắc khỏi lửa rực trời, người dân chạy loạn trong đêm tối, cả những cảnh trai gái thương nhau, thề hẹn son sắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim101.webp" /></p> <p class="image-caption">Cảnh mở đầu Hà Nội 12 Ngày Đêm. Bộ phim lồng ghép khung cảnh nhịp sống yên bình ở thủ đô và bom đạn khói lửa từ chiến dịch quân sự.</p> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> đã nỗ lực khắc họa hình ảnh những con người với nhiệm vụ riêng đối với đất nước. Ở đó, mỗi vị trí đều như “cánh én nhỏ làm nên mùa xuân.” Trong đó, có&nbsp;những nhân vật chính như phi công Trần Đại, tiểu đoàn trưởng Đặng Nhân, những người đã có công lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và hy sinh trước thềm hòa bình. Đó có thể xem là những chất liệu có thực từ lịch sử được đưa vào điện ảnh.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim13.webp" /></p> <p class="image-caption">Bộ phim kể câu chuyện của các nhân vật từ những hoàn cảnh, công việc khác nhau trong thời chiến.</p> <p>Phim lấy bối cảnh chính ở làng hoa Ngọc Hà, khu phố Khâm Thiên, thuộc Đống Đa, thủ đô Hà Nội, với những con người, số phận, nhiệm vụ đối với cách mạng: bao gồm quân chủng phòng không, không quân, nhà báo trong nước và nước ngoài, họa sĩ, bác sĩ, y tá… Trong cảnh mưa bom, đạn lạc hình ảnh con người trở nên nhỏ bé trước những vũ khí tối tân nhất, song, vẫn toát lên dáng vẻ anh dũng, bất khuất và giữ được chất lãng mạn trong mỗi con người Hà thành.</p> <p style="text-align: center;"><em>“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát</em><br /><em>Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa</em><br /><em>Hỏi người xách nước tưới hoa </em><br /><em>Có cho ai được vào ra chỗ này.”</em></p> <p>Những câu thơ trên được lưu truyền lâu đời trong dân gian, ý chỉ làng hoa truyền thống Ngọc Hà với vẻ đẹp thơ mộng, làm xao xuyến bao thế hệ ở đất kinh kỳ hay phương xa lui tới.&nbsp;Dù bối cảnh diễn ra ở “làng lúa làng hoa,” nhưng những phân cảnh về vườn hoa khá ít xuất hiện, có điểm nhấn nhất về kết phim khi nhân vật cô giáo Hiền đi giữa cánh đồng lúa chín rộng lớn và nhớ về người chồng đã hy sinh hay phân cảnh chợ tết rộn rã sau khi chiến thắng trận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim14.webp" /></p> <p class="image-caption">Tình yêu đôi lứa và khát vọng hạnh phúc ở thời hòa bình là một chủ đề xuất hiện xuyên suốt phim.</p> <p>Phải chăng, khi chiến tranh phủ khắp làng xã thì nó hòa vào không gian cộng đồng: sự đổ vỡ của nhà cửa, tiếng khóc than ai oán và con người ta lỡ quên đi mất nhịp thở thân quen của nơi mình sống? Song, làng hoa Ngọc Hà vẫn phảng phất trong nếp sống, trong lối nghĩ, cử chỉ của mỗi nhân vật. Mà ở đó, người ta vẫn cảm nhận một chất thi vị, lãng mạn trong câu nói, cử chỉ và khát vọng của mỗi con người giữa biển trời rực lửa.</p> <h3>Những cái chết không đổ máu vẫn đau thương</h3> <p>Mỗi tác phẩm điện ảnh thường có một phân đoạn cao trào nhất, và <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> có nhiều hơn như thế. Bởi lẽ, nó đã cho khán giả thấy những sắc thái của mất mát.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim1.webp" /></p> <p class="image-caption">Sự hy sinh của nhân vật Trần Đại lấy cảm hứng từ vị phi công cảm tử <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Xu%C3%A2n_Thi%E1%BB%81u" target="_blank">Vũ Xuân Thiều</a>.</p> <p>Sự mất mát ấy có thể được khắc họa theo số phận của từng người. Họ sinh nghề tử nghiệp như những chiến sĩ không quân. Giây phút người đồng đội dưới mặt đất cố gắng kết nối với chiến sĩ không quân “Thăng Long gọi 28, Thăng Long gọi 28” và chỉ nhận về tiếng im bặt từ đầu dây bên kia.</p> <p>Họ im lặng, nén những giọt nước mắt, lẳng lặng đi vào màn đêm tối. Đứng trước thời khắc sinh tử, chiến sĩ không quân cũng không kịp hốt hoảng hay trăn trối gì. Cái chết nhanh chóng, chớp nhoáng và đầy kinh sợ. Cái chết vỡ tan trong thuốc nổ của B52, ngay cả xác người cũng thành những hạt tro tản mát trong không khí, mất hình, mất dạng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim9.webp" /></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim16.webp" /></p> <p class="image-caption">Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi day dứt mãi ở lại trong tâm trí những người sống sót.</p> <p>Giữa chiến tranh và hòa bình có một làn ranh mỏng manh, nhập nhằng đến đau lòng.</p> <p>Hòa bình đã rất gần, nhưng không thể chạm tới. Như nhà báo Ngân Hà, trải qua nhiều lần chứng kiến sự ra đi của người thân. Cuối cùng, Ngân Hà lại gặp nạn khi cô bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và đường ống nước bị vỡ bung, cô chẳng kịp thoát, khiến ngộp thở. Dẫu phút cuối, cứu hộ đã tìm thấy sự cầu cứu của Ngân Hà, nhưng đã quá muộn. Sự mất mát của cô không trực tiếp đến từ bom rơi, đạn lạc, mà đến một cách gián tiếp mà chiến tranh phi nghĩa đã rải lên Làng hoa Ngọc Hà khi ấy. Để rồi để lại sự nghẹn ngào, tiếc thương cho những ai chứng kiến về Hà Nội 12 ngày đêm thuở đó.</p> <p>Kết thúc chiến tranh không chỉ là câu chuyện nằm trên sắc lệnh trên giấy tờ, hay đài phát thanh, chiến tranh còn ở lại, khắc sâu trong tâm trí của những ai sống dưới bầu trời rực lửa hồi ấy những ký ức dai dẳng mãi mãi.</p> <h3>Nếp sống Hà Nội — Phảng phất chất hào hòa lãng mạn</h3> <p>Song với đó, khi xem lại <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em>, ta như thấy được một Hà Nội với một đời sống tinh thần giàu có, nhạy cảm. Ở đó, trong chiến tranh ác liệt, người Hà Nội vẫn dâng những nén hương, cùng lời cầu khẩn đầy thiết tha lên bàn thờ người đã khuất. Người ta vẫn hằng tin, linh hồn của người thân ở lại, bảo trợ cho gia đình họ. Khói trắng tỏa ra từ nén nhang, phảng phất trong không gian nếp nhà ấm cúng, càng khiến cho người xem thấy được một Hà Nội đậm đà nghĩa tình:</p> <p>“Kính thưa bà, hôm nay là ngày 26 tháng 10 năm 72, tức ngày 18 tháng 8 năm Nhâm Tý. Tôi và các con có bát cơm tưởng nhớ đến vong linh bà, mong bà phù hộ độ trì cho các con. Dù có đi đâu xa, rồi cũng như chim tìm về tổ, như cây nhớ cội, như sông nhớ nguồn. Cầu mong ngày yên lành chóng tới, anh, em, cha, con sum họp một nhà. Cầu mong bà thấu hiểu tâm trạng cha con tôi, phù hộ cho mọi sự được thái hòa.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim10.webp" /></p> <p class="image-caption">Thiên nhiên bình yên lần đầu hiện lên khi phim đi đến cái kết.</p> <p>Người dân đối mặt hiện thực thảm khốc, hướng về ngày hòa bình trong tương lai nhờ vào việc họ để toàn vẹn tâm hồn mình vào đời sống tâm linh. Chính truyền thống, văn hóa như một dòng chảy dạt dào khiến con người vượt lên những ngày tháng đau thương của hiện thực:</p> <p>“Kính lạy trời phật, tổ tiên, ông bà cùng vong linh các bậc anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước. Hôm nay là ngày rằm tháng mười năm nhâm tý, chúng con có chút hương hoa, lễ mọn kính dâng lên các ngài mong các ngài phù hộ độ trì cho Hà Nội tai qua nạn khỏi đánh thắng loài giặc b52, đem lại thoái hòa thịnh vượng cho dân, cho nước.”</p> <p>Trong cảnh bom dội ác liệt, người dân vẫn có thú uống trà, xem tranh, mời nhau từng tách cà phê cho… tỉnh ngủ để mà đánh giặc. Ở những phút đầu phim, nhà báo Ngân Hà có dẫn phóng viên quốc tế Lily đến phòng tranh, nơi gặp gỡ các nghệ sĩ như họa sĩ, nhạc sĩ và nhà văn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim15.webp" /></p> <p class="image-caption">Dù chiến tranh bủa vây thì người Hà Nội vẫn có trà, có tranh.</p> <p>Dường như, trước mắt, sống chết như thế nào cũng trở thành chuyện một sớm một chiều, nên họ sẵn sàng lãng quên đi hiện thực để có thể tận hưởng thời gian đáng giá trong đời mình. Họ cùng nhau nâng đỡ, dìu dắt nhau trong đau thương thời chiến. Và dù thế, sâu thẳm trong mỗi người, vẫn có một khoảng trống vì sự vắng mặt của người thân, đã mất trong chiến tranh. Họ chọn cách im lặng, nén nỗi đau và hướng về phía trước.</p> <h3>Ký ức sẽ còn sống mãi</h3> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc đã ghi lại một cách sinh động, chân thực người dân thủ đô bất khuất, kiên cường chống lại trận thả bom quyết liệt từ phía Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim3.webp" /></p> <p class="image-caption">Hàng trăm khuôn mặt, số phận người Hà Nội thời kháng chiến được khắc họa.</p> <p>Trong ngày hòa bình lập lại, vẫn là tiếng phát thanh đầy quen thuộc, nhưng nay càng bồi hồi: “B52 bị bắn rơi ở làng Hoa Ngọc Hà, là chiếc B52 cuối cùng bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. 12 ngày đêm đánh phá thủ đô hà nội, Nix-sơn đã phạm phải tội diệt chủng ghê tởm nhất trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Quân và dân với tinh thần bất khuất, sáng tạo đã đập tan cuộc tập kích chiến lược khổng lồ của không quân Mỹ, viết tiếp trang sử chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.”</p> <p>Một câu hỏi đau đáu rằng: Liệu 50 năm sau, lớp chiến sĩ tham gia cách mạng mất đi, thì ai sẽ là nhân chứng để thế hệ sau lắng nghe về một thời đại đau thương bao trùm, mà cũng rất thảy vẻ vang?</p></div> Câu chuyện đằng sau khúc ca giao thừa ‘quốc dân’ của Việt Nam 2024-12-31T15:00:00+07:00 2024-12-31T15:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17620-happy-new-year-abba-câu-chuyện-đằng-sau-khúc-ca-giao-thừa-‘quốc-dân’-của-việt-nam Uyên Đỗ. Ảnh bìa: Yumi-kito. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/19/abba0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/fb-crop2m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Như một truyền thống không chính thức, ‘Happy New Year’ là ca khúc được các nhà đài và tiệc countdown ở Việt Nam chọn mặt gửi vàng làm nhạc nền vào đêm giao thừa.</em></p> <h3>“Thánh ca” giao thừa</h3> <p>Đến hẹn lại lên, khi phát pháo hoa đầu tiên còn chưa kịp nổ trên bầu trời thì các dàn loa trên khắp thành phố đã chạy hết công suất để phát đoạn điệp khúc du dương bất hủ này:</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>Happy new year /&nbsp;Chúc mừng năm mới<br /> Happy new year&nbsp;/ Chúc mừng năm mới<br />May we all have a vision now and then / Chúc cho ta có một tầm nhìn mới trong hiện tại và tương lai<br />Of a world where every neighbor is a friend / Về một thế giới nơi láng giềng là bè bạn</p> </div> <p>Từ lâu, đây đã là giai điệu được người Việt mặc định gắn liền với giai đoạn chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong khoảng thời gian từ Tết Dương Lịch đến Tết Nguyên Đán, bạn sẽ nghe ‘Happy New Year’ ít nhất một lần ở đâu đó, dù là từ một đoạn <a href="https://www.youtube.com/watch?v=8IouGCP52_Y&ab_channel=POPSMUSIC" target="_blank">TVC</a> hay từ dàn karaoke khủng của cô chú hàng xóm. Ca khúc là một trường hợp hiếm hoi phổ biến với <a href="https://www.youtube.com/watch?v=0A1mbg5kO9g&ab_channel=K%C3%AAnhThi%E1%BA%BFuNhi-BHMEDIA" target="_blank">nhiều thế hệ </a>từ già đến trẻ và xuất hiện ở mọi mặt trận nội dung: sân khấu <a href="https://www.youtube.com/watch?v=v4Sd6PXoCnU&ab_channel=Vy'sLinedance" target="_blank">đám cưới</a>, lớp học <a href="https://www.youtube.com/watch?v=Wd7SvwJgd7s&ab_channel=Th%E1%BA%A3oKiara" target="_blank">tiếng Anh</a>, thậm chí là trong video mừng tất niên của các y bác sĩ tại bệnh viện phụ sản lớn nhất miền Nam. Năm 2018, đài truyền hình VTV còn tung một <a href="https://www.youtube.com/watch?v=-7K1-lG5hAA&ab_channel=B%E1%BB%87nhvi%E1%BB%87nT%E1%BB%ABD%C5%A9" target="_blank">MV đặc biệt</a>&nbsp;với dàn diễn viên của hai bộ phim gây sóng gió năm đó — <em>Người phán xử</em> và <em>Sống chung với mẹ chồng</em> — hát nhép theo lời bài hát. Bài ca bất hủ của ABBA có độ nhận diện đáng ghen tị ở nước ta, có lẽ chỉ đứng sau ‘Tiến Quân Ca.’</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba5.webp" /></p> <p class="image-caption">Bản <a href="https://www.youtube.com/watch?v=-7K1-lG5hAA" target="_blank">cover Happy New Year</a> từ các nhân viên y tế tại Bệnh viện Từ Dũ.</p> <p>Nếu lớn lên ở Việt Nam, người ta sẽ dễ lầm tưởng rằng đây là điều bình thường như “cân đường hộp sữa” ở các quốc gia khác, bởi theo lẽ thường tình, việc bật một bài hát tên “năm mới hạnh phúc” để cầu chúc cho…một năm mới hạnh phúc nghe khá hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, đây là hiện tượng chỉ diễn ra duy nhất tại Việt Nam. Ở các nước nói tiếng Anh và khối Bắc Âu, ngôi vị ca khúc năm mới thường được người dân dành cho bài dân ca Scotland ‘<a href="https://www.youtube.com/watch?v=W_6Vs8pADrQ" target="_blank">Aud Lang Syne</a>.’ Trong khi đó, ngay tại quê nhà của mình là Thụy Điển, ‘Happy New Year’ chưa bao giờ leo đến top 1 của bất cứ bảng xếp hạng âm nhạc nào, thậm chí là khá chìm khi so với những “hit khủng long” ra mắt trong cùng album như ‘Lay All Your Love On Me’ hay ‘The Winner Takes It All.’</p> <p>Vậy điều gì đã khiến ca khúc này trở thành khúc ca giao thừa quốc dân trong lòng người Việt?</p> <h3>Món quà từ Stockholm</h3> <p>Mối lương duyên đặc biệt của ABBA và Thụy Điển với Việt Nam bắt đầu từ đầu thập niên 1970. Như một lẽ tình cờ, bề dày sự nghiệp của ban nhạc gần như trùng khớp với giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại — kết thúc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước đến thời kỳ Đổi Mới.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba1.webp" /></p> <p class="image-caption">Thời trang và âm nhạc của ABBA là đại diện cho trào lưu Euro-disco. Phong cách này được các thanh thiếu niên khi ấy yêu thích vì sự sành điệu. Nguồn ảnh: <a href="https://www.independent.ie/style/fashion/style-talk/thank-you-for-the-costumes-we-figured-with-our-clothes-people-would-remember-us-even-if-we-finished-ninth/37132888.html" target="_blank">Irish Independent</a>.<a href="https://vnexpress.net/cuoc-vat-lon-cua-mot-bieu-tuong-kinh-te-quoc-doanh-3928079.html" target="_blank"><em><br /></em></a></p> <p>ABBA được thành lập vào năm 1972 tại Stockholm bởi 2 cặp đôi vợ chồng là Agnetha Fältsko và Björn Ulvaeus, cùng Benny Andersson và Anni-Frid “Frida” Lyngstad. Năm 1974, ban nhạc trở thành thí sinh Thụy Điển đầu tiên chiến thắng liên hoan âm nhạc châu Âu Eurovision với ca khúc ‘Waterloo’ — danh tiếng từ cuộc thi trở thành bệ phóng để ABBA trở thành một trong những nhóm nhạc thành công nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, khi ở đỉnh cao sự nghiệp, hai cặp đôi thành viên đều lần lượt tuyên bố chia tay, ban nhạc chính thức đường ai nấy đi vào năm 1982.</p> <p>Trong khi đó, ở giai đoạn 1975–1985, Việt Nam vẫn đang vật lộn với công cuộc tái thiết đất nước hậu chiến tranh. Việc bị thế giới cô lập và cấm vận không chỉ khiến đời sống kinh tế mà cả đời sống tinh thần của nhân dân vô cùng hạn hẹp. Đất nước lúc này chỉ duy trì mối quan hệ ngoại giao với khối các nước Xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của người nước ngoài là hiếm hoi, hầu hết chỉ có các phái đoàn ngoại giao của Xô Viết. Cùng với chính sách kiểm duyệt văn hóa gắt gao, các dòng nhạc ngoại quốc khó lòng du nhập được vào, thậm chí <a href="https://thanhnien.vn/giong-ca-vang-thuo-ay-bay-gio-nguoi-hat-nhac-tay-dau-tien-o-ha-noi-185542788.htm" target="_blank">bị bài xích</a>.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba4.webp" /> <p class="image-caption">Một ban nhạc đám cưới thời bao cấp chuyên cover các ca khúc nhạc ngoại. Các quy định kiểm duyệt có vẻ được thả lỏng hơn vào các dịp cưới xin, theo một nhạc công lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: <em><a href="https://thanhnien.vn/giong-ca-vang-thuo-ay-bay-gio-nguoi-hat-nhac-tay-dau-tien-o-ha-noi-185542788.htm" target="_blank">Tuổi Trẻ</a></em>.</p> </div> <p>ABBA là một ngoại lệ đặc biệt. Âm nhạc của họ không chỉ được cho phép mà còn được đón nhận bởi người dân trong nước, ngay cả trong những năm tháng khó khăn nhất của nền kinh tế bao cấp. Các ca khúc của ABBA được bật bằng những chiếc đài, băng casette nhập lậu và được nghe hàng ngày cũng như trong những dịp đặc biệt như <a href="https://baophapluat.vn/thuong-nho-dam-cuoi-thoi-bao-cap-post412312.html" target="_blank">đám cưới</a>.</p> <p>Trong một cuộc phỏng vấn, Cựu đại sứ Thụy Điển cuối những năm 1980, ông Börje Ljunggren,&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/moi-quan-he-van-su-chang-ne-nua-the-ky-viet-nam-thuy-dien-3867279.html" target="_blank">thuật lại quan sát</a> của mình khi công tác: “Việt Nam lúc đó rất khác bây giờ. Đường phố tối tăm, rất ít quán ăn và các tòa nhà lớn. Đất nước chưa mở cửa chào đón các giá trị, văn hóa phương Tây [....] Nhưng tôi để ý nhạc của ABBA lại cực kỳ phổ biến ở Hà Nội.”</p> <p>Bác Trần Thị Kiệm (sn. 1954) cũng kể cho tôi về ký ức của mình trong giai đoạn này: “Nhóm của họ 4 người luôn mặc đồ mầu trắng, quần ống loe. Thế là thanh niên thích để đầu dài, mặc quần ống loe vì là hình tượng mốt, thời thượng, ‘tay chơi.’” Theo bác Kiệm, chính quyền cho phong cách này là không lành mạnh, lai căng nên cấm đặc biệt các nhóm sinh viên, đoàn viên thanh niên tham gia, “ai dám mặc sẽ bị rạch quần.” Tuy nhiên, độ phổ biến của nhạc ABBA với người trẻ vẫn tăng đều với từng bản hit. “Bác thích nhất bài ‘Money Money,’&nbsp;‘Happy New Year’ và ‘When I Kissed The Teacher.’ Cảm xúc khi nghe nhạc ABBA rất cuốn hút tràn đầy năng lượng tích cực.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba2.webp" /></p> <p class="image-caption">Làng Thụy Điển. Nguồn ảnh: <a href="https://vnexpress.net/cuoc-vat-lon-cua-mot-bieu-tuong-kinh-te-quoc-doanh-3928079.html" target="_blank"><em>VnExpress</em></a>.</p> <p>Sự “nhượng bộ” của chính quyền không phải là ngẫu nhiên. Năm 1969, Thuỵ Điển, quê nhà của ABBA, trở thành nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trước đó, Cựu thủ tướng Thụy Điển Olof Palm đã đích thân dẫn đầu cuộc diễu hành chống chiến tranh Việt Nam trên đường phố Stockholm vào năm 1968. Hơn 2,7 triệu người dân, tức 1/3 dân số Thụy Điển lúc bấy giờ, đã ký đơn lên án kêu gọi chấm dứt cuộc chiến và các vụ ném bom giết hại dân thường.</p> <p>Đến thập niên 70, 80, Thụy Điển trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất, nhì của Việt Nam. Các dự án như Bệnh viện Nhi Trung ương và Nhà máy giấy Bãi Bằng trở thành biểu tượng hợp tác song phương giữa hai nước. Tại Bãi Bằng, một khu phức hợp khang trang, hay được gọi bằng “làng Thụy Điển,” đã được thành lập để phục vụ hơn 400 chuyên gia cùng gia đình. Ngôi làng được trang bị những tiện nghi như biệt thự, bể bơi, quán bar, thậm chí một vũ trường — nơi có lẽ các cư dân đã đu đưa theo những giai điệu của ABBA. Nhiều thế hệ bác sĩ của Việt Nam cũng đã được gửi đến Thụy Điển để tu nghiệp và xây dựng nền y tế chập chững của đất nước.</p> <p>Tình hữu nghị giữa hai quốc gia đã cho phép những giai điệu và thời trang “ngoại lai” của ABBA tồn tại giữa một cảnh quan văn hóa vô cùng hạn chế. Và ở một thời kỳ ảm đạm nơi cả xã hội còn phải chật vật với cái ăn, cái mặc, những giai điệu tích cực cùng phong cách lạ mắt của ban nhạc sớm trở thành một niềm vui, một điểm sáng trong đời sống tinh thần của người dân.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba3.webp" /></p> <p class="image-caption">Các chuyên gia Thụy Điển cùng người dân Phú Thọ. Nguồn ảnh:&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/cuoc-vat-lon-cua-mot-bieu-tuong-kinh-te-quoc-doanh-3928079.html" target="_blank"><em>VnExpress</em></a>.</p> <h3>Happy New Year có thật sự “Happy”?</h3> <p>Có lẽ vì tình cảm với những người bạn từ đất nước xa xôi cùng những bản hit trước đó mà khi ‘Happy New Year’ ra đời vào năm 1980, bài hát đã nhanh chóng chạm đến trái tim của không chỉ người trẻ hâm mộ ban nhạc mà cả những đối tượng thính giả khác.</p> <p>Một tác giả khi kể lại những kỉ niệm&nbsp;<a href="https://moitruong.net.vn/tet-ha-noi-thoi-bao-cap-49074.html" target="_blank">ngày Tết thời bao cấp</a>&nbsp;đã miêu tả việc mọi người bật bài hát này bằng casette trên đường phố Hà Nội vào ngày mùng Một như một truyền thống mới, như lì xì hay đốt pháo hoa. “Những đứa bé hồi ấy nghe ‘Happy New Year’ thì chẳng hiểu gì nhưng vẫn thấy bài hát này ấm áp đến lạ thường,” bà viết.</p> <p>Bà Vũ Thị Xuân, một tiểu thương sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nãy đã 70 tuổi, cũng bồi hồi chia sẻ với&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/moi-quan-he-van-su-chang-ne-nua-the-ky-viet-nam-thuy-dien-3867279.html" target="_blank"><em>VnExpress</em></a>: “Mỗi lần nghe bài hát đó, tôi cảm thấy ngay không khí rộn ràng của mùa xuân. [...] Dù nói thật, tôi không hiểu lời của bài hát này đâu.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba6.webp" /></p> <p class="image-caption">Tết thời bao cấp ở Hà Nội. Nguồn ảnh: <a href="https://moitruong.net.vn/tet-ha-noi-thoi-bao-cap-49074.html" target="_blank">Môi trường & Cuộc sống</a>.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Nhưng tại sao chỉ có duy nhất người Việt mới yêu thích ‘Happy New Year’ đến vậy, mà không phải các nước châu Âu, nơi ABBA gần như thống trị thị trường nhạc pop? Câu trả lời đã được nêu ở trên: vì chúng ta không hiểu lời.</span></p> <p>Bài hát ra đời giữa những rắc rối đời tư của các thành viên ABBA. Năm 1979, Anetha và Björn tuyên bố ly dị, dù tiếp tục hoạt động cùng nhau. Không lâu sau đó, Benny và Anni-Frid cũng đường ai nấy đi, và ABBA chính thức tan rã vào năm 1982. Song song với những lục đục nội bộ của nhóm nhạc, thế giới lúc này cũng đang trải qua một giai đoạn đầy biến động với chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và khối Xô Viết, Cách mạng Hồi giáo ở Trung Động, v.v. Nỗi buồn có lẽ vì thế mà len lỏi vào từng con chữ trong bài hát. Đó là nỗi buồn từ những đổ vỡ trong hôn nhân, nỗi lo về việc bước vào một thập kỷ mới khi mà thế giới đang có quá nhiều mất mát.</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>No more champagne /&nbsp;Chẳng còn sâm-panh<br />And the fireworks are through / Và pháo hoa cũng đã tắt rồi <br />Here we are, me and you / Ta ở đây, bạn và tôi <br />Feeling lost and feeling blue / Chìm trong&nbsp;mất mát, buồn bã</p> </div> <p>Hiển nhiên với màu u ám như thế này mà bài hát không được ưa chuộng bởi các thính giả ở các nước nói tiếng Anh vào đêm giao thừa. Và đến những năm gần đây, cũng có có một số ý kiến kêu gọi người Việt dừng nghe ‘Happy New Year’ vào năm mới mà thay bằng những bài nhạc thuần Việt, vui tươi hơn, vì lời ca ủ dột của ca khúc không phù hợp với phong cách ăn Tết nhộn nhịp, luôn cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn của người Việt.</p> <p>Tuy nhiên, theo một cách nào đấy, thì ‘Happy New Year’ lại chính là ca khúc hoàn hảo cho Việt Nam lúc bấy giờ.</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>It's the end of a decade / Giờ đây đã là cuối thập kỉ rồi<br />In another ten years time / Trong mười năm sau<br />Who can say what we'll find / Ai mà biết được ta sẽ đương đầu với<br />What lies waiting down the line / Điều gì đang chờ đợi ta trong tương lai<br />In the end of eighty-nine... / Vào cuối năm 1989...</p> </div> <p>Dù bài hát đi từ suy nghĩ sầu muộn này đến tâm trạng bi quan khác, ‘Happy New Year’ vẫn kết thúc bằng niềm hy vọng nhỏ cho người nghe — một niềm tin rằng đằng sau những biến cố của cuộc sống, có những điều tốt đẹp hơn đang chờ đợi chúng ta. Thông điệp mang sự đồng điệu với tình cảnh của xã hội Việt Nam cũng như phản ánh tâm trạng bồn chồn của người Việt trong những năm tháng hậu kháng chiến; khi nhân dân phải đối mặt với những khó khăn chồng chất của một đất nước còn non trẻ và nghèo khó. Nhưng giữa một tương lai mờ mịt như thế, họ vẫn giữ vững hi vọng khi bước vào một năm mới, thế kỷ mới, và thế giới mới.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe src="https://www.youtube.com/embed/Imrcx0JEvZw?si=xv1sRkFXb_BZ13QC" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p>Vào dịp Tết năm 2019, nhằm tri ân tình hữu nghị hơn nửa thế kỷ giữa hai quốc gia, Đại sứ Thụy Điển đã hát ‘Happy New Year’ được phổ sang tiếng Việt, với phần lời không thể nào trái ngược hơn với phiên bản gốc:</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>Xin chúc cho mọi nhà cùng người thân hân hoan đón xuân<br />Năm cũ đi, năm mới sang, đón thêm bao tin vui nơi nơi <br />Chào năm mới trong gió xuân an lành, rộn ràng bao câu ca thắm tươi <br />Ai cũng vui bên gia đình, chúc năm nay an khang mọi nhà</p> </div> <p>Dẫu vậy, phiên bản này vẫn nhận được phản hồi tích cực với hàng nghìn lượt thích và bình luận, khen ngợi vị Đại sứ vì cử chỉ thơm thảo — đón nhận “truyền thống” mà chính đất nước ông đã mang đến. Không ai chỉ ra khác biệt giữa phiên bản gốc và phiên bản nhập gia tùy tục này, vì có lẽ trong tâm thức của đại đa phần người Việt, đây đã chính và luôn là thông điệp mà&nbsp;‘Happy New Year’ đại diện: một năm mới thực sự hạnh phúc.</p> <p>Suy cho cùng, mỗi tác phẩm đều thuộc về 2 cõi sống — một trong tâm tình người nghệ sĩ gửi gắm và trong cách mà khán giả tiếp nhận nó. Những ai ghét ‘Happy New Year’ có thể chuyển sang nghe ‘Dancing Queen’ để có thứ cảm xúc rộn ràng, xốn xang ngày xuân như mong muốn. Còn những ai yêu? Việc gì phải cai nghiện một bài hát buồn đến não ruột nếu nó khiến bạn thấy vui nhà vui cửa? Và nếu lần tiếp theo bạn bắt gặp mình ngâm nga giai điệu này dưới ánh pháo hoa rực rỡ, lòng bạn được lấp đầy bởi một niềm hi vọng trầm lắng, hãy gửi một lời nhắn đến ABBA vì đã trao món quà âm nhạc quý giá ấy cho người Việt qua bao thập kỷ: “<a href="https://www.youtube.com/watch?v=0dcbw4IEY5w&ab_channel=AbbaVEVO" target="_blank">Thank you for the music,&nbsp;For giving it to me</a>.”</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/19/abba0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/fb-crop2m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Như một truyền thống không chính thức, ‘Happy New Year’ là ca khúc được các nhà đài và tiệc countdown ở Việt Nam chọn mặt gửi vàng làm nhạc nền vào đêm giao thừa.</em></p> <h3>“Thánh ca” giao thừa</h3> <p>Đến hẹn lại lên, khi phát pháo hoa đầu tiên còn chưa kịp nổ trên bầu trời thì các dàn loa trên khắp thành phố đã chạy hết công suất để phát đoạn điệp khúc du dương bất hủ này:</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>Happy new year /&nbsp;Chúc mừng năm mới<br /> Happy new year&nbsp;/ Chúc mừng năm mới<br />May we all have a vision now and then / Chúc cho ta có một tầm nhìn mới trong hiện tại và tương lai<br />Of a world where every neighbor is a friend / Về một thế giới nơi láng giềng là bè bạn</p> </div> <p>Từ lâu, đây đã là giai điệu được người Việt mặc định gắn liền với giai đoạn chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trong khoảng thời gian từ Tết Dương Lịch đến Tết Nguyên Đán, bạn sẽ nghe ‘Happy New Year’ ít nhất một lần ở đâu đó, dù là từ một đoạn <a href="https://www.youtube.com/watch?v=8IouGCP52_Y&ab_channel=POPSMUSIC" target="_blank">TVC</a> hay từ dàn karaoke khủng của cô chú hàng xóm. Ca khúc là một trường hợp hiếm hoi phổ biến với <a href="https://www.youtube.com/watch?v=0A1mbg5kO9g&ab_channel=K%C3%AAnhThi%E1%BA%BFuNhi-BHMEDIA" target="_blank">nhiều thế hệ </a>từ già đến trẻ và xuất hiện ở mọi mặt trận nội dung: sân khấu <a href="https://www.youtube.com/watch?v=v4Sd6PXoCnU&ab_channel=Vy'sLinedance" target="_blank">đám cưới</a>, lớp học <a href="https://www.youtube.com/watch?v=Wd7SvwJgd7s&ab_channel=Th%E1%BA%A3oKiara" target="_blank">tiếng Anh</a>, thậm chí là trong video mừng tất niên của các y bác sĩ tại bệnh viện phụ sản lớn nhất miền Nam. Năm 2018, đài truyền hình VTV còn tung một <a href="https://www.youtube.com/watch?v=-7K1-lG5hAA&ab_channel=B%E1%BB%87nhvi%E1%BB%87nT%E1%BB%ABD%C5%A9" target="_blank">MV đặc biệt</a>&nbsp;với dàn diễn viên của hai bộ phim gây sóng gió năm đó — <em>Người phán xử</em> và <em>Sống chung với mẹ chồng</em> — hát nhép theo lời bài hát. Bài ca bất hủ của ABBA có độ nhận diện đáng ghen tị ở nước ta, có lẽ chỉ đứng sau ‘Tiến Quân Ca.’</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba5.webp" /></p> <p class="image-caption">Bản <a href="https://www.youtube.com/watch?v=-7K1-lG5hAA" target="_blank">cover Happy New Year</a> từ các nhân viên y tế tại Bệnh viện Từ Dũ.</p> <p>Nếu lớn lên ở Việt Nam, người ta sẽ dễ lầm tưởng rằng đây là điều bình thường như “cân đường hộp sữa” ở các quốc gia khác, bởi theo lẽ thường tình, việc bật một bài hát tên “năm mới hạnh phúc” để cầu chúc cho…một năm mới hạnh phúc nghe khá hợp lý. Tuy nhiên trên thực tế, đây là hiện tượng chỉ diễn ra duy nhất tại Việt Nam. Ở các nước nói tiếng Anh và khối Bắc Âu, ngôi vị ca khúc năm mới thường được người dân dành cho bài dân ca Scotland ‘<a href="https://www.youtube.com/watch?v=W_6Vs8pADrQ" target="_blank">Aud Lang Syne</a>.’ Trong khi đó, ngay tại quê nhà của mình là Thụy Điển, ‘Happy New Year’ chưa bao giờ leo đến top 1 của bất cứ bảng xếp hạng âm nhạc nào, thậm chí là khá chìm khi so với những “hit khủng long” ra mắt trong cùng album như ‘Lay All Your Love On Me’ hay ‘The Winner Takes It All.’</p> <p>Vậy điều gì đã khiến ca khúc này trở thành khúc ca giao thừa quốc dân trong lòng người Việt?</p> <h3>Món quà từ Stockholm</h3> <p>Mối lương duyên đặc biệt của ABBA và Thụy Điển với Việt Nam bắt đầu từ đầu thập niên 1970. Như một lẽ tình cờ, bề dày sự nghiệp của ban nhạc gần như trùng khớp với giai đoạn quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại — kết thúc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước đến thời kỳ Đổi Mới.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba1.webp" /></p> <p class="image-caption">Thời trang và âm nhạc của ABBA là đại diện cho trào lưu Euro-disco. Phong cách này được các thanh thiếu niên khi ấy yêu thích vì sự sành điệu. Nguồn ảnh: <a href="https://www.independent.ie/style/fashion/style-talk/thank-you-for-the-costumes-we-figured-with-our-clothes-people-would-remember-us-even-if-we-finished-ninth/37132888.html" target="_blank">Irish Independent</a>.<a href="https://vnexpress.net/cuoc-vat-lon-cua-mot-bieu-tuong-kinh-te-quoc-doanh-3928079.html" target="_blank"><em><br /></em></a></p> <p>ABBA được thành lập vào năm 1972 tại Stockholm bởi 2 cặp đôi vợ chồng là Agnetha Fältsko và Björn Ulvaeus, cùng Benny Andersson và Anni-Frid “Frida” Lyngstad. Năm 1974, ban nhạc trở thành thí sinh Thụy Điển đầu tiên chiến thắng liên hoan âm nhạc châu Âu Eurovision với ca khúc ‘Waterloo’ — danh tiếng từ cuộc thi trở thành bệ phóng để ABBA trở thành một trong những nhóm nhạc thành công nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, khi ở đỉnh cao sự nghiệp, hai cặp đôi thành viên đều lần lượt tuyên bố chia tay, ban nhạc chính thức đường ai nấy đi vào năm 1982.</p> <p>Trong khi đó, ở giai đoạn 1975–1985, Việt Nam vẫn đang vật lộn với công cuộc tái thiết đất nước hậu chiến tranh. Việc bị thế giới cô lập và cấm vận không chỉ khiến đời sống kinh tế mà cả đời sống tinh thần của nhân dân vô cùng hạn hẹp. Đất nước lúc này chỉ duy trì mối quan hệ ngoại giao với khối các nước Xã hội chủ nghĩa. Sự xuất hiện của người nước ngoài là hiếm hoi, hầu hết chỉ có các phái đoàn ngoại giao của Xô Viết. Cùng với chính sách kiểm duyệt văn hóa gắt gao, các dòng nhạc ngoại quốc khó lòng du nhập được vào, thậm chí <a href="https://thanhnien.vn/giong-ca-vang-thuo-ay-bay-gio-nguoi-hat-nhac-tay-dau-tien-o-ha-noi-185542788.htm" target="_blank">bị bài xích</a>.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba4.webp" /> <p class="image-caption">Một ban nhạc đám cưới thời bao cấp chuyên cover các ca khúc nhạc ngoại. Các quy định kiểm duyệt có vẻ được thả lỏng hơn vào các dịp cưới xin, theo một nhạc công lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: <em><a href="https://thanhnien.vn/giong-ca-vang-thuo-ay-bay-gio-nguoi-hat-nhac-tay-dau-tien-o-ha-noi-185542788.htm" target="_blank">Tuổi Trẻ</a></em>.</p> </div> <p>ABBA là một ngoại lệ đặc biệt. Âm nhạc của họ không chỉ được cho phép mà còn được đón nhận bởi người dân trong nước, ngay cả trong những năm tháng khó khăn nhất của nền kinh tế bao cấp. Các ca khúc của ABBA được bật bằng những chiếc đài, băng casette nhập lậu và được nghe hàng ngày cũng như trong những dịp đặc biệt như <a href="https://baophapluat.vn/thuong-nho-dam-cuoi-thoi-bao-cap-post412312.html" target="_blank">đám cưới</a>.</p> <p>Trong một cuộc phỏng vấn, Cựu đại sứ Thụy Điển cuối những năm 1980, ông Börje Ljunggren,&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/moi-quan-he-van-su-chang-ne-nua-the-ky-viet-nam-thuy-dien-3867279.html" target="_blank">thuật lại quan sát</a> của mình khi công tác: “Việt Nam lúc đó rất khác bây giờ. Đường phố tối tăm, rất ít quán ăn và các tòa nhà lớn. Đất nước chưa mở cửa chào đón các giá trị, văn hóa phương Tây [....] Nhưng tôi để ý nhạc của ABBA lại cực kỳ phổ biến ở Hà Nội.”</p> <p>Bác Trần Thị Kiệm (sn. 1954) cũng kể cho tôi về ký ức của mình trong giai đoạn này: “Nhóm của họ 4 người luôn mặc đồ mầu trắng, quần ống loe. Thế là thanh niên thích để đầu dài, mặc quần ống loe vì là hình tượng mốt, thời thượng, ‘tay chơi.’” Theo bác Kiệm, chính quyền cho phong cách này là không lành mạnh, lai căng nên cấm đặc biệt các nhóm sinh viên, đoàn viên thanh niên tham gia, “ai dám mặc sẽ bị rạch quần.” Tuy nhiên, độ phổ biến của nhạc ABBA với người trẻ vẫn tăng đều với từng bản hit. “Bác thích nhất bài ‘Money Money,’&nbsp;‘Happy New Year’ và ‘When I Kissed The Teacher.’ Cảm xúc khi nghe nhạc ABBA rất cuốn hút tràn đầy năng lượng tích cực.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba2.webp" /></p> <p class="image-caption">Làng Thụy Điển. Nguồn ảnh: <a href="https://vnexpress.net/cuoc-vat-lon-cua-mot-bieu-tuong-kinh-te-quoc-doanh-3928079.html" target="_blank"><em>VnExpress</em></a>.</p> <p>Sự “nhượng bộ” của chính quyền không phải là ngẫu nhiên. Năm 1969, Thuỵ Điển, quê nhà của ABBA, trở thành nước phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trước đó, Cựu thủ tướng Thụy Điển Olof Palm đã đích thân dẫn đầu cuộc diễu hành chống chiến tranh Việt Nam trên đường phố Stockholm vào năm 1968. Hơn 2,7 triệu người dân, tức 1/3 dân số Thụy Điển lúc bấy giờ, đã ký đơn lên án kêu gọi chấm dứt cuộc chiến và các vụ ném bom giết hại dân thường.</p> <p>Đến thập niên 70, 80, Thụy Điển trở thành nhà tài trợ ODA lớn nhất, nhì của Việt Nam. Các dự án như Bệnh viện Nhi Trung ương và Nhà máy giấy Bãi Bằng trở thành biểu tượng hợp tác song phương giữa hai nước. Tại Bãi Bằng, một khu phức hợp khang trang, hay được gọi bằng “làng Thụy Điển,” đã được thành lập để phục vụ hơn 400 chuyên gia cùng gia đình. Ngôi làng được trang bị những tiện nghi như biệt thự, bể bơi, quán bar, thậm chí một vũ trường — nơi có lẽ các cư dân đã đu đưa theo những giai điệu của ABBA. Nhiều thế hệ bác sĩ của Việt Nam cũng đã được gửi đến Thụy Điển để tu nghiệp và xây dựng nền y tế chập chững của đất nước.</p> <p>Tình hữu nghị giữa hai quốc gia đã cho phép những giai điệu và thời trang “ngoại lai” của ABBA tồn tại giữa một cảnh quan văn hóa vô cùng hạn chế. Và ở một thời kỳ ảm đạm nơi cả xã hội còn phải chật vật với cái ăn, cái mặc, những giai điệu tích cực cùng phong cách lạ mắt của ban nhạc sớm trở thành một niềm vui, một điểm sáng trong đời sống tinh thần của người dân.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba3.webp" /></p> <p class="image-caption">Các chuyên gia Thụy Điển cùng người dân Phú Thọ. Nguồn ảnh:&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/cuoc-vat-lon-cua-mot-bieu-tuong-kinh-te-quoc-doanh-3928079.html" target="_blank"><em>VnExpress</em></a>.</p> <h3>Happy New Year có thật sự “Happy”?</h3> <p>Có lẽ vì tình cảm với những người bạn từ đất nước xa xôi cùng những bản hit trước đó mà khi ‘Happy New Year’ ra đời vào năm 1980, bài hát đã nhanh chóng chạm đến trái tim của không chỉ người trẻ hâm mộ ban nhạc mà cả những đối tượng thính giả khác.</p> <p>Một tác giả khi kể lại những kỉ niệm&nbsp;<a href="https://moitruong.net.vn/tet-ha-noi-thoi-bao-cap-49074.html" target="_blank">ngày Tết thời bao cấp</a>&nbsp;đã miêu tả việc mọi người bật bài hát này bằng casette trên đường phố Hà Nội vào ngày mùng Một như một truyền thống mới, như lì xì hay đốt pháo hoa. “Những đứa bé hồi ấy nghe ‘Happy New Year’ thì chẳng hiểu gì nhưng vẫn thấy bài hát này ấm áp đến lạ thường,” bà viết.</p> <p>Bà Vũ Thị Xuân, một tiểu thương sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nãy đã 70 tuổi, cũng bồi hồi chia sẻ với&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/moi-quan-he-van-su-chang-ne-nua-the-ky-viet-nam-thuy-dien-3867279.html" target="_blank"><em>VnExpress</em></a>: “Mỗi lần nghe bài hát đó, tôi cảm thấy ngay không khí rộn ràng của mùa xuân. [...] Dù nói thật, tôi không hiểu lời của bài hát này đâu.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/12/15/abba/abba6.webp" /></p> <p class="image-caption">Tết thời bao cấp ở Hà Nội. Nguồn ảnh: <a href="https://moitruong.net.vn/tet-ha-noi-thoi-bao-cap-49074.html" target="_blank">Môi trường & Cuộc sống</a>.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Nhưng tại sao chỉ có duy nhất người Việt mới yêu thích ‘Happy New Year’ đến vậy, mà không phải các nước châu Âu, nơi ABBA gần như thống trị thị trường nhạc pop? Câu trả lời đã được nêu ở trên: vì chúng ta không hiểu lời.</span></p> <p>Bài hát ra đời giữa những rắc rối đời tư của các thành viên ABBA. Năm 1979, Anetha và Björn tuyên bố ly dị, dù tiếp tục hoạt động cùng nhau. Không lâu sau đó, Benny và Anni-Frid cũng đường ai nấy đi, và ABBA chính thức tan rã vào năm 1982. Song song với những lục đục nội bộ của nhóm nhạc, thế giới lúc này cũng đang trải qua một giai đoạn đầy biến động với chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và khối Xô Viết, Cách mạng Hồi giáo ở Trung Động, v.v. Nỗi buồn có lẽ vì thế mà len lỏi vào từng con chữ trong bài hát. Đó là nỗi buồn từ những đổ vỡ trong hôn nhân, nỗi lo về việc bước vào một thập kỷ mới khi mà thế giới đang có quá nhiều mất mát.</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>No more champagne /&nbsp;Chẳng còn sâm-panh<br />And the fireworks are through / Và pháo hoa cũng đã tắt rồi <br />Here we are, me and you / Ta ở đây, bạn và tôi <br />Feeling lost and feeling blue / Chìm trong&nbsp;mất mát, buồn bã</p> </div> <p>Hiển nhiên với màu u ám như thế này mà bài hát không được ưa chuộng bởi các thính giả ở các nước nói tiếng Anh vào đêm giao thừa. Và đến những năm gần đây, cũng có có một số ý kiến kêu gọi người Việt dừng nghe ‘Happy New Year’ vào năm mới mà thay bằng những bài nhạc thuần Việt, vui tươi hơn, vì lời ca ủ dột của ca khúc không phù hợp với phong cách ăn Tết nhộn nhịp, luôn cầu mong những điều tốt đẹp, may mắn của người Việt.</p> <p>Tuy nhiên, theo một cách nào đấy, thì ‘Happy New Year’ lại chính là ca khúc hoàn hảo cho Việt Nam lúc bấy giờ.</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>It's the end of a decade / Giờ đây đã là cuối thập kỉ rồi<br />In another ten years time / Trong mười năm sau<br />Who can say what we'll find / Ai mà biết được ta sẽ đương đầu với<br />What lies waiting down the line / Điều gì đang chờ đợi ta trong tương lai<br />In the end of eighty-nine... / Vào cuối năm 1989...</p> </div> <p>Dù bài hát đi từ suy nghĩ sầu muộn này đến tâm trạng bi quan khác, ‘Happy New Year’ vẫn kết thúc bằng niềm hy vọng nhỏ cho người nghe — một niềm tin rằng đằng sau những biến cố của cuộc sống, có những điều tốt đẹp hơn đang chờ đợi chúng ta. Thông điệp mang sự đồng điệu với tình cảnh của xã hội Việt Nam cũng như phản ánh tâm trạng bồn chồn của người Việt trong những năm tháng hậu kháng chiến; khi nhân dân phải đối mặt với những khó khăn chồng chất của một đất nước còn non trẻ và nghèo khó. Nhưng giữa một tương lai mờ mịt như thế, họ vẫn giữ vững hi vọng khi bước vào một năm mới, thế kỷ mới, và thế giới mới.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe src="https://www.youtube.com/embed/Imrcx0JEvZw?si=xv1sRkFXb_BZ13QC" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p>Vào dịp Tết năm 2019, nhằm tri ân tình hữu nghị hơn nửa thế kỷ giữa hai quốc gia, Đại sứ Thụy Điển đã hát ‘Happy New Year’ được phổ sang tiếng Việt, với phần lời không thể nào trái ngược hơn với phiên bản gốc:</p> <div class="quote override-italics half-width centered"> <p>Xin chúc cho mọi nhà cùng người thân hân hoan đón xuân<br />Năm cũ đi, năm mới sang, đón thêm bao tin vui nơi nơi <br />Chào năm mới trong gió xuân an lành, rộn ràng bao câu ca thắm tươi <br />Ai cũng vui bên gia đình, chúc năm nay an khang mọi nhà</p> </div> <p>Dẫu vậy, phiên bản này vẫn nhận được phản hồi tích cực với hàng nghìn lượt thích và bình luận, khen ngợi vị Đại sứ vì cử chỉ thơm thảo — đón nhận “truyền thống” mà chính đất nước ông đã mang đến. Không ai chỉ ra khác biệt giữa phiên bản gốc và phiên bản nhập gia tùy tục này, vì có lẽ trong tâm thức của đại đa phần người Việt, đây đã chính và luôn là thông điệp mà&nbsp;‘Happy New Year’ đại diện: một năm mới thực sự hạnh phúc.</p> <p>Suy cho cùng, mỗi tác phẩm đều thuộc về 2 cõi sống — một trong tâm tình người nghệ sĩ gửi gắm và trong cách mà khán giả tiếp nhận nó. Những ai ghét ‘Happy New Year’ có thể chuyển sang nghe ‘Dancing Queen’ để có thứ cảm xúc rộn ràng, xốn xang ngày xuân như mong muốn. Còn những ai yêu? Việc gì phải cai nghiện một bài hát buồn đến não ruột nếu nó khiến bạn thấy vui nhà vui cửa? Và nếu lần tiếp theo bạn bắt gặp mình ngâm nga giai điệu này dưới ánh pháo hoa rực rỡ, lòng bạn được lấp đầy bởi một niềm hi vọng trầm lắng, hãy gửi một lời nhắn đến ABBA vì đã trao món quà âm nhạc quý giá ấy cho người Việt qua bao thập kỷ: “<a href="https://www.youtube.com/watch?v=0dcbw4IEY5w&ab_channel=AbbaVEVO" target="_blank">Thank you for the music,&nbsp;For giving it to me</a>.”</p></div> Hoàng Việt và bản tình ca dang dở từ hai đầu chiến tuyến 2024-12-30T12:02:26+07:00 2024-12-30T12:02:26+07:00 https://saigoneer.com/vn/trich-or-triet/17800-hoàng-việt-và-bản-tình-ca-dang-dở-viết-từ-hai-bên-chiến-tuyến Vũ Hoàng Long. Ảnh bìa: Mai Khanh. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/t1.webp" alt="" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/hoang-viet0.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Giữa hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tình yêu của nhạc sĩ Hoàng Việt dành cho vợ ông, bà Ngọc Hạnh, như một giai điệu lặng thầm, len lỏi qua những biên giới vô hình, vượt qua làn sóng radio chập chờn và những cánh thư phiêu bạt nửa vòng trái đất.</em></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i1.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Hoàng Việt và vợ, bà Ngọc Hạnh.</p> <p>Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình trong một khu phố ở Hà Nội, nơi những nghệ sĩ vĩ đại từng chọn làm nơi dừng chân. Chỉ cách nhà tôi vài bước, trong ngôi biệt thự Pháp cũ số <a href="https://giaoducthoidai.vn/lich-su-lung-danh-an-trong-biet-thu-65a-nguyen-thai-hoc-vua-chay-post197735.html">65 phố Nguyễn Thái Học</a>, là nơi hội tụ của nhiều nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn đối với văn hóa Việt Nam: nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, người đã sáng tác những bản hùng ca cách mạng như ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/diet-phat-xit-425.html">Diệt Phát Xít</a>’; họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và Nguyễn Tư Nghiêm, những tên tuổi lớn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam; và nhà văn Vũ Tú Nam, với truyện ngắn ‘Cây Gạo’ đã khắc sâu vào tâm trí bao thế hệ học trò. Khu phố này còn là nơi sinh sống của các nhà văn, nhạc sĩ từng đứng ở những chiến tuyến khác nhau trong phong trào văn hóa Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 1950, như nhà thơ Trần Dần và người chỉ trích ông dữ dội nhất — nhạc sĩ Đỗ Nhuận.</p> <p>Ngay gần đó, khu tập thể số 13 phố Cao Bá Quát là mái nhà của nhiều nghệ sĩ miền Nam, những người mà giờ đây ít ai còn nhắc đến. Trong số đó có Hoàng Việt, tác giả của kiệt tác ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/tinh-ca-4688.html">Tình Ca’</a>&nbsp;— một trong những tác phẩm bất hủ của dòng nhạc đỏ. Khi còn nhỏ, ông bà tôi thường kể về những nghệ sĩ trong sách giáo khoa như những người bạn cũ, những người hàng xóm gần gũi, nhưng họ ít khi nhắc đến Hoàng Việt. Vậy mà mỗi lần loa phát thanh vang lên giai điệu ‘Tình Ca,’ ông tôi lại nói rằng bài hát ấy khiến ông xúc động hơn bất kỳ bài nào khác. Có lẽ bởi Hoàng Việt thuộc về thế hệ cách mạng đi trước, một thế hệ mà những tâm tự sâu kín thường bị che khuất bởi những trọng trách lớn lao.</p> <h3>Từ Lê Trực đến Hoàng Việt</h3> <p>Sinh năm 1928 với tên thật là Lê Chí Trực, cuộc đời của Hoàng Việt tuy chỉ kéo dài vỏn vẹn 39 năm nhưng trải qua bao biến cố và thăng trầm. Âm nhạc của ông vang vọng qua cả hai phía của cuộc chiến, còn hành trình cuộc đời thì vượt xa quê mẹ Mỹ Tho. Trước khi trở thành nhạc sĩ cách mạng vào năm 1949, ông từng là một nhà văn lãng mạn tại Sài Gòn. Với bút danh Lê Trực, ông sáng tác những ca khúc như bản tango ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm,’ ‘Chị Cả,’ và ‘Biệt Đô Thành’ — những bài hát mà đến tận bây giờ vẫn được các cộng đồng người Việt xa xứ trình diễn như một cách để hoài niệm quê hương.</p> <p>Trong đó, ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm’ gây nhiều tranh cãi. Bài hát khắc họa hình ảnh những người mẹ ôm con trong những đêm dài không ngủ, ngóng chờ người chồng đã rời xa gia đình để tham gia lực lượng cách mạng chống Pháp. Từ góc nhìn của giới trẻ thành thị miền Nam, bài hát là sự thức tỉnh về lòng yêu nước và tinh thần cấp tiến. Từ phía Bắc, nó được xem là biểu tượng của những du kích Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.</p> <p><iframe src="https://www.youtube.com/embed/vlkG1r0gAAM?si=-qbhBoFfNBbJh0nc" width="560" height="315" title="YouTube video player" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></p> <p class="image-caption">‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm’ do Thanh Thúy trình diễn qua&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=vlkG1r0gAAM" target="_blank">Hollywood Night Music</a>.</p> <p>Ca khúc nhanh chóng đưa tên tuổi Lê Trực đến với công chúng miền Nam, được phát sóng trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1946–1947, và sau đó là Đài Radio France Asie vào những năm 1950. Nhưng cũng chính nó khiến ông bị Việt Minh bắt giữ vì cho rằng phong cách lãng mạn, đậm chất phương Tây của ông mang tính phản động. Sau ba tháng học tập tại trại cải huấn, Lê Trực gia nhập Việt Minh và đổi tên thành Hoàng Việt. Ban đầu, ông lấy tên là Hoàng Việt Hận — “Hoàng” để chỉ người da vàng, “Việt” là người Việt, và “Hận” là sự căm hờn — như một tuyên bố chống lại chính sách thuộc địa của Pháp, vốn muốn biến người Việt thành “người Pháp da vàng.” Sau đó, ông lược bỏ chữ “Hận,” nhưng sự tồn tại ngắn ngủi của cái tên này lại trở thành lời tiên tri cho những biến chuyển mà ngay cả ông cũng không thể lường trước.</p> <p>Việc thay đổi danh tính từ Lê Trực sang Hoàng Việt không chỉ phục vụ mục đích theo đuổi lý tưởng cách mạng. Đó còn là sự thay đổi trong cách ông tiếp cận âm nhạc. Với ‘Lên Ngàn’ (1952), ông tái hiện trận lũ lịch sử ở Tây Ninh, nơi chỉ còn những cánh đồng trên cao của Trảng Còng là có thể canh tác. Nhờ những giá trị nghệ thuật, ca khúc sớm trở thành một <a href="https://baotayninh.vn/70-nam-bai-hat-len-ngan-a150901.html" target="_blank">niềm tự hào</a> của người dân Tây Ninh, không chỉ phản ánh thiên tai, mà còn tôn vinh sự kiên cường của những con người bình dị trong hoàn cảnh phi thường.</p> <p>‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/nhac-rung-1830.html">Nhạc Rừng</a>’ (1953) lấy cảm hứng từ những cánh rừng Đông Nam Bộ, miêu tả vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên: ánh nắng ban mai len qua tán cây, nhành xanh lay nhẹ, lá đùa trong gió, dòng suối uốn quanh, và những rặng tre dịu dàng. Bản hòa tấu của tiếng chim, tiếng ve, tiếng nước róc rách và tiếng lá xào xạc tạo nên một không gian mơ mộng, xa cách hoàn toàn khỏi chiến tranh. Tác phẩm này cho thấy khả năng dung hòa giữa tinh thần cách mạng và tình yêu sâu sắc dành cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.</p> <h3>Chuyện tình xuyên biên giới</h3> <p>Thế nhưng, điều thực sự làm nên sự khác biệt trong các sáng tác của Hoàng Việt nằm ở một khía cạnh rất riêng tư: tình yêu sâu đậm ông dành cho người vợ, bà Lâm Thị Ngọc Hạnh. Cuộc chia ly giữa hai người sau Hiệp định Genève năm 1954, khi đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền, đã trở thành nguồn cảm hứng cho kiệt tác ‘Tình Ca.’ Bài hát được sáng tác năm 1957, khi ông nhận được lá thư đầu tiên từ bà sau ba năm trời im lặng. Đây không chỉ đơn thuần là một bản tình ca, mà còn là một lời khẳng định mạnh mẽ về sức mạnh của tình yêu đôi lứa giữa bối cảnh đất nước chia lìa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i2.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bản đồ Việt Nam Bắc và Nam sau Hiệp định Genève năm 1954.</p> <p>Tình yêu luôn là suối nguồn dồi dào trong âm nhạc của Hoàng Việt, chảy xuyên suốt qua từng tác phẩm, ngay cả trước khi ‘Tình Ca’ ra đời. Trong ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm,’ ông đã lột tả nỗi đau chia ly sâu thẳm, khắc họa sự khắc khoải của những người mẹ ngày đêm trông ngóng chồng mình, những người đã dấn thân vì con đường cách mạng. Lời ca của ông cất lên như tiếng nói của những lời hẹn ước bị lãng quên qua năm tháng và biến cố:</p> <p class="quote" style="text-align: center;">Con ôi lòng mẹ ủ ê<br />Thương cho chồng mấy dặm sơn khê<br />Khi ra đi có hứa thu nay về<br />Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn<br />Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i3.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bìa bản ghi âm ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm.’</p> <p><span style="background-color: transparent;">Những lời ca day dứt đó dường như đã trở thành lời tiên tri, báo trước số phận của Hoàng Việt và Ngọc Hạnh trong những năm sau khi họ kết hôn vào cuối thập niên 1940. Cặp đôi gặp nhau tại Sài Gòn giữa giai đoạn cách mạng đầy biến động, cùng trải qua những năm tháng yêu thương và gian khó trong trại cải huấn, để rồi bị dòng lịch sử xô đẩy chia xa: bà trở thành người phụ trách liên lạc tại đô thị, còn ông gia nhập Đội Quân Nhạc Khu 8, không ngừng đi khắp nơi để sáng tác những bài ca cho cách mạng. Câu chuyện chia ly của họ lại vang lên trong Lên Ngàn, nơi ông viết về người vợ gặt lúa trong khi chồng chiến đấu nơi xa: “Mai này kháng chiến thành công.&nbsp;Anh về em thoả ước mong.”</span></p> <p>Khác với những bài hát về sự chia cắt đất nước năm 1954 như ‘Bài Ca Hy Vọng’ của Văn Ký hay ‘Tình Trong Lá Thiếp’ của Phan Huỳnh Điểu, vốn nhấn mạnh tinh thần yêu nước và hy vọng mang tính trừu tượng, ‘Tình Ca’ của Hoàng Việt lại là một nhạc phẩm đầy tính tự sự. Với ông, sự chia cắt của đất nước không chỉ là một khái niệm chính trị, mà là nỗi mất mát rõ ràng — ông không thể nhìn thấy ánh mắt của vợ, không biết khi nào mới được gặp lại bà. Ca khúc được lấy cảm hứng từ một lá thư của bà Ngọc Hạnh phải đi đường vòng qua miền Nam Việt Nam và Paris trước khi tới Hà Nội, vì không có cách nào liên lạc trực tiếp giữa hai miền.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe src="https://www.youtube.com/embed/eqzt6iNGjt8?si=Znl-wdLzxfv-fKhL" width="560" height="315" title="YouTube video player" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Ca khúc ‘Tình Ca’ trình diễn bởi Trần Khánh và Hoàng Mãnh. Video qua kênh YouTube&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=eqzt6iNGjt8" target="_blank">Dzung&nbsp;Vo</a>.</p> <p>Tình Ca là lời hồi đáp của Hoàng Việt, gửi gắm hy vọng rằng dù khó khăn đến đâu, Ngọc Hạnh ở miền Nam có thể nghe được tín hiệu của ông. Nhưng tính chất cá nhân và đậm cảm xúc của bài hát lại mâu thuẫn với tinh thần cách mạng của miền Bắc. Bài hát bị cấm trong suốt 10 năm, cho đến năm 1967 — cũng là năm Hoàng Việt hy sinh trên chiến trường. Sự giằng co giữa cảm xúc cá nhân và nghĩa vụ cách mạng này chính là minh chứng rõ nét cho những khó khăn mà nhiều nghệ sĩ thời kỳ ấy phải đối mặt.</p> <p>Trước việc ca khúc bị cấm đoán, tôi dần hiểu được ý nghĩa sâu xa của cái tên mà ông chọn sau khi rời trại cải huấn: Hoàng Việt Hận. Chữ “hận” trong danh xưng ấy không chỉ là sự phản kháng trước số phận chia cắt của đất nước, mà còn là tiếng lòng thầm kín, đầy day dứt: nỗi đau của những người yêu nhau bị chia lìa. Nỗi hận ấy gợi nhớ đến nỗi đau u uất mà thi sĩ Lý Bạch từng khắc họa trong bài ‘Tình Sầu’ (tạm dịch): “Bỗng nhìn lệ ướt hai hàng? Làm sao biết được là nàng giận ai!”</p> <h3>Tình yêu cách mạng</h3> <p>Trong <a href="https://saigoneer.com/lo%E1%BA%A1t-so%E1%BA%A1t-bookshelf/27359-examining-the-role-of-shame-in-building-a-national-identity-via-vietnam-s-thinkers" target="_blank"><em>The Architects of Dignity: Vietnamese Visions of Decolonization</em></a>, nhà chính trị học Kevin Pham đã đưa ra phân tích về cách các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp cận quá trình xây dựng quốc gia. Ông lập luận rằng những nhân vật như Phan Bội Châu, Phạm Quỳnh đã lấy sự tự vấn, chứ không phải tự hào, làm nền tảng trong tư duy của mình. Dù chỉ trích chế độ thực dân Pháp, họ dành những phê phán sâu sắc nhất cho phía đồng bào mình. Họ nhấn mạnh trách nhiệm phải nâng cao giá trị đạo đức, tri thức và văn hóa của chính dân tộc mình. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không nhằm hạ thấp tinh thần, mà để khơi dậy ý thức trách nhiệm và quyết tâm xây dựng quốc gia. Họ xem phẩm giá không phải là giá trị cá nhân cần được bên ngoài công nhận, mà là tài sản chung, cần được tạo dựng thông qua sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng của toàn dân.</p> <p>Với những người lãnh đạo cách mạng, những cảm xúc cá nhân về tình yêu và nỗi nhớ trong âm nhạc của Hoàng Việt bị xem là điểm yếu nguy hiểm, đi ngược lại tinh thần chung, khiến kiệt tác của ông bị cấm suốt một thập kỷ. Nhưng với các nghệ sĩ như Hoàng Việt, những người dùng ngòi bút thay vì quyền lực, nỗi đau riêng tư lại trở thành sức mạnh. Họ biến mất mát thành lá chắn, giúp tình yêu tồn tại dù bom Mỹ rơi và tiếng súng Kalashnikov vang khắp mảnh đất chia cắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i4.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bản ký âm ‘Tình Ca.’</p> <p>Qua khuôn khổ lý luận của nhà triết học Pháp <a href="https://thenewpress.com/books/praise-of-love">Alain Badiou</a>, chúng ta có thể hiểu tại sao tình yêu của Hoàng Việt lại chính là hiện thân của tinh thần cách mạng. Badiou cho rằng tình yêu đích thực luôn có tính chất cấp tiến, một dạng “chủ nghĩa cộng sản tối giản,” nơi mà “chủ thể thực sự của tình yêu không phải là sự thỏa mãn của cá nhân mà là sự phát triển của mối quan hệ đôi lứa.” Theo góc nhìn này, tình yêu của Hoàng Việt dành cho Ngọc Hạnh chính là đỉnh cao của tinh thần cấp tiến, vượt qua mọi ranh giới chính trị của thời đại.</p> <p>Đối với Badiou, tình yêu không chỉ là cảm xúc mà là một sự xây dựng chủ động: hai con người cùng kiến tạo một cách nhìn nhận thế giới mới. Khi những người yêu nhau ngắm hoàng hôn, không chỉ đơn thuần là cả hai cùng nhìn vào một cảnh vật, mà chính ánh nhìn chung ấy tạo nên một cách cảm nhận mới về khoảnh khắc đó. Đây là ý nghĩa mà Badiou gán cho việc “xây dựng”: một quá trình liên tục, từng điểm một, để hình thành một thế giới chung, không thuộc về quan điểm của riêng ai mà nằm trong không gian được tạo ra bởi sự gắn kết, đồng thời vẫn tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.</p> <div class="series-quote half-width"> <p>Tình yêu của Hoàng Việt và Ngọc Hạnh đã tạo nên một thế giới riêng, nơi không gì có thể chia cắt họ, nơi những người yêu nhau có thể tìm lại nhau dù trong hoàn cảnh nào. Mỗi khó khăn họ trải qua, mỗi lần xa cách, đều trở thành một phần trong hành trình chung của hai người.</p> </div> <p>Tình yêu của Hoàng Việt và Ngọc Hạnh đã tạo nên một thế giới riêng, nơi không gì có thể chia cắt họ, nơi những người yêu nhau có thể tìm lại nhau dù trong hoàn cảnh nào. Mỗi khó khăn họ trải qua, mỗi lần xa cách, đều trở thành một phần trong hành trình chung của hai người. Tình yêu không chỉ là niềm an ủi mà còn là sức mạnh lớn nhất giúp họ vượt qua mọi thử thách. Như ông từng viết trong ‘Tình Ca’:</p> <p class="quote" style="text-align: center;">Ta hát chung tiếng ca vang dội từ nghìn phương xa,<br />Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu.<br />Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly,<br />Giữ lấy đức tin bền vững em ơi.<br />Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời,<br />Làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao.</p> <p>Đây không chỉ là phép ẩn dụ thi ca; mà là một hành động cách mạng, xây dựng thế giới riêng trước biến động thời cuộc.</p> <p>Tiếc thay, công cuộc xây dựng thế giới riêng của họ vẫn chưa hoàn thành khi Hoàng Việt qua đời khi còn trẻ tuổi. Nhưng sau nhiều năm ở Hà Nội và Sofia, Bulgaria, nơi ông học nhạc và sáng tác bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam, ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/chuong-4-ban-giao-huong-que-huong-13080.html">Quê Hương</a>,’ ông trở về miền Nam vào năm 1966. Ông đã vượt qua cả dãy núi Trường Sơn để thực hiện lời hứa của ‘Tình Ca’ và gặp lại vợ mình lần nữa. Chuyến đi này không chỉ là hành trình vượt qua khoảng cách địa lý, mà còn là kết tinh của những năm tháng xây dựng một thế giới mà ở đó, tình yêu có thể chiến thắng sự chia cắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i5.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bà Lâm Thị Ngọc Hạnh (phải) và con trai Lâm Lê Dũng (trái). Nguồn ảnh:&nbsp;<em>Báo Giao Thông</em>.</p> <p>Hoàng Việt qua đời không lâu sau khi đến quê mẹ ở Cái Bè, Mỹ Tho. Nhưng ước nguyện của ông cuối cùng đã trở thành hiện thực. Khi Quốc Hương biểu diễn ‘Tình Ca’ ở miền Bắc, tín hiệu sóng radio yếu ớt đã bằng cách nào đó đến được bà Ngọc Hạnh ở miền Nam, nhiều năm sau khi chồng bà qua đời — một lá thư tình cuối cùng bay trên sóng radio, vượt qua những chia cắt của chiến tranh. Trong khoảnh khắc này, thế giới mà ông và bà đã xây dựng qua tình yêu đã trở thành hiện thực, dù chỉ trong chốc lát. Một&nbsp;minh chứng rằng có những cuộc cách mạng có thể vượt qua cả khác biệt hệ tư tưởng và sự hữu hạn của đời người.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/t1.webp" alt="" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/hoang-viet0.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Giữa hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tình yêu của nhạc sĩ Hoàng Việt dành cho vợ ông, bà Ngọc Hạnh, như một giai điệu lặng thầm, len lỏi qua những biên giới vô hình, vượt qua làn sóng radio chập chờn và những cánh thư phiêu bạt nửa vòng trái đất.</em></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i1.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Hoàng Việt và vợ, bà Ngọc Hạnh.</p> <p>Tôi đã dành phần lớn cuộc đời mình trong một khu phố ở Hà Nội, nơi những nghệ sĩ vĩ đại từng chọn làm nơi dừng chân. Chỉ cách nhà tôi vài bước, trong ngôi biệt thự Pháp cũ số <a href="https://giaoducthoidai.vn/lich-su-lung-danh-an-trong-biet-thu-65a-nguyen-thai-hoc-vua-chay-post197735.html">65 phố Nguyễn Thái Học</a>, là nơi hội tụ của nhiều nghệ sĩ có sức ảnh hưởng lớn đối với văn hóa Việt Nam: nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi, người đã sáng tác những bản hùng ca cách mạng như ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/diet-phat-xit-425.html">Diệt Phát Xít</a>’; họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và Nguyễn Tư Nghiêm, những tên tuổi lớn trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam; và nhà văn Vũ Tú Nam, với truyện ngắn ‘Cây Gạo’ đã khắc sâu vào tâm trí bao thế hệ học trò. Khu phố này còn là nơi sinh sống của các nhà văn, nhạc sĩ từng đứng ở những chiến tuyến khác nhau trong phong trào văn hóa Nhân Văn-Giai Phẩm thập niên 1950, như nhà thơ Trần Dần và người chỉ trích ông dữ dội nhất — nhạc sĩ Đỗ Nhuận.</p> <p>Ngay gần đó, khu tập thể số 13 phố Cao Bá Quát là mái nhà của nhiều nghệ sĩ miền Nam, những người mà giờ đây ít ai còn nhắc đến. Trong số đó có Hoàng Việt, tác giả của kiệt tác ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/tinh-ca-4688.html">Tình Ca’</a>&nbsp;— một trong những tác phẩm bất hủ của dòng nhạc đỏ. Khi còn nhỏ, ông bà tôi thường kể về những nghệ sĩ trong sách giáo khoa như những người bạn cũ, những người hàng xóm gần gũi, nhưng họ ít khi nhắc đến Hoàng Việt. Vậy mà mỗi lần loa phát thanh vang lên giai điệu ‘Tình Ca,’ ông tôi lại nói rằng bài hát ấy khiến ông xúc động hơn bất kỳ bài nào khác. Có lẽ bởi Hoàng Việt thuộc về thế hệ cách mạng đi trước, một thế hệ mà những tâm tự sâu kín thường bị che khuất bởi những trọng trách lớn lao.</p> <h3>Từ Lê Trực đến Hoàng Việt</h3> <p>Sinh năm 1928 với tên thật là Lê Chí Trực, cuộc đời của Hoàng Việt tuy chỉ kéo dài vỏn vẹn 39 năm nhưng trải qua bao biến cố và thăng trầm. Âm nhạc của ông vang vọng qua cả hai phía của cuộc chiến, còn hành trình cuộc đời thì vượt xa quê mẹ Mỹ Tho. Trước khi trở thành nhạc sĩ cách mạng vào năm 1949, ông từng là một nhà văn lãng mạn tại Sài Gòn. Với bút danh Lê Trực, ông sáng tác những ca khúc như bản tango ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm,’ ‘Chị Cả,’ và ‘Biệt Đô Thành’ — những bài hát mà đến tận bây giờ vẫn được các cộng đồng người Việt xa xứ trình diễn như một cách để hoài niệm quê hương.</p> <p>Trong đó, ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm’ gây nhiều tranh cãi. Bài hát khắc họa hình ảnh những người mẹ ôm con trong những đêm dài không ngủ, ngóng chờ người chồng đã rời xa gia đình để tham gia lực lượng cách mạng chống Pháp. Từ góc nhìn của giới trẻ thành thị miền Nam, bài hát là sự thức tỉnh về lòng yêu nước và tinh thần cấp tiến. Từ phía Bắc, nó được xem là biểu tượng của những du kích Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh.</p> <p><iframe src="https://www.youtube.com/embed/vlkG1r0gAAM?si=-qbhBoFfNBbJh0nc" width="560" height="315" title="YouTube video player" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></p> <p class="image-caption">‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm’ do Thanh Thúy trình diễn qua&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=vlkG1r0gAAM" target="_blank">Hollywood Night Music</a>.</p> <p>Ca khúc nhanh chóng đưa tên tuổi Lê Trực đến với công chúng miền Nam, được phát sóng trên Đài Phát thanh Sài Gòn trong những năm 1946–1947, và sau đó là Đài Radio France Asie vào những năm 1950. Nhưng cũng chính nó khiến ông bị Việt Minh bắt giữ vì cho rằng phong cách lãng mạn, đậm chất phương Tây của ông mang tính phản động. Sau ba tháng học tập tại trại cải huấn, Lê Trực gia nhập Việt Minh và đổi tên thành Hoàng Việt. Ban đầu, ông lấy tên là Hoàng Việt Hận — “Hoàng” để chỉ người da vàng, “Việt” là người Việt, và “Hận” là sự căm hờn — như một tuyên bố chống lại chính sách thuộc địa của Pháp, vốn muốn biến người Việt thành “người Pháp da vàng.” Sau đó, ông lược bỏ chữ “Hận,” nhưng sự tồn tại ngắn ngủi của cái tên này lại trở thành lời tiên tri cho những biến chuyển mà ngay cả ông cũng không thể lường trước.</p> <p>Việc thay đổi danh tính từ Lê Trực sang Hoàng Việt không chỉ phục vụ mục đích theo đuổi lý tưởng cách mạng. Đó còn là sự thay đổi trong cách ông tiếp cận âm nhạc. Với ‘Lên Ngàn’ (1952), ông tái hiện trận lũ lịch sử ở Tây Ninh, nơi chỉ còn những cánh đồng trên cao của Trảng Còng là có thể canh tác. Nhờ những giá trị nghệ thuật, ca khúc sớm trở thành một <a href="https://baotayninh.vn/70-nam-bai-hat-len-ngan-a150901.html" target="_blank">niềm tự hào</a> của người dân Tây Ninh, không chỉ phản ánh thiên tai, mà còn tôn vinh sự kiên cường của những con người bình dị trong hoàn cảnh phi thường.</p> <p>‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/nhac-rung-1830.html">Nhạc Rừng</a>’ (1953) lấy cảm hứng từ những cánh rừng Đông Nam Bộ, miêu tả vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên: ánh nắng ban mai len qua tán cây, nhành xanh lay nhẹ, lá đùa trong gió, dòng suối uốn quanh, và những rặng tre dịu dàng. Bản hòa tấu của tiếng chim, tiếng ve, tiếng nước róc rách và tiếng lá xào xạc tạo nên một không gian mơ mộng, xa cách hoàn toàn khỏi chiến tranh. Tác phẩm này cho thấy khả năng dung hòa giữa tinh thần cách mạng và tình yêu sâu sắc dành cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Nam.</p> <h3>Chuyện tình xuyên biên giới</h3> <p>Thế nhưng, điều thực sự làm nên sự khác biệt trong các sáng tác của Hoàng Việt nằm ở một khía cạnh rất riêng tư: tình yêu sâu đậm ông dành cho người vợ, bà Lâm Thị Ngọc Hạnh. Cuộc chia ly giữa hai người sau Hiệp định Genève năm 1954, khi đất nước tạm thời chia cắt thành hai miền, đã trở thành nguồn cảm hứng cho kiệt tác ‘Tình Ca.’ Bài hát được sáng tác năm 1957, khi ông nhận được lá thư đầu tiên từ bà sau ba năm trời im lặng. Đây không chỉ đơn thuần là một bản tình ca, mà còn là một lời khẳng định mạnh mẽ về sức mạnh của tình yêu đôi lứa giữa bối cảnh đất nước chia lìa.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i2.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bản đồ Việt Nam Bắc và Nam sau Hiệp định Genève năm 1954.</p> <p>Tình yêu luôn là suối nguồn dồi dào trong âm nhạc của Hoàng Việt, chảy xuyên suốt qua từng tác phẩm, ngay cả trước khi ‘Tình Ca’ ra đời. Trong ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm,’ ông đã lột tả nỗi đau chia ly sâu thẳm, khắc họa sự khắc khoải của những người mẹ ngày đêm trông ngóng chồng mình, những người đã dấn thân vì con đường cách mạng. Lời ca của ông cất lên như tiếng nói của những lời hẹn ước bị lãng quên qua năm tháng và biến cố:</p> <p class="quote" style="text-align: center;">Con ôi lòng mẹ ủ ê<br />Thương cho chồng mấy dặm sơn khê<br />Khi ra đi có hứa thu nay về<br />Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn<br />Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i3.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bìa bản ghi âm ‘Tiếng Còi Trong Sương Đêm.’</p> <p><span style="background-color: transparent;">Những lời ca day dứt đó dường như đã trở thành lời tiên tri, báo trước số phận của Hoàng Việt và Ngọc Hạnh trong những năm sau khi họ kết hôn vào cuối thập niên 1940. Cặp đôi gặp nhau tại Sài Gòn giữa giai đoạn cách mạng đầy biến động, cùng trải qua những năm tháng yêu thương và gian khó trong trại cải huấn, để rồi bị dòng lịch sử xô đẩy chia xa: bà trở thành người phụ trách liên lạc tại đô thị, còn ông gia nhập Đội Quân Nhạc Khu 8, không ngừng đi khắp nơi để sáng tác những bài ca cho cách mạng. Câu chuyện chia ly của họ lại vang lên trong Lên Ngàn, nơi ông viết về người vợ gặt lúa trong khi chồng chiến đấu nơi xa: “Mai này kháng chiến thành công.&nbsp;Anh về em thoả ước mong.”</span></p> <p>Khác với những bài hát về sự chia cắt đất nước năm 1954 như ‘Bài Ca Hy Vọng’ của Văn Ký hay ‘Tình Trong Lá Thiếp’ của Phan Huỳnh Điểu, vốn nhấn mạnh tinh thần yêu nước và hy vọng mang tính trừu tượng, ‘Tình Ca’ của Hoàng Việt lại là một nhạc phẩm đầy tính tự sự. Với ông, sự chia cắt của đất nước không chỉ là một khái niệm chính trị, mà là nỗi mất mát rõ ràng — ông không thể nhìn thấy ánh mắt của vợ, không biết khi nào mới được gặp lại bà. Ca khúc được lấy cảm hứng từ một lá thư của bà Ngọc Hạnh phải đi đường vòng qua miền Nam Việt Nam và Paris trước khi tới Hà Nội, vì không có cách nào liên lạc trực tiếp giữa hai miền.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe src="https://www.youtube.com/embed/eqzt6iNGjt8?si=Znl-wdLzxfv-fKhL" width="560" height="315" title="YouTube video player" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Ca khúc ‘Tình Ca’ trình diễn bởi Trần Khánh và Hoàng Mãnh. Video qua kênh YouTube&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=eqzt6iNGjt8" target="_blank">Dzung&nbsp;Vo</a>.</p> <p>Tình Ca là lời hồi đáp của Hoàng Việt, gửi gắm hy vọng rằng dù khó khăn đến đâu, Ngọc Hạnh ở miền Nam có thể nghe được tín hiệu của ông. Nhưng tính chất cá nhân và đậm cảm xúc của bài hát lại mâu thuẫn với tinh thần cách mạng của miền Bắc. Bài hát bị cấm trong suốt 10 năm, cho đến năm 1967 — cũng là năm Hoàng Việt hy sinh trên chiến trường. Sự giằng co giữa cảm xúc cá nhân và nghĩa vụ cách mạng này chính là minh chứng rõ nét cho những khó khăn mà nhiều nghệ sĩ thời kỳ ấy phải đối mặt.</p> <p>Trước việc ca khúc bị cấm đoán, tôi dần hiểu được ý nghĩa sâu xa của cái tên mà ông chọn sau khi rời trại cải huấn: Hoàng Việt Hận. Chữ “hận” trong danh xưng ấy không chỉ là sự phản kháng trước số phận chia cắt của đất nước, mà còn là tiếng lòng thầm kín, đầy day dứt: nỗi đau của những người yêu nhau bị chia lìa. Nỗi hận ấy gợi nhớ đến nỗi đau u uất mà thi sĩ Lý Bạch từng khắc họa trong bài ‘Tình Sầu’ (tạm dịch): “Bỗng nhìn lệ ướt hai hàng? Làm sao biết được là nàng giận ai!”</p> <h3>Tình yêu cách mạng</h3> <p>Trong <a href="https://saigoneer.com/lo%E1%BA%A1t-so%E1%BA%A1t-bookshelf/27359-examining-the-role-of-shame-in-building-a-national-identity-via-vietnam-s-thinkers" target="_blank"><em>The Architects of Dignity: Vietnamese Visions of Decolonization</em></a>, nhà chính trị học Kevin Pham đã đưa ra phân tích về cách các nhà lãnh đạo Việt Nam tiếp cận quá trình xây dựng quốc gia. Ông lập luận rằng những nhân vật như Phan Bội Châu, Phạm Quỳnh đã lấy sự tự vấn, chứ không phải tự hào, làm nền tảng trong tư duy của mình. Dù chỉ trích chế độ thực dân Pháp, họ dành những phê phán sâu sắc nhất cho phía đồng bào mình. Họ nhấn mạnh trách nhiệm phải nâng cao giá trị đạo đức, tri thức và văn hóa của chính dân tộc mình. Tuy nhiên, cách tiếp cận này không nhằm hạ thấp tinh thần, mà để khơi dậy ý thức trách nhiệm và quyết tâm xây dựng quốc gia. Họ xem phẩm giá không phải là giá trị cá nhân cần được bên ngoài công nhận, mà là tài sản chung, cần được tạo dựng thông qua sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng của toàn dân.</p> <p>Với những người lãnh đạo cách mạng, những cảm xúc cá nhân về tình yêu và nỗi nhớ trong âm nhạc của Hoàng Việt bị xem là điểm yếu nguy hiểm, đi ngược lại tinh thần chung, khiến kiệt tác của ông bị cấm suốt một thập kỷ. Nhưng với các nghệ sĩ như Hoàng Việt, những người dùng ngòi bút thay vì quyền lực, nỗi đau riêng tư lại trở thành sức mạnh. Họ biến mất mát thành lá chắn, giúp tình yêu tồn tại dù bom Mỹ rơi và tiếng súng Kalashnikov vang khắp mảnh đất chia cắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i4.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bản ký âm ‘Tình Ca.’</p> <p>Qua khuôn khổ lý luận của nhà triết học Pháp <a href="https://thenewpress.com/books/praise-of-love">Alain Badiou</a>, chúng ta có thể hiểu tại sao tình yêu của Hoàng Việt lại chính là hiện thân của tinh thần cách mạng. Badiou cho rằng tình yêu đích thực luôn có tính chất cấp tiến, một dạng “chủ nghĩa cộng sản tối giản,” nơi mà “chủ thể thực sự của tình yêu không phải là sự thỏa mãn của cá nhân mà là sự phát triển của mối quan hệ đôi lứa.” Theo góc nhìn này, tình yêu của Hoàng Việt dành cho Ngọc Hạnh chính là đỉnh cao của tinh thần cấp tiến, vượt qua mọi ranh giới chính trị của thời đại.</p> <p>Đối với Badiou, tình yêu không chỉ là cảm xúc mà là một sự xây dựng chủ động: hai con người cùng kiến tạo một cách nhìn nhận thế giới mới. Khi những người yêu nhau ngắm hoàng hôn, không chỉ đơn thuần là cả hai cùng nhìn vào một cảnh vật, mà chính ánh nhìn chung ấy tạo nên một cách cảm nhận mới về khoảnh khắc đó. Đây là ý nghĩa mà Badiou gán cho việc “xây dựng”: một quá trình liên tục, từng điểm một, để hình thành một thế giới chung, không thuộc về quan điểm của riêng ai mà nằm trong không gian được tạo ra bởi sự gắn kết, đồng thời vẫn tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.</p> <div class="series-quote half-width"> <p>Tình yêu của Hoàng Việt và Ngọc Hạnh đã tạo nên một thế giới riêng, nơi không gì có thể chia cắt họ, nơi những người yêu nhau có thể tìm lại nhau dù trong hoàn cảnh nào. Mỗi khó khăn họ trải qua, mỗi lần xa cách, đều trở thành một phần trong hành trình chung của hai người.</p> </div> <p>Tình yêu của Hoàng Việt và Ngọc Hạnh đã tạo nên một thế giới riêng, nơi không gì có thể chia cắt họ, nơi những người yêu nhau có thể tìm lại nhau dù trong hoàn cảnh nào. Mỗi khó khăn họ trải qua, mỗi lần xa cách, đều trở thành một phần trong hành trình chung của hai người. Tình yêu không chỉ là niềm an ủi mà còn là sức mạnh lớn nhất giúp họ vượt qua mọi thử thách. Như ông từng viết trong ‘Tình Ca’:</p> <p class="quote" style="text-align: center;">Ta hát chung tiếng ca vang dội từ nghìn phương xa,<br />Xua kẻ thù đi mau, dập tắt chiến tranh đẫm máu.<br />Đập tan ngay bao đau khổ và chia ly,<br />Giữ lấy đức tin bền vững em ơi.<br />Giữ lấy trái tim đòi sống yêu đời,<br />Làm một bài tình ca của đôi lứa ta dâng cả bao.</p> <p>Đây không chỉ là phép ẩn dụ thi ca; mà là một hành động cách mạng, xây dựng thế giới riêng trước biến động thời cuộc.</p> <p>Tiếc thay, công cuộc xây dựng thế giới riêng của họ vẫn chưa hoàn thành khi Hoàng Việt qua đời khi còn trẻ tuổi. Nhưng sau nhiều năm ở Hà Nội và Sofia, Bulgaria, nơi ông học nhạc và sáng tác bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam, ‘<a href="https://bcdcnt.net/bai-hat/chuong-4-ban-giao-huong-que-huong-13080.html">Quê Hương</a>,’ ông trở về miền Nam vào năm 1966. Ông đã vượt qua cả dãy núi Trường Sơn để thực hiện lời hứa của ‘Tình Ca’ và gặp lại vợ mình lần nữa. Chuyến đi này không chỉ là hành trình vượt qua khoảng cách địa lý, mà còn là kết tinh của những năm tháng xây dựng một thế giới mà ở đó, tình yêu có thể chiến thắng sự chia cắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/12/18/HoangViet/i5.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Bà Lâm Thị Ngọc Hạnh (phải) và con trai Lâm Lê Dũng (trái). Nguồn ảnh:&nbsp;<em>Báo Giao Thông</em>.</p> <p>Hoàng Việt qua đời không lâu sau khi đến quê mẹ ở Cái Bè, Mỹ Tho. Nhưng ước nguyện của ông cuối cùng đã trở thành hiện thực. Khi Quốc Hương biểu diễn ‘Tình Ca’ ở miền Bắc, tín hiệu sóng radio yếu ớt đã bằng cách nào đó đến được bà Ngọc Hạnh ở miền Nam, nhiều năm sau khi chồng bà qua đời — một lá thư tình cuối cùng bay trên sóng radio, vượt qua những chia cắt của chiến tranh. Trong khoảnh khắc này, thế giới mà ông và bà đã xây dựng qua tình yêu đã trở thành hiện thực, dù chỉ trong chốc lát. Một&nbsp;minh chứng rằng có những cuộc cách mạng có thể vượt qua cả khác biệt hệ tư tưởng và sự hữu hạn của đời người.</p></div> Ai cũng nên trang bị cho mình một chiếc võng ở nhà 2024-12-28T21:00:00+07:00 2024-12-28T21:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/arts-culture/17801-ai-cũng-nên-trang-bị-cho-mình-một-chiếc-võng-ở-nhà Paul Christiansen. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/12/24/vong/vongfb3.webp" data-position="30% 60%" /></p> <p dir="ltr"><em>Võng nên là một phần không thể thiếu của mọi nhà.</em></p> <p dir="ltr">Tôi là người có nhiều quan điểm lập dị — thức ăn ngon hơn khi ăn lạnh; tiền mặt vẫn hơn chuyển khoản; phim ảnh chỉ nên dừng ở một phần; và nơi kì diệu nhất ở Sài Gòn là Thảo Cầm Viên. Nói chung tôi rất hiểu góc nhìn của những ai phản đối tôi; đúng là tôi lập dị thật. Tuy nhiên, đối với võng, tôi biết niềm yêu của mình là chân ái. Võng là tiện nghi tuyệt vời nhất và nên có mặt trong mỗi phòng khách hay phòng ngủ nhà bạn.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock2.webp" /> <p class="image-caption">Ảnh minh họa một chiếc võng ở Mỹ vào thời kì khai thiên lập địa. Ảnh: Tài khoản <a href="https://www.facebook.com/ahistoriasv/posts/2511737072221315" target="_blank">Facebook</a>&nbsp;Academia Salvadoreña de la Historia.</p> </div> <p dir="ltr">Trong tiếng Anh, từ chỉ võng là “hammock,” một biến thể của từ gốc tiếng Tây Ban Nha “hamaca,” và từ này lại là biến thể của một từ khác thuộc ngôn ngữ Arawak của thổ dân Taíno. Khi thực dân phương Tây đến Trung-Nam Mỹ, họ bắt gặp võng lần đầu tiên qua văn hóa của người bản địa và áp dụng ngay làm chỗ nghỉ cho hải quân trên những chuyến hải trình xuyên lục địa, vì võng rất ít tốn chỗ, và độ đung đưa giúp thủy thủ ngủ yên hơn giữa chênh vênh sóng nước. Võng hữu dụng đến mức những phi hành gia đầu tiên bay lên cung trăng cũng <a href="https://web.archive.org/web/20170922125453/https://airandspace.si.edu/collection-objects/hammock-lunar-module" target="_blank">đem trong mình chiếc võng</a> để nghỉ ngơi giữa những chuyến thám hiểm Mặt Trăng. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng dân châu Âu cũng tự chế ra phương tiện giống võng nhiều thế kỉ trước, dựa vào những hình vẽ, tài liệu miêu tả sự có mặt của “giường treo” (hanging bed) vào thời Trung Cổ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock3.webp" /></p> <p class="image-caption">Ảnh minh họa một quan chức ngồi kiệu có võng. Ảnh: Tài khoản Flickr manhhai.</p> <p>Ở Việt Nam, không rõ võng bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng hình ảnh võng đã có mặt sớm nhất <a href="https://giaoducthoidai.vn/chuyen-ve-cai-vong-cua-quan-thoi-xua-post609386.html" target="_blank">vào thế kỉ 13</a>. Trong thời đại phân chia giai cấp rất rõ rệt, các bậc vua chúa, bá hộ chủ yếu di chuyển bằng kiệu, vốn là võng có mái che, khiêng bằng sức người. Các quan lại cấp thấp hơn cũng đi võng, không phải mảy may đụng chân xuống đất.</p> <p>Hình ảnh cái võng trong văn hóa dân gian thường gắn với <a href="https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/canh-vong-ru-vo-nhung-giac-mo-i635316/" target="_blank">những giai điệu</a> miêu tả hình ảnh người mẹ vùng quê hương thanh bình đưa võng cho trẻ con ngủ, nhưng một số giai thoại lịch sử cũng đề cập đến chiếc võng trong tình cảnh loạn lạc. Khi Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn <a href="https://www.saigoneer.com/vietnam-heritage/26237-in-bình-định,-a-museum-retells-nguyễn-huệ-s-glorious-life-via-vivid-murals" target="_blank">nổi dậy</a> lật đổ chúa Trịnh, nhiều tài liệu mô tả lính Tây Sơn di chuyển thần tốc nhờ vào hình mẫu “thuyền cáng” 3 người: 2 người cáng trong lúc 1 người nghỉ trên võng, cứ thế thay phiên nhau để bảo toàn sức lực.</p> <div class="half-width left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock5.webp" /> <p class="image-caption">Người phu xe chợp mắt trên võng được mắc ngay dưới gầm xe. Ảnh: Tài khoản Flickr manhhai.</p> </div> <p>Buồn thay, ngày nay võng dường như thu mình lại, chỉ thường gắn với khung cảnh ngoại ô quê mùa hay nghèo nàn. Cà phê võng là hình thức nghỉ ngơi bình dân khắp các nẻo đường về miền Tây, mọc lên giữa rừng cao su, đồng không mông quạnh xa ánh đèn đô thị. Trong thành phố, nếu ta bắt gặp chiếc võng, chắc hẳn trong đó cũng là cô chú nào đó đang chợp mắt trốn cái nắng phương Nam cạnh công trường xây dựng. Võng nghiễm nhiên chẳng bao giờ xuất hiện trong quán cà phê để check-in hay phòng nghỉ hào nhoáng của dân văn phòng trong những tòa nhà chọc trời.</p> <p>Có một dạo, tôi mắc võng trong văn phòng dù bị đồng nghiệp ngó nghiêng. Khi tôi di dời nó về mắc ở nhà, mấy đứa bạn tỏ ra ngờ vực vì nghĩ võng là phải ở ngoài trời. Đàn ông U40 mà đi nằm võng giữa nhà sao khó coi quá, tụi nó nói thế.</p> <p>Ơ kìa?</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock7.webp" /></p> <p class="image-caption">Chiếc võng nhà tôi (cạnh mèo Mimi).</p> <p>Nói thật nhé, độ êm, không gì bì được với võng. Trạng thái cân bằng mỏng manh giữa trọng lực và vải võng khiến ta thấy như đang lơ lửng, cảm giác khó tìm được trên cạn. Nằm võng cũng giúp giảm một số bệnh lý về lưng và cải thiện giấc ngủ, tùy theo loại võng và cơ địa, vài nghiên cứu riêng lẻ cho thấy. Ngoài ra, võng cũng rất vừa túi tiền và tiện lợi, nhờ vào khung xếp lại được, giúp ta di chuyển vị trí võng dễ dàng. Khi nằm võng, ai cũng có thể tưởng tượng mình đang là bá hộ ngày xưa, lính Tây Sơn thần tốc, hay thậm chí là phi hành gia. Cá nhân tôi hay nghĩ về cảm giác an yên khi được nghỉ chân trên võng uống cà phê, nói chuyện phiếm sau một ngày khám phá miền Tây mệt mỏi. Thích lắm chứ! Chưa kể, tôi cũng không quan tâm lắm nếu ai đó nghĩ rằng võng quê mùa, vì đối với tôi, võng chỉ dành cho những ai đề cao cảm giác thoải mái hơn là vẻ ngoài hào nhoáng.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/12/24/vong/vongfb3.webp" data-position="30% 60%" /></p> <p dir="ltr"><em>Võng nên là một phần không thể thiếu của mọi nhà.</em></p> <p dir="ltr">Tôi là người có nhiều quan điểm lập dị — thức ăn ngon hơn khi ăn lạnh; tiền mặt vẫn hơn chuyển khoản; phim ảnh chỉ nên dừng ở một phần; và nơi kì diệu nhất ở Sài Gòn là Thảo Cầm Viên. Nói chung tôi rất hiểu góc nhìn của những ai phản đối tôi; đúng là tôi lập dị thật. Tuy nhiên, đối với võng, tôi biết niềm yêu của mình là chân ái. Võng là tiện nghi tuyệt vời nhất và nên có mặt trong mỗi phòng khách hay phòng ngủ nhà bạn.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock2.webp" /> <p class="image-caption">Ảnh minh họa một chiếc võng ở Mỹ vào thời kì khai thiên lập địa. Ảnh: Tài khoản <a href="https://www.facebook.com/ahistoriasv/posts/2511737072221315" target="_blank">Facebook</a>&nbsp;Academia Salvadoreña de la Historia.</p> </div> <p dir="ltr">Trong tiếng Anh, từ chỉ võng là “hammock,” một biến thể của từ gốc tiếng Tây Ban Nha “hamaca,” và từ này lại là biến thể của một từ khác thuộc ngôn ngữ Arawak của thổ dân Taíno. Khi thực dân phương Tây đến Trung-Nam Mỹ, họ bắt gặp võng lần đầu tiên qua văn hóa của người bản địa và áp dụng ngay làm chỗ nghỉ cho hải quân trên những chuyến hải trình xuyên lục địa, vì võng rất ít tốn chỗ, và độ đung đưa giúp thủy thủ ngủ yên hơn giữa chênh vênh sóng nước. Võng hữu dụng đến mức những phi hành gia đầu tiên bay lên cung trăng cũng <a href="https://web.archive.org/web/20170922125453/https://airandspace.si.edu/collection-objects/hammock-lunar-module" target="_blank">đem trong mình chiếc võng</a> để nghỉ ngơi giữa những chuyến thám hiểm Mặt Trăng. Nhiều bằng chứng cũng cho thấy rằng dân châu Âu cũng tự chế ra phương tiện giống võng nhiều thế kỉ trước, dựa vào những hình vẽ, tài liệu miêu tả sự có mặt của “giường treo” (hanging bed) vào thời Trung Cổ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock3.webp" /></p> <p class="image-caption">Ảnh minh họa một quan chức ngồi kiệu có võng. Ảnh: Tài khoản Flickr manhhai.</p> <p>Ở Việt Nam, không rõ võng bắt đầu xuất hiện từ khi nào, nhưng hình ảnh võng đã có mặt sớm nhất <a href="https://giaoducthoidai.vn/chuyen-ve-cai-vong-cua-quan-thoi-xua-post609386.html" target="_blank">vào thế kỉ 13</a>. Trong thời đại phân chia giai cấp rất rõ rệt, các bậc vua chúa, bá hộ chủ yếu di chuyển bằng kiệu, vốn là võng có mái che, khiêng bằng sức người. Các quan lại cấp thấp hơn cũng đi võng, không phải mảy may đụng chân xuống đất.</p> <p>Hình ảnh cái võng trong văn hóa dân gian thường gắn với <a href="https://cand.com.vn/doi-song-van-hoa/canh-vong-ru-vo-nhung-giac-mo-i635316/" target="_blank">những giai điệu</a> miêu tả hình ảnh người mẹ vùng quê hương thanh bình đưa võng cho trẻ con ngủ, nhưng một số giai thoại lịch sử cũng đề cập đến chiếc võng trong tình cảnh loạn lạc. Khi Nguyễn Huệ và quân Tây Sơn <a href="https://www.saigoneer.com/vietnam-heritage/26237-in-bình-định,-a-museum-retells-nguyễn-huệ-s-glorious-life-via-vivid-murals" target="_blank">nổi dậy</a> lật đổ chúa Trịnh, nhiều tài liệu mô tả lính Tây Sơn di chuyển thần tốc nhờ vào hình mẫu “thuyền cáng” 3 người: 2 người cáng trong lúc 1 người nghỉ trên võng, cứ thế thay phiên nhau để bảo toàn sức lực.</p> <div class="half-width left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock5.webp" /> <p class="image-caption">Người phu xe chợp mắt trên võng được mắc ngay dưới gầm xe. Ảnh: Tài khoản Flickr manhhai.</p> </div> <p>Buồn thay, ngày nay võng dường như thu mình lại, chỉ thường gắn với khung cảnh ngoại ô quê mùa hay nghèo nàn. Cà phê võng là hình thức nghỉ ngơi bình dân khắp các nẻo đường về miền Tây, mọc lên giữa rừng cao su, đồng không mông quạnh xa ánh đèn đô thị. Trong thành phố, nếu ta bắt gặp chiếc võng, chắc hẳn trong đó cũng là cô chú nào đó đang chợp mắt trốn cái nắng phương Nam cạnh công trường xây dựng. Võng nghiễm nhiên chẳng bao giờ xuất hiện trong quán cà phê để check-in hay phòng nghỉ hào nhoáng của dân văn phòng trong những tòa nhà chọc trời.</p> <p>Có một dạo, tôi mắc võng trong văn phòng dù bị đồng nghiệp ngó nghiêng. Khi tôi di dời nó về mắc ở nhà, mấy đứa bạn tỏ ra ngờ vực vì nghĩ võng là phải ở ngoài trời. Đàn ông U40 mà đi nằm võng giữa nhà sao khó coi quá, tụi nó nói thế.</p> <p>Ơ kìa?</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/12/vong/hammock7.webp" /></p> <p class="image-caption">Chiếc võng nhà tôi (cạnh mèo Mimi).</p> <p>Nói thật nhé, độ êm, không gì bì được với võng. Trạng thái cân bằng mỏng manh giữa trọng lực và vải võng khiến ta thấy như đang lơ lửng, cảm giác khó tìm được trên cạn. Nằm võng cũng giúp giảm một số bệnh lý về lưng và cải thiện giấc ngủ, tùy theo loại võng và cơ địa, vài nghiên cứu riêng lẻ cho thấy. Ngoài ra, võng cũng rất vừa túi tiền và tiện lợi, nhờ vào khung xếp lại được, giúp ta di chuyển vị trí võng dễ dàng. Khi nằm võng, ai cũng có thể tưởng tượng mình đang là bá hộ ngày xưa, lính Tây Sơn thần tốc, hay thậm chí là phi hành gia. Cá nhân tôi hay nghĩ về cảm giác an yên khi được nghỉ chân trên võng uống cà phê, nói chuyện phiếm sau một ngày khám phá miền Tây mệt mỏi. Thích lắm chứ! Chưa kể, tôi cũng không quan tâm lắm nếu ai đó nghĩ rằng võng quê mùa, vì đối với tôi, võng chỉ dành cho những ai đề cao cảm giác thoải mái hơn là vẻ ngoài hào nhoáng.</p></div> Giai thoại về 2 ca khúc Giáng sinh kinh điển: 'Hai Mùa Noel' và 'Bài Thánh Ca Buồn' 2024-12-23T18:49:00+07:00 2024-12-23T18:49:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/vietnam-music-art/17625-giai-thoại-về-2-ca-khúc-giáng-sinh-kinh-điển-hai-mùa-noel-và-bài-thánh-ca-buồn Ngọc Hân. Ảnh bỉa: Yumi-kito. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/fb-00m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Tuy Giáng sinh không phải ngày lễ quốc gia ở nước ta, người Việt dành tình cảm cho mùa Noel không kém cạnh bất kỳ dịp lễ nào khác. Đương nhiên, sẽ không thể nào ăn mừng Giáng sinh đúng nghĩa nếu thiếu âm nhạc. Những ca khúc khúc như ‘Bài Thánh ca buồn’ hay ‘Hai mùa Noel’ đã trở thành giai điệu quen thuộc vang lên mỗi dịp cuối năm. Dù danh mục nhạc Giáng sinh ở Việt Nam khá đa dạng, hai bản nhạc trên có vẻ vẫn là những cái tên được ưa chuộng nhất sau bao thập kỷ.</em></p> <p>Nhạc Giáng sinh Việt Nam thường được chia làm hai trường hợp: nhạc ngoại phổ lời Việt như ‘Feliz Navidad’ và ‘Đêm Thánh vô cùng’; hoặc các tác phẩm gốc do các nhạc sĩ trong nước tự sáng tác. Những ca khúc Giáng sinh đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện vào thập niên 1930, trong đó có thể kể đến ‘Giáo đường im bóng’ — bài hát Noel duy nhất&nbsp;lúc bấy giờ không thuộc dòng nhạc thánh ca. Thập kỷ 40 chứng kiến sự ra đời của những giai điệu mà đến hiện tại vẫn thường xuyên được hát ở các nhà thờ, bao gồm các ca khúc như ‘Hang Belem’ hay ‘Mùa đông năm ấy’ — những bản nhạc mà có lẽ đứa trẻ nào đi nhà thờ cũng đã từng ngâm nga theo.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/01.webp" /> <p class="image-caption">Dòng người đi chơi đêm Noel trước cửa Nhà thờ Lớn ở Hà Nội.</p> </div> <p>“Tình yêu bị cấm đoán” là một trong những chủ đề muôn thuở của nhạc Giáng sinh Việt. Các nhạc sĩ sử dụng lời ca làm phương tiện để khắc họa nỗi khắc khoải khi hẹn hò với người ngoại đạo. Như một quy luật bất thành văn của cộng đồng Công Giáo Việt, các bậc phụ huynh sẽ có xu hướng khuyên ngăn con cái quan hệ tình cảm hoặc cưới hỏi với người không theo đạo hoặc không muốn cải đạo. Từ đó, những ca khúc như ‘Người tình ngoại đạo’ hay ‘Giáo đường im bóng’ ra đời. Cả hai đều nói lên nỗi niềm mong ngóng một mối tình không thể đơm hoa kết trái. Chính vì thế, các ca khúc này thường mang tâm trạng khá sầu bi.</p> <p>Tuy nhiên, hai bản nhạc đình đám nhất của dòng nhạc này lại chính là ‘Bài Thánh ca buồn’ và ‘Hai mùa Noel’ — được phát hành vào năm 1972 bởi hãng đĩa Sơn Ca.</p> <p><iframe style="border-radius: 12px;" src="https://open.spotify.com/embed/track/5G3vXrxpbGAdkxHqNh1lk1?utm_source=generator&theme=0" width="100%" height="80" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; fullscreen; picture-in-picture" loading="lazy"></iframe></p> <p><iframe style="border-radius: 12px;" src="https://open.spotify.com/embed/track/7oIfZTMM5mBdDctqKmFy9H?utm_source=generator&theme=0" width="100%" height="80" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; fullscreen; picture-in-picture" loading="lazy"></iframe></p> <p>Hai bản nhạc thuộc dòng nhạc Vàng, dòng nhạc được thu âm trước năm 1975 và chủ yếu phổ biến ở miền Nam. Nhờ các nền tảng chia sẻ nhạc trực tuyến, dòng nhạc này mới đang dần trở lại với công chúng. Tuy nhiên, ‘Bài Thánh ca buồn’ và ‘Hai mùa Noel’ đã thịnh hành từ đó đến nay. Mỗi năm vào ngày 24 và 25/12, ta sẽ bắt gặp âm thanh của hai bản nhạc len lỏi vào từng con hẻm, có thể từ tiếng hát karaoke, hoặc từ ampli của một nhà nào đó mở nhạc cho cả xóm nghe.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/04.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <div class="centered"> <p class="image-caption">Bìa album Sơn Ca Giáng sinh (1972), bao gồm hai ca khúc ‘Hai mùa Noel’ and ‘Bài Thánh ca buồn.’</p> </div> <p>Trước 1975, các hãng đĩa sử dụng chủ yếu loại <a href="https://vnexpress.net/choi-bang-coi-cong-phu-va-ton-kem-1493023.html" target="_blank">băng cố</a>&nbsp;để thu âm các bản nhạc, và loại băng nổi tiếng nhất bấy giờ là băng hiệu Akai. Dù cả hai bản nhạc đã được hòa âm phối khí lại nhiều lần, bản gốc vẫn luôn mang âm hưởng đặc biệt. Khi nghe, ta lập tức trở về những thập niên 40 hoặc 50, thời kỳ của các bản nhạc phim hoạt hình cổ tích Disney. Cả hai ca khúc đều có tiết tấu chậm và lời nhạc trữ tình, nhưng với ‘Hai mùa Noel,’ lời nhạc khắc khoải sự mong chờ và có phần tiếc nuối trong tâm trạng đang yêu. Trong khi đó, ‘Bài Thánh ca buồn’ lại đầy sự hoài niệm về mối tình xưa. Cả hai bản nhạc đều dùng đức tin làm tiền đề để thể hiện những suy tư về tình yêu.</p> <div class="third-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/02.webp" /> <p>Hai bài hát được phát hành trong tuyển tập ‘Sơn ca 3’ bao gồm nhiều ca khúc Giáng sinh khác.</p> </div> <p>‘Hai mùa Noel’ là một bản hòa âm của tiếng đàn violin, guitar bass và trống, dần cuốn hút người nghe vào giai điệu trầm lắng và bâng khuâng của bài hát. Trái lại, ‘Bài Thánh ca buồn’ lại có phần vui tươi hơn, bắt đầu với tiếng trống, kèn và đàn bass, gây ấn tượng từ những âm thanh đầu tiên, sau đó kéo người nghe vào giọng hát truyền cảm của nghệ sĩ Thái Châu.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/05.webp" /> <p>Tác giả ‘Bài Thánh ca buồn’ — nhạc sĩ Nguyễn Vũ (phải) và giọng ca trong bản thu âm gốc — Thái Châu (trái). Nguồn ảnh: Thanh Niên.</p> </div> <p>Báo chí đã tốn không ít giấy mực cho hai ca khúc trong suốt những thập kỷ sau khi phát hành. Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất được lưu truyền có lẽ là về nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả ‘Hai mùa Noel.’ Trong một bài báo, nhạc sĩ đã tiết lộ về một sự kiện vào dịp Noel năm 1970 — nguồn cảm hứng cho ông sáng tác ca khúc vào 2 năm sau đó.</p> <p>Vào một lần đi nhà thờ dịp Giáng sinh, tác giả bắt gặp một chàng trai chờ đợi với nét mặt lo lâu dưới gốc cây đối diện nhà thờ Đức Bà. Sau khi tan lễ, chàng trai vẫn tiếp tục chờ đợi. Hình ảnh đó đã gây ấn tượng sâu sắc lên tác giả, đến mức khi được giao việc sáng tác một bản nhạc mừng Giáng sinh vào năm tiếp theo, ông đã lấy cảm hứng từ hình ảnh chàng trai chờ đợi ấy để sáng tác ca khúc ‘Hai mùa Noel.’ Điều làm cho câu chuyện kỳ lạ hơn chính là việc xảy ra sau khi ca khúc được phát hành. Ba tháng sau đó, một người đàn ông tên Thanh đã gửi thư đến tác giả, cho rằng mình chính là người trong bài hát. Họ gặp nhau và người thanh niên tên Thanh đó ngỏ ý cảm ơn tác giả vì đã sáng tác bài hát, giúp anh và người anh chờ năm đó hàn gắn mối quan hệ. Sau đó, tác giả còn được mời đến tham dự đám cưới của cặp đôi.</p> <div class="third-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/03.webp" /> <p class="image-caption">Đài Phương Trang, tác giả của ‘Hai mùa Noel.’ Nguồn ảnh: Thanh Niên.</p> </div> <p>‘Bài Thánh ca buồn’ không bắt nguồn từ một hoàn cảnh quá thú vị. Nhưng khi nói đến độ phủ sóng của hai bản nhạc, có người có thể chưa nghe ‘Hai mùa Noel,’ nhưng có lẽ không ai mà không biết câu “Bài Thánh ca đó còn nhớ không em?” Lấy cảm hứng từ chính thời thiếu niên của tác giả trong thời gian sinh sống ở Đà Lạt, nội dung bài hát xoay quanh một mối tình bắt đầu vào mùa lễ hội, nhưng cũng chính vì vậy mà sau khi mối tình kết thúc, cảm giác tiếc nuối gấp bội phần. Chính cảm giác ấy có lẽ là lý do vì sao bài hát chạm đến cảm xúc của nhiều người nghe hơn. Khi một khoảnh khắc quan trọng diễn ra ở một nơi càng đặc biệt, ký ức đó càng được phóng đại và trở nên khó quên hơn. Cứ tưởng tượng một mối tình bắt đầu dưới ánh đèn lung linh trong không khí mùa lễ hội, khi mọi thứ như thiên thời địa lợi nhân hòa — có lẽ nhiều thính giả đã yêu thích ca khúc vì thứ cảm xúc lay động lòng người như vậy.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/fb-00m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Tuy Giáng sinh không phải ngày lễ quốc gia ở nước ta, người Việt dành tình cảm cho mùa Noel không kém cạnh bất kỳ dịp lễ nào khác. Đương nhiên, sẽ không thể nào ăn mừng Giáng sinh đúng nghĩa nếu thiếu âm nhạc. Những ca khúc khúc như ‘Bài Thánh ca buồn’ hay ‘Hai mùa Noel’ đã trở thành giai điệu quen thuộc vang lên mỗi dịp cuối năm. Dù danh mục nhạc Giáng sinh ở Việt Nam khá đa dạng, hai bản nhạc trên có vẻ vẫn là những cái tên được ưa chuộng nhất sau bao thập kỷ.</em></p> <p>Nhạc Giáng sinh Việt Nam thường được chia làm hai trường hợp: nhạc ngoại phổ lời Việt như ‘Feliz Navidad’ và ‘Đêm Thánh vô cùng’; hoặc các tác phẩm gốc do các nhạc sĩ trong nước tự sáng tác. Những ca khúc Giáng sinh đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện vào thập niên 1930, trong đó có thể kể đến ‘Giáo đường im bóng’ — bài hát Noel duy nhất&nbsp;lúc bấy giờ không thuộc dòng nhạc thánh ca. Thập kỷ 40 chứng kiến sự ra đời của những giai điệu mà đến hiện tại vẫn thường xuyên được hát ở các nhà thờ, bao gồm các ca khúc như ‘Hang Belem’ hay ‘Mùa đông năm ấy’ — những bản nhạc mà có lẽ đứa trẻ nào đi nhà thờ cũng đã từng ngâm nga theo.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/01.webp" /> <p class="image-caption">Dòng người đi chơi đêm Noel trước cửa Nhà thờ Lớn ở Hà Nội.</p> </div> <p>“Tình yêu bị cấm đoán” là một trong những chủ đề muôn thuở của nhạc Giáng sinh Việt. Các nhạc sĩ sử dụng lời ca làm phương tiện để khắc họa nỗi khắc khoải khi hẹn hò với người ngoại đạo. Như một quy luật bất thành văn của cộng đồng Công Giáo Việt, các bậc phụ huynh sẽ có xu hướng khuyên ngăn con cái quan hệ tình cảm hoặc cưới hỏi với người không theo đạo hoặc không muốn cải đạo. Từ đó, những ca khúc như ‘Người tình ngoại đạo’ hay ‘Giáo đường im bóng’ ra đời. Cả hai đều nói lên nỗi niềm mong ngóng một mối tình không thể đơm hoa kết trái. Chính vì thế, các ca khúc này thường mang tâm trạng khá sầu bi.</p> <p>Tuy nhiên, hai bản nhạc đình đám nhất của dòng nhạc này lại chính là ‘Bài Thánh ca buồn’ và ‘Hai mùa Noel’ — được phát hành vào năm 1972 bởi hãng đĩa Sơn Ca.</p> <p><iframe style="border-radius: 12px;" src="https://open.spotify.com/embed/track/5G3vXrxpbGAdkxHqNh1lk1?utm_source=generator&theme=0" width="100%" height="80" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; fullscreen; picture-in-picture" loading="lazy"></iframe></p> <p><iframe style="border-radius: 12px;" src="https://open.spotify.com/embed/track/7oIfZTMM5mBdDctqKmFy9H?utm_source=generator&theme=0" width="100%" height="80" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen" allow="autoplay; clipboard-write; encrypted-media; fullscreen; picture-in-picture" loading="lazy"></iframe></p> <p>Hai bản nhạc thuộc dòng nhạc Vàng, dòng nhạc được thu âm trước năm 1975 và chủ yếu phổ biến ở miền Nam. Nhờ các nền tảng chia sẻ nhạc trực tuyến, dòng nhạc này mới đang dần trở lại với công chúng. Tuy nhiên, ‘Bài Thánh ca buồn’ và ‘Hai mùa Noel’ đã thịnh hành từ đó đến nay. Mỗi năm vào ngày 24 và 25/12, ta sẽ bắt gặp âm thanh của hai bản nhạc len lỏi vào từng con hẻm, có thể từ tiếng hát karaoke, hoặc từ ampli của một nhà nào đó mở nhạc cho cả xóm nghe.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/04.webp" style="background-color: transparent;" /></p> <div class="centered"> <p class="image-caption">Bìa album Sơn Ca Giáng sinh (1972), bao gồm hai ca khúc ‘Hai mùa Noel’ and ‘Bài Thánh ca buồn.’</p> </div> <p>Trước 1975, các hãng đĩa sử dụng chủ yếu loại <a href="https://vnexpress.net/choi-bang-coi-cong-phu-va-ton-kem-1493023.html" target="_blank">băng cố</a>&nbsp;để thu âm các bản nhạc, và loại băng nổi tiếng nhất bấy giờ là băng hiệu Akai. Dù cả hai bản nhạc đã được hòa âm phối khí lại nhiều lần, bản gốc vẫn luôn mang âm hưởng đặc biệt. Khi nghe, ta lập tức trở về những thập niên 40 hoặc 50, thời kỳ của các bản nhạc phim hoạt hình cổ tích Disney. Cả hai ca khúc đều có tiết tấu chậm và lời nhạc trữ tình, nhưng với ‘Hai mùa Noel,’ lời nhạc khắc khoải sự mong chờ và có phần tiếc nuối trong tâm trạng đang yêu. Trong khi đó, ‘Bài Thánh ca buồn’ lại đầy sự hoài niệm về mối tình xưa. Cả hai bản nhạc đều dùng đức tin làm tiền đề để thể hiện những suy tư về tình yêu.</p> <div class="third-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/02.webp" /> <p>Hai bài hát được phát hành trong tuyển tập ‘Sơn ca 3’ bao gồm nhiều ca khúc Giáng sinh khác.</p> </div> <p>‘Hai mùa Noel’ là một bản hòa âm của tiếng đàn violin, guitar bass và trống, dần cuốn hút người nghe vào giai điệu trầm lắng và bâng khuâng của bài hát. Trái lại, ‘Bài Thánh ca buồn’ lại có phần vui tươi hơn, bắt đầu với tiếng trống, kèn và đàn bass, gây ấn tượng từ những âm thanh đầu tiên, sau đó kéo người nghe vào giọng hát truyền cảm của nghệ sĩ Thái Châu.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/05.webp" /> <p>Tác giả ‘Bài Thánh ca buồn’ — nhạc sĩ Nguyễn Vũ (phải) và giọng ca trong bản thu âm gốc — Thái Châu (trái). Nguồn ảnh: Thanh Niên.</p> </div> <p>Báo chí đã tốn không ít giấy mực cho hai ca khúc trong suốt những thập kỷ sau khi phát hành. Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất được lưu truyền có lẽ là về nhạc sĩ Đài Phương Trang, tác giả ‘Hai mùa Noel.’ Trong một bài báo, nhạc sĩ đã tiết lộ về một sự kiện vào dịp Noel năm 1970 — nguồn cảm hứng cho ông sáng tác ca khúc vào 2 năm sau đó.</p> <p>Vào một lần đi nhà thờ dịp Giáng sinh, tác giả bắt gặp một chàng trai chờ đợi với nét mặt lo lâu dưới gốc cây đối diện nhà thờ Đức Bà. Sau khi tan lễ, chàng trai vẫn tiếp tục chờ đợi. Hình ảnh đó đã gây ấn tượng sâu sắc lên tác giả, đến mức khi được giao việc sáng tác một bản nhạc mừng Giáng sinh vào năm tiếp theo, ông đã lấy cảm hứng từ hình ảnh chàng trai chờ đợi ấy để sáng tác ca khúc ‘Hai mùa Noel.’ Điều làm cho câu chuyện kỳ lạ hơn chính là việc xảy ra sau khi ca khúc được phát hành. Ba tháng sau đó, một người đàn ông tên Thanh đã gửi thư đến tác giả, cho rằng mình chính là người trong bài hát. Họ gặp nhau và người thanh niên tên Thanh đó ngỏ ý cảm ơn tác giả vì đã sáng tác bài hát, giúp anh và người anh chờ năm đó hàn gắn mối quan hệ. Sau đó, tác giả còn được mời đến tham dự đám cưới của cặp đôi.</p> <div class="third-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/12/23/xmas-songs/03.webp" /> <p class="image-caption">Đài Phương Trang, tác giả của ‘Hai mùa Noel.’ Nguồn ảnh: Thanh Niên.</p> </div> <p>‘Bài Thánh ca buồn’ không bắt nguồn từ một hoàn cảnh quá thú vị. Nhưng khi nói đến độ phủ sóng của hai bản nhạc, có người có thể chưa nghe ‘Hai mùa Noel,’ nhưng có lẽ không ai mà không biết câu “Bài Thánh ca đó còn nhớ không em?” Lấy cảm hứng từ chính thời thiếu niên của tác giả trong thời gian sinh sống ở Đà Lạt, nội dung bài hát xoay quanh một mối tình bắt đầu vào mùa lễ hội, nhưng cũng chính vì vậy mà sau khi mối tình kết thúc, cảm giác tiếc nuối gấp bội phần. Chính cảm giác ấy có lẽ là lý do vì sao bài hát chạm đến cảm xúc của nhiều người nghe hơn. Khi một khoảnh khắc quan trọng diễn ra ở một nơi càng đặc biệt, ký ức đó càng được phóng đại và trở nên khó quên hơn. Cứ tưởng tượng một mối tình bắt đầu dưới ánh đèn lung linh trong không khí mùa lễ hội, khi mọi thứ như thiên thời địa lợi nhân hòa — có lẽ nhiều thính giả đã yêu thích ca khúc vì thứ cảm xúc lay động lòng người như vậy.</p></div>