Màn Ảnh - Sài·gòn·eer Địa điểm ăn uống, ẩm thực ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Đà Lạt, cà phê, quán bar, review món ngon đường phố, kinh nghiệm du lịch, sự kiện, âm nhạc underground, review phim, review sách https://saigoneer.com/vn/film-tv 2025-07-22T19:11:23+07:00 Joomla! - Open Source Content Management 'Hà Nội 12 Ngày Đêm': Bản hùng ca điện ảnh về người dân thủ đô năm tháng kháng chiến 2025-01-06T20:25:50+07:00 2025-01-06T20:25:50+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17806-hà-nội-12-ngày-đêm-bản-hùng-ca-điện-ảnh-về-người-dân-thủ-đô-năm-tháng-kháng-chiến Lã Khánh Giang. Ảnh bìa: Ngọc Tạ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimweb1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimfb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>“Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” — Hồ Chí Minh</em></p> <p>Điện ảnh cách mạng là tấm gương phản chiếu những khoảnh khắc hào hùng lẫn đau thương của dân tộc, góp phần truyền tải tinh thần cách mạng và tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước từ bao đời.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim100.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster phim Hà Nội 12 Ngày Đêm.</p> <p>Trong số những tác phẩm tiêu biểu của dòng phim này, không thể không nhắc đến <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Bộ phim được lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử có thật: chiến dịch Linebacker II — hay “Điện Biên Phủ trên không” — diễn ra từ ngày 18 đến 30 tháng 12, 1972. Đây là khoảng thời gian Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực miền Bắc phải hứng chịu những trận không kích ác liệt, với tâm điểm là các cuộc tấn công bằng “siêu pháo đài bay B-52.” Âm mưu tàn bạo của đế quốc Mỹ khi ấy là đưa Hà Nội “trở về thời kỳ đồ đá.”</p> <p>Chiến dịch xuất phát từ thất bại của Mỹ trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971. Mỹ không thể làm suy yếu quân ta và phong trào đấu tranh ở Đông Dương bùng lên. Trước sức mạnh ngày càng lớn của lực lượng cách mạng, Mỹ phải tiến hành chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” để cứu vãn tình thế.</p> <h3>Vài nét về phim</h3> <p>Mở đầu bộ phim là cảnh Hồ Gươm thanh bình. Ở đó, những người trẻ đi dạo cùng nhau, họ hỏi han về người bạn, về tình hình chiến sự. Xuyên suốt mạch phim là sự đan xen giữa không gian đô thị yên ả, với những nếp nhà phố cổ lâu đời, với thời khắc khỏi lửa rực trời, người dân chạy loạn trong đêm tối, cả những cảnh trai gái thương nhau, thề hẹn son sắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim101.webp" /></p> <p class="image-caption">Cảnh mở đầu Hà Nội 12 Ngày Đêm. Bộ phim lồng ghép khung cảnh nhịp sống yên bình ở thủ đô và bom đạn khói lửa từ chiến dịch quân sự.</p> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> đã nỗ lực khắc họa hình ảnh những con người với nhiệm vụ riêng đối với đất nước. Ở đó, mỗi vị trí đều như “cánh én nhỏ làm nên mùa xuân.” Trong đó, có&nbsp;những nhân vật chính như phi công Trần Đại, tiểu đoàn trưởng Đặng Nhân, những người đã có công lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và hy sinh trước thềm hòa bình. Đó có thể xem là những chất liệu có thực từ lịch sử được đưa vào điện ảnh.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim13.webp" /></p> <p class="image-caption">Bộ phim kể câu chuyện của các nhân vật từ những hoàn cảnh, công việc khác nhau trong thời chiến.</p> <p>Phim lấy bối cảnh chính ở làng hoa Ngọc Hà, khu phố Khâm Thiên, thuộc Đống Đa, thủ đô Hà Nội, với những con người, số phận, nhiệm vụ đối với cách mạng: bao gồm quân chủng phòng không, không quân, nhà báo trong nước và nước ngoài, họa sĩ, bác sĩ, y tá… Trong cảnh mưa bom, đạn lạc hình ảnh con người trở nên nhỏ bé trước những vũ khí tối tân nhất, song, vẫn toát lên dáng vẻ anh dũng, bất khuất và giữ được chất lãng mạn trong mỗi con người Hà thành.</p> <p style="text-align: center;"><em>“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát</em><br /><em>Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa</em><br /><em>Hỏi người xách nước tưới hoa </em><br /><em>Có cho ai được vào ra chỗ này.”</em></p> <p>Những câu thơ trên được lưu truyền lâu đời trong dân gian, ý chỉ làng hoa truyền thống Ngọc Hà với vẻ đẹp thơ mộng, làm xao xuyến bao thế hệ ở đất kinh kỳ hay phương xa lui tới.&nbsp;Dù bối cảnh diễn ra ở “làng lúa làng hoa,” nhưng những phân cảnh về vườn hoa khá ít xuất hiện, có điểm nhấn nhất về kết phim khi nhân vật cô giáo Hiền đi giữa cánh đồng lúa chín rộng lớn và nhớ về người chồng đã hy sinh hay phân cảnh chợ tết rộn rã sau khi chiến thắng trận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim14.webp" /></p> <p class="image-caption">Tình yêu đôi lứa và khát vọng hạnh phúc ở thời hòa bình là một chủ đề xuất hiện xuyên suốt phim.</p> <p>Phải chăng, khi chiến tranh phủ khắp làng xã thì nó hòa vào không gian cộng đồng: sự đổ vỡ của nhà cửa, tiếng khóc than ai oán và con người ta lỡ quên đi mất nhịp thở thân quen của nơi mình sống? Song, làng hoa Ngọc Hà vẫn phảng phất trong nếp sống, trong lối nghĩ, cử chỉ của mỗi nhân vật. Mà ở đó, người ta vẫn cảm nhận một chất thi vị, lãng mạn trong câu nói, cử chỉ và khát vọng của mỗi con người giữa biển trời rực lửa.</p> <h3>Những cái chết không đổ máu vẫn đau thương</h3> <p>Mỗi tác phẩm điện ảnh thường có một phân đoạn cao trào nhất, và <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> có nhiều hơn như thế. Bởi lẽ, nó đã cho khán giả thấy những sắc thái của mất mát.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim1.webp" /></p> <p class="image-caption">Sự hy sinh của nhân vật Trần Đại lấy cảm hứng từ vị phi công cảm tử <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Xu%C3%A2n_Thi%E1%BB%81u" target="_blank">Vũ Xuân Thiều</a>.</p> <p>Sự mất mát ấy có thể được khắc họa theo số phận của từng người. Họ sinh nghề tử nghiệp như những chiến sĩ không quân. Giây phút người đồng đội dưới mặt đất cố gắng kết nối với chiến sĩ không quân “Thăng Long gọi 28, Thăng Long gọi 28” và chỉ nhận về tiếng im bặt từ đầu dây bên kia.</p> <p>Họ im lặng, nén những giọt nước mắt, lẳng lặng đi vào màn đêm tối. Đứng trước thời khắc sinh tử, chiến sĩ không quân cũng không kịp hốt hoảng hay trăn trối gì. Cái chết nhanh chóng, chớp nhoáng và đầy kinh sợ. Cái chết vỡ tan trong thuốc nổ của B52, ngay cả xác người cũng thành những hạt tro tản mát trong không khí, mất hình, mất dạng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim9.webp" /></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim16.webp" /></p> <p class="image-caption">Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi day dứt mãi ở lại trong tâm trí những người sống sót.</p> <p>Giữa chiến tranh và hòa bình có một làn ranh mỏng manh, nhập nhằng đến đau lòng.</p> <p>Hòa bình đã rất gần, nhưng không thể chạm tới. Như nhà báo Ngân Hà, trải qua nhiều lần chứng kiến sự ra đi của người thân. Cuối cùng, Ngân Hà lại gặp nạn khi cô bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và đường ống nước bị vỡ bung, cô chẳng kịp thoát, khiến ngộp thở. Dẫu phút cuối, cứu hộ đã tìm thấy sự cầu cứu của Ngân Hà, nhưng đã quá muộn. Sự mất mát của cô không trực tiếp đến từ bom rơi, đạn lạc, mà đến một cách gián tiếp mà chiến tranh phi nghĩa đã rải lên Làng hoa Ngọc Hà khi ấy. Để rồi để lại sự nghẹn ngào, tiếc thương cho những ai chứng kiến về Hà Nội 12 ngày đêm thuở đó.</p> <p>Kết thúc chiến tranh không chỉ là câu chuyện nằm trên sắc lệnh trên giấy tờ, hay đài phát thanh, chiến tranh còn ở lại, khắc sâu trong tâm trí của những ai sống dưới bầu trời rực lửa hồi ấy những ký ức dai dẳng mãi mãi.</p> <h3>Nếp sống Hà Nội — Phảng phất chất hào hòa lãng mạn</h3> <p>Song với đó, khi xem lại <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em>, ta như thấy được một Hà Nội với một đời sống tinh thần giàu có, nhạy cảm. Ở đó, trong chiến tranh ác liệt, người Hà Nội vẫn dâng những nén hương, cùng lời cầu khẩn đầy thiết tha lên bàn thờ người đã khuất. Người ta vẫn hằng tin, linh hồn của người thân ở lại, bảo trợ cho gia đình họ. Khói trắng tỏa ra từ nén nhang, phảng phất trong không gian nếp nhà ấm cúng, càng khiến cho người xem thấy được một Hà Nội đậm đà nghĩa tình:</p> <p>“Kính thưa bà, hôm nay là ngày 26 tháng 10 năm 72, tức ngày 18 tháng 8 năm Nhâm Tý. Tôi và các con có bát cơm tưởng nhớ đến vong linh bà, mong bà phù hộ độ trì cho các con. Dù có đi đâu xa, rồi cũng như chim tìm về tổ, như cây nhớ cội, như sông nhớ nguồn. Cầu mong ngày yên lành chóng tới, anh, em, cha, con sum họp một nhà. Cầu mong bà thấu hiểu tâm trạng cha con tôi, phù hộ cho mọi sự được thái hòa.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim10.webp" /></p> <p class="image-caption">Thiên nhiên bình yên lần đầu hiện lên khi phim đi đến cái kết.</p> <p>Người dân đối mặt hiện thực thảm khốc, hướng về ngày hòa bình trong tương lai nhờ vào việc họ để toàn vẹn tâm hồn mình vào đời sống tâm linh. Chính truyền thống, văn hóa như một dòng chảy dạt dào khiến con người vượt lên những ngày tháng đau thương của hiện thực:</p> <p>“Kính lạy trời phật, tổ tiên, ông bà cùng vong linh các bậc anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước. Hôm nay là ngày rằm tháng mười năm nhâm tý, chúng con có chút hương hoa, lễ mọn kính dâng lên các ngài mong các ngài phù hộ độ trì cho Hà Nội tai qua nạn khỏi đánh thắng loài giặc b52, đem lại thoái hòa thịnh vượng cho dân, cho nước.”</p> <p>Trong cảnh bom dội ác liệt, người dân vẫn có thú uống trà, xem tranh, mời nhau từng tách cà phê cho… tỉnh ngủ để mà đánh giặc. Ở những phút đầu phim, nhà báo Ngân Hà có dẫn phóng viên quốc tế Lily đến phòng tranh, nơi gặp gỡ các nghệ sĩ như họa sĩ, nhạc sĩ và nhà văn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim15.webp" /></p> <p class="image-caption">Dù chiến tranh bủa vây thì người Hà Nội vẫn có trà, có tranh.</p> <p>Dường như, trước mắt, sống chết như thế nào cũng trở thành chuyện một sớm một chiều, nên họ sẵn sàng lãng quên đi hiện thực để có thể tận hưởng thời gian đáng giá trong đời mình. Họ cùng nhau nâng đỡ, dìu dắt nhau trong đau thương thời chiến. Và dù thế, sâu thẳm trong mỗi người, vẫn có một khoảng trống vì sự vắng mặt của người thân, đã mất trong chiến tranh. Họ chọn cách im lặng, nén nỗi đau và hướng về phía trước.</p> <h3>Ký ức sẽ còn sống mãi</h3> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc đã ghi lại một cách sinh động, chân thực người dân thủ đô bất khuất, kiên cường chống lại trận thả bom quyết liệt từ phía Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim3.webp" /></p> <p class="image-caption">Hàng trăm khuôn mặt, số phận người Hà Nội thời kháng chiến được khắc họa.</p> <p>Trong ngày hòa bình lập lại, vẫn là tiếng phát thanh đầy quen thuộc, nhưng nay càng bồi hồi: “B52 bị bắn rơi ở làng Hoa Ngọc Hà, là chiếc B52 cuối cùng bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. 12 ngày đêm đánh phá thủ đô hà nội, Nix-sơn đã phạm phải tội diệt chủng ghê tởm nhất trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Quân và dân với tinh thần bất khuất, sáng tạo đã đập tan cuộc tập kích chiến lược khổng lồ của không quân Mỹ, viết tiếp trang sử chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.”</p> <p>Một câu hỏi đau đáu rằng: Liệu 50 năm sau, lớp chiến sĩ tham gia cách mạng mất đi, thì ai sẽ là nhân chứng để thế hệ sau lắng nghe về một thời đại đau thương bao trùm, mà cũng rất thảy vẻ vang?</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimweb1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phimfb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>“Văn hóa nghệ thuật cũng là mặt trận, và anh chị em cũng là chiến sĩ trên mặt trận ấy.” — Hồ Chí Minh</em></p> <p>Điện ảnh cách mạng là tấm gương phản chiếu những khoảnh khắc hào hùng lẫn đau thương của dân tộc, góp phần truyền tải tinh thần cách mạng và tiếp nối truyền thống dựng nước, giữ nước từ bao đời.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim100.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster phim Hà Nội 12 Ngày Đêm.</p> <p>Trong số những tác phẩm tiêu biểu của dòng phim này, không thể không nhắc đến <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc. Bộ phim được lấy cảm hứng từ một sự kiện lịch sử có thật: chiến dịch Linebacker II — hay “Điện Biên Phủ trên không” — diễn ra từ ngày 18 đến 30 tháng 12, 1972. Đây là khoảng thời gian Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực miền Bắc phải hứng chịu những trận không kích ác liệt, với tâm điểm là các cuộc tấn công bằng “siêu pháo đài bay B-52.” Âm mưu tàn bạo của đế quốc Mỹ khi ấy là đưa Hà Nội “trở về thời kỳ đồ đá.”</p> <p>Chiến dịch xuất phát từ thất bại của Mỹ trong chiến dịch Lam Sơn 719 năm 1971. Mỹ không thể làm suy yếu quân ta và phong trào đấu tranh ở Đông Dương bùng lên. Trước sức mạnh ngày càng lớn của lực lượng cách mạng, Mỹ phải tiến hành chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” để cứu vãn tình thế.</p> <h3>Vài nét về phim</h3> <p>Mở đầu bộ phim là cảnh Hồ Gươm thanh bình. Ở đó, những người trẻ đi dạo cùng nhau, họ hỏi han về người bạn, về tình hình chiến sự. Xuyên suốt mạch phim là sự đan xen giữa không gian đô thị yên ả, với những nếp nhà phố cổ lâu đời, với thời khắc khỏi lửa rực trời, người dân chạy loạn trong đêm tối, cả những cảnh trai gái thương nhau, thề hẹn son sắt.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim101.webp" /></p> <p class="image-caption">Cảnh mở đầu Hà Nội 12 Ngày Đêm. Bộ phim lồng ghép khung cảnh nhịp sống yên bình ở thủ đô và bom đạn khói lửa từ chiến dịch quân sự.</p> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> đã nỗ lực khắc họa hình ảnh những con người với nhiệm vụ riêng đối với đất nước. Ở đó, mỗi vị trí đều như “cánh én nhỏ làm nên mùa xuân.” Trong đó, có&nbsp;những nhân vật chính như phi công Trần Đại, tiểu đoàn trưởng Đặng Nhân, những người đã có công lớn trong chiến dịch Điện Biên Phủ và hy sinh trước thềm hòa bình. Đó có thể xem là những chất liệu có thực từ lịch sử được đưa vào điện ảnh.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim13.webp" /></p> <p class="image-caption">Bộ phim kể câu chuyện của các nhân vật từ những hoàn cảnh, công việc khác nhau trong thời chiến.</p> <p>Phim lấy bối cảnh chính ở làng hoa Ngọc Hà, khu phố Khâm Thiên, thuộc Đống Đa, thủ đô Hà Nội, với những con người, số phận, nhiệm vụ đối với cách mạng: bao gồm quân chủng phòng không, không quân, nhà báo trong nước và nước ngoài, họa sĩ, bác sĩ, y tá… Trong cảnh mưa bom, đạn lạc hình ảnh con người trở nên nhỏ bé trước những vũ khí tối tân nhất, song, vẫn toát lên dáng vẻ anh dũng, bất khuất và giữ được chất lãng mạn trong mỗi con người Hà thành.</p> <p style="text-align: center;"><em>“Giếng Ngọc Hà vừa trong vừa mát</em><br /><em>Hoa Ngọc Hà thơm ngát gần xa</em><br /><em>Hỏi người xách nước tưới hoa </em><br /><em>Có cho ai được vào ra chỗ này.”</em></p> <p>Những câu thơ trên được lưu truyền lâu đời trong dân gian, ý chỉ làng hoa truyền thống Ngọc Hà với vẻ đẹp thơ mộng, làm xao xuyến bao thế hệ ở đất kinh kỳ hay phương xa lui tới.&nbsp;Dù bối cảnh diễn ra ở “làng lúa làng hoa,” nhưng những phân cảnh về vườn hoa khá ít xuất hiện, có điểm nhấn nhất về kết phim khi nhân vật cô giáo Hiền đi giữa cánh đồng lúa chín rộng lớn và nhớ về người chồng đã hy sinh hay phân cảnh chợ tết rộn rã sau khi chiến thắng trận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim14.webp" /></p> <p class="image-caption">Tình yêu đôi lứa và khát vọng hạnh phúc ở thời hòa bình là một chủ đề xuất hiện xuyên suốt phim.</p> <p>Phải chăng, khi chiến tranh phủ khắp làng xã thì nó hòa vào không gian cộng đồng: sự đổ vỡ của nhà cửa, tiếng khóc than ai oán và con người ta lỡ quên đi mất nhịp thở thân quen của nơi mình sống? Song, làng hoa Ngọc Hà vẫn phảng phất trong nếp sống, trong lối nghĩ, cử chỉ của mỗi nhân vật. Mà ở đó, người ta vẫn cảm nhận một chất thi vị, lãng mạn trong câu nói, cử chỉ và khát vọng của mỗi con người giữa biển trời rực lửa.</p> <h3>Những cái chết không đổ máu vẫn đau thương</h3> <p>Mỗi tác phẩm điện ảnh thường có một phân đoạn cao trào nhất, và <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> có nhiều hơn như thế. Bởi lẽ, nó đã cho khán giả thấy những sắc thái của mất mát.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim1.webp" /></p> <p class="image-caption">Sự hy sinh của nhân vật Trần Đại lấy cảm hứng từ vị phi công cảm tử <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Xu%C3%A2n_Thi%E1%BB%81u" target="_blank">Vũ Xuân Thiều</a>.</p> <p>Sự mất mát ấy có thể được khắc họa theo số phận của từng người. Họ sinh nghề tử nghiệp như những chiến sĩ không quân. Giây phút người đồng đội dưới mặt đất cố gắng kết nối với chiến sĩ không quân “Thăng Long gọi 28, Thăng Long gọi 28” và chỉ nhận về tiếng im bặt từ đầu dây bên kia.</p> <p>Họ im lặng, nén những giọt nước mắt, lẳng lặng đi vào màn đêm tối. Đứng trước thời khắc sinh tử, chiến sĩ không quân cũng không kịp hốt hoảng hay trăn trối gì. Cái chết nhanh chóng, chớp nhoáng và đầy kinh sợ. Cái chết vỡ tan trong thuốc nổ của B52, ngay cả xác người cũng thành những hạt tro tản mát trong không khí, mất hình, mất dạng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim9.webp" /></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim16.webp" /></p> <p class="image-caption">Chiến tranh kết thúc nhưng nỗi day dứt mãi ở lại trong tâm trí những người sống sót.</p> <p>Giữa chiến tranh và hòa bình có một làn ranh mỏng manh, nhập nhằng đến đau lòng.</p> <p>Hòa bình đã rất gần, nhưng không thể chạm tới. Như nhà báo Ngân Hà, trải qua nhiều lần chứng kiến sự ra đi của người thân. Cuối cùng, Ngân Hà lại gặp nạn khi cô bị mắc kẹt dưới đống đổ nát và đường ống nước bị vỡ bung, cô chẳng kịp thoát, khiến ngộp thở. Dẫu phút cuối, cứu hộ đã tìm thấy sự cầu cứu của Ngân Hà, nhưng đã quá muộn. Sự mất mát của cô không trực tiếp đến từ bom rơi, đạn lạc, mà đến một cách gián tiếp mà chiến tranh phi nghĩa đã rải lên Làng hoa Ngọc Hà khi ấy. Để rồi để lại sự nghẹn ngào, tiếc thương cho những ai chứng kiến về Hà Nội 12 ngày đêm thuở đó.</p> <p>Kết thúc chiến tranh không chỉ là câu chuyện nằm trên sắc lệnh trên giấy tờ, hay đài phát thanh, chiến tranh còn ở lại, khắc sâu trong tâm trí của những ai sống dưới bầu trời rực lửa hồi ấy những ký ức dai dẳng mãi mãi.</p> <h3>Nếp sống Hà Nội — Phảng phất chất hào hòa lãng mạn</h3> <p>Song với đó, khi xem lại <em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em>, ta như thấy được một Hà Nội với một đời sống tinh thần giàu có, nhạy cảm. Ở đó, trong chiến tranh ác liệt, người Hà Nội vẫn dâng những nén hương, cùng lời cầu khẩn đầy thiết tha lên bàn thờ người đã khuất. Người ta vẫn hằng tin, linh hồn của người thân ở lại, bảo trợ cho gia đình họ. Khói trắng tỏa ra từ nén nhang, phảng phất trong không gian nếp nhà ấm cúng, càng khiến cho người xem thấy được một Hà Nội đậm đà nghĩa tình:</p> <p>“Kính thưa bà, hôm nay là ngày 26 tháng 10 năm 72, tức ngày 18 tháng 8 năm Nhâm Tý. Tôi và các con có bát cơm tưởng nhớ đến vong linh bà, mong bà phù hộ độ trì cho các con. Dù có đi đâu xa, rồi cũng như chim tìm về tổ, như cây nhớ cội, như sông nhớ nguồn. Cầu mong ngày yên lành chóng tới, anh, em, cha, con sum họp một nhà. Cầu mong bà thấu hiểu tâm trạng cha con tôi, phù hộ cho mọi sự được thái hòa.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim10.webp" /></p> <p class="image-caption">Thiên nhiên bình yên lần đầu hiện lên khi phim đi đến cái kết.</p> <p>Người dân đối mặt hiện thực thảm khốc, hướng về ngày hòa bình trong tương lai nhờ vào việc họ để toàn vẹn tâm hồn mình vào đời sống tâm linh. Chính truyền thống, văn hóa như một dòng chảy dạt dào khiến con người vượt lên những ngày tháng đau thương của hiện thực:</p> <p>“Kính lạy trời phật, tổ tiên, ông bà cùng vong linh các bậc anh hùng đã hy sinh vì dân vì nước. Hôm nay là ngày rằm tháng mười năm nhâm tý, chúng con có chút hương hoa, lễ mọn kính dâng lên các ngài mong các ngài phù hộ độ trì cho Hà Nội tai qua nạn khỏi đánh thắng loài giặc b52, đem lại thoái hòa thịnh vượng cho dân, cho nước.”</p> <p>Trong cảnh bom dội ác liệt, người dân vẫn có thú uống trà, xem tranh, mời nhau từng tách cà phê cho… tỉnh ngủ để mà đánh giặc. Ở những phút đầu phim, nhà báo Ngân Hà có dẫn phóng viên quốc tế Lily đến phòng tranh, nơi gặp gỡ các nghệ sĩ như họa sĩ, nhạc sĩ và nhà văn.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim15.webp" /></p> <p class="image-caption">Dù chiến tranh bủa vây thì người Hà Nội vẫn có trà, có tranh.</p> <p>Dường như, trước mắt, sống chết như thế nào cũng trở thành chuyện một sớm một chiều, nên họ sẵn sàng lãng quên đi hiện thực để có thể tận hưởng thời gian đáng giá trong đời mình. Họ cùng nhau nâng đỡ, dìu dắt nhau trong đau thương thời chiến. Và dù thế, sâu thẳm trong mỗi người, vẫn có một khoảng trống vì sự vắng mặt của người thân, đã mất trong chiến tranh. Họ chọn cách im lặng, nén nỗi đau và hướng về phía trước.</p> <h3>Ký ức sẽ còn sống mãi</h3> <p><em>Hà Nội 12 Ngày Đêm</em> của đạo diễn Bùi Đình Hạc đã ghi lại một cách sinh động, chân thực người dân thủ đô bất khuất, kiên cường chống lại trận thả bom quyết liệt từ phía Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2025/01/06/phim/phim3.webp" /></p> <p class="image-caption">Hàng trăm khuôn mặt, số phận người Hà Nội thời kháng chiến được khắc họa.</p> <p>Trong ngày hòa bình lập lại, vẫn là tiếng phát thanh đầy quen thuộc, nhưng nay càng bồi hồi: “B52 bị bắn rơi ở làng Hoa Ngọc Hà, là chiếc B52 cuối cùng bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội. 12 ngày đêm đánh phá thủ đô hà nội, Nix-sơn đã phạm phải tội diệt chủng ghê tởm nhất trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Quân và dân với tinh thần bất khuất, sáng tạo đã đập tan cuộc tập kích chiến lược khổng lồ của không quân Mỹ, viết tiếp trang sử chói lọi trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.”</p> <p>Một câu hỏi đau đáu rằng: Liệu 50 năm sau, lớp chiến sĩ tham gia cách mạng mất đi, thì ai sẽ là nhân chứng để thế hệ sau lắng nghe về một thời đại đau thương bao trùm, mà cũng rất thảy vẻ vang?</p></div> Hành trình đi tìm danh tính của phim kinh dị Việt trên màn ảnh lớn 2024-12-13T17:25:31+07:00 2024-12-13T17:25:31+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17787-hành-trình-đi-tìm-danh-tính-của-phim-kinh-dị-việt-trên-màn-ảnh-lớn Khang Nguyễn. Ảnh bìa: Dương Trương. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/fb-00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Xuất hiện ở nền điện ảnh Việt Nam từ sớm, chặng đường phát triển của dòng phim kinh dị đã gặp ít nhiều chông gai. Nhiều tác phẩm kinh dị được thực hiện với kinh phí eo hẹp, với quá trình sản xuất diễn ra một cách gấp rút để có thể nhanh chóng thu lợi nhuận. Song song với đó, những chi tiết rùng rợn trong phim thường gặp trở ngại về vấn đề kiểm duyệt, giới hạn độ tuổi, và phải chỉnh sửa vào phút chót để được cấp phép phát hành. Vì vậy, dòng phim kinh dị Việt Nam nhìn chung thường vấp phải những đánh giá trái chiều từ phía khán giả.</em></p> <p dir="ltr">Lúc bắt đầu thực hiện bài viết này, tôi cũng có một cái nhìn tương tự về dòng phim kinh dị nội địa. Ban đầu, tôi định thực hiện một danh sách đơn giản kiểu “top 10 phim kinh dị Việt Nam hay nhất,” rồi chắt lọc ra những cuốn phim nổi bật từ một loạt phim kinh dị mà tôi nghĩ sẽ không mấy ấn tượng. Nhưng sau khi đào sâu một chút về lịch sử của điện ảnh kinh dị Việt Nam, thì thay vì lựa chọn ra những bộ phim xuất sắc, tôi lại bị cuốn hút bởi sự chuyển mình của thể loại này qua từng giai đoạn.</p> <p>Nên thay vì tuyển chọn "những phim hay nhất," tôi muốn lập một danh sách những bộ phim kinh dị Việt Nam tiêu biểu của từng thập niên, để phần nào đó minh họa sự phát triển của dòng phim này qua các thời kỳ. Các tác phẩm được nêu tên có thể không phải là những phim xuất sắc, nhưng những đặc điểm, tính chất của chúng phản ánh được xu hướng và phong cách điện ảnh của những bộ phim kinh dị cùng thời. Hy vọng rằng, khi xem qua những bộ phim này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm và sự lột xác của dòng phim kinh dị Việt Nam.</p> <h3>Phim kinh dị Việt Nam trước thể kỉ 21</h3> <div class="third-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/09.webp" /> <p class="image-caption">Áp phích phim Lệ Đá (1971).</p> </div> <p dir="ltr"><em>Cánh Đồng Ma</em> (1938) là một trong những thử nghiệm <a href="https://thanhnien.vn/cai-tet-tha-huong-cua-nhom-tai-tu-viet-nam-o-hong-kong-185916679.htm" target="_blank">đầu tiên</a>&nbsp;của thể loại&nbsp;phim kinh dị Việt Nam. Được chấp bút bởi Đàm Quang Thiện, một nhà văn kiêm bác sĩ, kịch bản phim xoay quanh một chuỗi án mạng bí ẩn xảy ra gần hồ Bảy Mẫu, Hà Nội. Phim được rót kinh phí và đồng sản xuất bởi một nhà đầu tư người Tàu, các cảnh quay đều được thực hiện tại Hồng Kông với toàn bộ diễn viên là người Việt.</p> <div class="half-width left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/08.webp" /> <p class="image-caption">Quảng cáo phim Con Ma Nhà Họ Hứa (1973) trên báo. Ảnh: <a href="https://nhacxua.vn/tu-lieu-ve-phim-con-ma-nha-ho-hua-cuon-phim-ma-dau-tien-cua-dien-anh-viet-nam/" target="_blank">Nhạc Xưa</a>.</p> </div> <p dir="ltr">Quá trình làm ra bộ phim gặp nhiều trục trặc khi bên đầu tư muốn đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Không những thế, kịch bản còn bị chỉnh sửa nặng nề mà không có sự đồng ý của Đàm Quang Thiện, khiến cho câu chuyện trở thành thành một tác phẩm mang yếu tố trinh thám, bạo lực và trụy lạc. <em>Cánh Đồng Ma</em> chính thức ra mắt vào năm 1938 và không ngoài dự đoán, bộ phim bị giới mộ điệu, các nhà phê bình và thậm chí cả các diễn viên tham gia chỉ trích nặng nề.</p> <p dir="ltr">Sau&nbsp;<em>Cánh Đồng Ma</em>, có những bộ <a href="https://vnexpress.net/vi-sao-phim-kinh-di-viet-nam-chua-hu-doa-duoc-khan-gia-3303586.html" target="_blank">phim kinh dị khác</a>&nbsp;ra mắt như <em>Cô Nga Dạo Thị Thành</em> (1939) và <em>Khúc Khải Hoàn</em> (1940). Tuy nhiên, do phát hành từ rất lâu nên thông tin về chúng rất hạn chế, cũng không có cách nào để xem các tác phẩm này, nên rất khó để đưa ra đánh giá chuẩn xác.</p> <p>Mãi đến thập niên 70, phim kinh dị Việt Nam mới dần được định hình rõ nét hơn. Một cột mốc quan trọng trong thời kỳ này chính là sự ra đời của phim <em>Lệ Đá</em> vào năm 1971.</p> <p dir="ltr"><strong>Lệ Đá (1971) | Xem Lệ Đá&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=EGIa5ZSO-pE&list=PLEkBLJGO48dbZrTyJgFhO7ZFlkHIgwDHJ">tại đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Lệ Đá</em> kể về câu chuyện của cặp đôi Kỳ và Trang. Một ngày nọ, Trang không may qua đời trong một tai nạn ở công trường, nhưng cô vẫn chưa rời bỏ trần gian. Năm năm sau, linh hồn cô nhập vào thân xác của một người đàn ông bị sát hại ngay chính nơi cô đã mất. Và giờ đây, Trang, mắc kẹt trong thân xác của một ông lão, lại đi tìm cách để tái ngộ với Kỳ để nối lại mối tình xưa.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/EGIa5ZSO-pE?si=FoBjeS4yiX2D71h-" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Phim Lệ Đá được đăng tải trên YouTube.</p> <p>Bộ phim được đạo diễn bởi Võ Hoàng Châu, với sự góp mặt của dàn diễn viên hoàn toàn là người Việt. Phim gặt hái được thành công ở phòng vé, phần lớn nhờ vào việc lồng ghép tốt các yếu tố siêu nhiên, tận dụng các khung cảnh phủ sương đặc trưng của Đà Lạt để tạo nên các cảnh quay u ám. Đồng thời, tên phim <em>Lệ Đá</em> cũng được đặt theo tựa của một ca khúc cùng tên rất nổi tiếng lúc bấy giờ.</p> <p>Một tác phẩm kinh dị khác cũng đạt được thành công lớn không kém ở thập niên 70 là <em>Con Ma Nhà Họ Hứa</em> (1973). Bộ phim dựa trên truyền thuyết đô thị về một gia đình khá giả ở Chợ Lớn và cũng thu hút được rất nhiều người mua vé đến xem. Nhưng đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có <a href="https://www.youtube.com/watch?v=Jit9dbQtwz0" target="_blank">10 phút đầu</a> của bộ phim được công khai đến khán giả đại chúng.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/01.webp" /> <p class="image-caption">Ngôi Nhà Oan Khốc (1992).</p> </div> <p dir="ltr">Sau năm 1975, dòng phim kinh dị vắng bóng một thời gian dài do Việt Nam tập trung sản xuất các bộ phim về đề tài chiến tranh và lòng yêu nước. Mãi đến thời kỳ phim thương mại của thập niên 90 thì phim kinh dị mới trở lại với <em>Ngôi Nhà Oan Khốc</em> và <em>Chiếc Mặt Nạ Da Người</em>. Cả 2 phim đều ra mắt vào năm 1992 và đạt được <a href="https://vnexpress.net/chanh-tin-lam-phim-kinh-di-khong-de-doa-khan-gia-1892452.html" target="_blank">thành công </a>về mặt lợi nhuận, nhưng bản số hóa đầy đủ của hai bộ phim này chưa được phát hành cho khán giả.</p> <p>Quan sát các bộ phim kinh dị trước thế kỷ 21, ta có thể thấy một số mô-típ của những phim thời kỳ này đã được các thế hệ làm phim sau kế thừa và phát triển. Chẳng hạn như việc khai thác chủ đề về cái chết và thế giới bên kia trong phim <em>Lệ Đá</em>, hay các phim như <em>Ngôi Nhà Oan Khốc</em> và <em>Con Ma Nhà Họ Hứa</em> lấy bối cảnh là căn nhà bị ma ám. Đà Lạt cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho các bộ phim kinh dị nhờ vào khung cảnh núi đồi phủ sương và các biệt thự cổ kiểu Pháp, đây là một xu hướng kéo dài đến hai thập kỷ sau.</p> <h3 dir="ltr">Thập niên 2000 - thời kỳ "học hỏi" từ điện ảnh nước ngoài</h3> <p>Sau thập niên 90, thể loại kinh dị lại một lần nữa vắng mặt thời gian dài trên màn ảnh rộng, có lẽ là do sự lên ngôi của phim hài và chính kịch khiến cho dòng phim này không nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng cuối cùng, phim kinh dị cũng trở lại với hai tác phẩm ra mắt vào năm 2007 là <em>Mười</em> và <em>Ngôi Nhà Bí Ẩn - Suối Oan Hồn</em>. Có một điểm chung thú vị giữa hai bộ phim này: chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ điện ảnh quốc tế trên nhiều phương diện.</p> <p dir="ltr"><strong>Mười: Truyền thuyết về bức chân dung (2007) | Xem Mười tại&nbsp;<a href="https://vieon.vn/muoi.html">đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Mười</em> kể về Yoon-hee, một tác giả người Hàn Quốc đang tìm kiếm cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình. Cô được người bạn cũ Seo-yeon giới thiệu về truyền thuyết đô thị Mười, về một cô gái sống một cuộc đời bi kịch và trở thành một oan hồn sau khi chết đi. Yoon-hee vì tò mò nên đã chuyển đến Việt Nam và ở lại tại biệt thự của Seo-yeon ở Đà Lạt để nghiên cứu về chủ đề này. Tại đây, cô không chỉ khám phá ra nhiều bí ẩn về Mười, mà cô còn tìm ra những bí mật liên quan đến người bạn Seo-yeon của cô.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/07.webp" /> <p class="image-caption">Mười (2007).</p> </div> <p>Đây là dự án hợp tác giữa Hãng Phim Phước Sang của Việt Nam và CJ Entertainment của Hàn Quốc, đánh dấu bước đầu tiên trong mối quan hệ hợp tác điện ảnh giữa hai quốc gia. Vào thời điểm bộ phim ra mắt, khán giả Việt Nam không quá xa lạ với điện ảnh Hàn Quốc nhờ sự phổ biến của các bộ phim dài tập (K-drama) trên truyền hình, nên việc hợp tác giữa hai nước trở thành điểm thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông. Nhờ đó, Mười đạt doanh thu ấn tượng với con số 158 tỷ VND.</p> <p>Nhưng sự hợp tác Việt-Hàn cũng là nguồn cơn dẫn đến phê bình của khán giả và báo chí về nội dung phim. Việc các diễn biến chính đều xoay quanh các nhân vật người Hàn Quốc, cộng với sự hiện diện ít ỏi và mờ nhạt của các nhân vật người Việt, khiến cho bộ phim giống như một tác phẩm của Hàn Quốc lấy bối cảnh tại Việt Nam hơn là một sự hợp tác thực sự giữa hai quốc gia.&nbsp;</p> <p dir="ltr"><strong>Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn (2007) | Xem Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn tại&nbsp;<a href="https://youtu.be/FSF_WP8uGqs?si=b6FNB2L5pi2wH_We">đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr">Được đạo diễn bởi Nguyễn Chánh Tín, về lý thuyết, đây vốn dị không phải là một bộ phim làm theo định dạng phim lẻ chiếu rạp, mà là hai tập đầu tiên của loạt phim truyền hình kinh dị dài 52 tập. Việc phát hành trên màn ảnh rộng nhằm mục đích huy động kinh phí cho các tập tiếp theo và tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng cho loạt phim này.</p> <p dir="ltr">Tập phim <em>Ngôi Nhà Bí Ẩn</em> xoay quanh một nữ đạo diễn muốn quyết tâm thực hiện bộ phim tài liệu nhằm bác bỏ sự tồn tại của ma quỷ. Để làm được điều đó, cô đưa đoàn làm phim của mình đến một ngôi nhà được đồn đại là có ma ám. Và rồi niềm tin của cô dần bị lung lay khi lần lượt các hiện tượng lạ bắt đầu xảy ra.</p> <p>Tập <em>Suối Oan Hồn</em> là một câu chuyện mang thể loại kinh dị-giật gân lấy bối cảnh tại một vùng đất hoang vu chỉ có ba gia đình sinh sống. Cuộc sống của họ bỗng dưng bị xáo trộn khi họ nghe được tiếng hú kỳ lạ của động vật inh ỏi vang lên hằng đêm. Chẳng bao lâu sau, từng người trong mỗi gia đình bắt đầu gặp những ảo giác kinh hoàng và đẫm máu khiến cho họ dần trở nên điên loạn.</p> <p>Trong khâu quảng bá của dự án phim này, đoàn làm phim đã nói rằng họ lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển <em>Psycho</em> (1960) của Alfred Hitchcock. Điều này được thể hiện khá rõ ràng khi phim có áp dụng nhiều kỹ thuật đặc trưng của Hitchcock, như các cảnh quay kéo dài, hoặc các phân đoạn chuyển cảnh linh hoạt nhằm lột tả biểu cảm nhân vật và góc nhìn của họ.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/02.webp" /> <p class="image-caption">Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn (2007).</p> </div> <p dir="ltr">Thế nhưng phim cũng bị chỉ trích vì phô bày quá rõ ràng những ảnh hưởng từ Hitchcock. Việc áp dụng những kỹ thuật này một cách đơn điệu và không có nhiều sự sáng tạo khiến cho phim trở nên cũ kỹ và thiếu điểm nhấn riêng, đặc biệt là đối với những khán giả đã quen thuộc với phim kinh dị nước ngoài.</p> <p dir="ltr">Nhìn lại thập niên 2000, có thể thấy đây là giai đoạn các nhà làm phim Việt Nam học hỏi nhiều từ các nền điện ảnh quốc tế. <em>Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn</em> thì chịu ảnh hưởng về các kỹ thuật làm phim từ Hollywood, còn <em>Mười</em> là sản phẩm hợp tác trực tiếp với một nền công nghiệp điện ảnh phát triển hơn. Cả hai phim đều đạt doanh thu phòng vé tương đối khả quan, và nếu xét về thời điểm ra mắt, thì có lẽ nó cũng đã góp phần giới thiệu dòng phim kinh dị Việt Nam đến thế hệ trẻ hiện nay.</p> <p>Tuy nhiên vẫn còn đó những hạn chế đáng chú ý về chất lượng sản xuất, như kịch bản, cách triển khai các yếu tố kinh dị, và quan trọng nhất là sự hiện diện chưa rõ nét của bản sắc Việt Nam trên màn ảnh rộng. Và trong hai thập kỷ tiếp theo, ta sẽ thấy những khiếm khuyết này được dần cải thiện.</p> <h3 dir="ltr">Thập niên 2010 — thời kỳ thương mại hóa của phim kinh dị</h3> <p dir="ltr">Bước vào thập niên 2010, thể loại kinh dị có nhiều dấu hiệu khởi sắc với hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao về chất lượng sản xuất, trong đó một số phim còn đạt doanh thu lớn. Một điểm sáng của thời kỳ này là <em>Quả Tim Máu</em>, bộ phim kinh dị Việt Nam có doanh thu cao nhất vào thời điểm ra mắt, và thành công vang dội của nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dòng phim kinh dị tại Việt Nam.</p> <p dir="ltr"><strong>Quả Tim Máu (2014) |&nbsp;Xem Quả Tim Máu tại&nbsp;<a href="https://fptplay.vn/xem-video/qua-tim-mau-66a477caf0dad9756b3e2946">đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Quả Tim Máu</em> theo chân nhân vật Linh, một người được cứu sống khi được hiến một quả tim. Nhưng sau ca phẫu thuật, Linh bắt đầu gặp nhiều ác mộng và ảo giác kỳ lạ. Và rồi trong một cơn mơ, Linh bị mộng du và đi bộ đến thẳng ngôi mộ của Phương, người đã hiến tim cho Linh. Tại đây, Linh được gặp gia đình của Phương và dần khám phá ra được những bí ẩn đằng sau cái chết đột ngột của Phương.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/eFUOOcTZI_4?si=ChjqI1ZewbnEX21H" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Quả Tim Máu (2014).</p> <p>Bộ phim sử dụng các mô típ quen thuộc từ phim kinh dị Việt Nam, như việc lấy bối cảnh trong một ngôi một biệt thự ở Đà Lạt và xây dựng cốt truyện xoay quanh những chủ đề về oan hồn cùng cái chết bí ẩn. Phim gây ấn tượng với khán giả do thể hiện tốt những yếu tố này lên màn ảnh thông qua việc trau chuốt kịch bản, kỹ thuật quay và kỹ xảo. Nhờ đó, phim đạt được 24 tỷ VND sau ba ngày ra mắt, vượt qua được doanh thu của các bộ phim Hollywood được trình chiếu tại Việt Nam vào thời điểm đó.</p> <p>Vào thời điểm <em>Quả Tim Máu</em> ra mắt, một số tác phẩm kinh dị khác như <em>Lời Nguyền Huyết Ngải</em> (2012) và <em>Ngôi Nhà Trong Hẻm</em> (2012) cũng nhận được nhiều lời khen ngợi về chất lượng. Nhưng điều đặc biệt ở <em>Quả Tim Máu</em> là việc đạo diễn quyết định trao vai chính cho Thái Hòa, một diễn viên hài, để mang lại những khoảnh khắc hài hước nhẹ nhàng, làm xoa dịu sự căng thẳng trong không khí rùng rợn của phim. Cách tiếp cận cũng trở thành một trào lưu mới, dọn đường cho một loạt các bộ phim kinh dị kết hợp yếu tố hài được ra mắt sau đó.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/03.webp" /> <p class="image-caption">Quả Tim Máu (2014).</p> </div> <p dir="ltr">Phim kinh dị bắt đầu trở nên phổ biến hơn và được thương mại hóa nhiều hơn vào thời kỳ này. Tuy nhiên, việc này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều bộ phim kinh dị hài cố gắng sao chép thành công của <em>Quả Tim Máu</em> mà không thực sự hiểu rõ những yếu tố cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn của nó. Những bộ phim này không cân bằng được giữa tính kinh dị và hài hước, với những cảnh rùng rợn <a href="https://thanhnien.vn/phim-kinh-di-viet-chua-da-van-hut-khan-gia-185462563.htm" target="_blank">kém chất lượng</a>, còn các nhân vật thì quăng miếng hài một cách quá dư thừa.</p> <p>Nhưng xu hướng phim kinh dị này cũng nhanh chóng chuyển sang hướng mới. Khi các bộ phim ra mắt vào cuối thập niên 2010 bắt đầu khắc phục một điểm yếu nổi bật điện ảnh kinh dị Việt Nam, đó là sự thiếu hụt những câu chuyện rùng rợn mang tính bản sắc, gần gũi với người Việt. Phim <em>Bắc Kim Thang</em> là một ví dụ điển hình, và sự ra mắt của bộ phim này cũng báo hiệu xu hướng điện ảnh kinh dị Việt Nam trong thập niên tiếp theo.</p> <p dir="ltr"><strong>Bắc Kim Thang (2019) | Xem Bắc Kim Thang ở&nbsp;<a href="https://fptplay.vn/xem-video/bac-kim-thang-669f6856e33cefd4926009cb">đây</a>.</strong></p> <p>Bộ phim theo chân Thiện Tâm, một chàng trai trở về quê ở Đồng bằng Sông Cửu Long sau một thời gian dài điều trị bệnh ở thành phố. Khi trở về, anh phát hiện ra rằng ông nội anh đang ngày càng bệnh nặng, và em gái anh đã mất tích. Nhưng điều kỳ lạ là những thành viên còn lại trong gia đình dường như tỏ ra thờ ơ và chẳng để tâm đến sự việc này.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/04.webp" /> <p class="image-caption">Bắc Kim Thang (2019).&nbsp;</p> </div> <p>Theo một đánh giá về bộ phim, dù cốt truyện của<em> Bắc Kim Thang</em> cần phải cải thiện ở một số điểm, bộ phim vẫn đáng khen ngợi vì tính chân thật trong cách xây dựng nhân vật và bối cảnh. Cốt truyện lấy mốc thời gian vào thập niên 90 và đề cập đến vấn đề trọng nam khinh nữ, các cảnh quay miền quê sông nước, bữa ăn gia đình nhằm phản ánh cuộc sống nông thôn ở miền Tây Nam Bộ.</p> <p>Bộ phim nhận được thành công về doanh thu và còn được trình chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Busan, một trong những liên hoan phim lớn nhất của châu Á. Dù không phải là một bộ phim xuất sắc, nhưng nó được đánh giá cao nhờ khám phá các chủ đề gần gũi với người Việt, và có một số nhận xét còn cho rằng hướng đi này có thể trở thành tiền đề cho các sản phẩm điện ảnh trong tương lai.</p> <p>Không có lời lý giải chính xác nào về việc các nhà làm phim kinh dị bắt đầu thay đổi hướng đi, nhưng có thể đưa ra một số phỏng đoán dựa trên tình hình điện ảnh Việt Nam vào thời điểm đó. Một báo cáo năm 2019 đã cho thấy rằng thập niên 2010 là một giai đoạn rất nhộn nhịp của điện ảnh quốc tế, dẫn đến việc các rạp chiếu bóng ở Việt Nam bị chi phối bởi các bộ phim nước ngoài. Hằng năm, có khoảng 40 phim nội địa được phát hành so với 200 phim quốc tế, một chênh lệch khá lớn. Có lẽ, việc phim nước ngoài được chiếu tràn ngập ở rạp chiếu đã thôi thúc khán giả và các nhà làm phim tìm đến những tác phẩm điện ảnh mang tính địa phương hơn, gần gũi hơn.</p> <h3 dir="ltr">Thập niên 2020, khi phim kinh dị Việt đi tìm bản sắc Việt</h3> <p>Sau một thời gian gián đoạn vì đại dịch COVID-19, ta dần thấy được định hướng của phim <em>Bắc Kim Thang</em> được đón nhận và tiếp nối trong các tác phẩm ra mắt vào thời kỳ này. Không những thế, khán giả cũng chào đón nồng nhiệt với sự lột xác này, một bài báo từ tháng 9 năm 2024 đã chỉ ra rằng phim kinh dị đang ngày càng trở nên phổ biến, với một số cái tên đạt được thành công lớn về mặt thương mại. Hai bộ phim hình mẫu cho việc đưa các yếu tố văn hóa, bản sắc Việt Nam lên màn ảnh một cách hiệu quả là<em> Kẻ Ăn Hồn</em> và <em>Quỷ Cẩu</em>.</p> <p dir="ltr"><strong>Kẻ Ăn Hồn (2023) |&nbsp;Xem Kẻ Ăn Hồn ở&nbsp;<a href="https://www.netflix.com/vn-en/title/81738680?source=35">đây</a>.</strong></p> <p>Câu chuyện diễn ra tại một ngôi làng bị nguyền rủa và không ai có thể rời đi. Một nhân vật bí ẩn trong làng đang âm thầm luyện Rượu Sọ Người, một loại cổ thuật yêu cầu phải thu hoạch máu và bộ phận cơ thể người để thực hiện. Khi một loạt các vụ ám sát xảy ra, những người dân trong làng phải cố tìm ra thủ phạm trước khi chính họ trở thành nạn nhân tiếp theo.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/xWh0g4rKGjI?si=Qv0mWWAYuyiTRxMv" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Kẻ Ăn Hồn (2023).</p> <p dir="ltr"><em>Kẻ Ăn&nbsp;</em><em>Hồn</em> thu hút sự chú ý nhờ vào phần chỉ đạo nghệ thuật. Đoàn làm phim sử dụng cổ phục và trau chuốt trong thiết kế bối cảnh để phục dựng lại một ngôi làng ở thế kỷ 16-17. Phim cũng không sử dụng các yếu tố hù dọa giật gân thường thấy trong các bộ phim trước, thay vào đó là các cảnh quay núi rừng âm u để tạo nên không khí hẻo lánh, bí ẩn của ngôi làng. Các yếu tố văn hóa được đưa vào phim như nhạc cụ truyền thống được sử dụng cho phần nhạc nền, câu chuyện xoay quanh các bài hát dân gian, các món đồ chơi truyền thống như búp bê giấy, tạo ra một trải nghiệm kinh dị đặc biệt gần gũi với người Việt.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/06.webp" /> <p class="image-caption">Kẻ Ăn Hồn (2023).</p> </div> <p dir="ltr">Dù ra mắt trong thời điểm nhiều phim Việt gặp khó khăn về doanh thu,<em> Kẻ Ăn Hồn</em> bất ngờ gặt hái được thành công lớn tại phòng vé. Phim vượt qua <em>Quả Tim Máu</em> để trở thành tác phẩm kinh dị Việt có doanh thu cao nhất trong lịch sử tính đến tháng 12 năm 2023, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của thể loại kinh dị này trong thời đại mới. Tuy nhiên, kỷ lục của <em>Kẻ Ăn Hồn</em>&nbsp;lại nhanh chóng bị phá vỡ bởi <em>Quỷ Cẩu</em>, bộ phim tiếp theo trong danh sách này.</p> <p dir="ltr"><strong>Quỷ Cẩu (2023) |&nbsp;Xem Quỷ Cẩu tại&nbsp;<a href="https://fptplay.vn/xem-video/quy-cau-661e4c298c67f86d7543238a">đây</a>.</strong></p> <p><em>Quỷ Cẩu</em> xoay quanh một gia đình làm nghề buôn bán thịt chó. Người cha không may qua đời trong một vụ tai nạn khi đang giao thịt chó. Nam, người con trai cả sống xa nhà và không tham gia vào công việc gia đình, phải trở về để lo tang lễ cho cha. Sau khi về họp mặt với gia đình, Nam bắt đầu có những cơn ác mộng rùng rợn về việc cả gia đình mình bị sát hại, và không lâu sau đó, những cơn ác mộng dần dần trở thành sự thật.</p> <p><em>Quỷ Cẩu</em> lấy cảm hứng từ truyền thuyết đô thị ở miền Bắc về "chó đội nón mê" — một loài quỷ có hình hài giống chó có thể đứng hai chân, đội nón lá và chống gậy. Sự xuất hiện của nó như một điềm xui, báo hiệu tai ương cho những ai nhìn thấy nó. Bộ phim này cũng kết hợp các yếu tố văn hóa vào cốt truyện, nhưng điểm đặc biệt là <em>Quỷ Cẩu</em> tái hiện truyền thuyết này trong bối cảnh hiện đại và liên hệ đến vấn đề tiêu thụ thịt chó trong xã hội Việt Nam.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/05.webp" /> <p class="image-caption">Quỷ Cẩu (2023).</p> </div> <p dir="ltr">Phim có cố gắng xây dựng một hình tượng quái vật đúng nghĩa, nhưng nhận được <a href="https://thanhnien.vn/quy-cau-y-tuong-tot-ky-xao-khong-xung-tam-185231222101929074.htm" target="_blank">đánh giá trái chiều</a> do chưa tốt về mặt kỹ xảo, khiến cho loài sinh vật này trông ngớ ngẩn hơn là đáng sợ. Dù vậy, đây cũng có thể xem là nỗ lực của các nhà làm phim trong việc đổi mới các yếu tố kinh dị thay vì đi theo lối mòn. Nhờ vào cách kể chuyện sáng tạo và chủ đề đương đại, bộ phim đã nhanh chóng gia nhập hàng ngũ các bộ phim Việt Nam đạt doanh thu trên 100 tỷ VND, một cột mốc mới trong thể loại kinh dị Việt.</p> <h3 dir="ltr">Kết</h3> <p>Điện ảnh kinh dị Việt Nam đã đi một chặng đường dài. Từ thời kỳ học hỏi các bộ phim nước ngoài, thể loại đang dần tạo dựng được bản sắc riêng. Ta có thể thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong những năm 2020, khi các nhà làm phim bắt đầu thử nghiệm và sáng tạo nhiều hơn, để các bộ phim kinh dị không chỉ dừng lại ở mức hù dọa, mà còn truyền tải những yếu tố kinh dị qua những câu chuyện mang căn tính Việt.</p> <p>Qua việc quan sát cách những bom tấn phòng vé đang dẫn thay áo mới để trở thành những tác phẩm chất lượng, tôi tin rằng chúng có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của điện ảnh kinh dị Việt Nam. Và dù dòng phim này vẫn sẽ gặp phải những sai lầm và thách thức mới trong tương lai, tôi vẫn tin rằng các nhà làm phim sẽ tiếp tục học hỏi từ chúng và cải thiện thể loại này hơn nữa.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/fb-00.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Xuất hiện ở nền điện ảnh Việt Nam từ sớm, chặng đường phát triển của dòng phim kinh dị đã gặp ít nhiều chông gai. Nhiều tác phẩm kinh dị được thực hiện với kinh phí eo hẹp, với quá trình sản xuất diễn ra một cách gấp rút để có thể nhanh chóng thu lợi nhuận. Song song với đó, những chi tiết rùng rợn trong phim thường gặp trở ngại về vấn đề kiểm duyệt, giới hạn độ tuổi, và phải chỉnh sửa vào phút chót để được cấp phép phát hành. Vì vậy, dòng phim kinh dị Việt Nam nhìn chung thường vấp phải những đánh giá trái chiều từ phía khán giả.</em></p> <p dir="ltr">Lúc bắt đầu thực hiện bài viết này, tôi cũng có một cái nhìn tương tự về dòng phim kinh dị nội địa. Ban đầu, tôi định thực hiện một danh sách đơn giản kiểu “top 10 phim kinh dị Việt Nam hay nhất,” rồi chắt lọc ra những cuốn phim nổi bật từ một loạt phim kinh dị mà tôi nghĩ sẽ không mấy ấn tượng. Nhưng sau khi đào sâu một chút về lịch sử của điện ảnh kinh dị Việt Nam, thì thay vì lựa chọn ra những bộ phim xuất sắc, tôi lại bị cuốn hút bởi sự chuyển mình của thể loại này qua từng giai đoạn.</p> <p>Nên thay vì tuyển chọn "những phim hay nhất," tôi muốn lập một danh sách những bộ phim kinh dị Việt Nam tiêu biểu của từng thập niên, để phần nào đó minh họa sự phát triển của dòng phim này qua các thời kỳ. Các tác phẩm được nêu tên có thể không phải là những phim xuất sắc, nhưng những đặc điểm, tính chất của chúng phản ánh được xu hướng và phong cách điện ảnh của những bộ phim kinh dị cùng thời. Hy vọng rằng, khi xem qua những bộ phim này, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về những ưu nhược điểm và sự lột xác của dòng phim kinh dị Việt Nam.</p> <h3>Phim kinh dị Việt Nam trước thể kỉ 21</h3> <div class="third-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/09.webp" /> <p class="image-caption">Áp phích phim Lệ Đá (1971).</p> </div> <p dir="ltr"><em>Cánh Đồng Ma</em> (1938) là một trong những thử nghiệm <a href="https://thanhnien.vn/cai-tet-tha-huong-cua-nhom-tai-tu-viet-nam-o-hong-kong-185916679.htm" target="_blank">đầu tiên</a>&nbsp;của thể loại&nbsp;phim kinh dị Việt Nam. Được chấp bút bởi Đàm Quang Thiện, một nhà văn kiêm bác sĩ, kịch bản phim xoay quanh một chuỗi án mạng bí ẩn xảy ra gần hồ Bảy Mẫu, Hà Nội. Phim được rót kinh phí và đồng sản xuất bởi một nhà đầu tư người Tàu, các cảnh quay đều được thực hiện tại Hồng Kông với toàn bộ diễn viên là người Việt.</p> <div class="half-width left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/08.webp" /> <p class="image-caption">Quảng cáo phim Con Ma Nhà Họ Hứa (1973) trên báo. Ảnh: <a href="https://nhacxua.vn/tu-lieu-ve-phim-con-ma-nha-ho-hua-cuon-phim-ma-dau-tien-cua-dien-anh-viet-nam/" target="_blank">Nhạc Xưa</a>.</p> </div> <p dir="ltr">Quá trình làm ra bộ phim gặp nhiều trục trặc khi bên đầu tư muốn đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Không những thế, kịch bản còn bị chỉnh sửa nặng nề mà không có sự đồng ý của Đàm Quang Thiện, khiến cho câu chuyện trở thành thành một tác phẩm mang yếu tố trinh thám, bạo lực và trụy lạc. <em>Cánh Đồng Ma</em> chính thức ra mắt vào năm 1938 và không ngoài dự đoán, bộ phim bị giới mộ điệu, các nhà phê bình và thậm chí cả các diễn viên tham gia chỉ trích nặng nề.</p> <p dir="ltr">Sau&nbsp;<em>Cánh Đồng Ma</em>, có những bộ <a href="https://vnexpress.net/vi-sao-phim-kinh-di-viet-nam-chua-hu-doa-duoc-khan-gia-3303586.html" target="_blank">phim kinh dị khác</a>&nbsp;ra mắt như <em>Cô Nga Dạo Thị Thành</em> (1939) và <em>Khúc Khải Hoàn</em> (1940). Tuy nhiên, do phát hành từ rất lâu nên thông tin về chúng rất hạn chế, cũng không có cách nào để xem các tác phẩm này, nên rất khó để đưa ra đánh giá chuẩn xác.</p> <p>Mãi đến thập niên 70, phim kinh dị Việt Nam mới dần được định hình rõ nét hơn. Một cột mốc quan trọng trong thời kỳ này chính là sự ra đời của phim <em>Lệ Đá</em> vào năm 1971.</p> <p dir="ltr"><strong>Lệ Đá (1971) | Xem Lệ Đá&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=EGIa5ZSO-pE&list=PLEkBLJGO48dbZrTyJgFhO7ZFlkHIgwDHJ">tại đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Lệ Đá</em> kể về câu chuyện của cặp đôi Kỳ và Trang. Một ngày nọ, Trang không may qua đời trong một tai nạn ở công trường, nhưng cô vẫn chưa rời bỏ trần gian. Năm năm sau, linh hồn cô nhập vào thân xác của một người đàn ông bị sát hại ngay chính nơi cô đã mất. Và giờ đây, Trang, mắc kẹt trong thân xác của một ông lão, lại đi tìm cách để tái ngộ với Kỳ để nối lại mối tình xưa.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/EGIa5ZSO-pE?si=FoBjeS4yiX2D71h-" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Phim Lệ Đá được đăng tải trên YouTube.</p> <p>Bộ phim được đạo diễn bởi Võ Hoàng Châu, với sự góp mặt của dàn diễn viên hoàn toàn là người Việt. Phim gặt hái được thành công ở phòng vé, phần lớn nhờ vào việc lồng ghép tốt các yếu tố siêu nhiên, tận dụng các khung cảnh phủ sương đặc trưng của Đà Lạt để tạo nên các cảnh quay u ám. Đồng thời, tên phim <em>Lệ Đá</em> cũng được đặt theo tựa của một ca khúc cùng tên rất nổi tiếng lúc bấy giờ.</p> <p>Một tác phẩm kinh dị khác cũng đạt được thành công lớn không kém ở thập niên 70 là <em>Con Ma Nhà Họ Hứa</em> (1973). Bộ phim dựa trên truyền thuyết đô thị về một gia đình khá giả ở Chợ Lớn và cũng thu hút được rất nhiều người mua vé đến xem. Nhưng đáng tiếc là cho đến thời điểm hiện tại, chỉ có <a href="https://www.youtube.com/watch?v=Jit9dbQtwz0" target="_blank">10 phút đầu</a> của bộ phim được công khai đến khán giả đại chúng.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/01.webp" /> <p class="image-caption">Ngôi Nhà Oan Khốc (1992).</p> </div> <p dir="ltr">Sau năm 1975, dòng phim kinh dị vắng bóng một thời gian dài do Việt Nam tập trung sản xuất các bộ phim về đề tài chiến tranh và lòng yêu nước. Mãi đến thời kỳ phim thương mại của thập niên 90 thì phim kinh dị mới trở lại với <em>Ngôi Nhà Oan Khốc</em> và <em>Chiếc Mặt Nạ Da Người</em>. Cả 2 phim đều ra mắt vào năm 1992 và đạt được <a href="https://vnexpress.net/chanh-tin-lam-phim-kinh-di-khong-de-doa-khan-gia-1892452.html" target="_blank">thành công </a>về mặt lợi nhuận, nhưng bản số hóa đầy đủ của hai bộ phim này chưa được phát hành cho khán giả.</p> <p>Quan sát các bộ phim kinh dị trước thế kỷ 21, ta có thể thấy một số mô-típ của những phim thời kỳ này đã được các thế hệ làm phim sau kế thừa và phát triển. Chẳng hạn như việc khai thác chủ đề về cái chết và thế giới bên kia trong phim <em>Lệ Đá</em>, hay các phim như <em>Ngôi Nhà Oan Khốc</em> và <em>Con Ma Nhà Họ Hứa</em> lấy bối cảnh là căn nhà bị ma ám. Đà Lạt cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho các bộ phim kinh dị nhờ vào khung cảnh núi đồi phủ sương và các biệt thự cổ kiểu Pháp, đây là một xu hướng kéo dài đến hai thập kỷ sau.</p> <h3 dir="ltr">Thập niên 2000 - thời kỳ "học hỏi" từ điện ảnh nước ngoài</h3> <p>Sau thập niên 90, thể loại kinh dị lại một lần nữa vắng mặt thời gian dài trên màn ảnh rộng, có lẽ là do sự lên ngôi của phim hài và chính kịch khiến cho dòng phim này không nhận được nhiều sự chú ý. Nhưng cuối cùng, phim kinh dị cũng trở lại với hai tác phẩm ra mắt vào năm 2007 là <em>Mười</em> và <em>Ngôi Nhà Bí Ẩn - Suối Oan Hồn</em>. Có một điểm chung thú vị giữa hai bộ phim này: chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ điện ảnh quốc tế trên nhiều phương diện.</p> <p dir="ltr"><strong>Mười: Truyền thuyết về bức chân dung (2007) | Xem Mười tại&nbsp;<a href="https://vieon.vn/muoi.html">đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Mười</em> kể về Yoon-hee, một tác giả người Hàn Quốc đang tìm kiếm cảm hứng cho cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình. Cô được người bạn cũ Seo-yeon giới thiệu về truyền thuyết đô thị Mười, về một cô gái sống một cuộc đời bi kịch và trở thành một oan hồn sau khi chết đi. Yoon-hee vì tò mò nên đã chuyển đến Việt Nam và ở lại tại biệt thự của Seo-yeon ở Đà Lạt để nghiên cứu về chủ đề này. Tại đây, cô không chỉ khám phá ra nhiều bí ẩn về Mười, mà cô còn tìm ra những bí mật liên quan đến người bạn Seo-yeon của cô.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/07.webp" /> <p class="image-caption">Mười (2007).</p> </div> <p>Đây là dự án hợp tác giữa Hãng Phim Phước Sang của Việt Nam và CJ Entertainment của Hàn Quốc, đánh dấu bước đầu tiên trong mối quan hệ hợp tác điện ảnh giữa hai quốc gia. Vào thời điểm bộ phim ra mắt, khán giả Việt Nam không quá xa lạ với điện ảnh Hàn Quốc nhờ sự phổ biến của các bộ phim dài tập (K-drama) trên truyền hình, nên việc hợp tác giữa hai nước trở thành điểm thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông. Nhờ đó, Mười đạt doanh thu ấn tượng với con số 158 tỷ VND.</p> <p>Nhưng sự hợp tác Việt-Hàn cũng là nguồn cơn dẫn đến phê bình của khán giả và báo chí về nội dung phim. Việc các diễn biến chính đều xoay quanh các nhân vật người Hàn Quốc, cộng với sự hiện diện ít ỏi và mờ nhạt của các nhân vật người Việt, khiến cho bộ phim giống như một tác phẩm của Hàn Quốc lấy bối cảnh tại Việt Nam hơn là một sự hợp tác thực sự giữa hai quốc gia.&nbsp;</p> <p dir="ltr"><strong>Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn (2007) | Xem Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn tại&nbsp;<a href="https://youtu.be/FSF_WP8uGqs?si=b6FNB2L5pi2wH_We">đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr">Được đạo diễn bởi Nguyễn Chánh Tín, về lý thuyết, đây vốn dị không phải là một bộ phim làm theo định dạng phim lẻ chiếu rạp, mà là hai tập đầu tiên của loạt phim truyền hình kinh dị dài 52 tập. Việc phát hành trên màn ảnh rộng nhằm mục đích huy động kinh phí cho các tập tiếp theo và tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng cho loạt phim này.</p> <p dir="ltr">Tập phim <em>Ngôi Nhà Bí Ẩn</em> xoay quanh một nữ đạo diễn muốn quyết tâm thực hiện bộ phim tài liệu nhằm bác bỏ sự tồn tại của ma quỷ. Để làm được điều đó, cô đưa đoàn làm phim của mình đến một ngôi nhà được đồn đại là có ma ám. Và rồi niềm tin của cô dần bị lung lay khi lần lượt các hiện tượng lạ bắt đầu xảy ra.</p> <p>Tập <em>Suối Oan Hồn</em> là một câu chuyện mang thể loại kinh dị-giật gân lấy bối cảnh tại một vùng đất hoang vu chỉ có ba gia đình sinh sống. Cuộc sống của họ bỗng dưng bị xáo trộn khi họ nghe được tiếng hú kỳ lạ của động vật inh ỏi vang lên hằng đêm. Chẳng bao lâu sau, từng người trong mỗi gia đình bắt đầu gặp những ảo giác kinh hoàng và đẫm máu khiến cho họ dần trở nên điên loạn.</p> <p>Trong khâu quảng bá của dự án phim này, đoàn làm phim đã nói rằng họ lấy cảm hứng từ tác phẩm kinh điển <em>Psycho</em> (1960) của Alfred Hitchcock. Điều này được thể hiện khá rõ ràng khi phim có áp dụng nhiều kỹ thuật đặc trưng của Hitchcock, như các cảnh quay kéo dài, hoặc các phân đoạn chuyển cảnh linh hoạt nhằm lột tả biểu cảm nhân vật và góc nhìn của họ.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/02.webp" /> <p class="image-caption">Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn (2007).</p> </div> <p dir="ltr">Thế nhưng phim cũng bị chỉ trích vì phô bày quá rõ ràng những ảnh hưởng từ Hitchcock. Việc áp dụng những kỹ thuật này một cách đơn điệu và không có nhiều sự sáng tạo khiến cho phim trở nên cũ kỹ và thiếu điểm nhấn riêng, đặc biệt là đối với những khán giả đã quen thuộc với phim kinh dị nước ngoài.</p> <p dir="ltr">Nhìn lại thập niên 2000, có thể thấy đây là giai đoạn các nhà làm phim Việt Nam học hỏi nhiều từ các nền điện ảnh quốc tế. <em>Ngôi Nhà Bí Ẩn-Suối Oan Hồn</em> thì chịu ảnh hưởng về các kỹ thuật làm phim từ Hollywood, còn <em>Mười</em> là sản phẩm hợp tác trực tiếp với một nền công nghiệp điện ảnh phát triển hơn. Cả hai phim đều đạt doanh thu phòng vé tương đối khả quan, và nếu xét về thời điểm ra mắt, thì có lẽ nó cũng đã góp phần giới thiệu dòng phim kinh dị Việt Nam đến thế hệ trẻ hiện nay.</p> <p>Tuy nhiên vẫn còn đó những hạn chế đáng chú ý về chất lượng sản xuất, như kịch bản, cách triển khai các yếu tố kinh dị, và quan trọng nhất là sự hiện diện chưa rõ nét của bản sắc Việt Nam trên màn ảnh rộng. Và trong hai thập kỷ tiếp theo, ta sẽ thấy những khiếm khuyết này được dần cải thiện.</p> <h3 dir="ltr">Thập niên 2010 — thời kỳ thương mại hóa của phim kinh dị</h3> <p dir="ltr">Bước vào thập niên 2010, thể loại kinh dị có nhiều dấu hiệu khởi sắc với hàng loạt tác phẩm được đánh giá cao về chất lượng sản xuất, trong đó một số phim còn đạt doanh thu lớn. Một điểm sáng của thời kỳ này là <em>Quả Tim Máu</em>, bộ phim kinh dị Việt Nam có doanh thu cao nhất vào thời điểm ra mắt, và thành công vang dội của nó đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dòng phim kinh dị tại Việt Nam.</p> <p dir="ltr"><strong>Quả Tim Máu (2014) |&nbsp;Xem Quả Tim Máu tại&nbsp;<a href="https://fptplay.vn/xem-video/qua-tim-mau-66a477caf0dad9756b3e2946">đây</a>.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Quả Tim Máu</em> theo chân nhân vật Linh, một người được cứu sống khi được hiến một quả tim. Nhưng sau ca phẫu thuật, Linh bắt đầu gặp nhiều ác mộng và ảo giác kỳ lạ. Và rồi trong một cơn mơ, Linh bị mộng du và đi bộ đến thẳng ngôi mộ của Phương, người đã hiến tim cho Linh. Tại đây, Linh được gặp gia đình của Phương và dần khám phá ra được những bí ẩn đằng sau cái chết đột ngột của Phương.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/eFUOOcTZI_4?si=ChjqI1ZewbnEX21H" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Quả Tim Máu (2014).</p> <p>Bộ phim sử dụng các mô típ quen thuộc từ phim kinh dị Việt Nam, như việc lấy bối cảnh trong một ngôi một biệt thự ở Đà Lạt và xây dựng cốt truyện xoay quanh những chủ đề về oan hồn cùng cái chết bí ẩn. Phim gây ấn tượng với khán giả do thể hiện tốt những yếu tố này lên màn ảnh thông qua việc trau chuốt kịch bản, kỹ thuật quay và kỹ xảo. Nhờ đó, phim đạt được 24 tỷ VND sau ba ngày ra mắt, vượt qua được doanh thu của các bộ phim Hollywood được trình chiếu tại Việt Nam vào thời điểm đó.</p> <p>Vào thời điểm <em>Quả Tim Máu</em> ra mắt, một số tác phẩm kinh dị khác như <em>Lời Nguyền Huyết Ngải</em> (2012) và <em>Ngôi Nhà Trong Hẻm</em> (2012) cũng nhận được nhiều lời khen ngợi về chất lượng. Nhưng điều đặc biệt ở <em>Quả Tim Máu</em> là việc đạo diễn quyết định trao vai chính cho Thái Hòa, một diễn viên hài, để mang lại những khoảnh khắc hài hước nhẹ nhàng, làm xoa dịu sự căng thẳng trong không khí rùng rợn của phim. Cách tiếp cận cũng trở thành một trào lưu mới, dọn đường cho một loạt các bộ phim kinh dị kết hợp yếu tố hài được ra mắt sau đó.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/03.webp" /> <p class="image-caption">Quả Tim Máu (2014).</p> </div> <p dir="ltr">Phim kinh dị bắt đầu trở nên phổ biến hơn và được thương mại hóa nhiều hơn vào thời kỳ này. Tuy nhiên, việc này dẫn đến sự xuất hiện của nhiều bộ phim kinh dị hài cố gắng sao chép thành công của <em>Quả Tim Máu</em> mà không thực sự hiểu rõ những yếu tố cốt lõi tạo nên sự hấp dẫn của nó. Những bộ phim này không cân bằng được giữa tính kinh dị và hài hước, với những cảnh rùng rợn <a href="https://thanhnien.vn/phim-kinh-di-viet-chua-da-van-hut-khan-gia-185462563.htm" target="_blank">kém chất lượng</a>, còn các nhân vật thì quăng miếng hài một cách quá dư thừa.</p> <p>Nhưng xu hướng phim kinh dị này cũng nhanh chóng chuyển sang hướng mới. Khi các bộ phim ra mắt vào cuối thập niên 2010 bắt đầu khắc phục một điểm yếu nổi bật điện ảnh kinh dị Việt Nam, đó là sự thiếu hụt những câu chuyện rùng rợn mang tính bản sắc, gần gũi với người Việt. Phim <em>Bắc Kim Thang</em> là một ví dụ điển hình, và sự ra mắt của bộ phim này cũng báo hiệu xu hướng điện ảnh kinh dị Việt Nam trong thập niên tiếp theo.</p> <p dir="ltr"><strong>Bắc Kim Thang (2019) | Xem Bắc Kim Thang ở&nbsp;<a href="https://fptplay.vn/xem-video/bac-kim-thang-669f6856e33cefd4926009cb">đây</a>.</strong></p> <p>Bộ phim theo chân Thiện Tâm, một chàng trai trở về quê ở Đồng bằng Sông Cửu Long sau một thời gian dài điều trị bệnh ở thành phố. Khi trở về, anh phát hiện ra rằng ông nội anh đang ngày càng bệnh nặng, và em gái anh đã mất tích. Nhưng điều kỳ lạ là những thành viên còn lại trong gia đình dường như tỏ ra thờ ơ và chẳng để tâm đến sự việc này.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/04.webp" /> <p class="image-caption">Bắc Kim Thang (2019).&nbsp;</p> </div> <p>Theo một đánh giá về bộ phim, dù cốt truyện của<em> Bắc Kim Thang</em> cần phải cải thiện ở một số điểm, bộ phim vẫn đáng khen ngợi vì tính chân thật trong cách xây dựng nhân vật và bối cảnh. Cốt truyện lấy mốc thời gian vào thập niên 90 và đề cập đến vấn đề trọng nam khinh nữ, các cảnh quay miền quê sông nước, bữa ăn gia đình nhằm phản ánh cuộc sống nông thôn ở miền Tây Nam Bộ.</p> <p>Bộ phim nhận được thành công về doanh thu và còn được trình chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế Busan, một trong những liên hoan phim lớn nhất của châu Á. Dù không phải là một bộ phim xuất sắc, nhưng nó được đánh giá cao nhờ khám phá các chủ đề gần gũi với người Việt, và có một số nhận xét còn cho rằng hướng đi này có thể trở thành tiền đề cho các sản phẩm điện ảnh trong tương lai.</p> <p>Không có lời lý giải chính xác nào về việc các nhà làm phim kinh dị bắt đầu thay đổi hướng đi, nhưng có thể đưa ra một số phỏng đoán dựa trên tình hình điện ảnh Việt Nam vào thời điểm đó. Một báo cáo năm 2019 đã cho thấy rằng thập niên 2010 là một giai đoạn rất nhộn nhịp của điện ảnh quốc tế, dẫn đến việc các rạp chiếu bóng ở Việt Nam bị chi phối bởi các bộ phim nước ngoài. Hằng năm, có khoảng 40 phim nội địa được phát hành so với 200 phim quốc tế, một chênh lệch khá lớn. Có lẽ, việc phim nước ngoài được chiếu tràn ngập ở rạp chiếu đã thôi thúc khán giả và các nhà làm phim tìm đến những tác phẩm điện ảnh mang tính địa phương hơn, gần gũi hơn.</p> <h3 dir="ltr">Thập niên 2020, khi phim kinh dị Việt đi tìm bản sắc Việt</h3> <p>Sau một thời gian gián đoạn vì đại dịch COVID-19, ta dần thấy được định hướng của phim <em>Bắc Kim Thang</em> được đón nhận và tiếp nối trong các tác phẩm ra mắt vào thời kỳ này. Không những thế, khán giả cũng chào đón nồng nhiệt với sự lột xác này, một bài báo từ tháng 9 năm 2024 đã chỉ ra rằng phim kinh dị đang ngày càng trở nên phổ biến, với một số cái tên đạt được thành công lớn về mặt thương mại. Hai bộ phim hình mẫu cho việc đưa các yếu tố văn hóa, bản sắc Việt Nam lên màn ảnh một cách hiệu quả là<em> Kẻ Ăn Hồn</em> và <em>Quỷ Cẩu</em>.</p> <p dir="ltr"><strong>Kẻ Ăn Hồn (2023) |&nbsp;Xem Kẻ Ăn Hồn ở&nbsp;<a href="https://www.netflix.com/vn-en/title/81738680?source=35">đây</a>.</strong></p> <p>Câu chuyện diễn ra tại một ngôi làng bị nguyền rủa và không ai có thể rời đi. Một nhân vật bí ẩn trong làng đang âm thầm luyện Rượu Sọ Người, một loại cổ thuật yêu cầu phải thu hoạch máu và bộ phận cơ thể người để thực hiện. Khi một loạt các vụ ám sát xảy ra, những người dân trong làng phải cố tìm ra thủ phạm trước khi chính họ trở thành nạn nhân tiếp theo.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/xWh0g4rKGjI?si=Qv0mWWAYuyiTRxMv" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture; web-share" referrerpolicy="strict-origin-when-cross-origin" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Kẻ Ăn Hồn (2023).</p> <p dir="ltr"><em>Kẻ Ăn&nbsp;</em><em>Hồn</em> thu hút sự chú ý nhờ vào phần chỉ đạo nghệ thuật. Đoàn làm phim sử dụng cổ phục và trau chuốt trong thiết kế bối cảnh để phục dựng lại một ngôi làng ở thế kỷ 16-17. Phim cũng không sử dụng các yếu tố hù dọa giật gân thường thấy trong các bộ phim trước, thay vào đó là các cảnh quay núi rừng âm u để tạo nên không khí hẻo lánh, bí ẩn của ngôi làng. Các yếu tố văn hóa được đưa vào phim như nhạc cụ truyền thống được sử dụng cho phần nhạc nền, câu chuyện xoay quanh các bài hát dân gian, các món đồ chơi truyền thống như búp bê giấy, tạo ra một trải nghiệm kinh dị đặc biệt gần gũi với người Việt.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/06.webp" /> <p class="image-caption">Kẻ Ăn Hồn (2023).</p> </div> <p dir="ltr">Dù ra mắt trong thời điểm nhiều phim Việt gặp khó khăn về doanh thu,<em> Kẻ Ăn Hồn</em> bất ngờ gặt hái được thành công lớn tại phòng vé. Phim vượt qua <em>Quả Tim Máu</em> để trở thành tác phẩm kinh dị Việt có doanh thu cao nhất trong lịch sử tính đến tháng 12 năm 2023, đánh dấu sự trở lại mạnh mẽ của thể loại kinh dị này trong thời đại mới. Tuy nhiên, kỷ lục của <em>Kẻ Ăn Hồn</em>&nbsp;lại nhanh chóng bị phá vỡ bởi <em>Quỷ Cẩu</em>, bộ phim tiếp theo trong danh sách này.</p> <p dir="ltr"><strong>Quỷ Cẩu (2023) |&nbsp;Xem Quỷ Cẩu tại&nbsp;<a href="https://fptplay.vn/xem-video/quy-cau-661e4c298c67f86d7543238a">đây</a>.</strong></p> <p><em>Quỷ Cẩu</em> xoay quanh một gia đình làm nghề buôn bán thịt chó. Người cha không may qua đời trong một vụ tai nạn khi đang giao thịt chó. Nam, người con trai cả sống xa nhà và không tham gia vào công việc gia đình, phải trở về để lo tang lễ cho cha. Sau khi về họp mặt với gia đình, Nam bắt đầu có những cơn ác mộng rùng rợn về việc cả gia đình mình bị sát hại, và không lâu sau đó, những cơn ác mộng dần dần trở thành sự thật.</p> <p><em>Quỷ Cẩu</em> lấy cảm hứng từ truyền thuyết đô thị ở miền Bắc về "chó đội nón mê" — một loài quỷ có hình hài giống chó có thể đứng hai chân, đội nón lá và chống gậy. Sự xuất hiện của nó như một điềm xui, báo hiệu tai ương cho những ai nhìn thấy nó. Bộ phim này cũng kết hợp các yếu tố văn hóa vào cốt truyện, nhưng điểm đặc biệt là <em>Quỷ Cẩu</em> tái hiện truyền thuyết này trong bối cảnh hiện đại và liên hệ đến vấn đề tiêu thụ thịt chó trong xã hội Việt Nam.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/11/21/horror/05.webp" /> <p class="image-caption">Quỷ Cẩu (2023).</p> </div> <p dir="ltr">Phim có cố gắng xây dựng một hình tượng quái vật đúng nghĩa, nhưng nhận được <a href="https://thanhnien.vn/quy-cau-y-tuong-tot-ky-xao-khong-xung-tam-185231222101929074.htm" target="_blank">đánh giá trái chiều</a> do chưa tốt về mặt kỹ xảo, khiến cho loài sinh vật này trông ngớ ngẩn hơn là đáng sợ. Dù vậy, đây cũng có thể xem là nỗ lực của các nhà làm phim trong việc đổi mới các yếu tố kinh dị thay vì đi theo lối mòn. Nhờ vào cách kể chuyện sáng tạo và chủ đề đương đại, bộ phim đã nhanh chóng gia nhập hàng ngũ các bộ phim Việt Nam đạt doanh thu trên 100 tỷ VND, một cột mốc mới trong thể loại kinh dị Việt.</p> <h3 dir="ltr">Kết</h3> <p>Điện ảnh kinh dị Việt Nam đã đi một chặng đường dài. Từ thời kỳ học hỏi các bộ phim nước ngoài, thể loại đang dần tạo dựng được bản sắc riêng. Ta có thể thấy nhiều dấu hiệu tích cực trong những năm 2020, khi các nhà làm phim bắt đầu thử nghiệm và sáng tạo nhiều hơn, để các bộ phim kinh dị không chỉ dừng lại ở mức hù dọa, mà còn truyền tải những yếu tố kinh dị qua những câu chuyện mang căn tính Việt.</p> <p>Qua việc quan sát cách những bom tấn phòng vé đang dẫn thay áo mới để trở thành những tác phẩm chất lượng, tôi tin rằng chúng có thể xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai của điện ảnh kinh dị Việt Nam. Và dù dòng phim này vẫn sẽ gặp phải những sai lầm và thách thức mới trong tương lai, tôi vẫn tin rằng các nhà làm phim sẽ tiếp tục học hỏi từ chúng và cải thiện thể loại này hơn nữa.</p></div> Phụ nữ trong điện ảnh sau Đổi Mới: Từ công cụ tuyên truyền đến hình tượng đa chiều sâu 2024-10-18T11:00:00+07:00 2024-10-18T11:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17454-phụ-nữ-trong-điện-ảnh-sau-đổi-mới-từ-công-cụ-tuyên-truyền-đến-hình-tượng-đa-chiều-sâu Thư Trịnh. Ành bìa: Tiên Nguyễn. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/web1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/fb1m.webp" data-position="50% 100%" /></p> <p><em>Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã được các nhà làm phim sử dụng để đại diện cho những điều mang tính tầm vóc hơn là câu chuyện cá nhân.</em></p> <p>Giai đoạn 1975–1986 đánh dấu cuộc chuyển mình mạnh mẽ của điện ảnh Việt. Theo sách&nbsp;<em><a href="https://books.google.com.vn/books?id=8oILAQAAMAAJ" target="_blank">Lịch Sử Điện Ảnh Việt Nam</a></em>&nbsp;của biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, lúc này, dòng phim tuyên truyền bắt đầu nhường chỗ cho dòng phim phản biện và phim “thân thiện” với công chúng. Đặc biệt, kể từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, các nhà làm phim đã dùng hình ảnh người bà, người mẹ, người chị để đại diện cho sự kiên cường và bền bỉ của người Việt khi thích ứng những thay đổi kinh tế, văn hóa, và xã hội của đất nước.</p> <h3>Những thăng trầm của nền điện ảnh Việt non trẻ</h3> <p>Năm 1986, chính phủ Việt Nam chuyển từ mô hình kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tạo nên nhiều sự thay đổi trong mọi khía cạnh đời sống xã hội. Phim ảnh là một trong những phương tiện đại chúng phản ánh rõ nét những thay đổi này. Nếu thời kỳ thuộc địa để lại cho nền điện ảnh Việt những thước <a href="http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c271/n10901/Dien-anh-Viet-Nam-thoi-khai-sinh.html" target="_blank">phim tài liệu, phim ngắn</a> thì điện ảnh thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc đã mang đến những bước chuyển mới.&nbsp;</p> <p>Tuy nhiên, phần lớn vẫn là các sản phẩm dựa trên các đề tài về chiến tranh, sản xuất và lao động như&nbsp;<em>Vợ chồng A Phủ</em> (1961), <em>Chị Tư Hậu</em> (1963), <em>Vĩ tuyến 17 ngày và đêm</em> (1972), <em>Em bé Hà Nộ</em>i (1974), v.v. Thời kỳ này có sự xuất hiện của một số nhà làm phim tài năng, nhưng các tác phẩm điện ảnh phải chịu sự kiểm soát gắt gao về nội dung lẫn hình thức của Cục Điện Ảnh.</p> <div class="half-width left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/6.webp" /> <p class="image-caption">Poster phim Chị Tư Hậu (1963).</p> </div> <p>Ở miền Nam, bên cạnh phim về đề tài chiến tranh như&nbsp;<em>Từ Saigon đến Điện Biên Phủ</em>&nbsp;(1970), điện ảnh khám phá những chủ đề rộng hơn qua&nbsp;các bộ phim hài như&nbsp;<em>Tứ quái Sài Gòn</em>&nbsp;(1973),&nbsp;<em>Năm vua hề về làng</em>&nbsp;(1974) hay những câu chuyện tâm lý, tình cảm đã tạo được tiếng vang như&nbsp;<em>Chân trời tím</em>&nbsp;(1971),<em>&nbsp;Sau giờ giới nghiêm</em>&nbsp;(1972).</p> <p><span style="background-color: transparent;">Đến năm 1975, trong bối cảnh xây dựng đất nước, đề tài của các thước phim cũng dần đa dạng hơn, tuy nhiên những bộ phim được biết đến rộng rãi vẫn là những kịch bản lấy đề tài chiến tranh như </span><em style="background-color: transparent;">Mối tình đầu</em><span style="background-color: transparent;"> (1977), </span><em style="background-color: transparent;">Mẹ vắng nhà</em><span style="background-color: transparent;"> (1979), </span><em style="background-color: transparent;">Cánh đồng hoang</em><span style="background-color: transparent;"> (1979).</span></p> <p>Sau Đổi Mới, nền kinh tế thị trường đã tạo ra đã những đổi thay đáng kể cho điện ảnh nước nhà. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp phim đã giúp dòng <a href="https://nhandan.vn/megastory/2018/03/29/" target="_blank">phim “mì ăn liền”</a>&nbsp;với đề tài gần gũi, dễ ăn khách lên ngôi, tạo nên một thế hệ ngôi sao như Lý Hùng, Thu Hà, Diễm Hương, và Việt Trinh. Đến cuối thập niên 90, độ phủ sóng dòng phim này bắt đầu đi xuống, nhường chỗ cho dòng phim nghệ thuật và phim hợp tác nước ngoài; các tác phẩm về Việt Nam của nhà làm phim người nước ngoài gốc Việt như Trần Anh Hùng, Tony Bùi đã có được sự công nhận tại các diễn đàn điện ảnh quốc tế.</p> <h3>“Làm mẹ, làm vợ, làm chiến sĩ”</h3> <p>Nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cùng của Việt Nam, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính để xây dựng đất nước. Nhưng càng về phía Nam, ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán lại càng nhạt nhòa. Nhà nghiên cứu Barbara Watson Andaya&nbsp;<a href="https://www.jstor.org/stable/j.ctt6wqwjx" target="_blank">trong một nghiên cứu về phụ nữ Đông Nam Á</a>&nbsp;cho rằng xã hội Việt Nam vào giai đoạn cận đại không quá bị “thống trị” bởi luồng tư tưởng gia trưởng, do đó truyền thống mẫu hệ vẫn có vị thế về văn hóa, và vai trò của người phụ nữ vẫn được đề cao.</p> <div class="half-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/5.webp" /> <p class="image-caption">Poster phim Bao giờ cho đến tháng Mười (1963).</p> </div> <p>Những bộ phim thời kỳ trước Đổi Mới chọn đề cao vai trò của phụ nữ qua đóng góp cho nỗ lực kháng chiến. Trong đó, người phụ nữ vừa là hậu phương vững chắc, vừa có thể cầm súng xông lên tiền tuyến. Đó là hình ảnh người mẹ, người chị trong chiến tranh như<em> Mẹ vắng nhà</em> (1979), <em>Em bé Hà Nội</em> (1974), hay <em>Bao giờ cho đến tháng Mười</em> (1984) của NSND Đặng Nhật Minh.</p> <p>Phần lớn nhân vật nữ trong các bộ phim thời kỳ này là những người phục vụ cách mạng và dũng cảm chiến đấu như trong <em>Đến hẹn lại lên</em> (1974) của đạo diễn Trần Vũ, hay <em>Cánh đồng hoang</em> (1979) của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến. Các tác phẩm này đều tạo được tiếng vang tại các liên hoan phim thuộc khối Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, ngoài vai trò làm vợ, làm mẹ và phục vụ cho cách mạng, những nhân vật nữ đa phần không thoát ra khỏi vai trò củng cố những lý tưởng và ký ức của giai đoạn chiến tranh.</p> <h3>Mở rộng về vật chất nhưng hạn chế về tinh thần</h3> <p>Từ giai đoạn Đổi Mới, các nhân vật nữ trên màn ảnh không còn chỉ để ngợi ca vai trò của phụ nữ trong thời chiến hay để nhắc nhở về một đoạn ký ức đầy đau thương và mất mát. Họ bắt đầu được xây dựng để đại diện cho những ước mơ, hy vọng cá nhân cũng như hình ảnh của đất nước trong thời đại mới.</p> <p>Cải cách kinh tế năm 1986 đã mở đường cho các cơ sở kinh doanh tư nhân. Phụ nữ có thể quay lại buôn bán hàng hóa tại các chợ dân sinh, kéo theo đó là sự phát triển của loại hình buôn bán nhỏ lẻ, doanh nghiệp gia đình do những người phụ nữ quản lý. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp bình đẳng hơn cho nam giới và nữ giới. Số phụ nữ thành thị, trẻ tuổi, độc thân và có nguồn thu nhập ổn định ngày càng tăng. Phụ nữ trẻ được tự do hơn với nhu cầu vui chơi, giải trí của mình, được cha mẹ cho phép làm những điều hơn so với thế hệ trước.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/7.webp" /></p> <p class="image-caption">Tác phẩm tại triển lãm "Đổi Mới - Hành trình của những giấc mơ" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam vào năm 2016.</p> <p>Tuy nhiên, theo tác gia Lisa Drummond trong bài viết "<a href="https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09663690600700998" target="_blank">Gender in Post-Doi Moi Vietnam: Women, desire, and change</a>"&nbsp;(tạm dịch: Vấn đề giới tại Việt Nam hậu Đổi Mới: phụ nữ, những khát khao và đổi thay), cải cách kinh tế tạo ra nhiều biến chuyển trong đời sống người phụ nữ, nhưng cũng làm rõ hơn những vấn đề về giới đã hiện hữu từ lâu. Các chuẩn mực văn hóa về giới và tính gia trưởng của xã hội Việt Nam, tuy không còn gay gắt như trước, nhưng cũng không dễ để thay đổi sớm chiều.</p> <p>Người phụ nữ thấy mình phải dung hòa những kỳ vọng truyền thống với những tiêu chuẩn đương đại. Họ phải đối mặt với người chồng già cả nhưng vẫn muốn có con trai trước chính sách kế hoạch gia đình của chính phủ, họ phải che giấu mong muốn tình dục trong môi trường đạo đức nghiêm ngặt của nông thôn, đồng thời hi vọng về môi trường làm việc cũng như điều kiện sống tốt hơn trong nền kinh tế thị trường.</p> <h3>Kín đáo, kiệm lời không đồng nghĩa với mất đi tiếng nói</h3> <p>Những vấn đề giới này được thể hiện khá rõ nét qua tác phẩm <em>Cô gái trên sông</em> (1987) của NSND Đặng Nhật Minh và <em>Mùi đu đủ xanh</em> (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng. Cách khắc họa nhân vật nam-nữ và mối quan hệ của họ trong các bộ phim cho thấy khuôn mẫu giới vẫn tồn tại trong tâm thức người Việt. Trong đó, đàn ông được định hình bởi hình tượng mạnh mẽ, thông minh nhưng có phần thiếu trách nhiệm. Phụ nữ thì thường khiêm tốn, kiệm lời, thủy chung và giàu đức hy sinh.</p> <p>NSND Đặng Nhật Minh là&nbsp;một trong những người có đóng góp xuất sắc cho điện ảnh Việt Nam. Dưới tư cách một đạo diễn, ông dành nhiều sự thương cảm cho số phận của người phụ nữ Việt. Ông&nbsp;<a href="https://thegioidienanh.vn/30-nam-phim-co-gai-tren-song-nhung-ky-niem-kho-quen-16535.html" target="_blank">gặp nhiều tranh cãi</a> với C<em>ô gái trên sông&nbsp;</em>vì bị cho là “bôi nhọ” hình ảnh người lính cách mạng, khiến bộ phim từng đứng trước nguy cơ <a href="https://thegioidienanh.vn/30-nam-phim-co-gai-tren-song-nhung-ky-niem-kho-quen-16535.html" target="_blank">bị cấm chiếu</a>.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/11.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/12.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Cô gái trên sông phá bỏ những quan niệm đã được định hình về phụ nữ, cách họ yêu và thể hiện tình yêu người.</p> <p><em>Cô gái trên sông</em>&nbsp;là bức tranh hiện thực gây nhiều tranh cãi khi thể hiện sự đồng cảm với nhân vật “gái bán hoa,” cũng như trong cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ cách mạng “bội tình” trong xã hội Việt Nam thời bình. Bộ phim xoay quanh Nguyệt, một cô gái giang hồ trên sông Hương đi tìm lại người chiến sỹ cách mạng mà cô đã cứu với hy vọng gặp lại anh ta sau ngày giải phóng miền Nam. Niềm tin của cô tan vỡ khi chiến sỹ năm nào giờ đây đã trở thành cán bộ cao cấp và phủ nhận quan hệ với cô.</p> <p>Trong <em>Cô gái trên sông</em>, sự táo bạo của Nguyệt đã cho thấy nỗ lực phá bỏ những quan niệm đã được định hình về phụ nữ, cách họ yêu và thể hiện tình yêu người. Bên cạnh đó, hình ảnh người cán bộ bị vạch trần là một tên bội bạc, còn tên lính ngụy lại giữ lòng thủy chung với người mình yêu cũng tạo nên góc nhìn đa chiều và phong phú hơn cho điện ảnh Việt so với những bộ phim tuyên truyền của thời kỳ trước. Trong suốt sự nghiệp của mình, các tác phẩm của NSND Nhật Minh đa phần là các bộ phim có sự hậu thuẫn của chính phủ, tuy vậy ông đã “<a href="https://tuoitre.vn/dang-nhat-minh-va-su-nghiep-dien-anh-chua-co-nguoi-thay-the-20180315091925898.htm" target="_blank">khéo léo tìm những khe cửa hẹp để thể hiện tiếng nói cá nhân, những đau đáu của ông về đất nước, con người</a>.”</p> <p>Ông còn cho ra đời hai bộ phim được tài trợ bởi Anh và Nhật là <em>Trở về</em> (1994) và<em> Thương nhớ đồng quê</em> (1996), đều chứa đựng hành trình của những người phụ nữ khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường: phụ nữ thành thị có nhiều không gian để giải trí, gặp gỡ, giao lưu và có đời sống xã hội phong phú hơn, còn phụ nữ ở nông thôn vẫn còn thiếu không gian, cơ hội để mở rộng các mối quan hệ cá nhân. Họ bị ràng buộc bởi những yêu cầu khắt khe về đạo đức, cách cư xử khi xã hội vẫn kỳ vọng họ làm tròn vai người vợ, người mẹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/9.webp" /></p> <p class="image-caption">Mùi đu đủ xanh là câu chuyện về những người phụ nữ&nbsp;</p> <p>Sau năm 1986, tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt ở nước ngoài cũng được diện kiến khán giả trong nước sau khi Việt Nam mở cửa. Trong đó chúng ta có <em>Mùi đu đủ xanh</em> (1993), bộ phim dài đầu tay đầu tiên của Trần Anh Hùng. Đây là tác phẩm gây được nhiều tiếng vang nhất của vị đạo diễn người Pháp gốc Việt ở trời Tây, nhận được nhiều đề cử và giải thưởng quốc tế.</p> <p>Với dòng phim của Trần Anh Hùng, những tranh luận về <a href="http://baovannghe.com.vn/pham-tru-truyen-thong-va-dien-ngon-ve-can-tinh-dan-toc-trong-phim-cua-mot-so-dao-dien-viet-kieu-24734.html" target="_blank">“truyền thống” và “bản sắc”</a> là đề tài không bao giờ cạn. Trong <em>Mùi đu đủ xanh</em>, bên cạnh bối cảnh mang đậm chất Việt, mô hình gia đình truyền thống với phong tục, tập quán lâu đời của người Việt, cùng sự hiện hữu của chủ nghĩa gia trưởng tạo nên ý thức về thứ bậc, về vị trí của người con trai trưởng trong gia đình, vẫn in dấu sâu đậm trong tâm thức của các nhân vật nữ dù trong môi trường đô thị hay nông thôn.</p> <p><em>Mùi đu đủ xan</em>h của Trần Anh Hùng là một câu chuyện tình yêu đậm chất Á Đông; bên cạnh sự tận tụy của người phụ nữ là sự vắng bóng của người đàn ông trong gia đình. Bộ phim kể về cô bé Mùi lên Sài Gòn làm người ở cho gia đình thành thị gốc Bắc. Mùi, một cô bé có cái nhìn sâu sắc với cuộc đời, nhận ra được những tổn thương, mất mát trong một gia đình tưởng chừng ấm êm.</p> <p>Người mẹ, người bà đều phải sống trong sự thờ ơ, lạnh nhạt của những người đàn ông trong gia đình. Sự nỗ lực và hy sinh thầm lặng của họ không được chồng và con trân trọng. Khi đối mặt với tình yêu của đời mình, Mùi vẫn lựa chọn nép mình vào một góc lặng lẽ, âm thầm chăm sóc cho gia đình người mình yêu, khi cạnh anh là một vị hôn thê nổi bật cả về ngoại hình lẫn khí chất.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/1.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/13.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Tình yêu của phụ nữ Á Đông được đặt đối lập với tình yêu mạnh mẽ kiểu Tây phương trong Mùi đu đủ xanh.</p> <p>Tình yêu của phụ nữ Á Đông được đặt đối lập với tình yêu mạnh mẽ kiểu Tây trong <em>Mùi đu đủ xanh. </em>Nhưng vượt qua khuôn mẫu giới danh cho một cô&nbsp;hầu gái thôn quê, Mùi đã tự tin từng bước đặt chân vào thế giới của chàng trai được giáo dục và ảnh hưởng sâu sắc lối sống Tây phương. Nhìn chung, qua các bộ phim Việt kiều nói chung và phim của Trần Anh Hùng nói riêng, hình ảnh phụ nữ sau Đổi Mới có tính đa chiều: khiêm nhường, lặng lẽ, phục vụ, những không kém phần mạnh mẽ, tân tiến trong lối suy nghĩ, và tự chủ với vận mệnh của mình.</p> <h3>Đất nước chuyển mình khi phụ nữ chuyển mình</h3> <p>Không chỉ làm nổi lên những vấn đề về giới trong xã hội Việt Nam đương thời, các nhà làm phim còn gửi gắm niềm hy vọng về tương lai của đất nước qua những ước mơ cá nhân của phụ nữ. Hai tác phẩm làm rõ xu hướng này là <em>Lưỡi dao</em> (1995) của đạo diễn Lê Hoàng và <em>Ba mùa</em> (1999) của đạo diễn Tony Bùi.</p> <p><em>Lưỡi dao</em> ra đời trong thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của Lê Hoàng theo nhận định của giới chuyên môn.&nbsp;Bộ phim lấy bối cảnh năm 1975 tại miền Nam và kể về nhân vật nữ tên Nguyệt. Sau khi cả gia đình tử nạn trong chiến tranh, Nguyệt trở nên căm ghét lực lượng giải phóng. Khi nỗi hoài nghi và sợ hãi của Nguyệt dần biến mất qua thời gian, cô mới biết được một sự thật chấn động khiến cô dằn vặt giữa tình yêu và tấm lòng hiếu nghĩa. Nhân vật Nguyệt có thể xem là biểu tượng cho nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, xóa nhòa lòng hận thù trong lòng dân tộc.&nbsp;</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/17.webp" /></p> <p class="image-caption">Nguyệt có thể xem là biểu tượng cho nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, xóa nhòa lòng hận thù trong lòng dân tộc.</p> <p>Trong khi đó, <em>Ba mùa </em>của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi đã tạo nên một không gian Việt có phần lãng mạn hóa nhưng vẫn mang hơi thở của thời đại. Ra mắt ba năm sau khi Việt Nam được gỡ bỏ cấm vận, bộ phim kề những mảnh đời phụ nữ khác nhau tại Sài Gòn dưới tác động của cải cách kinh tế thị trường và hội nhập với phương Tây.</p> <p><em>Ba mùa&nbsp;</em>mang đến&nbsp;những mảnh ghép đầy sắc màu và nhạy cảm trước những sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi người phụ nữ trong phim đại diện cho một giá trị khác nhau. Cô gái làng chơi Lan tìm kiếm một cuộc sống khá giả, không muốn chịu cái bi kịch như mẹ mình, đại diện cho ước mơ có được sự nghiệp, đồng thời giữ lấy cái thanh xuân của người phụ nữ. Ngược lại, An, một cô gái được thuê hái sen, đã an ủi tâm hồn người chủ mắc bệnh phong bằng giọng hát của mình. Cô đại diện cho những giá trị tinh thần đậm chất phương Đông với hình ảnh những đóa sen thuần khiết.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/15.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/16.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Lan và An đều tìm kiếm sự thay đổi, niềm hy vọng, một ước mơ để tiếp tục sống sau bao tổn thương và cơ cực.</p> <p>Nếu Lan là một cô gái hiện đại, mang cái nhìn thực tế, phá bỏ tư duy truyền thống thì An, một thiếu nữ truyền thống đại diện cho sự phê phán lề lối cũ, gột rửa quá khứ. Dù có xuất thân, địa vị, và lựa chọn cuộc sống khác nhau, họ đều đang tìm kiếm sự thay đổi, niềm hy vọng, một ước mơ để tiếp tục sống sau bao tổn thương và cơ cực, cũng như Việt Nam đang từng bước vượt qua chiến tranh và những hậu quả của nó để bắt đầu một chương mới của lịch sử.</p> <p><strong>Kết</strong></p> <p>Nhiều thập kỷ sau chính sách Đổi Mới, các tác phẩm trên vẫn được giới đại chúng lẫn chuyên môn công nhận là “vàng son của lịch sử điện ảnh.” Các nhà làm phim đã khéo léo đưa phụ nữ xa dần khỏi hình tượng&nbsp;“tấm gương tiêu biểu” của điện ảnh cách mạng. Thay vào đó, họ cho phép các nhân vật nữ được sống với những nỗi niềm, vấn đề, và ước mơ riêng của chính mình, từ đó thể hiện sự chuyển mình của đất nước trong tư tưởng, tiêu chuẩn và nhìn nhận về phụ nữ trong thời đại mới.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/web1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/fb1m.webp" data-position="50% 100%" /></p> <p><em>Hình ảnh người phụ nữ từ lâu đã được các nhà làm phim sử dụng để đại diện cho những điều mang tính tầm vóc hơn là câu chuyện cá nhân.</em></p> <p>Giai đoạn 1975–1986 đánh dấu cuộc chuyển mình mạnh mẽ của điện ảnh Việt. Theo sách&nbsp;<em><a href="https://books.google.com.vn/books?id=8oILAQAAMAAJ" target="_blank">Lịch Sử Điện Ảnh Việt Nam</a></em>&nbsp;của biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, lúc này, dòng phim tuyên truyền bắt đầu nhường chỗ cho dòng phim phản biện và phim “thân thiện” với công chúng. Đặc biệt, kể từ sau công cuộc đổi mới năm 1986, các nhà làm phim đã dùng hình ảnh người bà, người mẹ, người chị để đại diện cho sự kiên cường và bền bỉ của người Việt khi thích ứng những thay đổi kinh tế, văn hóa, và xã hội của đất nước.</p> <h3>Những thăng trầm của nền điện ảnh Việt non trẻ</h3> <p>Năm 1986, chính phủ Việt Nam chuyển từ mô hình kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, tạo nên nhiều sự thay đổi trong mọi khía cạnh đời sống xã hội. Phim ảnh là một trong những phương tiện đại chúng phản ánh rõ nét những thay đổi này. Nếu thời kỳ thuộc địa để lại cho nền điện ảnh Việt những thước <a href="http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c271/n10901/Dien-anh-Viet-Nam-thoi-khai-sinh.html" target="_blank">phim tài liệu, phim ngắn</a> thì điện ảnh thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa tại miền Bắc đã mang đến những bước chuyển mới.&nbsp;</p> <p>Tuy nhiên, phần lớn vẫn là các sản phẩm dựa trên các đề tài về chiến tranh, sản xuất và lao động như&nbsp;<em>Vợ chồng A Phủ</em> (1961), <em>Chị Tư Hậu</em> (1963), <em>Vĩ tuyến 17 ngày và đêm</em> (1972), <em>Em bé Hà Nộ</em>i (1974), v.v. Thời kỳ này có sự xuất hiện của một số nhà làm phim tài năng, nhưng các tác phẩm điện ảnh phải chịu sự kiểm soát gắt gao về nội dung lẫn hình thức của Cục Điện Ảnh.</p> <div class="half-width left"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/6.webp" /> <p class="image-caption">Poster phim Chị Tư Hậu (1963).</p> </div> <p>Ở miền Nam, bên cạnh phim về đề tài chiến tranh như&nbsp;<em>Từ Saigon đến Điện Biên Phủ</em>&nbsp;(1970), điện ảnh khám phá những chủ đề rộng hơn qua&nbsp;các bộ phim hài như&nbsp;<em>Tứ quái Sài Gòn</em>&nbsp;(1973),&nbsp;<em>Năm vua hề về làng</em>&nbsp;(1974) hay những câu chuyện tâm lý, tình cảm đã tạo được tiếng vang như&nbsp;<em>Chân trời tím</em>&nbsp;(1971),<em>&nbsp;Sau giờ giới nghiêm</em>&nbsp;(1972).</p> <p><span style="background-color: transparent;">Đến năm 1975, trong bối cảnh xây dựng đất nước, đề tài của các thước phim cũng dần đa dạng hơn, tuy nhiên những bộ phim được biết đến rộng rãi vẫn là những kịch bản lấy đề tài chiến tranh như </span><em style="background-color: transparent;">Mối tình đầu</em><span style="background-color: transparent;"> (1977), </span><em style="background-color: transparent;">Mẹ vắng nhà</em><span style="background-color: transparent;"> (1979), </span><em style="background-color: transparent;">Cánh đồng hoang</em><span style="background-color: transparent;"> (1979).</span></p> <p>Sau Đổi Mới, nền kinh tế thị trường đã tạo ra đã những đổi thay đáng kể cho điện ảnh nước nhà. Việc thương mại hóa ngành công nghiệp phim đã giúp dòng <a href="https://nhandan.vn/megastory/2018/03/29/" target="_blank">phim “mì ăn liền”</a>&nbsp;với đề tài gần gũi, dễ ăn khách lên ngôi, tạo nên một thế hệ ngôi sao như Lý Hùng, Thu Hà, Diễm Hương, và Việt Trinh. Đến cuối thập niên 90, độ phủ sóng dòng phim này bắt đầu đi xuống, nhường chỗ cho dòng phim nghệ thuật và phim hợp tác nước ngoài; các tác phẩm về Việt Nam của nhà làm phim người nước ngoài gốc Việt như Trần Anh Hùng, Tony Bùi đã có được sự công nhận tại các diễn đàn điện ảnh quốc tế.</p> <h3>“Làm mẹ, làm vợ, làm chiến sĩ”</h3> <p>Nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cùng của Việt Nam, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính để xây dựng đất nước. Nhưng càng về phía Nam, ảnh hưởng của văn hóa chữ Hán lại càng nhạt nhòa. Nhà nghiên cứu Barbara Watson Andaya&nbsp;<a href="https://www.jstor.org/stable/j.ctt6wqwjx" target="_blank">trong một nghiên cứu về phụ nữ Đông Nam Á</a>&nbsp;cho rằng xã hội Việt Nam vào giai đoạn cận đại không quá bị “thống trị” bởi luồng tư tưởng gia trưởng, do đó truyền thống mẫu hệ vẫn có vị thế về văn hóa, và vai trò của người phụ nữ vẫn được đề cao.</p> <div class="half-width right"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/5.webp" /> <p class="image-caption">Poster phim Bao giờ cho đến tháng Mười (1963).</p> </div> <p>Những bộ phim thời kỳ trước Đổi Mới chọn đề cao vai trò của phụ nữ qua đóng góp cho nỗ lực kháng chiến. Trong đó, người phụ nữ vừa là hậu phương vững chắc, vừa có thể cầm súng xông lên tiền tuyến. Đó là hình ảnh người mẹ, người chị trong chiến tranh như<em> Mẹ vắng nhà</em> (1979), <em>Em bé Hà Nội</em> (1974), hay <em>Bao giờ cho đến tháng Mười</em> (1984) của NSND Đặng Nhật Minh.</p> <p>Phần lớn nhân vật nữ trong các bộ phim thời kỳ này là những người phục vụ cách mạng và dũng cảm chiến đấu như trong <em>Đến hẹn lại lên</em> (1974) của đạo diễn Trần Vũ, hay <em>Cánh đồng hoang</em> (1979) của đạo diễn Nguyễn Hồng Sến. Các tác phẩm này đều tạo được tiếng vang tại các liên hoan phim thuộc khối Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, ngoài vai trò làm vợ, làm mẹ và phục vụ cho cách mạng, những nhân vật nữ đa phần không thoát ra khỏi vai trò củng cố những lý tưởng và ký ức của giai đoạn chiến tranh.</p> <h3>Mở rộng về vật chất nhưng hạn chế về tinh thần</h3> <p>Từ giai đoạn Đổi Mới, các nhân vật nữ trên màn ảnh không còn chỉ để ngợi ca vai trò của phụ nữ trong thời chiến hay để nhắc nhở về một đoạn ký ức đầy đau thương và mất mát. Họ bắt đầu được xây dựng để đại diện cho những ước mơ, hy vọng cá nhân cũng như hình ảnh của đất nước trong thời đại mới.</p> <p>Cải cách kinh tế năm 1986 đã mở đường cho các cơ sở kinh doanh tư nhân. Phụ nữ có thể quay lại buôn bán hàng hóa tại các chợ dân sinh, kéo theo đó là sự phát triển của loại hình buôn bán nhỏ lẻ, doanh nghiệp gia đình do những người phụ nữ quản lý. Doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp bình đẳng hơn cho nam giới và nữ giới. Số phụ nữ thành thị, trẻ tuổi, độc thân và có nguồn thu nhập ổn định ngày càng tăng. Phụ nữ trẻ được tự do hơn với nhu cầu vui chơi, giải trí của mình, được cha mẹ cho phép làm những điều hơn so với thế hệ trước.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/7.webp" /></p> <p class="image-caption">Tác phẩm tại triển lãm "Đổi Mới - Hành trình của những giấc mơ" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam vào năm 2016.</p> <p>Tuy nhiên, theo tác gia Lisa Drummond trong bài viết "<a href="https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/09663690600700998" target="_blank">Gender in Post-Doi Moi Vietnam: Women, desire, and change</a>"&nbsp;(tạm dịch: Vấn đề giới tại Việt Nam hậu Đổi Mới: phụ nữ, những khát khao và đổi thay), cải cách kinh tế tạo ra nhiều biến chuyển trong đời sống người phụ nữ, nhưng cũng làm rõ hơn những vấn đề về giới đã hiện hữu từ lâu. Các chuẩn mực văn hóa về giới và tính gia trưởng của xã hội Việt Nam, tuy không còn gay gắt như trước, nhưng cũng không dễ để thay đổi sớm chiều.</p> <p>Người phụ nữ thấy mình phải dung hòa những kỳ vọng truyền thống với những tiêu chuẩn đương đại. Họ phải đối mặt với người chồng già cả nhưng vẫn muốn có con trai trước chính sách kế hoạch gia đình của chính phủ, họ phải che giấu mong muốn tình dục trong môi trường đạo đức nghiêm ngặt của nông thôn, đồng thời hi vọng về môi trường làm việc cũng như điều kiện sống tốt hơn trong nền kinh tế thị trường.</p> <h3>Kín đáo, kiệm lời không đồng nghĩa với mất đi tiếng nói</h3> <p>Những vấn đề giới này được thể hiện khá rõ nét qua tác phẩm <em>Cô gái trên sông</em> (1987) của NSND Đặng Nhật Minh và <em>Mùi đu đủ xanh</em> (1993) của đạo diễn Trần Anh Hùng. Cách khắc họa nhân vật nam-nữ và mối quan hệ của họ trong các bộ phim cho thấy khuôn mẫu giới vẫn tồn tại trong tâm thức người Việt. Trong đó, đàn ông được định hình bởi hình tượng mạnh mẽ, thông minh nhưng có phần thiếu trách nhiệm. Phụ nữ thì thường khiêm tốn, kiệm lời, thủy chung và giàu đức hy sinh.</p> <p>NSND Đặng Nhật Minh là&nbsp;một trong những người có đóng góp xuất sắc cho điện ảnh Việt Nam. Dưới tư cách một đạo diễn, ông dành nhiều sự thương cảm cho số phận của người phụ nữ Việt. Ông&nbsp;<a href="https://thegioidienanh.vn/30-nam-phim-co-gai-tren-song-nhung-ky-niem-kho-quen-16535.html" target="_blank">gặp nhiều tranh cãi</a> với C<em>ô gái trên sông&nbsp;</em>vì bị cho là “bôi nhọ” hình ảnh người lính cách mạng, khiến bộ phim từng đứng trước nguy cơ <a href="https://thegioidienanh.vn/30-nam-phim-co-gai-tren-song-nhung-ky-niem-kho-quen-16535.html" target="_blank">bị cấm chiếu</a>.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/11.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/12.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Cô gái trên sông phá bỏ những quan niệm đã được định hình về phụ nữ, cách họ yêu và thể hiện tình yêu người.</p> <p><em>Cô gái trên sông</em>&nbsp;là bức tranh hiện thực gây nhiều tranh cãi khi thể hiện sự đồng cảm với nhân vật “gái bán hoa,” cũng như trong cách xây dựng hình tượng người chiến sĩ cách mạng “bội tình” trong xã hội Việt Nam thời bình. Bộ phim xoay quanh Nguyệt, một cô gái giang hồ trên sông Hương đi tìm lại người chiến sỹ cách mạng mà cô đã cứu với hy vọng gặp lại anh ta sau ngày giải phóng miền Nam. Niềm tin của cô tan vỡ khi chiến sỹ năm nào giờ đây đã trở thành cán bộ cao cấp và phủ nhận quan hệ với cô.</p> <p>Trong <em>Cô gái trên sông</em>, sự táo bạo của Nguyệt đã cho thấy nỗ lực phá bỏ những quan niệm đã được định hình về phụ nữ, cách họ yêu và thể hiện tình yêu người. Bên cạnh đó, hình ảnh người cán bộ bị vạch trần là một tên bội bạc, còn tên lính ngụy lại giữ lòng thủy chung với người mình yêu cũng tạo nên góc nhìn đa chiều và phong phú hơn cho điện ảnh Việt so với những bộ phim tuyên truyền của thời kỳ trước. Trong suốt sự nghiệp của mình, các tác phẩm của NSND Nhật Minh đa phần là các bộ phim có sự hậu thuẫn của chính phủ, tuy vậy ông đã “<a href="https://tuoitre.vn/dang-nhat-minh-va-su-nghiep-dien-anh-chua-co-nguoi-thay-the-20180315091925898.htm" target="_blank">khéo léo tìm những khe cửa hẹp để thể hiện tiếng nói cá nhân, những đau đáu của ông về đất nước, con người</a>.”</p> <p>Ông còn cho ra đời hai bộ phim được tài trợ bởi Anh và Nhật là <em>Trở về</em> (1994) và<em> Thương nhớ đồng quê</em> (1996), đều chứa đựng hành trình của những người phụ nữ khi đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường: phụ nữ thành thị có nhiều không gian để giải trí, gặp gỡ, giao lưu và có đời sống xã hội phong phú hơn, còn phụ nữ ở nông thôn vẫn còn thiếu không gian, cơ hội để mở rộng các mối quan hệ cá nhân. Họ bị ràng buộc bởi những yêu cầu khắt khe về đạo đức, cách cư xử khi xã hội vẫn kỳ vọng họ làm tròn vai người vợ, người mẹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/9.webp" /></p> <p class="image-caption">Mùi đu đủ xanh là câu chuyện về những người phụ nữ&nbsp;</p> <p>Sau năm 1986, tác phẩm của các đạo diễn gốc Việt ở nước ngoài cũng được diện kiến khán giả trong nước sau khi Việt Nam mở cửa. Trong đó chúng ta có <em>Mùi đu đủ xanh</em> (1993), bộ phim dài đầu tay đầu tiên của Trần Anh Hùng. Đây là tác phẩm gây được nhiều tiếng vang nhất của vị đạo diễn người Pháp gốc Việt ở trời Tây, nhận được nhiều đề cử và giải thưởng quốc tế.</p> <p>Với dòng phim của Trần Anh Hùng, những tranh luận về <a href="http://baovannghe.com.vn/pham-tru-truyen-thong-va-dien-ngon-ve-can-tinh-dan-toc-trong-phim-cua-mot-so-dao-dien-viet-kieu-24734.html" target="_blank">“truyền thống” và “bản sắc”</a> là đề tài không bao giờ cạn. Trong <em>Mùi đu đủ xanh</em>, bên cạnh bối cảnh mang đậm chất Việt, mô hình gia đình truyền thống với phong tục, tập quán lâu đời của người Việt, cùng sự hiện hữu của chủ nghĩa gia trưởng tạo nên ý thức về thứ bậc, về vị trí của người con trai trưởng trong gia đình, vẫn in dấu sâu đậm trong tâm thức của các nhân vật nữ dù trong môi trường đô thị hay nông thôn.</p> <p><em>Mùi đu đủ xan</em>h của Trần Anh Hùng là một câu chuyện tình yêu đậm chất Á Đông; bên cạnh sự tận tụy của người phụ nữ là sự vắng bóng của người đàn ông trong gia đình. Bộ phim kể về cô bé Mùi lên Sài Gòn làm người ở cho gia đình thành thị gốc Bắc. Mùi, một cô bé có cái nhìn sâu sắc với cuộc đời, nhận ra được những tổn thương, mất mát trong một gia đình tưởng chừng ấm êm.</p> <p>Người mẹ, người bà đều phải sống trong sự thờ ơ, lạnh nhạt của những người đàn ông trong gia đình. Sự nỗ lực và hy sinh thầm lặng của họ không được chồng và con trân trọng. Khi đối mặt với tình yêu của đời mình, Mùi vẫn lựa chọn nép mình vào một góc lặng lẽ, âm thầm chăm sóc cho gia đình người mình yêu, khi cạnh anh là một vị hôn thê nổi bật cả về ngoại hình lẫn khí chất.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/1.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/13.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Tình yêu của phụ nữ Á Đông được đặt đối lập với tình yêu mạnh mẽ kiểu Tây phương trong Mùi đu đủ xanh.</p> <p>Tình yêu của phụ nữ Á Đông được đặt đối lập với tình yêu mạnh mẽ kiểu Tây trong <em>Mùi đu đủ xanh. </em>Nhưng vượt qua khuôn mẫu giới danh cho một cô&nbsp;hầu gái thôn quê, Mùi đã tự tin từng bước đặt chân vào thế giới của chàng trai được giáo dục và ảnh hưởng sâu sắc lối sống Tây phương. Nhìn chung, qua các bộ phim Việt kiều nói chung và phim của Trần Anh Hùng nói riêng, hình ảnh phụ nữ sau Đổi Mới có tính đa chiều: khiêm nhường, lặng lẽ, phục vụ, những không kém phần mạnh mẽ, tân tiến trong lối suy nghĩ, và tự chủ với vận mệnh của mình.</p> <h3>Đất nước chuyển mình khi phụ nữ chuyển mình</h3> <p>Không chỉ làm nổi lên những vấn đề về giới trong xã hội Việt Nam đương thời, các nhà làm phim còn gửi gắm niềm hy vọng về tương lai của đất nước qua những ước mơ cá nhân của phụ nữ. Hai tác phẩm làm rõ xu hướng này là <em>Lưỡi dao</em> (1995) của đạo diễn Lê Hoàng và <em>Ba mùa</em> (1999) của đạo diễn Tony Bùi.</p> <p><em>Lưỡi dao</em> ra đời trong thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của Lê Hoàng theo nhận định của giới chuyên môn.&nbsp;Bộ phim lấy bối cảnh năm 1975 tại miền Nam và kể về nhân vật nữ tên Nguyệt. Sau khi cả gia đình tử nạn trong chiến tranh, Nguyệt trở nên căm ghét lực lượng giải phóng. Khi nỗi hoài nghi và sợ hãi của Nguyệt dần biến mất qua thời gian, cô mới biết được một sự thật chấn động khiến cô dằn vặt giữa tình yêu và tấm lòng hiếu nghĩa. Nhân vật Nguyệt có thể xem là biểu tượng cho nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, xóa nhòa lòng hận thù trong lòng dân tộc.&nbsp;</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/17.webp" /></p> <p class="image-caption">Nguyệt có thể xem là biểu tượng cho nỗ lực hàn gắn vết thương chiến tranh, xóa nhòa lòng hận thù trong lòng dân tộc.</p> <p>Trong khi đó, <em>Ba mùa </em>của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Tony Bùi đã tạo nên một không gian Việt có phần lãng mạn hóa nhưng vẫn mang hơi thở của thời đại. Ra mắt ba năm sau khi Việt Nam được gỡ bỏ cấm vận, bộ phim kề những mảnh đời phụ nữ khác nhau tại Sài Gòn dưới tác động của cải cách kinh tế thị trường và hội nhập với phương Tây.</p> <p><em>Ba mùa&nbsp;</em>mang đến&nbsp;những mảnh ghép đầy sắc màu và nhạy cảm trước những sự giao thoa giữa cái cũ và cái mới, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi người phụ nữ trong phim đại diện cho một giá trị khác nhau. Cô gái làng chơi Lan tìm kiếm một cuộc sống khá giả, không muốn chịu cái bi kịch như mẹ mình, đại diện cho ước mơ có được sự nghiệp, đồng thời giữ lấy cái thanh xuân của người phụ nữ. Ngược lại, An, một cô gái được thuê hái sen, đã an ủi tâm hồn người chủ mắc bệnh phong bằng giọng hát của mình. Cô đại diện cho những giá trị tinh thần đậm chất phương Đông với hình ảnh những đóa sen thuần khiết.</p> <div class="one-row biggest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/15.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2023/02/10/hinhanhphunu/16.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Lan và An đều tìm kiếm sự thay đổi, niềm hy vọng, một ước mơ để tiếp tục sống sau bao tổn thương và cơ cực.</p> <p>Nếu Lan là một cô gái hiện đại, mang cái nhìn thực tế, phá bỏ tư duy truyền thống thì An, một thiếu nữ truyền thống đại diện cho sự phê phán lề lối cũ, gột rửa quá khứ. Dù có xuất thân, địa vị, và lựa chọn cuộc sống khác nhau, họ đều đang tìm kiếm sự thay đổi, niềm hy vọng, một ước mơ để tiếp tục sống sau bao tổn thương và cơ cực, cũng như Việt Nam đang từng bước vượt qua chiến tranh và những hậu quả của nó để bắt đầu một chương mới của lịch sử.</p> <p><strong>Kết</strong></p> <p>Nhiều thập kỷ sau chính sách Đổi Mới, các tác phẩm trên vẫn được giới đại chúng lẫn chuyên môn công nhận là “vàng son của lịch sử điện ảnh.” Các nhà làm phim đã khéo léo đưa phụ nữ xa dần khỏi hình tượng&nbsp;“tấm gương tiêu biểu” của điện ảnh cách mạng. Thay vào đó, họ cho phép các nhân vật nữ được sống với những nỗi niềm, vấn đề, và ước mơ riêng của chính mình, từ đó thể hiện sự chuyển mình của đất nước trong tư tưởng, tiêu chuẩn và nhìn nhận về phụ nữ trong thời đại mới.</p></div> Viết cho giọng thuyết minh phim bộ Hàn Quốc, âm thanh 'lo-fi' của tuổi thiếu niên 2024-05-14T13:00:00+07:00 2024-05-14T13:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17686-viết-cho-giọng-thuyết-minh-phim-bộ-hàn-quốc,-âm-thanh-lo-fi-của-tuổi-thiếu-niên Khang Nguyễn. Ảnh bìa: Tiên Ngô. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/09/dubbed/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/05/14/VN_FB_Cropm.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Lúc còn nhỏ, nhà tôi có một chiếc TV trong tình trạng dở dở ương ương, đôi lúc ngồi xem thì màn hình bỗng dưng tối đen, mặc dù âm thanh thì vẫn nghe được như thường. Để khắc phục, nhà tôi phải tắt đi bật lại TV vài lần, nhưng đôi khi thấy phiền quá nên chúng tôi cũng mặc kệ. Bố mẹ tôi thường dùng chiếc TV này trong các bữa cơm gia đình để xem mấy kênh truyền hình chiếu phim Hàn Quốc. Nên mỗi khi tôi hồi tưởng về tuổi thơ, tôi vẫn nhớ văng vẳng những âm thanh của những người lồng tiếng các bộ phim Hàn Quốc.</em></p> <p>Giai đoạn thập niên 2000, giữa làn sóng Hallyu, có rất nhiều phim truyện Hàn Quốc được phát sóng trên truyền hình quốc gia. Những bộ phim đời cũ hơn thường sẽ có giọng của một người phụ nữ thuyết minh xuyên suốt. Sau này, khi kĩ thuật lồng tiếng phát triển hơn, mỗi nhân vật trong phim sẽ được lồng một giọng đọc riêng biệt và có biểu cảm đa dạng hơn.</p> <p>Thuở ấy tôi không hứng thú lắm với phim Hàn như bố mẹ, vì tôi cảm thấy giọng đọc thuyết minh nghe hơi đơn điệu, lại thêm những chủ đề gia đình rối rắm mà tôi không hiểu lắm vì lúc ấy còn nhỏ. Tôi chỉ mê mỗi mấy kiểu cháy nổ như phim hoạt hình hay phim siêu nhân Nhật Bản. Phải đến một thời gian dài sau đó, tôi mới có nhiều tiếp xúc với phim Hàn, nhưng theo một cách khác biệt hơn. Lúc ấy tôi đã có phòng riêng, và bố mẹ tôi có để một cái TV cũ trong phòng. Tôi dần có thói quen mở mấy bộ phim Hàn lồng tiếng khi đang làm bài tập hay làm việc gì đó khác, đơn giản là vì khi nghe những giọng nói đã quen thuộc từ nhỏ, và nghe những nhân vật trong phim hàn huyên về cuộc sống hằng ngày, những âm thanh đó làm tôi cảm thấy dễ chịu.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/09/dubbed/01.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/09/dubbed/02.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Tên tôi là Kim Sam Soon (2005) và Bản tình ca mùa đông (2002) là hai bộ phim Hàn đình đám của thập niên 2000.&nbsp;</p> <p>Nhưng rồi một thời gian sau, thói quen này cũng dần dừng lại khi tôi đã có laptop riêng. Nếu tôi cần âm thanh dễ chịu trong phòng, tôi có thể dễ dàng lên YouTube bật “lofi hip hop radio - beats to relax/study to.” Mọi thứ khá lá thuận tiện, chỉ trừ cái là mấy bộ phim lồng tiếng sến rện ngày xưa chẳng biết phải tìm ở đâu trên internet.</p> <p>Đến tận bây giờ, lâu lâu tôi mới may mắn gặp lại những âm thanh quen thuộc ngày đó, thường là vào những dịp ghé thăm họ hàng lớn tuổi, vì họ vẫn còn dùng TV truyền hình cáp cũ. Khi nghe những âm thanh đó đôi khi tôi lại nhớ man mác về những bữa cơm gia đình hồi còn nhỏ và căn phòng của tôi lúc tuổi teen, cái thời mà nỗi lo lớn nhất trong cuộc đời chỉ làm bài tập về nhà và học thuộc bài để mai kiểm tra.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/09/dubbed/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/05/14/VN_FB_Cropm.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Lúc còn nhỏ, nhà tôi có một chiếc TV trong tình trạng dở dở ương ương, đôi lúc ngồi xem thì màn hình bỗng dưng tối đen, mặc dù âm thanh thì vẫn nghe được như thường. Để khắc phục, nhà tôi phải tắt đi bật lại TV vài lần, nhưng đôi khi thấy phiền quá nên chúng tôi cũng mặc kệ. Bố mẹ tôi thường dùng chiếc TV này trong các bữa cơm gia đình để xem mấy kênh truyền hình chiếu phim Hàn Quốc. Nên mỗi khi tôi hồi tưởng về tuổi thơ, tôi vẫn nhớ văng vẳng những âm thanh của những người lồng tiếng các bộ phim Hàn Quốc.</em></p> <p>Giai đoạn thập niên 2000, giữa làn sóng Hallyu, có rất nhiều phim truyện Hàn Quốc được phát sóng trên truyền hình quốc gia. Những bộ phim đời cũ hơn thường sẽ có giọng của một người phụ nữ thuyết minh xuyên suốt. Sau này, khi kĩ thuật lồng tiếng phát triển hơn, mỗi nhân vật trong phim sẽ được lồng một giọng đọc riêng biệt và có biểu cảm đa dạng hơn.</p> <p>Thuở ấy tôi không hứng thú lắm với phim Hàn như bố mẹ, vì tôi cảm thấy giọng đọc thuyết minh nghe hơi đơn điệu, lại thêm những chủ đề gia đình rối rắm mà tôi không hiểu lắm vì lúc ấy còn nhỏ. Tôi chỉ mê mỗi mấy kiểu cháy nổ như phim hoạt hình hay phim siêu nhân Nhật Bản. Phải đến một thời gian dài sau đó, tôi mới có nhiều tiếp xúc với phim Hàn, nhưng theo một cách khác biệt hơn. Lúc ấy tôi đã có phòng riêng, và bố mẹ tôi có để một cái TV cũ trong phòng. Tôi dần có thói quen mở mấy bộ phim Hàn lồng tiếng khi đang làm bài tập hay làm việc gì đó khác, đơn giản là vì khi nghe những giọng nói đã quen thuộc từ nhỏ, và nghe những nhân vật trong phim hàn huyên về cuộc sống hằng ngày, những âm thanh đó làm tôi cảm thấy dễ chịu.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/09/dubbed/01.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/09/dubbed/02.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Tên tôi là Kim Sam Soon (2005) và Bản tình ca mùa đông (2002) là hai bộ phim Hàn đình đám của thập niên 2000.&nbsp;</p> <p>Nhưng rồi một thời gian sau, thói quen này cũng dần dừng lại khi tôi đã có laptop riêng. Nếu tôi cần âm thanh dễ chịu trong phòng, tôi có thể dễ dàng lên YouTube bật “lofi hip hop radio - beats to relax/study to.” Mọi thứ khá lá thuận tiện, chỉ trừ cái là mấy bộ phim lồng tiếng sến rện ngày xưa chẳng biết phải tìm ở đâu trên internet.</p> <p>Đến tận bây giờ, lâu lâu tôi mới may mắn gặp lại những âm thanh quen thuộc ngày đó, thường là vào những dịp ghé thăm họ hàng lớn tuổi, vì họ vẫn còn dùng TV truyền hình cáp cũ. Khi nghe những âm thanh đó đôi khi tôi lại nhớ man mác về những bữa cơm gia đình hồi còn nhỏ và căn phòng của tôi lúc tuổi teen, cái thời mà nỗi lo lớn nhất trong cuộc đời chỉ làm bài tập về nhà và học thuộc bài để mai kiểm tra.</p></div> Từ 'Anh em nhà bác sĩ' đến Netflix: Phim Hàn là sợi dây gắn kết mẹ và tôi 2024-05-07T17:26:21+07:00 2024-05-07T17:26:21+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17679-từ-anh-em-nhà-bác-sĩ-đến-netflix-phim-hàn-là-sợi-dây-gắn-kết-mẹ-và-tôi Ngọc Hân. Ảnh: Tiên Ngô. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/03/vignette1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/03/vignettefb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Rất lâu trước khi series </em>Squid Game<em> của Netflix trở thành hiện tượng xuyên lục địa, đưa truyền hình Hàn Quốc lên bản đồ thế giới, khán giả châu Á, đương nhiên có cả Việt Nam, đã bị mê hoặc bởi hàng loạt tác phẩm như </em>Anh Em Nhà Bác Sĩ<em>, </em>Lối Sống Sai Lầm<em>, hay </em>Boys Over Flower<em> — đây đều là những tựa phim đem lại cảm giác hoài niệm về một thời chôn chân trước màn ảnh nhỏ của chúng ta.</em></p> <p>Vào những năm 2000, tôi và mẹ đều rất mê mệt phim Hàn Quốc. Mỗi lần tìm được một bộ yêu thích, hai mẹ con luôn thay phiên nhau nhắc mở TV khi đến giờ chiếu để không bỏ lỡ tập nào. Thậm chí, khi phim đã hết chiếu trên truyền hình, chúng tôi còn tìm bằng được DVD lậu ngoài hàng để xem đi xem lại mà không chán, vừa xem vừa cười vì giọng lồng tiếng nham nhở và tên nhân vật Việt hóa ngây ngô.</p> <p>Ngày còn nhỏ, tình yêu phim Hàn là một trong những điểm chung ít ỏi giữa tôi và mẹ, cho nên được xem phim cùng nhau là cơ hội để chúng tôi thu hẹp khoảng cách thế hệ. Bình thường, gu phim ảnh của hai mẹ con rất khác nhau: mẹ tôi mê phim Việt, nhưng tôi không ưa nổi cốt truyện sến súa, phi logic; tôi thích Disney Channel và phim Mỹ, còn mẹ tôi không hiểu tiếng Anh, không thích phim không lồng tiếng, và không thích kịch bản quá rối rắm hay trần trụi. Phim Hàn là điểm giao thoa của biểu đồ Ven giữa gu xem phim của chúng tôi.</p> <p>Lên trung học, tôi bắt đầu chán xem phim Hàn, vì bị bội thực với cách kể chuyện dễ đoán, nhân vật sáo rỗng, tình tiết lạm dụng ung thư để tăng kịch tính. Những màn xung đột lồng lộn ngày xưa xem thấy vui, còn giờ chỉ thấy mệt mỏi. Khi Netflix cập bến Việt Nam, tôi chuyển hẳn sang mê mệt kho tàng series phim Mỹ. Cả mấy năm trời theo dõi phim ảnh tiếng Anh, tôi bỏ bê hết thú vui xem phim Hàn ngày xưa. Tôi và mẹ cũng dần dần ít khi ngồi lại cùng bàn luận, đùa vui với mỗi diễn tiến giật gân của truyền hình Hàn Quốc.</p> <p>Bẵng một thời gian không còn cập nhật tin tức về phim Hàn như lúc trước, tôi rất ngạc nhiên khi thấy Netflix bổ sung hàng loạt tựa phim tiếng Hàn. Tò mò xem thử, tôi nhận ra được thể loại phim tôi và mẹ mê mẩn ngày nào đã thay đổi nhiều. Không còn những ca ung thư, đa giác tình yêu rối rắm, ủy mị, mà thay vào đó là đa dạng thể loại cốt truyện với chất lượng hình ảnh và diễn xuất khá tiến bộ. Phim Hàn không còn chỉ gói gọn trong những chuyện tình lâm ly bi đát.</p> <p>Giờ tôi chia thời gian rảnh của mình cho đều các phim thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Hàn. Phim tình cảm Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi lúc cần gì đó nhẹ nhàng, hài hước, thay vì phải vắt óc lên suy ngẫm về cái kết nhiều triết lý. Và quan trọng hơn hết, đó lại trở thành dịp để tôi và mẹ ngồi lại cùng nhau, cười vui, giải trí, cùng nhớ lại những lúc hai mẹ con đã từng mê mệt phim Hàn thuở xa xưa như thế nào.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/03/vignette1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2024/05/03/vignettefb1.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Rất lâu trước khi series </em>Squid Game<em> của Netflix trở thành hiện tượng xuyên lục địa, đưa truyền hình Hàn Quốc lên bản đồ thế giới, khán giả châu Á, đương nhiên có cả Việt Nam, đã bị mê hoặc bởi hàng loạt tác phẩm như </em>Anh Em Nhà Bác Sĩ<em>, </em>Lối Sống Sai Lầm<em>, hay </em>Boys Over Flower<em> — đây đều là những tựa phim đem lại cảm giác hoài niệm về một thời chôn chân trước màn ảnh nhỏ của chúng ta.</em></p> <p>Vào những năm 2000, tôi và mẹ đều rất mê mệt phim Hàn Quốc. Mỗi lần tìm được một bộ yêu thích, hai mẹ con luôn thay phiên nhau nhắc mở TV khi đến giờ chiếu để không bỏ lỡ tập nào. Thậm chí, khi phim đã hết chiếu trên truyền hình, chúng tôi còn tìm bằng được DVD lậu ngoài hàng để xem đi xem lại mà không chán, vừa xem vừa cười vì giọng lồng tiếng nham nhở và tên nhân vật Việt hóa ngây ngô.</p> <p>Ngày còn nhỏ, tình yêu phim Hàn là một trong những điểm chung ít ỏi giữa tôi và mẹ, cho nên được xem phim cùng nhau là cơ hội để chúng tôi thu hẹp khoảng cách thế hệ. Bình thường, gu phim ảnh của hai mẹ con rất khác nhau: mẹ tôi mê phim Việt, nhưng tôi không ưa nổi cốt truyện sến súa, phi logic; tôi thích Disney Channel và phim Mỹ, còn mẹ tôi không hiểu tiếng Anh, không thích phim không lồng tiếng, và không thích kịch bản quá rối rắm hay trần trụi. Phim Hàn là điểm giao thoa của biểu đồ Ven giữa gu xem phim của chúng tôi.</p> <p>Lên trung học, tôi bắt đầu chán xem phim Hàn, vì bị bội thực với cách kể chuyện dễ đoán, nhân vật sáo rỗng, tình tiết lạm dụng ung thư để tăng kịch tính. Những màn xung đột lồng lộn ngày xưa xem thấy vui, còn giờ chỉ thấy mệt mỏi. Khi Netflix cập bến Việt Nam, tôi chuyển hẳn sang mê mệt kho tàng series phim Mỹ. Cả mấy năm trời theo dõi phim ảnh tiếng Anh, tôi bỏ bê hết thú vui xem phim Hàn ngày xưa. Tôi và mẹ cũng dần dần ít khi ngồi lại cùng bàn luận, đùa vui với mỗi diễn tiến giật gân của truyền hình Hàn Quốc.</p> <p>Bẵng một thời gian không còn cập nhật tin tức về phim Hàn như lúc trước, tôi rất ngạc nhiên khi thấy Netflix bổ sung hàng loạt tựa phim tiếng Hàn. Tò mò xem thử, tôi nhận ra được thể loại phim tôi và mẹ mê mẩn ngày nào đã thay đổi nhiều. Không còn những ca ung thư, đa giác tình yêu rối rắm, ủy mị, mà thay vào đó là đa dạng thể loại cốt truyện với chất lượng hình ảnh và diễn xuất khá tiến bộ. Phim Hàn không còn chỉ gói gọn trong những chuyện tình lâm ly bi đát.</p> <p>Giờ tôi chia thời gian rảnh của mình cho đều các phim thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tiếng Hàn. Phim tình cảm Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mỗi lúc cần gì đó nhẹ nhàng, hài hước, thay vì phải vắt óc lên suy ngẫm về cái kết nhiều triết lý. Và quan trọng hơn hết, đó lại trở thành dịp để tôi và mẹ ngồi lại cùng nhau, cười vui, giải trí, cùng nhớ lại những lúc hai mẹ con đã từng mê mệt phim Hàn thuở xa xưa như thế nào.</p></div> Sở thú Studio: Xưởng phim trẻ 'hô biến' rác thải thành hoạt hình stop motion 2024-01-05T14:00:00+07:00 2024-01-05T14:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17617-sở-thú-studio-xưởng-phim-trẻ-hô-biến-rác-thải-thành-hoạt-hình-stop-motion Văn Tân. Ảnh: Sở Thú Studio info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/fbtop2m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Từ giấy báo cũ, bã cà phê, thùng xốp bỏ đi, cành cây khô, v.v. nhóm bạn trẻ Sở thú Studio đã tạo ra những thước phim hoạt hình đầy ấn tượng.</em></p> <p>Theo thống kê từ Green Production Guide (Hoa Kỳ), các bộ phim lớn có thể thải ra 225 tấn sắt phế liệu, gần 50 tấn vụn xây dựng và 72 tấn chất thải thực phẩm… Do đó, “Điện ảnh xanh” ra đời và dần trở thành xu hướng làm phim mà thế giới hướng đến. Tức không chỉ tạo ra các bộ phim mang thông điệp bảo vệ môi trường, mà cả quá trình sản xuất cũng phải “xanh”: sử dụng vật liệu, thiết bị thân thiện hơn, giảm thiểu rác thải, tiết kiệm năng lượng, v.v.</p> <p>Từ Universal Pictures, Walt Disney Pictures đến Warner Bros, một số hãng phim trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp thiết thực như tái chế các vật liệu như gỗ, thép, thủy tinh sau khi phim hoàn thành thay vì vứt ra bãi rác.</p> <h3>Khi người trẻ theo đuổi “điện ảnh xanh”</h3> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu3.webp" /></p> <p class="image-caption">Các thành viên của Sở thú Studio.</p> <p>Ra đời vào tháng 12/2021, <a href="https://www.facebook.com/sothu.greenstudio/" target="_blank">Sở thú Studio</a> là xưởng phim hoạt hình tái chế đầu tiên tại Việt Nam với gần hai mươi nhà làm phim trẻ. Họ có chung niềm yêu thích thể loại hoạt hình, đặc biệt là quan tâm đến môi trường, cùng theo đuổi “điện ảnh xanh” bằng cách làm phim từ rác thải.</p> <p>Lê Mẫn Nhi, Nhà sản xuất Sở thú Studio, cho hay các thành viên gặp gỡ nhau từ cuộc thi phim ngắn Màn ảnh Xanh do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Netflix tổ chức. “Không muốn chỉ dừng lại ở một hội nhóm dự thi nên chúng mình đã lập nhóm để tiếp tục cùng nhau làm phim. Sở thú Studio xây dựng mình là một xưởng phim sản xuất phim hoạt hình tái chế: tái chế rác thải, sử dụng các vật liệu, thiết bị làm phim thân thiện với môi trường.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu14.webp" /></p> <p class="image-caption">Mục tiêu Sở thú Studio hướng đến là “làm phim xanh.”</p> <p>“Cái tên ‘Sở thú’ nghe như một ban nhạc rock thật kêu! Mỗi thành viên một tính cách như các bạn thú trong công viên. Nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê làm phim và mong muốn tạo ra những tác phẩm thật ‘xanh,’’’ cô bạn chia sẻ thêm.</p> <p>Đối với Sở thú Studio, phim hoạt hình là dành cho tất cả mọi người chứ không riêng gì trẻ em, ở mỗi độ tuổi sẽ có những suy nghĩ và chiêm nghiệm khác nhau. Theo đuổi thể loại này, khó khăn lớn nhất mà những nhà làm phim trẻ gặp phải là vấn đề tài chính. Lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường, thể hiện được linh hồn của bộ phim nhưng phải phù hợp với ngân sách hạn hẹp. Xưởng luôn tìm kiếm cơ hội kết hợp với các nhãn hàng, tổ chức có chung chí hướng để sản xuất phim.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu1.webp" /></p> <p class="image-caption">Đạo cụ được dựng từ vật liệu tái chế.</p> <h3>Màn chào sân đầy ấn tượng</h3> <p><em>Vượt Thành Axima</em> là tác phẩm đầu tay của Sở Thú Studio, xuất sắc đạt giải ba cuộc thi Màn Ảnh Xanh bởi ý tưởng độc đáo và hình ảnh chuyên nghiệp.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu20.webp" /></p> <p>Bộ phim dài 4 phút, kể về Max và hành trình đi tìm những con sáng, thứ năng lượng duy nhất có thể cứu sống cái cây của cậu. Bối cảnh là một Trái Đất ở tương lai gần: ô nhiễm trầm trọng và thiếu hụt tài nguyên. Đạo diễn bộ phim, Minh Khuê, tâm sự: “Sức mạnh của điện ảnh là sức mạnh lan toả. Mình và ê kíp mong rằng phim có thể kể một câu chuyện thật hay, có thể gieo vào khán giả một hạt giống suy nghĩ về môi trường. Để khi nắng lên, hạt giống ấy sẽ nảy mầm.”</p> <p><em>Vượt Thành Axima</em> thuộc thể loại stop motion — sử dụng kỹ thuật ghép nhiều ảnh tĩnh để làm nên chuyển động trên màn ảnh. Lý do xưởng phim lựa chọn như vậy là vì thể loại hoạt hình này có sức hút, dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng. Có thể kể đến các tác phẩm nổi tiếng như <em>Shaun the Sheep</em>, <em>Coraline</em>, <em>Paranorman</em>. Đặc biệt, stop motion rất phù hợp cho việc sử dụng chất liệu tái chế.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu6.webp" /></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu7.webp" /></p> <p class="image-caption">Các phân cảnh từ Vượt thành Axima.</p> <p>Sở Thú Studio sử dụng khoảng 60% các chất liệu tái chế để tạo thành nhân vật và xây dựng bối cảnh phim. Sau khi kịch bản đã hoàn thiện, các thành viên bắt đầu quá trình “thu mua”: xốp nhặt từ bãi rác, bã cafe xin lại từ quán, giấy báo hay xỉ than đã dùng từ các quán nướng… Rồi cứ thế mà tuỳ cơ ứng biến. Ví dụ như than tổ ong sẽ đập nát, trộn với nước, báo và keo sữa để nặn thành từng viên xây thành tường nhà; xốp cũ thì phải rửa rồi phơi khô, bọc lên lớp báo giấy rồi tô màu.</p> <p>Bên cạnh đó, thiết bị quay dựng cũng được xưởng phim tận dụng các đồ dùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt: chổi lau nhà (làm thanh giữ máy quay), bình nước…</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu4.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu5.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Quá trình sản xuất Vượt Thành Axima.</p> <p>Mẫn Nhi bật mí: “Cái khó là thực hiện rồi mới biết nó không giống ý tưởng ban đầu. Như ngôi nhà của nhân vật Max, chúng mình dùng chất liệu đất sét nhưng cảm thấy nó không đủ sức gợi hình, vậy là liền thay thế bằng than tổ ong đã qua sử dụng, mộc mạc và chân thực hơn rất nhiều!” Đồng thời, hình ảnh phim còn được lấy cảm hứng từ văn hóa đời sống dân tộc H'Mông, như cậu bé Max má đỏ phúng phính, quần áo hoa văn màu sắc hay những ngôi nhà đá miền núi đặc trưng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu12.webp" /></p> <p class="image-caption">Rác thải được Sở thú Studio thu gom để tái chế cho phim trường.</p> <p>Sau khi phim ngắn hoàn thành, Sở thú Studio tổ chức một triển lãm trưng bày các vật dụng, đạo cụ góp mặt trong phim và lưu giữ chúng làm kỷ niệm. Một số được tận dụng làm đồ trang trí bàn, cây xanh trong bối cảnh thì vẫn tiếp tục trồng và chăm sóc. Nhóm cho hay: “Trước khi bắt đầu, chúng mình cũng hiểu được rằng dù làm phim theo thể loại nào cũng sẽ tạo ra rác thải. Xưởng cố gắng hạn chế rác thải mới bằng cách tái sử dụng những gì đã thu nhặt được.”</p> <p>Sở Thú Studio mong muốn truyền được cảm hứng cho người xem trong việc bảo vệ môi trường: làm phim tái chế không phải là một điều gì quá lớn, mà cũng chỉ là đang cố gắng sống “xanh” từ những bước nhỏ nhất. Và mọi người cũng có thể làm cùng nhau, bắt đầu từ các thói quen đơn giản thường ngày — tận dụng đồ cũ, hạn chế đồ nhựa, dùng túi vải hay bình nước cá nhân.</p> <div class="big"> <video src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu11.mp4" controls="controls"></video> </div> <p class="image-caption">Trailer phim Vượt Thành Axima.</p> <p>Sau <em>Vượt Thành Axima</em>, Sở Thú Studio được đồng hành cùng nhiều đơn vị tổ chức khác để tiếp tục làm phim tái chế. Như gần đây nhất là cộng tác với VTV4 sản xuất video ngắn <em><a href="https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fyoutube.com%2Fclip%2FUgkxWyoulQx86c9MLT28snzJSRfa07fwH6h0%3Ffbclid%3DIwAR0MqW27ukqv-2B6o5sQRUyxk4RTlhxepTpbKq9pmSGSmUqJjTpx6BEMp_U&h=AT3OBDc9VpboUEdcvpc2bm0W3x5OImbcl-NZG6JstIDMCP8--v9nO4P7qc1MKqwOwc_Cys_cpyibnP9hzz9zHRi0tKH56VPaaxoYOvhn2509NMOvMJAEqJzfz5dTBm0QuLU5QciurRWmAxc" target="_blank">Kevin lạc trong thế giới văn hóa</a></em>&nbsp;thuộc chương trình <em>Ngày Trở về</em> 2023. Tin rằng trong tương lai, những nhà làm phim trẻ sẽ có thêm thật nhiều thước phim “xanh” như vậy!</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/fbtop2m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Từ giấy báo cũ, bã cà phê, thùng xốp bỏ đi, cành cây khô, v.v. nhóm bạn trẻ Sở thú Studio đã tạo ra những thước phim hoạt hình đầy ấn tượng.</em></p> <p>Theo thống kê từ Green Production Guide (Hoa Kỳ), các bộ phim lớn có thể thải ra 225 tấn sắt phế liệu, gần 50 tấn vụn xây dựng và 72 tấn chất thải thực phẩm… Do đó, “Điện ảnh xanh” ra đời và dần trở thành xu hướng làm phim mà thế giới hướng đến. Tức không chỉ tạo ra các bộ phim mang thông điệp bảo vệ môi trường, mà cả quá trình sản xuất cũng phải “xanh”: sử dụng vật liệu, thiết bị thân thiện hơn, giảm thiểu rác thải, tiết kiệm năng lượng, v.v.</p> <p>Từ Universal Pictures, Walt Disney Pictures đến Warner Bros, một số hãng phim trên thế giới đã áp dụng nhiều phương pháp thiết thực như tái chế các vật liệu như gỗ, thép, thủy tinh sau khi phim hoàn thành thay vì vứt ra bãi rác.</p> <h3>Khi người trẻ theo đuổi “điện ảnh xanh”</h3> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu3.webp" /></p> <p class="image-caption">Các thành viên của Sở thú Studio.</p> <p>Ra đời vào tháng 12/2021, <a href="https://www.facebook.com/sothu.greenstudio/" target="_blank">Sở thú Studio</a> là xưởng phim hoạt hình tái chế đầu tiên tại Việt Nam với gần hai mươi nhà làm phim trẻ. Họ có chung niềm yêu thích thể loại hoạt hình, đặc biệt là quan tâm đến môi trường, cùng theo đuổi “điện ảnh xanh” bằng cách làm phim từ rác thải.</p> <p>Lê Mẫn Nhi, Nhà sản xuất Sở thú Studio, cho hay các thành viên gặp gỡ nhau từ cuộc thi phim ngắn Màn ảnh Xanh do Hiệp hội Xúc tiến phát triển Điện ảnh Việt Nam (VFDA) và Netflix tổ chức. “Không muốn chỉ dừng lại ở một hội nhóm dự thi nên chúng mình đã lập nhóm để tiếp tục cùng nhau làm phim. Sở thú Studio xây dựng mình là một xưởng phim sản xuất phim hoạt hình tái chế: tái chế rác thải, sử dụng các vật liệu, thiết bị làm phim thân thiện với môi trường.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu14.webp" /></p> <p class="image-caption">Mục tiêu Sở thú Studio hướng đến là “làm phim xanh.”</p> <p>“Cái tên ‘Sở thú’ nghe như một ban nhạc rock thật kêu! Mỗi thành viên một tính cách như các bạn thú trong công viên. Nhưng tất cả đều có chung niềm đam mê làm phim và mong muốn tạo ra những tác phẩm thật ‘xanh,’’’ cô bạn chia sẻ thêm.</p> <p>Đối với Sở thú Studio, phim hoạt hình là dành cho tất cả mọi người chứ không riêng gì trẻ em, ở mỗi độ tuổi sẽ có những suy nghĩ và chiêm nghiệm khác nhau. Theo đuổi thể loại này, khó khăn lớn nhất mà những nhà làm phim trẻ gặp phải là vấn đề tài chính. Lựa chọn vật liệu thân thiện với môi trường, thể hiện được linh hồn của bộ phim nhưng phải phù hợp với ngân sách hạn hẹp. Xưởng luôn tìm kiếm cơ hội kết hợp với các nhãn hàng, tổ chức có chung chí hướng để sản xuất phim.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu1.webp" /></p> <p class="image-caption">Đạo cụ được dựng từ vật liệu tái chế.</p> <h3>Màn chào sân đầy ấn tượng</h3> <p><em>Vượt Thành Axima</em> là tác phẩm đầu tay của Sở Thú Studio, xuất sắc đạt giải ba cuộc thi Màn Ảnh Xanh bởi ý tưởng độc đáo và hình ảnh chuyên nghiệp.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu20.webp" /></p> <p>Bộ phim dài 4 phút, kể về Max và hành trình đi tìm những con sáng, thứ năng lượng duy nhất có thể cứu sống cái cây của cậu. Bối cảnh là một Trái Đất ở tương lai gần: ô nhiễm trầm trọng và thiếu hụt tài nguyên. Đạo diễn bộ phim, Minh Khuê, tâm sự: “Sức mạnh của điện ảnh là sức mạnh lan toả. Mình và ê kíp mong rằng phim có thể kể một câu chuyện thật hay, có thể gieo vào khán giả một hạt giống suy nghĩ về môi trường. Để khi nắng lên, hạt giống ấy sẽ nảy mầm.”</p> <p><em>Vượt Thành Axima</em> thuộc thể loại stop motion — sử dụng kỹ thuật ghép nhiều ảnh tĩnh để làm nên chuyển động trên màn ảnh. Lý do xưởng phim lựa chọn như vậy là vì thể loại hoạt hình này có sức hút, dễ dàng tiếp cận đến nhiều đối tượng. Có thể kể đến các tác phẩm nổi tiếng như <em>Shaun the Sheep</em>, <em>Coraline</em>, <em>Paranorman</em>. Đặc biệt, stop motion rất phù hợp cho việc sử dụng chất liệu tái chế.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu6.webp" /></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu7.webp" /></p> <p class="image-caption">Các phân cảnh từ Vượt thành Axima.</p> <p>Sở Thú Studio sử dụng khoảng 60% các chất liệu tái chế để tạo thành nhân vật và xây dựng bối cảnh phim. Sau khi kịch bản đã hoàn thiện, các thành viên bắt đầu quá trình “thu mua”: xốp nhặt từ bãi rác, bã cafe xin lại từ quán, giấy báo hay xỉ than đã dùng từ các quán nướng… Rồi cứ thế mà tuỳ cơ ứng biến. Ví dụ như than tổ ong sẽ đập nát, trộn với nước, báo và keo sữa để nặn thành từng viên xây thành tường nhà; xốp cũ thì phải rửa rồi phơi khô, bọc lên lớp báo giấy rồi tô màu.</p> <p>Bên cạnh đó, thiết bị quay dựng cũng được xưởng phim tận dụng các đồ dùng quen thuộc với đời sống sinh hoạt: chổi lau nhà (làm thanh giữ máy quay), bình nước…</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu4.webp" alt="" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu5.webp" alt="" /></div> </div> <p class="image-caption">Quá trình sản xuất Vượt Thành Axima.</p> <p>Mẫn Nhi bật mí: “Cái khó là thực hiện rồi mới biết nó không giống ý tưởng ban đầu. Như ngôi nhà của nhân vật Max, chúng mình dùng chất liệu đất sét nhưng cảm thấy nó không đủ sức gợi hình, vậy là liền thay thế bằng than tổ ong đã qua sử dụng, mộc mạc và chân thực hơn rất nhiều!” Đồng thời, hình ảnh phim còn được lấy cảm hứng từ văn hóa đời sống dân tộc H'Mông, như cậu bé Max má đỏ phúng phính, quần áo hoa văn màu sắc hay những ngôi nhà đá miền núi đặc trưng.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu12.webp" /></p> <p class="image-caption">Rác thải được Sở thú Studio thu gom để tái chế cho phim trường.</p> <p>Sau khi phim ngắn hoàn thành, Sở thú Studio tổ chức một triển lãm trưng bày các vật dụng, đạo cụ góp mặt trong phim và lưu giữ chúng làm kỷ niệm. Một số được tận dụng làm đồ trang trí bàn, cây xanh trong bối cảnh thì vẫn tiếp tục trồng và chăm sóc. Nhóm cho hay: “Trước khi bắt đầu, chúng mình cũng hiểu được rằng dù làm phim theo thể loại nào cũng sẽ tạo ra rác thải. Xưởng cố gắng hạn chế rác thải mới bằng cách tái sử dụng những gì đã thu nhặt được.”</p> <p>Sở Thú Studio mong muốn truyền được cảm hứng cho người xem trong việc bảo vệ môi trường: làm phim tái chế không phải là một điều gì quá lớn, mà cũng chỉ là đang cố gắng sống “xanh” từ những bước nhỏ nhất. Và mọi người cũng có thể làm cùng nhau, bắt đầu từ các thói quen đơn giản thường ngày — tận dụng đồ cũ, hạn chế đồ nhựa, dùng túi vải hay bình nước cá nhân.</p> <div class="big"> <video src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2024/01/04/sothu/sothu11.mp4" controls="controls"></video> </div> <p class="image-caption">Trailer phim Vượt Thành Axima.</p> <p>Sau <em>Vượt Thành Axima</em>, Sở Thú Studio được đồng hành cùng nhiều đơn vị tổ chức khác để tiếp tục làm phim tái chế. Như gần đây nhất là cộng tác với VTV4 sản xuất video ngắn <em><a href="https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fyoutube.com%2Fclip%2FUgkxWyoulQx86c9MLT28snzJSRfa07fwH6h0%3Ffbclid%3DIwAR0MqW27ukqv-2B6o5sQRUyxk4RTlhxepTpbKq9pmSGSmUqJjTpx6BEMp_U&h=AT3OBDc9VpboUEdcvpc2bm0W3x5OImbcl-NZG6JstIDMCP8--v9nO4P7qc1MKqwOwc_Cys_cpyibnP9hzz9zHRi0tKH56VPaaxoYOvhn2509NMOvMJAEqJzfz5dTBm0QuLU5QciurRWmAxc" target="_blank">Kevin lạc trong thế giới văn hóa</a></em>&nbsp;thuộc chương trình <em>Ngày Trở về</em> 2023. Tin rằng trong tương lai, những nhà làm phim trẻ sẽ có thêm thật nhiều thước phim “xanh” như vậy!</p></div> Vũ trụ phim mì ăn liền: Lát cắt điện ảnh Việt Nam thập niên 1990 2023-11-15T14:00:00+07:00 2023-11-15T14:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17609-vũ-trụ-phim-mì-ăn-liền-lát-cắt-điện-ảnh-việt-nam-thập-niên-1990 Khang Nguyễn. Ảnh bìa: Monbu Mai. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/00m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Nếu có chút gì quan tâm đến nền điện ảnh Việt Nam, ắt hẳn bạn đã từng thấy qua cụm từ “mì ăn liền”— hay được dùng để mô tả những bộ phim có chất lượng sản xuất thấp. Tuy chỉ mới trở nên thông dụng trong những năm gần đây, đây không phải là một thuật ngữ mới, mà đã xuất hiện từ thập niên 1990 — giai đoạn đánh dấu sự ra đời của một dòng phim thương mại mới, có ảnh hưởng lớn đến cách khán giả Việt tiêu thụ phim ảnh lúc bấy giờ.</em></p> <h3 dir="ltr">Sơ lược về phim mì ăn liền</h3> <p dir="ltr">Từ công cuộc Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đã trải qua những thay đổi lớn về chính trị, xã hội và văn hóa. Những cải cách này gây hiệu ứng dây chuyền đến ngành công nghiệp sản xuất phim và nền điện ảnh Việt Nam. Trước thời kỳ này, việc sản xuất và phân phối phim ảnh hoàn toàn được điều phối bởi nhà nước, nhưng đến giai đoạn Đổi Mới, ngân sách điện ảnh bị cắt giảm khiến nhiều hãng phim gặp khó khăn do tài nguyên hạn hẹp. Do đó, nhiều nhà sản xuất đã tìm đến các nguồn vốn tư nhân để tiếp tục tồn tại. Quá trình tư nhân hóa này đã mở cửa cho một thời kỳ mới, khi điện ảnh trong nước được thống trị bởi dòng phim thị trường tập trung vào yếu tố thương mại.</p> <div class="one-row full-width"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/01.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/03.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Ngày nay, cụm từ “mì ăn liền” thường được dùng để mỉa mai phong cách làm phim ăn xổi ở thì và thiếu chiều sâu.</p> <p dir="ltr">Đồng thời, các tiến bộ công nghệ ở giai đoạn này đã mở đường cho những <a href="https://sachweb.com/publish/DienanhVietnamtap4_id628/DienanhVietnamtap4_id628.aspx#page=10" target="_blank">thay đổi trong phương pháp làm phim</a>. Khi băng VHS trở nên phổ biến, các hãng phim bắt đầu sản xuất phim bằng các loại máy quay cầm tay vì rẻ, nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc ghi hình trên phim truyền thống.</p> <p>Thời kỳ Đổi Mới cũng đưa văn hóa giải trí nước ngoài đến gần hơn với khán giả trẻ thông qua các phim bom tấn Hollywood, phim võ thuật Hồng Kông và phim truyền hình Hàn Quốc. Làn sóng này đặt ra thách thức mới cho điện ảnh Việt Nam, vì thị hiếu xem phim của thế hệ trẻ đã thay đổi, và người xem không còn bị giới hạn trong các câu chuyện thường chỉ xoay quanh đề tài chiến tranh như thời kỳ trước đó.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/04.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Việt Trinh</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/05.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Diễm Hương</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/06.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Lý Hùng</p> </div> </div> <p>Đến thập niên 1990, nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các bộ phim mì ăn liền ra rạp ồ ạt để lôi kéo công chúng đến phòng vé và nâng cao doanh thu. Các tác phẩm thường được sản xuất gấp rút, có kinh phí thấp và quay trên máy cầm tay. Biệt danh “mì ăn liền” xuất phát từ sự tương đồng giữa các bộ phim của thời kỳ này và mì ăn liền: nhanh, rẻ, dễ tiêu thụ và thỏa cơn đói của nhiều người — giống như cách các bộ phim thương mại đáp ứng những nhu cầu mới của khán giả trong một thời kỳ chuyển đổi của nền điện ảnh.</p> <h3 dir="ltr">Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế phim mì ăn liền</h3> <p dir="ltr">Những bộ phim mì ăn liền đầu tiên đã nhận được phản hồi tích cực của khán giả, nhiều bộ trong số đó đạt được thành công lớn tại phòng vé. Trung bình, có khoảng 50 bộ phim được cho ra lò mỗi năm vào đầu thập niên 1990, cho ra đời thế hệ minh tinh điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. NSND Thu Hà, một trong những cái tên hiếm hoi từ miền Bắc thành công ở thể loại mì ăn liền, đã chia sẻ trong một cuộc <a href="https://www.youtube.com/watch?v=KKfo--zZMy4" target="_blank">phỏng vấn với VTV</a>: “Dòng phim ấy phủ sóng toàn bộ rạp. Lúc bấy giờ, chúng mình đi đến đâu, công chúng cũng biết đến.”</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/08.webp" /> <p class="image-caption">Hình ảnh của các diễn viên được in trên lịch, bìa sổ tay và bưu thiếp. Đây là những hiện vật được lưu giữ bởi người sưu tập Nguyễn Văn Đương. Ảnh qua trang Facebook Thương Mái Trường Xưa.</p> </div> <p dir="ltr">Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim này kéo dài không bao lâu. Đến năm 1994, thể loại này bắt đầu thoái trào mà không có nguyên nhân cụ thể. Một số ý kiến <a href="https://thethaovanhoa.vn/nhin-lai-dong-phim-mi-an-lien-hay-bot-khat-khe-20190529064552624.htm" target="_blank">cho rằng</a> xu hướng làm phim ăn xổi, thiếu chiều sâu, tập trung tối đa vào lợi nhuận, cũng như sự ra đời của dòng phim truyền hình đã khiến người xem phải quay lưng. Cũng theo nhà phê bình và nghiên cứu phim <a href="https://dangcongsan.vn/van-hoc-nghe-thuat/xay-dung-nen-cong-nghiep-dien-anh-ben-vung-24548.html" target="_blank">Ngô Phương Lan</a>, thị trường phim mì ăn liền “bão hòa” khiến khán giả bị bội thực với những tác phẩm “thiếu chất lượng về mặt kịch bản và giá trị nghệ thuật.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/09.webp" /></p> <p dir="ltr">Sau thời kỳ hoàng kim của phim mì ăn liền, thể loại này đã <a href="https://nhandan.vn/megastory/2018/03/29/" target="_blank">nhường chỗ</a>&nbsp;cho dòng phim nghệ thuật cũng như sự trở lại của dòng phim chiến tranh theo định hướng của nhà nước trong những năm 1990. Tuy thời kỳ này của điện ảnh Việt Nam có mang lại những thay đổi tích cực, những gì đọng lại trong ký ức của công chúng đến nay thường là những khía cạnh tiêu cực: thuật ngữ “mì ăn liền” vẫn được <a href="https://kenh14.vn/cine/phim-mi-an-lien-bien-tuong-cua-dien-anh-viet-duong-dai-20150906100917611.chn" target="_blank">dùng để đại diện</a> cho những sản phẩm kém chất lượng cũng như cách làm phim tàu nhanh.</p> <p>Tuy nhiên, đâu đó trong thời buổi hiện đại, khán giả vẫn có thể <a href="https://tienphong.vn/thoi-dai-phim-mi-an-lien-da-cham-dut-post809496.tpo" target="_blank">trân trọng</a>&nbsp;những tác phẩm sản sinh từ thời kỳ này. Tạm bỏ qua những nhược điểm, phim mì ăn liền là một vùng trời hoài niệm, là xuất phát điểm của những cái tên thân thuộc với khán giả, cũng như sự khéo léo của nhà làm phim khi đối mặt với kinh phí thấp và kỹ nghệ làm phim còn chập chững của điện ảnh Việt ngày ấy.</p> <div class="one-row smallest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/10.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/11.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Thời kỳ này đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia khi giới thiệu những góc nhìn và kỹ thuật làm phim mới. Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17 năm 2011 đã <a href="https://vietnamnet.vn/lhp-viet-nam-ton-vinh-dong-phim-mi-an-lien-52891.html" target="_blank">tôn vinh</a> dòng phim mì ăn liền trong buổi lễ khai mạc bằng cách bao gồm những tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ này trong triển lãm Lịch sử Điện ảnh Việt Nam.</p> <p dir="ltr">Tuy đã hơn ba mươi năm kể từ đỉnh cao của phim mì ăn liền, nhờ sự xuất hiện của YouTube, nhiều bộ phim từ thập kỷ 1990 đã được “hồi sinh” qua các phiên bản trực tuyến. Đa dạng về số lượng lẫn chất lượng, sau đây là một số tác phẩm “mì ăn liền” nổi bật đã được <em>Saigoneer</em> tổng hợp và gửi đến độc giả.</p> <h3 dir="ltr">1. Những tác phẩm tiên phong</h3> <p dir="ltr">Nguồn gốc của trào lưu phim ăn liền có thể được quy về hai bộ phim. Cả hai tác phẩm đều đạt được thành công lớn tại phòng vé, giúp truyền cảm hứng, định hình cho thể loại: từ các tình tiết điển hình, phong cách diễn xuất, đến cảm quan chung của những tác phẩm về sau.</p> <p><strong>Vị Đắng Tình Yêu (1990)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/14.webp" /></p> <p dir="ltr">Đây có lẽ là bộ phim phổ biến nhất trong thời kỳ này, nói nôm na là “Mì Hảo Hảo” của thế giới phim mì ăn liền. <em>Vị Đắng Tình Yêu</em> kể về chuyện tình day dứt giữa Quang, một sinh viên y khoa nhút nhát và hiền lành, và Phương, một nghệ sĩ đàn piano yêu nghề mãnh liệt. Phương suy sụp khi bác sĩ phát hiện một mảnh đạn găm vào não cô, buộc cô phải từ bỏ sự nghiệp âm nhạc của mình, vì suy tư quá nhiều về âm nhạc có thể khiến cô phải bỏ mạng.</p> <p dir="ltr">Đây là bộ phim mì ăn liền đầu tiên mà tôi xem, và lần đầu tiên xem nó, tôi liên tục bị xao nhãng bởi những chi tiết nhập nhằng trải dài suốt bộ phim. Cách chuyển cảnh của phim rất thô và rời rạc vì thiếu góc quay toàn cảnh. Tại nhiều điểm quan trọng trong mạch truyện, bộ phim lại sa đà vào các diễn biến chóng vánh và lời giải thích rườm rà của nhân vật thay vì những phân cảnh có sức nặng hơn.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/15.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/16.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Nhưng nếu tạm tha thứ cho những khiếm khuyết này, và hiểu cho rằng chúng phản ánh những đặc tính “xưa cũ” của điện ảnh thập niên trước, thì bộ phim lại làm khá tốt vai trò của mình. Cốt truyện theo chân Phương trên hành trình đấu tranh giữa hai lựa chọn: theo đuổi đam mê hay bảo vệ sự sống. Các diễn viên đóng vai sáu người bạn của Quang phối hợp rất ăn ý. Tuyến nhân vật học sinh ngây thơ, hồn nhiên cũng giúp cân bằng lại những phân đoạn nặng nề hơn của bộ phim. Thế nên, dù đầy rẫy lỗi kỹ thuật và chi tiết khó chịu khắp nơi, bộ phim vẫn đáng xem nhờ câu chuyện nhân văn và nhẹ nhàng của mình.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/12.webp" /> <p class="image-caption">Rạp Vinh Quang (trước đó tên là Rạp Casino) treo áp phích quảng cáo phim Vị Đắng Tình Yêu (trái), một trong những phim mì ăn liền nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Ảnh chụp bởi Raymond Depardon năm 1992. Nguồn ảnh: người dùng Flickr manhhai.</p> </div> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>:&nbsp;Một bộ phim mì ăn liền cực kì kinh điển với sự tham gia của các diễn viên ngôi sao. Phim có nhiều khiếm khuyết về mặt kỹ thuật, có lẽ là do kết quả của quá trình làm phim gấp rút. [10/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Cốt truyện tốt&nbsp;nhưng cần cải thiện ngôn ngữ điện ảnh của mình. [6.5/10]<br />. [6.5/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Cốt truyện và diễn xuất vẫn có thể tạo ấn tượng tốt cho khán giả, nhưng những điểm yếu của phim sẽ bị các nhà phê bình xử đẹp. [5/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Vị Đắng Tình Yêu</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=1CPxVTHOC_U" target="_blank">đây</a>.</p> <p><strong>Phạm Công - Cúc Hoa (1989)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/17.webp" /></p> <p dir="ltr">Đây là tác phẩm chuyển thể từ một bài thơ nổi tiếng cùng tên. Mặc dù không nổi tiếng như <em>Vị Đắng Tình Yêu</em>, <em>Phạm Công - Cúc Hoa</em> cũng đạt được thành công nhất định tại phòng vé. Bộ phim nói về cuộc đời của Phạm Công, từ ngày anh yêu Cúc Hoa và sau này cưới cô, đến khi họ có con. Phạm Công phải rời thủ đô để nhập ngũ và gặp phải nhiều biến cố, còn Cúc Hoa phải đấu tranh để nuôi hai con một mình. Ở thủ đô, Phạm Công bị ép phải lấy con gái của một quan chức làm vợ lẽ.</p> <p dir="ltr">Bộ phim khai thác những đề tài như lòng chung thủy và giá trị gia đình, đồng thời phê phán chế độ đa thê của quý tộc xưa. Đây là một cốt truyện có chiều sâu, nhưng không may, cách câu chuyện được kể lại có nhiều vấn đề. Trong suốt 2 giờ 35 phút, bộ phim lạm dụng những trường đoạn âm nhạc kéo dài mà không có hình ảnh thú vị hoặc liên quan đến cốt truyện.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/18.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/19.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Từ góc độ kỹ xảo, bộ phim có một lượng lớn những cảnh chiến đấu khá gượng gạo. Diễn viên di chuyển chậm như thể các nhân vật đang đùa giỡn chứ không phải đánh nhau. Xét về tổng thể, phim có phần lỗi thời và có lẽ sẽ tốt hơn nếu câu chuyện được rút gọn và kể một cách súc tích hơn.</p> <ul> <li dir="ltr"><strong>Độ “ăn liền”:&nbsp;</strong>Điểm nổi bật duy nhất của bộ phim so với những tác phẩm mì ăn liền khác là thời lượng, vì hầu hết các bộ phim khác chỉ dài tầm 90 phút. [9/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>:&nbsp;Phim có cốt truyện tốt, nhưng diễn biến quá chậm. [5/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Một bộ phim sử lịch sử bị chê toàn tập về khâu kỹ xảo. [2/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Phạm Công - Cúc Hoa</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=AkYGQKyyaU0" target="_blank">đây</a>.</p> <h3 dir="ltr">2. Các dòng phim mì ăn liền phổ biến</h3> <p dir="ltr">Các bộ phim mì ăn liền ngày ấy thường rơi vào hai đề tài chính: tình yêu thanh xuân và chính kịch lịch sử. Chủ đề tình cảm tất nhiên chiếm ưu thế vì dễ tiếp cận với khán giả trẻ. Về phương diện sản xuất, các cốt truyện và bối cảnh hiện đại trong phim tình cảm cũng sẽ dễ quay dựng hơn. Để giới thiệu rõ hơn về thể loại này, tôi chọn phim <em>Vĩnh Biệt Mùa Hè</em> (1992), tác phẩm đã từng giành thành công lớn tại phòng vé và được xem là một tác phẩm&nbsp;<a href="https://vietnamnet.vn/nhung-phim-viet-hay-nhat-ve-hoc-tro-259973.html" target="_blank">kinh điển</a>&nbsp;trong kho phim tình cảm “vườn trường” của điện ảnh Việt Nam.</p> <p>Thể loại thứ hai, chính kịch lịch sử,&nbsp;<a href="https://tuoitre.vn/loay-hoay-lam-phim-lich-su-369755.htm" target="_blank">từng bị thất sủng</a>, nhưng đã được <a href="https://baophapluat.vn/khi-bao-den-ly-huynh-tung-hoanh-thuong-truong-post95684.html" target="_blank">hồi sinh</a> trong thời kỳ phim mì ăn liền với nhiều bộ phim lịch sử thành công tại phòng vé. Trong số đó, <em>Tráng Sĩ Bồ Đề</em> <a href="https://vietnamnet.vn/nhung-phim-co-trang-an-tuong-nhat-man-anh-viet-p3-257343.html" target="_blank">được xem</a> là một trong những tác phẩm để lại dấu ấn tốt nhất về chất lượng kỹ thuật.</p> <p dir="ltr"><strong>Vĩnh Biệt Mùa Hè (1992)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/23.webp" /></p> <p dir="ltr"><em>Vĩnh Biệt Mùa Hè</em> theo chân hai người bạn thân Hằng và Hạ và chuyện tình của họ vào năm cuối cấp trung học. Hạ, xuất thân từ một gia đình giàu có, phải lòng một chàng trai hiền lành từ gia đình nghèo khó. Trong khi đó, Hằng lại theo đuổi mối quan hệ bí mật với một giáo viên tại trường mình.</p> <p><em>Vĩnh Biệt Mùa Hè</em> được xếp vào hàng kinh điển vì nhiều lý do. Dù khai thác những mô típ quen thuộc như “Romeo và Juliet” và tình thầy trò, tác phẩm vượt qua những hạn chế của thể loại bằng nghệ thuật kể chuyện. Câu chuyện bắt đầu như những bộ phim tình cảm khác, nhưng không sa đà vào những tình tiết giằng co, lâm li bi đát, mà tập trung vào việc truyền tải thông điệp về hạnh phúc trong cuộc sống. Hành trình trưởng thành và tính cách của các nhân vật chính được khắc họa một cách gần gũi và chi tiết.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/24.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/25.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Ở khía cạnh thị giác, bộ phim nổi bật nhờ việc sử dụng liên tục các cảnh quay cận cảnh, cho diễn viên có cơ hội để thể hiện cảm xúc của nhân vật tốt nhất. Tuy nhiên, diễn xuất của các diễn viên có phần non nớt và đài từ còn đơn điệu. Tuy nhiên, kịch bản phim vẫn đủ chắc để “gánh” các khuyết điểm trên.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>:&nbsp;Bộ phim có những đặc điểm chung của phim mì ăn liền về chất lượng kỹ thuật và thể loại. Kịch bản tương đối xuất sắc khi so với các phim cùng thể loại. [8/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Một bộ phim “thanh xuân vườn trường” ổn áp. [8/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Lời thoại đơn điệu có khả năng gây buồn ngủ cao, nhưng thông điệp ý nghĩa về năm tháng trưởng thành sẽ níu chân khán giả. [7/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Vĩnh Biệt Mùa Hè&nbsp;</em>tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=OG6TvXrbwcg" target="_blank">đây</a>.</p> <p><strong>Tráng Sĩ Bồ Đề (1991)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/20.webp" /></p> <p>Vào thế kỷ thứ 10 tại Việt Nam, nội cung của Triều đình bắt đầu dậy sóng. Nhân vật chính, vị tráng sĩ tên Bồ Đề, được giao nhiệm vụ tiêu diệt một kẻ thù dấu mặt đang ấp ủ âm mưu lật đổ ngai vàng.</p> <p dir="ltr">Bộ phim thể hiện rõ những yếu tố của dòng phim kiếm hiệp Trung Quốc mà các phim mì ăn liền thường “học tập” — các phân đoạn đánh nhau kịch tính, các cảnh đấu kiếm gãy gọn, nhân vật chính là một vị trượng phu hào hiệp, câu chuyện diễn ra giữa bối cảnh nội cung thâm chiến.</p> <p>Từ tên gọi, mọi người sẽ dễ nhầm tưởng đây là một bộ phim cổ trang quy mô lớn với nhiều phân cảnh chiến đấu hoành tráng, nhưng trên thực tế, bộ phim lại mang hơi thở bí ẩn của dòng phim trinh thám, những diễn biến chính đa phần xoay quanh âm mưu tranh quyền đoạt vị giữa cánh rừng cơ mật, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và hấp dẫn xuyên suốt. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử cùng việc các nhân vật xuất hiện dưới nhiều danh tính sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người xem.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/21.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/22.webp" /></div> </div> <p>Về phương diện võ thuật, kịch bản được thực hiện khá tốt với các cảnh đánh nhau chủ yếu diễn ra trong bóng tối, có lẽ để che giấu nhược điểm kỹ thuật và mang lại cảm giác chân thật hơn. Xét tổng thể, có thể gọi đây là một bộ phim sử thi mang yếu tố trinh thám, các kỹ xảo chiến đấu đến giờ vẫn không hề lỗi thời mặc dù bộ phim này được sản xuất từ năm 1991.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>:&nbsp;Có đặc điểm tương tự với các bộ phim lịch sử cùng thời kỳ, nhưng khéo léo hơn trong việc che giấu các hạn chế kỹ thuật. [8/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Một bộ phim khiến bạn phải nín thở từ đầu đến cuối. [7.5/10]&nbsp;</li> <li dir="ltr"><strong>Nếu ra rạp ngày này</strong>: Những phân cảnh đánh nhau vẫn rất đáng xem ngay cả sau 32 năm. [8/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Tráng Sĩ Bồ Đề</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=XdcJExu7Hhw" target="_blank">đây</a>.</p> <h3 dir="ltr">3. Các tác phẩm của Trần Cảnh Đôn</h3> <p dir="ltr">Vai trò đạo diễn cho các bộ phim mì ăn liền đã được nắm bởi cả cái tên gạo cội và gương mặt mới. Một cá nhân nổi bật trong số họ, đối với tôi, là Trần Cảnh Đôn, một trong những đạo diễn sản xuất nhiều nhất của thời kỳ này, với tám bộ phim điện ảnh ra rạp từ năm 1990 đến 1994, gần như tất cả đều đạt được thành công thương mại. Do ông ưa thích lựa chọn cách diễn viên mới, nhiều bộ phim của ông đã trở thành bệ phóng cho các ngôi sao lớn.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/13.webp" /> <p class="image-caption">Đạo diễn Trần Cảnh Đôn trên phim trường. Ảnh qua <em>Dân Việt</em>.</p> </div> <p dir="ltr">Hai tác phẩm của Trần Cảnh Đôn là ví dụ hoàn hảo về phim mì ăn liền. Chúng ta có thể kể đến bộ phim hài lãng mạn <em>Cô Thủ Môn Tội Nghiệp</em> (1991),&nbsp;<a href="https://web.archive.org/web/20160427200925/http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_content&id=4352:gii-thng-bong-sen-vang-qua-16-k-lhpvn&Itemid=34" target="_blank">tác phẩm đoạt giải thưởng đầu tiên</a> của ông; hay <em>Ngôi Sao Cô Đơn</em> (1992),&nbsp;<a href="https://baophapluat.vn/nho-tran-canh-don-nho-mot-thoi-vang-son-phim-mi-an-lien-viet-post418292.html">được xem là</a> một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, trở thành bộ phim thước đo tiêu chuẩn cho phim mì ăn liền thập kỷ 1990.</p> <p dir="ltr"><strong>Cô Thủ Môn Tội Nghiệp (1991)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/26.webp" /></p> <p dir="ltr">Ngay cả ngày nay, đề tài bóng đá nữ vẫn hiếm khi được khám phá trên màn ảnh. Việc đưa đưa chủ đề này vào một bộ phim điện ảnh vào năm 1991 của Trần Cảnh Đôn là một quyết định rất táo bạo. Câu chuyện xoay quanh Thục Hiền, một cô gái đam mê bộ môn bóng đá. Cơ hội trở thành thủ môn cho một đội bóng bán chuyên. Tuy nhiên, điều này khiến cô bị người hôn phu, gia đình anh, và thậm chí là mẹ cô từ mặt.</p> <p dir="ltr">Những nhân vật phản diện trong bộ phim này được phát triển có chiều sâu và phức tạp. Các động cơ hợp lý được thiết lập để giải thích tại sao ba nhân vật này lại quyết liệt từ chối Hiền, cũng như cách họ từ từ thay đổi và phát triển. Thật không may, bộ phim bắt đầu “đuối sức” khi chạy được một nửa thời lượng, khi giới thiệu thêm một số nhân vật như HLV đội bóng và đồng đội của Huyền.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/27.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/28.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Từ góc độ kỹ thuật, có một vấn đề lớn trong cách bộ phim sử dụng âm thanh lồng tiếng. Giọng của diễn viên gần như tách biệt hoàn toàn với âm thanh của môi trường xung quanh. Lỗi này xuất hiện xuyên suốt bộ phim, làm giảm trải nghiệm của người xem. Tóm lại, so với các bộ phim mì ăn liền khác, bộ phim khá tương tự về khía cạnh kỹ thuật và cốt truyện, nhưng đi trước thời đại khi tập trung vào một chủ đề tiến bộ như bóng đá nữ.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>: Một bộ phim mì ăn liền có chủ đề độc đáo về bóng đá nữ. [9/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Hơi tham lam trong việc xây dựng nhân vật. Khắc họa hình ảnh của thế giới bóng đá nữ một cách thú vị và văn minh. [6.5/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Chủ đề về bóng đá nữ có thể thu hút khán giả hiện đại, nhưng vấn đề âm thanh sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm khi xem. [4/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Cô Thủ Môn Tội Nghiệp</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=YSmyRBpFyJQ" target="_blank">đây</a>.</p> <p dir="ltr"><strong>Ngôi Sao Cô Đơn (1992)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/29.webp" /></p> <p dir="ltr">Với N<em>gôi Sao Cô Đơn</em>, Trần Cảnh Đôn lại một lần nữa làm mới thể loại phim mì ăn liền, lần này là với đề tài trinh thám. Bộ phim bắt đầu với cảnh điều tra viên Quốc cùng một số một số đồng nghiệp đang xem buổi hòa nhạc của ca sĩ Mỹ Nhung trên TV. Một cuộc gọi điện báo tin cho họ biết Mỹ Nhung được phát hiện đã tử vong trong phòng ngủ của mình. Quốc bắt đầu hành trình để giải mã vụ án mạng này và sớm khám phá ra cuộc sống bí mật đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của nữ nghệ sĩ nổi tiếng.</p> <p>Cũng như bộ phim trước, Trần Cảnh Đôn cố gắng xây dựng các nhân vật phức tạp và đa chiều hơn, và lần này, ông đã thành công. Trong hành trình khám phá cuộc đời của Mỹ Nhung, câu chuyện khai thác những chủ đề sâu sắc hơn, như số phận của những người phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc bị thao túng bởi nam giới.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/30.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/31.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Ngoài việc phát triển nhân vật một cách tròn trịa, bộ phim còn mang một phong cách thẩm mỹ riêng biệt. Âm nhạc dồn dập, bối cảnh âm u, và một điều tra viên nghiêm nghị với điếu thuốc luôn trong tay — mọi chi tiết đều làm người ta nhớ đến những bộ phim trinh thám Hollywood từ thập niên 1950. Theo cảm nhận của tôi, đây là bộ phim tượng đài cho phong cách phim mì ăn liền thập niên 1990, và do đó đây cũng là bộ phim yêu thích của tôi trong danh sách.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>: Điểm tương đồng duy nhất giữa bộ phim này và các bộ phim mì ăn liền khác là có sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngoài ra, từ cốt truyện, thể loại, đến chất lượng sản xuất, thì <em>Ngôi Sao Cô Đơn</em> đều vượt xa các tác phẩm cùng thể loại. [3/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Đây là bộ phim mà tôi đánh giá cao nhất trong danh sách. [9/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Hoàn thiện về kịch bản lẫn kỹ thuật quay dựng, bộ phim vẫn có thể chinh phục khán giả hiện đại. [10/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Ngôi Sao Cô Đơn</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=h1xgYmUePes" target="_blank">đây</a>.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/00m.webp" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Nếu có chút gì quan tâm đến nền điện ảnh Việt Nam, ắt hẳn bạn đã từng thấy qua cụm từ “mì ăn liền”— hay được dùng để mô tả những bộ phim có chất lượng sản xuất thấp. Tuy chỉ mới trở nên thông dụng trong những năm gần đây, đây không phải là một thuật ngữ mới, mà đã xuất hiện từ thập niên 1990 — giai đoạn đánh dấu sự ra đời của một dòng phim thương mại mới, có ảnh hưởng lớn đến cách khán giả Việt tiêu thụ phim ảnh lúc bấy giờ.</em></p> <h3 dir="ltr">Sơ lược về phim mì ăn liền</h3> <p dir="ltr">Từ công cuộc Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đã trải qua những thay đổi lớn về chính trị, xã hội và văn hóa. Những cải cách này gây hiệu ứng dây chuyền đến ngành công nghiệp sản xuất phim và nền điện ảnh Việt Nam. Trước thời kỳ này, việc sản xuất và phân phối phim ảnh hoàn toàn được điều phối bởi nhà nước, nhưng đến giai đoạn Đổi Mới, ngân sách điện ảnh bị cắt giảm khiến nhiều hãng phim gặp khó khăn do tài nguyên hạn hẹp. Do đó, nhiều nhà sản xuất đã tìm đến các nguồn vốn tư nhân để tiếp tục tồn tại. Quá trình tư nhân hóa này đã mở cửa cho một thời kỳ mới, khi điện ảnh trong nước được thống trị bởi dòng phim thị trường tập trung vào yếu tố thương mại.</p> <div class="one-row full-width"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/01.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/02.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/03.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Ngày nay, cụm từ “mì ăn liền” thường được dùng để mỉa mai phong cách làm phim ăn xổi ở thì và thiếu chiều sâu.</p> <p dir="ltr">Đồng thời, các tiến bộ công nghệ ở giai đoạn này đã mở đường cho những <a href="https://sachweb.com/publish/DienanhVietnamtap4_id628/DienanhVietnamtap4_id628.aspx#page=10" target="_blank">thay đổi trong phương pháp làm phim</a>. Khi băng VHS trở nên phổ biến, các hãng phim bắt đầu sản xuất phim bằng các loại máy quay cầm tay vì rẻ, nhanh chóng và dễ dàng hơn so với việc ghi hình trên phim truyền thống.</p> <p>Thời kỳ Đổi Mới cũng đưa văn hóa giải trí nước ngoài đến gần hơn với khán giả trẻ thông qua các phim bom tấn Hollywood, phim võ thuật Hồng Kông và phim truyền hình Hàn Quốc. Làn sóng này đặt ra thách thức mới cho điện ảnh Việt Nam, vì thị hiếu xem phim của thế hệ trẻ đã thay đổi, và người xem không còn bị giới hạn trong các câu chuyện thường chỉ xoay quanh đề tài chiến tranh như thời kỳ trước đó.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/04.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Việt Trinh</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/05.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Diễm Hương</p> </div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/06.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Lý Hùng</p> </div> </div> <p>Đến thập niên 1990, nhờ thiên thời, địa lợi, nhân hòa, các bộ phim mì ăn liền ra rạp ồ ạt để lôi kéo công chúng đến phòng vé và nâng cao doanh thu. Các tác phẩm thường được sản xuất gấp rút, có kinh phí thấp và quay trên máy cầm tay. Biệt danh “mì ăn liền” xuất phát từ sự tương đồng giữa các bộ phim của thời kỳ này và mì ăn liền: nhanh, rẻ, dễ tiêu thụ và thỏa cơn đói của nhiều người — giống như cách các bộ phim thương mại đáp ứng những nhu cầu mới của khán giả trong một thời kỳ chuyển đổi của nền điện ảnh.</p> <h3 dir="ltr">Sự trỗi dậy và sụp đổ của đế chế phim mì ăn liền</h3> <p dir="ltr">Những bộ phim mì ăn liền đầu tiên đã nhận được phản hồi tích cực của khán giả, nhiều bộ trong số đó đạt được thành công lớn tại phòng vé. Trung bình, có khoảng 50 bộ phim được cho ra lò mỗi năm vào đầu thập niên 1990, cho ra đời thế hệ minh tinh điện ảnh đầu tiên của Việt Nam. NSND Thu Hà, một trong những cái tên hiếm hoi từ miền Bắc thành công ở thể loại mì ăn liền, đã chia sẻ trong một cuộc <a href="https://www.youtube.com/watch?v=KKfo--zZMy4" target="_blank">phỏng vấn với VTV</a>: “Dòng phim ấy phủ sóng toàn bộ rạp. Lúc bấy giờ, chúng mình đi đến đâu, công chúng cũng biết đến.”</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/08.webp" /> <p class="image-caption">Hình ảnh của các diễn viên được in trên lịch, bìa sổ tay và bưu thiếp. Đây là những hiện vật được lưu giữ bởi người sưu tập Nguyễn Văn Đương. Ảnh qua trang Facebook Thương Mái Trường Xưa.</p> </div> <p dir="ltr">Tuy nhiên, thời kỳ hoàng kim này kéo dài không bao lâu. Đến năm 1994, thể loại này bắt đầu thoái trào mà không có nguyên nhân cụ thể. Một số ý kiến <a href="https://thethaovanhoa.vn/nhin-lai-dong-phim-mi-an-lien-hay-bot-khat-khe-20190529064552624.htm" target="_blank">cho rằng</a> xu hướng làm phim ăn xổi, thiếu chiều sâu, tập trung tối đa vào lợi nhuận, cũng như sự ra đời của dòng phim truyền hình đã khiến người xem phải quay lưng. Cũng theo nhà phê bình và nghiên cứu phim <a href="https://dangcongsan.vn/van-hoc-nghe-thuat/xay-dung-nen-cong-nghiep-dien-anh-ben-vung-24548.html" target="_blank">Ngô Phương Lan</a>, thị trường phim mì ăn liền “bão hòa” khiến khán giả bị bội thực với những tác phẩm “thiếu chất lượng về mặt kịch bản và giá trị nghệ thuật.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/09.webp" /></p> <p dir="ltr">Sau thời kỳ hoàng kim của phim mì ăn liền, thể loại này đã <a href="https://nhandan.vn/megastory/2018/03/29/" target="_blank">nhường chỗ</a>&nbsp;cho dòng phim nghệ thuật cũng như sự trở lại của dòng phim chiến tranh theo định hướng của nhà nước trong những năm 1990. Tuy thời kỳ này của điện ảnh Việt Nam có mang lại những thay đổi tích cực, những gì đọng lại trong ký ức của công chúng đến nay thường là những khía cạnh tiêu cực: thuật ngữ “mì ăn liền” vẫn được <a href="https://kenh14.vn/cine/phim-mi-an-lien-bien-tuong-cua-dien-anh-viet-duong-dai-20150906100917611.chn" target="_blank">dùng để đại diện</a> cho những sản phẩm kém chất lượng cũng như cách làm phim tàu nhanh.</p> <p>Tuy nhiên, đâu đó trong thời buổi hiện đại, khán giả vẫn có thể <a href="https://tienphong.vn/thoi-dai-phim-mi-an-lien-da-cham-dut-post809496.tpo" target="_blank">trân trọng</a>&nbsp;những tác phẩm sản sinh từ thời kỳ này. Tạm bỏ qua những nhược điểm, phim mì ăn liền là một vùng trời hoài niệm, là xuất phát điểm của những cái tên thân thuộc với khán giả, cũng như sự khéo léo của nhà làm phim khi đối mặt với kinh phí thấp và kỹ nghệ làm phim còn chập chững của điện ảnh Việt ngày ấy.</p> <div class="one-row smallest"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/10.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/11.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Thời kỳ này đánh dấu một giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh quốc gia khi giới thiệu những góc nhìn và kỹ thuật làm phim mới. Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 17 năm 2011 đã <a href="https://vietnamnet.vn/lhp-viet-nam-ton-vinh-dong-phim-mi-an-lien-52891.html" target="_blank">tôn vinh</a> dòng phim mì ăn liền trong buổi lễ khai mạc bằng cách bao gồm những tác phẩm nổi tiếng của thời kỳ này trong triển lãm Lịch sử Điện ảnh Việt Nam.</p> <p dir="ltr">Tuy đã hơn ba mươi năm kể từ đỉnh cao của phim mì ăn liền, nhờ sự xuất hiện của YouTube, nhiều bộ phim từ thập kỷ 1990 đã được “hồi sinh” qua các phiên bản trực tuyến. Đa dạng về số lượng lẫn chất lượng, sau đây là một số tác phẩm “mì ăn liền” nổi bật đã được <em>Saigoneer</em> tổng hợp và gửi đến độc giả.</p> <h3 dir="ltr">1. Những tác phẩm tiên phong</h3> <p dir="ltr">Nguồn gốc của trào lưu phim ăn liền có thể được quy về hai bộ phim. Cả hai tác phẩm đều đạt được thành công lớn tại phòng vé, giúp truyền cảm hứng, định hình cho thể loại: từ các tình tiết điển hình, phong cách diễn xuất, đến cảm quan chung của những tác phẩm về sau.</p> <p><strong>Vị Đắng Tình Yêu (1990)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/14.webp" /></p> <p dir="ltr">Đây có lẽ là bộ phim phổ biến nhất trong thời kỳ này, nói nôm na là “Mì Hảo Hảo” của thế giới phim mì ăn liền. <em>Vị Đắng Tình Yêu</em> kể về chuyện tình day dứt giữa Quang, một sinh viên y khoa nhút nhát và hiền lành, và Phương, một nghệ sĩ đàn piano yêu nghề mãnh liệt. Phương suy sụp khi bác sĩ phát hiện một mảnh đạn găm vào não cô, buộc cô phải từ bỏ sự nghiệp âm nhạc của mình, vì suy tư quá nhiều về âm nhạc có thể khiến cô phải bỏ mạng.</p> <p dir="ltr">Đây là bộ phim mì ăn liền đầu tiên mà tôi xem, và lần đầu tiên xem nó, tôi liên tục bị xao nhãng bởi những chi tiết nhập nhằng trải dài suốt bộ phim. Cách chuyển cảnh của phim rất thô và rời rạc vì thiếu góc quay toàn cảnh. Tại nhiều điểm quan trọng trong mạch truyện, bộ phim lại sa đà vào các diễn biến chóng vánh và lời giải thích rườm rà của nhân vật thay vì những phân cảnh có sức nặng hơn.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/15.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/16.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Nhưng nếu tạm tha thứ cho những khiếm khuyết này, và hiểu cho rằng chúng phản ánh những đặc tính “xưa cũ” của điện ảnh thập niên trước, thì bộ phim lại làm khá tốt vai trò của mình. Cốt truyện theo chân Phương trên hành trình đấu tranh giữa hai lựa chọn: theo đuổi đam mê hay bảo vệ sự sống. Các diễn viên đóng vai sáu người bạn của Quang phối hợp rất ăn ý. Tuyến nhân vật học sinh ngây thơ, hồn nhiên cũng giúp cân bằng lại những phân đoạn nặng nề hơn của bộ phim. Thế nên, dù đầy rẫy lỗi kỹ thuật và chi tiết khó chịu khắp nơi, bộ phim vẫn đáng xem nhờ câu chuyện nhân văn và nhẹ nhàng của mình.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/12.webp" /> <p class="image-caption">Rạp Vinh Quang (trước đó tên là Rạp Casino) treo áp phích quảng cáo phim Vị Đắng Tình Yêu (trái), một trong những phim mì ăn liền nổi tiếng nhất lúc bấy giờ. Ảnh chụp bởi Raymond Depardon năm 1992. Nguồn ảnh: người dùng Flickr manhhai.</p> </div> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>:&nbsp;Một bộ phim mì ăn liền cực kì kinh điển với sự tham gia của các diễn viên ngôi sao. Phim có nhiều khiếm khuyết về mặt kỹ thuật, có lẽ là do kết quả của quá trình làm phim gấp rút. [10/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Cốt truyện tốt&nbsp;nhưng cần cải thiện ngôn ngữ điện ảnh của mình. [6.5/10]<br />. [6.5/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Cốt truyện và diễn xuất vẫn có thể tạo ấn tượng tốt cho khán giả, nhưng những điểm yếu của phim sẽ bị các nhà phê bình xử đẹp. [5/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Vị Đắng Tình Yêu</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=1CPxVTHOC_U" target="_blank">đây</a>.</p> <p><strong>Phạm Công - Cúc Hoa (1989)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/17.webp" /></p> <p dir="ltr">Đây là tác phẩm chuyển thể từ một bài thơ nổi tiếng cùng tên. Mặc dù không nổi tiếng như <em>Vị Đắng Tình Yêu</em>, <em>Phạm Công - Cúc Hoa</em> cũng đạt được thành công nhất định tại phòng vé. Bộ phim nói về cuộc đời của Phạm Công, từ ngày anh yêu Cúc Hoa và sau này cưới cô, đến khi họ có con. Phạm Công phải rời thủ đô để nhập ngũ và gặp phải nhiều biến cố, còn Cúc Hoa phải đấu tranh để nuôi hai con một mình. Ở thủ đô, Phạm Công bị ép phải lấy con gái của một quan chức làm vợ lẽ.</p> <p dir="ltr">Bộ phim khai thác những đề tài như lòng chung thủy và giá trị gia đình, đồng thời phê phán chế độ đa thê của quý tộc xưa. Đây là một cốt truyện có chiều sâu, nhưng không may, cách câu chuyện được kể lại có nhiều vấn đề. Trong suốt 2 giờ 35 phút, bộ phim lạm dụng những trường đoạn âm nhạc kéo dài mà không có hình ảnh thú vị hoặc liên quan đến cốt truyện.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/18.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/19.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Từ góc độ kỹ xảo, bộ phim có một lượng lớn những cảnh chiến đấu khá gượng gạo. Diễn viên di chuyển chậm như thể các nhân vật đang đùa giỡn chứ không phải đánh nhau. Xét về tổng thể, phim có phần lỗi thời và có lẽ sẽ tốt hơn nếu câu chuyện được rút gọn và kể một cách súc tích hơn.</p> <ul> <li dir="ltr"><strong>Độ “ăn liền”:&nbsp;</strong>Điểm nổi bật duy nhất của bộ phim so với những tác phẩm mì ăn liền khác là thời lượng, vì hầu hết các bộ phim khác chỉ dài tầm 90 phút. [9/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>:&nbsp;Phim có cốt truyện tốt, nhưng diễn biến quá chậm. [5/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Một bộ phim sử lịch sử bị chê toàn tập về khâu kỹ xảo. [2/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Phạm Công - Cúc Hoa</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=AkYGQKyyaU0" target="_blank">đây</a>.</p> <h3 dir="ltr">2. Các dòng phim mì ăn liền phổ biến</h3> <p dir="ltr">Các bộ phim mì ăn liền ngày ấy thường rơi vào hai đề tài chính: tình yêu thanh xuân và chính kịch lịch sử. Chủ đề tình cảm tất nhiên chiếm ưu thế vì dễ tiếp cận với khán giả trẻ. Về phương diện sản xuất, các cốt truyện và bối cảnh hiện đại trong phim tình cảm cũng sẽ dễ quay dựng hơn. Để giới thiệu rõ hơn về thể loại này, tôi chọn phim <em>Vĩnh Biệt Mùa Hè</em> (1992), tác phẩm đã từng giành thành công lớn tại phòng vé và được xem là một tác phẩm&nbsp;<a href="https://vietnamnet.vn/nhung-phim-viet-hay-nhat-ve-hoc-tro-259973.html" target="_blank">kinh điển</a>&nbsp;trong kho phim tình cảm “vườn trường” của điện ảnh Việt Nam.</p> <p>Thể loại thứ hai, chính kịch lịch sử,&nbsp;<a href="https://tuoitre.vn/loay-hoay-lam-phim-lich-su-369755.htm" target="_blank">từng bị thất sủng</a>, nhưng đã được <a href="https://baophapluat.vn/khi-bao-den-ly-huynh-tung-hoanh-thuong-truong-post95684.html" target="_blank">hồi sinh</a> trong thời kỳ phim mì ăn liền với nhiều bộ phim lịch sử thành công tại phòng vé. Trong số đó, <em>Tráng Sĩ Bồ Đề</em> <a href="https://vietnamnet.vn/nhung-phim-co-trang-an-tuong-nhat-man-anh-viet-p3-257343.html" target="_blank">được xem</a> là một trong những tác phẩm để lại dấu ấn tốt nhất về chất lượng kỹ thuật.</p> <p dir="ltr"><strong>Vĩnh Biệt Mùa Hè (1992)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/23.webp" /></p> <p dir="ltr"><em>Vĩnh Biệt Mùa Hè</em> theo chân hai người bạn thân Hằng và Hạ và chuyện tình của họ vào năm cuối cấp trung học. Hạ, xuất thân từ một gia đình giàu có, phải lòng một chàng trai hiền lành từ gia đình nghèo khó. Trong khi đó, Hằng lại theo đuổi mối quan hệ bí mật với một giáo viên tại trường mình.</p> <p><em>Vĩnh Biệt Mùa Hè</em> được xếp vào hàng kinh điển vì nhiều lý do. Dù khai thác những mô típ quen thuộc như “Romeo và Juliet” và tình thầy trò, tác phẩm vượt qua những hạn chế của thể loại bằng nghệ thuật kể chuyện. Câu chuyện bắt đầu như những bộ phim tình cảm khác, nhưng không sa đà vào những tình tiết giằng co, lâm li bi đát, mà tập trung vào việc truyền tải thông điệp về hạnh phúc trong cuộc sống. Hành trình trưởng thành và tính cách của các nhân vật chính được khắc họa một cách gần gũi và chi tiết.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/24.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/25.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Ở khía cạnh thị giác, bộ phim nổi bật nhờ việc sử dụng liên tục các cảnh quay cận cảnh, cho diễn viên có cơ hội để thể hiện cảm xúc của nhân vật tốt nhất. Tuy nhiên, diễn xuất của các diễn viên có phần non nớt và đài từ còn đơn điệu. Tuy nhiên, kịch bản phim vẫn đủ chắc để “gánh” các khuyết điểm trên.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>:&nbsp;Bộ phim có những đặc điểm chung của phim mì ăn liền về chất lượng kỹ thuật và thể loại. Kịch bản tương đối xuất sắc khi so với các phim cùng thể loại. [8/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Một bộ phim “thanh xuân vườn trường” ổn áp. [8/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Lời thoại đơn điệu có khả năng gây buồn ngủ cao, nhưng thông điệp ý nghĩa về năm tháng trưởng thành sẽ níu chân khán giả. [7/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Vĩnh Biệt Mùa Hè&nbsp;</em>tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=OG6TvXrbwcg" target="_blank">đây</a>.</p> <p><strong>Tráng Sĩ Bồ Đề (1991)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/20.webp" /></p> <p>Vào thế kỷ thứ 10 tại Việt Nam, nội cung của Triều đình bắt đầu dậy sóng. Nhân vật chính, vị tráng sĩ tên Bồ Đề, được giao nhiệm vụ tiêu diệt một kẻ thù dấu mặt đang ấp ủ âm mưu lật đổ ngai vàng.</p> <p dir="ltr">Bộ phim thể hiện rõ những yếu tố của dòng phim kiếm hiệp Trung Quốc mà các phim mì ăn liền thường “học tập” — các phân đoạn đánh nhau kịch tính, các cảnh đấu kiếm gãy gọn, nhân vật chính là một vị trượng phu hào hiệp, câu chuyện diễn ra giữa bối cảnh nội cung thâm chiến.</p> <p>Từ tên gọi, mọi người sẽ dễ nhầm tưởng đây là một bộ phim cổ trang quy mô lớn với nhiều phân cảnh chiến đấu hoành tráng, nhưng trên thực tế, bộ phim lại mang hơi thở bí ẩn của dòng phim trinh thám, những diễn biến chính đa phần xoay quanh âm mưu tranh quyền đoạt vị giữa cánh rừng cơ mật, tạo nên một bầu không khí căng thẳng và hấp dẫn xuyên suốt. Tuy nhiên, bối cảnh lịch sử cùng việc các nhân vật xuất hiện dưới nhiều danh tính sẽ dễ gây nhầm lẫn cho người xem.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/21.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/22.webp" /></div> </div> <p>Về phương diện võ thuật, kịch bản được thực hiện khá tốt với các cảnh đánh nhau chủ yếu diễn ra trong bóng tối, có lẽ để che giấu nhược điểm kỹ thuật và mang lại cảm giác chân thật hơn. Xét tổng thể, có thể gọi đây là một bộ phim sử thi mang yếu tố trinh thám, các kỹ xảo chiến đấu đến giờ vẫn không hề lỗi thời mặc dù bộ phim này được sản xuất từ năm 1991.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>:&nbsp;Có đặc điểm tương tự với các bộ phim lịch sử cùng thời kỳ, nhưng khéo léo hơn trong việc che giấu các hạn chế kỹ thuật. [8/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Một bộ phim khiến bạn phải nín thở từ đầu đến cuối. [7.5/10]&nbsp;</li> <li dir="ltr"><strong>Nếu ra rạp ngày này</strong>: Những phân cảnh đánh nhau vẫn rất đáng xem ngay cả sau 32 năm. [8/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Tráng Sĩ Bồ Đề</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=XdcJExu7Hhw" target="_blank">đây</a>.</p> <h3 dir="ltr">3. Các tác phẩm của Trần Cảnh Đôn</h3> <p dir="ltr">Vai trò đạo diễn cho các bộ phim mì ăn liền đã được nắm bởi cả cái tên gạo cội và gương mặt mới. Một cá nhân nổi bật trong số họ, đối với tôi, là Trần Cảnh Đôn, một trong những đạo diễn sản xuất nhiều nhất của thời kỳ này, với tám bộ phim điện ảnh ra rạp từ năm 1990 đến 1994, gần như tất cả đều đạt được thành công thương mại. Do ông ưa thích lựa chọn cách diễn viên mới, nhiều bộ phim của ông đã trở thành bệ phóng cho các ngôi sao lớn.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/13.webp" /> <p class="image-caption">Đạo diễn Trần Cảnh Đôn trên phim trường. Ảnh qua <em>Dân Việt</em>.</p> </div> <p dir="ltr">Hai tác phẩm của Trần Cảnh Đôn là ví dụ hoàn hảo về phim mì ăn liền. Chúng ta có thể kể đến bộ phim hài lãng mạn <em>Cô Thủ Môn Tội Nghiệp</em> (1991),&nbsp;<a href="https://web.archive.org/web/20160427200925/http://www.thegioidienanh.vn/index.php?option=com_content&id=4352:gii-thng-bong-sen-vang-qua-16-k-lhpvn&Itemid=34" target="_blank">tác phẩm đoạt giải thưởng đầu tiên</a> của ông; hay <em>Ngôi Sao Cô Đơn</em> (1992),&nbsp;<a href="https://baophapluat.vn/nho-tran-canh-don-nho-mot-thoi-vang-son-phim-mi-an-lien-viet-post418292.html">được xem là</a> một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông, trở thành bộ phim thước đo tiêu chuẩn cho phim mì ăn liền thập kỷ 1990.</p> <p dir="ltr"><strong>Cô Thủ Môn Tội Nghiệp (1991)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/26.webp" /></p> <p dir="ltr">Ngay cả ngày nay, đề tài bóng đá nữ vẫn hiếm khi được khám phá trên màn ảnh. Việc đưa đưa chủ đề này vào một bộ phim điện ảnh vào năm 1991 của Trần Cảnh Đôn là một quyết định rất táo bạo. Câu chuyện xoay quanh Thục Hiền, một cô gái đam mê bộ môn bóng đá. Cơ hội trở thành thủ môn cho một đội bóng bán chuyên. Tuy nhiên, điều này khiến cô bị người hôn phu, gia đình anh, và thậm chí là mẹ cô từ mặt.</p> <p dir="ltr">Những nhân vật phản diện trong bộ phim này được phát triển có chiều sâu và phức tạp. Các động cơ hợp lý được thiết lập để giải thích tại sao ba nhân vật này lại quyết liệt từ chối Hiền, cũng như cách họ từ từ thay đổi và phát triển. Thật không may, bộ phim bắt đầu “đuối sức” khi chạy được một nửa thời lượng, khi giới thiệu thêm một số nhân vật như HLV đội bóng và đồng đội của Huyền.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/27.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/28.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Từ góc độ kỹ thuật, có một vấn đề lớn trong cách bộ phim sử dụng âm thanh lồng tiếng. Giọng của diễn viên gần như tách biệt hoàn toàn với âm thanh của môi trường xung quanh. Lỗi này xuất hiện xuyên suốt bộ phim, làm giảm trải nghiệm của người xem. Tóm lại, so với các bộ phim mì ăn liền khác, bộ phim khá tương tự về khía cạnh kỹ thuật và cốt truyện, nhưng đi trước thời đại khi tập trung vào một chủ đề tiến bộ như bóng đá nữ.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>: Một bộ phim mì ăn liền có chủ đề độc đáo về bóng đá nữ. [9/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Hơi tham lam trong việc xây dựng nhân vật. Khắc họa hình ảnh của thế giới bóng đá nữ một cách thú vị và văn minh. [6.5/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Chủ đề về bóng đá nữ có thể thu hút khán giả hiện đại, nhưng vấn đề âm thanh sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm khi xem. [4/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Cô Thủ Môn Tội Nghiệp</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=YSmyRBpFyJQ" target="_blank">đây</a>.</p> <p dir="ltr"><strong>Ngôi Sao Cô Đơn (1992)</strong></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/29.webp" /></p> <p dir="ltr">Với N<em>gôi Sao Cô Đơn</em>, Trần Cảnh Đôn lại một lần nữa làm mới thể loại phim mì ăn liền, lần này là với đề tài trinh thám. Bộ phim bắt đầu với cảnh điều tra viên Quốc cùng một số một số đồng nghiệp đang xem buổi hòa nhạc của ca sĩ Mỹ Nhung trên TV. Một cuộc gọi điện báo tin cho họ biết Mỹ Nhung được phát hiện đã tử vong trong phòng ngủ của mình. Quốc bắt đầu hành trình để giải mã vụ án mạng này và sớm khám phá ra cuộc sống bí mật đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng của nữ nghệ sĩ nổi tiếng.</p> <p>Cũng như bộ phim trước, Trần Cảnh Đôn cố gắng xây dựng các nhân vật phức tạp và đa chiều hơn, và lần này, ông đã thành công. Trong hành trình khám phá cuộc đời của Mỹ Nhung, câu chuyện khai thác những chủ đề sâu sắc hơn, như số phận của những người phụ nữ làm việc trong ngành công nghiệp âm nhạc bị thao túng bởi nam giới.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/30.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/11/01/mi-an-lien/31.webp" /></div> </div> <p dir="ltr">Ngoài việc phát triển nhân vật một cách tròn trịa, bộ phim còn mang một phong cách thẩm mỹ riêng biệt. Âm nhạc dồn dập, bối cảnh âm u, và một điều tra viên nghiêm nghị với điếu thuốc luôn trong tay — mọi chi tiết đều làm người ta nhớ đến những bộ phim trinh thám Hollywood từ thập niên 1950. Theo cảm nhận của tôi, đây là bộ phim tượng đài cho phong cách phim mì ăn liền thập niên 1990, và do đó đây cũng là bộ phim yêu thích của tôi trong danh sách.</p> <ul> <li dir="ltr"><b>Độ “ăn liền”</b>: Điểm tương đồng duy nhất giữa bộ phim này và các bộ phim mì ăn liền khác là có sự góp mặt của các diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ. Ngoài ra, từ cốt truyện, thể loại, đến chất lượng sản xuất, thì <em>Ngôi Sao Cô Đơn</em> đều vượt xa các tác phẩm cùng thể loại. [3/10]</li> <li dir="ltr"><b>Đánh giá chung</b>: Đây là bộ phim mà tôi đánh giá cao nhất trong danh sách. [9/10]</li> <li dir="ltr"><b>Nếu ra rạp ngày nay</b>: Hoàn thiện về kịch bản lẫn kỹ thuật quay dựng, bộ phim vẫn có thể chinh phục khán giả hiện đại. [10/10]</li> </ul> <p dir="ltr">Xem&nbsp;<em>Ngôi Sao Cô Đơn</em>&nbsp;tại&nbsp;<a href="https://www.youtube.com/watch?v=h1xgYmUePes" target="_blank">đây</a>.</p></div> 'Bên Trong Vỏ Kén Vàng': Suy niệm về đức tin trên hành trình 'tìm hồn' giữa xứ sương mù 2023-08-21T14:36:31+07:00 2023-08-21T14:36:31+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17565-bên-trong-vỏ-kén-vàng-suy-niệm-về-đức-tin-trên-hành-trình-tìm-hồn-giữa-xứ-sương-mù Nguyên Lê. Ảnh cung cấp bởi JK Film. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/04.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/00m.webp" data-position="70% 100%" /></p> <p dir="ltr"><em>Song hành trong giới điện ảnh chiêm nghiệm với những cái tên như Andrei Tarkovsky, Thái Minh Lượng và Theo Angelopoulos, Phạm Thiên Ân và cuốn phim đầu tay của anh,</em> Bên Trong Vỏ Kén Vàng<em> (tựa tiếng Anh: Inside the Yellow Cocoon Shell), đã để lại một dấu ấn mạnh với những khung hình, âm thanh và cốt lõi đặc trưng Việt Nam.</em></p> <p dir="ltr">Tôi không bao giờ nghĩ là mình sẽ khóc khi xem <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em>, bộ phim đoạt giải Caméra d’Or tại Cannes mà Ân đạo diễn, biên kịch và biên tập. Lúc nhân vật chính của phim là Thiện (Lê Phong Vũ thủ vai) ngồi yên lắng nghe một bà cụ (NSƯT Phi Điểu) nói về hiện hữu và luân hồi, tôi cứ thế để nước mắt rơi. Có thể là tôi cảm được sự thật trong những gì mà bà chia sẻ, bị thuyết phục bởi cách đài từ vừa đầy cảm xúc vừa trang nghiêm ấy. Có thể là bà làm tôi nhớ lại một điều bà ngoại tôi từng tin, rằng bất kỳ ai sống qua một đời nếu có trở về sẽ luôn mang theo cơ hội làm bể đời bớt khổ.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/07.webp" /> <p class="image-caption">Bên trong Vỏ Kén là tác phẩm tiếp nối câu chuyện từ phim ngắn đoạt giải Cannes của Phạm Thiên Ân.</p> </div> <p dir="ltr">Có thể nói <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> cũng là một sự trở về. Bộ phim nối tiếp câu chuyện mà Ân đã kể vào năm 2019, trong 14 phút ngắn ngủi của <a href="https://vimeo.com/836121592" target="_blank"><em>Hãy Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng</em> </a>(Stay Awake, Be Ready) từng thắng giải tại Cannes. Do được kéo dài ra, lần kể này cung cấp thêm chi tiết cho người xem, là sau vụ đụng xe máy ngay cạnh quán nhậu ai đã tử nạn (Hạnh, chị dâu của Thiện) và ai vẫn còn sống (con trai của Hạnh, bé Đạo, thủ vai bởi Nguyễn Thịnh). Phiên bản này cũng có một góc nhìn chính rõ rệt hơn là Thiện để người xem “mượn tạm,” bắt đầu từ lúc anh phải trì hoãn “cái kết có hậu” lúc đi mát-xa để nghe điện thoại báo về tai nạn.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/01.webp" /> <p class="image-caption">Phạm Thiên Ân (ở giữa trong hình) có quê nhà ở Bảo Lộc và anh đã chọn đặt bối cảnh của bộ phim tại đây.</p> </div> <p dir="ltr">Xin thú thật là bộ phim này không dễ để giải thích. Nó là một tác phẩm khi “giải” để “thích” thì sẽ vô tình làm giảm độ cuốn hút. Bộ phim liên kết hết toàn bộ những chi tiết vừa trần trụi vừa linh thiêng sau đây, thế nhưng tôi xin phép được “cắt ngắn bẻ gọn” để tóm tắt. Ngoài nhiệm vụ của Thiện là rời thành phố để lên Lâm Đồng và chôn cất Hạnh ra, anh cũng sẽ khơi dậy, thậm chí làm sống lại, những lý do khiến anh đôi phần lạc lối và khép kín. Anh sẽ bước vào một môi trường giàu đức tin và người có niềm tin hơn. Anh sẽ gặp lại người yêu cũ là Thảo (Nguyễn Thị Trúc Quỳnh), nhưng trong sự bảo bọc của chiếc áo nữ tu. Anh cũng phải đi tìm người anh ruột của mình, hay ba của bé Đạo, hiện đang ở đâu.</p> <p>Tôi nghĩ người đi xem <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> nên trang bị hai điều: khái niệm hoán đổi khi liên tưởng đến “kén” và cách Ân <a href="https://www.rfi.fr/vi/tạp-chí/tạp-chí-văn-hóa/20230525-bên-trong-vỏ-kén-vàng-đấu-tranh-nội-tâm-tìm-lại-linh-hồn-phá-vỡ-vỏ-bọc-của-xã-hội" target="_blank">diễn giải về vật thể bên trong nó</a> “...là hình ảnh của con nhộng, tượng trưng cho linh hồn của con người.” Nếu bộ phim của Ân là về công cuộc đi tìm linh hồn, thế thì anh đã rất chú trọng vào phần “đi tìm.” Cũng vì thế mà kịch bản tìm được cái lý để kết một vài tuyến truyện theo kiểu mở hay có tính chất mơ hồ, tìm ra luôn cái lẽ để thời lượng của phim trôi như thời gian ngoài đời. Qua cái nhìn của Ân, tôi thấy cách bộ phim dùng Thiện và bé Đạo để triệu hồi cảm xúc và mở rộng bối cảnh hơn là làm cái neo cho người xem. Vai trò đó được giao phó cho khả năng định hướng trong cuộc đời đầy những bí ẩn lẫn đáp số của con người. Có thể vì thế mà khi bé Đạo hỏi Thiện rằng mẹ mình đang ở đâu, máy quay của Đinh Duy Hưng tập trung vào những cây kim dạ quang của chiếc đồng hồ thay vì hai chú cháu.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/03.webp" /> <p class="image-caption">Nhân vật chính, Thiện (Lê Phong Vũ) dành thời lượng của bộ phim trên chuyến hành trình đưa tro của của chị dâu từ Sài Gòn về Lâm Đồng.</p> </div> <p dir="ltr">Dường như máy quay của phim cũng tự giao cho mình một sứ mệnh lớn lao hơn máy quay phim “bình thường” khi không chỉ quan sát mà còn thu thập. Theo lời của nhiều cây bút phim ảnh ngoại quốc, <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> là địa đàng của các cú máy dài, một vài trong số chúng có lúc xoay hay chạy theo thật nhẹ nhàng theo chỉ đạo của gió cao nguyên. Còn trong những lúc máy “án binh bất động,” phần hình ảnh phim có vẻ hiểu rằng động lực và năng lượng trong thế giới phim vẫn còn đó thôi — bên trong quần chúng, tiếng động và sự thiên tính. Thuật quay phim của Hưng như đang ghi hình cuộc đời hơn là cảnh phim.</p> <p>Tôi thấy cũng hợp lý nếu xem những gì làm nên <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> — từ kỹ thuật cho đến chủ đề — là “vỏ bọc” hơn là “nguyên liệu,” chúng trao quyền làm điểm nhấn trong hình cho những yếu tố cao cả hơn. Điều này cho phép bộ phim sánh vai với dòng nhận thức rằng bề trên là có thật, đến mức mà về cuối phim người xem có thể thả trôi và chấp nhận. Xin hiểu cho là “chấp nhận” mang nghĩa “đồng ý tiếp thu” hơn là “đầu hàng toàn tập.” Mọi thứ dường như đang khuyên tôi phải biết khiêm nhường trước những thế lực hữu hình và vô hình, hữu danh lẫn vô danh.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/06.webp" /> <p class="image-caption">Dù Bên Trong Vỏ Kén Vàng rọi sáng phạm trù tín ngưỡng và đức tin hơn là tôn giáo, các vật phẩm Công Giáo vẫn thường xuyên xuất hiện trong phim.</p> </div> <p dir="ltr">Vậy chúng ta có nên xem <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> là phim tôn giáo? Không nhất thiết, cho dù hình ảnh của Đức mẹ Mary, Chúa Giê-su và giá thập tự có ở khắp nơi. Một cảnh đáng nhớ của phim, và cũng rất có thể là tri ân cho phim <a href="https://www.youtube.com/watch?v=Fd6nDMsxrpc" target="_blank"><em>Solaris</em></a> của Tarkovsky, quay được hình tượng Giê-su trắng ngà núp mình dưới đám cỏ xanh bồng bềnh trong nước. Thêm vào đó, mặc cho bao hình ảnh thiêng liêng sẵn đó trên đầu cửa, tường kệ, hay bàn lễ thế kia, tôi cảm thấy các nhân vật thể hiện đức tin của mình trong sự thầm kín, thậm chí lãnh đạm.</p> <p>Sự “chấp nhận” cũng cho phép phim lồng vào tính chất hư ảo. Một trường đoạn đủ sức chứng minh chén chứa âm thanh của phim ở tầm xuất sắc theo chân Thiện thức tỉnh sau cơn ngủ quên, lạc lõng bước đi dưới mưa nặng hạt và trời thiếu sáng. Cậu ấy còn đang ở Lâm Đồng, hay một địa ngục ẩm ướt? Chiếc máy quay giờ đây chuyển động như có tri giác. Phải chăng nó cũng đang rối bời và mệt mỏi như Thiện? Và rồi, một hình ảnh thoải mái hơn, một cái cây có hoa và lá là những cánh bướm tươi trắng. Một biến thể của bụi gai cháy mà Môi-sê nhìn thấy chăng? Những câu hỏi này bộ phim không buồn trả lời. Thước phim cứ thế mà trôi tiếp thôi.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/05.webp" /> <p class="image-caption">Bên Trong Vỏ Kén Vàng might not appeal to casual viewers due to its long running time and slow pace.</p> </div> <p dir="ltr">Tôi dám chắc là sự mơ hồ đầy kính trọng của phim sẽ gây chia rẽ. Sẽ có người thắc mắc vì sao Ân cứ tập trung vào tố chất thay vì mục đích của chuyến đi. Họ sẽ nghĩ những lời của bà cụ là thành phẩm của tuổi tác. Nhưng tôi sẽ không nói nhận định của họ là sai, vì rằng chính Ân cũng không để người xem dần dần hoà vào bản chất sâu sắc làm nền tảng phim. Khi so sánh với một tác phẩm cùng chủ đề “tìm hồn” khác là <em>Drive My Car</em>, tất cả mọi phần của <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng,</em> đặc biệt là việc xây dựng nhân vật, đã có chiều sâu và biết trầm ngâm từ giây đầu tiên. Do đó, trong vai Thiện, tôi thấy diễn xuất của Vũ là một sự chuyển đổi giữa ngờ vực và bị động, như thể anh luôn chuẩn bị cho lúc máy quay và cốt truyện sẽ tập trung vào thứ khác. Nhưng rồi tôi hiểu ra rằng Thiện là “hình nhân” của Ân. Như đã nói trên, Thiện đang “đi tìm,” và chẳng lúc nào đời chịu xác minh, chối bỏ, giải thích hay gợi ý thêm điều anh tìm được hay đánh mất. Cũng nhờ suy nghĩ đó mà tôi đổi cách nhìn Thiện từ một nhân vật sang một con người.</p> <p>Toàn bộ 182 phút của <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> cho tôi thêm niềm tin để cố làm sáng tỏ sự đời nửa trắng pha đen này. Tôi mong những người thích phim cũng sẽ thấy thế, mặc cho khả năng là họ không nhiều. Đối với tôi, bộ phim không chỉ là một trải nghiệm lôi cuốn và chân thành, nó còn là sự cho phép để tôi tận hưởng dòng chảy, cả hai tai dưới nước như Thiện, mà không cần biết thượng nguồn là đây hay hạ nguồn là đâu. Thật chứ, ở đời nhiều lúc có thể sống thiếu sự tuyệt đối, không chỉ xoay quanh “biết” hay “không biết” cơ mà. Có thể chăng, đây là cái khổ bà ngoại tôi đang muốn nói đến, vì cuộc đời đến nay vẫn chưa chấp nhận điều này? Nếu thế, nếu tôi có dịp trở về, tôi mong mình sẽ giúp người khác thoát chiếc vỏ kén đang bọc lấy họ.</p> <p><strong>Bên Trong Vỏ Kén Vàng khởi chiếu tại rạp từ ngày 11/8.</strong></p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/04.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/00m.webp" data-position="70% 100%" /></p> <p dir="ltr"><em>Song hành trong giới điện ảnh chiêm nghiệm với những cái tên như Andrei Tarkovsky, Thái Minh Lượng và Theo Angelopoulos, Phạm Thiên Ân và cuốn phim đầu tay của anh,</em> Bên Trong Vỏ Kén Vàng<em> (tựa tiếng Anh: Inside the Yellow Cocoon Shell), đã để lại một dấu ấn mạnh với những khung hình, âm thanh và cốt lõi đặc trưng Việt Nam.</em></p> <p dir="ltr">Tôi không bao giờ nghĩ là mình sẽ khóc khi xem <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em>, bộ phim đoạt giải Caméra d’Or tại Cannes mà Ân đạo diễn, biên kịch và biên tập. Lúc nhân vật chính của phim là Thiện (Lê Phong Vũ thủ vai) ngồi yên lắng nghe một bà cụ (NSƯT Phi Điểu) nói về hiện hữu và luân hồi, tôi cứ thế để nước mắt rơi. Có thể là tôi cảm được sự thật trong những gì mà bà chia sẻ, bị thuyết phục bởi cách đài từ vừa đầy cảm xúc vừa trang nghiêm ấy. Có thể là bà làm tôi nhớ lại một điều bà ngoại tôi từng tin, rằng bất kỳ ai sống qua một đời nếu có trở về sẽ luôn mang theo cơ hội làm bể đời bớt khổ.</p> <div class="half-width centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/07.webp" /> <p class="image-caption">Bên trong Vỏ Kén là tác phẩm tiếp nối câu chuyện từ phim ngắn đoạt giải Cannes của Phạm Thiên Ân.</p> </div> <p dir="ltr">Có thể nói <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> cũng là một sự trở về. Bộ phim nối tiếp câu chuyện mà Ân đã kể vào năm 2019, trong 14 phút ngắn ngủi của <a href="https://vimeo.com/836121592" target="_blank"><em>Hãy Tỉnh Thức Và Sẵn Sàng</em> </a>(Stay Awake, Be Ready) từng thắng giải tại Cannes. Do được kéo dài ra, lần kể này cung cấp thêm chi tiết cho người xem, là sau vụ đụng xe máy ngay cạnh quán nhậu ai đã tử nạn (Hạnh, chị dâu của Thiện) và ai vẫn còn sống (con trai của Hạnh, bé Đạo, thủ vai bởi Nguyễn Thịnh). Phiên bản này cũng có một góc nhìn chính rõ rệt hơn là Thiện để người xem “mượn tạm,” bắt đầu từ lúc anh phải trì hoãn “cái kết có hậu” lúc đi mát-xa để nghe điện thoại báo về tai nạn.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/01.webp" /> <p class="image-caption">Phạm Thiên Ân (ở giữa trong hình) có quê nhà ở Bảo Lộc và anh đã chọn đặt bối cảnh của bộ phim tại đây.</p> </div> <p dir="ltr">Xin thú thật là bộ phim này không dễ để giải thích. Nó là một tác phẩm khi “giải” để “thích” thì sẽ vô tình làm giảm độ cuốn hút. Bộ phim liên kết hết toàn bộ những chi tiết vừa trần trụi vừa linh thiêng sau đây, thế nhưng tôi xin phép được “cắt ngắn bẻ gọn” để tóm tắt. Ngoài nhiệm vụ của Thiện là rời thành phố để lên Lâm Đồng và chôn cất Hạnh ra, anh cũng sẽ khơi dậy, thậm chí làm sống lại, những lý do khiến anh đôi phần lạc lối và khép kín. Anh sẽ bước vào một môi trường giàu đức tin và người có niềm tin hơn. Anh sẽ gặp lại người yêu cũ là Thảo (Nguyễn Thị Trúc Quỳnh), nhưng trong sự bảo bọc của chiếc áo nữ tu. Anh cũng phải đi tìm người anh ruột của mình, hay ba của bé Đạo, hiện đang ở đâu.</p> <p>Tôi nghĩ người đi xem <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> nên trang bị hai điều: khái niệm hoán đổi khi liên tưởng đến “kén” và cách Ân <a href="https://www.rfi.fr/vi/tạp-chí/tạp-chí-văn-hóa/20230525-bên-trong-vỏ-kén-vàng-đấu-tranh-nội-tâm-tìm-lại-linh-hồn-phá-vỡ-vỏ-bọc-của-xã-hội" target="_blank">diễn giải về vật thể bên trong nó</a> “...là hình ảnh của con nhộng, tượng trưng cho linh hồn của con người.” Nếu bộ phim của Ân là về công cuộc đi tìm linh hồn, thế thì anh đã rất chú trọng vào phần “đi tìm.” Cũng vì thế mà kịch bản tìm được cái lý để kết một vài tuyến truyện theo kiểu mở hay có tính chất mơ hồ, tìm ra luôn cái lẽ để thời lượng của phim trôi như thời gian ngoài đời. Qua cái nhìn của Ân, tôi thấy cách bộ phim dùng Thiện và bé Đạo để triệu hồi cảm xúc và mở rộng bối cảnh hơn là làm cái neo cho người xem. Vai trò đó được giao phó cho khả năng định hướng trong cuộc đời đầy những bí ẩn lẫn đáp số của con người. Có thể vì thế mà khi bé Đạo hỏi Thiện rằng mẹ mình đang ở đâu, máy quay của Đinh Duy Hưng tập trung vào những cây kim dạ quang của chiếc đồng hồ thay vì hai chú cháu.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/03.webp" /> <p class="image-caption">Nhân vật chính, Thiện (Lê Phong Vũ) dành thời lượng của bộ phim trên chuyến hành trình đưa tro của của chị dâu từ Sài Gòn về Lâm Đồng.</p> </div> <p dir="ltr">Dường như máy quay của phim cũng tự giao cho mình một sứ mệnh lớn lao hơn máy quay phim “bình thường” khi không chỉ quan sát mà còn thu thập. Theo lời của nhiều cây bút phim ảnh ngoại quốc, <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> là địa đàng của các cú máy dài, một vài trong số chúng có lúc xoay hay chạy theo thật nhẹ nhàng theo chỉ đạo của gió cao nguyên. Còn trong những lúc máy “án binh bất động,” phần hình ảnh phim có vẻ hiểu rằng động lực và năng lượng trong thế giới phim vẫn còn đó thôi — bên trong quần chúng, tiếng động và sự thiên tính. Thuật quay phim của Hưng như đang ghi hình cuộc đời hơn là cảnh phim.</p> <p>Tôi thấy cũng hợp lý nếu xem những gì làm nên <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> — từ kỹ thuật cho đến chủ đề — là “vỏ bọc” hơn là “nguyên liệu,” chúng trao quyền làm điểm nhấn trong hình cho những yếu tố cao cả hơn. Điều này cho phép bộ phim sánh vai với dòng nhận thức rằng bề trên là có thật, đến mức mà về cuối phim người xem có thể thả trôi và chấp nhận. Xin hiểu cho là “chấp nhận” mang nghĩa “đồng ý tiếp thu” hơn là “đầu hàng toàn tập.” Mọi thứ dường như đang khuyên tôi phải biết khiêm nhường trước những thế lực hữu hình và vô hình, hữu danh lẫn vô danh.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/06.webp" /> <p class="image-caption">Dù Bên Trong Vỏ Kén Vàng rọi sáng phạm trù tín ngưỡng và đức tin hơn là tôn giáo, các vật phẩm Công Giáo vẫn thường xuyên xuất hiện trong phim.</p> </div> <p dir="ltr">Vậy chúng ta có nên xem <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> là phim tôn giáo? Không nhất thiết, cho dù hình ảnh của Đức mẹ Mary, Chúa Giê-su và giá thập tự có ở khắp nơi. Một cảnh đáng nhớ của phim, và cũng rất có thể là tri ân cho phim <a href="https://www.youtube.com/watch?v=Fd6nDMsxrpc" target="_blank"><em>Solaris</em></a> của Tarkovsky, quay được hình tượng Giê-su trắng ngà núp mình dưới đám cỏ xanh bồng bềnh trong nước. Thêm vào đó, mặc cho bao hình ảnh thiêng liêng sẵn đó trên đầu cửa, tường kệ, hay bàn lễ thế kia, tôi cảm thấy các nhân vật thể hiện đức tin của mình trong sự thầm kín, thậm chí lãnh đạm.</p> <p>Sự “chấp nhận” cũng cho phép phim lồng vào tính chất hư ảo. Một trường đoạn đủ sức chứng minh chén chứa âm thanh của phim ở tầm xuất sắc theo chân Thiện thức tỉnh sau cơn ngủ quên, lạc lõng bước đi dưới mưa nặng hạt và trời thiếu sáng. Cậu ấy còn đang ở Lâm Đồng, hay một địa ngục ẩm ướt? Chiếc máy quay giờ đây chuyển động như có tri giác. Phải chăng nó cũng đang rối bời và mệt mỏi như Thiện? Và rồi, một hình ảnh thoải mái hơn, một cái cây có hoa và lá là những cánh bướm tươi trắng. Một biến thể của bụi gai cháy mà Môi-sê nhìn thấy chăng? Những câu hỏi này bộ phim không buồn trả lời. Thước phim cứ thế mà trôi tiếp thôi.</p> <div class="centered"><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2023/08/14/cocoon/05.webp" /> <p class="image-caption">Bên Trong Vỏ Kén Vàng might not appeal to casual viewers due to its long running time and slow pace.</p> </div> <p dir="ltr">Tôi dám chắc là sự mơ hồ đầy kính trọng của phim sẽ gây chia rẽ. Sẽ có người thắc mắc vì sao Ân cứ tập trung vào tố chất thay vì mục đích của chuyến đi. Họ sẽ nghĩ những lời của bà cụ là thành phẩm của tuổi tác. Nhưng tôi sẽ không nói nhận định của họ là sai, vì rằng chính Ân cũng không để người xem dần dần hoà vào bản chất sâu sắc làm nền tảng phim. Khi so sánh với một tác phẩm cùng chủ đề “tìm hồn” khác là <em>Drive My Car</em>, tất cả mọi phần của <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng,</em> đặc biệt là việc xây dựng nhân vật, đã có chiều sâu và biết trầm ngâm từ giây đầu tiên. Do đó, trong vai Thiện, tôi thấy diễn xuất của Vũ là một sự chuyển đổi giữa ngờ vực và bị động, như thể anh luôn chuẩn bị cho lúc máy quay và cốt truyện sẽ tập trung vào thứ khác. Nhưng rồi tôi hiểu ra rằng Thiện là “hình nhân” của Ân. Như đã nói trên, Thiện đang “đi tìm,” và chẳng lúc nào đời chịu xác minh, chối bỏ, giải thích hay gợi ý thêm điều anh tìm được hay đánh mất. Cũng nhờ suy nghĩ đó mà tôi đổi cách nhìn Thiện từ một nhân vật sang một con người.</p> <p>Toàn bộ 182 phút của <em>Bên Trong Vỏ Kén Vàng</em> cho tôi thêm niềm tin để cố làm sáng tỏ sự đời nửa trắng pha đen này. Tôi mong những người thích phim cũng sẽ thấy thế, mặc cho khả năng là họ không nhiều. Đối với tôi, bộ phim không chỉ là một trải nghiệm lôi cuốn và chân thành, nó còn là sự cho phép để tôi tận hưởng dòng chảy, cả hai tai dưới nước như Thiện, mà không cần biết thượng nguồn là đây hay hạ nguồn là đâu. Thật chứ, ở đời nhiều lúc có thể sống thiếu sự tuyệt đối, không chỉ xoay quanh “biết” hay “không biết” cơ mà. Có thể chăng, đây là cái khổ bà ngoại tôi đang muốn nói đến, vì cuộc đời đến nay vẫn chưa chấp nhận điều này? Nếu thế, nếu tôi có dịp trở về, tôi mong mình sẽ giúp người khác thoát chiếc vỏ kén đang bọc lấy họ.</p> <p><strong>Bên Trong Vỏ Kén Vàng khởi chiếu tại rạp từ ngày 11/8.</strong></p></div> Lược sử phim queer tại Việt Nam: Từ phim tài liệu đến màn ảnh lớn 2022-06-07T10:00:00+07:00 2022-06-07T10:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17291-lược-sử-phim-queer-tại-việt-nam-từ-phim-tài-liệu-đến-màn-ảnh-lớn Linh Đỗ. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2019/Sep/26/GoodbyeMother0.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Vừa mang nhiều nỗi niềm cá nhân, vừa tình cảm, lại vừa mang tính nhân bản — trong hai thập kỉ gần đây, điện ảnh Việt Nam với chủ đề LGBT đã có những bước tiến đáng kể, cho thấy được cả khán giả và người làm phim phần nào đã mở lòng với cộng đồng đa bản dạng giới và tính dục trong nước.</em></p> <p>Với sự góp mặt của hai diễn viên điển trai, <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh nhanh chóng được xếp vào vào hàng “nhất phẩm” trong các bộ phim Việt Nam lấy chủ đề về cộng đồng LGBT.&nbsp;</p> <p>Bộ phim xoay quanh một cặp đôi đồng tính nam trở về Việt Nam sau thời gian sống ở Mỹ. Căng thẳng leo thang giữa họ khi về lại một gia đình truyền thống khá điển hình ở Việt Nam. Bộ phim này cũng là một trong hai tác phẩm của Việt Nam được chiếu tại Liên hoan Phim Quốc tế Busan vào tháng 10/2019.</p> <p>Trụ cột gia đình — Hạnh (Hồng Đào), một người phụ nữ góa chồng — đón Văn, cậu con trai duy nhất, về nhà sau khi cậu hoàn thành chương trình học ở Mỹ. Hạnh tìm cách mai mối cho Văn với hy vọng anh sẽ lấy vợ, sinh con và nối dõi tông đường. Không may cho Hạnh và mọi người, Văn (Lãnh Thanh) có một sự thật đang giấu trong góc khuất.</p> <p><em>Thưa Mẹ Con Đi</em> là một chuỗi những cảnh quay đậm chất nghệ thuật phủ lên một kịch bản súc tích và gần gũi. Đó là hai chất liệu để kiến tạo một nhịp độ hợp lý cho bộ phim, với nhiều phân cảnh kịch tính hướng đến thời khắc định mệnh: người mẹ biết được và phải chấp nhận sự thật rằng con trai mình sẽ không trao trái tim cho ai ngoài bạn trai Ian (Võ Điền Gia Huy).</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/DkrxQbFwto0" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <div id="_mcePaste" class="mcePaste" data-mce-bogus="1" style="position: absolute; left: 0px; top: -25px; width: 1px; height: 1px; overflow: hidden;"> <p class="MsoNormal">▪<o:p></o:p></p> </div> <p>Trịnh Đình Lê Minh quả thật có con mắt nhìn người, bởi Lãnh Thanh và Gia Huy hợp vai và rất đẹp đôi. Trong vai thanh niên lịch thiệp có “tội lỗi” duy nhất là yêu nhau, họ “đốn tim” khán giả nhanh như cách họ thuyết phục mẹ và gia đình bên nội ủng hộ xu hướng tính dục của mình.&nbsp;</p> <p>Dù nội tâm có những chuyển biến rất thực tế, hình ảnh của hai nam nhân vật lại có phần quá đáng yêu gần như hoàn mỹ. Không nghi ngờ gì sớm hay muộn họ sẽ tìm ra hướng đi cho bản thân. Trở về từ xứ cờ hoa, cặp đôi như một hai thiên thần vô tư đang loay hoay thích nghi với nền văn hoá đậm chất Á Đông ở Việt Nam.</p> <p>Văn hay được mẹ nuông chiều, còn bà nội thì thần kinh không ổn định nên thường nhầm cậu với Ian. Vậy là bà dành tình thương vô bờ bến cho “đứa cháu” Ian, dẫu chỉ là nhẫm lẫn. Chưa dừng lại đó, em họ Văn, đang là một nữ sinh cấp ba, bỗng cảm nắng và mơ về chuyện tình “gà bông” với Ian.</p> <p>Em họ Ian có một người anh đã li dị vợ. Dầu là một “con sâu rượu” xấu tính, anh vẫn luôn yêu thương em gái mình. Cũng như mẹ và dì của Văn, anh là một thành viên trong xã hội Việt Nam nặng tính kỳ thị trái ngược với “thiên đường cởi mở” xứ cờ hoa. Vì thế, theo tôi, sẽ hợp lý hơn nếu người em họ này dành cho những người đàn ông xung quanh mình một tình cảm gì đó trong sáng hơn là "cảm nẳng."</p> <p>Tuy nhiên, xét cho cùng, <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> là một nỗ lực đáng ghi nhận để mang chủ đề đồng tính và chuyển giới lên màn ảnh Việt. Bộ phim cũng gợi nhớ đến những bộ phim đáng chú ý khác cùng chủ đề, ở cả thể loại phim truyện lẫn tài liệu:&nbsp;<em>Hot Boy Nổi Loạn</em> của Vũ Ngọc Đãng; <em>Yêu</em> của Việt Max, phỏng theo phim điện ảnh Thái Lan <em>Love of Siam</em>; Nguyễn Thị Thắm với <em>Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng</em>; và <em>Đi Tìm Phong</em> của Trần Phương Thảo.</p> <h3>Dư âm từ “bộ phim đồng tính đầu tiên” của Việt Nam</h3> <p>Năm 2011, Vũ Ngọc Đãng ra mắt bộ phim về chủ đề đồng tính nam, mại dâm và bệnh tâm lý. Ê kíp làm phim ngày ấy chắc cũng không ngờ bộ phim có tựa đề dài ngoằng&nbsp;<em>Hot Boy Nổi Loạn Và Câu Chuyện Về Thằng Cười, Cô Gái Điếm Và Con Vịt</em> sẽ trở thành nốt son trong sự nghiệp của mình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanisthanoi/article-images/2019/09/lgbtfilms/LostinParadiseSGR.jpg" alt="" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh trong phim <em>Hot Boy Nổi Loạn</em>. Nguồn:&nbsp;<a href="https://www.hollywoodreporter.com/review/lost-paradise-berlin-film-review-289375" target="_blank">The Hollywood Reporter</a>.</p> <p><em>Hot Boy Nổi Loạn</em>, được ca ngợi là “bộ phim đồng tính đầu tiên” của Việt Nam, đã giành được loạt giải thưởng trong nước và góp mặt tại một số liên hoan phim quốc tế. Bộ phim cho thấy sự tiến bộ của Vũ Ngọc Đãng trong cách làm phim: từ dòng phim "gái" xô bồ đến những phim đậm chất trường phái hiện thực hơn. Hai nhân vật chính đồng tính trong phim dù được khắc hoạ rõ nét và thực tế hơn, nhưng lại có số phận bi ai hơn nhiều so với cặp đôi trong <em>Thưa Mẹ Con Đi</em>.</p> <p>Cặp đồng tính nam của Đãng không giống như những cô gái showbiz quen thuộc trong các phim thương mại trước đó của anh: <em>Những Cô Gái Chân Dài</em> và <em>Đẹp Từng Centimet</em>. Họ cũng không giống với những nhân vật mang tính biểu tượng trong tác phẩm lớn đầu tiên của anh, <em>Chuột</em>, vốn là một câu chuyện mang tinh thần cao thượng về hành trình tâm lý của một tên tội phạm bỏ trốn trước khi ra đầu thú.</p> <p>Qua<em> Hot Boy Nổi Loạn</em>, khán giả có thể nhận thấy thế giới quan của Đãng thay đổi như thế nào. Thế giới điện ảnh của anh không còn là một giấc mơ quanh quẩn trong đầu như <em>Chuột</em>, hay một showbiz rất “đời” và chật chội nữa, mà là một thực tế xã hội muôn màu với những người đồng tính và mại dâm.</p> <p>Dù vậy, Đãng dương như khá “tham” khi đưa quá nhiều phận người vào phim. Bộ phim cũng nói về một người đàn ông tâm thần gắng gượng nuôi một con vịt con và làm bạn với một cô gái mại dâm bị đời hắt hủi. Và cốt truyện này không hề có liên quan gì đến cặp đồng tính nam vốn là tâm điểm của phim.</p> <p>Mãi đến khi T<em>hưa Mẹ Con Đi</em> ra mắt, bức chân dung hãy còn dang dở của người đồng tính nam trong xã hội Việt mới được chấm phá và rõ nét hơn.</p> <h3><strong>Tính dục và nghệ thuật</strong></h3> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/06/yeu0.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster quảng bá phim Yêu, do Gil Lê và Chi Pu thủ vai chính.</p> <p>Đề tài đồng tính nữ cũng đã được đề cập trong điện ảnh Việt Nam đương đại. Năm 2015, Việt Max đã cho ra mắt bộ phim <em>Yêu</em> dựa trên bộ phim đồng tính nam Thái Lan <em>Love of Siam</em>. Bộ phim kể về nữ ca sĩ đầy khát vọng và người bạn gái thời thơ ấu. Dẫu không phải là một ý tưởng “cây nhà lá vườn,” bộ phim đã hướng sự chú ý sang giới tính nữ và thể hiện hình ảnh phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ và tinh tế.</p> <p>Tuy&nbsp;<em>Yêu</em> không được lớp lang và sâu sắc như bản gốc Thái Lan, tác phẩm vẫn là một phiên bản làm lại đầy sáng tạo khi tạo ra các kiểu nhân vật nam mới với dụng ý làm bật lên mối quan hệ đồng tính nữ. Cách thể hiện các nhân vật nam đó khá thực tế và thuyết phục và người xem có thể hiểu tại sao các cô gái vẫn từ chối họ ngay cả khi họ không phải là người đồng tính. Tiêu biểu trong đó là một người đàn ông xuất thân từ một gia đình giàu có với lối sống trăng hoa và phung phí.</p> <p>Kiểu nhân vật đồng tính đầy tài năng như trong <em>Yêu</em> lại một lần xuất hiện trong tác phẩm <em>Song Lang</em>&nbsp;của Leon Quang Lê ra mắt năm 2018. Bộ phim cũng giành chiến thắng ở nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Tựa phim "Song Lang" không chỉ gợi lên hình ảnh một đôi nam thanh niên, mà còn ám chỉ nhạc cụ bộ gõ được chơi trong các tuồng cải lương. Bộ phim, trên tinh thần đó, đã khéo léo dệt nên một bức thảm kịch về mất mát văn hoá của Việt Nam, đan xen giữa mối quan hệ bất thành giữa hai thanh niên.&nbsp;</p> <p>Lấy bối cảnh tại Sài Gòn những năm 1980, nội dung phim xoay quanh mối quan hệ giữa Linh Phụng, kép hát chính của đoàn cải lương Thiên Lý, và Dũng “Thiên Lôi,” một tay chuyên đòi nợ thuê có xuất thân từ gia đình cải lương.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="540" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/7Fo_SD81-08" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p>Linh Phụng suýt mang đến cơ hội hạnh phúc thứ hai cho Dũng, người gánh trên vai nhiều phẫn uất và hận thù trên con đường sự nghiệp đang chùn bước của mình. Nhưng mối quan hệ của họ không thành, không chỉ vì số phận của họ bị trói buộc với bối cảnh xã hội biến động, đầy rẫy những con nợ tuyệt vọng và những kẻ cho vay nặng lãi tham lam.</p> <p>Số phận của họ cũng không thể tách rời khỏi lịch sử đầy biến động của chiến tranh, chia rẽ và mất mát của Việt Nam. Vở tuồng trong <em>Song Lang</em> được phỏng theo truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy. Theo truyền thuyết, vua An Dương Vương mất nước do hậu quả của việc con gái ông phản bội theo người chồng từ phương Bắc.</p> <p>Được tái hiện lại qua phiên bản thể hiện trong <em>Song Lang</em>, vở tuồng khắc họa rõ nét cái đẹp của cải lương tuồng cổ miền Nam. Linh Phụng đóng vai Trọng Thủy, còn số phận của công chúa Mi Châu như được phản ánh những gì đã xảy ra với Dũng. Với những bộ trang phục lồng lẫu, nhiều màu sắc được thiết kế để gợi lại cảm giác về quá khứ nghiệt ngã của Sài Gòn, <em>Song Lang</em> quả nhiên là một “bữa tiệc thị giác” linh đình.&nbsp;</p> <h3><strong>Những bài học rất nhân văn bên ngoài sách vở</strong></h3> <p>Phim tài liệu Việt Nam đa phần có độ dài khoảng 30 phút, chủ yếu do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện cho truyền hình. Vì thế, bất kỳ tác phẩm dài tập nào do chính các nhà làm phim độc lập thực hiện đều là những nỗ lực đáng khen ngợi. Và có hai bộ phim đã trở thành tiêu biểu cho chủ đề người đồng tính và chuyển giới.</p> <p>Đó là bộ phim tài liệu đầu tay <em>Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng</em> (2014) dài 86 phút của Nguyễn Thị Thắm và <em>Đi Tìm Phong</em> (2018) của Trần Phương Thảo và Swann Dubus. Thắm miệt mài theo chân một đoàn lô tô do Bích Phụng làm trưởng đoàn. Đoàn gồm 35 thành viên, hầu hết là người đồng tính hoặc chuyển giới.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanisthanoi/article-images/2019/09/lgbtfilms/MadamPhSGR.jpg" alt="" /></p> <p class="image-caption"><em>Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng</em>. Nguồn ảnh:&nbsp;<a href="https://www.hollywoodreporter.com/review/madam-phungs-last-journey-film-840044" target="_blank">The Hollywood Reporter</a>.</p> <p>Trong thực tế, những người đồng tính hoặc chuyển giới trong hai bộ phim tài liệu này kiếm sống bằng nghệ thuật và sân khấu. Việc gánh hát lô tô có phải là một loại hình nghệ thuật chính thống hay không có thể gây tranh cãi,&nbsp;nhưng có một điều rõ ràng: chị Phụng và các chị em trong đoàn đều cống hiến tất cả cho cái “nghề” của mình.</p> <p>Đoàn của Bích Phụng đi từ Đà Nẵng đến Cà Mau để tổ chức hội chợ gồm các hoạt động như múa hát, hát lô tô và nhiều trò chơi giải trí khác. Trên đường đi, họ chạm trán với những người dân địa phương thù địch đến cay nghiệt với đỉnh điểm là màn phá hoại bất nhân ở cuối phim.</p> <p>Ngược lại với tất cả các yếu tố đời thực, <em>Đi Tìm Phong</em> lại thu hút với những thước phim giàu tính biểu tượng. Không giống như bộ phim của Thắm, mang đến cái nhìn toàn cảnh về cuộc bể dâu của cả một gánh hát, bộ phim tài liệu của Thảo và chồng lấy tâm điểm là một cá nhân, cô gái chuyển giới tên Phong kiếm sống bằng nghề vẽ rối cho Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long ở Hà Nội.</p> <p>Các nhà làm phim đã đưa Phong một chiếc máy quay để cô tự ghi lại hành trình chuyển giới của bản thân. Sau đó, họ lồng ghép những đoạn quay của đoàn để dựng thành bộ phim. Hành trình của Phong tuy đầy gian nan, nhưng với những cảnh quay mang lại tiếng cười lẫn lấy đi nước mắt và một cái kết đáng yêu, bộ phim dễ dàng chiếm được cảm tình của khán giả.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanisthanoi/article-images/2019/09/lgbtfilms/FindingPhongSGr.jpg" alt="" /></p> <p class="image-caption">Poster phim <em>Đi Tìm Phong</em>. Nguồn:&nbsp;<a href="https://www.imdb.com/title/tt4295070/" target="_blank">IMDB</a>.</p> <p>Trong một shot quay đậm chất nghệ thuật, Phong (giờ đã là một cô gái nhưng vẫn giữ cái tên khai sinh) nhảy múa rồi dần khuất sau hành lang. Với shot quay đó, đạo diễn làm bật lên được bản tính tự do và phóng khoáng của giới tính, tính dục và của chính sự sống.</p> <p>Ngạc nhiên thay, cả hai phim tài liệu đều được chiếu rạp đại trà — một thành tích hiếm có đối với thể loại phim tài liệu ở Việt Nam.&nbsp;Sự xuất hiện của nhân vật chính đằng sau hình ảnh Phong tại buổi công chiếu đã thu hút một số lượng đáng kể các bạn trẻ nhiệt thành. Đây là một hiệu ứng đầy hứa hẹn, cho thấy sức sống của các chủ đề xã hội quan trọng khi được đưa lên màn ảnh, đặc biệt là khi những vấn đề đó được khai thác với thái độ nghiêm túc và con mắt nghệ thuật nhân bản.</p> <p>[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://www.tin247.com/lanh_thanh_vao_vai_con_trai_hong_dao_yeu_trai_tre_vo_dien_gia_huy_trong_thua_me_con_di-9-25953937.html" target="_blank"><em>Tin247</em></a>]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2019/Sep/26/GoodbyeMother0.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Vừa mang nhiều nỗi niềm cá nhân, vừa tình cảm, lại vừa mang tính nhân bản — trong hai thập kỉ gần đây, điện ảnh Việt Nam với chủ đề LGBT đã có những bước tiến đáng kể, cho thấy được cả khán giả và người làm phim phần nào đã mở lòng với cộng đồng đa bản dạng giới và tính dục trong nước.</em></p> <p>Với sự góp mặt của hai diễn viên điển trai, <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh nhanh chóng được xếp vào vào hàng “nhất phẩm” trong các bộ phim Việt Nam lấy chủ đề về cộng đồng LGBT.&nbsp;</p> <p>Bộ phim xoay quanh một cặp đôi đồng tính nam trở về Việt Nam sau thời gian sống ở Mỹ. Căng thẳng leo thang giữa họ khi về lại một gia đình truyền thống khá điển hình ở Việt Nam. Bộ phim này cũng là một trong hai tác phẩm của Việt Nam được chiếu tại Liên hoan Phim Quốc tế Busan vào tháng 10/2019.</p> <p>Trụ cột gia đình — Hạnh (Hồng Đào), một người phụ nữ góa chồng — đón Văn, cậu con trai duy nhất, về nhà sau khi cậu hoàn thành chương trình học ở Mỹ. Hạnh tìm cách mai mối cho Văn với hy vọng anh sẽ lấy vợ, sinh con và nối dõi tông đường. Không may cho Hạnh và mọi người, Văn (Lãnh Thanh) có một sự thật đang giấu trong góc khuất.</p> <p><em>Thưa Mẹ Con Đi</em> là một chuỗi những cảnh quay đậm chất nghệ thuật phủ lên một kịch bản súc tích và gần gũi. Đó là hai chất liệu để kiến tạo một nhịp độ hợp lý cho bộ phim, với nhiều phân cảnh kịch tính hướng đến thời khắc định mệnh: người mẹ biết được và phải chấp nhận sự thật rằng con trai mình sẽ không trao trái tim cho ai ngoài bạn trai Ian (Võ Điền Gia Huy).</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="640" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/DkrxQbFwto0" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <div id="_mcePaste" class="mcePaste" data-mce-bogus="1" style="position: absolute; left: 0px; top: -25px; width: 1px; height: 1px; overflow: hidden;"> <p class="MsoNormal">▪<o:p></o:p></p> </div> <p>Trịnh Đình Lê Minh quả thật có con mắt nhìn người, bởi Lãnh Thanh và Gia Huy hợp vai và rất đẹp đôi. Trong vai thanh niên lịch thiệp có “tội lỗi” duy nhất là yêu nhau, họ “đốn tim” khán giả nhanh như cách họ thuyết phục mẹ và gia đình bên nội ủng hộ xu hướng tính dục của mình.&nbsp;</p> <p>Dù nội tâm có những chuyển biến rất thực tế, hình ảnh của hai nam nhân vật lại có phần quá đáng yêu gần như hoàn mỹ. Không nghi ngờ gì sớm hay muộn họ sẽ tìm ra hướng đi cho bản thân. Trở về từ xứ cờ hoa, cặp đôi như một hai thiên thần vô tư đang loay hoay thích nghi với nền văn hoá đậm chất Á Đông ở Việt Nam.</p> <p>Văn hay được mẹ nuông chiều, còn bà nội thì thần kinh không ổn định nên thường nhầm cậu với Ian. Vậy là bà dành tình thương vô bờ bến cho “đứa cháu” Ian, dẫu chỉ là nhẫm lẫn. Chưa dừng lại đó, em họ Văn, đang là một nữ sinh cấp ba, bỗng cảm nắng và mơ về chuyện tình “gà bông” với Ian.</p> <p>Em họ Ian có một người anh đã li dị vợ. Dầu là một “con sâu rượu” xấu tính, anh vẫn luôn yêu thương em gái mình. Cũng như mẹ và dì của Văn, anh là một thành viên trong xã hội Việt Nam nặng tính kỳ thị trái ngược với “thiên đường cởi mở” xứ cờ hoa. Vì thế, theo tôi, sẽ hợp lý hơn nếu người em họ này dành cho những người đàn ông xung quanh mình một tình cảm gì đó trong sáng hơn là "cảm nẳng."</p> <p>Tuy nhiên, xét cho cùng, <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> là một nỗ lực đáng ghi nhận để mang chủ đề đồng tính và chuyển giới lên màn ảnh Việt. Bộ phim cũng gợi nhớ đến những bộ phim đáng chú ý khác cùng chủ đề, ở cả thể loại phim truyện lẫn tài liệu:&nbsp;<em>Hot Boy Nổi Loạn</em> của Vũ Ngọc Đãng; <em>Yêu</em> của Việt Max, phỏng theo phim điện ảnh Thái Lan <em>Love of Siam</em>; Nguyễn Thị Thắm với <em>Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng</em>; và <em>Đi Tìm Phong</em> của Trần Phương Thảo.</p> <h3>Dư âm từ “bộ phim đồng tính đầu tiên” của Việt Nam</h3> <p>Năm 2011, Vũ Ngọc Đãng ra mắt bộ phim về chủ đề đồng tính nam, mại dâm và bệnh tâm lý. Ê kíp làm phim ngày ấy chắc cũng không ngờ bộ phim có tựa đề dài ngoằng&nbsp;<em>Hot Boy Nổi Loạn Và Câu Chuyện Về Thằng Cười, Cô Gái Điếm Và Con Vịt</em> sẽ trở thành nốt son trong sự nghiệp của mình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanisthanoi/article-images/2019/09/lgbtfilms/LostinParadiseSGR.jpg" alt="" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh trong phim <em>Hot Boy Nổi Loạn</em>. Nguồn:&nbsp;<a href="https://www.hollywoodreporter.com/review/lost-paradise-berlin-film-review-289375" target="_blank">The Hollywood Reporter</a>.</p> <p><em>Hot Boy Nổi Loạn</em>, được ca ngợi là “bộ phim đồng tính đầu tiên” của Việt Nam, đã giành được loạt giải thưởng trong nước và góp mặt tại một số liên hoan phim quốc tế. Bộ phim cho thấy sự tiến bộ của Vũ Ngọc Đãng trong cách làm phim: từ dòng phim "gái" xô bồ đến những phim đậm chất trường phái hiện thực hơn. Hai nhân vật chính đồng tính trong phim dù được khắc hoạ rõ nét và thực tế hơn, nhưng lại có số phận bi ai hơn nhiều so với cặp đôi trong <em>Thưa Mẹ Con Đi</em>.</p> <p>Cặp đồng tính nam của Đãng không giống như những cô gái showbiz quen thuộc trong các phim thương mại trước đó của anh: <em>Những Cô Gái Chân Dài</em> và <em>Đẹp Từng Centimet</em>. Họ cũng không giống với những nhân vật mang tính biểu tượng trong tác phẩm lớn đầu tiên của anh, <em>Chuột</em>, vốn là một câu chuyện mang tinh thần cao thượng về hành trình tâm lý của một tên tội phạm bỏ trốn trước khi ra đầu thú.</p> <p>Qua<em> Hot Boy Nổi Loạn</em>, khán giả có thể nhận thấy thế giới quan của Đãng thay đổi như thế nào. Thế giới điện ảnh của anh không còn là một giấc mơ quanh quẩn trong đầu như <em>Chuột</em>, hay một showbiz rất “đời” và chật chội nữa, mà là một thực tế xã hội muôn màu với những người đồng tính và mại dâm.</p> <p>Dù vậy, Đãng dương như khá “tham” khi đưa quá nhiều phận người vào phim. Bộ phim cũng nói về một người đàn ông tâm thần gắng gượng nuôi một con vịt con và làm bạn với một cô gái mại dâm bị đời hắt hủi. Và cốt truyện này không hề có liên quan gì đến cặp đồng tính nam vốn là tâm điểm của phim.</p> <p>Mãi đến khi T<em>hưa Mẹ Con Đi</em> ra mắt, bức chân dung hãy còn dang dở của người đồng tính nam trong xã hội Việt mới được chấm phá và rõ nét hơn.</p> <h3><strong>Tính dục và nghệ thuật</strong></h3> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/06/yeu0.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster quảng bá phim Yêu, do Gil Lê và Chi Pu thủ vai chính.</p> <p>Đề tài đồng tính nữ cũng đã được đề cập trong điện ảnh Việt Nam đương đại. Năm 2015, Việt Max đã cho ra mắt bộ phim <em>Yêu</em> dựa trên bộ phim đồng tính nam Thái Lan <em>Love of Siam</em>. Bộ phim kể về nữ ca sĩ đầy khát vọng và người bạn gái thời thơ ấu. Dẫu không phải là một ý tưởng “cây nhà lá vườn,” bộ phim đã hướng sự chú ý sang giới tính nữ và thể hiện hình ảnh phụ nữ Việt Nam mạnh mẽ và tinh tế.</p> <p>Tuy&nbsp;<em>Yêu</em> không được lớp lang và sâu sắc như bản gốc Thái Lan, tác phẩm vẫn là một phiên bản làm lại đầy sáng tạo khi tạo ra các kiểu nhân vật nam mới với dụng ý làm bật lên mối quan hệ đồng tính nữ. Cách thể hiện các nhân vật nam đó khá thực tế và thuyết phục và người xem có thể hiểu tại sao các cô gái vẫn từ chối họ ngay cả khi họ không phải là người đồng tính. Tiêu biểu trong đó là một người đàn ông xuất thân từ một gia đình giàu có với lối sống trăng hoa và phung phí.</p> <p>Kiểu nhân vật đồng tính đầy tài năng như trong <em>Yêu</em> lại một lần xuất hiện trong tác phẩm <em>Song Lang</em>&nbsp;của Leon Quang Lê ra mắt năm 2018. Bộ phim cũng giành chiến thắng ở nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế. Tựa phim "Song Lang" không chỉ gợi lên hình ảnh một đôi nam thanh niên, mà còn ám chỉ nhạc cụ bộ gõ được chơi trong các tuồng cải lương. Bộ phim, trên tinh thần đó, đã khéo léo dệt nên một bức thảm kịch về mất mát văn hoá của Việt Nam, đan xen giữa mối quan hệ bất thành giữa hai thanh niên.&nbsp;</p> <p>Lấy bối cảnh tại Sài Gòn những năm 1980, nội dung phim xoay quanh mối quan hệ giữa Linh Phụng, kép hát chính của đoàn cải lương Thiên Lý, và Dũng “Thiên Lôi,” một tay chuyên đòi nợ thuê có xuất thân từ gia đình cải lương.</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="540" height="360" src="https://www.youtube.com/embed/7Fo_SD81-08" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p>Linh Phụng suýt mang đến cơ hội hạnh phúc thứ hai cho Dũng, người gánh trên vai nhiều phẫn uất và hận thù trên con đường sự nghiệp đang chùn bước của mình. Nhưng mối quan hệ của họ không thành, không chỉ vì số phận của họ bị trói buộc với bối cảnh xã hội biến động, đầy rẫy những con nợ tuyệt vọng và những kẻ cho vay nặng lãi tham lam.</p> <p>Số phận của họ cũng không thể tách rời khỏi lịch sử đầy biến động của chiến tranh, chia rẽ và mất mát của Việt Nam. Vở tuồng trong <em>Song Lang</em> được phỏng theo truyền thuyết Mị Châu-Trọng Thủy. Theo truyền thuyết, vua An Dương Vương mất nước do hậu quả của việc con gái ông phản bội theo người chồng từ phương Bắc.</p> <p>Được tái hiện lại qua phiên bản thể hiện trong <em>Song Lang</em>, vở tuồng khắc họa rõ nét cái đẹp của cải lương tuồng cổ miền Nam. Linh Phụng đóng vai Trọng Thủy, còn số phận của công chúa Mi Châu như được phản ánh những gì đã xảy ra với Dũng. Với những bộ trang phục lồng lẫu, nhiều màu sắc được thiết kế để gợi lại cảm giác về quá khứ nghiệt ngã của Sài Gòn, <em>Song Lang</em> quả nhiên là một “bữa tiệc thị giác” linh đình.&nbsp;</p> <h3><strong>Những bài học rất nhân văn bên ngoài sách vở</strong></h3> <p>Phim tài liệu Việt Nam đa phần có độ dài khoảng 30 phút, chủ yếu do Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương thực hiện cho truyền hình. Vì thế, bất kỳ tác phẩm dài tập nào do chính các nhà làm phim độc lập thực hiện đều là những nỗ lực đáng khen ngợi. Và có hai bộ phim đã trở thành tiêu biểu cho chủ đề người đồng tính và chuyển giới.</p> <p>Đó là bộ phim tài liệu đầu tay <em>Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng</em> (2014) dài 86 phút của Nguyễn Thị Thắm và <em>Đi Tìm Phong</em> (2018) của Trần Phương Thảo và Swann Dubus. Thắm miệt mài theo chân một đoàn lô tô do Bích Phụng làm trưởng đoàn. Đoàn gồm 35 thành viên, hầu hết là người đồng tính hoặc chuyển giới.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanisthanoi/article-images/2019/09/lgbtfilms/MadamPhSGR.jpg" alt="" /></p> <p class="image-caption"><em>Chuyến Đi Cuối Cùng Của Chị Phụng</em>. Nguồn ảnh:&nbsp;<a href="https://www.hollywoodreporter.com/review/madam-phungs-last-journey-film-840044" target="_blank">The Hollywood Reporter</a>.</p> <p>Trong thực tế, những người đồng tính hoặc chuyển giới trong hai bộ phim tài liệu này kiếm sống bằng nghệ thuật và sân khấu. Việc gánh hát lô tô có phải là một loại hình nghệ thuật chính thống hay không có thể gây tranh cãi,&nbsp;nhưng có một điều rõ ràng: chị Phụng và các chị em trong đoàn đều cống hiến tất cả cho cái “nghề” của mình.</p> <p>Đoàn của Bích Phụng đi từ Đà Nẵng đến Cà Mau để tổ chức hội chợ gồm các hoạt động như múa hát, hát lô tô và nhiều trò chơi giải trí khác. Trên đường đi, họ chạm trán với những người dân địa phương thù địch đến cay nghiệt với đỉnh điểm là màn phá hoại bất nhân ở cuối phim.</p> <p>Ngược lại với tất cả các yếu tố đời thực, <em>Đi Tìm Phong</em> lại thu hút với những thước phim giàu tính biểu tượng. Không giống như bộ phim của Thắm, mang đến cái nhìn toàn cảnh về cuộc bể dâu của cả một gánh hát, bộ phim tài liệu của Thảo và chồng lấy tâm điểm là một cá nhân, cô gái chuyển giới tên Phong kiếm sống bằng nghề vẽ rối cho Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long ở Hà Nội.</p> <p>Các nhà làm phim đã đưa Phong một chiếc máy quay để cô tự ghi lại hành trình chuyển giới của bản thân. Sau đó, họ lồng ghép những đoạn quay của đoàn để dựng thành bộ phim. Hành trình của Phong tuy đầy gian nan, nhưng với những cảnh quay mang lại tiếng cười lẫn lấy đi nước mắt và một cái kết đáng yêu, bộ phim dễ dàng chiếm được cảm tình của khán giả.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanisthanoi/article-images/2019/09/lgbtfilms/FindingPhongSGr.jpg" alt="" /></p> <p class="image-caption">Poster phim <em>Đi Tìm Phong</em>. Nguồn:&nbsp;<a href="https://www.imdb.com/title/tt4295070/" target="_blank">IMDB</a>.</p> <p>Trong một shot quay đậm chất nghệ thuật, Phong (giờ đã là một cô gái nhưng vẫn giữ cái tên khai sinh) nhảy múa rồi dần khuất sau hành lang. Với shot quay đó, đạo diễn làm bật lên được bản tính tự do và phóng khoáng của giới tính, tính dục và của chính sự sống.</p> <p>Ngạc nhiên thay, cả hai phim tài liệu đều được chiếu rạp đại trà — một thành tích hiếm có đối với thể loại phim tài liệu ở Việt Nam.&nbsp;Sự xuất hiện của nhân vật chính đằng sau hình ảnh Phong tại buổi công chiếu đã thu hút một số lượng đáng kể các bạn trẻ nhiệt thành. Đây là một hiệu ứng đầy hứa hẹn, cho thấy sức sống của các chủ đề xã hội quan trọng khi được đưa lên màn ảnh, đặc biệt là khi những vấn đề đó được khai thác với thái độ nghiêm túc và con mắt nghệ thuật nhân bản.</p> <p>[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://www.tin247.com/lanh_thanh_vao_vai_con_trai_hong_dao_yeu_trai_tre_vo_dien_gia_huy_trong_thua_me_con_di-9-25953937.html" target="_blank"><em>Tin247</em></a>]</p></div> Review: Đêm Tối Rực Rỡ! — Bi kịch của một tang gia 2022-04-20T14:50:07+07:00 2022-04-20T14:50:07+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17251-review-đêm-tối-rực-rỡ-—-bi-kịch-của-một-tang-gia Saigoneer. Nguồn ảnh: Đoàn làm phim Đêm Tối Rực Rỡ!. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD14.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD14b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Nếu như trong một gia đình từ lâu đã tồn tại những tổn thương vô hình do thói bạo hành gây ra, thì việc cố gắng chữa lành cho các thành viên trong gia đình ấy có khiến họ phải chịu nhiều đau đớn hơn không? Đêm Tối Rực Rỡ! đi tìm lời đáp cho câu hỏi này bằng cách đẩy các nhân vật vào một tình huống khiến họ để lộ những vết thương đang mưng mủ rất cần được chữa lành.</em></p> <p dir="ltr"><strong>Cảnh báo: nội dung bài viết có đề cập vấn đề bạo hành gia đình.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> lấy cảm hứng từ bộ phim chuyển thể từ vở kịch <em>Long Day’s Journey into the Night</em> của nhà soạn kịch người Mỹ Eugene O'Neill. Toàn bộ câu chuyện diễn ra nội trong một buổi tối khi các thành viên trong một gia đình ở Sài Gòn trở về nhà người cha để dự đám tang ông nội. Trong buổi tối ấy, họ biết được cha mình đã làm tiêu tan hết tài sản gia đình, và kẻ cho vay nặng lãi sẽ đến đòi nợ ngay sáng hôm sau. Nếu không trả đủ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nỗi bất an ấy là chất xúc tác khơi dậy bóng ma tâm lý đã âm thầm ám ảnh họ suốt mấy chục năm. Trong diễn biến tiếp theo, bộ phim sẽ đưa khán giả “bước vào thế giới điên cuồng của phong tục tang lễ và văn hóa gia đình Việt Nam” như lời giải thích của đạo diễn <a href="https://www.imdb.com/name/nm2767491/?ref_=fn_al_nm_2" target="_blank">Aaron Toronto</a>. Đối diện với tình huống ấy, họ sẵn sàng trả cái giá nào?</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD4.webp" /></p> <p class="image-caption">Ông Toàn (áo xanh) là chủ gia đình, giờ đây phải đối mặt với hậu quả từ những sai lầm của mình.</p> <p dir="ltr">Bộ phim được công chiếu lần đầu tại <a href="http://santafefilmfestival.com/index/2022-santa-fe-film-festival-awards-announced/" target="_blank">Liên hoan phim Sante Fe</a> của Mỹ hồi tháng Hai năm nay. Tác phẩm đã chiến thắng ở hai hạng mục: Câu chuyện hay nhất và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (cho nữ diễn viên chính Nhã Uyên). Sau màn chào sân ở Hoa Kỳ, <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> đã khởi chiếu tại các hệ thống rạp Việt Nam. Cách đây vài tuần, <em>Saigoneer</em> đã có dịp trò chuyện với đạo diễn Aaron để tìm hiểu về quá trình làm phim cũng như kỳ vọng của anh về hiệu ứng của bộ phim.</p> <p dir="ltr">Về căn bản, <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> nói về vấn đề bạo hành gia đình và ảnh hưởng của hành vi này lên tâm lý và cuộc sống của nạn nhân. Đối tượng cụ thể là những người bị bạo hành về cả thể chất lẫn tinh thần suốt nhiều năm. Người con gái cả Xuân Thanh, anh trai Kim Hoàng và em gái Kim Bảo đều trải qua tuổi thơ đầy buồn tủi khi sống bên người cha tồi là ông Toàn. Họ đều bị đánh mắng rất nhiều và phải tự mình vượt qua những tổn thương đó, dù mỗi người phản ứng với hoàn cảnh theo một cách khác nhau.Trớ trêu thay, đám tang ông nội lại là lần đầu tiên họ buộc phải đối mặt với quá khứ của bản thân và đối mặt với nhau.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD11.webp" /></p> <p class="image-caption">Hình ảnh hậu trường.</p> <p dir="ltr">Bộ phim lấy bối cảnh là một <a href="https://moveek.com/bai-viet/dem-toi-ruc-ro-van-hoa-ma-chay-trong-phim/30180" target="_blank">lễ tang miền Nam</a> điển hình với các hoạt động văn nghệ, tiệc rượu, và cờ bạc diễn ra giữa không khí trầm mặc của một tang gia. Đoàn phim có nhiều người xuất thân từ Nam Bộ, nhưng từng phong tục tang lễ và văn hóa gia đình địa phương vẫn được nghiên cứu từ nhiều nguồn để thể hiện sao cho chân thực. Bước này đặc biệt quan trọng vì mặc dù là người Mỹ sống ở Việt Nam hơn 15 năm và nói tiếng Việt trôi chảy, Aaron biết là khán giả vẫn sẽ có nghi ngại rằng người nước ngoài khó có thể khắc họa trung thực xã hội Việt Nam.</p> <p>Đảm nhận vai nữ chính của <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> là diễn viên Nhã Uyên, cũng là vợ của Aaron và đồng biên kịch của bộ phim. Đạo diễn chia sẻ rằng cả hai đã bổ trợ nhau để xây dựng tác phẩm chỉn chu cả về hình thức lẫn nội dung. Aaron tạo ra “khung xương” cho bộ phim bằng chuyên môn về biên kịch, quay phim và sản xuất. Nhã Uyên “đắp da đắp thịt” cho khung xương ấy bằng kinh nghiệm sống của mình và của những người Việt trong ê-kíp.</p> <p>Aaron cũng nhận định rằng một diễn viên giỏi như Nhã Uyên “sẽ hiểu nhân vật hơn cả đạo diễn.” Và thật vậy, diễn xuất tuyệt vời của chị đã tạo nên mạch cảm xúc chính của bộ phim. Đặc biệt là trong một trường cảnh mang tính đặc tả nhân vật. Aaron chia sẻ rằng dụng ý của anh là khiến khán giả cảm thấy “bị mắc kẹt và bị đe dọa.” Từ đó, khán giả phần nào hiểu hơn về cảm xúc của những người mang bệnh tâm lý.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD7.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD13.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Đạo diễn kiêm biên kịch Aaron Toronto trên phim trường (trái) và nữ diễn viên chính kiêm đồng biên kịch Nhã Uyên trong một cảnh quay (phải).</p> <p dir="ltr">Gia đình của Xuân cho rằng la mắng, đánh đập là cách thể hiện tình yêu thương. Trên thực tế, những người đồng cảnh ngộ với Xuân không phải là thiểu số trong xã hội hiện đại. Theo dữ liệu khảo sát năm 2019, cứ ba trẻ em ở Việt Nam thì có hai trẻ là nạn nhân của hành vi <a href="https://saigoneer.com/vietnam-news/18045-two-thirds-of-vietnamese-children-endure-physical-abuse-by-family-members,-data-shows" target="_blank">bạo hành thân thể</a> từ các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vấn nạn này trước giờ không nhận nghiêm túc quan tâm, nhìn nhận và phân tích. Chỉ đến gần đây, khi một số <a href="https://saigoneer.com/saigon-news/20831-murder-charge-announced-for-woman-who-beat-8-year-old-to-death" target="_blank">vụ án</a> bạo hành gia đình gây chấn động dư luận, xã hội bắt đầu xem xét lại hành vi này. Tính thời sự của Đêm Tối Rức Rỡ!, dù bị trì hoãn do đại dịch vào 2019, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bạo hành gia đình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD12.webp" /></p> <p class="image-caption">Hành vi bạo hành thể xác trong một cảnh hồi tưởng.</p> <p dir="ltr">Bộ phim cũng bàn về sức khỏe tinh thần một cách nghiêm túc và có chiều sâu. Khán giả sẽ quan sát thấy những gì nhân vật Xuân trải qua hoàn toàn không giống với nhận định của mẹ cô. Bà cho rằng trầm cảm là do tự Xuân nghĩ quá nên thành bệnh, và bảo Xuân chỉ cần mạnh mẽ là khỏi bệnh. Nhân vật người mẹ cũng đại diện cho quan niệm cổ hủ của xã hội về các bệnh tâm lý. Chúng ta cần cởi mở hơn trong cách nhìn nhận hành vi bạo hành và các vấn đề về sức khỏe tinh thần để có thể xóa bỏ những rào cản khi cố gắng chữa lành cho nạn nhân. Và một trong những công cụ hiệu quả nhất để thay đổi định kiến xã hội là ngôn ngữ điện ảnh, thông qua những tác phẩm có sức tác động lớn như <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em>.</p> <p dir="ltr">Một người con trai cả hư hỏng, tham của và hay lợi dụng vai vế của mình trong gia đình; một cô con gái phải bỏ nhà để thoát khỏi quá khứ đau buồn; và người chồng xem con cái là quân cờ để tranh chấp tài sản khi ly hôn: hình ảnh các nhân vật trong <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> nhuốm màu châm biếm, nhưng vẫn giữ được tính logic trong diễn biến tâm lý. Mỗi khán giả sẽ có cảm nhận riêng về cốt truyện và từng nhân vật tùy theo trải nghiệm cá nhân. Những ai chưa từng gặp kiểu đàn ông bạo hành người nhà và nghiện cờ bạc như ông Toàn sẽ thấy ông ta hoàn toàn xấu xa và đáng bị trừng phạt. Mặt khác, sẽ có khán giả đã gặp kiểu người ấy ngoài đời, hoặc có người nhà giống như vậy, họ sẽ nhìn đúng bản chất của nhân vật và có cách phân tích đa chiều hơn. Có lẽ chúng ta nên cứu giúp thay vì chỉ chăm chăm kể tội ông ấy.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD2.webp" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh bạo hành có lẽ đã quá quen thuộc với khán giả.</p> <p dir="ltr">Với tư cách là một đạo diễn, Aaron quan niệm rằng mỗi bộ phim phải truyền tải được một thông điệp: “Đó là lý do tại sao chúng ta xem phim; là lý do tại sao loài người đã kể chuyện cho nhau nghe suốt hàng nghìn năm… chúng ta lắng nghe những câu chuyện để học cách làm người, học cách sống tốt.”<em> Đêm Tối Rực Rỡ!</em> gửi gắm bài học về những nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ và làm sao để hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên. Nhưng không vì thế mà bộ phim trở thành câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Thay vào đó, Aaron và Nhã Uyên mang đến một tác phẩm phản ánh hiện thực qua những đức tính đáng quý và cả khuyết điểm đáng trách của từng nhân vật. Đồng thời, phim cũng gợi ý những điều chúng ta có thể làm để tạo ra thay đổi tích cực. Vị đạo diễn giải thích: “Mấu chốt là cách thể hiện, phải thể hiện sao cho khán giả tin và bình luận rằng ‘cuộc sống là như thế.’ Vì khi thể hiện cuộc sống một cách thuyết phục, thực tế… phim sẽ không gây cảm giác giáo điều sáo rỗng.”</p> <p dir="ltr">Trong sự nghiệp cá nhân, đạo diễn Aaron và Nhã Uyên đều hoạt động sôi nổi ở hai mảng điện ảnh và sân khấu. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên họ có cảm giác một tác phẩm “thuộc về mình.” Đó là vì họ được tự sản xuất <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> với nguồn vốn từ nhà đầu tư ngoài ngành. Nhờ thế hai vợ chồng có thể ra quyết định và chịu trách nhiệm về phong cách thẩm mỹ, thủ pháp nghệ thuật, và sức sáng tạo họ dành cho bộ phim. <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> chính là tâm huyết lớn nhất và là tác phẩm làm nên dấu ấn của cả hai.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD15.webp" /></p> <p class="image-caption">Quang cảnh Sài Gòn nhuốm màu sắc u buồn cho bộ phim.</p> <p>Nếu <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> thành công, cả hai sẽ có thêm động lực để tiếp tục làm phim. Cũng như vị đạo diễn nhận định: “Bộ phim đầu tay của bất kỳ nhà làm phim nào cũng là ‘tiếng gọi cửa’ để mở ra nhiều cơ hội về sau.” Mặt khác, bộ phim cũng là tiếng nói đại diện cho tiếng lòng của những khán giả từng là nạn nhân của bạo hành gia đình nhưng chưa bao giờ được lắng nghe và thấu hiểu. Vì vậy, <em>Saigoneer</em> hy vọng rằng sau <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em>, đạo diễn Aaron và Nhã Uyên sẽ tiếp tục sản xuất nhiều tác phẩm đáng xem. Song song đó, nền điện ảnh Việt sẽ hướng đến việc khai thác những góc khuất trong đời thực, với cách tiếp cận tinh tế và kịp thời.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD16.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster chính thức trên trang Facebook của Đêm Tối Rực Rỡ!</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD14.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD14b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr"><em>Nếu như trong một gia đình từ lâu đã tồn tại những tổn thương vô hình do thói bạo hành gây ra, thì việc cố gắng chữa lành cho các thành viên trong gia đình ấy có khiến họ phải chịu nhiều đau đớn hơn không? Đêm Tối Rực Rỡ! đi tìm lời đáp cho câu hỏi này bằng cách đẩy các nhân vật vào một tình huống khiến họ để lộ những vết thương đang mưng mủ rất cần được chữa lành.</em></p> <p dir="ltr"><strong>Cảnh báo: nội dung bài viết có đề cập vấn đề bạo hành gia đình.</strong></p> <p dir="ltr"><em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> lấy cảm hứng từ bộ phim chuyển thể từ vở kịch <em>Long Day’s Journey into the Night</em> của nhà soạn kịch người Mỹ Eugene O'Neill. Toàn bộ câu chuyện diễn ra nội trong một buổi tối khi các thành viên trong một gia đình ở Sài Gòn trở về nhà người cha để dự đám tang ông nội. Trong buổi tối ấy, họ biết được cha mình đã làm tiêu tan hết tài sản gia đình, và kẻ cho vay nặng lãi sẽ đến đòi nợ ngay sáng hôm sau. Nếu không trả đủ thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Nỗi bất an ấy là chất xúc tác khơi dậy bóng ma tâm lý đã âm thầm ám ảnh họ suốt mấy chục năm. Trong diễn biến tiếp theo, bộ phim sẽ đưa khán giả “bước vào thế giới điên cuồng của phong tục tang lễ và văn hóa gia đình Việt Nam” như lời giải thích của đạo diễn <a href="https://www.imdb.com/name/nm2767491/?ref_=fn_al_nm_2" target="_blank">Aaron Toronto</a>. Đối diện với tình huống ấy, họ sẵn sàng trả cái giá nào?</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD4.webp" /></p> <p class="image-caption">Ông Toàn (áo xanh) là chủ gia đình, giờ đây phải đối mặt với hậu quả từ những sai lầm của mình.</p> <p dir="ltr">Bộ phim được công chiếu lần đầu tại <a href="http://santafefilmfestival.com/index/2022-santa-fe-film-festival-awards-announced/" target="_blank">Liên hoan phim Sante Fe</a> của Mỹ hồi tháng Hai năm nay. Tác phẩm đã chiến thắng ở hai hạng mục: Câu chuyện hay nhất và Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (cho nữ diễn viên chính Nhã Uyên). Sau màn chào sân ở Hoa Kỳ, <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> đã khởi chiếu tại các hệ thống rạp Việt Nam. Cách đây vài tuần, <em>Saigoneer</em> đã có dịp trò chuyện với đạo diễn Aaron để tìm hiểu về quá trình làm phim cũng như kỳ vọng của anh về hiệu ứng của bộ phim.</p> <p dir="ltr">Về căn bản, <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> nói về vấn đề bạo hành gia đình và ảnh hưởng của hành vi này lên tâm lý và cuộc sống của nạn nhân. Đối tượng cụ thể là những người bị bạo hành về cả thể chất lẫn tinh thần suốt nhiều năm. Người con gái cả Xuân Thanh, anh trai Kim Hoàng và em gái Kim Bảo đều trải qua tuổi thơ đầy buồn tủi khi sống bên người cha tồi là ông Toàn. Họ đều bị đánh mắng rất nhiều và phải tự mình vượt qua những tổn thương đó, dù mỗi người phản ứng với hoàn cảnh theo một cách khác nhau.Trớ trêu thay, đám tang ông nội lại là lần đầu tiên họ buộc phải đối mặt với quá khứ của bản thân và đối mặt với nhau.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD11.webp" /></p> <p class="image-caption">Hình ảnh hậu trường.</p> <p dir="ltr">Bộ phim lấy bối cảnh là một <a href="https://moveek.com/bai-viet/dem-toi-ruc-ro-van-hoa-ma-chay-trong-phim/30180" target="_blank">lễ tang miền Nam</a> điển hình với các hoạt động văn nghệ, tiệc rượu, và cờ bạc diễn ra giữa không khí trầm mặc của một tang gia. Đoàn phim có nhiều người xuất thân từ Nam Bộ, nhưng từng phong tục tang lễ và văn hóa gia đình địa phương vẫn được nghiên cứu từ nhiều nguồn để thể hiện sao cho chân thực. Bước này đặc biệt quan trọng vì mặc dù là người Mỹ sống ở Việt Nam hơn 15 năm và nói tiếng Việt trôi chảy, Aaron biết là khán giả vẫn sẽ có nghi ngại rằng người nước ngoài khó có thể khắc họa trung thực xã hội Việt Nam.</p> <p>Đảm nhận vai nữ chính của <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> là diễn viên Nhã Uyên, cũng là vợ của Aaron và đồng biên kịch của bộ phim. Đạo diễn chia sẻ rằng cả hai đã bổ trợ nhau để xây dựng tác phẩm chỉn chu cả về hình thức lẫn nội dung. Aaron tạo ra “khung xương” cho bộ phim bằng chuyên môn về biên kịch, quay phim và sản xuất. Nhã Uyên “đắp da đắp thịt” cho khung xương ấy bằng kinh nghiệm sống của mình và của những người Việt trong ê-kíp.</p> <p>Aaron cũng nhận định rằng một diễn viên giỏi như Nhã Uyên “sẽ hiểu nhân vật hơn cả đạo diễn.” Và thật vậy, diễn xuất tuyệt vời của chị đã tạo nên mạch cảm xúc chính của bộ phim. Đặc biệt là trong một trường cảnh mang tính đặc tả nhân vật. Aaron chia sẻ rằng dụng ý của anh là khiến khán giả cảm thấy “bị mắc kẹt và bị đe dọa.” Từ đó, khán giả phần nào hiểu hơn về cảm xúc của những người mang bệnh tâm lý.</p> <div class="one-row"> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD7.webp" /></div> <div><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD13.webp" /></div> </div> <p class="image-caption">Đạo diễn kiêm biên kịch Aaron Toronto trên phim trường (trái) và nữ diễn viên chính kiêm đồng biên kịch Nhã Uyên trong một cảnh quay (phải).</p> <p dir="ltr">Gia đình của Xuân cho rằng la mắng, đánh đập là cách thể hiện tình yêu thương. Trên thực tế, những người đồng cảnh ngộ với Xuân không phải là thiểu số trong xã hội hiện đại. Theo dữ liệu khảo sát năm 2019, cứ ba trẻ em ở Việt Nam thì có hai trẻ là nạn nhân của hành vi <a href="https://saigoneer.com/vietnam-news/18045-two-thirds-of-vietnamese-children-endure-physical-abuse-by-family-members,-data-shows" target="_blank">bạo hành thân thể</a> từ các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, vấn nạn này trước giờ không nhận nghiêm túc quan tâm, nhìn nhận và phân tích. Chỉ đến gần đây, khi một số <a href="https://saigoneer.com/saigon-news/20831-murder-charge-announced-for-woman-who-beat-8-year-old-to-death" target="_blank">vụ án</a> bạo hành gia đình gây chấn động dư luận, xã hội bắt đầu xem xét lại hành vi này. Tính thời sự của Đêm Tối Rức Rỡ!, dù bị trì hoãn do đại dịch vào 2019, hứa hẹn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bạo hành gia đình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD12.webp" /></p> <p class="image-caption">Hành vi bạo hành thể xác trong một cảnh hồi tưởng.</p> <p dir="ltr">Bộ phim cũng bàn về sức khỏe tinh thần một cách nghiêm túc và có chiều sâu. Khán giả sẽ quan sát thấy những gì nhân vật Xuân trải qua hoàn toàn không giống với nhận định của mẹ cô. Bà cho rằng trầm cảm là do tự Xuân nghĩ quá nên thành bệnh, và bảo Xuân chỉ cần mạnh mẽ là khỏi bệnh. Nhân vật người mẹ cũng đại diện cho quan niệm cổ hủ của xã hội về các bệnh tâm lý. Chúng ta cần cởi mở hơn trong cách nhìn nhận hành vi bạo hành và các vấn đề về sức khỏe tinh thần để có thể xóa bỏ những rào cản khi cố gắng chữa lành cho nạn nhân. Và một trong những công cụ hiệu quả nhất để thay đổi định kiến xã hội là ngôn ngữ điện ảnh, thông qua những tác phẩm có sức tác động lớn như <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em>.</p> <p dir="ltr">Một người con trai cả hư hỏng, tham của và hay lợi dụng vai vế của mình trong gia đình; một cô con gái phải bỏ nhà để thoát khỏi quá khứ đau buồn; và người chồng xem con cái là quân cờ để tranh chấp tài sản khi ly hôn: hình ảnh các nhân vật trong <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> nhuốm màu châm biếm, nhưng vẫn giữ được tính logic trong diễn biến tâm lý. Mỗi khán giả sẽ có cảm nhận riêng về cốt truyện và từng nhân vật tùy theo trải nghiệm cá nhân. Những ai chưa từng gặp kiểu đàn ông bạo hành người nhà và nghiện cờ bạc như ông Toàn sẽ thấy ông ta hoàn toàn xấu xa và đáng bị trừng phạt. Mặt khác, sẽ có khán giả đã gặp kiểu người ấy ngoài đời, hoặc có người nhà giống như vậy, họ sẽ nhìn đúng bản chất của nhân vật và có cách phân tích đa chiều hơn. Có lẽ chúng ta nên cứu giúp thay vì chỉ chăm chăm kể tội ông ấy.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD2.webp" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh bạo hành có lẽ đã quá quen thuộc với khán giả.</p> <p dir="ltr">Với tư cách là một đạo diễn, Aaron quan niệm rằng mỗi bộ phim phải truyền tải được một thông điệp: “Đó là lý do tại sao chúng ta xem phim; là lý do tại sao loài người đã kể chuyện cho nhau nghe suốt hàng nghìn năm… chúng ta lắng nghe những câu chuyện để học cách làm người, học cách sống tốt.”<em> Đêm Tối Rực Rỡ!</em> gửi gắm bài học về những nguyên nhân khiến gia đình tan vỡ và làm sao để hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên. Nhưng không vì thế mà bộ phim trở thành câu chuyện cổ tích thời hiện đại. Thay vào đó, Aaron và Nhã Uyên mang đến một tác phẩm phản ánh hiện thực qua những đức tính đáng quý và cả khuyết điểm đáng trách của từng nhân vật. Đồng thời, phim cũng gợi ý những điều chúng ta có thể làm để tạo ra thay đổi tích cực. Vị đạo diễn giải thích: “Mấu chốt là cách thể hiện, phải thể hiện sao cho khán giả tin và bình luận rằng ‘cuộc sống là như thế.’ Vì khi thể hiện cuộc sống một cách thuyết phục, thực tế… phim sẽ không gây cảm giác giáo điều sáo rỗng.”</p> <p dir="ltr">Trong sự nghiệp cá nhân, đạo diễn Aaron và Nhã Uyên đều hoạt động sôi nổi ở hai mảng điện ảnh và sân khấu. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên họ có cảm giác một tác phẩm “thuộc về mình.” Đó là vì họ được tự sản xuất <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> với nguồn vốn từ nhà đầu tư ngoài ngành. Nhờ thế hai vợ chồng có thể ra quyết định và chịu trách nhiệm về phong cách thẩm mỹ, thủ pháp nghệ thuật, và sức sáng tạo họ dành cho bộ phim. <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> chính là tâm huyết lớn nhất và là tác phẩm làm nên dấu ấn của cả hai.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD15.webp" /></p> <p class="image-caption">Quang cảnh Sài Gòn nhuốm màu sắc u buồn cho bộ phim.</p> <p>Nếu <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em> thành công, cả hai sẽ có thêm động lực để tiếp tục làm phim. Cũng như vị đạo diễn nhận định: “Bộ phim đầu tay của bất kỳ nhà làm phim nào cũng là ‘tiếng gọi cửa’ để mở ra nhiều cơ hội về sau.” Mặt khác, bộ phim cũng là tiếng nói đại diện cho tiếng lòng của những khán giả từng là nạn nhân của bạo hành gia đình nhưng chưa bao giờ được lắng nghe và thấu hiểu. Vì vậy, <em>Saigoneer</em> hy vọng rằng sau <em>Đêm Tối Rực Rỡ!</em>, đạo diễn Aaron và Nhã Uyên sẽ tiếp tục sản xuất nhiều tác phẩm đáng xem. Song song đó, nền điện ảnh Việt sẽ hướng đến việc khai thác những góc khuất trong đời thực, với cách tiếp cận tinh tế và kịp thời.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/04/05/Darkness/GD16.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster chính thức trên trang Facebook của Đêm Tối Rực Rỡ!</p></div> Phim hài lãng mạn về Việt Nam do Netflix sản xuất chuẩn bị bấm máy quay 2022-03-10T12:53:34+07:00 2022-03-10T12:53:34+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17212-phim-hài-lãng-mạn-về-việt-nam-do-netflix-sản-xuất-chuẩn-bị-bấm-máy-quay Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/03/09/netflix00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/03/09/netflix00b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em></em>Lấy bối cảnh ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hội An và Hà Giang, <em>A Tourist's Guide to Love</em> sẽ là bộ phim quốc tế đầu tiên được quay ở Việt Nam từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.</p> <p><span>Theo <a href="https://about.netflix.com/en/news/a-tourists-guide-to-love-reboots-international-film-production-in-vietnam" target="_blank">Netflix</a>, bộ phim sẽ theo chân nhân vật chính, một nữ doanh nhân người Mỹ, trên hành trình khám phá Việt Nam sau khi trải qua đổ vỡ trong tình yêu. Bất ngờ thay, cô lại phải lòng anh hướng dẫn viên người Việt của mình. Bộ đôi quyết định cùng nhau chu du trên một chiếc xe buýt để đi tìm những nét đẹp tiềm ẩn trên khắp đất nước.&nbsp;</span></p> <p>Người đảm nhiệm vai chính cũng như nhà sản xuất chính của phim sẽ là Rachel Leigh Cook, nữ diễn viên từng góp mặt trong nhiều tựa phim tuổi teen từ thập niên 90 như <em>She's All That và The Baby-Sitters Club. </em>Rachel cho biết mình nảy ra ý tưởng để thực hiện bộ phim vì mong muốn "viết một lá thư tình dành tặng Việt Nam xinh đẹp, pha chút lãng mạn và hài hước." Kịch bản phim sẽ được viết bởi nhà văn và biên kịch người Mỹ gốc Việt Eirene Donohue.</p> <p>Phim còn ghi nhận diễn xuất của diễn viên người Mỹ gốc Việt, Scott Ly, cùng các tên tuổi trong nước như NSƯT Lê Thiện (<a href="https://urbanistvietnam.com/film-tv/16950-sau-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-v%E1%BB%9Bi-th%C6%B0a-m%E1%BA%B9-con-%C4%91i,-nh%C3%A0-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-nguy%E1%BB%85n-l%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BA%B1ng-%E1%BA%A5p-%E1%BB%A7-g%C3%AC-cho-d%C3%B2ng-phim-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam" target="_blank"><em>Thưa Mẹ Con Đi</em></a>) và Trúc Trần. Đạo diễn kỳ cựu người Mỹ gốc Việt Steven K. Tsuchida cũng đã ký hợp đồng chỉ đạo cho bộ phim.&nbsp;</p> <p>Đội ngũ sản xuất đã dành nhiều lời cảm ơn cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, đoàn làm phim, cùng các bên thứ ba hỗ trợ quá trình xây dựng phim. Đại diện của đơn vị sản xuất <em>A Tourist's Guide to Love</em> khẳng định phim sẽ giúp quảng bá văn hóa và cảnh đẹp Việt Nam đến người xem. Trong khi đó, các chi cục của Việt Nam cũng hy vọng phim sẽ thành công trong việc thu hút thêm các du khách nước ngoài. Phim dự kiến ​​sẽ bắt đầu ghi hình vào tháng 4/2022.</p> <p><em>A Tourists Guide to Love&nbsp;</em>là bộ phim quốc tế đầu tiên được quay tại Việt Nam sau hơn năm đóng cửa vì COVID-19. Trước đó, Việt Nam đã từng chào đón đoàn làm phim bom tấn Hollywood&nbsp;<em>Kong: Skull Island </em>vào<em>&nbsp;</em>năm 2017, và phim độc lập <a href="https://www.google.com/search?q=urbanist+monsoon&sxsrf=APq-WBvp7j9MJB0-bY7t6USrMx4R2KM9FA:1646891224572&tbm=isch&source=iu&ictx=1&vet=1&fir=7UFZd7QE8CrxGM%252CKHRe-j0GqjXgvM%252C_%253ByOYiKFvA9DREOM%252Cms4HOS81a6TYZM%252C_%253BTxx6qzAvRMBAWM%252CMkw3qbPP7SRaDM%252C_%253BV6UKVgOZgqrdwM%252CvIdCq_Z1uHKxKM%252C_%253B3q4XtPr4wfLzEM%252Cms4HOS81a6TYZM%252C_%253B932SaAnYl-n6JM%252CMkw3qbPP7SRaDM%252C_%253B3to4G5m36p2U6M%252CT9FYoPyzPa7XbM%252C_%253Byqx_h09BHdvmsM%252CGCtQcIGNrE9kmM%252C_%253BaYA419hjzUxFeM%252CCBz1-jUrTNGFHM%252C_%253BS_puLnpWur7kPM%252CKNIQa1pU1PS3GM%252C_&usg=AI4_-kSzGU2tab1m2-0W87so2yy3CL1Arw&sa=X&ved=2ahUKEwjqmLLz67r2AhXFJKYKHUhhA1cQ9QF6BAgFEAE#imgrc=Txx6qzAvRMBAWM" target="_blank"><em>Monsoon</em></a>&nbsp;vào năm 2018.</p> <p>[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://about.netflix.com/en/news/a-tourists-guide-to-love-reboots-international-film-production-in-vietnam" target="_blank">Netflix</a>]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/03/09/netflix00.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/03/09/netflix00b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em></em>Lấy bối cảnh ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hội An và Hà Giang, <em>A Tourist's Guide to Love</em> sẽ là bộ phim quốc tế đầu tiên được quay ở Việt Nam từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.</p> <p><span>Theo <a href="https://about.netflix.com/en/news/a-tourists-guide-to-love-reboots-international-film-production-in-vietnam" target="_blank">Netflix</a>, bộ phim sẽ theo chân nhân vật chính, một nữ doanh nhân người Mỹ, trên hành trình khám phá Việt Nam sau khi trải qua đổ vỡ trong tình yêu. Bất ngờ thay, cô lại phải lòng anh hướng dẫn viên người Việt của mình. Bộ đôi quyết định cùng nhau chu du trên một chiếc xe buýt để đi tìm những nét đẹp tiềm ẩn trên khắp đất nước.&nbsp;</span></p> <p>Người đảm nhiệm vai chính cũng như nhà sản xuất chính của phim sẽ là Rachel Leigh Cook, nữ diễn viên từng góp mặt trong nhiều tựa phim tuổi teen từ thập niên 90 như <em>She's All That và The Baby-Sitters Club. </em>Rachel cho biết mình nảy ra ý tưởng để thực hiện bộ phim vì mong muốn "viết một lá thư tình dành tặng Việt Nam xinh đẹp, pha chút lãng mạn và hài hước." Kịch bản phim sẽ được viết bởi nhà văn và biên kịch người Mỹ gốc Việt Eirene Donohue.</p> <p>Phim còn ghi nhận diễn xuất của diễn viên người Mỹ gốc Việt, Scott Ly, cùng các tên tuổi trong nước như NSƯT Lê Thiện (<a href="https://urbanistvietnam.com/film-tv/16950-sau-th%C3%A0nh-c%C3%B4ng-v%E1%BB%9Bi-th%C6%B0a-m%E1%BA%B9-con-%C4%91i,-nh%C3%A0-s%E1%BA%A3n-xu%E1%BA%A5t-nguy%E1%BB%85n-l%C6%B0%C6%A1ng-h%E1%BA%B1ng-%E1%BA%A5p-%E1%BB%A7-g%C3%AC-cho-d%C3%B2ng-phim-%C4%91%E1%BB%99c-l%E1%BA%ADp-%E1%BB%9F-vi%E1%BB%87t-nam" target="_blank"><em>Thưa Mẹ Con Đi</em></a>) và Trúc Trần. Đạo diễn kỳ cựu người Mỹ gốc Việt Steven K. Tsuchida cũng đã ký hợp đồng chỉ đạo cho bộ phim.&nbsp;</p> <p>Đội ngũ sản xuất đã dành nhiều lời cảm ơn cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam, đoàn làm phim, cùng các bên thứ ba hỗ trợ quá trình xây dựng phim. Đại diện của đơn vị sản xuất <em>A Tourist's Guide to Love</em> khẳng định phim sẽ giúp quảng bá văn hóa và cảnh đẹp Việt Nam đến người xem. Trong khi đó, các chi cục của Việt Nam cũng hy vọng phim sẽ thành công trong việc thu hút thêm các du khách nước ngoài. Phim dự kiến ​​sẽ bắt đầu ghi hình vào tháng 4/2022.</p> <p><em>A Tourists Guide to Love&nbsp;</em>là bộ phim quốc tế đầu tiên được quay tại Việt Nam sau hơn năm đóng cửa vì COVID-19. Trước đó, Việt Nam đã từng chào đón đoàn làm phim bom tấn Hollywood&nbsp;<em>Kong: Skull Island </em>vào<em>&nbsp;</em>năm 2017, và phim độc lập <a href="https://www.google.com/search?q=urbanist+monsoon&sxsrf=APq-WBvp7j9MJB0-bY7t6USrMx4R2KM9FA:1646891224572&tbm=isch&source=iu&ictx=1&vet=1&fir=7UFZd7QE8CrxGM%252CKHRe-j0GqjXgvM%252C_%253ByOYiKFvA9DREOM%252Cms4HOS81a6TYZM%252C_%253BTxx6qzAvRMBAWM%252CMkw3qbPP7SRaDM%252C_%253BV6UKVgOZgqrdwM%252CvIdCq_Z1uHKxKM%252C_%253B3q4XtPr4wfLzEM%252Cms4HOS81a6TYZM%252C_%253B932SaAnYl-n6JM%252CMkw3qbPP7SRaDM%252C_%253B3to4G5m36p2U6M%252CT9FYoPyzPa7XbM%252C_%253Byqx_h09BHdvmsM%252CGCtQcIGNrE9kmM%252C_%253BaYA419hjzUxFeM%252CCBz1-jUrTNGFHM%252C_%253BS_puLnpWur7kPM%252CKNIQa1pU1PS3GM%252C_&usg=AI4_-kSzGU2tab1m2-0W87so2yy3CL1Arw&sa=X&ved=2ahUKEwjqmLLz67r2AhXFJKYKHUhhA1cQ9QF6BAgFEAE#imgrc=Txx6qzAvRMBAWM" target="_blank"><em>Monsoon</em></a>&nbsp;vào năm 2018.</p> <p>[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://about.netflix.com/en/news/a-tourists-guide-to-love-reboots-international-film-production-in-vietnam" target="_blank">Netflix</a>]</p></div> Tháng 2 này, lễ hội điện ảnh Nhật Bản chiêu đãi khán giả Việt với 20 phim xuất sắc 2022-02-17T10:00:00+07:00 2022-02-17T10:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17193-tháng-2-này,-lễ-hội-điện-ảnh-nhật-bản-chiêu-đãi-khán-giả-việt-với-20-phim-xuất-sắc Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2022/02/16/Film-festival/top1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2022/02/16/Film-festival/crop1b.jpg" data-position="100% 20%" /></p> <p>Trong hai tuần cuối tháng 2 này, khán giả Việt sẽ được chiêu đãi đại tiệc điện ảnh với 20 “món ngon” đến từ xứ sở hoa anh đào trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật Bản trực tuyến 2022.</p> <p>Nếu như đợt công chiếu đầu tiên diễn ra từ 15/11–21/11/2021 đã cho khán giả cơ hội tiếp cận năm bộ phim Nhật Bản với màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng sau thời gian dịch bệnh kéo dài, 20 bộ phim trong đợt trình chiếu trực tuyến đợt 2 này, ở đa dạng thể loại và đề tài, sẽ mang tới cái nhìn rộng hơn về nền điện ảnh xứ Phù Tang.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2022/02/16/Film-festival/1.webp" /></p> <p class="image-caption">Nguồn ảnh: Website của <a href="https://jff.jpf.go.jp/about/" target="_blank">Liên hoan phim Nhật Bản</a>.</p> <p>Nhóm các tác phẩm kinh điển có sự góp mặt của bộ phim trắng đen huyền thoại <em>Rashomon.</em>&nbsp;Do đạo diễn Akira Kurosawa chỉ đạo, bộ phim ra mắt lần đầu vào năm 1950, dựa theo truyện ngắn 'Yabu no naka' của nhà văn Akutagawa Ryūnosuke. Vinh dự giành&nbsp;giải Sư tử vàng&nbsp;tại&nbsp;Liên hoan phim Venice 1951&nbsp;và&nbsp;giải danh dự tại Lễ trao&nbsp;giải Oscar lần thứ 24, <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Rashomon" target="_blank">bộ phim</a>&nbsp;có đóng góp lớn trong việc đưa nền điện ảnh Nhật Bản vươn tầm thế giới.</p> <p>Hầu hết các tác phẩm được tuyển chọn là những dự án được sản xuất và công chiếu trong thời gian gần đây; một số bộ phim đã tạo nên thành công lớn tại phòng vé Nhật Bản trong năm 2021. Trong đó có thể kể đến <em>Under The Open Sky</em> của nữ đạo diễn Miwa Nishikawa, nói về con đường hoàn lương của một cựu thành viên băng đảng xã hội đen sau khi mãn hạn tù 13 năm;&nbsp;<em>Sumodo – The successors of Samurai</em>, một bộ phim tài liệu với cách tiếp cận gần gũi về cuộc sống thường ngày của các võ sĩ Samurai thời hiện đại; hai anime <em>Time of EVE The Movie</em> và <em>Patema Inverted</em> của đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng&nbsp;Yasuhiro Yoshiura;&nbsp;hay&nbsp;<em>It's a Summer Film</em>! và&nbsp;<em>Aristocrats.</em></p> <p>Tất cả các bộ phim được trình chiếu miễn phí tại cổng xem phim của Liên hoan phim từ 14/2 đến 28/2. Độc giả có thể truy cập cổng xem phim tại <a href="https://jff.jpf.go.jp/watch/jffonline2022/" target="_blank">đây</a>. Thời gian để khán giả theo dõi một bộ phim lên đến 48 tiếng kể từ thời điểm nhấn nút “play.”</p> <p>[Ảnh bìa từ trái qua phải: poster phim <em>The Chef of South Polar,</em> <em>Under The Open Sky</em> và <em>Ito</em>]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2022/02/16/Film-festival/top1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2022/02/16/Film-festival/crop1b.jpg" data-position="100% 20%" /></p> <p>Trong hai tuần cuối tháng 2 này, khán giả Việt sẽ được chiêu đãi đại tiệc điện ảnh với 20 “món ngon” đến từ xứ sở hoa anh đào trong khuôn khổ Liên hoan phim Nhật Bản trực tuyến 2022.</p> <p>Nếu như đợt công chiếu đầu tiên diễn ra từ 15/11–21/11/2021 đã cho khán giả cơ hội tiếp cận năm bộ phim Nhật Bản với màu sắc tươi sáng và nhẹ nhàng sau thời gian dịch bệnh kéo dài, 20 bộ phim trong đợt trình chiếu trực tuyến đợt 2 này, ở đa dạng thể loại và đề tài, sẽ mang tới cái nhìn rộng hơn về nền điện ảnh xứ Phù Tang.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2022/02/16/Film-festival/1.webp" /></p> <p class="image-caption">Nguồn ảnh: Website của <a href="https://jff.jpf.go.jp/about/" target="_blank">Liên hoan phim Nhật Bản</a>.</p> <p>Nhóm các tác phẩm kinh điển có sự góp mặt của bộ phim trắng đen huyền thoại <em>Rashomon.</em>&nbsp;Do đạo diễn Akira Kurosawa chỉ đạo, bộ phim ra mắt lần đầu vào năm 1950, dựa theo truyện ngắn 'Yabu no naka' của nhà văn Akutagawa Ryūnosuke. Vinh dự giành&nbsp;giải Sư tử vàng&nbsp;tại&nbsp;Liên hoan phim Venice 1951&nbsp;và&nbsp;giải danh dự tại Lễ trao&nbsp;giải Oscar lần thứ 24, <a href="https://en.wikipedia.org/wiki/Rashomon" target="_blank">bộ phim</a>&nbsp;có đóng góp lớn trong việc đưa nền điện ảnh Nhật Bản vươn tầm thế giới.</p> <p>Hầu hết các tác phẩm được tuyển chọn là những dự án được sản xuất và công chiếu trong thời gian gần đây; một số bộ phim đã tạo nên thành công lớn tại phòng vé Nhật Bản trong năm 2021. Trong đó có thể kể đến <em>Under The Open Sky</em> của nữ đạo diễn Miwa Nishikawa, nói về con đường hoàn lương của một cựu thành viên băng đảng xã hội đen sau khi mãn hạn tù 13 năm;&nbsp;<em>Sumodo – The successors of Samurai</em>, một bộ phim tài liệu với cách tiếp cận gần gũi về cuộc sống thường ngày của các võ sĩ Samurai thời hiện đại; hai anime <em>Time of EVE The Movie</em> và <em>Patema Inverted</em> của đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng&nbsp;Yasuhiro Yoshiura;&nbsp;hay&nbsp;<em>It's a Summer Film</em>! và&nbsp;<em>Aristocrats.</em></p> <p>Tất cả các bộ phim được trình chiếu miễn phí tại cổng xem phim của Liên hoan phim từ 14/2 đến 28/2. Độc giả có thể truy cập cổng xem phim tại <a href="https://jff.jpf.go.jp/watch/jffonline2022/" target="_blank">đây</a>. Thời gian để khán giả theo dõi một bộ phim lên đến 48 tiếng kể từ thời điểm nhấn nút “play.”</p> <p>[Ảnh bìa từ trái qua phải: poster phim <em>The Chef of South Polar,</em> <em>Under The Open Sky</em> và <em>Ito</em>]</p></div> Phim điện ảnh chuyển thể ‘Đất Rừng Phương Nam’ sẽ ra mắt khán giả vào cuối năm 2022 2022-01-07T16:14:00+07:00 2022-01-07T16:14:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17158-phim-điện-ảnh-chuyển-thể-‘đất-rừng-phương-nam’-sẽ-ra-mắt-khán-giả-vào-cuối-năm-2022 Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/01/06/datrungphuongnam0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/01/06/fb-datrungphuongnam0b.jpg" data-position="50% 0%" /></p> <p dir="ltr">Chuyến phiêu lưu kỳ thú của cậu bé An dũng cảm sắp được tái hiện trên màn ảnh rộng qua dự án phim chuyển thể của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.</p> <p dir="ltr">Vừa qua, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/nguyen-quang-dung-lam-phim-dat-rung-phuong-nam-4411854.html" target="_blank">công bố</a> một số thông tin về dự án phim và kế hoạch casting các diễn viên chính. Tên gọi chính thức của bộ phim là <i>Đất Rừng Phương Nam, </i>được đặt theo nguyên tác là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi, xuất bản năm 1957.</p> <p dir="ltr">Đoàn Giỏi là một trong những cây bút nổi bật trong làng văn học miền Nam. Là một người con đất Nam Bộ, nhà văn đã thể hiện xuất sắc văn hóa và tính cách đặc trưng của người dân miền đồng bằng sông Cửu Long.</p> <p>Bối cảnh của <em>Đất Rừng Phương Nam</em> là năm 1945, khi người dân Nam Bộ đang đấu tranh chống lại giặc Pháp, Nhật và Anh. Nhân vật chính, bé An vốn sống ở thành phố, nhưng phải cùng cha mẹ đi sơ tán về miền quê. Đáng tiếc thay, An lạc mất gia đình trong một cuộc hỗn loạn, từ đó phiêu bạt trên chuyến hành trình tìm cha mẹ đầy chông gai nhưng không kém phần thú vị, có sự đồng hành của người bạn tên Cò. Cậu có cơ duyên gặp gỡ những người con Nam Bộ hào sảng, chất phát và đầy lòng nghĩa hiệp.</p> <div class="iframe three-two-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Mbo7Pbf8oyE" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Bài hát chủ đề phim <em>Đất Phương Nam</em> 1997.</p> <p dir="ltr">Năm 1997, tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh lần đầu qua bộ phim truyền hình <em>Đất Phương Nam</em> dài 11 tập, do đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn thực hiện. Vị đạo diễn chia sẻ vì điều kiện vào thời điểm 25 năm trước còn nhiều hạn chế nên đoàn phải “liệu cơm gắp mắm” và bỏ đi yếu tố “rừng” trong tác phẩm gốc. Nhưng dù thế, bộ phim vẫn phát sóng thành công và nhận được nhiều lời khen dành cho diễn xuất của dàn diễn viên, nhất là ba diễn viên nhí đảm nhiệm các vai chính của bộ phim.</p> <p dir="ltr">Phiên bản điện ảnh lần này được kỳ vọng sẽ truyền tải đúng tinh thần nguyên tác và làm được những gì bản truyền hình đã bỏ lỡ. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng tiết lộ ê-kíp đã<a href="https://vietbao.vn/dao-dien-nguyen-quang-dung-lam-phim-dien-anh-dat-rung-phuong-nam-310039.html" target="_blank"> nắm bản quyền chuyển thể phim</a> từ năm năm trước nhưng lúc đó bản thân chưa đủ tự tin về kinh phí và kỹ thuật.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/01/06/datrungphuongnam1.webp" /></p> <p class="image-caption">Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn (trái) và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (phải).</p> <p dir="ltr">Bộ phim được dự kiến sẽ bắt đầu bấm máy trong thời gian tới và phát hành trong nửa cuối năm 2022. Ê-kíp đã tổ chức tuyển chọn diễn viên cho các vai chính. Sau hai vòng tuyển chọn trực tuyến và trực tiếp, đoàn phim sẽ chọn ra một số ứng viên ở mỗi vai vào vòng tập huấn. Ở vòng này, các ứng viên sẽ được học kỹ năng diễn xuất cũng như huấn luyện thể lực để đảm bảo cho vai diễn, bao gồm các kỹ năng như bơi lội, trèo cây, bắt rắn, săn cá sấu v.v — vốn là một phần trong cuộc sống ở miền đồng bằng vào thời chiến.</p> <p dir="ltr">Dự án còn có sự tham gia của nhạc sĩ Đức Trí trong vai trò giám đốc âm nhạc, Diệp Thế Vinh trong vai trò đạo diễn hình ảnh, và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn ở vai trò cố vấn sản xuất cho bản điện ảnh.</p> <p dir="ltr">[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://vietbao.vn/dao-dien-nguyen-quang-dung-lam-phim-dien-anh-dat-rung-phuong-nam-310039.html" target="_blank">Việt Báo</a>]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/01/06/datrungphuongnam0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/01/06/fb-datrungphuongnam0b.jpg" data-position="50% 0%" /></p> <p dir="ltr">Chuyến phiêu lưu kỳ thú của cậu bé An dũng cảm sắp được tái hiện trên màn ảnh rộng qua dự án phim chuyển thể của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng.</p> <p dir="ltr">Vừa qua, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng đã&nbsp;<a href="https://vnexpress.net/nguyen-quang-dung-lam-phim-dat-rung-phuong-nam-4411854.html" target="_blank">công bố</a> một số thông tin về dự án phim và kế hoạch casting các diễn viên chính. Tên gọi chính thức của bộ phim là <i>Đất Rừng Phương Nam, </i>được đặt theo nguyên tác là tiểu thuyết của nhà văn Đoàn Giỏi, xuất bản năm 1957.</p> <p dir="ltr">Đoàn Giỏi là một trong những cây bút nổi bật trong làng văn học miền Nam. Là một người con đất Nam Bộ, nhà văn đã thể hiện xuất sắc văn hóa và tính cách đặc trưng của người dân miền đồng bằng sông Cửu Long.</p> <p>Bối cảnh của <em>Đất Rừng Phương Nam</em> là năm 1945, khi người dân Nam Bộ đang đấu tranh chống lại giặc Pháp, Nhật và Anh. Nhân vật chính, bé An vốn sống ở thành phố, nhưng phải cùng cha mẹ đi sơ tán về miền quê. Đáng tiếc thay, An lạc mất gia đình trong một cuộc hỗn loạn, từ đó phiêu bạt trên chuyến hành trình tìm cha mẹ đầy chông gai nhưng không kém phần thú vị, có sự đồng hành của người bạn tên Cò. Cậu có cơ duyên gặp gỡ những người con Nam Bộ hào sảng, chất phát và đầy lòng nghĩa hiệp.</p> <div class="iframe three-two-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/Mbo7Pbf8oyE" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Bài hát chủ đề phim <em>Đất Phương Nam</em> 1997.</p> <p dir="ltr">Năm 1997, tiểu thuyết được đưa lên màn ảnh lần đầu qua bộ phim truyền hình <em>Đất Phương Nam</em> dài 11 tập, do đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn thực hiện. Vị đạo diễn chia sẻ vì điều kiện vào thời điểm 25 năm trước còn nhiều hạn chế nên đoàn phải “liệu cơm gắp mắm” và bỏ đi yếu tố “rừng” trong tác phẩm gốc. Nhưng dù thế, bộ phim vẫn phát sóng thành công và nhận được nhiều lời khen dành cho diễn xuất của dàn diễn viên, nhất là ba diễn viên nhí đảm nhiệm các vai chính của bộ phim.</p> <p dir="ltr">Phiên bản điện ảnh lần này được kỳ vọng sẽ truyền tải đúng tinh thần nguyên tác và làm được những gì bản truyền hình đã bỏ lỡ. Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng tiết lộ ê-kíp đã<a href="https://vietbao.vn/dao-dien-nguyen-quang-dung-lam-phim-dien-anh-dat-rung-phuong-nam-310039.html" target="_blank"> nắm bản quyền chuyển thể phim</a> từ năm năm trước nhưng lúc đó bản thân chưa đủ tự tin về kinh phí và kỹ thuật.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2022/01/06/datrungphuongnam1.webp" /></p> <p class="image-caption">Đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn (trái) và đạo diễn Nguyễn Quang Dũng (phải).</p> <p dir="ltr">Bộ phim được dự kiến sẽ bắt đầu bấm máy trong thời gian tới và phát hành trong nửa cuối năm 2022. Ê-kíp đã tổ chức tuyển chọn diễn viên cho các vai chính. Sau hai vòng tuyển chọn trực tuyến và trực tiếp, đoàn phim sẽ chọn ra một số ứng viên ở mỗi vai vào vòng tập huấn. Ở vòng này, các ứng viên sẽ được học kỹ năng diễn xuất cũng như huấn luyện thể lực để đảm bảo cho vai diễn, bao gồm các kỹ năng như bơi lội, trèo cây, bắt rắn, săn cá sấu v.v — vốn là một phần trong cuộc sống ở miền đồng bằng vào thời chiến.</p> <p dir="ltr">Dự án còn có sự tham gia của nhạc sĩ Đức Trí trong vai trò giám đốc âm nhạc, Diệp Thế Vinh trong vai trò đạo diễn hình ảnh, và đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn ở vai trò cố vấn sản xuất cho bản điện ảnh.</p> <p dir="ltr">[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://vietbao.vn/dao-dien-nguyen-quang-dung-lam-phim-dien-anh-dat-rung-phuong-nam-310039.html" target="_blank">Việt Báo</a>]</p></div> Series spin-off của 'How I Met Your Father' trình làng trailer chính thức 2021-12-27T14:14:45+07:00 2021-12-27T14:14:45+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17148-series-spin-off-của-how-i-met-your-father-trình-làng-trailer-chính-thức Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="https://storage.cloud.google.com/media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/23/himyf0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/23/fb-himyf0b.jpg" data-position="50% 30%" /></p> <p><em>How I Met Your Father</em>, phần spin-off của series phim ăn khách&nbsp;<em>How I Met Your Mother</em>, vừa trình làng <a href="https://www.youtube.com/watch?v=CQlhKUdp_vQ" target="_blank">trailer </a>chính thức đầu tiên.</p> <p>Tương tự như cốt truyện của phần phim gốc, <em>How I Met Your Father (HIMYF) </em>theo chân nhân vật chính <a href="https://edition.cnn.com/2021/12/17/entertainment/how-i-met-your-father/index.html" target="_blank">Sophie</a>, do nữ diễn viên Hillary Duff thủ vai,<em> </em> trên hành trình tìm kiếm tình yêu và gặp gỡ người cha tương lai&nbsp;của con mình. Đồng hành với cô là hội bạn thân vui tính, cùng cô vượt qua mọi tình huống dở khóc dở cười ở thành phố New York nhộn nhịp.</p> <p>Khác với phiên bản năm 2005, nội dung của&nbsp;<em>HIMYF</em> phản ánh những thay đổi&nbsp;trong văn hóa hẹn hò của người trẻ, như việc sử dụng ứng dụng hẹn hò Tinder, cũng như có sự bổ sung các nhân vật da màu và nhân vật thuộc cộng đồng LGBTQ+.</p> <p>Một trong số các nhân vật mới là Ellen do <a href="https://urbanistvietnam.com/film-tv/16971-n%E1%BB%AF-di%E1%BB%85n-vi%C3%AAn-g%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-%C4%91%C3%B3ng-vai-ch%C3%ADnh-trong-series-spin-off-c%E1%BB%A7a-how-i-met-your-mother" target="_blank">diễn viên người Mỹ gốc Việt</a> Tien Tran thủ vai. Ellen là em gái nuôi của Jesse, bạn thân của Sophie. Cô vừa chuyển đến New York từ một thị trấn nhỏ sau khi ly thân với vợ mình. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, nhân vật này có tính cách khá "trầm" và cảm thấy thoải mái khi sống ở vùng đồng quê hơn là thành phố náo nhiệt.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Trước khi nhận được vai diễn này, Tien đã có kinh nghiệm làm diễn viên, biên kịch, và nghệ sĩ hài độc thoại. Nữ nghệ sĩ đến từ Pennsylvania từng tham gia viết kịch bản cho hai mùa của chương trình&nbsp;</span><em style="background-color: transparent;">Work in Process</em><span style="background-color: transparent;"> do đài Showtime sản xuất, và góp mặt trong series </span><em style="background-color: transparent;">Space Force</em><span style="background-color: transparent;"> của Netflix. Tien cũng từng xuất hiện trong series hài độc thoại </span><a href="https://www.youtube.com/watch?v=2s03pjeK6LE" target="_blank" style="background-color: transparent;"><em>Taking the Stage</em></a><span style="background-color: transparent;">&nbsp;của kênh Comedy Central.</span></p> <p>10 tập của mùa một <em>HIMYF</em> sẽ được trình chiếu trên nền tảng Hulu vào ngày 18/1 sắp tới. Trong thời gian chờ đợi, hãy cùng <em>Saigoneer</em> xem qua trailer dưới đây:</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/XrN4YoKxfdc" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div></div> <div class="feed-description"><p><img src="https://storage.cloud.google.com/media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/23/himyf0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/23/fb-himyf0b.jpg" data-position="50% 30%" /></p> <p><em>How I Met Your Father</em>, phần spin-off của series phim ăn khách&nbsp;<em>How I Met Your Mother</em>, vừa trình làng <a href="https://www.youtube.com/watch?v=CQlhKUdp_vQ" target="_blank">trailer </a>chính thức đầu tiên.</p> <p>Tương tự như cốt truyện của phần phim gốc, <em>How I Met Your Father (HIMYF) </em>theo chân nhân vật chính <a href="https://edition.cnn.com/2021/12/17/entertainment/how-i-met-your-father/index.html" target="_blank">Sophie</a>, do nữ diễn viên Hillary Duff thủ vai,<em> </em> trên hành trình tìm kiếm tình yêu và gặp gỡ người cha tương lai&nbsp;của con mình. Đồng hành với cô là hội bạn thân vui tính, cùng cô vượt qua mọi tình huống dở khóc dở cười ở thành phố New York nhộn nhịp.</p> <p>Khác với phiên bản năm 2005, nội dung của&nbsp;<em>HIMYF</em> phản ánh những thay đổi&nbsp;trong văn hóa hẹn hò của người trẻ, như việc sử dụng ứng dụng hẹn hò Tinder, cũng như có sự bổ sung các nhân vật da màu và nhân vật thuộc cộng đồng LGBTQ+.</p> <p>Một trong số các nhân vật mới là Ellen do <a href="https://urbanistvietnam.com/film-tv/16971-n%E1%BB%AF-di%E1%BB%85n-vi%C3%AAn-g%E1%BB%91c-vi%E1%BB%87t-%C4%91%C3%B3ng-vai-ch%C3%ADnh-trong-series-spin-off-c%E1%BB%A7a-how-i-met-your-mother" target="_blank">diễn viên người Mỹ gốc Việt</a> Tien Tran thủ vai. Ellen là em gái nuôi của Jesse, bạn thân của Sophie. Cô vừa chuyển đến New York từ một thị trấn nhỏ sau khi ly thân với vợ mình. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, nhân vật này có tính cách khá "trầm" và cảm thấy thoải mái khi sống ở vùng đồng quê hơn là thành phố náo nhiệt.</p> <p><span style="background-color: transparent;">Trước khi nhận được vai diễn này, Tien đã có kinh nghiệm làm diễn viên, biên kịch, và nghệ sĩ hài độc thoại. Nữ nghệ sĩ đến từ Pennsylvania từng tham gia viết kịch bản cho hai mùa của chương trình&nbsp;</span><em style="background-color: transparent;">Work in Process</em><span style="background-color: transparent;"> do đài Showtime sản xuất, và góp mặt trong series </span><em style="background-color: transparent;">Space Force</em><span style="background-color: transparent;"> của Netflix. Tien cũng từng xuất hiện trong series hài độc thoại </span><a href="https://www.youtube.com/watch?v=2s03pjeK6LE" target="_blank" style="background-color: transparent;"><em>Taking the Stage</em></a><span style="background-color: transparent;">&nbsp;của kênh Comedy Central.</span></p> <p>10 tập của mùa một <em>HIMYF</em> sẽ được trình chiếu trên nền tảng Hulu vào ngày 18/1 sắp tới. Trong thời gian chờ đợi, hãy cùng <em>Saigoneer</em> xem qua trailer dưới đây:</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/XrN4YoKxfdc" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div></div> Đạo diễn Charlie Nguyễn làm phim về cuộc đời huyền thoại tình báo Phạm Xuân Ẩn 2021-12-15T15:10:18+07:00 2021-12-15T15:10:18+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17132-đạo-diễn-charlie-nguyễn-làm-phim-về-cuộc-đời-huyền-thoại-tình-báo-phạm-xuân-ẩn Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/14/spy0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/14/fb-spy0b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr">Cuộc đời của vị tướng tình báo nổi tiếng nhất Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn, sắp được kể lại trên màn ảnh rộng.</p> <p dir="ltr">Tuần trước, nhà nghiên cứu Larry Berman thông báo trên <a href="https://www.facebook.com/larry.berman.71" target="_blank">trang cá nhân</a> rằng ông đã ký hợp đồng chuyển thể sách tiểu sử <em>Perfect Spy</em>&nbsp;mà mình chấp bút. Nội dung của tác phẩm kể về cuộc đời của nhà báo-điệp viên Phạm Xuân Ẩn, người mang mật danh X6.</p> <p dir="ltr">Larry Berman cho biết: “Tôi luôn mong và tin rằng câu chuyện về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn sẽ được dựng thành phim. Hôm nay, tôi rất vui mừng được thông báo rằng tôi đã ký hợp đồng với công ty BHD để chuyển thể sách PERFECT SPY thành phim điện ảnh và phát hành phim trên toàn thế giới.”</p> <p dir="ltr">Hiện tại tựa đề chính thức của bộ phim vẫn chưa được công bố, nhưng thông tin về việc đạo diễn nổi tiếng Charlie Nguyễn sẽ cầm trịch bộ phim đã được xác nhận. Chia sẻ với <a href="https://thanhnien.vn/charlie-nguyen-lam-phim-ve-huyen-thoai-tinh-bao-pham-xuan-an-post1410419.html" target="_blank"><em>Thanh Niên</em></a>, vị đạo diễn cho hay phía BHD đã xúc tiến nhiều năm liền mới ký được hợp đồng hợp tác với Larry Berman, đồng thời bày tỏ niềm phấn khích trước cơ hội này. Tác giả cũng nói với <a href="https://tuoitre.vn/dao-dien-charlie-nguyen-lam-phim-ve-diep-vien-hoan-hao-pham-xuan-an-20211211084650605.htm" target="_blank"><em>Tuổi Trẻ</em></a> rằng hiện tại dự án chưa bước vào khâu biên kịch hay ấn định ngày ra mắt, nhưng ông sẽ giữ vai trò cố vấn sáng tạo trong quá trình làm phim.</p> <p>Phạm Xuân Ẩn sinh năm 1927, tham gia cách mạng từ những năm 1950, và được cử đi học báo chí ở Mỹ năm 1957 nhằm tạo vỏ bọc thuyết phục để thâm nhập vào các cơ quan chính quyền miền Nam Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên cho <em>Reuters</em>, Tạp chí <em>Time</em> và các hãng thông tấn Anh ngữ khác tại Sài Gòn vào những năm 1960. Năm 2006, ông qua đời tại bệnh viên Quân Y 175, TP. Hồ Chí Minh.</p> <p>Larry Berman gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 2000. Nhà nghiên cứu <a href="http://english.vietnamnet.vn/fms/special-reports/113565/larry-berman-and-the--perfect-spy---part-1-.html" target="_blank">kể lại </a>rằng ban đầu vị tướng tình báo từ chối tất cả lời đề nghị viết tiểu sử về mình, bao gồm cả đề nghị của Berman. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì trao đổi thư từ với huyền thoại ngành tình báo Việt Nam qua nhiều năm, và cuối cùng đã nhận được lời đồng ý. Tác phẩm ra mắt năm 2007 với tựa đề <em>Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent</em> (tựa tiếng Việt:<em> Điệp viên hoàn hảo X6: Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn</em>).&nbsp;</p> <p dir="ltr">[Ảnh: Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn và thẻ nhà báo của ông. Ảnh chụp vào năm 1965 bởi&nbsp;<a href="https://time.com/3836522/pham-xuan-an-1975/" target="_blank">Charles Dharapak của tờ&nbsp;<em>Time</em></a>.]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/14/spy0.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/12/14/fb-spy0b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p dir="ltr">Cuộc đời của vị tướng tình báo nổi tiếng nhất Việt Nam, Phạm Xuân Ẩn, sắp được kể lại trên màn ảnh rộng.</p> <p dir="ltr">Tuần trước, nhà nghiên cứu Larry Berman thông báo trên <a href="https://www.facebook.com/larry.berman.71" target="_blank">trang cá nhân</a> rằng ông đã ký hợp đồng chuyển thể sách tiểu sử <em>Perfect Spy</em>&nbsp;mà mình chấp bút. Nội dung của tác phẩm kể về cuộc đời của nhà báo-điệp viên Phạm Xuân Ẩn, người mang mật danh X6.</p> <p dir="ltr">Larry Berman cho biết: “Tôi luôn mong và tin rằng câu chuyện về cuộc đời Phạm Xuân Ẩn sẽ được dựng thành phim. Hôm nay, tôi rất vui mừng được thông báo rằng tôi đã ký hợp đồng với công ty BHD để chuyển thể sách PERFECT SPY thành phim điện ảnh và phát hành phim trên toàn thế giới.”</p> <p dir="ltr">Hiện tại tựa đề chính thức của bộ phim vẫn chưa được công bố, nhưng thông tin về việc đạo diễn nổi tiếng Charlie Nguyễn sẽ cầm trịch bộ phim đã được xác nhận. Chia sẻ với <a href="https://thanhnien.vn/charlie-nguyen-lam-phim-ve-huyen-thoai-tinh-bao-pham-xuan-an-post1410419.html" target="_blank"><em>Thanh Niên</em></a>, vị đạo diễn cho hay phía BHD đã xúc tiến nhiều năm liền mới ký được hợp đồng hợp tác với Larry Berman, đồng thời bày tỏ niềm phấn khích trước cơ hội này. Tác giả cũng nói với <a href="https://tuoitre.vn/dao-dien-charlie-nguyen-lam-phim-ve-diep-vien-hoan-hao-pham-xuan-an-20211211084650605.htm" target="_blank"><em>Tuổi Trẻ</em></a> rằng hiện tại dự án chưa bước vào khâu biên kịch hay ấn định ngày ra mắt, nhưng ông sẽ giữ vai trò cố vấn sáng tạo trong quá trình làm phim.</p> <p>Phạm Xuân Ẩn sinh năm 1927, tham gia cách mạng từ những năm 1950, và được cử đi học báo chí ở Mỹ năm 1957 nhằm tạo vỏ bọc thuyết phục để thâm nhập vào các cơ quan chính quyền miền Nam Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, ông làm phóng viên cho <em>Reuters</em>, Tạp chí <em>Time</em> và các hãng thông tấn Anh ngữ khác tại Sài Gòn vào những năm 1960. Năm 2006, ông qua đời tại bệnh viên Quân Y 175, TP. Hồ Chí Minh.</p> <p>Larry Berman gặp Phạm Xuân Ẩn lần đầu vào năm 2000. Nhà nghiên cứu <a href="http://english.vietnamnet.vn/fms/special-reports/113565/larry-berman-and-the--perfect-spy---part-1-.html" target="_blank">kể lại </a>rằng ban đầu vị tướng tình báo từ chối tất cả lời đề nghị viết tiểu sử về mình, bao gồm cả đề nghị của Berman. Tuy nhiên, ông vẫn kiên trì trao đổi thư từ với huyền thoại ngành tình báo Việt Nam qua nhiều năm, và cuối cùng đã nhận được lời đồng ý. Tác phẩm ra mắt năm 2007 với tựa đề <em>Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuan An, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent</em> (tựa tiếng Việt:<em> Điệp viên hoàn hảo X6: Cuộc đời hai mặt phi thường của Phạm Xuân Ẩn</em>).&nbsp;</p> <p dir="ltr">[Ảnh: Tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn và thẻ nhà báo của ông. Ảnh chụp vào năm 1965 bởi&nbsp;<a href="https://time.com/3836522/pham-xuan-an-1975/" target="_blank">Charles Dharapak của tờ&nbsp;<em>Time</em></a>.]</p></div> Phim điện ảnh chuyển thể từ tiểu thuyết ‘Tấm Ván Phóng Dao’ của Mạc Can giành giải tại LHP Busan 2021 2021-10-21T16:50:01+07:00 2021-10-21T16:50:01+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17065-phim-điện-ảnh-chuyển-thể-từ-tiểu-thuyết-‘tấm-ván-phóng-dao’-của-nhà-văn-mạc-can-giành-giải-tại-lhp-quốc-tế-busan-2021 Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/wood1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/wood1b.jpg" data-position="50% 60%" /></p> <p>Dự án điện ảnh<em> If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em> (tạm dịch: Nếu gỗ biết khóc, nước mắt sẽ là máu) của đạo diễn trẻ Nguyễn Phan Linh Đan vừa thẳng Giải thưởng Quốc tế ArteKino tại LHP Quốc tế Busan 2021.</p> <p><span style="background-color: transparent;">ArteKino là giải thưởng của chương trình Chợ Dự án Châu Á (<a href="http://apm.biff.kr/eng/" target="_blank">Asin Market Program</a>, viết tắt&nbsp;APM) nằm trong khuôn khổ LHP Quốc tế Busan tại Hàn Quốc. Chương trình được thành lập năm 1999 và hoạt động với mục đích tạo điều kiện cho các nhà làm phim tiềm năng trong khu vực có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia điện ảnh hàng đầu trên thị trường quốc tế, đồng thời thu hút các nhà đầu tư, phân phối, và sản xuất. Bộ phim thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng trị giá 6,000EUR (khoảng 158 triệu VNĐ) tiền mặt, và được trình chiếu trên trang web của <a href="https://www.artekinofestival.com/" target="_blank">ArteKino</a> vào tháng 12 năm nay.</span></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/woodtcover.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption"><em>Bìa xuất bản của Tấm Ván Phóng Dao. Nguồn ảnh:&nbsp;</em><a href="https://congan.com.vn/van-hoa-giai-tri/phim-chuyen-the-tu-truyen-cua-mac-can-thang-giai-tai-lhp-quoc-te-busan_121731.html" target="_blank"><em>Báo Công An</em></a>.</p> <p><em>If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em> là <a href="https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjC2au5lNvzAhWUd94KHViXDjgQFnoECAwQAQ&url=https%3A%2F%2Ftuoitre.vn%2Fdu-an-phim-chuyen-the-tam-van-phong-dao-doat-giai-tai-lien-hoan-phim-busan-20211015074444109.htm&usg=AOvVaw0MP4y5POYvOPCnwxaw055m" target="_blank">bộ phim điện ảnh đầu tay</a>&nbsp;của đạo diễn Nguyễn Phan Linh Đan, được chuyển thể từ tiểu thuyết <em>Tấm Ván Phóng Dao</em> của nhà văn kiêm ảo thuật gia, nghệ sĩ hài&nbsp;Mạc Can. Tác phẩm kể về câu chuyện của ba anh em ruột kiếm sống bằng những màn biểu diễn phóng dao thót tim trong một gánh xiếc lưu động.</p> <p>Ban giám khảo của giải thưởng nhận xét về bộ phim qua một sự kiện trực tuyến: “Cốt lõi của phim là hành trình trưởng thành, khám phá bản sắc và vị trí của bản thân với tư cách là thành viên trong gia đình và xã hội. Bộ phim thể hiện thế giới trong tâm trí của Ba, khi cậu cố gắng cứu em gái khỏi số phận không thể tránh khỏi mà cậu đã tiên đoán trước, dưới áp lực tài chính của cuộc sống gia đình thời chiến.”</p> <p>Về đạo diễn Linh Đan, cô là con gái của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và lựa chọn theo đuổi sự nghiệp giống cha mình, vì thế cô theo học chuyên ngành Sản xuất phim và truyền hình tại Trường nghệ thuật Tisch của Đại học New York. Trước khi thực hiện phim điện ảnh đầu tay, Linh Đan từng đạt <a href="https://vietnamnews.vn/life-style/427381/young-filmmaker-to-screen-at-cannes.html" target="_blank">giải thưởng của Cánh Diều Vàng</a> với phim ngắn <em>Vô Diện</em>&nbsp;(2018) và làm đạo diễn hình ảnh cho phim điện ảnh <em><a href="https://www.youtube.com/watch?v=L2EodPu-3DY" target="_blank">Bí Mật Của Gió</a>,&nbsp;</em>được công chiếu tại LHP Busan 2019.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/wooddirector1.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Đạo diễn Nguyễn Phan Linh Đan. Nguồn ảnh:&nbsp;<em><a href="https://suckhoedoisong.vn/dao-dien-tre-nguyen-phan-linh-dan-thang-giai-lhp-quoc-te-busan-2021-169211015150937217.htm" target="_blank">Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống</a></em>.</p> <p>Bên cạnh <em>If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em>, một đại diện khác của Việt Nam góp mặt trong danh sách đề cử của APM năm nay là <em>Memento Mori: Nước</em> của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ, là phần hai của series ba phần <a href="https://en.nhandan.vn/culture/item/10286002-vietnamese-movies-chosen-for-busan-international-film-festival’s-asian-project-market.html" target="_blank">Memento Mori.</a> Trước Linh Đan, Việt Nam cũng từng đem về giải thưởng APM với <em><a href="https://tuoitre.vn/dao-dien-rom-doat-giai-10000-usd-cua-cho-du-an-phim-o-busan-20201028173121881.htm" target="_blank">Ròm</a> </em>của đạo diễn Trần Thanh Huy vào năm 2020.</p> <p style="background-color: #ffffff;">Hiện tại, nhà sản xuất của&nbsp;<em>If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em>&nbsp;vẫn chưa công bố trailer hay kế hoạch chiếu phim ở Việt Nam.&nbsp;</p> <p>[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://www.sggp.org.vn/nxb-tre-ky-hop-dong-ban-quyen-10-nam-voi-nha-van-mac-can-717930.html" target="_blank">SGGP</a>]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/wood1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/wood1b.jpg" data-position="50% 60%" /></p> <p>Dự án điện ảnh<em> If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em> (tạm dịch: Nếu gỗ biết khóc, nước mắt sẽ là máu) của đạo diễn trẻ Nguyễn Phan Linh Đan vừa thẳng Giải thưởng Quốc tế ArteKino tại LHP Quốc tế Busan 2021.</p> <p><span style="background-color: transparent;">ArteKino là giải thưởng của chương trình Chợ Dự án Châu Á (<a href="http://apm.biff.kr/eng/" target="_blank">Asin Market Program</a>, viết tắt&nbsp;APM) nằm trong khuôn khổ LHP Quốc tế Busan tại Hàn Quốc. Chương trình được thành lập năm 1999 và hoạt động với mục đích tạo điều kiện cho các nhà làm phim tiềm năng trong khu vực có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia điện ảnh hàng đầu trên thị trường quốc tế, đồng thời thu hút các nhà đầu tư, phân phối, và sản xuất. Bộ phim thắng cuộc sẽ được nhận giải thưởng trị giá 6,000EUR (khoảng 158 triệu VNĐ) tiền mặt, và được trình chiếu trên trang web của <a href="https://www.artekinofestival.com/" target="_blank">ArteKino</a> vào tháng 12 năm nay.</span></p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/woodtcover.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption"><em>Bìa xuất bản của Tấm Ván Phóng Dao. Nguồn ảnh:&nbsp;</em><a href="https://congan.com.vn/van-hoa-giai-tri/phim-chuyen-the-tu-truyen-cua-mac-can-thang-giai-tai-lhp-quoc-te-busan_121731.html" target="_blank"><em>Báo Công An</em></a>.</p> <p><em>If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em> là <a href="https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjC2au5lNvzAhWUd94KHViXDjgQFnoECAwQAQ&url=https%3A%2F%2Ftuoitre.vn%2Fdu-an-phim-chuyen-the-tam-van-phong-dao-doat-giai-tai-lien-hoan-phim-busan-20211015074444109.htm&usg=AOvVaw0MP4y5POYvOPCnwxaw055m" target="_blank">bộ phim điện ảnh đầu tay</a>&nbsp;của đạo diễn Nguyễn Phan Linh Đan, được chuyển thể từ tiểu thuyết <em>Tấm Ván Phóng Dao</em> của nhà văn kiêm ảo thuật gia, nghệ sĩ hài&nbsp;Mạc Can. Tác phẩm kể về câu chuyện của ba anh em ruột kiếm sống bằng những màn biểu diễn phóng dao thót tim trong một gánh xiếc lưu động.</p> <p>Ban giám khảo của giải thưởng nhận xét về bộ phim qua một sự kiện trực tuyến: “Cốt lõi của phim là hành trình trưởng thành, khám phá bản sắc và vị trí của bản thân với tư cách là thành viên trong gia đình và xã hội. Bộ phim thể hiện thế giới trong tâm trí của Ba, khi cậu cố gắng cứu em gái khỏi số phận không thể tránh khỏi mà cậu đã tiên đoán trước, dưới áp lực tài chính của cuộc sống gia đình thời chiến.”</p> <p>Về đạo diễn Linh Đan, cô là con gái của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình và lựa chọn theo đuổi sự nghiệp giống cha mình, vì thế cô theo học chuyên ngành Sản xuất phim và truyền hình tại Trường nghệ thuật Tisch của Đại học New York. Trước khi thực hiện phim điện ảnh đầu tay, Linh Đan từng đạt <a href="https://vietnamnews.vn/life-style/427381/young-filmmaker-to-screen-at-cannes.html" target="_blank">giải thưởng của Cánh Diều Vàng</a> với phim ngắn <em>Vô Diện</em>&nbsp;(2018) và làm đạo diễn hình ảnh cho phim điện ảnh <em><a href="https://www.youtube.com/watch?v=L2EodPu-3DY" target="_blank">Bí Mật Của Gió</a>,&nbsp;</em>được công chiếu tại LHP Busan 2019.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/10/19/wooddirector1.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Đạo diễn Nguyễn Phan Linh Đan. Nguồn ảnh:&nbsp;<em><a href="https://suckhoedoisong.vn/dao-dien-tre-nguyen-phan-linh-dan-thang-giai-lhp-quoc-te-busan-2021-169211015150937217.htm" target="_blank">Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống</a></em>.</p> <p>Bên cạnh <em>If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em>, một đại diện khác của Việt Nam góp mặt trong danh sách đề cử của APM năm nay là <em>Memento Mori: Nước</em> của đạo diễn Marcus Mạnh Cường Vũ, là phần hai của series ba phần <a href="https://en.nhandan.vn/culture/item/10286002-vietnamese-movies-chosen-for-busan-international-film-festival’s-asian-project-market.html" target="_blank">Memento Mori.</a> Trước Linh Đan, Việt Nam cũng từng đem về giải thưởng APM với <em><a href="https://tuoitre.vn/dao-dien-rom-doat-giai-10000-usd-cua-cho-du-an-phim-o-busan-20201028173121881.htm" target="_blank">Ròm</a> </em>của đạo diễn Trần Thanh Huy vào năm 2020.</p> <p style="background-color: #ffffff;">Hiện tại, nhà sản xuất của&nbsp;<em>If Wood Could Cry, It Would Cry Blood</em>&nbsp;vẫn chưa công bố trailer hay kế hoạch chiếu phim ở Việt Nam.&nbsp;</p> <p>[Ảnh bìa:&nbsp;<a href="https://www.sggp.org.vn/nxb-tre-ky-hop-dong-ban-quyen-10-nam-voi-nha-van-mac-can-717930.html" target="_blank">SGGP</a>]</p></div> Gặp nhóm bạn trẻ sáng tạo 'Centuries and Still,' bộ phim ngắn về nạn kỳ thị người Mỹ gốc Á 2021-09-10T15:47:00+07:00 2021-09-10T15:47:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/17009-gặp-gỡ-nhóm-bạn-trẻ-đứng-sau-centuries-and-still-bộ-phim-ngắn-về-nạn-kỳ-thị-người-mỹ-gốc-á Michael Tatarski. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/1b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Chuyện diễn ra hôm nay có thể là kết quả của một chương lịch sử bị lãng quên.</em></p> <p>Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, một <a href="https://www.cnbc.com/2021/08/30/fbi-says-hate-crimes-against-asian-and-black-people-rise-in-the-us.html" target="_blank">làn sóng bạo lực</a> và phân biệt chung tộc, thường nhằm đến người gốc Á, đã nổi lên trên khắp nước Mỹ. Một số nhận định ban đầu cho rằng các vụ tấn công phát sinh từ việc dịch bệnh có nguồn gốc từ châu Á. Tuy nhiên, khi xét đến bối cảnh xã hội và lịch sử của nước Mỹ, có thể thấy chuỗi sự kiện này chỉ là giọt nước tràn ly — một hệ quả của nạn kỳ thị kéo dài hàng trăm năm ở quốc gia này.</p> <p>Trước vấn đề này,&nbsp;một nhóm các nhà làm phim, nhà sản xuất và nhà sáng tạo từ New York đã thực hiện phim ngắn mang tên&nbsp;<em><a href="https://centuriesandstill.webflow.io/" target="_blank">Centuries and Still</a></em> (tạm dịch: Trăm năm vẫn thế). Với ngôn ngữ điện ảnh sáng tạo, kết hợp&nbsp;tranh cắt giấy và âm thanh từ các phóng sự có thật, <em>Centuries and Still</em> xâu ghép những sự kiện nổi bật để phản ánh lịch sử kỳ thị người gốc Á ở Hoa Kỳ. Phim hiện nằm trong mục “staff pick” (do Ban Biên tập đề cử) trên nền tảng Vimeo.</p> <p><em>Saigoneer</em> đã có cơ hội trò chuyện với ba thành viên người Việt trong nhóm làm phim, bao gồm đạo diễn Sally Trần đến từ New Zealand, chuyên viên PR Đoàn Nam Phương đến từ Hà Nội, và nhà sản xuất Phương Võ đến từ Sài Gòn. Cả ba hiện đều đang sinh sống tại Brooklyn.</p> <p>Bộ phim mở đầu bằng đoạn ghi âm từ bản tin về&nbsp;<a href="https://edition.cnn.com/2021/02/16/us/san-francisco-vicha-ratanapakdee-asian-american-attacks/index.html" target="_blank">Vicha Ratanapakdee</a>, một người đàn ông gốc Thái sống ở San Francisco, và <a href="https://www.theguardian.com/us-news/2021/mar/12/asian-elderly-attack-die-oakland" target="_blank">Pak Ho</a>, người đàn ông gốc Hồng Kông sống ở Oakland. Ca hai nạn nhân đều tử vong sau khi bị tấn công và hành hung. Tiếp đó, bộ phim quay ngược về khung cảnh năm 1849, khi hàng ngàn người Trung Quốc đổ về bờ Tây Hoa Kỳ để tham gia <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Cơn_sốt_vàng_California" target="_blank">Cơn Sốt Vàng California</a>.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/2.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Một phân cảnh từ&nbsp;<em>Centuries and Still</em>.</p> <p>Dự án được khởi động sau khi Sally hoàn thành phim ngắn&nbsp;<a href="https://60years.carrd.co/" target="_blank"><em>60 Years and Still</em> </a>(tạm dịch: 60 năm trôi qua vẫn thế), xoay quanh vấn nạn bạo lực cảnh và kì thị người Mỹ gốc Phi sau cái chết của George Floyed năm 2020. Khi hình dung được cốt truyện và mạch phim, Sally đã liên lạc và mời Phương Võ tham gia sản xuất<em>&nbsp;Centuries and Still.</em></p> <p>Nhận được sự đồng ý của Phương, hai người đã thành lập một <a href="https://centuriesandstill.webflow.io/about" target="_blank">nhóm làm phim</a>, có đa số thành viên là nữ giới và là người gốc Á, hiện đang sinh sống tại New York và nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, phim cũng có phụ đề 5 thứ tiếng: tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Trung. Nhóm cũng có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ người Việt, trong đó có Lys Bùi, hiện đang sinh sống tại Việt Nam.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/5.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Đội ngũ sản xuất tại New York. Ảnh: Nam Phương.</p> <p>“Mình nghĩ rằng trong một thời điểm nhạy cảm như thế này, việc kết nối với nhau, cùng nhau thực hiện một dự án có ý nghĩa, đã giúp bọn mình hiểu thêm về lịch sử của cộng đồng người châu Á,” Nam Phương cho biết. “Ở Việt Nam hay ở Mỹ thì câu chuyện lịch sử cũng bị cắt xén và hiểu sai. Cá nhân mình thì đã học được đôi điều về lịch sử của dân tộc mình trong quá trình làm phim.”</p> <p>Quả thực, có một vài sự kiện trong bộ phim mà nhiều người hẳn chưa bao giờ được học ở trường như vụ thảm sát ngày 24/10/1871 ở Los Angeles đã giết chết 19 người là đàn ông và bé trai Trung Quốc; hay một vụ thảm sát khác ở Rock Springs, Wyoming ngày 2/9/1885, trong đó 28 người Trung Quốc đã bị giết bởi một nhóm người da trắng. Sau đó bộ phim kể tiếp về các sự kiện gần đây như loạt ba vụ xả súng kinh hoàng tại ba tiệm spa khiến 8 người thiệt mạng tại Atlanta vào ngày 16/3 năm nay, trong đó có 6 phụ nữ châu Á.</p> <p>Khi được hỏi đã lựa chọn các sự kiện như thế nào, Sally cho biết mình không có tiêu chí cụ thể.</p> <p>“Trong hai tháng, mình tra cứu rất nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông, và thực sự rất khó lựa chọn những thông tin nào cần đưa vào phim,” cô giải thích thêm. “Có những sự kiện quá phức tạp để giải thích, và mình cũng không muốn nhắc về chiến tranh vì đó là đề tài khác nữa. Vậy nên mình quyết định quay về những năm 1850, rồi tìm kiếm những sự kiện có thể xâu chuỗi được với nhau cho đến hiện tại. Có những sự kiện đã được nhiều người biết đến, như <a href="https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjZxvau5vPyAhWG7HMBHU_kD90QFnoECAIQAQ&url=https%3A%2F%2Fdelphipages.live%2Fvi%2Fchinh-tr%25E1%25BB%258B-lu%25E1%25BA%25ADt-phap-chinh-ph%25E1%25BB%25A7%2Flu%25E1%25BA%25ADt-phap-t%25E1%25BB%2599i-ph%25E1%25BA%25A1m-tr%25E1%25BB%25ABng-ph%25E1%25BA%25A1t%2Fchinese-exclusion-act&usg=AOvVaw0zgV9YZ5-sq_CN-iYv5AKn" target="_blank">Đạo luật Loại trừ Trung Quốc</a>, nhưng nói chung câu chuyện nào cũng có cùng sức lay chuyển người xem.”</p> <p><em>Centuries and Still&nbsp;</em>có nội dung khá nghiêm túc và một số ngôn ngữ không phù hợp với trẻ em. Tuy nhiên, bộ phim đã khắc hoạ chính xác hiện thực tàn khốc về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/3.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh phim về những lời nói ác ý về người châu Á.</p> <p>Bên cạnh việc truyền tải những thông điệp ý nghĩa, <em>Centuries and Still</em> cũng là liều thuốc tinh thần cho đội ngũ sản xuất.</p> <p>Nam Phương cho biết: “Mình sống ở New York, và đôi khi mình thấy người Việt ở đây không đoàn kết như người Việt ở bờ Tây. Vậy nên đối với chúng mình, dự án này có ý nghĩa rất lớn. Chúng mình đã được gặp những người châu Á khác và chia sẻ những nỗi buồn, những kỷ nhiệm không vui khi bị kỳ thị. Từ đó, chúng mình có thể quan tâm nhau nhiều hơn, xây dưng một cộng đồng gắn kết hơn."</p> <p>Đoàn làm phim cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ hơn mười tổ chức của người Châu Á Thái Bình Dương trên khắp nước Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/4.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Hậu trường quay phim. Ảnh: Nam Phương.</p> <p>Định hướng mỹ thuật độc đáo của <em>Centuries and Still được</em> lấy cảm hứng từ<em> 60 Yeas and Still</em>, cũng do Sally Trần chỉ đạo.</p> <p>“Mình chọn cách thức làm phim này vì trên mạng đã có quá nhiều hình ảnh đau buồn về những sự kiện này.” Sally nói. “Mình cũng phải tìm cách để truyền tải những nội dung lịch sử đến người trẻ — đối tượng khán giả chính của phim, nên phim cần phải thu hút về mặt hình ảnh nhưng vẫn ở trong tầm sản xuất&nbsp;và chi phí của nhóm.”</p> <p>“Dù không có cảnh quay thực tế, nhưng âm thanh trong phim được trích hoàn toàn từ những bản tin có thật. Khi xem phim xong, khán giả sẽ có động lực để tìm hiểu thêm về những câu chuyện được nhắn đến. Đó là mong muốn của bọn mình."</p> <p>Để đặt mục tiêu này, nhóm đã chuẩn bị sẵn một <a href="https://docs.google.com/spreadsheets/d/1NEtQ-SU49wf2ZvCNYIvVB3XfhdCq0wTlf-KnNaqZzyc/edit#gid=1730635646" target="_blank">danh sách</a> các&nbsp;nguồn tin, video và các nghiên cứu liên quan đến những sự kiện được nhắc đến trong phim.</p> <p>Tuy Sally mất đến hai tháng để chuẩn bị cho giai đoan tiền kỳ, quá trình quay phim lại diễn ra rất nhanh chóng. Nam Phương cho biết: “Tính từ khi lên ý tưởng với cả nhóm cho đến khi hoàn thiện các bước sau cùng thì tổng thời gian là chưa đầy ba tuần. Chúng mình thiết kế và dựng bối cảnh trong khoảng hơn hai tuần rồi sau đó quay phim trong hai ngày.”</p> <p>“<em>Centuries and Still </em>không đưa ra một tuyên ngôn hay câu trả lời nào, mà khuyến khích mọi người tự tìm hiểu và trao đổi, tranh luận. Đây là điều mọi người ngại làm khi nhắc đến chủ đề chủng tộc,” Nam Phương nói thêm. "Bộ phim cũng là cơ hội để họ nhìn nhận lại vấn đề và mang nó vào những cuộc trao đổi hằng ngày."</p> <p>Nam Phương cho biết: “Bộ phim được đón nhận nhiệt tình, có nhiều người đồng cảm với những gì diễn ra trong phim. Bên cạnh đó, cũng có người đặt ra nghi vấn về cánh nêu vấn đề của phim, thậm chí còn có khán giả phản bác thông điệp mà chúng mình cố gắng truyền tải. Nhưng mình nghĩ như thế có nghĩa là nhóm đã đạt được mục tiêu khuyến khích tinh thần tranh luận rồi.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/6.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Hậu trường phim. Ảnh: Nam Phương.</p> <p>“Một vài người có lẽ không nắm được thông điệp của bộ phim và cảm thấy bị xúc phạm,” Nam Phương giải thích. “Thẳng thắn mà nói thì họ có thể cảm thấy bị tổn thương nữa, nhưng đây cũng là điều khó tránh khỏi khi xem những nội dung như thế này. Từ góc nhìn cá nhân thì mình thấy cả nhóm đã thành công khi khiến khán giả thảo luận về câu chuyện của bộ phim.”</p> <p>Về phần mình, Phương Võ rất cảm kích vì dự án đã kết nối những người cùng gặp khó khăn về sắc tộc, dù đến từ những hoàn cảnh khác nhau.</p> <p>“Lý do mà mọi người tập hợp lại với nhau là vì ai cũng có trải nghiệm giống nhau, bất kể chúng mình đến từ đâu. Ba đứa đều là người Việt nhưng Sally sinh ra và lớn lên ở New Zealand, mình quê ở Sài Gòn còn Nam Phương quê ở Hà Nội. Ngay khi đặt chân đến Mỹ, mình đã gặp phải thái độ bài xích này. Nhưng giờ đây chúng mình đã có phương tiện để nói về điều đó.”</p> <p>“Dự án này cũng cho thấy khoảng cách thế hệ trong cộng đồng người gốc Á trước vấn đề sắc tộc. Thế hệ trước thường sẽ cố gắng tránh rắc rối, như bố mẹ mình thường nói là cứ ở nhà và tránh xa mấy chuyện đó. Tuy nhiên, sự khác biệt của lớp trẻ ngày nay chính là chúng mình muốn hành động, muốn có tiếng nói riêng về những vấn đề như vậy và thay đổi chúng. Nên dù là Việt Kiều lớn lên trong những môi trường khác nhau, chúng mình vẫn có những điểm chung và trải nghiệm giống nhau.”</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe title="vimeo-player" src="https://player.vimeo.com/video/574675111?h=e6695a47bf" width="640" height="360" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption"><em>Centuries and Still.</em></p> <p>Ảnh bìa: Một cảnh trong bộ phim với hình ảnh những người phụ nữ châu Á bị giết hại trong các vụ xả súng tại ba tiệm spa ở Atlanta và những băng rôn mang khẩu hiệu ủng hộ, đấu tranh cho người gốc Á.</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/1.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/1b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Chuyện diễn ra hôm nay có thể là kết quả của một chương lịch sử bị lãng quên.</em></p> <p>Khi đại dịch COVID-19 bùng phát, một <a href="https://www.cnbc.com/2021/08/30/fbi-says-hate-crimes-against-asian-and-black-people-rise-in-the-us.html" target="_blank">làn sóng bạo lực</a> và phân biệt chung tộc, thường nhằm đến người gốc Á, đã nổi lên trên khắp nước Mỹ. Một số nhận định ban đầu cho rằng các vụ tấn công phát sinh từ việc dịch bệnh có nguồn gốc từ châu Á. Tuy nhiên, khi xét đến bối cảnh xã hội và lịch sử của nước Mỹ, có thể thấy chuỗi sự kiện này chỉ là giọt nước tràn ly — một hệ quả của nạn kỳ thị kéo dài hàng trăm năm ở quốc gia này.</p> <p>Trước vấn đề này,&nbsp;một nhóm các nhà làm phim, nhà sản xuất và nhà sáng tạo từ New York đã thực hiện phim ngắn mang tên&nbsp;<em><a href="https://centuriesandstill.webflow.io/" target="_blank">Centuries and Still</a></em> (tạm dịch: Trăm năm vẫn thế). Với ngôn ngữ điện ảnh sáng tạo, kết hợp&nbsp;tranh cắt giấy và âm thanh từ các phóng sự có thật, <em>Centuries and Still</em> xâu ghép những sự kiện nổi bật để phản ánh lịch sử kỳ thị người gốc Á ở Hoa Kỳ. Phim hiện nằm trong mục “staff pick” (do Ban Biên tập đề cử) trên nền tảng Vimeo.</p> <p><em>Saigoneer</em> đã có cơ hội trò chuyện với ba thành viên người Việt trong nhóm làm phim, bao gồm đạo diễn Sally Trần đến từ New Zealand, chuyên viên PR Đoàn Nam Phương đến từ Hà Nội, và nhà sản xuất Phương Võ đến từ Sài Gòn. Cả ba hiện đều đang sinh sống tại Brooklyn.</p> <p>Bộ phim mở đầu bằng đoạn ghi âm từ bản tin về&nbsp;<a href="https://edition.cnn.com/2021/02/16/us/san-francisco-vicha-ratanapakdee-asian-american-attacks/index.html" target="_blank">Vicha Ratanapakdee</a>, một người đàn ông gốc Thái sống ở San Francisco, và <a href="https://www.theguardian.com/us-news/2021/mar/12/asian-elderly-attack-die-oakland" target="_blank">Pak Ho</a>, người đàn ông gốc Hồng Kông sống ở Oakland. Ca hai nạn nhân đều tử vong sau khi bị tấn công và hành hung. Tiếp đó, bộ phim quay ngược về khung cảnh năm 1849, khi hàng ngàn người Trung Quốc đổ về bờ Tây Hoa Kỳ để tham gia <a href="https://vi.wikipedia.org/wiki/Cơn_sốt_vàng_California" target="_blank">Cơn Sốt Vàng California</a>.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/2.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Một phân cảnh từ&nbsp;<em>Centuries and Still</em>.</p> <p>Dự án được khởi động sau khi Sally hoàn thành phim ngắn&nbsp;<a href="https://60years.carrd.co/" target="_blank"><em>60 Years and Still</em> </a>(tạm dịch: 60 năm trôi qua vẫn thế), xoay quanh vấn nạn bạo lực cảnh và kì thị người Mỹ gốc Phi sau cái chết của George Floyed năm 2020. Khi hình dung được cốt truyện và mạch phim, Sally đã liên lạc và mời Phương Võ tham gia sản xuất<em>&nbsp;Centuries and Still.</em></p> <p>Nhận được sự đồng ý của Phương, hai người đã thành lập một <a href="https://centuriesandstill.webflow.io/about" target="_blank">nhóm làm phim</a>, có đa số thành viên là nữ giới và là người gốc Á, hiện đang sinh sống tại New York và nhiều nơi trên thế giới. Bên cạnh đó, phim cũng có phụ đề 5 thứ tiếng: tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Việt, tiếng Thái và tiếng Trung. Nhóm cũng có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ người Việt, trong đó có Lys Bùi, hiện đang sinh sống tại Việt Nam.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/5.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Đội ngũ sản xuất tại New York. Ảnh: Nam Phương.</p> <p>“Mình nghĩ rằng trong một thời điểm nhạy cảm như thế này, việc kết nối với nhau, cùng nhau thực hiện một dự án có ý nghĩa, đã giúp bọn mình hiểu thêm về lịch sử của cộng đồng người châu Á,” Nam Phương cho biết. “Ở Việt Nam hay ở Mỹ thì câu chuyện lịch sử cũng bị cắt xén và hiểu sai. Cá nhân mình thì đã học được đôi điều về lịch sử của dân tộc mình trong quá trình làm phim.”</p> <p>Quả thực, có một vài sự kiện trong bộ phim mà nhiều người hẳn chưa bao giờ được học ở trường như vụ thảm sát ngày 24/10/1871 ở Los Angeles đã giết chết 19 người là đàn ông và bé trai Trung Quốc; hay một vụ thảm sát khác ở Rock Springs, Wyoming ngày 2/9/1885, trong đó 28 người Trung Quốc đã bị giết bởi một nhóm người da trắng. Sau đó bộ phim kể tiếp về các sự kiện gần đây như loạt ba vụ xả súng kinh hoàng tại ba tiệm spa khiến 8 người thiệt mạng tại Atlanta vào ngày 16/3 năm nay, trong đó có 6 phụ nữ châu Á.</p> <p>Khi được hỏi đã lựa chọn các sự kiện như thế nào, Sally cho biết mình không có tiêu chí cụ thể.</p> <p>“Trong hai tháng, mình tra cứu rất nhiều thông tin trên các phương tiện truyền thông, và thực sự rất khó lựa chọn những thông tin nào cần đưa vào phim,” cô giải thích thêm. “Có những sự kiện quá phức tạp để giải thích, và mình cũng không muốn nhắc về chiến tranh vì đó là đề tài khác nữa. Vậy nên mình quyết định quay về những năm 1850, rồi tìm kiếm những sự kiện có thể xâu chuỗi được với nhau cho đến hiện tại. Có những sự kiện đã được nhiều người biết đến, như <a href="https://www.google.com/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=&cad=rja&uact=8&ved=2ahUKEwjZxvau5vPyAhWG7HMBHU_kD90QFnoECAIQAQ&url=https%3A%2F%2Fdelphipages.live%2Fvi%2Fchinh-tr%25E1%25BB%258B-lu%25E1%25BA%25ADt-phap-chinh-ph%25E1%25BB%25A7%2Flu%25E1%25BA%25ADt-phap-t%25E1%25BB%2599i-ph%25E1%25BA%25A1m-tr%25E1%25BB%25ABng-ph%25E1%25BA%25A1t%2Fchinese-exclusion-act&usg=AOvVaw0zgV9YZ5-sq_CN-iYv5AKn" target="_blank">Đạo luật Loại trừ Trung Quốc</a>, nhưng nói chung câu chuyện nào cũng có cùng sức lay chuyển người xem.”</p> <p><em>Centuries and Still&nbsp;</em>có nội dung khá nghiêm túc và một số ngôn ngữ không phù hợp với trẻ em. Tuy nhiên, bộ phim đã khắc hoạ chính xác hiện thực tàn khốc về nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/3.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh phim về những lời nói ác ý về người châu Á.</p> <p>Bên cạnh việc truyền tải những thông điệp ý nghĩa, <em>Centuries and Still</em> cũng là liều thuốc tinh thần cho đội ngũ sản xuất.</p> <p>Nam Phương cho biết: “Mình sống ở New York, và đôi khi mình thấy người Việt ở đây không đoàn kết như người Việt ở bờ Tây. Vậy nên đối với chúng mình, dự án này có ý nghĩa rất lớn. Chúng mình đã được gặp những người châu Á khác và chia sẻ những nỗi buồn, những kỷ nhiệm không vui khi bị kỳ thị. Từ đó, chúng mình có thể quan tâm nhau nhiều hơn, xây dưng một cộng đồng gắn kết hơn."</p> <p>Đoàn làm phim cũng đã nhận được sự hỗ trợ từ hơn mười tổ chức của người Châu Á Thái Bình Dương trên khắp nước Mỹ.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/4.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Hậu trường quay phim. Ảnh: Nam Phương.</p> <p>Định hướng mỹ thuật độc đáo của <em>Centuries and Still được</em> lấy cảm hứng từ<em> 60 Yeas and Still</em>, cũng do Sally Trần chỉ đạo.</p> <p>“Mình chọn cách thức làm phim này vì trên mạng đã có quá nhiều hình ảnh đau buồn về những sự kiện này.” Sally nói. “Mình cũng phải tìm cách để truyền tải những nội dung lịch sử đến người trẻ — đối tượng khán giả chính của phim, nên phim cần phải thu hút về mặt hình ảnh nhưng vẫn ở trong tầm sản xuất&nbsp;và chi phí của nhóm.”</p> <p>“Dù không có cảnh quay thực tế, nhưng âm thanh trong phim được trích hoàn toàn từ những bản tin có thật. Khi xem phim xong, khán giả sẽ có động lực để tìm hiểu thêm về những câu chuyện được nhắn đến. Đó là mong muốn của bọn mình."</p> <p>Để đặt mục tiêu này, nhóm đã chuẩn bị sẵn một <a href="https://docs.google.com/spreadsheets/d/1NEtQ-SU49wf2ZvCNYIvVB3XfhdCq0wTlf-KnNaqZzyc/edit#gid=1730635646" target="_blank">danh sách</a> các&nbsp;nguồn tin, video và các nghiên cứu liên quan đến những sự kiện được nhắc đến trong phim.</p> <p>Tuy Sally mất đến hai tháng để chuẩn bị cho giai đoan tiền kỳ, quá trình quay phim lại diễn ra rất nhanh chóng. Nam Phương cho biết: “Tính từ khi lên ý tưởng với cả nhóm cho đến khi hoàn thiện các bước sau cùng thì tổng thời gian là chưa đầy ba tuần. Chúng mình thiết kế và dựng bối cảnh trong khoảng hơn hai tuần rồi sau đó quay phim trong hai ngày.”</p> <p>“<em>Centuries and Still </em>không đưa ra một tuyên ngôn hay câu trả lời nào, mà khuyến khích mọi người tự tìm hiểu và trao đổi, tranh luận. Đây là điều mọi người ngại làm khi nhắc đến chủ đề chủng tộc,” Nam Phương nói thêm. "Bộ phim cũng là cơ hội để họ nhìn nhận lại vấn đề và mang nó vào những cuộc trao đổi hằng ngày."</p> <p>Nam Phương cho biết: “Bộ phim được đón nhận nhiệt tình, có nhiều người đồng cảm với những gì diễn ra trong phim. Bên cạnh đó, cũng có người đặt ra nghi vấn về cánh nêu vấn đề của phim, thậm chí còn có khán giả phản bác thông điệp mà chúng mình cố gắng truyền tải. Nhưng mình nghĩ như thế có nghĩa là nhóm đã đạt được mục tiêu khuyến khích tinh thần tranh luận rồi.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/08/31/film/6.webp" alt="" /></p> <p class="image-caption">Hậu trường phim. Ảnh: Nam Phương.</p> <p>“Một vài người có lẽ không nắm được thông điệp của bộ phim và cảm thấy bị xúc phạm,” Nam Phương giải thích. “Thẳng thắn mà nói thì họ có thể cảm thấy bị tổn thương nữa, nhưng đây cũng là điều khó tránh khỏi khi xem những nội dung như thế này. Từ góc nhìn cá nhân thì mình thấy cả nhóm đã thành công khi khiến khán giả thảo luận về câu chuyện của bộ phim.”</p> <p>Về phần mình, Phương Võ rất cảm kích vì dự án đã kết nối những người cùng gặp khó khăn về sắc tộc, dù đến từ những hoàn cảnh khác nhau.</p> <p>“Lý do mà mọi người tập hợp lại với nhau là vì ai cũng có trải nghiệm giống nhau, bất kể chúng mình đến từ đâu. Ba đứa đều là người Việt nhưng Sally sinh ra và lớn lên ở New Zealand, mình quê ở Sài Gòn còn Nam Phương quê ở Hà Nội. Ngay khi đặt chân đến Mỹ, mình đã gặp phải thái độ bài xích này. Nhưng giờ đây chúng mình đã có phương tiện để nói về điều đó.”</p> <p>“Dự án này cũng cho thấy khoảng cách thế hệ trong cộng đồng người gốc Á trước vấn đề sắc tộc. Thế hệ trước thường sẽ cố gắng tránh rắc rối, như bố mẹ mình thường nói là cứ ở nhà và tránh xa mấy chuyện đó. Tuy nhiên, sự khác biệt của lớp trẻ ngày nay chính là chúng mình muốn hành động, muốn có tiếng nói riêng về những vấn đề như vậy và thay đổi chúng. Nên dù là Việt Kiều lớn lên trong những môi trường khác nhau, chúng mình vẫn có những điểm chung và trải nghiệm giống nhau.”</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe title="vimeo-player" src="https://player.vimeo.com/video/574675111?h=e6695a47bf" width="640" height="360" frameborder="0" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption"><em>Centuries and Still.</em></p> <p>Ảnh bìa: Một cảnh trong bộ phim với hình ảnh những người phụ nữ châu Á bị giết hại trong các vụ xả súng tại ba tiệm spa ở Atlanta và những băng rôn mang khẩu hiệu ủng hộ, đấu tranh cho người gốc Á.</p></div> Nữ diễn viên gốc Việt thủ vai chính trong series spin-off của 'How I Met Your Mother' 2021-08-16T17:07:54+07:00 2021-08-16T17:07:54+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/16971-nữ-diễn-viên-gốc-việt-đóng-vai-chính-trong-series-spin-off-của-how-i-met-your-mother Saigoneer. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather2b.jpg " data-position="50% 30%" /></p> <p>Tien Tran, một nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt, sẽ góp mặt trong dàn diễn viên chính của series <em>How I Met Your Father</em>, phần tiếp theo của bộ sitcom kéo dài 9 mùa <em>How I Met Your Mother.</em></p> <p>Đầu năm nay, đơn vị phát hành phim Hulu công bố tựa phim đình đám&nbsp;<em>How I Met Your Mother</em>&nbsp;sẽ quay lại màn ảnh nhỏ với một cố truyện hoàn toàn mới. Trong đó, nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt Tien Tran sẽ vào vai một thành viên trong hội bạn thân của Sophie, nhân vật trung tâm do Hilary Duff thủ vai.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather1.webp" /></p> <p class="image-caption">Nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt Tien Tran. Nguồn ảnh: <a href="https://www.notesfromthebathroomline.com/more-contributors#/tien-tran/" target="_blank">Note From The Bathroom Line</a>.</p> <p>Với những khán giả Việt Nam đã từng chăm chú dõi theo hành trình tìm vợ của anh chàng Ted Mosby, đây chắc chắc là một tin tức vô cùng hứng khởi. Lấy tên gọi dự kiến là&nbsp;<em>How I Met Your Father, </em>phần phim mới này&nbsp;tiếp tục kể câu chuyện của những người trẻ ở New York, loay hoay với các vấn đề trong đời sống tình cảm, tình bạn và công việc.</p> <p>Theo <em><a href="https://deadline.com/2021/08/how-i-met-your-father-francia-raisa-tom-ainsley-tien-tran-suraj-sharma-1234811888/" target="_blank">Deadline</a></em>, Tien Tran vào vai Ellen, em gái nuôi của nhân vật Jesse do nam diễn viên Chris Lowell thủ vai. Có thể nói, nhân vật Ellen chính là một minh chứng cho nỗ lực đa dạng hóa đang diễn trong ngành điện ảnh tại Mỹ. Theo đó, Ellen không chỉ là một người gốc Á, mà còn là một người đồng tính nữ vừa ly dị vợ, vừa chân ướt chân ráo chuyển đến sống tại thành phố New York. <em>How I Met Your Father</em> với dàn nhân vật đa sắc tộc và xu hướng tính dục hứa hẹn sẽ mang tới một góc nhìn đa chiều hơn về đời sống của những người trẻ thành thị.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather.webp" /></p> <p class="image-caption">Dàn diễn viên đa sắc tộc của <em>How I Met Your Father</em>. Nguồn ảnh: <em><a href="https://deadline.com/2021/08/how-i-met-your-father-francia-raisa-tom-ainsley-tien-tran-suraj-sharma-1234811888/" target="_blank">Deadline</a>.</em></p> <p>Về Tien Tran, cô là diễn viên và biên kịch đến từ thành phố Erie, bang Pennsylvania. Nữ nghệ sĩ từng góp mặt trong một số bộ phim truyền hình dài tập như <em>Space Force</em>, <em>Hot Date</em>, v.v.. Ngoài ra, cô cũng từng thử thử sức với <a href="https://www.youtube.com/watch?v=2s03pjeK6LE" target="_blank">thể loại hài độc thoại</a>. Bên cạnh dự án <em>How I Met Your Father</em>, nữ diễn viên sẽ sớm gặp gỡ khán giả yêu điện ảnh thông qua vai diễn Jane Ji trong bộ phim kinh dị <em>Candyman</em>&nbsp;với sự tham gia của đạo diễn đoạt giải Oscar, Jordan Peele trong vai trò biên kịch.&nbsp;</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/2s03pjeK6LE" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p>Trong những năm gần đây, Hollywood đã ghi dấu sự góp mặt của nhiều tài năng gốc Việt như Lana Condor, Kelly Marie Tran, và Ali Wong. Độc giả <em>Saigoneer</em> có thể theo dõi Tien Tran qua&nbsp;<a href="https://www.instagram.com/hanktina/?hl=en" target="_blank">Instagram</a> của cô.</p> <p>[Ảnh bìa: <a href="https://www.imdb.com/name/nm4617351/" target="_blank">Imdb</a>]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather2b.jpg " data-position="50% 30%" /></p> <p>Tien Tran, một nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt, sẽ góp mặt trong dàn diễn viên chính của series <em>How I Met Your Father</em>, phần tiếp theo của bộ sitcom kéo dài 9 mùa <em>How I Met Your Mother.</em></p> <p>Đầu năm nay, đơn vị phát hành phim Hulu công bố tựa phim đình đám&nbsp;<em>How I Met Your Mother</em>&nbsp;sẽ quay lại màn ảnh nhỏ với một cố truyện hoàn toàn mới. Trong đó, nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt Tien Tran sẽ vào vai một thành viên trong hội bạn thân của Sophie, nhân vật trung tâm do Hilary Duff thủ vai.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather1.webp" /></p> <p class="image-caption">Nữ diễn viên người Mỹ gốc Việt Tien Tran. Nguồn ảnh: <a href="https://www.notesfromthebathroomline.com/more-contributors#/tien-tran/" target="_blank">Note From The Bathroom Line</a>.</p> <p>Với những khán giả Việt Nam đã từng chăm chú dõi theo hành trình tìm vợ của anh chàng Ted Mosby, đây chắc chắc là một tin tức vô cùng hứng khởi. Lấy tên gọi dự kiến là&nbsp;<em>How I Met Your Father, </em>phần phim mới này&nbsp;tiếp tục kể câu chuyện của những người trẻ ở New York, loay hoay với các vấn đề trong đời sống tình cảm, tình bạn và công việc.</p> <p>Theo <em><a href="https://deadline.com/2021/08/how-i-met-your-father-francia-raisa-tom-ainsley-tien-tran-suraj-sharma-1234811888/" target="_blank">Deadline</a></em>, Tien Tran vào vai Ellen, em gái nuôi của nhân vật Jesse do nam diễn viên Chris Lowell thủ vai. Có thể nói, nhân vật Ellen chính là một minh chứng cho nỗ lực đa dạng hóa đang diễn trong ngành điện ảnh tại Mỹ. Theo đó, Ellen không chỉ là một người gốc Á, mà còn là một người đồng tính nữ vừa ly dị vợ, vừa chân ướt chân ráo chuyển đến sống tại thành phố New York. <em>How I Met Your Father</em> với dàn nhân vật đa sắc tộc và xu hướng tính dục hứa hẹn sẽ mang tới một góc nhìn đa chiều hơn về đời sống của những người trẻ thành thị.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/16/howimetyourfather/howimetyourfather.webp" /></p> <p class="image-caption">Dàn diễn viên đa sắc tộc của <em>How I Met Your Father</em>. Nguồn ảnh: <em><a href="https://deadline.com/2021/08/how-i-met-your-father-francia-raisa-tom-ainsley-tien-tran-suraj-sharma-1234811888/" target="_blank">Deadline</a>.</em></p> <p>Về Tien Tran, cô là diễn viên và biên kịch đến từ thành phố Erie, bang Pennsylvania. Nữ nghệ sĩ từng góp mặt trong một số bộ phim truyền hình dài tập như <em>Space Force</em>, <em>Hot Date</em>, v.v.. Ngoài ra, cô cũng từng thử thử sức với <a href="https://www.youtube.com/watch?v=2s03pjeK6LE" target="_blank">thể loại hài độc thoại</a>. Bên cạnh dự án <em>How I Met Your Father</em>, nữ diễn viên sẽ sớm gặp gỡ khán giả yêu điện ảnh thông qua vai diễn Jane Ji trong bộ phim kinh dị <em>Candyman</em>&nbsp;với sự tham gia của đạo diễn đoạt giải Oscar, Jordan Peele trong vai trò biên kịch.&nbsp;</p> <div class="iframe sixteen-nine-ratio"><iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/2s03pjeK6LE" title="YouTube video player" frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p>Trong những năm gần đây, Hollywood đã ghi dấu sự góp mặt của nhiều tài năng gốc Việt như Lana Condor, Kelly Marie Tran, và Ali Wong. Độc giả <em>Saigoneer</em> có thể theo dõi Tien Tran qua&nbsp;<a href="https://www.instagram.com/hanktina/?hl=en" target="_blank">Instagram</a> của cô.</p> <p>[Ảnh bìa: <a href="https://www.imdb.com/name/nm4617351/" target="_blank">Imdb</a>]</p></div> Gặp Phạm Gia Quý, chàng đạo diễn Gen Z xông pha ở LHP quốc tế 2021-08-06T11:00:00+07:00 2021-08-06T11:00:00+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/16959-gặp-phạm-gia-quý,-chàng-đạo-diễn-gen-z-xông-pha-ở-lhp-quốc-tế Ann Ann. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/pgqtop2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/pgqtop2b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Phạm Gia Quý là một nhà làm phim trẻ sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, và là cựu sinh viên của đại học nghệ thuật danh giá Savannah College of Art and Design. Ở tuổi 23, Quý đã có trong tay kho tàng dự án chất lượng, bao gồm hai MV cho Ngọt là ‘Bartender’ và ‘(Tôi) Đi Trú Đông,’ cùng dự án phim</em> Vô<em> Thường được công chiếu tại các LHP quốc tế như LA Shorts Film Festival, Brisbane International Film Festival.</em></p> <p>Sau thành công với&nbsp;<em>Vô Thường</em>, chàng đạo diễn trẻ đã chia sẻ với <em>Saigoneer</em>&nbsp;những kinh nghiệm trong hành trình đến với sân chơi quốc tế và những ấp ủ riêng cho nền điện ảnh Việt Nam.</p> <div class="iframe twentyone-nine-ratio"><iframe src="https://player.vimeo.com/video/410038991" width="640" height="273" frameborder="0" allow="autoplay; fullscreen; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Trailer phim ngắn <em>Vô Thường</em>. Nguồn: Kênh <a href="https://vimeo.com/410038991" target="_blank">Vimeo</a> của Phạm Gia Quý.&nbsp;</p> <h3>Khởi đầu của một hành trình</h3> <p>Có thể nói, <em>Vô Thường</em> chính là bước nhảy đầu tiên của <a href="https://www.instagram.com/erikpham98/?fbclid=IwAR07g0zFAsR1vtgQ-tbB40bKyOkAFzSkTPZAZSS7bD4mg-eQhQPn_A2V8Fo" target="_blank">Phạm Gia Quý</a> trong hành trình hiện thực hóa những hoài bão cho nền điện ảnh Việt. Bộ phim dài vỏn vẹn 20 phút, với nội dung chính xoay quanh một kẻ đánh thuê tên Tuy, bị gán tội giết người và trở thành kẻ thế mạng cho ông chủ của mình.</p> <p>Dự án được Quý ấp ủ từ mùa hè 2018, khi anh chàng vẫn còn theo học ngành sản xuất phim tại Mỹ. Đến tháng 4/2019, khi đã phần nào hài lòng với bản thảo, Quý bắt đầu kêu gọi sự giúp đỡ của một số người bạn, cũng như liên hệ người đồng nghiệp Nguyễn Văn Duy Linh để làm nhà sản xuất phim tại Việt Nam. Đoàn làm phim sau đó đã dành hơn bốn tháng, tức là gần 80% quá trình thực hiện phim, cho phần tiền kỳ.</p> <div class="third-width"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/poster3.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Poster phim ngắn <em>Vô Thường.</em></p> </div> <p>Quý “khoe” rằng điều làm anh chàng tự hào nhất là đoàn làm phim của mình. Cả đoàn làm việc một cách sát sao, nghiêm túc nhưng cũng rất thoải mái và tràn đầy năng lượng. Việc đào tạo, phổ quy trình cho nhân viên cũng được anh coi trọng. “Từ tiêu chuẩn của công đoàn Mỹ, mình xem xét quãng thời gian làm việc phù hợp và cố gắng hạn chế chuyện ‘chạy’ quá giờ nhất có thể,” chàng đạo diễn chia sẻ.&nbsp;</p> <h3>Chuyện đưa phim ra biển lớn</h3> <p>Hành trình đưa <em>Vô Thường</em> đến các liên hoan phim không gặp nhiều gian nan, nhưng cũng đòi hỏi Quý và những người bạn của mình phải tính toán rất nhiều. Từ đầu, Quý vạch ra một danh sách các liên hoan phim và chia thành ba hạng mục. Những liên hoan phim lớn được ưu tiên hàng đầu, sau đó đến các liên hoan phim của các thành phố, cuối cùng là liên hoan dành cho các dòng phim chuyên biệt. Mỗi liên hoan phim đều có một đối tượng khán giả riêng, nên danh sách này giúp anh lựa chọn “hồng tâm” chính xác hơn cho tác phẩm.</p> <p>Quý cũng có quan niệm rất kiên định về mục đích của việc tham gia liên hoan phim. Anh chàng chia sẻ: “Việt Nam thường nhắm đến liên hoan phim quốc tế với mong muốn đạt được giải thưởng và sự công nhận. Nhưng liên hoan phim không phải là cái thực sự quan trọng, mà là ‘cái chợ’ kế bên.” Cái "chợ" ở đây chính là nơi các công ty phân phối tìm kiếm tài nguyên để bán cho các nhà phát hành khác, từ đó giúp bộ phim có cơ hội được chiếu nhiều nơi trên thế giới.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy4.webp" /></p> <p class="image-caption">Phim ngắn <em>Vô thường</em> được công chiếu ở nhiều LHP và nhận được phản hồi tích cực từ khán giả, chuyên gia quốc tế.</p> <p>“Thắng giải mang lại danh dự và sự thỏa mãn dành cho cái tôi nghệ thuật, thế nhưng nó không tạo cho bạn cơ hội để giúp bạn xây dựng nền tảng phát triển sự nghiệp,” anh giải thích. Theo Quý, người trẻ không nên để làm phim trở thành gánh nặng cho mình cũng như người khác, mà hãy làm vì mình yêu thích và nhận được những gì xứng đáng với công sức bản thân bỏ ra.</p> <p>Anh cũng khẳng định rằng bản sắc là điều không thể thiếu trong mỗi tác phẩm. “Một bộ phim nên thể hiện được cái nhìn xã hội của người làm nghệ thuật, nói lên câu chuyện của tầng lớp, nhóm người mà mình đồng cảm.” Các nghệ sĩ không phải áp lực bản thân hay đổi phong cách, đề tài hay bối cảnh để 'Tây' hơn khi mang phim ra chinh chiến quốc tế, vì chất liệu mộc mạc của văn hoá Việt "nhiều lúc [...] lại càng được yêu thích.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy5.webp" /></p> <p class="image-caption">"Một bộ phim nên thể hiện được cái nhìn xã hội của người làm nghệ thuật."</p> <h3>Những dự định mới</h3> <p>Phạm Gia Quý đã có cơ hội làm bộ phim ngắn mà bản thân hằng mong muốn và đạt được những cột mốc nhất định. Giờ đây, chàng đạo diễn trẻ muốn dùng kinh nghiệm của mình để giúp những nhà làm phim trẻ khác cùng cống hiến cho nền điện ảnh nước nhà. “Việt Nam là nơi mà mình thuộc về. Nếu mình chỉ làm phim về nước khác mà bỏ mặc câu chuyện của người Việt thì thật vô trách nhiệm.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy6.webp" /></p> <p class="image-caption"><em>Vô Thường</em> mang theo những yếu tố đặc trưng nhất của văn hóa Sài Gòn.</p> <p>Cùng với nhóm làm phim trẻ <a href="https://www.facebook.com/groups/springauteurs/" target="_blank">Spring Auteurs</a>, Quý đã thành lập nên dự án Saigon Stories, một tuyển tập phim ngắn của 10 nhà làm phim, biên kịch trẻ khác nhau tại Việt Nam. Việc chọn lọc và gộp nhiều phim ngắn thành một chuỗi series giúp các dự án nhỏ dễ tiếp cận hơn với các nhà phát hành, từ đó giảm nhẹ gánh nặng kinh phí cho các nhà làm phim độc lập. Quý mong rằng qua dự án, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn cởi mở hơn với phim ngắn Việt, rằng việc tài trợ cho cho phim có thể xem như một dạng đầu tư có lợi nhuận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy3.webp" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh quay cao trào cắt từ <em>Vô Thường.</em></p> <p>Quý cũng chia sẻ một câu chuyện cá nhân để làm lời khuyên cho các nhà làm phim trẻ còn loay hoay tìm lối đi: "Có một thời gian, đặc biệt là sau khi làm xong MV 'Bartender,' mình cảm thấy bản thân không còn xứng đáng với công việc đạo diễn. Đấy là lúc mình mắc phải hội chứng 'kẻ giả mạo' (imposter syndrome)." Đây là cảm giác mà người trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể gặp phải, họ cảm thấy bản thân không đủ tài năng cho công việc mình đang làm, sản phẩm mình tạo nên.</p> <p>Nhưng nghe theo lời khuyên của một người đi trước, chàng trai đã vực dậy bản thân và tiếp tục hành trình làm phim. “Bạn hãy cố nghĩ, không thể nào có chuyện bạn giả bộ làm một bộ phim, vì khi bạn đang 'giả bộ' làm nó, thì máy quay cũng đã thu hình rồi, quan trọng là hình được thu mình có thấy hay hay không mà thôi."</p> <p>[Ảnh trong bài viết do nhân vật cung cấp]</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/pgqtop2.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/pgqtop2b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Phạm Gia Quý là một nhà làm phim trẻ sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn, và là cựu sinh viên của đại học nghệ thuật danh giá Savannah College of Art and Design. Ở tuổi 23, Quý đã có trong tay kho tàng dự án chất lượng, bao gồm hai MV cho Ngọt là ‘Bartender’ và ‘(Tôi) Đi Trú Đông,’ cùng dự án phim</em> Vô<em> Thường được công chiếu tại các LHP quốc tế như LA Shorts Film Festival, Brisbane International Film Festival.</em></p> <p>Sau thành công với&nbsp;<em>Vô Thường</em>, chàng đạo diễn trẻ đã chia sẻ với <em>Saigoneer</em>&nbsp;những kinh nghiệm trong hành trình đến với sân chơi quốc tế và những ấp ủ riêng cho nền điện ảnh Việt Nam.</p> <div class="iframe twentyone-nine-ratio"><iframe src="https://player.vimeo.com/video/410038991" width="640" height="273" frameborder="0" allow="autoplay; fullscreen; picture-in-picture" allowfullscreen="allowfullscreen"></iframe></div> <p class="image-caption">Trailer phim ngắn <em>Vô Thường</em>. Nguồn: Kênh <a href="https://vimeo.com/410038991" target="_blank">Vimeo</a> của Phạm Gia Quý.&nbsp;</p> <h3>Khởi đầu của một hành trình</h3> <p>Có thể nói, <em>Vô Thường</em> chính là bước nhảy đầu tiên của <a href="https://www.instagram.com/erikpham98/?fbclid=IwAR07g0zFAsR1vtgQ-tbB40bKyOkAFzSkTPZAZSS7bD4mg-eQhQPn_A2V8Fo" target="_blank">Phạm Gia Quý</a> trong hành trình hiện thực hóa những hoài bão cho nền điện ảnh Việt. Bộ phim dài vỏn vẹn 20 phút, với nội dung chính xoay quanh một kẻ đánh thuê tên Tuy, bị gán tội giết người và trở thành kẻ thế mạng cho ông chủ của mình.</p> <p>Dự án được Quý ấp ủ từ mùa hè 2018, khi anh chàng vẫn còn theo học ngành sản xuất phim tại Mỹ. Đến tháng 4/2019, khi đã phần nào hài lòng với bản thảo, Quý bắt đầu kêu gọi sự giúp đỡ của một số người bạn, cũng như liên hệ người đồng nghiệp Nguyễn Văn Duy Linh để làm nhà sản xuất phim tại Việt Nam. Đoàn làm phim sau đó đã dành hơn bốn tháng, tức là gần 80% quá trình thực hiện phim, cho phần tiền kỳ.</p> <div class="third-width"><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/poster3.webp" alt="" /> <p class="image-caption">Poster phim ngắn <em>Vô Thường.</em></p> </div> <p>Quý “khoe” rằng điều làm anh chàng tự hào nhất là đoàn làm phim của mình. Cả đoàn làm việc một cách sát sao, nghiêm túc nhưng cũng rất thoải mái và tràn đầy năng lượng. Việc đào tạo, phổ quy trình cho nhân viên cũng được anh coi trọng. “Từ tiêu chuẩn của công đoàn Mỹ, mình xem xét quãng thời gian làm việc phù hợp và cố gắng hạn chế chuyện ‘chạy’ quá giờ nhất có thể,” chàng đạo diễn chia sẻ.&nbsp;</p> <h3>Chuyện đưa phim ra biển lớn</h3> <p>Hành trình đưa <em>Vô Thường</em> đến các liên hoan phim không gặp nhiều gian nan, nhưng cũng đòi hỏi Quý và những người bạn của mình phải tính toán rất nhiều. Từ đầu, Quý vạch ra một danh sách các liên hoan phim và chia thành ba hạng mục. Những liên hoan phim lớn được ưu tiên hàng đầu, sau đó đến các liên hoan phim của các thành phố, cuối cùng là liên hoan dành cho các dòng phim chuyên biệt. Mỗi liên hoan phim đều có một đối tượng khán giả riêng, nên danh sách này giúp anh lựa chọn “hồng tâm” chính xác hơn cho tác phẩm.</p> <p>Quý cũng có quan niệm rất kiên định về mục đích của việc tham gia liên hoan phim. Anh chàng chia sẻ: “Việt Nam thường nhắm đến liên hoan phim quốc tế với mong muốn đạt được giải thưởng và sự công nhận. Nhưng liên hoan phim không phải là cái thực sự quan trọng, mà là ‘cái chợ’ kế bên.” Cái "chợ" ở đây chính là nơi các công ty phân phối tìm kiếm tài nguyên để bán cho các nhà phát hành khác, từ đó giúp bộ phim có cơ hội được chiếu nhiều nơi trên thế giới.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy4.webp" /></p> <p class="image-caption">Phim ngắn <em>Vô thường</em> được công chiếu ở nhiều LHP và nhận được phản hồi tích cực từ khán giả, chuyên gia quốc tế.</p> <p>“Thắng giải mang lại danh dự và sự thỏa mãn dành cho cái tôi nghệ thuật, thế nhưng nó không tạo cho bạn cơ hội để giúp bạn xây dựng nền tảng phát triển sự nghiệp,” anh giải thích. Theo Quý, người trẻ không nên để làm phim trở thành gánh nặng cho mình cũng như người khác, mà hãy làm vì mình yêu thích và nhận được những gì xứng đáng với công sức bản thân bỏ ra.</p> <p>Anh cũng khẳng định rằng bản sắc là điều không thể thiếu trong mỗi tác phẩm. “Một bộ phim nên thể hiện được cái nhìn xã hội của người làm nghệ thuật, nói lên câu chuyện của tầng lớp, nhóm người mà mình đồng cảm.” Các nghệ sĩ không phải áp lực bản thân hay đổi phong cách, đề tài hay bối cảnh để 'Tây' hơn khi mang phim ra chinh chiến quốc tế, vì chất liệu mộc mạc của văn hoá Việt "nhiều lúc [...] lại càng được yêu thích.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy5.webp" /></p> <p class="image-caption">"Một bộ phim nên thể hiện được cái nhìn xã hội của người làm nghệ thuật."</p> <h3>Những dự định mới</h3> <p>Phạm Gia Quý đã có cơ hội làm bộ phim ngắn mà bản thân hằng mong muốn và đạt được những cột mốc nhất định. Giờ đây, chàng đạo diễn trẻ muốn dùng kinh nghiệm của mình để giúp những nhà làm phim trẻ khác cùng cống hiến cho nền điện ảnh nước nhà. “Việt Nam là nơi mà mình thuộc về. Nếu mình chỉ làm phim về nước khác mà bỏ mặc câu chuyện của người Việt thì thật vô trách nhiệm.”</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy6.webp" /></p> <p class="image-caption"><em>Vô Thường</em> mang theo những yếu tố đặc trưng nhất của văn hóa Sài Gòn.</p> <p>Cùng với nhóm làm phim trẻ <a href="https://www.facebook.com/groups/springauteurs/" target="_blank">Spring Auteurs</a>, Quý đã thành lập nên dự án Saigon Stories, một tuyển tập phim ngắn của 10 nhà làm phim, biên kịch trẻ khác nhau tại Việt Nam. Việc chọn lọc và gộp nhiều phim ngắn thành một chuỗi series giúp các dự án nhỏ dễ tiếp cận hơn với các nhà phát hành, từ đó giảm nhẹ gánh nặng kinh phí cho các nhà làm phim độc lập. Quý mong rằng qua dự án, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn cởi mở hơn với phim ngắn Việt, rằng việc tài trợ cho cho phim có thể xem như một dạng đầu tư có lợi nhuận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/urbanistvietnam/articleimages/2021/08/05/phamgiaquy/phamgiaquy3.webp" /></p> <p class="image-caption">Một cảnh quay cao trào cắt từ <em>Vô Thường.</em></p> <p>Quý cũng chia sẻ một câu chuyện cá nhân để làm lời khuyên cho các nhà làm phim trẻ còn loay hoay tìm lối đi: "Có một thời gian, đặc biệt là sau khi làm xong MV 'Bartender,' mình cảm thấy bản thân không còn xứng đáng với công việc đạo diễn. Đấy là lúc mình mắc phải hội chứng 'kẻ giả mạo' (imposter syndrome)." Đây là cảm giác mà người trong bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể gặp phải, họ cảm thấy bản thân không đủ tài năng cho công việc mình đang làm, sản phẩm mình tạo nên.</p> <p>Nhưng nghe theo lời khuyên của một người đi trước, chàng trai đã vực dậy bản thân và tiếp tục hành trình làm phim. “Bạn hãy cố nghĩ, không thể nào có chuyện bạn giả bộ làm một bộ phim, vì khi bạn đang 'giả bộ' làm nó, thì máy quay cũng đã thu hình rồi, quan trọng là hình được thu mình có thấy hay hay không mà thôi."</p> <p>[Ảnh trong bài viết do nhân vật cung cấp]</p></div> Sau thành công với 'Thưa Mẹ Con Đi,' nhà sản xuất Nguyễn Lương Hằng ấp ủ gì cho dòng phim độc lập ở Việt Nam? 2021-08-02T13:39:27+07:00 2021-08-02T13:39:27+07:00 https://saigoneer.com/vn/film-tv/16950-sau-thành-công-với-thưa-mẹ-con-đi,-nhà-sản-xuất-nguyễn-lương-hằng-ấp-ủ-gì-cho-dòng-phim-độc-lập-ở-việt-nam Vũ Hải Anh. info@saigoneer.com <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/01b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Vừa qua, </em>Saigoneer<em> đã có dịp trò chuyện với nhà làm phim trẻ Nguyễn Lương Hằng về nền điện ảnh độc lập Việt Nam nói riêng và ở châu Á nói chung.&nbsp;<br /></em></p> <p>Ở thời điểm hiện tại, Lương Hằng vẫn di chuyển qua lại giữa Sài Gòn và Texas. Gần đây, cô đã tham gia chương trình Ties That Bind do LHP Viễn Đông (FEFF) tổ chức tại thành phố Udine ở miền Bắc nước Ý. Vốn là một liên hoan phim tập trung quảng bá điện ảnh thương mại Châu Á, FEFF gần đây đã mở rộng các hoạt động của mình và tạo điều kiện cho các nhà làm phim châu Á và châu Âu kết nối với nhau thông qua Ties That Bind. Chương trình kéo dài 12 tháng và hầu hết các sự kiện đều được thực hiện trực tuyến do hạn chế đi lại trong thời kỳ đại dịch.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/02.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster giới thiệu của LHP FEFF ở Ý.</p> <p>Đến với sự kiện trong khuôn khổ Ties That Bind diễn ra từ ngày 30/6 đến 2/7, Lương Hằng giới thiệu dự án mới nhất của mình là bộ phim tâm lý thuộc đề tài LGBT với tên gọi <em>Youthfully Yours</em>.&nbsp;<span style="background-color: transparent;"><br /></span></p> <p>“Chúng mình muốn nắm bắt những cơ hội mới và nhận được sự tài trợ từ các nhà đầu tư để tiếp tục bứt phá trong các dự án nghệ thuật,” cô cho biết.</p> <div class="half-with left"> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/03.webp" /></p> <p class="image-caption">Đạo diễn và nhà sản xuất phim Nguyễn Lương Hằng.</p> </div> <p>Bảy năm về trước, Nguyễn Lương Hằng bước chân vào ngành điện ảnh khi cô tham gia vào một đoàn quay phim để học hỏi kinh nghiệm. Sau khi nắm giữ cương vị đạo diễn của một số phim ngắn — trong đó có <em>The Story of Us</em> (Câu Chuyện Của Chúng Ta, 2014) từng được trình chiếu tại LHP Focus on Asia tại Fukuoka năm 2016 — cô tập trung sản xuất phim điện ảnh đầu tay <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> vào năm 2019. Bộ phim đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhà phê bình lẫn đông đảo khán giả.</p> <p><em>Thưa Mẹ Con Đi</em> là một trong những bộ phim thuộc đề tài LGBTQ+ đầu tiên của Việt Nam chạm ngõ các liên hoan phim quốc tế. Tác phẩm từng được trình chiếu tại LHP Quốc tế Busan (BIFF) danh giá của Hàn Quốc, và giành được Giải thưởng Audience Award (Phim hay nhất do khán giả bình chọn) tại LHP Quốc tế Châu Á Toronto Reel. Bộ phim cũng đã được lựa chọn để phát hành trên nền tảng Netflix.</p> <p>Lương Hằng hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà làm phim độc lập của Việt Nam tham dự các liên hoan phim quốc tế và thử sức với những chương trình hợp tác sản xuất phim giữa các quốc gia. Cùng với Ties That Bind và Focus Asia của FEFF, các liên hoan phim khác cũng bắt đầu tham gia xu hướng này và tổ chức các hoạt động tương tự, có thể kể đến như Diễn đàn Tài chính Phim ảnh Hồng Kông-Châu Á của LHP Quốc tế Hồng Kông và Quỹ Điện ảnh châu Á của BIFF.</p> <p>Cô tin rằng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, và ngoài những bộ phim bom tấn đang chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại các phòng vé thì vẫn có cơ hội cho dòng phim độc lập tiếp cận khán giả. Tuy bận rộn tham gia các hoạt động của FEFF, Lươn Hằng đã dành thời thời gian để trò chuyện với chúng tôi về quá trình sản xuất phim và những hy vọng của cô cho bộ phim mới cũng như nền điện ảnh Việt Nam.</p> <p><strong>Bộ phim điện ảnh đầu tay của Hằng, <em>Thưa Mẹ Con Đi</em>, đã ra đời như thế nào?</strong></p> <p>Thật ra bộ phim này là một dự án hợp tác giữa mình với một người bạn thân là biên kịch Nhi Bùi. Lần đầu tiên khi nghe anh giới thiệu nội dung kịch bản thì mình đã bị thu hút ngay lập tức, thậm chí mình còn có thể hình dung ra cảnh kết của bộ phim nữa. Câu chuyện thực sự khiến mình xúc động. Trước đây mình chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ làm một nhà sản xuất phim vì mình chỉ quen với công việc đạo diễn hoặc viết kịch bản thôi. Nhưng lúc đó thì mình thực sự muốn câu chuyện được dựng thành phim và cũng cảm thấy bản thân có những kỹ năng phù hợp với vai trò sản xuất. Vì vậy, mình đã quyết định kết nối những người sẽ thực hiện bộ phim này với các bên có thể có hứng thú đầu tư, và tất cả bắt đầu từ đó.</p> <p><strong>Quá trình thực hiện phim diễn ra như thế nào?</strong></p> <p>Mọi việc đều khá thuận lợi cho cả hai phía. Ngoài ra, một phần lý do khiến mình bị lay động bởi câu chuyện chính là ở đề tài. Trong kịch bản này, chủ đề LGBT đã được thể hiện một cách rất nhẹ nhàng và gần gũi với trái tim người xem. Mối quan hệ của những người trong cộng đồng LGBT với gia đình của họ cũng được truyền tải hết sức trung thực. Mình nghĩ đó là lý do tại sao bộ phim được khán giả ở khắp nơi đón nhận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/05.webp" /></p> <p class="image-caption"><em>Thưa Mẹ Con Đi</em> được nhiều khán giả đón nhận nhờ vào câu chuyện nhẹ nhàng, cảm động về một gia đình Việt trong quá trình chấp nhận mối quan hệ đồng tính của người thân.</p> <p><strong>Bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình về dòng phim độc lập ở Việt Nam hiện nay?</strong></p> <p>Một vài năm trước, bọn mình đều cho rằng sẽ có rất ít cơ hội. Những bộ phim ăn khách thường là phim hài, hài lãng mạn, kinh dị hay những dòng phim tương tự như vậy. Nhưng từ khoảng năm 2017–2018, Việt Nam xuất hiện một làn sóng mới của dòng phim độc lập. Mọi người bắt tay vào làm phim và cùng lúc tìm cách để đưa phim của họ đến với công chúng. Mình nghĩ <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> cũng sinh ra từ làn sóng này. Những nỗ lực ấy đã có hiệu quả và mở ra rất nhiều cánh cửa cho những tài năng mới trong lĩnh vực đạo diễn và sản xuất. Tương lai cho dòng phim độc lập của Việt Nam giờ đã tươi sáng hơn nhiều so với vài năm trước đây.</p> <p><strong>Làm phim độc lập có mang lại lợi nhuận không?</strong></p> <p>Thực tế là không được như vậy và đôi khi, bọn mình còn không thể thu hồi được số tiền đã bỏ ra nữa. Nhưng mặt tốt ở đây là những dự án như vậy đã bắt đầu tạo được sức thu hút với truyền thông vì dám khai thác những khía cạnh mới mẻ, từ đó mở ra nhiều hi vọng cho dòng phim này. Nền điện ảnh nước nhà vẫn có những tác phẩm mới lạ đáng chú ý bên cạnh những nội dung quá quen thuộc trên màn ảnh rộng.</p> <p><strong>Điều gì đã đưa Lương Hằng đến với chương trình Ties That Bind?</strong></p> <p>Đây là lần đầu tiên mình biết tới khái niệm "hợp tác sản xuất phim trên quy mô quốc tế" nên cảm thấy rất mới lạ, đặc biệt là việc hợp tác với các tổ chức và nhà làm phim từ châu Âu. <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> có nguồn vốn Việt Nam 100%, nhưng khi cân nhắc đến sự nghiệp cá nhân ở thời điểm này, bọn mình đều muốn tiến xa hơn nữa và thử sức với những chủ đề táo bạo hơn. Và nguồn vốn của các nhà đầu tư tư nhân sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho những dự án táo bạo và có tính nghệ thuật cao. Ở Việt Nam rất khó để xin kinh phí, mà nhà nước cũng chưa có nguồn tài trợ nào cho những dự án như của bọn mình. Cho nên, cách duy nhất để thực hiện những dự án như vậy là hợp tác với các tổ chức nước ngoài và châu Âu có vẻ là vùng đất hứa dành cho chúng mình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/04.webp" /></p> <p class="image-caption">Giờ đây, thị trường trong nước đã có nhiều cơ hội hơn cho các dự án phim độc lập như <em>Thưa Mẹ Con Đi.</em></p> <p><strong>Có phải ngày càng có nhiều nhà làm phim độc lập Việt Nam vươn ra thế giới?</strong></p> <p>Thực ra thì mình không nghĩ là có nhiều bạn làm phim biết đến các nguồn hỗ trợ này. Có lẽ mình nên chủ động giới thiệu các chương trình như thế cho những người đồng nghiệp của mình. Nhìn chung thì, mọi người thường chỉ tìm cách tìm kiếm tài trợ trong nước, nhưng đó không phải là cách duy nhất.</p> <p><strong>Lương Hằng có thể chia sẻ chi tiết hơn về dự án của của bạn trong chương trình Ties That Bind cũng như quá trình thực hiện của dự án.</strong></p> <p>Đầu tiên thì bọn mình nộp hồ sơ dự án, trong đó bao gồm tóm tắt cốt truyện và kinh phí dự trù, cũng như một số thông tin chi tiết khác, để ban tổ chức xem xét. Khi được chọn rồi thì bạn sẽ có cơ hội để chỉnh sửa và sau đó trình bày dự án của mình với một nhóm các nhà lãnh đạo, chuyên gia trong ngành và các nhà làm phim cùng tham gia chương trình. Họ sẽ đánh giá và góp ý về mặt ý tưởng, sản xuất hay kinh phí của dự án. Việc có được ý kiến từ cả hai phía giúp chúng mình có cái nhìn tổng quát hơn, từ đó hiểu rõ hơn về cả điểm mạnh và điểm yếu ở các mặt, từ kế hoạch sản xuất cho đến vấn đề kinh phí. Mỗi người đều có hiểu biết nhất định và có thể đóng góp để xây dựng dự án của bạn dựa trên kinh nghiệm và nền tảng của họ. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, nhờ những đóng góp đó mà dự án của bọn mình đã phát triển hơn nhiều so với năm ngoái. Mình cũng học được cách trình bày dự án và cách cải thiện hồ sơ dự án khi mang đi giới thiệu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thứ mình cần trau dồi để có thể mang đến những dự án tốt hơn nữa.</p> <p><strong>Vậy giờ Hằng có thể giới thiệu cho độc giả&nbsp;<em>Saigoneer</em> về dự án mà bạn đang thực hiện tại Ties That Bind không?</strong></p> <p>Dự án của bọn mình có tên tiếng Anh là <em>Youthfully Yours</em>, kể về một người đàn ông từng bỏ rơi người yêu của mình khi cô đang mang thai đứa con của anh. Và rồi anh ta không bao giờ biết đứa bé đó ở đâu, là con trai hay con gái. Sau khi trải qua rất nhiều chuyện trong cuộc sống, anh ta đang phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên, và cũng vào lúc này, anh đột nhiên gặp lại người yêu cũ. Câu chuyện là cơ hội làm lại cuộc đời cho một người đàn ông đã phạm nhiều lỗi lầm trong quá khứ và đang phải đối diện với cơn khủng hoảng tâm lý, anh sẽ bước vào hành trình tìm lại chính mình và học cách làm một người cha sau rất nhiều năm bỏ bê trách nhiệm này.</p> <p><strong>Dự án có nhận được phản hồi tích cực không?</strong></p> <p>Rất vui khi dự án của mình được cho là có tiềm năng. Mặc dù mình và anh đạo diễn đều ý thức được rằng sẽ có rất nhiều thử thách trên hành trình này, nhưng có vẻ những bước đi ban đầu đều khả quan và nhờ đó chúng mình có động lực để kiên trì bước tiếp.</p> <p><em>Bài phỏng vấn đã được giản lược và biên tập để nội dung được cô động hơn.&nbsp;<br /></em></p> <p><em>Tác giả Vũ Hải Anh hiện đang tham gia khóa đào tạo biên kịch và phê bình phim của FEFF.</em>&nbsp;</p></div> <div class="feed-description"><p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/01.webp" data-og-image="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/01b.jpg" data-position="50% 50%" /></p> <p><em>Vừa qua, </em>Saigoneer<em> đã có dịp trò chuyện với nhà làm phim trẻ Nguyễn Lương Hằng về nền điện ảnh độc lập Việt Nam nói riêng và ở châu Á nói chung.&nbsp;<br /></em></p> <p>Ở thời điểm hiện tại, Lương Hằng vẫn di chuyển qua lại giữa Sài Gòn và Texas. Gần đây, cô đã tham gia chương trình Ties That Bind do LHP Viễn Đông (FEFF) tổ chức tại thành phố Udine ở miền Bắc nước Ý. Vốn là một liên hoan phim tập trung quảng bá điện ảnh thương mại Châu Á, FEFF gần đây đã mở rộng các hoạt động của mình và tạo điều kiện cho các nhà làm phim châu Á và châu Âu kết nối với nhau thông qua Ties That Bind. Chương trình kéo dài 12 tháng và hầu hết các sự kiện đều được thực hiện trực tuyến do hạn chế đi lại trong thời kỳ đại dịch.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/02.webp" /></p> <p class="image-caption">Poster giới thiệu của LHP FEFF ở Ý.</p> <p>Đến với sự kiện trong khuôn khổ Ties That Bind diễn ra từ ngày 30/6 đến 2/7, Lương Hằng giới thiệu dự án mới nhất của mình là bộ phim tâm lý thuộc đề tài LGBT với tên gọi <em>Youthfully Yours</em>.&nbsp;<span style="background-color: transparent;"><br /></span></p> <p>“Chúng mình muốn nắm bắt những cơ hội mới và nhận được sự tài trợ từ các nhà đầu tư để tiếp tục bứt phá trong các dự án nghệ thuật,” cô cho biết.</p> <div class="half-with left"> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/03.webp" /></p> <p class="image-caption">Đạo diễn và nhà sản xuất phim Nguyễn Lương Hằng.</p> </div> <p>Bảy năm về trước, Nguyễn Lương Hằng bước chân vào ngành điện ảnh khi cô tham gia vào một đoàn quay phim để học hỏi kinh nghiệm. Sau khi nắm giữ cương vị đạo diễn của một số phim ngắn — trong đó có <em>The Story of Us</em> (Câu Chuyện Của Chúng Ta, 2014) từng được trình chiếu tại LHP Focus on Asia tại Fukuoka năm 2016 — cô tập trung sản xuất phim điện ảnh đầu tay <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> vào năm 2019. Bộ phim đã nhận được phản hồi tích cực từ các nhà phê bình lẫn đông đảo khán giả.</p> <p><em>Thưa Mẹ Con Đi</em> là một trong những bộ phim thuộc đề tài LGBTQ+ đầu tiên của Việt Nam chạm ngõ các liên hoan phim quốc tế. Tác phẩm từng được trình chiếu tại LHP Quốc tế Busan (BIFF) danh giá của Hàn Quốc, và giành được Giải thưởng Audience Award (Phim hay nhất do khán giả bình chọn) tại LHP Quốc tế Châu Á Toronto Reel. Bộ phim cũng đã được lựa chọn để phát hành trên nền tảng Netflix.</p> <p>Lương Hằng hy vọng rằng trong tương lai sẽ có thêm nhiều nhà làm phim độc lập của Việt Nam tham dự các liên hoan phim quốc tế và thử sức với những chương trình hợp tác sản xuất phim giữa các quốc gia. Cùng với Ties That Bind và Focus Asia của FEFF, các liên hoan phim khác cũng bắt đầu tham gia xu hướng này và tổ chức các hoạt động tương tự, có thể kể đến như Diễn đàn Tài chính Phim ảnh Hồng Kông-Châu Á của LHP Quốc tế Hồng Kông và Quỹ Điện ảnh châu Á của BIFF.</p> <p>Cô tin rằng ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, và ngoài những bộ phim bom tấn đang chiếm lĩnh thị phần lớn nhất tại các phòng vé thì vẫn có cơ hội cho dòng phim độc lập tiếp cận khán giả. Tuy bận rộn tham gia các hoạt động của FEFF, Lươn Hằng đã dành thời thời gian để trò chuyện với chúng tôi về quá trình sản xuất phim và những hy vọng của cô cho bộ phim mới cũng như nền điện ảnh Việt Nam.</p> <p><strong>Bộ phim điện ảnh đầu tay của Hằng, <em>Thưa Mẹ Con Đi</em>, đã ra đời như thế nào?</strong></p> <p>Thật ra bộ phim này là một dự án hợp tác giữa mình với một người bạn thân là biên kịch Nhi Bùi. Lần đầu tiên khi nghe anh giới thiệu nội dung kịch bản thì mình đã bị thu hút ngay lập tức, thậm chí mình còn có thể hình dung ra cảnh kết của bộ phim nữa. Câu chuyện thực sự khiến mình xúc động. Trước đây mình chưa bao giờ nghĩ bản thân sẽ làm một nhà sản xuất phim vì mình chỉ quen với công việc đạo diễn hoặc viết kịch bản thôi. Nhưng lúc đó thì mình thực sự muốn câu chuyện được dựng thành phim và cũng cảm thấy bản thân có những kỹ năng phù hợp với vai trò sản xuất. Vì vậy, mình đã quyết định kết nối những người sẽ thực hiện bộ phim này với các bên có thể có hứng thú đầu tư, và tất cả bắt đầu từ đó.</p> <p><strong>Quá trình thực hiện phim diễn ra như thế nào?</strong></p> <p>Mọi việc đều khá thuận lợi cho cả hai phía. Ngoài ra, một phần lý do khiến mình bị lay động bởi câu chuyện chính là ở đề tài. Trong kịch bản này, chủ đề LGBT đã được thể hiện một cách rất nhẹ nhàng và gần gũi với trái tim người xem. Mối quan hệ của những người trong cộng đồng LGBT với gia đình của họ cũng được truyền tải hết sức trung thực. Mình nghĩ đó là lý do tại sao bộ phim được khán giả ở khắp nơi đón nhận.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/05.webp" /></p> <p class="image-caption"><em>Thưa Mẹ Con Đi</em> được nhiều khán giả đón nhận nhờ vào câu chuyện nhẹ nhàng, cảm động về một gia đình Việt trong quá trình chấp nhận mối quan hệ đồng tính của người thân.</p> <p><strong>Bạn có thể chia sẻ quan điểm của mình về dòng phim độc lập ở Việt Nam hiện nay?</strong></p> <p>Một vài năm trước, bọn mình đều cho rằng sẽ có rất ít cơ hội. Những bộ phim ăn khách thường là phim hài, hài lãng mạn, kinh dị hay những dòng phim tương tự như vậy. Nhưng từ khoảng năm 2017–2018, Việt Nam xuất hiện một làn sóng mới của dòng phim độc lập. Mọi người bắt tay vào làm phim và cùng lúc tìm cách để đưa phim của họ đến với công chúng. Mình nghĩ <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> cũng sinh ra từ làn sóng này. Những nỗ lực ấy đã có hiệu quả và mở ra rất nhiều cánh cửa cho những tài năng mới trong lĩnh vực đạo diễn và sản xuất. Tương lai cho dòng phim độc lập của Việt Nam giờ đã tươi sáng hơn nhiều so với vài năm trước đây.</p> <p><strong>Làm phim độc lập có mang lại lợi nhuận không?</strong></p> <p>Thực tế là không được như vậy và đôi khi, bọn mình còn không thể thu hồi được số tiền đã bỏ ra nữa. Nhưng mặt tốt ở đây là những dự án như vậy đã bắt đầu tạo được sức thu hút với truyền thông vì dám khai thác những khía cạnh mới mẻ, từ đó mở ra nhiều hi vọng cho dòng phim này. Nền điện ảnh nước nhà vẫn có những tác phẩm mới lạ đáng chú ý bên cạnh những nội dung quá quen thuộc trên màn ảnh rộng.</p> <p><strong>Điều gì đã đưa Lương Hằng đến với chương trình Ties That Bind?</strong></p> <p>Đây là lần đầu tiên mình biết tới khái niệm "hợp tác sản xuất phim trên quy mô quốc tế" nên cảm thấy rất mới lạ, đặc biệt là việc hợp tác với các tổ chức và nhà làm phim từ châu Âu. <em>Thưa Mẹ Con Đi</em> có nguồn vốn Việt Nam 100%, nhưng khi cân nhắc đến sự nghiệp cá nhân ở thời điểm này, bọn mình đều muốn tiến xa hơn nữa và thử sức với những chủ đề táo bạo hơn. Và nguồn vốn của các nhà đầu tư tư nhân sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho những dự án táo bạo và có tính nghệ thuật cao. Ở Việt Nam rất khó để xin kinh phí, mà nhà nước cũng chưa có nguồn tài trợ nào cho những dự án như của bọn mình. Cho nên, cách duy nhất để thực hiện những dự án như vậy là hợp tác với các tổ chức nước ngoài và châu Âu có vẻ là vùng đất hứa dành cho chúng mình.</p> <p><img src="//media.urbanistnetwork.com/saigoneer/article-images/2021/07/21/hang/04.webp" /></p> <p class="image-caption">Giờ đây, thị trường trong nước đã có nhiều cơ hội hơn cho các dự án phim độc lập như <em>Thưa Mẹ Con Đi.</em></p> <p><strong>Có phải ngày càng có nhiều nhà làm phim độc lập Việt Nam vươn ra thế giới?</strong></p> <p>Thực ra thì mình không nghĩ là có nhiều bạn làm phim biết đến các nguồn hỗ trợ này. Có lẽ mình nên chủ động giới thiệu các chương trình như thế cho những người đồng nghiệp của mình. Nhìn chung thì, mọi người thường chỉ tìm cách tìm kiếm tài trợ trong nước, nhưng đó không phải là cách duy nhất.</p> <p><strong>Lương Hằng có thể chia sẻ chi tiết hơn về dự án của của bạn trong chương trình Ties That Bind cũng như quá trình thực hiện của dự án.</strong></p> <p>Đầu tiên thì bọn mình nộp hồ sơ dự án, trong đó bao gồm tóm tắt cốt truyện và kinh phí dự trù, cũng như một số thông tin chi tiết khác, để ban tổ chức xem xét. Khi được chọn rồi thì bạn sẽ có cơ hội để chỉnh sửa và sau đó trình bày dự án của mình với một nhóm các nhà lãnh đạo, chuyên gia trong ngành và các nhà làm phim cùng tham gia chương trình. Họ sẽ đánh giá và góp ý về mặt ý tưởng, sản xuất hay kinh phí của dự án. Việc có được ý kiến từ cả hai phía giúp chúng mình có cái nhìn tổng quát hơn, từ đó hiểu rõ hơn về cả điểm mạnh và điểm yếu ở các mặt, từ kế hoạch sản xuất cho đến vấn đề kinh phí. Mỗi người đều có hiểu biết nhất định và có thể đóng góp để xây dựng dự án của bạn dựa trên kinh nghiệm và nền tảng của họ. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời, nhờ những đóng góp đó mà dự án của bọn mình đã phát triển hơn nhiều so với năm ngoái. Mình cũng học được cách trình bày dự án và cách cải thiện hồ sơ dự án khi mang đi giới thiệu. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều thứ mình cần trau dồi để có thể mang đến những dự án tốt hơn nữa.</p> <p><strong>Vậy giờ Hằng có thể giới thiệu cho độc giả&nbsp;<em>Saigoneer</em> về dự án mà bạn đang thực hiện tại Ties That Bind không?</strong></p> <p>Dự án của bọn mình có tên tiếng Anh là <em>Youthfully Yours</em>, kể về một người đàn ông từng bỏ rơi người yêu của mình khi cô đang mang thai đứa con của anh. Và rồi anh ta không bao giờ biết đứa bé đó ở đâu, là con trai hay con gái. Sau khi trải qua rất nhiều chuyện trong cuộc sống, anh ta đang phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý tuổi trung niên, và cũng vào lúc này, anh đột nhiên gặp lại người yêu cũ. Câu chuyện là cơ hội làm lại cuộc đời cho một người đàn ông đã phạm nhiều lỗi lầm trong quá khứ và đang phải đối diện với cơn khủng hoảng tâm lý, anh sẽ bước vào hành trình tìm lại chính mình và học cách làm một người cha sau rất nhiều năm bỏ bê trách nhiệm này.</p> <p><strong>Dự án có nhận được phản hồi tích cực không?</strong></p> <p>Rất vui khi dự án của mình được cho là có tiềm năng. Mặc dù mình và anh đạo diễn đều ý thức được rằng sẽ có rất nhiều thử thách trên hành trình này, nhưng có vẻ những bước đi ban đầu đều khả quan và nhờ đó chúng mình có động lực để kiên trì bước tiếp.</p> <p><em>Bài phỏng vấn đã được giản lược và biên tập để nội dung được cô động hơn.&nbsp;<br /></em></p> <p><em>Tác giả Vũ Hải Anh hiện đang tham gia khóa đào tạo biên kịch và phê bình phim của FEFF.</em>&nbsp;</p></div>