Ao Người - Sài·gòn·eer https://saigoneer.com/vn/international Sat, 07 Sep 2024 15:21:08 +0700 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Hành trình khám phá văn hoá Lào qua 10 ngày 'phượt' tại Cao nguyên Bolaven https://saigoneer.com/vn/international/17428-hành-trình-khám-phá-văn-hoá-lào-qua-10-ngày-phượt-tại-cao-nguyên-bolaven https://saigoneer.com/vn/international/17428-hành-trình-khám-phá-văn-hoá-lào-qua-10-ngày-phượt-tại-cao-nguyên-bolaven

Lời từ ban biên tập: Đây là bài dự thi đoạt giải nhất của tác giả Alex Tran ở hạng mục Editors’ Choice (bài viết được giám khảo bình chọn) cho cuộc thi “2 Years of Memories” do Saigoneer và Urbanist Travel đồng tổ chức. Không chỉ đơn thuần liệt kê những hoạt động trong chuyến hành trình của mình, tác giả đã khắc họa sinh động con người, tinh thần và những người bạn mà cô tìm thấy tại Cao nguyên Bolaven. Bài viết nguyên bản bằng tiếng Anh, sau đây là bản dịch của ban biên tập Saigoneer.

Khi mình chuẩn bị cho chuyến đi “phượt” Đông Nam Á vài tháng trước, việc ghé thăm Lào hoàn toàn không nằm trong dự tính . Lớn lên ở Việt Nam, mình mặc nhiên xem Lào là đất nước láng giềng với diện tích và kinh tế khiêm tốn, chứ không phải một địa điểm để người ta đến du lịch. Lúc ấy, mình chỉ muốn chạy thẳng cẳng đến Chiang Mai. Mình mơ về Thái Lan dù vẫn còn ở dưới bầu trời Campuchia. Và thật tình, mình chỉ muốn “bùng kèo” với nước Lào.

Anh James, người yêu mình, rất quyết tâm được thăm Lào, nên mình đành lẽo đẽo đi theo, nhưng trong thâm tâm mình chỉ muốn bay khỏi đây sau vài ngày. Mình trộm nghĩ: “Cái xứ bốn bề là đất thế kia thì có gì vui?”

Ai mà ngờ, mình vừa có một pha “tự vả” cực mạnh.

Chúng mình dành 10 ngày để rong ruổi ở Lào, mỗi ngày đều là một trải nghiệm đáng giá. Ngày nào cũng đầy ắp những món ăn ngon, bình minh, hoàng hôn, cầu vồng, thác nước kỳ vĩ ngoài sức tưởng tượng, những khoảnh khắc làm lay động trái tim. Đi phượt ở Lào là mải miết dạo bước, là hì hục đạp xe, là nhảy lên băng sau của con xế, là nổ máy và phóng hết ga về phía trước để khám phá những vẻ đẹp ẩn náu sau những con đường nhiều đá bụi — chí ít thì đây là những gì chúng mình đã làm tại Cao nguyên Bolaven ở Pakse, một thành phố ở phía Nam nước Lào.

Suốt ba tháng đi phượt, mình lúc nào cũng biết trước mỗi tối sẽ ngủ ở đâu. Chỗ ở luôn được đặt vào đêm trước đó. Chỉ duy ở Cao nguyên Bolaven là mình đành bó tay: làm sao có thể lên kế hoạch gì khi chạy xe máy liền tù tì 30–50km mỗi ngày? Vậy là trong bốn ngày, chúng mình gõ cửa nhà người lạ và may mắn được họ dang tay đón nhận cùng những bữa ăn ngon và lòng hiếu khách. Họ làm chúng mình ngỡ như đang ở nhà.

Nhịp sống chậm rãi, thiên nhiên tươi đẹp, lòng tốt của người dân Lào đã hút hết “năng lượng tư bản” cũng như ham muốn đi Thái Lan của mình. Những cư dân chúng mình gặp có thể không có lối sống hiện đại và tiện nghi nhất, nhưng họ sống hạnh phúc và hoà hợp với thiên nhiên, với cộng đồng, với những truyền thống, lễ nghi và niềm tin của tổ tiên. Thuyền trưởng Hook nói, “Tụi anh không bàn về tương lai đâu. Nói chuyện tương lai là vận cái xui vào người đấy.” Vậy là họ chỉ hồi tưởng về quá khứ và nói về hiện tại. Đâu phải ở đâu người ta cũng thông thái được như thế đúng không?

Mà Thuyền trưởng Hook là ai cơ? Đã đến Cao nguyên Bolaven là phải biết đến Thuyền trưởng Hook. Anh là một nông dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số người Cơ Tu. Anh sống tại làng Kok Phoung Tai cùng bộ tộc và đại gia đình của mình. Tên anh là Hook, nhưng các du khách đến đây vì yêu mến nên đã gọi anh bằng biệt danh là Thuyền trưởng Hook (nhân vật trong vở kịch và phim hoạt hình Peter Pan). Không những học được vô số kiến thức bổ ích từ tour tham quan nông trại cà phê và thảo dược mà anh dẫn dắt, chúng mình còn được tận hưởng trải nghiệm đặc biệt hơn nữa khi sống cùng gia đình của anh.

Trở thành khách của gia trang Thuyền trưởng Hook, bạn cần một sự năng nổ và cởi mở nhất định. Bạn phải chăm chú lắng nghe và hỏi anh tất cả những thắc mắc bạn có về văn hóa Lào và Cơ Tu, vì có thể bạn sẽ không có cơ hội thứ hai để gặp một người như anh, "nhà thông thái" vừa có hiểu biết sâu rộng về văn hóa, vừa biết đủ tiếng Anh để giải thích cho bạn. Bạn sẽ á khẩu, hú hồn khi thấy cậu con trai bốn tuổi của anh hút điếu cày như dân chơi chuyên nghiệp, khói bay mù mịt cả một góc phòng. Bạn sẽ há hốc mồm khi nghe các cô gái trẻ trong làng của anh kết hôn ở tuổi 13–15 và sinh con ở tuổi 16, đây là điều bình thường trong văn hóa của họ.

Khi mặt trời lặn, bạn phải xắn tay áo vào bếp để xay phi lê cá làm món laap (hay còn gọi là larb, một món ăn truyền thống của Lào) cùng cả nhà. Cháu trai của Thuyền trưởng Hook sẽ hỏi bạn có muốn ăn đậu phộng rang hữu cơ từ trang trại không, và câu trả lời chắc chắn sẽ là có. Vợ của anh, chị Suk, sẽ nhờ bạn đi hái rau diếp tươi từ vườn và chỉ cho bạn cách làm nước sốt đậu phộng và cháo cá “chuẩn Lào” nhất bằng bếp củi. Bạn sẽ cùng gia đình anh ăn chung bàn, chung bữa. Bạn sẽ dùng tay cuộn xôi và chấm vào tương ớt cay cay; bạn sẽ nheo mắt và xuýt xoa trước vị cay bất ngờ nhưng cực kì “đã” này.

Sau bữa tối, Thuyền trưởng Hook sẽ hỏi bạn có muốn thử một chút trà gừng hữu cơ với xi-rô mía không. Câu trả lời, một lần nữa, sẽ là có, bởi thức thức uống ấm ấp này sẽ giúp bạn hồi phục sức lực sau một ngày dài xê dịch. Anh sẽ hỏi bạn xem bạn có muốn “làm một điếu” với anh không. Cơn say từ thứ thuốc ấy sẽ ập vào mặt khi bạn chưa kịp chuẩn bị gì, nhưng suy cho cùng, đâu còn việc gì khác để làm sau bữa tối ở một ngôi làng nhỏ trên núi ngoài việc thư giãn bằng thuốc lào hữu cơ và tản mạn về cuộc sống? Bên ngoài ngôi nhà tre, bầu trời đang dần nhá nhem, bạn sẽ thấy biết ơn rằng số phận vì đã dẫn lối bạn đến với mảnh đất này.

Không chỉ là chủ homestay, Thuyền trưởng Hook đã dạy chúng mình rất nhiều về văn hóa Cơ Tu và Lào, trái tim của chúng mình cảm thấy như được “lấp đầy” bởi cuộc sống đơn giản và yên bình mà người dân nơi đây đang có, điều mà chúng mình mong muốn một ngày nào đó cũng sẽ có được; và bởi sự ấm áp của cả gia đình anh với chúng mình, hai người xa lạ xuất hiện trước cửa nhà họ mà không báo trước.

Chúng mình cũng học được một bài học quan trọng: bữa ăn là để nấu cùng nhau và đồ ăn là để chia sẻ. Thật buồn khi phải nói lời tạm biệt, nhưng chúng mình đã mua hai chiếc vòng tay tự làm từ chị Suk, để có thể mang theo một chút tinh thần của họ trên hành trình phía trước.

Vì đường đi có chút quanh co, chúng mình mất tận sáu ngày để hoành thành chuyến hành trình tại Cao nguyên Bolaven, gấp đôi thời gian so với những “tay phượt” khác, nhưng chúng mình vốn phải cần ngần ấy thời gian mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của khu vực này. Mình muốn đắm mình thật lâu trong những đồn điền cà phê, rừng rậm, thác nước và sương núi, trong sự chào đón nồng hậu lòng tốt của người dân Lào.

Cảm ơn nhé, Lào, vì đã mở cửa chào đón mình và dành cho mình thật nhiều tình yêu như thế.

Alex là một "cựu sales" công nghệ, một phượt thủ, một nhà trị liệu Reiki và một cây bút du lịch. Sau một thập kỷ sống ở Canada, cô hiện đang đi du lịch bụi ở Đông Nam Á với mục tiêu duy nhất là khám phá về nghệ thuật chữa lành của người châu Á. Cô ấy ghi chép về những nơi cô ấy đến thăm thông qua viết lách và ảnh chụp được cô chia sẻ qua tài khoản Instagram @dear.alex_.

]]>
info@saigoneer.com (Alex Tran. Ảnh: Alex Tran. Đồ hoạ: Homicille. ) Ao Người Tue, 20 Dec 2022 19:11:24 +0700
Đến Ladakh hoà vào không khí lễ hội Hemis Tsechu của người Tây Tạng https://saigoneer.com/vn/international/17366-đến-bắc-ấn-độ-hoà-vào-không-khí-lễ-hội-hemis-tsechu-của-người-tây-tạng https://saigoneer.com/vn/international/17366-đến-bắc-ấn-độ-hoà-vào-không-khí-lễ-hội-hemis-tsechu-của-người-tây-tạng

Nằm ở Bắc Ấn Độ, Ladakh luôn hấp dẫn những tín đồ xê dịch khắp nơi trên thế giới với núi tuyết hùng vĩ trên dãy Himalaya, vẻ đẹp tuyệt mỹ của Pangong Tso trong bộ phim Ba chàng ngốc, sa mạc lạnh Hunder với giống lạc đà Bactrian hai bướu đặc thù trên con đường tơ lụa, những tu viện Phật giáo Tây Tạng cổ xưa đi kèm những lễ hội văn hóa đặc sắc.

Nếu đến viếng thăm miền đất linh thiêng này vào tháng 7, bạn sẽ không thể bỏ lỡ những điệu múa đầy sắc màu được biểu diễn bởi các vị Lạt ma ở tu viện Hemis.

Ladakh ẩn hiện trong sương mờ.

Bước vào cõi huyền diệu của người Tây Tạng tại Ladakh

Diễn ra vào ngày 6 và 7 tháng Tse-Chu theo Lịch Tây Tạng, Hemis Tsechu là một lễ hội thường niên tại tu viện Hemis. Đây là tu viện lớn nhất vùng Ladakh theo hệ phái Drukpa trong Phật giáo Tây Tạng, có vị trí cách thủ phủ Leh khoảng 45km về hướng Đông Nam.

Lễ hội kéo dài hai ngày đánh dấu ngày sinh của Ngài Guru Padmasambhava (Đức Liên Hoa Sinh). Vào ngày này, tu viện được trang hoàng lộng lẫy, sân chính là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng. Trong bán kính 1km cũng rực rỡ đầy màu sắc với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống khắp các vùng trong và ngoài Ladakh. Người dân địa phương mặc trang phục truyền thống chỉn chu nhất và tập trung tại sân của tu viện Hemis để chứng kiến những màn tái hiện nghi thức đầy sắc màu và kỳ bí.

Các Lạt ma trình diễn điệu múa trong Hemis Tsechu.

Ngài Guru Padmasambhava, người được tôn kính là hóa thân của Đức Phật, có công đặt nền móng đầu tiên cho sự phát triển Phật giáo ở Tây Tạng. Theo truyền thuyết, vào thế kỷ VIII, ngài Guru Padmasambhava đã đến đây và đánh đuổi quỷ dữ và linh hồn tà ác khỏi xứ Tây Tạng. Lễ hội ra đời là sự tái hiện lại chiến thắng của cái thiện trước cái ác — các con quỷ đã bị thuần phục và trở thành những vị thần bảo vệ vùng đất này như thế nào.

Các nghệ nhân biểu diễn tất cả đều là các vị Lạt ma, tùy theo cấp bậc khác nhau trong quá trình tu tập mà điểm nhiệm các vai trò khác nhau trong buổi lễ. Các Lạt ma sẽ mặc trang phục đầy sắc màu, đeo mặt nạ phù hợp với nhân vật, diễn các cảnh về cuộc đời và sự giảng dạy của Ngài Guru.

Các điệu múa mô tả những phép thuật huyền diệu của Padmasambhava trong tám biểu hiện tương ứng với tám hóa thân của Ngài để đánh bại kẻ thù của Phật giáo. Đỉnh điểm của lễ hội là việc phá hủy Storma (lễ hiến tế) vào ngày cuối cùng, tựa trưng chiến thắng trước những con quỷ Ruta bao gồm Yama (Thần Chết) và Guru Trakpo.

Các điệu múa nhóm từ 10 đến 20, 30 vị và đơn lẻ tùy phân cảnh dập dìu theo tiếng trống chöd, kèn ốc loa, v.v. Ngoài các vũ điệu đeo mặt nạ, tu viện còn thực hiện nhiều nghi lễ khác nhau suốt cả ngày. Các đồ cúng lễ cũng như tranh thangka được sắp xếp và bày trí xung quanh tu viện một cách chỉn chu và hợp lý.

Cuối cùng, một tác phẩm điêu khắc được tạo thành từ bột tượng trưng cho sức mạnh tà ác bị phá hủy bởi người đứng đầu của các vũ công Mũ đen. Điều này ngụ ý xua đuổi tà ma. Các mảnh vỡ sau đó được ném theo bốn hướng khác nhau. Nghi lễ chỉ ra sự thanh lọc linh hồn sau khi chết.

Bức tranh thangka từ bột đá quý

Tranh thangka của Tây Tạng là một trong những gam màu hội họa tôn giáo đặc sắc và bậc nhất của Châu Á. Những bức thangka được thổi hồn vào đó sự linh thiêng và thánh linh kỳ bí, những vị Phật, bổn tôn, v.v. được khắc họa rõ nét và vô cùng sống động.

Cứ 12 năm một lần, một bức tranh thangka dài 12m đính đá quý khổng lồ phác họa chân dung Ngài Guru Padmasambhava được trưng bày cho toàn bộ công chúng chiêm ngưỡng.

Cứ 12 năm một lần, một bức tranh thangka dài 12m đính đá quý khổng lồ phác họa chân dung Ngài Guru Padmasambhava được trưng bày cho công chúng chiêm ngưỡng. Bức tranh được vẽ bằng bột đá quý trang trí bằng ngọc trai và được xem là bức tranh thangka lớn nhất vùng Ladakh. Tranh được treo từ tầng hai của chính điện trong suốt thời gian hai ngày của lễ hội.

Những gian hàng đá quý bắt mắt, hàng trăm gian hàng trang sức tuyệt đẹp, giỏ đan bằng liễu gai và thảm, đồ thủ công mỹ nghệ của Ladakh tạo thêm sức hấp dẫn cho lễ hội. Đây là nơi góp phần giao lưu văn hóa giữa các địa phương trong vùng Ladakh rộng lớn.

"Không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự bao la hùng vĩ của rặng Tuyết Sơn."

Hai ngày đến với Hemis và 11 ngày trên xứ Ladakh đưa tôi từ ấn tượng này đến choáng ngợp khác. Có nền văn hóa và lịch sử liên quan chặt chẽ với Tây Tạng, khu vực này được những kẻ lữ hành gọi với một cái tên mỹ miều: “Vùng đất huyền bí nhất trên dãy núi Himalaya.”

Những tu viện, những dải cờ lungta, những ngôi làng được xây dựng bằng đá. Những mảng rêu xanh chàm lặng lẽ. Thiên nhiên và con người nơi này như một nghệ sĩ, phóng túng và nhiều bột màu, có khả năng đem đến cho những du khách những trải nghiệm khó quên.

Trong cuốn Đường Mây Qua Xứ Tuyết, có một câu nói khiến tôi rất tâm đắc “không ai có thể chui rúc vào đời sống chật hẹp khi đã nhìn thấy sự bao la hùng vĩ của rặng Tuyết Sơn.” Từng câu chữ như xoáy sâu vào trong tâm thức tôi, để khi đặt chân đến đây, đến với lễ hội Hemis Tsechu, tôi càng cảm nhận được lòng nhiệt thành của người Tây Tạng với đức Phật, với đức tin. Rồi khi rời đi, lòng cứ mang nặng những mối trầm tư về vùng đất linh thiêng này.

]]>
info@saigoneer.com (Quang Hiệu Đặng. Ảnh: Quang Hiệu Đặng.) Ao Người Thu, 15 Sep 2022 16:00:00 +0700
Hành trình 14 ngày lên Everest Base Camp — Trại nền của nóc nhà thế giới https://saigoneer.com/vn/international/17290-hành-trình-14-ngày-lên-everest-base-camp-—-trại-nền-của-nóc-nhà-thế-giới https://saigoneer.com/vn/international/17290-hành-trình-14-ngày-lên-everest-base-camp-—-trại-nền-của-nóc-nhà-thế-giới

Chúng tôi bắt đầu hành trình trekking Everest Base Camp (EBC) từ thị trấn Lukla trong những ngày đầu hạ. Hai tuần đầu tiên của tháng Năm, dòng người leo núi lũ lượt hội tụ về đây bất chấp cái lạnh khắc nghiệt để cùng rong ruổi đến trại nền của nóc nhà thế giới.

Everest Base Camp là một cung trek thử thách giới hạn qua những rặng núi tuyết hùng vĩ trên dãy Himalaya. Có nhiều con đường để đến trại nền này, nhưng lộ trình đáng gờm nhất phải kể đến cung đường đi qua hồ Gokyo và đèo Chola.

Chúng tôi chọn cung trek này không chỉ vì độ khó, mà còn vì cảnh sắc say lòng người với những ngôi làng của người Sherpa lâu đời, những gompa (tu viện) nổi bật giữa trời mây, những đàn bò Tây Tạng được chăn thả, những đàn ngựa thồ hàng. Đoàn đã vượt đèo trong mưa tuyết, băng qua sông băng Khumbu rộng lớn và những núi đá lổm ngổm để đặt chân đến trại nền. 

Những ngôi làng Sherpa — cửa ngõ chạm đến Everest

Người Sherpa là dân tộc dẫn đường cho những nhà leo núi đến từ khắp nơi trên thế giới. Họ di cư từ miền đông Tây Tạng đến vùng Khumbu phía đông Nepal từ cách đây 500 năm. Trước khi có những chuyến thám hiểm lên Everest, người Sherpa sinh sống bằng canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, kéo sợi len và dệt. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, khi người Anh thuê những người Sherpa đầu tiên dẫn đường, việc khuân vác và hoa tiêu dần trở thành một phần văn hóa của họ cho đến tận hôm nay.

Có hàng chục, hàng trăm ngôi làng lớn nhỏ của người Sherpa trải dọc khắp miền Đông Nepal. Thủ phủ của người Sherpa chính là Namche Bazaar. Thị trấn sầm uất này hầu như được xây dựng thủ công từ những nguyên vật liệu được khuân vác bằng sức người từ cách đó vài chục tiếng đi bộ. Đây là nơi giao thương chính của họ và cũng là cửa ngõ xuất phát của nhiều tuyến leo núi lên đến Everest. Nơi đây khiến người bộ hành bị mê hoặc với mấy ngôi nhà màu xanh chủ đạo, tu viện được phết sơn đỏ cùng những dải cờ lungta năm màu phấp phới. 

Gokyo, cụm hồ trên núi cao nhất thế giới

Thay vì men theo đường mòn lên Dingboche để đến Everest Base Camp, chúng tôi rẽ hướng qua hồ Gokyo, sang đèo Chola rồi mới vòng lên trại nền. Quãng đường vì thế mà dài và trắc trở hơn nhiều lần. Từ điểm xuất phát Lukla đến hồ Gokyo mất sáu ngày trek. Trung bình mỗi ngày đoàn trek 8km, vừa đi vừa nghỉ ngơi để cơ thể thích ứng với độ cao. Cụm hồ Gokyo có năm hồ lớn bé với độ cao khác nhau. Ở hồ thứ ba, cao 4.770m, có một làng định cư của người Sherpa, đây là một trong những ngôi làng cao nhất thế giới.

Ở đây vào những ngày tháng 5, cả bầu trời trong xanh và mặt nước lấp lánh những ánh nắng. Giữa trưa hè, từng đàn bò Tây Tạng tràn xuống ven hồ uống nước, gặm cỏ cũng khiến khiến cảnh tượng càng đậm nét du mục.

Mỗi bữa tối chúng tôi đều nghỉ ở các teahouse (điểm lưu trú có phục vụ ăn uống cho khách leo núi). Bữa tối từ độ cao 3.000 mét trở lên hầu như không có thịt, thay vào đó là súp khoai tây, cơm chiên và món dal bhat truyền thống của người Nepal.

Hôm thứ bảy, chúng tôi thức dậy thật sớm để leo lên đỉnh Gokyo Ri cao 5357m và ngắm bình minh ở hồ thứ tư. Trời lạnh cắt da cắt thịt kèm tuyết phủ đầy núi và màn sương dày đặc che lấp những tia nắng đầu ngày. Cả đám xúm lại chụp hình với đỉnh núi mà rét căm. Có người bị sốc độ cao hoặc đói lả. Chưa hết, đường xuống núi cũng lại dài lê thê.

Sông băng Ngozumpa — Sông băng lớn nhất Nepal

Từ Gokyo Ri, phòng tầm mắt về phía đối diện là sông băng Ngozumpa rộng lớn nom như một bồn địa lổm ngổm đất đá do băng tan. Mùa đông, con sông là bức tường băng tuyết khổng lồ phong tỏa mọi sự sống trên con đường. Mùa xuân, khi băng tan, mặt sông chỉ còn trơ trọi sỏi đá. Nếu muốn đến đỉnh đèo Chola, chúng tôi phải băng qua sông băng Ngozumpa tưởng khó... mà khó không tưởng.

Mỗi năm, người leo núi phải đi một đường khác do sông băng sẽ xóa hết những dấu tích cũ. Những người Sherpa phải lần mò mở một con đường mòn mới để đến đèo Chola. Sau ba tiếng hồi hộp, căng thẳng, cuối cùng đoàn cũng đi hết sông băng. Cả đoàn thở phào nhẹ nhõm, bởi có nhiều khúc sạt lở, đá rơi, ai cũng thót tim mà cắm đầu đi chứ không dám dừng lại.

Đèo Chola, nơi xung quanh chỉ có tuyết

Lúc này là 3 giờ sáng. Chúng tôi gói gém đồ di chuyển từ Thangnak băng đèo Chola để đến Dzongla. Sáng sớm trời chưa tỏ đã mò mẫm theo bước chân bác dẫn đoàn Gopal đi trong đêm tối.

Tới 9 giờ sáng, đoàn tới chân đèo. Mọi người đều choáng ngợp bởi dãy núi tuyết vĩnh cửu sừng sững trước mặt kia lại chỉ là "đèo." Chúng tôi phải băng thẳng qua bởi không hề có một con đường vòng nào. Cảm giác cái rét phà thẳng vào mặt mới lạnh lẽo làm sao. Càng lên cao, tuyết lại rơi càng nặng hạt, dưới chân là lớp băng dày vĩnh cửu. Đôi giày dò dẫm bám nhít từng chút một lên đèo. Chị Thảo, người bạn trong đoàn, mệt nhoài, vừa đi vừa khóc, nằm cả lên tuyết vì mệt mỏi. Anh dẫn đoàn Pashan phải cõng chị một đoạn, cùng hai porter (người vận chuyển) dìu một quãng rất dài rồi mới lên được đỉnh đèo.

Cả đoàn chạm đỉnh lúc 12 giờ trưa, ba tiếng leo lên đỉnh đèo với vô vàn khó khăn, rồi cũng vỡ òa ôm chầm lấy nhau, dỗ dành chị Thảo khóc sướt mướt suốt cả chặng đường.

Dzongla đến Lobuche — Chạm ngõ thiên đường

Hành trình luôn có những thử thách cam go, nhưng không hẳn là suốt quãng đường. Ngày thứ 10 của hành trình, chúng tôi từ biệt Dzongla để lên Lobuche. Từ độ cao 4.600m lên 4.900m có một sự chuyển biến rõ rệt về cảnh quan, nhất là thời tiết. Từ độ cao này, trời sẽ không có mưa nhưng vẫn rất lạnh. Chúng tôi không cần băng qua sông băng, leo lên những con đèo cao hoặc thử thách thêm một giới hạn nào khác. Đường mòn đến Lochube nhẹ nhàng, thoải mái để ngắm nhìn ngôi làng nhỏ trên từ xa, thu vào tầm mắt ngọn núi Ama Dablam (6.170m) trước mặt giữa những rặng núi hùng vĩ, đẹp như thiên đường.

Từ đây, rẽ trái qua thung lũng Khumbu, bạn sẽ ngẩn ngơ bởi mật độ dày đặc của các núi tuyết vĩnh cửu chen chúc nhau kéo dài đến tận chân trời. Từ đây, sẽ nhanh thôi, tầm năm tiếng đi bộ dọc sông băng Khumbu, chúng tôi sẽ đến với trại nền của nóc nhà thế giới.

Everest Base Camp — Vượt qua thử thách

Chuyến hành trình 11 ngày dài đã đưa chúng tôi đến Everest Base Camp (5.364m). Sau ba giờ đồng hồ men sông băng Khumbu từ Gorak Shep, cuối cùng đoàn cũng đặt chân lên đến trại nền. Đây là điểm cắm trại của những nhà leo núi chuyên nghiệp, họ phải dành thời gian ở đây vài tháng, thậm chí vài năm để làm quen độ cao, tập luyện thể lực nếu muốn chinh phục đỉnh Everest.

Đường từ Dzongla lên Lobuche trập trùng những ngọn núi tuyến hùng vĩ.

Cả nhóm vỡ òa, không ai nói ai, chạy lại bắt tay nồng ấm, trao nhau những cái ôm, những cái vỗ về đầy hạnh phúc. Hành trình dài với vô vàn khó khăn, có một thành viên không hoàn thành được vì kiệt sức. Đứng trước con sông băng kia, nhìn lên là đỉnh Everest cao sừng sững, ở đó là giấc mơ của hàng triệu triệu người muốn chinh phục.

Đến với Everest Base Camp, không chỉ thử thách giới hạn của bản thân về sức khoẻ, làm quen độ cao, vượt sông băng, hay đi trong mưa tuyết. Ở đây còn ẩn chứa những giá trị văn hoá độc đáo của người Sherpa, phật giáo Tây Tạng, qua những tu viện, gompa đầy sắc màu trên những dãy cờ lungta bay trong gió. Một nền văn hoá mới, con người mới, trải nghiệm mới. Ngại gì không nhấc đôi chân còn chưa mỏi, gặt lấy những dấu ấn đáng có trong đời!

Đường từ Lobuche đến Everest Base Camp.

]]>
info@saigoneer.com (Quang Hiệu Đặng. Ảnh: Quang Hiệu Đặng.) Ao Người Tue, 07 Jun 2022 13:00:00 +0700
Cuộc sống lênh đênh của cộng đồng người Việt tại làng nổi ở Campuchia https://saigoneer.com/vn/international/17020-cuộc-sống-lênh-đênh-của-cộng-đồng-người-việt-tại-làng-nổi-ở-campuchia https://saigoneer.com/vn/international/17020-cuộc-sống-lênh-đênh-của-cộng-đồng-người-việt-tại-làng-nổi-ở-campuchia

Làng nổi Chong Kneas, cách Siem Reap 15km về phía Nam, là một trong nhiều làng nổi tại Biển Hồ Tonle Sap, thuộc lãnh thổ Campuchia. Ngôi làng đặc biệt này là nơi sinh sống của hàng ngàn hộ dân, mà trong đó, có đến 40% là người gốc Việt cư trú bất hợp pháp.

Lời của ban biên tập: Bài viết được thực hiện trước thời điểm làn sóng Covid-19 thứ tư bùng phát. Bên cạnh đó, vào tháng 6/2021, chính phủ Campuchia đã yêu cầu các cư dân của làng Chong Kneas phải di dời do những quan ngại về bệnh dịch cũng như an ninh khu vực.

Saigoneer đến thăm làng Chong Kneas vào một ngày tháng 3, khi sự mát mẻ của làn nước chẳng thể làm dịu đi cái nắng cháy da cháy thịt. Trên mặt hồ chỉ có vài ghe xuồng nhỏ đi lại, cùng vài chiếc thúng nhựa của những cô cậu bé tinh nghịch.

Muốn đến thăm làng, người ta chỉ có thể di chuyển bằng ghe hoặc thuyền.

Như mọi công trình khác của làng Chong Kneas, trường tiểu học ở đây cũng được xây dựng trên mặt nước. Một số em học sinh vẫn còn đang ngồi học trong lớp, số còn lại thì đứng bên ngoài để chờ bố mẹ đến rước bằng thuyền. Khi chúng tôi lướt qua, nhiều em đang vẫy vùng đùa nghịch trong làn nước, và vẫy gọi chúng tôi mà chẳng có chút e dè. Có lẽ, thiếu nhi ở đây không thấy sợ người lạ, hay sợ những con trăn đang rình rập dưới hồ.

Trẻ em ở làng nổi thường bơi lội để vui chơi và giải nhiệt vào những ngày nắng nóng.

Giờ này đang là mùa khô, nên thời thiết thường hay oi bức, mực nước cũng hạ thấp hơn nhiều so với vài tháng trước đó. Vào thời điểm này, những ngôi nhà nổi bị rút sâu vào vùng nước giữa hồ. Đến mùa mưa mực nước dâng lên thì nhà cửa cũng theo đó trôi ra gần bờ sông Tonle Sap.

Một số cư dân ở đây kiếm sống bằng nghề chở khách du lịch.

Cuộc sống của cư dân tại những ngôi làng nổi này thường vô cùng bấp bênh, đặc biệt là những cư dân là người Việt. Họ sống ở đây vì họ không được phép làm bất cứ điều gì khác: họ không có giấy tờ tùy thân, cũng không có tiền để mua nhà trên bờ, buôn bán nhỏ lẻ hay thậm chí là làm công nhân nhà máy. Hơn nữa, phần lớn dân cư ở đây đều lưu trú bất hợp pháp và có thể bị chính quyền yêu cầu di dời hay trục xuất bất cứ lúc nào. Khả năng bị trục xuất lại còn cao hơn nếu cư dân ấy không phải là người Campuchia.

Quầy cà phê di động của một cô bán hàng rong — một khung cảnh khá quen thuộc ở các chợ nổi ở Việt Nam.

Dẫu vậy, giữa những mâu thuẫn về sắc tộc trên đất nước Campuchia, Chong Kneas vẫn là ngôi làng yên bình nơi người Campuchia, người Việt và cả những người Chăm theo đạo Hồi sống hòa thuận và kết hôn với nhau. Ở đây, ngoài trường tiểu học còn có chợ, chùa chiền và đồn cảnh sát, thậm chí còn có một sân bóng rổ nổi trên mặt nước nữa.

Một khu vườn nổi.

Som Borak, một chàng trai trẻ sống ở Chong Kneas từ nhỏ, giao tiếp được bằng tiếng Anh nhờ học từ khách du lịch: “Chúng tôi cùng nhau sống ở đây, không có vấn đề gì cả. Không có phân biệt người Việt, người Cambodia hay là người Hồi giáo. Một vài người đã chuyển lên sống ở đất liền. Nhưng với nghề đánh cá thì bạn cần sống ở sông hồ. Bởi vì sống trên mặt nước thì không tốn gì."

Hãy cùng chúng tôi ghé thăm ngôi làng qua loạt ảnh dưới đây:

Ngôi chùa của người Việt trong làng.

Ba mẹ con người Việt chèo thuyền đến viếng chùa.

Giá đỡ thuyền bằng gỗ được dựng tách khỏi mặt nước.

Chú khỉ của một hộ dân đang ngâm mình trong nước để làm mát cơ thể giữa cái nắng gay gắt.

 Đàn vịt uống nước từ hồ để giải toả cái nắng.

Tép phơi dưới nắng.

Som Borak sinh ra và lớn lên tại làng Chong Kneas.

]]>
info@saigoneer.com (Chris Humphrey. Ảnh: Chris Humphrey. ) Ao Người Mon, 20 Sep 2021 14:27:11 +0700
Từng có một Myanmar yên bình đến vậy trên đường ray xe lửa https://saigoneer.com/vn/international/16795-từng-có-một-myanmar-yên-bình-đến-vậy-trên-đường-ray-xe-lửa https://saigoneer.com/vn/international/16795-từng-có-một-myanmar-yên-bình-đến-vậy-trên-đường-ray-xe-lửa

Kể từ khi cuộc đảo chính ở Myanmar diễn ra vào ngày 1 tháng 2 vừa qua sau khi bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ, thế giới chỉ có thể đứng nhìn chính quyền quân sự của quốc gia này thẳng tay đàn áp những người biểu tình ôn hòa — một cảnh tượng đau lòng mà đến nay vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Trong lòng người dân Myanmar dâng lên nỗi sợ rằng đất nước họ sẽ lại rơi vào ách thống trị của chế độ quân sự hà khắc giống như thời kỳ 1962 - 2011, trong khi giấc mơ tự do dân chủ, hòa nhập thế giới của họ vừa mới bắt đầu chưa được bao lâu.

Một năm trước tình hình chính trị bất ổn này, vào thời điểm đại dịch COVID-19 chưa bùng phát, tôi đã có dịp thực hiện hành trình khám phá đất nước xinh đẹp này, và được gặp gỡ những con người dễ mến và thân thiện nhất mà tôi từng biết.

Chổi được bó lại gọn gàng để chất lên tàu.

Trên khoang hành khách.

Đối với tôi, trải nghiệm tuyệt vời nhất trong chuyến đi là chuyến tàu nối liền hai thị trấn Nyaugshwe và Thazi. Con tàu đi với một tốc độ (rất) chậm, trung bình chỉ 20km/giờ trên quãng đường dài 240km, nhờ thế tôi đã có thể từ từ khám phá cảnh quan Myanmar đẹp như tranh vẽ, đồng thời cảm nhận được lòng tốt và lối sống hiền hòa của người dân địa phương.

Ổn định chỗ ngồi cho hành trình dài sắp tới.

Vùng thôn quê.

Mong rằng qua phóng sự ảnh này, bạn đọc có thể nhìn thấy được một Myanmar bình yên của ngày hôm qua và tôi hy vọng rằng những gì chúng ta đang chứng kiến chỉ là một bước lùi tạm thời trên con đường đi tới tự do. Hãy bảo trọng và kiên cường nhé, Myanmar!

Thế giới lướt ngoài ô cửa.

Người bán hàng rong đứng chờ ở ga.

Họ hy vọng bán được hàng khi đoàn tàu dừng lại.

Khách vẫn ngồi trên tàu và xem hàng qua cửa sổ.

Trả giá là cả một nghệ thuật.

 

Một dịp buôn bán nhộn nhịp.

Tàu lăn bánh trở lại và nhóm người bán hàng cũng dần vãn đi.

Chú mèo đang canh cửa tiệm đó ư?

Rảnh thì dắt em chó đi dạo xem tàu chạy thôi.

Lối lên xuống tàu

Ú òa!

Bắp cải được đóng thành từng bao trước khi chất lên tàu.

“Đại diện chào đón” của thị trấn Kalaw.

“Hoa đây, ai mua hoa không!”

Ga tàu luôn là nơi thích hợp cho việc tán gẫu.

Bác trai này rất biết tạo hình chụp ảnh đấy chứ!

Muôn kiểu mưu sinh trên đường ray.

Darkroom là một series kể chuyện bằng hình ảnh về vẻ đẹp của cảnh vật, con người Việt Nam và châu Á trên những hành trình xê dịch. Bạn là một phó nháy thích đi đây đó? Hãy gửi ý tưởng về cho Urbanist qua hòm thư contribute@saigoneer.com.

]]>
info@saigoneer.com (Adrien Jean. Ảnh: Adrien Jean.) Ao Người Fri, 02 Apr 2021 15:17:00 +0700
[Hình Ảnh] Bên trong chợ cá xịn nhất Đài Loan https://saigoneer.com/vn/international/16558-hình-ảnh-bên-trong-chợ-cá-xịn-nhất-đài-loan https://saigoneer.com/vn/international/16558-hình-ảnh-bên-trong-chợ-cá-xịn-nhất-đài-loan

Đài Loan có rất nhiều điều đáng tự hào: một hệ thống giao thông công cộng hiệu quả, tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao nhất thế giới, thiên nhiên trù phú và nguồn hải sản tuyệt vời.

Dù là ở thiên đường hải sản Addiction Aquatic Development ở Đài Bắc, hay một trong các quầy bán sushi dọc chợ đêm Keelung, bạn luôn có thể tìm thấy các món ăn từ cá, các loài thân mềm [như sò, ốc, bạch tuộc], và tôm cua được đánh bắt từ vùng biển giàu có bao quanh đảo quốc này. Nhưng nơi bán các món ăn hải sản chất lượng bậc nhất phải kể đến chợ hải sản tươi sống Bisha Harbour Live Seafood Market thuộc thành phố Keelung, cách Đài Bắc 45 phút đi tàu.

Bạn có thể dễ dàng bắt xe buýt khởi hành từ trạm Keelung ở trung tâm thành phố cảng để đến chợ. Sau 20 phút lái xe dọc theo bờ biển xanh ngát và chưa hoàn toàn ảnh hưởng bởi công nghiệp hoá, đón chờ bạn là một chiếc tàu kéo lưới khổng lồ đang...mắc cạn trên mặt đất, và tượng một chú mực theo phong cách hoạt hình Nhật Bản không mấy ấn tượng mời gọi thực khách bước vào bên trong.

Ngôi chợ một tầng lờ mờ, với chút ánh sáng ít ỏi phát ra từ những bảng hiệu đèn neon, đèn LED quảng cáo loại cá tươi vừa bắt trong ngày đòi hỏi mắt bạn phải điều tiết để có thể thích nghi với bóng tối. Ở điểm này, Đài Bắc làm tôi nhớ đến thời tiết âm u, ẩm ương của thành phố Seattle.

Khách hàng địa phương băng qua những dãy hàng một cách sành sỏi. Ở đây, bạn sẽ tìm thấy mọi loại hải sản: từ những con hàu to gần bằng chiếc iPhone 11, đến thịt cá mập, đến sushi tươi và cả nhím biển nữa.

Xét về quy mô, đây không phải chợ hải sản lớn nhất, nhưng xét về mặt hàng thì có lẽ hải sản ở đây đa dạng nhất mà tôi từng thấy.

Hầu hết mọi người ở đây mua hải sản mang về, nhưng cũng có nhiều quầy giúp khách hàng chế biến ngay tại chỗ. Sau đó, bạn có thể cùng lúc thưởng thức các món ăn nóng hổi ở khu vực ăn uống ngoài trời ngay cạnh biển, và ngắm những chiếc thuyền chở đầy hải sản tươi sống đến chợ.

Và khi đã no nê, bạn có thể đi dạo trên con đường sát bên chợ cho xuôi bụng, kết hợp ngắm cảnh cảng biển cùng những ngọn đồi xanh mát dọc đường đi.

]]>
info@saigoneer.com (Brian Letwin. Ảnh: Brian Letwin.) Ao Người Tue, 01 Sep 2020 11:47:00 +0700
[Hình Ảnh] Trải nghiệm rợn tóc gáy khi khám phá bệnh viện tâm thần đáng sợ nhất Hàn Quốc https://saigoneer.com/vn/international/16556-hình-ảnh-trải-nghiệm-rợn-tóc-gáy-khi-khám-phá-bệnh-viện-tâm-thần-đáng-sợ-nhất-hàn-quốc https://saigoneer.com/vn/international/16556-hình-ảnh-trải-nghiệm-rợn-tóc-gáy-khi-khám-phá-bệnh-viện-tâm-thần-đáng-sợ-nhất-hàn-quốc

Dù các tài liệu về lịch sử của Bệnh viện Tâm thần Gonjiam còn mơ hồ, cơ sở này được cho là đã bị bỏ hoang từ năm 1996 và phó mặc cho thời gian trên triền đồi ngoại ô tỉnh Gyeonggi, cách thành phố Seoul khoảng một tiếng rưỡi lái xe về phía đông.

Lần theo lối đi phía sau cổng vào, khuôn viên Gonjiam hiện ra trong rừng cây y hệt như cảnh tượng một con tàu vừa thoát khỏi lớp sương mù dày đặc. Bên trong tòa nhà bê tông ba tầng xám xịt, không cửa sổ tràn ngập những tấm nệm, ghế và nhiều thiết bị khác nhau. Có vẻ như ngay khi biết bệnh viện phải đóng cửa vĩnh viễn, tất cả mọi người đều vội vàng rời đi mà không kịp mang theo bất cứ thứ gì.

Trong lúc tôi khám phá bệnh viện này, nơi được cho là một trong những toà nhà ma ám rùng rợn nhất châu Á, bên trong nhiệt độ đột nhiên giảm xuống, gió nổi lên và những cánh cửa bắt đầu mở và đóng. Dù bản thân không tin vào các hiện tượng siêu nhiên, tôi vẫn có cảm giác ớn lạnh dọc sống lưng. Trời bắt đầu mưa nhẹ, nước mưa rí rách qua các kẽ nứt trong toà nhà tạo thành những âm thanh kỳ lạ – một cảnh tượng y hệt trong phim kinh dị.

Ở mỗi tầng là một hành lang hun hút với hai dãy phòng đơn, bên trong ngổn ngang nào là nệm, áo quần, ghế bố, lịch và những đồ lặt vặt khác. Những món đồ bị quên lãng – do các bệnh nhân trước đây bỏ lại hay được những người cư trú trái phép mang đến sau này, mang đến cho bệnh viện Gonjiam một không khí kỳ dị, và như giúp khẳng định tin đồn về việc nơi này bị ám.

Hãy cùng Saigoneer khám phá bệnh viện tâm thần bị bỏ hoang này ở Hàn Quốc qua ảnh nhé:

]]>
info@saigoneer.com (Lee Starnes. Ảnh: Lee Starnes) Ao Người Mon, 24 Aug 2020 11:39:00 +0700