Văn Chương - Sài·gòn·eer https://saigoneer.com/vn/literature Sat, 07 Sep 2024 19:51:21 +0700 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Lĩnh Nam Chích Quái: Hồn cổ khoác lớp áo ma mị của Tạ Huy Long https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/16627-lĩnh-nam-chích-quái-hồn-cổ-khoác-lớp-áo-ma-mị-của-tạ-huy-long https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/16627-lĩnh-nam-chích-quái-hồn-cổ-khoác-lớp-áo-ma-mị-của-tạ-huy-long

Lĩnh Nam Chích Quái, ấn phẩm kỷ niệm 60 năm nhà xuất bản Kim Đồng, ghi lại những câu chuyện thần thoại kì ảo lưu truyền hàng nghìn năm trong dân gian. Với phần minh hoạ vô cùng kỳ công do họa sĩ Tạ Huy Long thể hiện, ấn phẩm chắc chắn là một sự lựa chọn hoàn hảo cho độc giả yêu thích không khí ma mị.

Viên ngọc quý của văn học dân gian

Lĩnh Nam Chích Quái — một trong những tác phẩm văn học dân gian viết bằng chữ Hán thể văn xuôi đầu tiên của Việt Nam — là tập hợp 22 câu chuyện cổ tích, huyền thoại về sự hình thành giống nòi, các giai thoại dựng và giữ nước, nguồn gốc phong tục tập quán dân tộc hay tín ngưỡng được lưu truyền trong dân gian. Tương truyền, tác phẩm do một danh sĩ đời nhà Trần là Trần Thế Pháp sưu tầm và được hai văn sĩ nổi tiếng dưới triều Lê Thánh Tông là Vũ Quỳnh và Kiều Phú hiệu chỉnh vào cuối thế kỷ XV.

Bản chép tay của Lĩnh Nam chích quái liệt truyện hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam.

Trải qua gần bảy thế kỉ tồn tại, Lĩnh Nam Chích Quái không chỉ có giá trị to lớn về mặt văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc mà có sức ảnh hưởng đến các bộ sách sử nổi tiếng của Việt Nam như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia Ngô Sĩ Liên ra đời năm 1697, Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán soạn lập dưới triều Nguyễn, hay Việt Nam Sử Lược của tác giả Trần Trọng Kim, xuất bản lần đầu năm 1920. Dấu ấn huyền sử và cảm thức tự hào về nòi giống Con Rồng Cháu Tiên trong Lĩnh Nam Chích Quái vẫn được các nhà Nho học, nhà sử học ở mọi thời đại tôn trọng và đưa vào công trình thuật lại lịch sử của mình.

Lĩnh Nam Chích Quái bản dịch đầu tiên của Lê Hữu Mục năm 1960 (trái) và bản dịch của Đinh Gia Khánh-Nguyễn Ngọc San do NXB Văn Hóa phát hành, dày 137 trang (phải). Ảnh: Kệ sách Du - Yên Moksha.

Lĩnh Nam Chích Quái được giáo sư Lê Hữu Mục phiên dịch và ra mắt bạn đọc lần đầu tiên vào năm 1960. Bản dịch phổ biến được lưu truyền và sử dụng rộng rãi đến ngày nay là do hai dịch giả Đinh Gia Khánh-Nguyễn Ngọc San giới thiệu. Các ấn bản phát hành chủ yếu được thể hiện dưới hình thức văn xuôi, với khối lượng chữ lớn cùng các từ còn mang nhiều ngữ nghĩa Hán-Việt. Do đó, Lĩnh Nam Chích Quái lúc bấy giờ tương đối “kén” độc giả, khó thu hút sự chú ý và đón nhận của đại chúng.

“Tái sinh” qua nét minh hoạ đương đại

Phiên bản Lĩnh Nam Chích Quái ra mắt năm 2017 nhân dịp kỉ niệm 60 năm thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng đã được họa sĩ Tạ Huy Long khoác lên một lớp áo hoàn toàn mới, vẫn giữ nguyên bản dịch của Đinh Gia Khánh-Nguyễn Ngọc San nhưng lại lồng ghép thêm 200 tranh minh họa khổ lớn sống động và dễ hiểu cho từng câu chuyện. Qua từng tranh vẽ đậm chất kì dị và có phần hoang dã, không ngoa khi nói rằng Lĩnh Nam Chích Quái đã được “tái sinh” trong một hình thể mới, vẫn là viên minh châu cổ quý giá của dân tộc, nay đã thay một lớp vỏ mài hiện đại hơn, lấp lánh đầy biến ảo.

Chính vì lẽ đó, ngay trước ngày ra mắt chính thức đến bạn đọc, cuốn sách này đã “cháy hàng” toàn bộ. Tờ Tiền Phong nhận định: “Đây là một kỳ tích mà bất cứ người viết sách nào cũng mong đạt được bởi dòng sách lịch sử vốn không phải là dòng sách được bán chạy.” Sau gần ba năm, cuốn sách tiếp tục được tái bản và vẫn giữ nguyên độ hấp dẫn trong mắt bạn đọc một phần nhờ chất lượng in ấn hoàn hảo trên khổ giấy lớn, đóng bìa cứng chỉn chu, mang nhiều giá trị thẩm mỹ bên cạnh góc nhìn lịch sử đơn thuần.

Khi hiện thực và huyền ảo giao thoa

Trong Lĩnh Nam Chích Quái, hình ảnh của những câu chuyện quá đỗi quen thuộc với người Việt như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Phù Đổng Thiên Vương chống giặc Ân, Sơn Tinh ở núi Tản Viên, v.v., đã thoát khỏi khỏi tính tả thực hay trau chuốt cầu kì thường thấy trong các tác phẩm minh họa lịch sử khác. Tạ Huy Long đã dùng những nét vẽ đầy tính ước lệ và kì vĩ, cốt yếu làm toát lên tinh thần của câu chuyện và nhân vật. 

Các vị thần thời Việt Cổ xuất hiện đầy tính ước lệ và kì vĩ.

Có những truyện đậm chất huyền huyễn và kì quái như truyện kể về Hồ Tinh, Mộc Tinh (Thần Xương Cuồng), Ngư Tinh. Có truyện lại xoáy sâu vào yếu tố hóa thân và duyên ngộ giữa người và thần linh như Chử Đồng Tử, sự tích Man Nương, Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không thời Lý Trần. Có khi lại mang đậm yếu tố thần tích như truyện thần sông Tô Lịch, hai vị thần Long Nhãn-Như Nguyệt, truyện Rùa Thần giúp An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Với các thần thoại mang đậm tính tâm linh như thế, Tạ Huy Long lựa chọn nét vẽ đan xen giữa thực và ảo, giữa yếu tố con người với thần linh, giao hòa đầy uyển chuyển.

Các nét vẽ đan xen giữa yếu tố thực và ảo, giao hòa giữa con người và thần linh.

Bên cạnh góc nhìn huyền ảo, Lĩnh Nam Chích Quái còn truyền tải ý nghĩa chân thực về văn hóa đời sống người Việt như sự tích về dưa hấu của Mai An Tiêm, nguồn gốc của Bánh Chưng, tục dâng trầu cau khi cưới hỏi. Tác phẩm cũng khẳng định niềm tin chiến thắng xâm lược của dân tộc, như câu chuyện về các vị tướng thần Trương Hống-Trương Hát, Hai Bà Trưng khởi nghĩa chống Bắc thuộc. Khi vẽ các vị danh tướng, hình ảnh được phóng đại bao trọn không gian, lấn át quân xâm lược. Khi vẽ về đời sống dân tộc, các bức vẽ minh họa thiên về chi tiết hơn để lột tả đời sống trù phú, thịnh vượng của người Việt cổ qua từng thời kì. 

Họa sĩ Tạ Huy Long đã thực hiện nhiều nghiên cứu để phác họa sinh động đời sống trù phú, ấm no của người Việt cổ. 

Các tranh vẽ trong sách cũng thể hiện sự giao thoa văn hóa của nước Việt qua từng thời kì. Tại buổi giao lưu với bạn đọc TP.HCM ở trung tâm Sách Kim Đồng vào tháng 6/2017, họa sĩ Tạ Huy Long cho biết rằng trước khi bắt tay vào sáng tạo, ngoài việc nắm rõ tình tiết câu chuyện, anh còn mày mò, nghiên cứu về các điệu múa Chăm, đi tìm dữ liệu về đồ họa ở nhiều nguồn như tranh dân gian Việt Nam và Trung Quốc, tranh Nhật Bản, cả tranh giả kim của phương Tây, tranh Thánh của Nga… nhằm đảm bảo từng hoa văn, câu chuyện ở mỗi thời kì được thể hiện một cách chi tiết và chính xác nhất.

Để hoàn thành hơn 200 bức tranh minh họa khổ lớn trong sách, họa sĩ Tạ Huy Long đã mất gần một năm ròng nghiên cứu và thực hiện. Kể về quá trình sáng tạo của mình, anh ví von nó giống như một cuộc chu du vào dòng chảy của lịch sử, bắt buộc người họa sĩ không thể vẽ theo cách mà mình đã quen tay. Cái khó nhất khi vẽ tranh liên hoàn, theo anh, chính là việc vận hành câu chuyện sao cho người đọc dễ tiếp cận nhất. 

Các nét vẽ thể hiện sự giao thoa văn hóa giữa các thời kỳ. 

Đánh giá về tác phẩm, cũng trong buổi tọa đàm, nhà văn Lưu Minh Sơn đã dành tặng lời khen họa sĩ Tạ Huy Long khi thành công đem đến một hướng tiếp cận mới, khiến cho cả những cô bé, cậu bé quàng khăn đỏ cũng muốn cầm trên tay cuốn sách huyền sử của dân tộc.

Lời Kết

Đọc Lĩnh Nam Chích Quái với phần minh hoạ được họa sĩ Tạ Huy Long như được bước lên một cỗ máy thời gian, du hành từ thời sơ khai đến thời cận đại. Không còn chỉ là những câu chuyện dài được truyền khẩu khó mường tượng, hình dung, Tạ Huy Long đã buộc người đọc phải đứng trong không gian ấy, chứng kiến từng giai thoại theo một cách hiện đại hơn rất nhiều. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho những ngày cuối tháng 10, khi bạn cần một chút ma mị để đón lễ hội Halloween sắp đến.

]]>
info@saigoneer.com (Nhi Phạm. Ảnh: Alberto Prieto. ) Loạt Soạt Wed, 14 Aug 2024 11:10:00 +0700
Ngồi quán Lão Hạc Cafe, nghĩ về truyện ngắn 'Lão Hạc' và lòng biết ơn https://saigoneer.com/vn/literature/17667-ngồi-quán-lão-hạc-cafe,-nghĩ-về-truyện-ngắn-lão-hạc-và-lòng-biết-ơn https://saigoneer.com/vn/literature/17667-ngồi-quán-lão-hạc-cafe,-nghĩ-về-truyện-ngắn-lão-hạc-và-lòng-biết-ơn

Được Nam Cao viết năm 1943, câu chuyện giờ đây được xếp vào hàng kinh điển của văn học hiện thực; một phong cách nổi bật giữa thế kỉ 20. Giá trị nghệ thuật của ‘Lão Hạc’ đã được bao đời độc giả thừa nhận, nhưng nói đi cũng phải nói lại, ai lại lấy tên áng văn nhuốm màu u uất này đặt cho quán cà phê?

Quán cà phê Lão Hạc, với ban công tầng trên lộng gió, là địa điểm lý tưởng để khách ngồi ngắm trời, mây, nước dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc–Thị Nghè. Vị trí đắc địa, cảnh vật hữu tình, và rất nhiều kỉ niệm với bạn bè ở đây đã đưa chiếc quán mộc mạc trở thành một trong những nơi tôi yêu nhất trong thành phố, từ những giây phút vừa đặt chân đến quán gần một thập kỉ trước. Dù đã biết từ lâu rằng quán được đặt tên dựa theo một truyện ngắn nổi tiếng, mãi đến gần đây tôi mới có cơ hội tìm đọc một bản dịch tiếng Anh của tác phẩm.

Ảnh: Kevin Lee.

Nói thật, quán chẳng có máy lạnh, trong nhà vệ sinh thì vòi nước là ống nước cắt nham nhở, bàn ghế gỗ ngồi khá cũ kĩ, còn đồ trang trí không gian chỉ toàn những kỉ vật xưa cũ như chai lọ rỗng, TV thùng, và máy phát nhạc vintage — tất cả tạo nên chất di-găng, có phần “rách nát” như cái nghèo bủa vây chính lão Hạc trong truyện. Nhưng nhiều người Sài Gòn yêu cái sự “ọp ẹp có chủ đích” này đến mức đưa ê kíp đến đây chụp ảnh cưới nữa cơ.

Lão Hạc, qua sự thể hiện của Kim Lân trong Làng Vũ Đại ngày ấy. Ảnh: VnExpress.

Ngày tôi đánh tiếng cho team Lão Hạc qua mạng xã hội, quán bảo rằng đơn giản các bạn chọn tên như thế chỉ vì thích truyện ngắn và vì ai cũng biết và nhớ đến cái tên này. Tôi trân trọng tính khẳng khái rất Nam Cao trong câu từ của các bạn, nhưng cũng cảm thấy trống rỗng trong lòng, tự hứa với mình sẽ không quay lại, không thể nào hòa quyện hình ảnh khốn cùng trong truyện với phong thái vô tư lự của khách đi cà phê bây giờ. Nhưng sau khi suy nghĩ sâu hơn, tôi quyết định rằng, mỗi lần đặt chân vào (quán) Lão Hạc, tôi sẽ dành chút thời gian nghĩ đến (nhân vật) Lão Hạc để biết trân trọng hơn cuộc sống dư dả, sung túc của mình bây giờ. Dù tôi có khổ đến mức nào, cũng không bao giờ đến mức phải bán đi chính người bạn thân thiết nhất của mình rồi uống thuốc tự tử. Lão Hạc sẽ luôn nhắc tôi biết quý những gì mình đang có.

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen. Ảnh bìa: Paul Christiansen.) Văn Chương Wed, 03 Apr 2024 16:00:00 +0700
5 tựa sách bỏ túi cho bạn đọc yêu di sản văn hóa Việt Nam https://saigoneer.com/vn/literature/17448-đọc-5-tựa-sách-để-biết-thêm-về-di-sản-văn-hóa-việt-nam https://saigoneer.com/vn/literature/17448-đọc-5-tựa-sách-để-biết-thêm-về-di-sản-văn-hóa-việt-nam

 

 

Trên hành trình thực hiện nội dung cho chuyên trang, Saigoneer đã may mắn được gặp gỡ nhiều cá nhân cùng chia sẻ “duyên nợ” và tình yêu với công cuộc khám phá Việt Nam. Bằng đam mê và tìm tòi, họ đã cho ra đời các dự án — từ phạm trù sáng tạo đến học thuật — để góp phần mang đến cho công chúng những cái nhìn cận cảnh hơn, những thảo luận tường tận hơn về văn hoá nước nhà.

Trong những dự án đó, một vài ý tưởng đó đã thành hình trên trang giấy, được chăm chút đến từng con chữ để truyền tải thông tin tổng quan và nỗ lực bảo tồn di sản văn hoá của các tác giả. Qua bài viết này, Saigoneer xin giới thiệu năm tác phẩm nổi bật để làm giàu kho sách và kho kiến thức cho độc giả yêu thích văn hoá Việt.

1. Kiến Trúc Hiện Đại Miền Nam Việt Nam — Lời bởi Mel Schenck và ảnh bởi Alexandre Garel

Nguồn ảnh: Phương Nam Books.

Kiến Trúc Hiện Đại Miền Nam Việt Nam chính thức được phát hành vào năm 2020, nhưng công trình nghiên cứu đằng sau tác phẩm đã được nung nấu từ năm thập kỷ về trước. Khi ấy, tác giả Mel Schenck, một kiến trúc sư người Mỹ, lần đầu đến thăm Việt Nam khi còn là giám sát viên xây dựng của Hải Quân Hoa Kỳ. Chuyến thăm đã khơi dậy trong ông niềm yêu thích trường phái kiến ​​trúc hiện đại độc đáo của Việt Nam. Ông đã dành mất năm năm để hoàn thiện nội dung sách.

Tuy không phải một bách khoa toàn thư về kiến trúc hiện đại (bộ đôi tác giả đả lược bỏ nhiều công trình trong bản thảo cuối cùng vì quá dài), tác phẩm của Mel Schenck và người bạn đồng hành của ông, nhiếp ảnh gia Alexandre Garel, là tư liệu khảo cứu toàn diện nhất đến nay về di sản kiến ​​trúc hiện đại của miền Nam Việt Nam. Sách có phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh dưới dạng bìa cứng và bìa mềm. 

Saigoneer vinh dự khi được đồng hành với bác Mel Schenck qua nhiều bài viết bác thực hiện về kiến ​​trúc Việt Nam trên website. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về Mel Schenk và tác phẩm qua bài phỏng vấn tiếng Anh của chúng mình tại đây.

Phiên bản Việt - Anh của Kiến Trúc Hiện Đại Miền Nam và phiên bản trắng-đen tiếng Anh hiện đang có mặt tại các nhà sách trên khắp Việt Nam.

2. Ma Quỷ Dân Gian Ký — Duy Văn

Ảnh: Trang Facebook của Ma Quỷ Dân Gian Ký.

Thế giới thần thoại dân gian đầy ma mị của Việt Nam chính là đề tài mà họa sĩ minh họa Duy Văn chọn khai thác cho dự án cá nhân của mình — Ma Quỷ Dân Gian Ký. Bị mê hoặc bởi những mẩu chuyện ly kỳ về ma quỷ, sinh vật tâm linh trong văn hóa địa phương, anh chàng đã thu thập các tư liệu, lời truyền miệng, v.v. để minh họa những hình tượng siêu nhiên rùng rợn ấy. Sau đó, anh đã đăng tải các tác phẩm của mình cùng giới thiệu chi tiết đặc điểm và nguồn gốc của từng loại ma quỷ . Khi trả lời phỏng vấn với Saigoneer về dự án vào năm 2022, Duy Văn bật mí rằng anh chàng đang nung nấu kế hoạch xuất bản một tựa sách tổng hợp với “profile” của tất cả các nhân vật ma quái mà mình đã thực hiện. Và gần đây, hoài bão của anh đã được thực hiện lời hứa gần đây đã được thực hiện. Độc giả đam mê những câu chuyện mang màu sắc “liêu trai chí dị” có thể tìm đặt Ma Quỷ Dân Gian Ký tại đây.

Độc giả đam mê những câu chuyện mang màu sắc “liêu trai chí dị” có thể đọc thêm về Ma Quỷ Dân Gian Ký tại đây và đặt mua sách tại đây.

3. Việt Sử Diễn Họa — Comet Withouse

Nguồn ảnh: Comicola.

Tác giả Thanh Huyên, dưới bút danh Comet Withhouse, đã dành một năm để thai nghén ấn phẩm Việt Sử Diễn Họa — một tựa sách minh họa cung cấp kiến thức tổng quan về lịch sử Việt Nam cho độc giả trẻ. Huyên hiện là thành viên của Đại Việt Cổ Phong, một diễn đàn thảo luận và chia sẻ những kiến thức hữu ích về các triều đại phong kiến.

Huyên đã kết hợp những dữ kiện mà mình học được khi tham gia diễn đàn cùng cảm hứng sáng tạo từ các dự án sách thiếu nhi quốc tế để cho ra đời sản phẩm tâm huyết mang tên Việt Sử Diễn Họa. Là sách nhắm đến đối tượng độc giả thiếu nhi, tác phẩm không phục vụ mục đích khảo cứu chuyên sâu. Thay vào đó, sách dẫn dắt người đọc trẻ qua các sự kiện lịch sử của dân tộc bằng những hình ảnh minh họa một cách trực quan và dẫn nhập.

Dự án Việt Sử Diễn Họa đã kêu gọi gây quỹ cộng đồng thành công trên nền trực tuyến Comicola và hiện đang có mặt tại các hiệu sách trên toàn quốc.

4. Dệt Nên Triều Đại — Vietnam Centre

Nguồn ảnh: Comicola.

Dệt Nên Triều Đại cũng là một dự án theo đuổi đề tài lịch sử, nhưng lấy trọng tâm là các trang phục truyền thống của Việt Nam vào thế kỷ 15 dưới thời nhà Hậu Lê. Đi kèm với mỗi trang phục, Vietnam Centre cung cấp các thông tin có liên quan — từ chất liệu, kỹ thuật may, kiểu dáng đến những đặc điểm riêng biệt khác. Được thành lập vào tháng 3/2017, Vietnam Centre là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi một nhóm các bạn trẻ người Việt đang làm việc và học tập ở nước ngoài. Dệt Nên Triều Đại cũng là sản phẩm ra đời từ nỗ lực gây quỹ cộng đồng trên Comicola vào năm 2018.

Sách đã có mặt tại các hiệu sách trên toàn quốc.

5. Tản Mạn Kiến Trúc Nam Bộ — Tản Mạn Kiến Trúc

Nguồn ảnh: Người Đô Thị.

Tản Mạn Kiến Trúc - Architecture Excursions là một dự án truyền thông cộng đồng được thành lập bởi một nhóm các bản trẻ cùng chia sẻ một hoài bão: “khai quật” vẻ đẹp tiềm ẩn của di sản kiến trúc Việt Nam. Các thành viên trong nhóm đến từ những lĩnh vực và chuyên môn khác nhau, nhưng cùng có một niềm say mê với các công trình dân dụng mang đậm dấu ấn địa phương.

Thông qua công tác lưu trữ dữ liệu, TMKT đem đến cho người đọc không chỉ những hình ảnh về các công trình biểu trưng của đất nước, mà còn về bề dày lịch sử đằng sau chúng. Một số bài viết trước đây của nhóm cũng đã được đăng trải trên Saigoneer và được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Cuối năm 2022, Tản Mạn Kiến Trúc đã tổng hợp các tài liệu và bài viết thu thập được để xuất bản ấn phẩm đầu lòng — Tản Mạn Kiến Trúc Nam Bộ.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về Tản Mạn Kiến Trúc qua bài viết của Saigoneer tại đây.

Tản Mạn Kiến Trúc Nam Bộ hiện đã có mặt tại các nhà sách trên toàn quốc.

]]>
info@saigoneer.com (Khôi Phạm. ) Văn Chương Tue, 31 Jan 2023 16:48:58 +0700
Từ 3 hồi ký của Nguyễn Ngọc Ký, nhìn lại 70 năm giáo dục cho người khuyết tật tại Việt Nam https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17427-từ-3-hồi-ký-của-nguyễn-ngọc-ký,-nhìn-lại-70-năm-giáo-dục-cho-người-khuyết-tại-việt-nam https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17427-từ-3-hồi-ký-của-nguyễn-ngọc-ký,-nhìn-lại-70-năm-giáo-dục-cho-người-khuyết-tại-việt-nam

Trước khi biết đến câu nói “No limbs, no limits” của Nick Vujicic, thế hệ 8x, 9x ở Việt Nam đã lớn lên cùng một phiên bản truyền cảm hứng bình dị hơn: bài đọc “Bàn chân kỳ diệu” về Nguyễn Ngọc Ký trong sách giáo khoa tiếng Việt lớp 2. Hình ảnh cậu học trò ngồi trên nền đất, chân kẹp viên phấn bằng ngón cái và ngón trỏ, nắn nót viết từng chữ trên nền gạch đã tạo nên cảm xúc mạnh trong lòng những người đi dạy cũng như học sinh mới tập đọc.

Là một đứa trẻ sinh ra lành lặn, sống trong điều kiện đầy đủ, tôi từng ngán ngẩm khi nghe về các tấm gương vượt nghịch cảnh như trên, vì người lớn hay lấy ra răn đe với lý lẽ “người ta bị như vậy mà còn học giỏi, còn con thì chả vào đâu.” Việc bị nhồi nhét các câu chuyện truyền cảm hứng từ bé khiến tôi dần mệt mỏi trước thông điệp sáo rỗng “có ước mơ, có khát khao ắt mọi thứ sẽ thành.”

Thế nhưng, những hình ảnh về cậu học trò viết bằng chân vẫn để lại một ấn tượng mạnh trong tâm trí tôi. Một sự tò mò xen lẫn thán phục, tôi thắc mắc rằng: “Trong bối cảnh thiếu thốn của xã hội cũ, một người thiếu đôi tay đã học đại học thế nào và làm nhà giáo ra sao?” May mắn thay, nhờ ba tựa hồi ký mà nhà giáo để lại, tôi đã có được câu trả lời.

Chân dung nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký.

Từ cơn sốt bại liệt lúc bốn tuổi đến đôi bàn chân kỳ diệu

Nguyễn Ngọc Ký sinh ngày 28/6/1947 tại vùng quê nghèo Hải Hậu, tỉnh Nam Định trong một gia đình có gồm năm người con. Là con út, chào đời trong hoàn cảnh gia đình khó khăn, cha mẹ tuổi cao, ông là niềm vui lớn của cả nhà và họ hàng. Tuy nhiên, niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu thì năm lên 4 tuổi, cơn sốt bại liệt đã tước đi đôi tay của cậu bé nghịch ngợm.

Ôi, sao kỳ lạ thế này, hai cánh tay tôi bỗng trở nên nặng trịch. Tôi không còn đủ sức giơ nó lên nữa! Ít ngày sau người khoẻ hẳn, tôi dậy đi được. Nhưng đôi tay của tôi đã chẳng còn nguyên vẹn. Nó như hai cục thịt lủng lẳng đeo vào hai bên mình tôi. Tôi cảm thấy nặng như không phải chính tay của mình. Hồi đó tôi vừa tròn bốn tuổi.

Trong bối cảnh Việt Nam xóa sổ bệnh bại liệt đã được 20 năm, câu chuyện của Nguyễn Ngọc Ký mang tính lịch sử khi kể về thời kỳ y tế, môi trường chưa phát triển, về điều kiện khó khăn toàn dân phải hứng chịu trong giai đoạn chiến tranh. Tiếng khóc của người cha là nỗi đau của một gia đình khi có đứa con với cơ thể không còn lành lặn, khi cái nghèo ngày ấy đi liền với nỗi lo toan rằng con mình sẽ không thể lớn lên một cách độc lập:

- Thật ông trời không có mắt con ạ. Người ta có năm có mười thì tốt, mình có một thì trời lại bắt tội.
Nói đến đây tiếng bố tôi nhỏ dần và ngừng hẳn. Chắc bố tôi khóc. Rồi bố tôi lại ôm chặt tôi hơn, nói tiếp, giọng nghẹn lại:
- Sau này bố mẹ chết đi, con biết làm gì để sống!

Tôi Đi Học: Đi tìm con chữ trong những năm tháng chiến tranh

Có tên gốc là Những Năm Tháng Không Quên, quyển hồi ký đầu tiên được Nguyễn Ngọc Ký viết vào những ngày tháng khi còn là sinh viên Khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội.

Ấy nhưng một phép màu, Nguyễn Ngọc Ký đã vượt qua kỳ vọng của gia đình. Ông nghe theo tiếng gọi con chữ ở lớp Bình Dân Học Vụ để rồi bắt đầu về nhà nguệch ngoạc, những nét chữ đầu tiên phủ kín đến tràn sân. Từ một cậu bé đến lớp với mục đích “cho có bạn có bè,” ông nỗ lực vươn lên thành học sinh xuất sắc, tham dự kỳ thi toán của tỉnh, rồi toàn quốc, được Chủ tịch Hồ Chí Minh hai lần trao tặng huân chương.

Hành trình ấy được ông thuật lại qua tự truyện đầu tay Tôi Đi Học — gồm nhiều mẩu chuyện từ lúc ông lọt lòng đến khi nhận được giấy báo trúng tuyển vào đại học, tạm biệt vùng quê Nam Định lên Hà Nội. Bằng giọng văn giản dị nhưng chan chứa niềm, ông dẫn dắt người đọc vào khung cảnh làng quê xưa vẫn còn tàn tích của chiến tranh, ở lớp học Bình Dân Học Vụ giữa lứa học sinh đủ tay, đủ chân, đủ tuổi đang ngồi học, có cậu bé cố đứng nép bên cửa lớp cố chỉ để rót được chữ vào tai.

Nguyễn Ngọc Ký tập viết chữ bằng chân tại lớp Bình Dân Học Vụ.

Thời điểm bấy giờ, trường học chỉ được thành lập trên những cơ sở xập xệ. Học sinh thường xuyên phải sơ tán sang cơ sở khác, đổi giờ học từ sáng thành đêm. Con đường đến trường của Ký cũng lắm gian nan khi toàn sỏi đá trơn trượt. Ông duy trì ngọn lửa đến trường không chỉ bằng sự ham học, bên cạnh ông còn có sự hỗ trợ của bao bạn bè thay phiên cõng, dìu khi đoạn đường trắc trở. Và cha mẹ của ông —  những người lao động nghèo — cũng đã gắng sức đồng hành bên con từ bữa ăn, giấc ngủ đến cả báo thức để con có được cái chữ, dù họ không biết ông sẽ có những bước tiến rất xa trong cuộc đời.

Sự quyết liệt của ông ngày ấy đã chinh phục được cô giáo Cương trẻ tuổi, đến mức cô phải bước vào nhà để xin bố mẹ cho cậu được đi học. Và rồi, cậu bé Ký được đặc cách ngồi ở tấm chiếu để tập viết những con chữ đầu tiên. Cô giáo ấy đã kiên nhẫn dìu dắt, đến tận nhà cậu vào những buổi vắng học và buổi chiều để uốn nắn từng nét chữ. Không phụ lòng cô Cương, Ký đã hoàn thành xuất sắc những nét chữ, những bài toán để bước vào lớp 1 chính thức ở trường tiểu học, được thầy cô, bạn bè dìu dắt trong việc học hành, vui chơi, cải thiện môi trường học tập thi cử khi đến lớp và thi học sinh giỏi.

Tác phẩm phản ánh tâm huyết của những nhà giáo khi chấp nhận và giúp cậu trò nhỏ phát huy tối đa khả năng, dù bối cảnh giáo dục ngày ấy gần như chỉ dành riêng cho những học sinh “lành lặn.” So với thời điểm hiện tại, khi chúng ta có những cơ sở giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật như Hy Vọng hay Niềm Tin, nỗ lực sáng các thầy cô ở vùng quê Hải Hậu tạo điều kiện để Ký hăng say học tập, bất kể thời tiết nóng bức, lạnh giá — là một nỗ lực vượt thời đại.

Hoàn thành trọn vẹn Tôi Đi Học, người ta không còn nhìn Nguyễn Ngọc Ký đơn thuần là tấm gương vượt qua nghịch cảnh, mà vỡ lẽ rằng: chính tư chất thông minh và sự bền bỉ trong học tập, cũng như sự san sẻ của cộng đồng, đã khiến ông có được cơ hội học hành, làm việc bình đẳng như bao người khác.

Tôi Học Đại Học: Hành trình trưởng thành trên mảnh đất thủ đô

Tự truyện thứ hai, Tôi Học Đại Học, phải mất đến hơn 40 năm để hoàn thành.

Những thông điệp trong Tôi Đi Học được củng cố qua Tôi Học Đại Học — tuyển tập về hành trình của Nguyễn Ngọc Ký tại giảng đường đại học trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Vì chăm lo công việc dạy học và chỉ có hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật để viết, tác phẩm mất đến bốn thập kỷ để thai nghén. Căn bệnh viêm cầu thận cấp và viêm khớp cũng khiến việc biết lách của ông chậm lại. Tuổi cao càng khiến việc nhớ lại ký ức có phần khó hơn. Dẫu vậy, ông vẫn vừa viết, vừa cố chắp nối lại những ký ức của thời kỳ chiến tranh của mình

Trải dài hơn 300 trang, lời tự sự của ông vẽ nên một bức tranh thời chiến gần gũi, thấm thía hơn rất nhiều. Câu chuyện mở đầu từ việc cậu sinh viên Ký phải bất đắc dĩ “nhảy tàu” để lên đường đi học. Dịch ghẻ ngứa khiến cơ thể ông lở loét, nằm viện dài ngày liên miên, nhưng ông vẫn chu toàn kết quả học tập. Người đọc thấy được tình người cũng những con người thời kỳ sơ tán, chiến tranh, của tình nghĩa vợ chồng.

Cuộc gặp của Nguyễn Ngọc Ký và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Qua câu chuyện về cuộc gặp gỡ của thầy với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, tình thân ấm áp giữa con người dành cho nhau, sự quan tâm tự nhiên như những người thân trong gia đình lại được khắc hoạ rõ nét hơn. Chính cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã định hướng cho cậu sinh viên Nguyễn Ngọc Ký khi ấy về việc về quê trở thành ông giáo làng gieo cái chữ cho lũ trẻ ở vùng quê khát chữ, đồng thời không ngừng nuôi dưỡng nguồn cảm hứng trong viết lách để trở thành nhà văn, nhà thơ.

Bác quay sang hỏi tôi về hướng công tác sắp tới. Sau khi nghe tôi trình bày các nguyện vọng, bác khe khẽ gật đầu: “[....] cái quan trọng của dạy văn là viết vào tâm hồn trẻ chứ đâu phải viết bảng. Ký cứ mạnh dạn thực hiện đi! Bác tin là cháu sẽ dạy tốt như đã học tốt bằng cách của riêng mình.”

Ngoài cuộc gặp gỡ mang tính đổi đời này, người đọc cũng có dịp diện kiến một vài nhân vật lừng lẫy trong khoa học và văn học Việt Nam thời chiến, như giáo sư Nguỵ Như Kon Tum — nhà khoa học vật lý, hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội, hay buổi ghé thăm chia sẻ về nghề viết của nhà văn Nguyên Hồng với lớp Văn của trường thời bấy giờ.

Ở gần cuối sách, độc giả có dịp đồng hành cùng thầy Ký trong việc chăm chút cho đứa con tinh thần đầu tiên, chính là quyển tự truyện đầu tay Tôi Đi Học ngay tại văn phòng của Nhà Xuất Bản Kim Đồng. Chúng ta được dẫn dắt vào những ngày làm việc hối hả ở căn nhà cũ chật chội, ẩm mốc trong tiết trời nóng nực của Hà Nội.

Thời điểm chưa có máy vi tính, Nguyễn Ký đã trải chiếu, kẹp cây bút giữa đôi chân, để viết những dòng hồi tưởng về thuở ấu thơ đi học, lớn lên trong tình yêu thương, dìu dắt của thầy cô, bạn bè. Bản thảo ấy sẽ không được hoàn thành đúng tiến độ nếu không có người bạn đồng môn bên cạnh hỗ trợ, đọc lại và cùng viết. Họ cùng sóng đôi bên nhau, vừa cả lúc viết tự truyện cho đến khi cùng làm luận văn tốt nghiệp.

Về sau khi máy tính trở nên phổ biến, Nguyễn Ngọc Ký cũng tự tập luyện để sử dụng công cụ viết lách mới này.

Có lẽ vì thế mà quyển sách ban đầu có tựa đề Lớn Lên Trong Tình Yêu Thương, vì với ông, cuộc sống đã quá may mắn khi ban nhiều tình hỗ trợ, thương yêu từ tất cả mọi người, chỗ dựa tinh thần để ông có thể vươn xa hơn nữa.

Tâm Huyết Trao Đời: Lời tự sự chân thực về rào cản với người khuyết tật

Xuất bản năm 2013, Tâm Huyết Trao Đời là tự truyện cuối cùng của nhà giáo.

Nếu hai tự truyện về hành trình đi học là những mẩu chuyện chứa chan tình yêu thương với thầy cô, bạn bè, thì Tâm Huyết Trao Đời kể về hành trình đi dạy chứa nhiều thực tế gai góc. Nhà giáo phải đối mặt với những định kiến mà nhiều người khuyết tật khác gặp phải khi bước chân vào thị trường lao động.

Bất kể đã có giấy giới thiệu của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông bị nơi tuyển dụng đầu tiên từ chối nhận việc. Và ngay cả khi tìm được lối vào môi trường sư phạm, không ít lần ông phải nghe những lời bán tán về khả năng của một giáo viên khuyết tật, nghi ngờ rằng ông “có thể làm nên điều gì tử tế cho lứa học sinh.” Họ cho rằng sự hiện hữu của ông chỉ đơn thuần là việc được ưu ái.

Trước ý tưởng mới của tôi, ông Phả một giây suy nghĩ rồi hỏi luôn: Sao? Anh dùng chân giơ lên bảng viết ư? Sao chuẩn được! Đấy là chưa nói đến chuyện mô phạm đó. Các anh biết rồi đấy. Người thầy khi lên lớp tất tất mọi cử chỉ, hành vi đều phải mẫu mực, phải mô phạm. Ông thầy không bao giờ cho phép mình làm bất cứ điều gì gây ra phản cảm trước mắt học trò. Đó là một nguyên tắc sư phạm bất di bất dịch mà ai cũng phải tuân thủ, anh Ký ạ.

Những khuôn mẫu như “chuẩn mực,” “mô phạm” được áp dụng để thiết lập rào cản, giới hạn một người khiếm khuyết có thể tiến xa được bao nhiêu, đạt được thành tựu gì trong cuộc sống. Và hơn cả câu châm chọc “thằng què” hay trò nghịch tay của bọn trẻ con, sự phân biệt ấy phơi bày thiếu sót lớn lao trong nhận thức của xã hội Việt Nam thời kỳ sau giải phóng. 

Độc giả được dịp đồng hành cùng Nguyễn Ngọc Ký trong việc giải quyết bài toán: làm sao có thể trở thành nhà giáo “chuẩn sư phạm”? Câu trả lời nằm ở việc soạn ba giáo án cho mỗi bài giảng, thiết kế tiết học trên lớp bằng câu hỏi lôi cuốn, và hệ thống ròng rọc do ông tự sáng chế để hiện nội dung bài học. Kết quả, những bài giảng “ít phấn,” “ít mô phạm” ấy của ông không những thành công trong việc khơi gợi hứng thú học tập cho học sinh, mà còn được tuyên dương bởi đoàn thể địa phương nhờ tính chất sáng tạo. Từ đó, ông giúp phần nào tái định nghĩa quan niệm “cơ thể nguyên vẹn mới là chuẩn” của cộng đồng quanh mình lúc bấy giờ.

Sự hiện diện của Nguyễn Ngọc Ký là một ngọn hải đăng cho các học sinh mang khiếm khuyết về cơ thể.

Nửa sau của hồi ký là những mẩu chuyện về đời sống của ông khi bước xuống bục giảng, và trở về nhà trong vai trò của một người chồng, người cha. Người đọc không khỏi xúc động trước những dòng chữ chan chứa tình yêu ông dành cho gia đình, khi ông âu yếm ôm cô con gái Ngọc Ánh bằng “vòng chân” trong tiếng ru hời, hay khi ông thức dậy từ sáng tơ mơ để giặt tã và đỡ đần cho vợ. Qua đó, một hình ảnh bình dị hơn của nhà giáo, cũng như mưu cầu cơ bản của người khuyết tật được thể hiện. Đó khát khao yêu thương, khát khao sống trọn vẹn và xây dựng một tổ ấm hạnh phúc.

Ta cũng lại thấy tinh thần bền bỉ, giàu nghị lực của ông khi dùng chất thơ để vượt lên nỗi đau thể chất. Trong thời gian điều trị bệnh viêm cầu thận và suy thận, ông lại liên tục nghĩ ra ý tưởng để viết và nhờ người vợ chép lại cho mình. Giữa những lần nằm lọc máu đau đớn, ông sáng tác thêm rất nhiều tác phẩm thiếu nhi như câu đố và truyện cổ tích để tiếp tục truyền cảm hứng cho thế hệ tiếp theo từ giường bệnh.

Người vợ hiền là “đôi tay” cho ông.

Lời kết

Dù các tác phẩm khá trung thành với những mô típ như vượt hoàn cảnh khó khăn để truyền cảm hứng, nhưng tự truyện của Nguyễn Ngọc Ký không chỉ đơn thuần là bức chân dung về một tấm gương nghị lực. Hơn thế nữa, hành trình đi học và bước lên bục giảng của ông phản ánh tâm tư và mong mỏi thực sự của người khuyết tật trong xã hội: được hoà nhập và đóng góp hết sức mình cho cuộc đời.

]]>
info@saigoneer.com (Phạm Vĩnh Anh.) Loạt Soạt Fri, 06 Jan 2023 15:00:00 +0700
Am Mây Ngủ: Cuộc hòa thân đầy toan tính của Huyền Trân công chúa dưới góc nhìn của Thích Nhất Hạnh https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17413-am-mây-ngủ-cuộc-hòa-thân-đầy-toan-tính-của-huyền-trân-công-chúa-dưới-góc-nhìn-của-thích-nhất-hạnh https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17413-am-mây-ngủ-cuộc-hòa-thân-đầy-toan-tính-của-huyền-trân-công-chúa-dưới-góc-nhìn-của-thích-nhất-hạnh

"Nàng thấy sự sống của người dân Chàm không khác gì sự sống của người dân Việt, cả hai dân tộc cùng đau những nỗi đau như nhau, cùng buồn những nỗi buồn như nhau, cùng ao ước những nỗi ao ước như nhau.” 

Công chúa An Tư được vua Trần Thái Tông gả cho tướng giặc Thoát Hoan với mong muốn làm chậm bước tiến của ngoại xâm. Công nữ Ngọc Vạn của chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên bằng lòng gả đến Chân Lạp để tiếp tục công trình mở cõi của tổ tiên. Suốt chiều dài lịch sử, đã có biết bao “lá ngọc cành vàng” được sinh ra với số mệnh trả công ơn đất nước bằng cách trở thành sứ giả “hoà thân.” Khi học về sự nghiệp chống thù trong giặc ngoài của đấng nam nhi trong chính sử, có bao giờ bạn thắc mắc rằng trong tình cảnh ấy, các nàng công chúa sẽ có suy nghĩ gì, sẽ cảm thấy thế nào khi bằng lòng ra đi vạn dặm để giúp cha anh giành lấy nền hòa bình cho non sông?

Bắt đầu từ ý tưởng trên, tôi tìm thấy tập truyện Am Mây Ngủ của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Dựa trên những tư liệu chính sử và dã sử như Đại Việt sử ký toàn thưTam Tổ Thực LụcAm Mây Ngủ kể về cuộc sát nhập của Đại Việt và Chiêm Thành (vương quốc Chăm Pa). Các tình tiết được thuật lại dưới góc nhìn giả tưởng của vị hoàng đế xuất gia, cũng như lối diễn giải mang triết lý Phật pháp của của vị thiền sư. Trong đó, công chúa Huyền Trân là “viên gạch” đầu tiên trong công trình đặt nền móng hòa bình của Trần Nhân Tông và nhà vua xứ Chiêm Thành Chế Mân (Jaya Simhavarman III).  

Khi Đại Việt còn nằm dưới sự thống trị của phương Bắc, Chiêm Thành đã nhiều lần mang quân đánh chiếm Nhật Nam, Cửu Chân nhưng đều bị Trung Hoa đánh bại, cũng vì vậy mà việc phân định ranh giới giữa hai nước là vấn đề hết sức phức tạp. Năm 981, sau khi giành được độc lập, Đại Cồ Việt lần đầu mang quân chinh phạt vương quốc Chiêm Thành sau nhiều lần xảy ra xung đột, đánh dấu thay đổi trong quan hệ bang giao hai nước. Chiêm Thành thần phục Đại Việt nhưng không hoàn toàn khuất phục và thường bỏ triều cống dưới thời Lý. Đến năm 1306, vua Chế Mân dâng hai châu Ô, Lý cho nhà Trần làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân, mối hòa hảo giữa hai nước được lập lại trong thời gian ngắn ngủi.

Sự hy sinh của nàng công chúa cho thời cuộc

Mở đầu cuốn sách là lời bạt cho thấy tấm lòng của Phật hoàng Nhân Tông và sứ mệnh của công chúa Huyền Trân — con gái ngài. Mười chương truyện là hành trình thực hiện sứ mệnh của Huyền Trân được sư ông làng Mai kể bằng giọng văn bình đạm của một thiền sư đã mang đến thông điệp thấm đượm lòng nhân ái và chất thiền của Phật giáo.

Phiên bản Huyền Trân công chúa được Am Mây Ngủ khắc hoạ từng hoài nghi bản thân chỉ là một món hàng đổi chác. Nhưng khi hiểu được tầm nhìn của vua cha, nàng bằng lòng đến Chiêm Thành với mong ước cuộc hôn nhân của nàng và vua Chiêm sẽ giúp xóa nhòa hận thù chất chứa trong lòng hai dân tộc bấy lâu. Nàng nỗ lực học tiếng Phạn và văn hóa Chiêm, nỗ lực hiểu và yêu thương dân Chiêm như dân Việt. Thế nhưng khi vua Chế Mân và thượng hoàng qua đời, triều đình hai nước không ai hiểu được tấm lòng đó của tiên đế và tiếp tục đẩy nhân dân hai nước vào cuộc chiến kéo dài. Điều đó khiến Huyền Trân đau lòng và cho rằng sự hy sinh của mình là vô nghĩa:

Mấy ai hiểu được lòng của Trúc Lâm đại sĩ. Ai cũng xưng là Phật tử nhưng mấy ai có được một trái tim và hai con mắt từ bi như ngài.

Trải qua bao e ngại, hạnh phúc, lo âu, thất vọng rồi lại hy vọng, Huyền Trân muốn được tái sinh trong một kiếp khác, làm một người thiếu phụ thôn quê, dân dã. Và mong ước đó của nàng đã hoàn thành. Đọc Am Mây Ngủ, tôi nhận ra số phân của Huyền Trân có chăng vẫn còn may mắn so với những công chúa khác trong lịch sử Việt Nam, bởi sau hàng loạt biến cố, nàng có cơ hội được sống một cuộc đời bình thường như mong ước và “đền trả công ơn đất nước” theo cách của một Phật tử.

Sau khi trở về từ đất Chiêm, Huyền Trân quyết định nương náu nơi cửa thiền với pháp danh Ni sư Hương Tràng. Nàng hiểu rằng khi nàng chăm sóc cho một chú tiểu tại chùa là đang chăm sóc cho thế tử Chế Đa Gia — đứa con trai mà nàng đã phải bỏ lại Chiêm Thành — và cũng là chăm sóc cho con dân Việt-Chiêm. Đó là cách Huyền Trân tiếp tục công trình của cha nàng.

Chiến tranh có thể được ngăn chặn bởi sự tôn trọng và thấu hiểu?

Ai cũng từng nghe đến câu phong dao: “Tiếc thay hột gạo trắng ngần / Đã vò nước đục laị vần lửa rơm,” ám chỉ không ai khác ngoài nàng công chúa Huyền Trân. Tư tưởng phân biệt “kinh-thượng” được thể hiện qua phép so sánh công chúa Huyền Trân với tư dung quý báu như vàng ngọc, bị gả đi làm vợ cho vua Chiêm Thành là “nước đục.” Trong khi ấy, khi nước Việt còn nằm dưới sự đô hộ của phương Bắc, người Chăm đã có những thành tựu về kinh tế, chính trị và văn hóa đáng kể. Hà cớ gì mà dân chúng ta lại xem thường họ? Quả nhiên, một mối quan hệ không có sự tôn trọng lẫn nhau thì không thể là mối quan hệ bền vững:

Người Đại Việt đã từng nguyền rủa nước Tống và người Nguyên vì sự hung dữ và óc xâm lược của những nước này. Vậy thì tại sao người Việt lại vẫn không thôi dòm ngó nước Chiêm và dở cái trò ỷ mạnh hiếp yếu?

Chính sự thiếu tôn trọng này đã dẫn đến cuộc giải cứu “bội tín” — cướp Huyền Trân từ đất Chiêm trở về Đại Việt. Trong Am Mây Ngủ, cuộc giải cứu đẫm máu được lướt qua nhẹ nhàng dưới góc nhìn của Huyền Trân như để tránh khơi dậy những vết thương, những mất mát của một đời người, của một dân tộc và để hận thù lịch sử được ngủ yên.

Chính Huyền Trân cũng không hiểu được anh mình, tức vua Anh Tông, khi được cứu về từ đất Chiêm bằng một kế hoạch mà nàng không thể không nghe theo. Chính Huyền Trân còn cảm thấy nước Việt thật xa lạ: “Chính nước Đại Việt là nước của mình mà công chúa còn chưa biết rõ thì làm sao hiểu được dân Chiêm?” Khi Đại Việt xem mối hòa thân với Chiêm Thành là một cuộc “phấn son mở cõi,” lấy nước mắt má hồng để tô thắm non sông, thì với Chiêm Thành, đó là bước đánh đổi vì nền hòa bình, là khát vọng yên ổn của con dân. Đại Việt, trong khi bị tham vọng làm mờ mắt, đã quên mất sự quý giá của thái bình cùng nỗi thống khổ của cả người dân Việt và dân Chiêm.

Lời nhắc nhở về giá trị của hòa bình

Mối duyên nợ thấm mẫu máu đào giữa hai dân tộc Việt-Chiêm còn kéo dài đến nhiều thế kỷ về sau. Dưới góc nhìn của thiền sư Thích Nhất Hạnh, bi kịch này của hai dân tộc xuất phát từ việc thiếu thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau — Huyền Trân đã không thể hoàn thành công trình của thượng hoàng Nhân Tông là mang lại hòa bình cho hai nước bởi tham vọng của chính triều thần đôi bên. Sự thiếu thấu hiểu của những người kế thừa dành cho sự nghiệp của tiên đế là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của nền bang giao hai nước. Tuy nhiên, tác phẩm không phải là một lời biện minh cho những sai lầm trong quá khứ mà để nhắc nhở cho hiện tại.

Trong Am Mây Ngủ, Thích Nhất Hạnh không né tránh khi nói về quan hệ căng thẳng từ ngàn đời giữa Đại Việt và Chiêm Thành, cũng không che giấu tham vọng mở cõi của Đạt Việt và kế hoạch “giải cứu” Huyền Trân là biểu hiện của sự bội tín. Từ góc nhìn của tác giả, mối giao hảo ban đầu được xây dựng trên tình cảm giữa thượng hoàng Nhân Tông và vua Chế Mân, tuy nhiên quan lại triều đình Đại Việt lại có lòng tham khi tiếp nhận hai châu Ô, Lý và sau đó tiếp tục can thiệp vào triều đình xứ Chiêm nhằm bức họ lùi dần về phía Nam:

Vua nói rằng việc vua Chàm có ý định dâng hai châu Ô và Ri là do từ ý vua ấy đề nghị để bày tỏ thiện chí muốn xây dựng tình hữu nghị giữa hai nước chứ không phải chuyện mua bán. Trong triều có người vì tham đất nên tán thành chuyện thông gia giữa hai nước, nhưng riêng vua, vua không nghĩ như họ. Vua rất quan tâm đến hạnh phúc của công chúa và nghĩ rằng cuộc nhân duyên này có thể mở ra một chân trời ngoại giao mới, có rất nhiều hứa hẹn.

Cuộc thông hôn giữa Đại Việt và Chiêm Thành là nỗ lực giải quyết mâu thuẫn bằng con đường hòa bình, hai bên đều có được điều mình muốn, vì mục đích an cư, lạc nghiệp của nhân dân. Tuy nhiên, nỗ lực ngăn chặn chiến tranh đó đã thất bại và dẫn đến hệ quả là sự kiệt quệ của triều đình nhà Trần khiến Đại Việt, một lần nữa, phải chịu đựng sự đô hộ của phương Bắc. Quan hệ Việt-Chiêm là một lời nhắc nhở về giá trị của hòa bình và sức mạnh của liên minh hữu nghị.

Lời kết

Tôi cho rằng, thông điệp lớn nhất nằm ở phần phụ lục. Phụ lục niên biểu liệt kê các sự kiện trong vòng gần trăm năm của triều Trần, bắt đầu từ năm 1292 khi Thái tử Thuyên (tức vua Anh Tông, anh của Huyền Trân) lên ngôi Thái tử và kết thúc bằng sự kiện:

“Năm 1377, Vua Duệ Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành bị phục kích chết trong thành Trà Bàn. Quân Đại Việt thua lớn. Cuối năm, chiến thuyền Chế Bồng Nga ra Thăng Long.

Ta thường nghe nói một nền hòa bình được hình thành từ nhiều cuộc chiến nhưng chiến tranh luôn luôn là điều vạn bất đắc dĩ. Sau khi “giải cứu” công chúa khỏi tập tục tuẫn táng cùng vua Chiêm, triều đình Đại Việt tiếp tục can thiệp sâu vào triều chính Chiêm Thành — bắt vua cũ, lập vua mới —  và đẩy nhân dân hai nước vào những cuộc chiến tranh vô nghĩa, thứ đã ngốn hết quốc lực và góp phần làm sụp đổ cả triều đại trăm năm.

Ta có thể đặt ra vô vàn giả thuyết, chẳng hạn như nếu vua Chế Mân không mất sớm, nếu Phật hoàng không viên tịch chỉ một thời gian ngắn sau đó, nếu vua Anh Tông và triều đình Đại Việt không mang lòng tham vọng mà can thiệp quá sâu vào chính sự Chiêm Thành thì liệu quan hệ ngoại giao hòa bình giữa hai nước có thể được duy trì, liệu lịch sử có rẽ theo một hướng khác? Tuy những giả thuyết tươi sáng ấy không thể thay đổi quá khứ nhưng tôi nhận ra, biết đâu ta có thể tìm ra cách giải quyết cho các vấn đề hiện tại và tương lai.

]]>
info@saigoneer.com (Thư Trịnh.) Loạt Soạt Mon, 28 Nov 2022 11:59:00 +0700
Gói ghém kho tàng văn học đồ sộ Việt Nam trong cạc bo góc của Nhã Tự https://saigoneer.com/vn/literature/17372-gói-ghém-kho-tàng-văn-học-đồ-sộ-việt-nam-trong-cạc-bo-góc-của-nhã-tự https://saigoneer.com/vn/literature/17372-gói-ghém-kho-tàng-văn-học-đồ-sộ-việt-nam-trong-cạc-bo-góc-của-nhã-tự

Bắt nguồn từ văn hóa thần tượng Hàn Quốc, những chiếc “cạc bo góc” (photocard — thẻ in hình nghệ sĩ) được nhiều người trẻ sưu tầm bởi sự nhỏ gọn và xinh xắn của chúng. Nắm bắt được trào lưu này, Nhã Tự, một dự án về văn học Việt Nam, đã trình làng bộ sưu tập bo góc đặc biệt để lan toả kiến thức về những “idol đời đầu” trong văn đàn nước nhà.

Chia sẻ với Saigoneer, nhóm cho biết sự ra đời của Nhã Tự bắt nguồn từ mong muốn lưu lại những kỉ niệm đẹp trên hành trình học văn của hai người bạn Thượng Triều (Đồng sáng lập, Giải Khuyến Khích Học sinh giỏi Quốc Gia môn Ngữ Văn) và Thanh Hiền (Đồng sáng lập, Giải Nhất Học sinh giỏi Thành phố môn Ngữ Văn) trước khi rời khỏi ghế nhà trường. 

Một thời gian sau khi tiến hành chiêu quân cũng như may mắn nhận được sự cố vấn của thầy cô trong trường, Nhã Tự cuối cùng đã có thể trọn vẹn hình thành. Qua các hoạt động trên fanpage, nhóm mong muốn cung cấp thêm những kiến thức về văn chương với tinh thần trẻ trung, năng động, lan tỏa tình yêu văn chương đến với các khán giả trẻ. 

Phát hành "cạc bo góc" của những "idol đời đầu" trong văn đàn nước nhà là
một nỗ lực của dự án trong việc làm mới văn học cho giới trẻ.

Giải mã cái tên, nhóm cho biết “Nhã” ở đây chỉ sự trang nhã, đẹp đẽ, thanh cao, cũng chính là vẻ đẹp của văn chương, còn ”Tự” là từ, là chữ, chất liệu chính tạo nên các tác phẩm văn học. Cái tên Nhã Tự nhằm chỉ đến những con chữ đẹp đẽ “đắp nền” cho những trang văn. “Nhã Tự” phần nào là sứ mệnh cao cả của văn chương — mang cái đẹp đến với cuộc đời, đổi thay cuộc sống, nâng đỡ con người, dẫn dắt con người đến với vùng đất của cái đẹp.

Tính đến thời điểm hiện tại, nhóm đã đăng tải 21 bài viết qua 10 series trên trang của dự án. Đây là thành quả kết tinh từ sự cố vấn của các thầy cô cùng những nỗ lực của các thành viên ngày đêm nghiên cứu, từ đó dệt những bài viết chuyên môn định kỳ nhằm cung cấp cho bạn đọc kiến thức có giá trị về văn chương. Dự án lựa chọn bo góc làm phương tiện để truyền tải thông điệp thay vì móc khóa, sticker hoặc pin cài áo vì chúng có sức hấp dẫn lớn với các đối tượng trẻ hiện nay, giúp cho nội dung của dự án được thể hiện với một tinh thần trẻ trung và năng động.

Bước đầu tiên trong quá trình tạo ra chiếc bo góc sẽ là chọn lọc thông tin tiêu biểu của những tác giả được chọn mặt gửi vàng — những cái tên quen thuộc với năm tháng cấp 3 như Xuân Diệu, Thạch Lam, Hàn Mặc Tử, v.v. Ngoài các thông tin cơ bản như chân dung nhà văn, tên, năm sinh, năm mất, những chiếc thẻ còn trình bày các câu nói, trích đoạn hay một vài dòng thơ ấn tượng, gắn liền với tên tuổi nhà văn. Sau đó, ban thiết kế sẽ bắt đầu soạn thảo bản nháp, màu sắc, ghép khung, chọn nền, và gói ghém tất cả thông tin trên một tấm thẻ hoàn chỉnh. Hoàn thành công đoạn thiết kế, chiếc thẻ sẽ được mang đi hiệu đính để không bỏ sót một lỗi chính tả, thông tin hay thiết kế nhỏ nào.

Để hoàn thiện mỗi chiếc thẻ, khâu soạn thảo bản nháp, đổ màu và thêm thắt các thông tin cần mất từ bảy đến tám tiếng. Trong đó, công đoạn khó nhất có lẽ là việc thống nhất hướng thiết kế về màu sắc và bố cục của những tấm chân dung của các tác giả được in trên thẻ do mỗi thành viên đều có gu thẩm mỹ khác nhau. Bên cạnh đó, việc dung hòa giữa khắc họa một tấm chân dung chân thật của tác giả, và khắc hoạ một hình tượng hiền hậu, gần gũi hơn với người trẻ, cũng là một thử thách gian truân.

Quá trình hoàn thiện hình minh hoạ nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Ngoài giới thiệu những tác giả của văn học nước nhà, dự án Nhã Tự còn nung nấu có thể lồng ghép được những tác phẩm văn học nổi tiếng hoặc các trào lưu văn học Việt Nam vào những chiếc thẻ nhỏ xinh này trong tương lai không xa.

“Thông qua sản phẩm cạc bo góc về các tác giả văn học, chúng mình mong muốn đem lại một cách tiếp cận mới mẻ hơn về văn chương, một hình thức trẻ trung, năng động nhưng vẫn giữ nguyên được tinh thần văn học và những giá trị tích cực mà văn chương đem lại. Ngoài ra, chúng mình cũng bày tỏ một lời tri ân, một sự kính mến đến những cây bút đầy tài năng đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học nước nhà và mong muốn các bạn trẻ cũng sẽ cảm nhận được tinh thần ấy,” các thành viên của Nhã Tự chia sẻ.

100% lợi nhuận từ việc bán bộ sưu tập sẽ được nhóm đóng góp cho Mái ấm Hoa Hồng NhỏLớp học tình thương Ngọc Việt tại TP. HCM như một cách để tiếp tục nuôi dưỡng con chữ cho thế hệ tiếp theo. Số tiền này sẽ góp phần giúp cho các em có thêm điều kiện được học cũng như niềm vui khi đến lớp cùng các bạn. Với dự định hoạt động dài hạn, Nhã Tự có kế hoạch sẽ tiếp nối dự án với Mùa 2 trong tương lai với mục tiêu đem văn học nước nhà đến gần hơn với người trẻ cũng như quyên góp giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn hơn.

Độc giả có thể tìm hiểu thêm về các dự án của Nhã Tự tại đây.

[Hình ảnh được cung cấp bởi Nhã Tự]

]]>
info@saigoneer.com (Khang Phạm. ) Văn Chương Tue, 27 Sep 2022 15:00:00 +0700
'Truyền Kỳ Mạn Lục' kể chuyện 'drama' tam giới li kì của văn học trung đại https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17371-truyền-kỳ-mạn-lục-kể-chuyện-drama-tam-giới-li-kì-của-văn-học-trung-đại https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17371-truyền-kỳ-mạn-lục-kể-chuyện-drama-tam-giới-li-kì-của-văn-học-trung-đại

“Than ôi cái giống ma quỷ, tuy từ xưa không phải cái nạn đáng lo cho người thiên hạ, nhưng kẻ thất phu đa dục thì thường khi mắc phải.”

“Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lên núi Vọng Phu kia nữa.” (Trích 'Truyện Người Con Gái Nam Xương')

Khó mà quên được loạt câu văn giàu nhịp điệu như thể là thơ mà Vũ Nương đã nói với Trương Sinh vì ai cũng ít nhất một lần thử học thuộc câu văn trên để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp cấp 2. Phải có tình cảm mãnh liệt hay ức chế dồn nén thế nào để có thể tuôn ra được những hình ảnh ẩn dụ nối tiếp nhau, chạy thẳng vào lòng người đọc như một đoàn tàu lau về phía trước.

Tự xưa, nếu Tứ Thư, Ngũ Kinh là khuôn vàng thước ngọc để trui rèn kỷ cương và phẩm giá, thì những câu chuyện dân gian phủ màu thần bí lại giáo dục về nhân quả và lối sống con người. Truyền Kỳ Mạn Lục — 傳奇漫錄, tức “Ghi chép tản mạn những truyện lạ” — chính là một trong số đó.

Truyền kỳ chuyện phiên dịch

Với những đầu sách trung đại Việt Nam, tôi thường chú ý đến vị dịch giả hơn là tác giả, bởi việc dịch văn bản Hán-Nôm sang tiếng Việt hiện đại là hành trình không phải dịch giả nào cũng dám khởi hành. Truyền Kỳ Mạn Lục được Nguyễn Dữ chép lại vào thế kỷ 16 bằng chữ Hán rồi được dịch ra chữ Nôm, tức gần một thế kỷ trước khi Từ điển Việt - Bồ - La ra đời. Nhưng mãi đến 1943, tác phẩm này mới được chuyển ngữ sang chữ Quốc ngữ nhờ vào tài trí của dịch giả Trúc Khê.

Trúc Khê tên thật là Ngô Văn Triện, là một nhà báo, dịch giả, nhà văn và nhà cách mạng hoạt động chủ yếu ở Hà Nội. Ông được biết đến qua những truyện ký danh nhân Việt Nam, các biên khảo về lễ tục và lịch sử dân tộc. Các tác phẩm dịch thuật nổi tiếng của ông gồm: Binh Pháp Tôn Tử, Bao Công Kỳ Án, Tang Thương Ngẫu Lục, v.v. Và thật tiếc khi cái tên của ông lại không được nhắc nhiều ở Việt Nam như các tác phẩm ông đã dịch.

Quay trở lại với tác giả, Truyền Kỳ Mạn Lục là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dữ (hay Nguyễn Dư). Tác phẩm chép lại 20 truyện ly kỳ trong dân gian từ tỉnh Nghệ An ra Bắc, xảy ra từ thời Lý đến Lê Sơ tức ngót nghét 500 năm. Thân thế của Nguyễn Dữ và thời điểm sáng tác vẫn hãy còn là vấn đề cần bàn luận vì có bản chép là Nguyễn Dữ, bản khác là Nguyễn Dư.

Dù vậy, dân gian lưu truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống vào giai đoạn tồn tại cả triều Lê Trung Hưng và nhà Mạc. Trong thời kỳ loạn lạc, nhiễu nhương, ông chủ trương ẩn cư vào núi rừng. Không thể phủ nhận rằng 20 câu chuyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục đã tồn tại trong các giai thoại dân gian trước đó. Nhưng chính tác giả là người đã khéo léo cài cắm những tích truyện cổ Trung Hoa, kèm với đó là quan điểm chính trị và nhân sinh quan của bản thân để làm nên một ngôi sao sáng trên bầu trời văn chương Việt.

Drama không chỉ ở cõi trần thế

Đọc 20 câu truyện TKML, lắm lúc tôi thầm thốt lên “Cái quỷ gì vậy?!” Thực vậy, thế giới trong TKML thật mà ngỡ là hư, khó mà biết đâu là âm là dương, thiên đàng địa ngục chỉ cách nhau một dấu chấm câu. Dẫu vậy, thật không khó để nhận ra bài học xuyên suốt tác phẩm là “thiện giả thiện báo, ác giả ác báo,” và càng thú vị hơn khi đọc những lời bình khuyết danh ở cuối mỗi truyện.

Dân gian Việt luôn có những cách rất sáng tạo để triệt cái ác tận gốc. Nói cách khác, người ác sẽ bị trừng phạt không phải trên thân xác, mà phải huỷ diệt cả linh hồn. Cái chết trong TKML chỉ nhẹ bằng một câu văn, linh hồn kẻ ác sau sẽ bị trừng trị thích đáng. Thế nhưng có phạt thì cũng có thưởng; truyện 'Phạm Tử Hư lên chơi Thiên Tào' là truyện duy nhất lấy việc trọng thưởng người hiền làm chủ đề.

Sinh vào thời nhiều biến động, niềm tin của tác giả vào triều đình lẫn kẻ sĩ bị lung lay đến gốc rễ; và người dân đương thời cũng có chung nỗi niềm. Những vị thánh thần như Long Thần, Thuỷ Thần đều trở thành kẻ ác trong TKML. Các vị không chỉ lừa dân chúng lấy của cúng bái, mà còn chiếm nơi thờ tự các vị Thổ Thần hay Thành Hoàng để có thêm của cải. Lúc đó, các vị thần bị hại phải tìm đến người trần để đâm đơn kiện lên trời. Tinh thần “không tin được ai” này cũng có thể xem là một mắc xích trong chuỗi DNA của TKML.

Nhưng lớp nhân vật được khắc hoạ nhiều nhất trong TKML chính là người phụ nữ. Họ cũng có thể là người, là ma, là hoa, là tiên. Người phải chịu tủi nhục lẫn người được thăng hoa; người chung thuỷ sắc son lẫn “tiểu tam,” “trà xanh” không biết liêm sỉ; người chết trở thành quỷ ma bị yểm bùa cho tiêu biến, người gieo mình xuống sông thì trở thành ngọc nữ trong Thuỷ cung. Tỉ như 'Chuyện Người con gái Nam Xương' — ai đọc cũng phải “đến lạy” cái máu ghen và sự gia trưởng của Trương Sinh. Vì hắn mà học sinh bao thế hệ đã phải học thuộc lời oán của Vũ Nương!

Ấy mà với tôi, truyện ấn tượng hơn cả chính là 'Truyện Kỳ ngộ ở trại Tây,' vì câu chuyện kể về một “gia đình hai con vợ, chồng hạnh phúc” từ trong buồng lẫn ngoài hiên. Một chàng thư sinh và hai nàng “việc xuân chưa trải, nhuỵ thắm còn phong” cùng hưởng lạc thú, rồi tục ngâm cho nhau nghe những vần thơ dâm dấp, rồi một nàng ghen chỉ vì chàng lỡ khen nàng kia, rồi lại làm hoà, rồi chia phôi, rồi tới đoạn “twist” có-trời-mới-đoán-được ở cuối truyện. Ai mà ngờ một ấn phẩm từ trăm năm trước cũng có thể loại nội dung xấu hổ mà tôi vẫn hay thấy trên “chú chim xanh” ngày nay.

Lời kết

Qua Truyền Kỳ Mạn Lục, có thể thấy rõ quan niệm của người Việt rằng người chết cũng sống như người sống. Người dưới âm trên thiên cũng đều có những tham dục, thói hư tật xấu, tính khí khó đoán làm khổ cõi trần, nhưng rồi chuyện cũng đâu vào đó nhớ vào tài lực của người trần mắt thịt. Ấy là “có trời mà cũng có ta,” 20 câu truyện như truyền thêm niềm tin vào chính mình nơi nhân dân đang phải chịu quá nhiều lầm than của thời đại. Song, đây cũng là tác phẩm hiếm hoi soi vào chốn buồng the của nhân gian khiến độc giả hiện đại không khỏi ngạc nhiên trước sức “chịu chơi” của ông bà ta.

]]>
info@saigoneer.com (Yui Nguyễn. Ảnh bìa: Hannah Hoàng.) Loạt Soạt Fri, 23 Sep 2022 11:00:00 +0700
‘Hong Tay Khói Lạnh’ hay lời thì thầm của những khổ đau https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17342-nguyễn-ngọc-tư-hong-tay-khói-lạnh-tản-văn-review https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17342-nguyễn-ngọc-tư-hong-tay-khói-lạnh-tản-văn-review

“Má! Yêu Má!” 

Ba chữ tưởng chừng vô hại, thậm chí là dễ thương trong nhiều ngữ cảnh. Nhưng khi chị Nguyễn Ngọc Tư dùng ba chữ ấy để kết thúc một chương trong cuốn tản văn Hong Tay Khói Lạnh, chúng như thụi vào bụng tôi cái đau khổ của sự mất mát.

Hong Tay Khói Lạnh là tác phẩm mới nhất trong ngót nghét 30 tựa sách của Nguyễn Ngọc Tư. Chị đã từng đoạt những giải thưởng danh giá cả trong nước lẫn quốc tế với những tác phẩm nổi tiếng như Ngọn Đèn Không TắtCánh Đồng Bất Tận. Ấy vậy mà trên những bìa sách của chị, ít nhất là những cuốn tôi có, đoạn giới thiệu tác giả chỉ vỏn vẹn mấy dòng: “Sinh năm 1976. Hiện sống và viết tại Cà Mau.”

“Sinh năm 1976. Hiện sống và viết tại Cà Mau.” Ảnh: Nguyễn Ngọc Tư.

Hong Tay Khói Lạnh là tập tản văn ghi lại những câu chuyện của chị. Vẫn biết là những câu chuyện của chị Tư thường buồn. Nhưng trong những tập tản văn trước, đó là cái buồn man mác, nhẹ nhàng, vừa đủ để người ta cùng gặm nhấm, đồng cảm. Đến cuốn sách này, xuất bản năm ngoái khi đại dịch hãy còn hoành hành, nỗi buồn đã hóa thành tuyệt vọng. Cứ đi hết một chương là tôi lại tự hỏi: Chị, chị có ổn không?

Bản thân tôi vốn thích những thứ lạc quan nên cũng phải cố gắng lắm mới đọc hết cuốn sách. Dù vậy nhưng tôi vẫn biết rằng kiểu gì mình cũng phải đọc hết chứ không bỏ dở, đọc xong rồi còn muốn viết về nó nữa. Một phần vì tôi mê văn của chị Tư đã lâu, mê cái ngòi bút tinh tế và chân thực với không một chữ thừa. Đây, như cách mà chị bắt đầu chương “Việc nhà”:

Vô số động từ nằm giữa các dấu phẩy, các liên từ hoặc nhịu lẫn vào nhau đến không phân biệt nổi, và chị không biết khi nào thì chúng mới thôi tuôn ra. Theo thời gian, một số từ mới sinh sôi, rồi sao chép nhau xếp hàng vào mớ từ cũ. Tràn ra ngoài trang giấy, khó mà căn chỉnh chúng vào cột. Lổm nhổm khắp nơi, chúng mải mướt, nếu không phải nước thì là mồ hôi.

Chị chẳng cần nói việc nhà là những việc gì nhưng chỉ đọc vậy thôi là đã thấy mệt lắm rồi. Chị cũng là một người kể chuyện điêu luyện. Chỉ cần mấy câu thôi mà chị có thể xây dựng những tình cảnh éo le mà kết thúc thường không có hậu. Và cuốn Hong Tay Khói Lạnh lại đầy rẫy, đúng hơn là chỉ có, những câu chuyện như vậy. Như một người mới nhận tin mình sắp làm mẹ chẳng hạn:

Cùng lúc, chị biết mình có khối u chín muồi trong phổi và một đứa con vừa tượng hình. Ở bệnh viện nói chị hãy bỏ đứa con, nếu được sống lâu hơn. “Mẹ chọn con,” chị nói ở trong buồng vệ sinh bệnh viện, khi áp tay vào bụng.

Trong cuốn sách mỏng, cứ vài ba trang thì cái chết lại hiện lên một lần, nhưng không phải lúc nào cũng với đau thương. Nhiều nhân vật của chị Tư đón chào tử thần như một người quen, một sự giải thoát. Như cụ bà nằm im trên sàn nhà vệ sinh, miệng chẳng buồn kêu cứu dù đứa con trai đang ngồi phòng bên:

“Cây lược giắt trên miệng ống [bàn chải], mới một tuần đã nhớt thứ bợn keo vuốt tóc của thằng Bảo, và tuýp kem đánh răng không đậy nắp, đốm kem phía trên miệng khô quánh queo. Tật đụng đâu bày bừa ra đó, Bảo di truyền sang cả đứa nhỏ. Cái bản sao nọ cũng biết rải vỏ kẹo khắp nhà, cơm rơi bánh rớt suốt đường đôi chân gầy gò ấy đi qua.

“Mình thiệt là quá ớn chuyện đi thu dọn cho tụi nó rồi,” bà nghĩ, trong lúc chờ đám sương khỏa lên gương mặt phẳng lặng của mình.

Tôi bị cuốn theo cuốn sách cũng bởi vì chị Tư giúp tôi định nghĩa lại tản văn là gì. Trước đây tôi nghĩ nó là một thứ ghi lại những gì người viết trải nghiệm trong cuộc sống, nhưng chị đã khai sáng tôi rằng ảo tưởng cũng có thể là tản văn. Nửa đầu cuốn sách, tiêu đề “giả tưởng sau tận thế,” chị đưa người đọc xuống Ngầm — một thế giới mà con người chui vào lòng đất để tránh cái nắng chết chóc của mặt trời.

Trong Ngầm cũng có nắng, và mặt trời. Hết thảy đều được tái tạo sống động, y như thật… Mưa nắng được lập trình sẵn từ đầu năm, trước khi trình lên Hội đồng Ngầm, và làm sao cho không năm nào giống năm nào.

Và ở trong cái Ngầm ấy còn gì nữa ngoài những câu chuyện buồn thiu. Nào là những người nghèo sống trong xó xỉnh, nào là những cảnh tan đàn xẻ nghé, nào là những cái chết. Thế giới giả tưởng nhưng tôi ngờ những cái buồn là thật, là do chị lắng nghe ngoài đời rồi chắt chiu vào lòng, để rồi nặn lên từng con chữ, từng nỗi đau một.

Đến cuối sách, chị Tư hiện lên với những lời bộc bạch cá nhân. Không còn ẩn sau câu chuyện của một bà già từ con hay một cậu trai đang trốn chạy, chị chia sẻ, với tư cách là một người viết, về những “lời thì thầm”:

Chẳng có gì để dứt tôi ra khỏi lời thì thầm, khi tôi chơi trong vườn với các con mình, đưa chúng tới trường, khi ngồi trong buổi tiệc đông người… Âm thanh đó chỉ ngưng khi tôi viết ra xong câu chuyện của mình, để lại trong tôi không cơn trống rỗng. Thật may, có quá nhiều câu chuyện đang xếp hàng chờ được kể, và cũng chừng ấy lời thì thầm còn chờ để vẳng bên tôi…

“Hãy kể câu chuyện này ra, bởi bạn là nhà văn, đó là việc bạn phải làm, duy nhất. Và đó là thứ duy nhất làm nên một thế đứng kiêu hãnh, cho người viết.”

Đặt cuốn sách xuống, đọng lại trong tâm tôi không phải là những khổ đau, mà là những lời thì thầm. Lời văn của chị Tư đặt ra cho tôi một mẫu mực để noi theo và rèn luyện. Và những câu chuyện của chị cũng truyền cảm hứng để tôi tự xây dựng một thế giới giả tưởng — việc mà tôi chưa bao giờ làm — rồi truyền vào đó những câu chuyện của riêng mình.

]]>
info@saigoneer.com (Linh Phạm.) Loạt Soạt Tue, 09 Aug 2022 14:00:00 +0700
Tiểu thuyết 'Build Your House Around My Body': Một Việt Nam đan xen nhiều mảnh đời từ quá khứ đến hiện tại https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17331-một-việt-nam-đan-xen-nhiều-mảnh-đời-trải-dài-từ-quá-khứ-đến-hiện-tại https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17331-một-việt-nam-đan-xen-nhiều-mảnh-đời-trải-dài-từ-quá-khứ-đến-hiện-tại

Tại văn phòng Saigoneer, chúng tôi có chung một trăn trở về sự phổ biến của chủ đề chiến tranh trong văn học về Việt Nam. Đến tận ngày nay, các tác giả trong cộng đồng người Việt hải ngoại, ngay cả những cây bút trẻ, vẫn mãi miết cho ra mắt các tác phẩm xoay quanh chiến tranh và vết thương chiến tranh.

Tuy vậy, kho tàng văn học Việt Nam là tập hợp nhiều tiếng nói khác nhau, đại diện cho sự đa dạng cộng đồng. Những đầu sách yêu thích của tôi có thể kể đến The Mountains Sing and Things We Lost to the Water. Do đó, nhận định trên về chủ đề chiến tranh không mang sắc thái chỉ trích.

Build Your House Around My Body, mặt khác, đã thoát ly ra khỏi chủ đề muôn thuở này. Do đó, dù đây là tiểu thuyết đầu tay của Violet Kupersmith, sự đón nhận của khán giả dành cho tác phẩm này vượt ngoài mong đợi. Violet mang hai dòng máu Mỹ và Việt Nam và đã từng sinh sống ở Sài Gòn và Đà Lạt trước khi quay về Mỹ. Cô cũng từng dạy tiếng Anh cho học sinh người Việt ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua Chương trình Học giả Fulbright.

Cuốn sách như một cuốn hồi ký của Violet về quãng thời gian cô ở Việt Nam. Điểm đặc biệt trong lối kể chuyện của cô là lối miêu tả bối cảnh sống động và chân thật. Nhờ vào lối miêu tả đó, tác phẩm vẫn hấp dẫn với bạn đọc qua hàng thập kỉ và thế hệ.

Vì dòng thời gian trong tác phẩm không được sắp xếp theo trình tự tiếp tuyến, độc giả sẽ xuất phát từ Sài Gòn những năm 2010 về tỉnh Gia Lai trong thập kỷ 80, và Đà Lạt những năm 1940 trước khi quay về thời điểm hiện tại. Cùng với nhiều các nhân vật độc đáo và riêng biệt, rất khó để miêu tả Build Your House Around My Body một cách đơn giản.

Nếu phải chọn một nhân vật chính, đó sẽ là Winnie Nguyễn (tên thật là Ngoan), là một người con lai Mỹ-Việt. Cuộc sống của cô thường rơi vào tình trạng mất phương hướng, khiến cô có xu hướng tự hủy hoại bản thân. Cô đến Sài Gòn vào những năm cuối những năm 2010 và được nhận vào một trung tâm Anh ngữ tên Achievement!. Thay vì đặt tâm huyết và nỗ lực vào công việc này, cô lại bị cuốn vào những thói quen xấu. Cuộc sống của Winnie có thể được tóm gọn trong những cụm từ như: nghiện rượu, những đêm buông thả trong hộp đêm, những quyết định đi-vào-lòng-đất của cô. Chuyện cứ tiếp diễn như thế đến trước khi cô quyết định biến mất trong một ngày nọ, đây cũng là một tình tiết cao trào trong truyện.

Một người nước ngoài sống ở Sài Gòn hoàn toàn có thể hiểu rõ được cuộc sống của Winnie. Cũng qua đó, họ có thể nhận thấy các khuôn mẫu mà xã hội dành cho người nước ngoài.

Ví dụ như nhà Cooks, một đôi vợ chồng người Mỹ - đồng nghiệp của Winnie ở Achievement! — người “chủ động giới thiệu họ là 'những người ngoại quốc tốt bụng.'” Họ học tiếng Việt, làm công tác thiện nguyện, tránh xa các địa điểm du lịch đại trà, lại còn thích tập yoga và ăn bánh mì chay. Thế nhưng, họ lại quay lưng với những món ăn đường phố và các sản phẩm địa phương.

Độc giả có thể cảm thấy Build Your House Around My Body mang nhiều sắc thái điện ảnh khác nhau. Những tình tiết xoáy vào những sự kiện khiến người xem xanh mặt như những phim trắng đen ngày trước. Nhất là tình tiết liên quan tới một cảnh sát “bê” thuốc trong một nhà vệ sinh ngập nước ở một quán karaoke.

“Bộ phim” còn sử dụng các yếu tố siêu nhiên, và đôi khi không khác một bộ phim kinh dị điển hình, cụ thể trong những đoạn miêu tả quá khứ đen tối. Việc này được thể hiện rõ nét nhất tại một ngôi làng xã la Kare, ở Gia Lai, nơi mà một người phụ nữ trẻ mất tích vào năm 1986. Tại đây, chúng ta sẽ nhìn thấy một xưởng cao su bỏ hoang, một con quỷ tưởng tượng, một nhà ngoại cảm đáng sợ (điều hành Công ty Trừ tà Sài Gòn), và một người lão bà kì quặc nuôi một con chó bị quỷ ám.

Tất cả những tuyến nhân vật này — bao gồm một cậu bé con lai Khmer- Pháp được gửi vào một trường học ở Đà Lạt ngay khi quân đội Nhật bản xâm lược — bất ngờ là đều giao nhau. Việc đọc cuốn tiểu thuyết như trải nghiệm một chuyến tàu lượn siêu tốc, một cảm giác rất phấn khích, một cảm giác hoàn toàn khác với bất kỳ câu chuyện kể ở Việt Nam nào mà tôi từng đọc.

Violet là một nhà văn tinh tế với lối tả cảnh đầy lôi cuốn. Ví dụ, trong những buổi đi dạo vu vơ, Winnie thường “chọn các quán cà phê nhỏ trong những con hẻm hẹp — một ngôi nhà với 4 chiếc bàn lấp đầy phòng khách, những đứa trẻ cởi truồng bò ngang dọc dưới chân, những hạt dưa — món ăn phụ mà cô ấy không bao giờ động vào — dần ỉu đi trong mấy tô nhựa màu đỏ cạnh vài cái gạt tàn mà mấy gã cởi trần chơi đánh bài không buồn đoái hoài tới, thay vào đó, họ toàn gảy tàn thuốc ra sàn.”

Hay, khi nhắc đến chuyện ăn uống, “luôn có mấy người trên góc đường bán món thịt heo quay chặt nhỏ hay bánh mì hay món súp óng ánh mỡ gà. Winnie tin rằng đây là cách tốt nhất để tận hưởng trọn vẹn thành phố ẩm ướt này, từng tấc một, và cô ấy làm việc này với tất cả năng lượng chưa bao giờ cô dành ra cho công việc giảng dạy chính của mình.”

Còn có cả những cách miêu tả thành phố hiện tại mà chắc chắn sẽ kích thích — hoặc thậm chí kích động — những dân cư ngoan cố sinh sống lâu năm ở đây. Ví dụ như Quận 2, một nơi làm cho nhân vật công an cảm thấy hoang mang: “phần như khu ổ chuột, phần lại có vẻ an toàn cho người nước ngoài, phần như khu ngoại ô cho những người Việt Nam giàu có muốn sống cuộc sống như người nước ngoài, và vỉa hè — nơi giao thoa của mọi phần kể trên.”

Hay trong sở thú, nơi “những con vật đờ đẫn, gầy trơ xương, lủi thủi trong những chuồng xi măng bẩn thỉu,” thảm hơn cả mấy khu ổ chuột ở Quận 12. Những hình ảnh trực quan và trần trụi đó mang lại cho cuốn sách nguồn năng lượng mạnh mẽ khiến cho độc giả cảm giác như bị hút vào trong khung cảnh truyện.

Nhìn chung, Build Your House Around Body là một cuốn tiểu thuyết thú vị, sầu thảm và đầy kịch tính, mở đường cho một tài năng văn chương lớn. Đây là cuốn sách đáng được lên kệ và chắc chắn sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học đương đại lấy Việt Nam làm đề tài.

]]>
info@saigoneer.com (Michael Tatarski. Đồ họa: Phan Nhi.) Loạt Soạt Thu, 21 Jul 2022 13:00:25 +0700
'Mùa Hè Bất Tận,' món quà của người từng trải cho thanh xuân hồn nhiên và nhiệt huyết https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/16892-mùa-hè-bất-tận,-món-quà-của-người-trưởng-thành-cho-thanh-xuân-hồn-nhiên-và-nhiệt-huyết https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/16892-mùa-hè-bất-tận,-món-quà-của-người-trưởng-thành-cho-thanh-xuân-hồn-nhiên-và-nhiệt-huyết

Mùa hè không phải một mùa dễ chịu với ánh nắng bỏng rát và những cơn mưa xối xả bất chợt, nhưng nó để lại cho chúng ta những kỷ niệm rất đẹp về năm tháng cắp sách đến trường. Cũng từng là một học sinh, nữ họa sĩ Lâm Hoàng Trúc đã cho ra đời tựa truyện mang tên Mùa Hè Bất Tận để khắc họa những trải nghiệm của riêng cô về khoảng hồi ức đặc biệt này. 

Ra mắt bạn đọc sau hơn ba năm ấp ủ, Mùa Hè Bất Tận là câu chuyện xoay quanh chủ đề thanh xuân, học đường. Truyện gây ấn tượng không chỉ nhờ những hình ảnh vẽ tay hết sức kỳ công, mà còn qua việc khai thác những thông điệp nhân văn về tình bạn, gia đình và cuộc sống.

Chân dung họa sĩ truyện tranh Lâm Hoàng Trúc.

Hiện thực trên trang giấy

Phiên bản đặc biệt của Mùa Hè Bất Tận chính thức được xuất bản ngày 18/6/2021. Câu chuyện lấy bối cảnh mùa hè năm 15 tuổi của hai đứa trẻ khác giới cùng tên Phương, cùng hoang mang trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Khi ấy, những trái tim nhạy cảm tuổi niên thiếu đã sẵn sàng đập mạnh hơn để đi tìm tự do và tiếng nói riêng cho chính mình. 

Bìa bản phổ thông của Mùa Hè Bất Tận.

Nhiều độc giả Việt yêu truyện tranh made-in-Vietnam đã biết đến tên tuổi Lâm Hoàng Trúc từ năm 2018, khi cô “chào sân” với tác phẩm đầu tay Đường Hoa. Truyện kể về hành trình lập nghiệp ở thành phố của Trung, chàng trai miền Tây với hoài bão trở thành hoạ sĩ.

Khoảng thời gian ba năm giữa hai tác phẩm đã đánh dấu sự phát triển trong cách xây dựng câu chuyện và nhân vật của nữ hoạ sĩ. Nếu Đường Hoa là món quà cô gửi tặng cho tuổi trẻ cuồng nhiệt, thì Mùa Hè Bất Tận là cái nhìn sâu sắc về thế giới học đường, với màu sắc trầm buồn hơn. Đồng thời, mạng lưới nhân vật dày đặc hơn, các mối quan hệ nhiều đan xen hơn, tính cách, động cơ, hay quá khứ của nhân vật cũng phức tạp hơn. Nữ họa sĩ chia sẻ các nhân vật được lấy cảm hứng từ tính cách của bản thân và những người xung quanh.

Nhân vật nữ chính và mẹ.

Cô tiết lộ: “Nhân vật người mẹ là giống mình nhất. Cậu Phương con trai luôn dịu dàng nhưng hờ hững với mọi thứ là dựa trên ‘ông xã.’ Còn cô bé Phương là mình ở một phiên bản tuổi thơ khờ khạo.”

Nắm lấy tự do

Nữ hoạ sĩ cho biết, không phải vì lấy bối cảnh hiện thực mà câu chuyện trở nên đơn giản hơn. Kịch bản được Lâm Hoàng Trúc hoàn chỉnh trong mười ngày và dành trọn năm 2020 để vẽ. “Tâm tư của các nhân vật được đúc kết từ những năm tháng học trò của mình, những chiêm nghiệm về sự sống, cái chết, tình cảm gia đình và tình bạn.”

Bên cạnh đó, Lâm Hoàng Trúc còn nhấn mạnh thông điệp về sự ích kỷ: “Ai cũng muốn được kiểm soát. Mỗi người đều khao khát sự tự do, nhưng lại thiếu sự đồng cảm và vị tha với người khác.”

Phân đoạn yêu thích của tác giả trong truyện.

Cũng vì vậy, nữ hoạ sĩ rất tâm đắc những những phân cảnh nơi nhân vật tự quyết định vận mệnh của mình. Trích đoạn mà cô yêu thích nhất là khi nhân vật Phương rời bỏ trường thi trong cơn mưa rồi chạy đến bầu trời mây trắng trong chương 6. “Mình đọc đi đọc lại đoạn đó và tự nhủ: ‘Dù chỉ là trên trang giấy, mình cũng đã làm được điều mình hằng mong muốn. Đó là nắm lấy tự do!’”

Tâm huyết và uy tín

Lướt qua vài khung tranh trong Mùa Hè Bất Tận, nhiều bạn đọc sẽ bất ngờ trước cách "tỉa hình" tỉ mỉ, đòi hỏi tâm huyết rất lớn từ tác giả. Thực tế, mỗi trang truyện đều được Hoàng Trúc vẽ hoàn toàn bằng tay trên giấy khổ A3. Lý do nữ họa sĩ làm khó mình đến vậy là bởi cô cảm giác việc dùng các công cụ thủ công sẽ kéo người nghệ sĩ đến gần hơn với bản chất vấn đề.

Tâm tư của các nhân vật được đúc kết từ những năm tháng học trò của mình, những chiêm nghiệm về sự sống, cái chết, tình cảm gia đình và tình bạn.

Cô giải thích: “Đối mặt với một trang giấy trắng tinh và mỗi cây bút chì là một áp lực cực kỳ lớn, bởi mỗi dụng cụ đều là một tài nguyên. Nó cho mình ý chí để tạo ra ‘một thứ xứng đáng’ với tất cả những sự hao tốn đó. Sự mỏng manh của giấy cũng khiến mình quý trọng thành quả lao động hơn.”

Những khung tranh được cô vẽ bằng tay.

Tuy nhiên, đó chỉ là một phần thử thách trước khi tác phẩm được phát hành. Theo Lâm Hoàng Trúc, cô và nhà xuất bản đã có lúc bất đồng quan điểm vì người biên tập cho rằng nhân vật cô giáo có lời thoại không đúng với chuẩn mực nghề nghiệp.

“Theo mình, việc cố tạo ra hình ảnh tốt đẹp về ngành giáo dục đồng nghĩa với sự vô cảm. Ép nhà giáo phải luôn cư xử đúng mực, bất chấp mọi hoàn cảnh, là dồn họ vào chân tường. Tuy nhiên, sau nhiều lần chỉnh sửa và cân nhắc, mình thấy tác phẩm này cũng không phải để lên án, thậm chí có thể khiến độc giả ác cảm với nghề giáo. Mình phải lựa chọn giữa việc sa lầy vào hiện thực xã hội và tô hồng cuộc sống. Nó giống như đi trên dây vậy, rớt qua bên nào cũng đều dở cả,” cô nói.

Khung cảnh nên thơ thân thuộc với tuổi học trò làm nền cho tập truyện.

Với nỗ lực lớn trong thời gian dài, cả tác giả lẫn tác phẩm đều nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của bạn đọc. Cô nhận định đó là nhờ sự uy tín và rõ ràng trong quá trình làm việc. Trên fanpage hơn 23.000 người theo dõi, nữ hoạ sĩ thường xuyên cập nhật tiến độ sáng tác để người hâm mộ có thể cảm nhận về dự án sắp ra mắt.

“Độc giả nhìn thấy công trình phát triển và hoàn thiện dần, có lẽ điều đó khiến họ cảm thấy dự án này thật đáng đồng tiền bát gạo. Họ thấy đẹp hay xấu thì mình không dám tự đánh giá. Nếu người ta thích thì mình rất vui, còn không thì mình phải cố gắng thêm,” cô vui vẻ nói.

Bản đặc biệt của Mùa Hè Bất Tận.

Nối tiếp Mùa Hè Bất Tận, Lâm Hoàng Trúc bật mí cô sẽ làm một tác phẩm về lịch sử và một bộ truyện hành động. Lịch sử là thử thách cho mọi nhà sáng tạo, còn hành động là thể loại cô yêu thích nhất. “Một cái để mình chinh phục, một cái để thỏa mãn bản thân,” cô họa sĩ tươi cười. Chưa biết khi nào những bộ truyện này mới ra mắt, nhưng những người theo dõi Lâm Hoàng Trúc có thể tin chắc rằng cô sẽ dốc hết tâm sức cho từng tác phẩm của mình.

Phiên bản đặc biệt của tập truyện ra mắt vào ngày 18/6/2021. Phiên bản phổ thông phát hành toàn quốc vào ngày 30/6/2021. Bạn đọc tìm hiểu thêm thông tin phát hành của Mùa Hè Bất Tận tại đây

[Ảnh sử dụng trong bài do nhân vật cung cấp]

]]>
info@saigoneer.com (Mầm. ) Loạt Soạt Mon, 11 Jul 2022 10:30:00 +0700
Từ Huấn Lục: Hoàng thái hậu Từ Dụ và những lời dạy còn sống mãi https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17311-từ-huấn-lục-hoàng-thái-hậu-từ-dụ-và-những-lời-dạy-còn-sống-mãi https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17311-từ-huấn-lục-hoàng-thái-hậu-từ-dụ-và-những-lời-dạy-còn-sống-mãi

“Ta nhân lúc giải phiền muộn xin mệnh xa giá đi bắn chim, nếu hợp hoàn cảnh thì cho, không hợp thì không, không nói nhiều lời. Mỗi khi thường răn về số lần, mẹ nghiêm và từ như thế.” 

Việc dưỡng dục con cái thời nào cũng là một chủ đề đau đầu, bởi đó là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của những thế hệ đi sau. Ở Việt Nam, khó có ai vượt qua được Hoàng Thái hậu Từ Dụ về cung cách giáo huấn. Đó cũng là lý do bệnh viện phụ sản nổi tiếng nhất Sài Gòn, bệnh viện Từ Dũ, được đặt theo tên của bà.

Chỗ dựa cho bậc đế vương

Những lời răn dạy con cháu của bà đã được đích thân vua Tự Đức ghi chép lại, tập hợp thành sách có nhan đề Từ Huấn Lục (chép những lời giáo huấn của Đức Từ). Thông qua tác phẩm này, hậu thế không chỉ hiểu thêm về những giá trị sống của vương triều Nguyễn, mà còn hiểu hơn cách hoàng gia nhìn nhận Nho giáo.

Vua Tự Đức được biết đến là một vị hoàng đế có đức tính khiêm nhường và dũng cảm thừa nhận những thiếu sót bản thân. Đó cũng là lý do ông đặt cho lăng của mình cái tên Khiêm Lăng, cũng là quần thể lăng mộ lớn nhất thời Nguyễn. Trong khu lăng mộ của ông, còn có lăng của người mẹ đáng kính là bà Từ Dụ.

Là vị hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn, Tự Đức trị vì trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước; kể đến như biến loạn trong nội bộ gia đình khiến ông mang tiếng là người giết anh. Liên quan đến vận mệnh đất nước, ông đã rơi vào thế phải nhượng bộ trước người Pháp, gây nên nhiều bất bình trong lòng dân chúng. Là một người đa cảm, những biến cố này khiến vị hoàng đế phải tìm chỗ dựa tinh thần nơi người thân, bà Từ Dụ. Vì thế, cũng là lẽ dĩ nhiên khi ông dành thời gian ghi chép lại những lời răn của mẫu hậu.

Vua Tự Đức (trái) và Hoàng thái hậu Từ Dụ (phải).

Dù không trực tiếp can dự vào triều chính, bà luôn tự nhận thấy mình có phần trách nhiệm trước tình hình đất nước. Xuất thân từ một gia đình gia giáo tại Gò Công, từ nhỏ bà đã am tường kinh sử, hiểu biết lễ nghi. Tiếng thơm của bà lan đến Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, vợ vua Gia Long. Và từ đó (năm 1858), bậc mẫu nghi đã luôn phải cáng đáng chuyện chính sự cũng như hậu cung.

Một thoáng cung đình qua 225 lời răn dạy

“Vạn vật đều nhờ cái khí trời đất để phát triển, thật dễ tốt tươi. Dù cho con người hết sức tưới thì vạn chẳng được một.” Tư tưởng sống thuận theo chữ thời này có thể nói là tinh thần xuyên suốt 225 lời răn dạy của bà được vua Tự Đức ghi lại.

Theo ghi chép của vua Tự Đức, hoàng thái hậu mỗi sáng sớm đều chu đáo răn dạy ông một lời, nhưng không sao thuật lại hết. Chỉ những chuyện truyền hỏi riêng trong cung mà người ngoài không được nghe được kể khái quát. Mục đích là chuẩn bị cho về sau “soạn sử lấy làm gốc cho tiện.” So sánh với Đại Nam thực lục, nhóm nghiên cứu nhận thấy những chuyện không được ghi lại chủ yếu rơi vào việc phê phán quan lại tham nhũng.

Điểm qua bốn tập ghi chép làm nên Từ Huấn Lục, chúng ta dễ nhận ra những chủ đề bà hay bàn luận cùng nhà vua:

  • Thể hiện tình yêu với nhân dân, cầu cho mưa thuận gió hoà dân chúng ấm no,
  • Đề cao lối sống tiết kiệm và phê phán những hoàng thân, công chúa chỉ biết hưởng lộc,
  • Phê phán quan lại tham nhũng và những người họ ngoại của hoàng gia ỷ thế làm càn,
  • Rút ra những bài học từ những tích truyện xưa từ sử Trung Hoa, lên án những hủ tục và chủ trương cấm thuốc phiện.
Thuốc phiện cấm hay thả lỏng cả hai đều khó. Dụ rằng: Cấm tuy chẳng thể ngưng được hết nhưng dân còn sợ chẳng dám làm thế nào thì làm, còn hơn chẳng cấm, dân không có gì phải sợ ngại vậy. Đến như vận chưa đắc lợi thì làm sao cũng chả được thoả ý, đến nay cái tổn thất chẳng biết hết thảy bao nhiêu. Há chút ít thuế đây mà có thể giúp nó vậy ư? Cấm là đúng.

Bà không phải lúc nào cũng là người chủ động răn dạy hoàng đế. Có những đoạn được mở đầu bằng “Ta tâu,” “Lại tâu rằng,” nhưng những cụm từ như “Lại kính vâng lời dạy rằng,” “Mẹ ta dạy,” “Lại nghe lúc Thánh mẫu…,” lại phổ biến hơn xuyên suốt tác phẩm. Những lúc vua bẩm tâu về tình hình sức khoẻ của bà, bà thường hay xem nhẹ bệnh tình mà quay sang lo cho dân chúng. Tính cách này cũng xuất phát từ lối sống tiết kiệm, vị tha từ nhỏ của bà. Dường như chỉ có “quốc thái dân an” mới có thể chữa bà khỏi những căn bệnh.

Toàn bộ văn bản Hán Nôm của bốn cuốn ghi chép làm nên Từ Huấn Lục đều được đưa vào sách.

Do triều Nguyễn có luật không cho người ngoài dòng tộc lên nắm quyền, những dòng họ bên ngoại của hoàng gia luôn là vấn đề nhức nhối chốn hậu cung. Ở mỗi lần phê phán một vị hoàng thân hay vị quan họ ngoại, vua Tự Đức luôn bẩm tâu rõ tình hình, công trạng cũng như tội lỗi. Những lúc này, vị Thánh mẫu hiền từ đã khoác lên mình một bức màn nghiêm minh. Thế nhưng, thay vì khép tội, bà chỉ thường chốt hạ bằng một câu hỏi tu từ, hoặc chí ít là vua Tự Đức đã chép lại như thế.

Kính được dạy rằng: Phàm công chúa lấy chồng cần phải phụ thờ ông gia, bà gia, phải vấn an tặng biếu như nhà sĩ phu, há có thể vì là con gái hoàng gia mà trái lễ sao.

Tình cảm nhất phải kể đến những đoạn hai mẹ con tâm tình, điểm qua những tích truyện cổ trong sử Trung Hoa, nhất là Tam Quốc Chí. Bà thường nhớ lại những giai thoại xưa, thi thoảng liên hệ đến những quyết định của ba đời vua Nguyễn trước đó. Từ đó, bà đưa ra những nhận định liệu những giá trị sống lúc xưa có còn hợp với thời cuộc lúc bấy giờ, đôi khi còn cảm thương cho cố nhân mà mất ngủ. Những lời dạy ấy cũng đã phần nào phản ánh quan điểm của bà và vua Tự Đức về Nho giáo, vốn được triều đình nhà Nguyễn tôn vinh qua mọi đời vua.

Đọc sử đến đoạn Đường Thái Tôn yêu tất cả các con, đến nỗi nhiều con phản bội tranh giành ngôi, Thái Tôn muốn tự vẫn, được cười mà dụ rằng: Thái Tôn anh minh, nhiều lần khéo cư xử, chỉ riêng việc gia đình cớ sao lại không khéo xử trí, bởi vì do chìm đắm trong tình yêu riêng mà đến nỗi như vậy.

Lời kết

Từ Huấn Lục là một tư liệu quý cho việc nghiên cứu về văn hoá và giáo huấn trong cung đình triều Nguyễn. Qua tác phẩm, người đọc không chỉ thấm thía tình mẫu tử giữa bậc mẫu nghi và đế vương, mà còn hiểu hơn về thái độ và tâm tư của triều đình Nguyễn trong thời “tiến thoái lưỡng nan.” Với văn phong gần gũi nhưng đỗi nghiêm trang được dịch từ Hán Nôm, chắc chắn mỗi độc giả đều sẽ tìm thấy điều mình quan tâm trong tác phẩm này.

]]>
info@saigoneer.com (Yui Nguyễn. Ảnh bìa: Phan Nhi.) Loạt Soạt Fri, 01 Jul 2022 12:00:00 +0700
The Magic Fish: Danh tính, gia đình, 'come out' với cha mẹ qua góc nhìn cổ tích https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17301-the-magic-fish-danh-tính,-gia-đình,-come-out-với-cha-mẹ-qua-góc-nhìn-cổ-tích https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17301-the-magic-fish-danh-tính,-gia-đình,-come-out-với-cha-mẹ-qua-góc-nhìn-cổ-tích

Những điều chúng ta không thể diễn đạt thành lời đôi khi lại là chất liệu tuyệt vời nhất để viết nên một câu chuyện. Truyện cổ tích như một phiên bản đầy đủ của một câu tục ngữ được tiền nhân gửi gắm những giá trị, kỳ vọng và kinh nghiệm về tình yêu, mất mát, khao khát, số phận và những khó khăn gian khổ. Trẻ em thường tìm hiểu về thế giới người lớn thông qua những câu chuyện này, và sẽ luôn ghi nhớ bài học rút ra từ đó cả khi đã trưởng thành.

Những câu chuyện cổ tích về tình thân gia đình

Đó cũng là tiền đề của The Magic Fish, tiểu thuyết minh họa (graphic novel) của tác giả người Mỹ gốc Việt Trung Lê Nguyễn. Nhìn chung, The Magic Fish là câu chuyện về Tiến và những trăn trở của cậu bé trong việc "công khai" tính dục với cha mẹ. Không chỉ lo sợ rằng mẹ sẽ không chấp nhận con người thật của mình, Tiến còn phải đối đầu với những định kiến hiện hữu trong xã hội Mỹ. Việc cha mẹ Tiến là người tị nạn nhập cư, cùng rào cản ngôn ngữ giữa hai thế hệ càng khiến Tiến khó giải bày tâm sự. Cậu đành tự mình lên kế hoạch trong khi mẹ cậu, bà Helen, vẫn đang đau đáu nhớ về cội nguồn, gia đình và văn hóa quê hương.

Để khai thác chủ đề đa chiều này, Trung Lê đã chọn ba câu chuyện cổ tích: Tấm Cám, Nàng Tiên Cá, và một chuyện kết hợp của Công Chúa Lốm Đốm (Allerleirauh) và Công Chúa Áo Rách (Tattercoats). Trong những lần Tiến cùng mẹ đọc truyện, độc giả có thể nhận ra cuộc đời của hai mẹ con trải ra song song với những số phận trong truyện: Allerleirauh luôn thấy mình cần phải che giấu con người thật của mình trước người cô yêu; Tấm luôn phải chịu tủi nhục sau khi mẹ cô qua đời; nàng tiên cá Ondine hy sinh bản thân để tìm kiếm một cuộc sống mới ở bên kia mép nước.

Tình tiết của tiểu thuyết lấy phần lớn cảm hứng từ Tấm Cám.

Tuy nhiên, Trung Lê không để những câu chuyện cổ tích kể hết về cuộc đời của mẹ con Helen và Tiến. Bởi sự tương đồng giữa cổ tích và đời thực chỉ để tô điểm cho nội tâm phức tạp của hai nhân vật. Ngay cả những chi tiết nhỏ cũng tạo được sức hút khi được liên hệ với các chi tiết hư cấu. Chẳng hạn, chiếc váy dạ hội trong truyện cổ tích cũng có vai trò quan trọng tương đương chiếc áo khoác của Tiến, được chính bà Helen, vốn là thợ may, làm cho con trai mình. Bức tường giữa những cổ tích và mạch truyện chính dường như đã được phá bỏ một cách tinh tế, mà chính độc giả phải tự trải nghiệm mới thấy hết được màu nhiệm.

Tác giả hoàn toàn dựa vào hội thoại và trích đoạn từ những câu chuyện cổ tích để xây dựng tình tiết cho The Magic Fish. Cách tiếp cận này khiến tác phẩm có nhịp độ nhanh, và đầy kịch tính, nhưng dẫn đến một vấn đề: làm thế nào để độc giả phân biệt được ba câu chuyện cổ tích với mạch truyện chính? Đó là qua màu sắc. Mỗi phân đoạn được gắn với một gam màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh, khiến từng trang giấy và khung hình như xem bằng một chiếc kính vạn hoa.

Ba câu chuyện được phân biệt bằng ba màu sắc cơ bản.

Thú vị thay, việc sử dụng bảng màu đơn sắc lại làm bật lên những hiệu ứng trong tranh. Phần lớn các trang minh hoạ được Trung Lê thực hiện thủ công, chỉ có phần kết được hoàn thành bằng phần mềm kỹ thuật số để đẩy kịp tiến độ. Dù các phân cảnh không dày đặc và khuôn mặt nhân vật được vẽ theo phong cách hoạt hình, những chi tiết như tóc, hoa ăn trên quần áo vẫn được đầu tư hết sức tỉ mỉ.

“Mục tiêu của mình [khi bắt đầu thực The Magic Fish] là viết nên một mẩu chuyện thật nhỏ nhặt. Điều kỳ lạ là khi viết về các nhóm thiểu số trong xã hội, người ta luôn mong đợi mình phải chế ra một cái gì đó thật sâu sắc về nó. Phải có thật nhiều tầng nghĩa, mọi chi tiết đều phải xoay quanh chuyện 'sống bên lề xã hội.' Tất cả những câu chuyện của người di dân đều có mô-típ như vậy.” — Trung Lê viết trong phần chia sẻ của tác giả.

Anh cho biết, anh muốn thoát khoải mô-típ quen thuộc ấy để có thể “khám phá thêm những khía cạnh khác xung quanh chủ đề đó.” Chẳng hạn, việc các nhân vật nỗ lực vượt qua rào cản ngôn ngữ để thảo luận về tình yêu với nhau làm cho tác phẩm trở nên độc đáo và đồng thời mang tính phổ quát hơn. Đây vốn là câu chuyện dành cho các gia đình nhập cư và các thành viên của cộng đồng LGBTQ+. Dù vậy, cũng như những câu chuyện cổ tích, chủ đề này đã vượt ra ngoài giới hạn về thế hệ, địa lý và xuất thân, và gây được tiếng vang với nhiều đối tượng độc giả khác nhau.

Điều kỳ lạ là khi viết về các nhóm thiểu số trong xã hội, người ta luôn mong đợi mình phải chế ra một cái gì đó thật sâu sắc về nó.

Độc giả không mất nhiều thời gian để hoàn thành The Magic Fish, nhưng sẽ dễ bỏ qua những chi tiết mà Trung Lê đã chăm chút trong tác phẩm. Trong phần “Between Words and Pictures” ở cuối sách, anh đã chia sẻ hành trình vẽ minh hoạ và xâu chuỗi nên tác phẩm. Cụ thể, trí tưởng tượng của nhân vật sẽ quyết định bối cảnh của câu chuyện cổ tích, và phần minh hoạ cũng phải thể hiện sao cho tương xứng.

Câu chuyện Tấm Cám, qua lăng kính của chị bà Helen, được thuật lại với nét kiến trúc và trang phục được thiết kế theo phong cách Đông Dương ở Việt Nam những năm 1950. Trong khi những câu chuyện Tiến kể được ảnh hưởng bởi văn hoá đại chúng phương Tây giữa cuối những năm 1990. Trung Lê đã nghiên cứu kỹ lưỡng những chi tiết và hoạ tiết lịch sử trước khi vẽ nên những bộ cánh dạ hội trong tác phẩm.

Theo thời gian, những câu chuyện cổ tích sẽ luôn được kể lại với bối cảnh khác để phù hợp với những thế hệ mới. Những câu chuyện xoay quanh chủ đề xu hướng tính dục và những chật vật của người nhập cư cũng đã được kể lại vô vàn lần. Tuy vậy, với hình thức sáng tạo và giọng văn tươi mới, thân tình, The Magic Fish đã mang lại cho độc giả một trải nghiệm đọc hoàn toàn mới lạ.

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen. Ảnh: Lê Thái Hoàng Nguyên.) Loạt Soạt Tue, 21 Jun 2022 15:00:00 +0700
Mảnh tình xa xứ trong 'Mảnh vỡ, Khăn giấy, Một chuyện tình' qua ngòi bút Andrew Lam https://saigoneer.com/vn/literature/17299-mảnh-tình-xa-xứ-trong-mảnh-vỡ,-khăn-giấy,-một-chuyện-tình-qua-ngòi-bút-andrew-lam https://saigoneer.com/vn/literature/17299-mảnh-tình-xa-xứ-trong-mảnh-vỡ,-khăn-giấy,-một-chuyện-tình-qua-ngòi-bút-andrew-lam

Truyện ngắn được trích từ Tập 2 của tuyển tập văn học In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn do Saigoneer phối hợp cùng Hội Sách Miami (Miami Book Fair) chọn lọc. Đây là tuyển tập văn học bao gồm ba tập, với các tác phẩm thơ, văn xuôi cùng tranh minh họa được thực hiện bởi hơn 20 tác giả người Việt và dịch sang hai ngôn ngữ Anh-Việt.

Mảnh vỡ, Khăn giấy, Một chuyện tình

Tác giả: Andrew Lam

Minh họa: Trà Nhữ.

Mảnh thuỷ tinh xa lạ với lòng bàn chân của anh; bằng cách nào đó, đã găm mình vào chốn da thịt không thân thuộc. Một cuộc tung hứng tưởng chừng chẳng có hồi kết, cái cách anh dằn và kéo mảnh vỡ, và cách nó chối từ mọi thỏa hiệp từ anh. Nhưng cuối cùng, mảnh vỡ — vô cùng nhỏ bé, nhỏ hơn cả một giọt nước mắt — đã được giải phóng, còn anh, kẹt trong cơn đau, nhìn nó chăm chú một lúc dưới ánh đèn halogen, trước khi búng nó bay như ngọn sao chổi khỏi cửa sổ của tôi.

Trên giường tôi, chàng Shiva với đôi mắt ngấn lệ ấy đang ngồi, bàn chân bị thương của chàng lơ lửng trong không trung, cựa quậy, cựa quậy.

Đáng nhẽ tôi đã phải quét dọn cẩn thận hơn. Tôi không thể chào đón một nhà thơ như thế này. Đáng nhẽ tôi nên đi lau chùi, đi đánh bóng. Đi làm gì đó. Giờ thì tôi nhìn anh lau vết thương bằng khăn giấy, thật ngượng nghịu, như thể như tôi là kẻ rình rập bị bắt quả tang. Nhưng rồi anh ngước lên và mỉm cười. Lại đây nào, anh nói.

Chúng tôi buông lời quyến rũ nhau qua điện thoại và email một năm trước khi gặp mặt. Một bài luận tôi viết đã len lỏi đến thế giới của anh, và anh chủ động gửi cho tôi một email đầy lời khen ngợi. Tôi trả lời, cảm ơn anh vì những lời tử tế, không quên đính kèm số điện thoại của mình một cách kín đáo.

Anh ấy đã gọi.

Chúng tôi đã trò chuyện.

Hầu hết là về quê hương, về tuổi thơ của chúng tôi ở miền nhiệt đới Việt Nam. Anh nhắc tôi về những ngày mùa chỉ còn lưng chừng trong ký ức, những quả ngọt thời thơ ấu, những quả ngọt được thưởng thức trong vụng trộm ngất ngây. Em có còn nhớ xoài xanh không? Chua và ngọt và giòn, chấm cùng muối ớt đỏ và mắm ruốc, phải giấu dưới ngăn bàn khi có ông bà giáo nào đấy bắt gặp. Và sầu riêng, một múi màu vàng mềm như khối óc, được cả gia đình say sưa thưởng thức sau bữa tối, muốn ăn phải dùng ngón tay tách vỏ gai to bằng hộp sọ, tựa như cả gia đình đang thực hiện một cuộc đại phẫu, chính xác là như vậy, một nghi lễ để sẻ chia ruột thịt. Và ôi cái mùi! Cái mùi thối rữa, nồng nặc của sầu riêng phải ám vào tóc, vào xoang mũi, vào hơi thở đến vài ngày. Và vú sữa, bên ngoài xanh tím, bên trong trắng sữa, ăn sau giấc ngủ trưa, vị mát và mịn trượt vào cuống họng như kem ngọt. Khi ăn xong, phải rửa sạch nhựa chát trên môi, chà thật mạnh, đến khi môi trông thật thô ráp, như thể vừa hôn ai đó quá nhiều.

Ngược lại, tôi kể cho anh nghe về hàng cây phượng đỏ trong sân trường tiểu học, đỏ rực và xanh ngát, rạng rỡ đến chói lóa dưới ánh nắng khắc nghiệt, ra quả đen, vỏ quả cứng vừa vặn trong lòng bàn tay đứa trẻ, được mấy cậu con trai dùng làm đao kiếm khi đấu tay đôi. Tôi kể về ngôi biệt thự nghỉ hè của gia đình, phủ lấp trong giàn hoa giấy đỏ bềnh bồng bên bờ biển Nha Trang. Về những hôm tôi ngủ trưa trên tầng hai, ngủ thật ngon lành, chẳng đoái hoài gì đến tiếng cười giòn giã của cha mẹ, âm thanh thoạt nghe như tiếng pha lê vụn vỡ, vang vọng từ phòng này sang phòng khác (và tôi yêu tiếng sóng biển rì rào ngoài khung cửa sổ kiểu Pháp, nó khiến tôi mơ về những chú hổ). Những mùi hương mà tôi thích nhất khi bé: mùi biển, tất nhiên có lẫn chút mùi tanh của tảo và cá chết trôi, mùi cánh đồng lúa chín khi trời chạng vạng, mùi dầu khuynh diệp bà tôi dùng để đánh đuổi gió độc, mùi nhang đàn hương ngọt ngào được người mẹ mộ đạo của tôi đốt hàng đêm.

Trong một cuộc gọi rất khuya vào một đêm mùa thu, tôi thì thầm, Đọc cho em một bài thơ. Ngoài vịnh, tiếng còi báo hiệu sương mù vang vọng đến thê lương. Đọc em nghe một bài thơ, nhé.

Anh chịu thôi, anh ấy nói. Không phải em cũng phải gửi anh hình hay sao?

Em xin lỗi. Em sẽ gửi nó cho anh vào ngày mai. Em hứa đấy. Nào, đọc thơ cho em đi.

Hmm....

Đọc em nghe, nào.

Rời đi

Mẹ đốt từng trang album

ngày cưới, con cả, tang lễ

của cha, Tết

nhanh lên, mẹ nói, nhanh lên, xếp đồ,

mau chuẩn bị 

mẹ con mình lên đi thuyền đi

xuôi sông

ra khơi ...

Sài Gòn tháng 4

Một mùa khói

Những vần thơ của anh theo chân một hành trình chông gai, một chặng đường đầy ấp kỳ diệu và đau buồn.

Tôi nắm bắt lấy cơ hội lúc ấy: Anh sẽ đến thăm em chứ?

Đến thành phố nơi em ở? Anh ấy hỏi.

Đúng, tôi đáp lại. Ở cạnh biển. Anh có thể ngắm thuyền buồm mỗi sáng ngoài cửa sổ của em. Nghe tiếng cáp treo xình xịch trên đỉnh đầu. Cảm nhận làn gió biển nhảy múa trên da, nếm vị muối hòa lẫn trong đó....

Khi yêu, ta mường tượng về địa lý chung quanh bằng giác quan của người còn lại, dù có mờ nhạt đến thế nào, để xây nên một thế giới mới. Trong tâm trí, tôi có thể thấy Houston, thành phố nơi những trung tâm thương mại dải, những ngôi nhà cổ kính và những tòa nhà chọc trời bằng kính và thép lấp lánh cùng tồn tại. Ngược lại, anh mơ về San Francisco với Kim tự tháp Transamerica chọc trời xanh, những ngọn đồi lộng gió màu than hồng lúc chạng vạng, những chiếc thuyền buồm lướt trên vịnh như đàn bướm trắng nô đùa; và anh mơ — tôi nghe được từ giọng của anh — rằng đâu đó trong thung lũng, là mùi vị của sự tự do. 

Được rồi, anh ấy nói, thế thì anh sẽ đến thăm em. Vào tháng mười hai, đầu mùa Đông.

Nhưng rồi anh giẫm lên mảnh vỡ. Và phải đi lại một cách cực nhọc vào hôm sau, đôi ủng của anh, vừa mua một tuần trước, vẫn còn cứng cáp, đôi tất nhuộm màu của anh cứ trượt sâu bên trong. Anh đi dạo quanh thành phố, thành phố của tôi, với bàn chân mỏng manh.

Ngoài tai nạn ấy ra, chúng tôi ríu rít như chim hót vào ngày đầu tiên bên nhau. Trong bữa trưa, chúng tôi nắm tay nhau dưới bàn ở Cafe Claude, khi tôi giới thiệu anh với bạn bè, và khi đi bộ về nhà, chúng tôi say sưa hát một khúc dân ca về cấy cày, giai điệu được học từ một thời xa xưa, phai nhạt trong ký ức đến mức cả hai chúng tôi đều chẳng thuộc hết lời.

Ngày thứ hai: Đến Carmel. Tay tôi nắm vô lăng, thỉnh thoảng lại vuốt ve nàng, Cesoria Evora đang khẽ ngâm nga những bản ballad hoài niệm về tình yêu. Đêm qua, dưới mái hiên màu đỏ của tòa nhà chung cư trát vữa đâu đó trên phố Russian Hill, chúng tôi đã hôn nhau và tôi, trong cơn bốc đồng, đã cầu xin anh đến sống với tôi. Anh nhìn ra mặt nước tối và ngẫm về lời đề nghị. Trước khi tôi có thể cất lời, anh hôn tôi một lần nữa để tôi im lặng.

Anh lặng ngắm mặt biển, lúc này là một tấm bạc lấp lánh trải dài về quá khứ. Hẳn anh cảm giác rất lạ lẫm khi thấy Thái Bình Dương một lần nữa, xa khỏi đất liền của Texas, đại dương như một lời nhắc nhở về hành trình đau thương trên con thuyền đông đúc đầy người tị nạn từ Sài Gòn. Anh sống lại tất cả ký ức ấy một lần nữa. Anh nhớ rằng mình đã thấy tấm lưng nhỏ bé của mẹ, khi anh dang tay ôm những đứa em vào một góc trên con tàu tối tăm, đông đúc và hôi thối. Anh muốn thế chỗ của mẹ để bà có thể lên boong trên và hít thở không khí trong lành, dù chỉ một lần. Nhưng bà không bao giờ làm vậy. Suốt chuyến hành trình, bà chăm đàn con với sự dũng mãnh của một nữ sư tử. Còn anh, anh là người đi xin nước, người đưa về những tin xấu. Chính anh là người đã kể cho gia đình về bầu trời trời xanh, về biển cả bao la.

Các anh chị em của anh giờ đã lớn, mẹ anh cũng đã bước qua tuổi trung niên, nửa mất trí, và anh, như một thiên sứ nhân từ, vẫn trông nom bà, và đàn em, như thể anh sẽ mất hết mục tiêu và mục đích sống nếu buông bỏ, dù anh có khao khát tự do đến thế nào, chỉ có trời mới biết, những hy vọng tiêu tan hàng đêm.

Sau đó, anh quay sang tôi, gió trên tóc anh, biển mờ trong khóe mắt: Anh muốn. Anh thực sự rất muốn đến đây cùng em.

Ngày thứ ba: Có điều gì đó đã thay đổi. Một bóng đen lướt ngang qua khung cửa sổ, sự vận động diễn ra giữa những vì tinh tú. Niềm vui ngày đầu từ khi thấy nhau đã dần ngã ngũ thành những tiểu tiết thực tế đến phũ phàng; chúng tôi rơi vào vòng lặp của những thói quen. Anh ngủ trên chiếc giường yêu thích của tôi, cánh tay trái của tôi mỏi vì sức nặng của cái đầu đẹp trai của anh. Cách anh quàng khăn qua vai khiến tôi khó chịu, và tôi không rõ vì sao lại thế. Đôi khi anh mang một vẻ trầm mặc, vẻ sầu muộn của một nhà thơ, tôi đoán là vậy, dường như chẳng thể tiếp cận được. Anh khoác lên mình dáng vẻ ấy quá nhiều, như cách một geisha khoác lên mình lớp phấn dày. Tôi nhìn anh chìm đắm trong nỗi buồn, và tự hỏi làm thế nào có thể xếp vừa những cuốn sách của anh trong căn hộ này, khi kệ sách của tôi còn không đủ chỗ cho kho tác phẩm của V.S Naipaul?

Ngày thứ tư: Anh phát hiện ra một bài thơ chưa hoàn thành trên bàn của tôi, một lời tán dương về vẻ đẹp của anh. Anh chẳng nói gì, nhưng tôi biết anh không thích nó. Không phải vì anh tị nạnh, mà là tôi đã tiến vào "địa phận" của anh, dù là để kéo anh đến gần tôi. Tôi nghe được điều gì đó trong tiếng thở dài của anh: sợ hãi vì ngột ngạt.

Ngày thứ năm: Hay đúng hơn là đêm thứ năm. Trời đổ mưa. Một điệp khúc của những hồi tưởng vang lên. Mười lăm năm qua và đêm nay anh vẫn vậy, một cậu bé ngân ngấn nước mắt đứng trong trại tị nạn, nhìn mẹ ôm đứa em trai ốm yếu, đứa con út sắp chết vì bệnh viêm phổi, trước mắt. Anh say, không phải vì rượu, mà vì đã trót tin, trót buồn đau. Anh nhìn chăm chăm ra ngoài cửa sổ và nói về việc rời bỏ, chính xác là muốn rời bỏ, mẹ của mình, một điều không tưởng, bỏ lại anh chị em, những người đã rời bỏ anh, rời Texas mà anh vốn dĩ chẳng đoái hoài, bỏ lại tất cả, ký ức của anh, nỗi buồn của anh, những thứ đã chiếm đoạt sự sống của anh.

Cả nhà chôn bé Bình trên đảo Guam. Mọi người đứng quanh mộ em, hát bài nó thích nhất, đặt con chó đồ chơi của nó trên gò đất đến khi mưa cuốn trôi đi. Năm ngoái, em gái anh đã đi tìm lại mộ nhưng không thấy. Vài sớm, mẹ anh lại nhìn chằm chằm ra cửa sổ rồi bật khóc như thể chuyện mới xảy ra ngày hôm qua.

Nghe anh nói, tôi chợt thấy lòng mình nôn nao trong một nỗi nhớ da diết. Mùa hè năm 1973, một năm sau khi Quân đội Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ tái chiếm thành phố Quảng Trị gần đường vĩ tuyến. Tôi đã đến thăm Quảng Trị cùng cha trên một chiếc máy bay trực thăng, một chuyến du ngoạn khá kỳ lạ. Thành phố đã bị phá hủy bởi cuộc tái chiếm đóng, trở thành đống đổ nát vì bom B-52, để lại những hố sâu mà sau mùa lũ đã biến thành bể bơi cho những đứa trẻ còn sống sót. Tôi dạo bước xung quanh. Sau khung cửa sổ vỡ của một ngôi nhà là một cụ bà. Bà vẫn ngồi đó như mọi khi, với nét thoai thoải của năm tháng, nhưng giờ bà nhìn chằm chằm vào hư không, khu xóm cũ nay đã biến mất, và bức tường có khung cửa sổ là thứ duy nhất còn sót lại của ngôi nhà. Tôi nhớ rằng mình đã vẫy tay chào bà. Bà không vẫy tay chào lại tôi.

Ngày thứ sáu: Tôi muốn nói với anh, thiên thần đang ngủ trên vai tôi, rằng thật kỳ lạ khi tình yêu giữa hai người tha hương lại bị cản ngăn bởi nỗi giằng xé của ký ức, rằng Việt Nam, theo nhiều cách, vẫn là một đất nước dang dở — ngay cả bây giờ, giữa cơ thể của chúng tôi, giữa đôi môi của chúng tôi.

Ngày thứ bảy: Mẹ cần anh, anh ấy nói. Em thật may mắn. Em được tự do.

Và, tôi nghĩ, cũng vì vậy, mà tôi hoàn toàn cô độc.

Trên đường trở về từ sân bay, tôi chợt nhớ ra mảnh vỡ nhỏ bé ấy đã xuất hiện trên sàn nhà của tôi như thế nào. Một chiếc bình pha lê mỏng đựng hàng chục bông hoa tulip trắng đã rơi xuống vào một buổi tối lộng gió mùa xuân năm ngoái. Tôi nhớ mình đã cầm ngược cành hoa, say mèm trong cơn thở hồng học, một biển pha lê sắc nhọn ôm lấy chân tôi, nước chảy ra từ những nụ hoa bi ai như tuyết tan.

Một tháng sau, vẫn không có tin tức. Điện thoại của anh đã ngắt kết nối. Sáng nay, tôi tìm thấy mẩu khăn giấy nhăn nhúm, lấm tấm máu khô dưới giường, mảnh khăn liệm Turin của riêng tôi. Bây giờ anh đã ở rất xa, ẩn mình sau nhiều múi giờ, kết kén trong nỗi mặc niệm. Tôi đi chân trần trong căn hộ, hy vọng một mảnh vỡ khác cũng sẽ xuyên qua mình. Nhưng than ôi, chuyện đó không xảy đến với tôi, nên tôi đành giữ dưới chiếc gối satin xanh ngọc của mình một tờ khăn giấy dính máu, tàn dư của một giấc mơ không nguôi, khao khát đoàn tụ chẳng thể nào dứt.

Độc giả có thể tải ba tập của In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn miễn phí tại đây. Đọc bài viết của chúng mình về quá trình thực hiện tuyển tập ở đây.

]]>
info@saigoneer.com (Andrew Lam. Minh họa: Trà Nhữ.) Văn Chương Fri, 17 Jun 2022 14:00:00 +0700
Học giả Hà Văn Tấn đưa ta 'Theo Dấu Các Văn Hoá Cổ' https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17282-học-giả-hà-văn-tấn-đưa-ta-theo-dấu-các-văn-hoá-cổ https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17282-học-giả-hà-văn-tấn-đưa-ta-theo-dấu-các-văn-hoá-cổ

Nguồn gốc luôn là một phạm trù làm con người đảo điên, ở mọi thời đại và trên mọi phương diện: từ nhân chủng, văn hoá lẫn tâm linh. Một cá nhân sẽ ít nhất một lần tự vấn về nguồn gốc của bản thân, gia đình, dân tộc và nhân loại. Vậy người Việt Nam chúng ta đến từ đâu?

Người mang ánh sáng từ sâu dưới lòng đất

Ngoài những sự tích trong huyền sử dân tộc, chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ với tổ tiên qua những di chỉ khảo cổ trải dài mảnh đất chữ S. Dù vậy, khảo cổ học không phải là ngành được đông đảo học sinh quan tâm. Bao nhiêu người sẽ chọn vào ngành khảo cổ học sau khi tốt nghiệp phổ thông?

Thế nhưng, ít ai biết Việt Nam là cái nôi đã sản sinh ra những cái tên xuất chúng trong ngành khảo cổ với sức ảnh hưởng vươn ra phạm vi khu vực. Không thể không kể đến học giả Hà Văn Tấn, một trong “tứ trụ” của làng sử học Việt Nam. Và Theo Dấu Các Văn Hoá Cổ là tập hợp những nghiên cứu của thầy ở từng thời kỳ khảo cổ học: Thời đại đồ đá, thời đại kim khí và thời đại lịch sử. Từ đó, độc giả sẽ hiểu rõ những biến chuyển của văn hóa Việt Nam cũng như trong khu vực Đông Nam Á.

GS Hà Văn Tấn.

Không chỉ là một nhà khảo cổ tâm huyết, GS Hà Văn Tấn còn là một cây bút tài hoa với những câu chữ đưa người đọc, dù không hiểu sâu về khảo cổ, trở về Việt Nam thời hồng hoang. Nguyên là Viện trưởng Viện Khảo cổ học với hơn nửa cuộc đời giảng dạy ở Đại học Tổng hợp, ông không chỉ mang ánh sáng đến vùng hiểu biết bị vùi dưới hàng lớp đất, mà còn là “người đưa đò” của bao thế hệ học giả sau này.

Những nghiên cứu của ông tích hợp và phản biện những quan điểm Tây lẫn Đông phương. Độc giả hẳn sẽ có một cái nhìn bao quát về không khí học thuật thời trước về những văn hoá cổ từng tồn tại trên Việt Nam.

Mảnh ghép mang tên Việt Nam

Không gian thế giới tiền sử không vận hành bên trong khuôn khổ của những biên giới như ngày nay. Đối với Hà Văn Tấn, muốn hiểu được Việt Nam cổ đại, chúng ta phải nhìn rộng ra cả Đông Nam Á và Trung Hoa. Việc kiến tạo không gian nguyên thuỷ, do đó, là bước tối quan trọng để chúng ta tránh áp đặt những tư duy hiện đại khi nghiên cứu văn hoá cổ.

Từng dẫn dắt nhiều đoàn khảo cổ ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, những chia sẻ của giáo sư về một cuộc khai quật sẽ cho chúng ta hiểu thêm về đặc điểm địa chất ở Việt Nam. Không dừng lại ở đó, thầy còn bình giảng về địa chất thế giới, từ những tảng băng vĩnh cửu ở Iceland đến tầng đất ở Nam Trung Quốc. Từ đó, thầy rút ra những nhận xét, tán thành lẫn bác bỏ, về cuộc thiên di của người tiền sử trên thế giới, lẫn Việt Nam.

Những công cụ cuội thuộc phạm vi văn hoá Sơn Vi được tìm thấy ở Cầu Đen, đồi Công Nghiệp trên dãy Hoàng Liên Sơn.

Qua loạt bài viết phân tích những di chỉ khảo cổ ở Phùng Nguyên, Hoà Bình, Sơn Vi, v.v. độc giả dễ dàng nhận thấy những đặc điểm tương đồng với những hiện vật ở các nước Đông Dương. Ở mỗi bài luận, độc giả sẽ từ từ bóc tách từng lớp của cuộc sống nguyên thuỷ: từ ADN, công cụ sinh tồn, lối sống, chế độ dinh dưỡng, thậm chí là phạm vi ảnh hưởng của từng văn hoá cổ trong khu vực. Những bài viết đầu sách dẫu có nặng kiến thức khảo cổ, địa chất, song được thầy viết vô cùng dễ hiểu cùng chú thích kỹ lưỡng.

Một số hoa văn trên đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên và trên đồ đồng văn hoá Đông Sơn.
a, e: Trên đồ gốm Phùng Nguyên và Gò Bông; g: Trên cán dao găm đồng ở Đông Sơn; h: Trên trống đồng; i: Trên thố đồng ở Việt Khê; k: Trên bình đồng ở Việt Khê.

Độc giả cảm tưởng như vừa được đi một vòng Trái Đất cách đây trăm nghìn năm rồi về lại Việt Nam trước khi Hùng Vương lập nước. Và đó là cách mà thầy Hà Văn Tấn đã đưa Việt Nam lên bản đồ thế giới.

Bỏ lại con đường thiên di

Bài viết "Về Vấn Đề Người Indonésien Và Loại Hình Indonésien Trong Thời Đại Nguyên Thuỷ Việt Nam" sẽ đi sâu vào luận điểm người Việt Nam là chủng tộc sinh ra từ tộc Mongoloïd da vàng và Australo-Négroïde da sẫm màu. Tuy nhiên, khi so sánh với những đặc điểm nhân chủng của những hộp sọ và xương người ở các di chỉ Việt Nam, GS Hà Văn Tấn đã đến một giải thuyết:

Có thể nói sự hình thành người Việt hiện đại là một quá trình Mongoloïde hoá lâu dài mà trong đó yếu tố Mongoloïde càng ngày càng tăng trưởng.

Thầy điểm qua những học thuyết nhân học có ảnh hưởng trong giới học thuật thế kỷ 20, phân tích điểm đúng cũng như điểm thiếu cơ sở của từng cái. Nhưng thầy không để độc giả lạc trong mớ bòng bong câu chữ cao siêu, mà luôn nhắc họ phải “tiếp đất” khi xem xét và thảo luận những chủ đề về con người cổ đại. Những kết luận của thầy luôn mở ra một câu hỏi mới mời gọi thế hệ sau tiếp tục nghiên cứu vấn đề đặt ra. Bởi lẽ, mỗi ngày đều có một thứ mới được đào lên để thử thách tất cả những hiểu biết của con người hiện đại.

Số đo và chỉ số các xương sọ Indonésien nguyên thuỷ ở Việt Nam.

Đọc xong Theo Dấu Các Văn Hoá Cổ, độc giả sẽ cảm thấy câu hỏi “người Việt Nam đến từ đâu?” không còn quan trọng nữa. Thay vào đó là một niềm hân hoan sáng ngời khi hiểu ra rằng: Con người không nhất thiết phải phân biệt tôi và bạn. Với những ai đam mê những bí ẩn dưới lòng đất, cuốn sách này sẽ là tạo dựng một nền móng vững chãi để những công trình nghiên cứu trong tương lai vươn lên.

Ở cuối quyển sách, độc giả sẽ tìm thấy “tâm thư” của giáo sư gửi đến bạn đọc. Và mỗi người sẽ có một cảm nhận khác nhau sau khi hoàn thành hành trình hơn 600 trang qua miền lãng quên.

]]>
info@saigoneer.com (Yui Nguyễn. ) Loạt Soạt Tue, 31 May 2022 06:00:00 +0700
Thời thơ ấu màu xanh trong 'Cây bàng của cha' qua ngòi bút Nguyễn Phan Quế Mai https://saigoneer.com/vn/literature/17283-thời-thơ-ấu-màu-xanh-trong-cây-bàng-của-cha-qua-ngòi-bút-nguyễn-phan-quế-mai https://saigoneer.com/vn/literature/17283-thời-thơ-ấu-màu-xanh-trong-cây-bàng-của-cha-qua-ngòi-bút-nguyễn-phan-quế-mai

Bài thơ được trích từ Tập 1 của tuyển tập văn học In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn do Saigoneer phối hợp cùng Hội Sách Miami (Miami Book Fair) chọn lọc. Đây là tuyển tập văn học bao gồm ba tập, với các tác phẩm thơ, văn xuôi cùng tranh minh họa được thực hiện bởi hơn 20 tác giả người Việt và dịch sang hai ngôn ngữ Anh-Việt.

Cây bàng của cha

Tác giả: Nguyễn Phan Quế Mai

Khi xây căn nhà này
Cha tôi dành một khoảng sân
Gieo vào đó một mầm xanh

Cây bàng là cả khu vườn của cha
Cây bàng mang tuổi thơ tôi
Vươn vào vòm trời rộng mát
Những đàn chim thành phố về đây ca hát
Cho riêng cha và cho riêng tôi

Tôi lớn lên
Khói bụi bời bời
Những toà nhà hầm hập chen nhau
Những tham vọng hầm hập đẩy xô nhau

Những đàn chim gãy cánh
Không bao giờ về đây được nữa
Cha tôi nhỏ bé giữa những toà nhà
Cây bàng đơn độc giữa những toà nhà

Cây bàng là cả khu vườn của cha
Bàn tay trổ đồi mồi của cha quét lá
Cha tưới cây bằng tiếng hát của mình
Cây bàng hoá cuộc đời cha

Tôi đi xa
Giữa những tầng mây
Tôi nhìn xuống thấy một đốm lửa xanh
Cây bàng của cha tôi đang lách mình qua thành phố
Vươn lên vươn lên

Minh họa: Mình là Đỗ.

Độc giả có thể tải ba tập của In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn miễn phí tại đây. Đọc bài viết của chúng mình về quá trình thực hiện tuyển tập ở đây.

]]>
info@saigoneer.com (Nguyễn Phan Quế Mai. Minh họa: Mình là Đỗ. Ảnh bìa: Hannah Hoàng.) Văn Chương Thu, 26 May 2022 15:00:00 +0700
Tuyển tập văn học của Saigoneer lên kệ với 20 tác phẩm từ các tác giả và hoạ sĩ Việt https://saigoneer.com/vn/literature/17273-tuyển-tập-văn-học-của-saigoneer-lên-kệ-với-20-tác-phẩm-từ-các-tác-giả-và-hoạ-sĩ-việt https://saigoneer.com/vn/literature/17273-tuyển-tập-văn-học-của-saigoneer-lên-kệ-với-20-tác-phẩm-từ-các-tác-giả-và-hoạ-sĩ-việt

In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn là một tuyển tập các tác phẩm từ 20 tác giả và hoạ sĩ người Việt vừa được công bố tại Hội Sách Miami (Miami Book Fair), một trong những đại hội văn chương có tiếng tại Mỹ.

Vào thứ Sáu 29/4, Hội Sách Miami đã tổ chức buổi chia sẻ trực tuyến “From Saigon to Miami: An Evening of Contemporary Vietnamese Literature and Art” (tạm dịch: Từ Sài Gòn đến Miami: Một Tối cùng Văn Học và Nghệ Thuật Việt Nam) nhằm công bố một bộ zine (tuyển tập tự xuất bản) song ngữ gồm ba tập. Được giám tuyển bởi Saigoneer, tuyển tập sẽ mang đến bạn đọc tại Mỹ và toàn thế giới một thoáng nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm nghệ thuật thị giác, văn xuôi và thơ. Tại buổi ra mắt, khán giả xem một video giới thiệu dự án được ghép lại từ những đoạn clip nhỏ từ một số tác giả. Độc giả có thể tải bộ zine miễn phí tại trang sự kiện, cũng như tìm mua tại một số địa chỉ sách tại Miami.

Câu chuyện của nhà văn Dạ Ngân cùng phần minh hoạ của họa sĩ Brian Hoang trong Tập 1 của In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn.

Trong In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn, độc giả sẽ bắt gặp những cái tên như: Phan Nhiên Hạo, Nguyễn Phan Quế Mai, Andrew Lam, Trần Thị NgH, Nhã Thuyên, Khải Đơn, Dao Strom, Quyên Nguyễn-Hoàng, Thu Uyên, Linh San và Dạ Ngân, cùng các hoạ sĩ Trà Nhữ, Phương Thảo, Mình là Đỗ, Brian Hoang, Linh Dương, Tri Ròm, Bu, Minh Phương and An Hồ.

Các tác giả thuộc nhiều thế hệ với xuất thân, phong cách và mối quan tâm khác nhau đã được chọn tham gia dự án, nhằm xây dựng một bức tranh đa sắc về nền văn học đương đại Việt Nam. Họ tề tựu từ khắp nơi trên đất nước và các quốc gia khác, nhiều tác phẩm được viết bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng Anh, và ngược lại. Bên cạnh đó, mỗi bài viết đều được minh họa bởi một họa sĩ, lấy cảm hứng từ chính các câu chuyện và bài thơ.

Từ năm 1984, mỗi dịp thu về, Hội Sách Miami đều tổ chức một tuần lễ đọc sách cùng những sự kiện và buổi thảo luận để giới thiệu đến công chúng Miami những tác giả thú vị từ nhiều thể loại văn học. Không chỉ thế, Hội Sách Miami cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cộng đồng độc giả đa sắc tộc trong thành phố qua những chương trình đọc, viết và xoá mù chữ xuyên suốt năm. Một trong những nỗ lực tiên phong là The Big Read, được tài trợ bởi Quỹ Hỗ trợ Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ, ra đời nhằm chọn lọc những cuốn sách làm chủ đề cho các buổi đối thoại cộng đồng.

Năm nay, một trong những cuốn sách lọt vào “mắt xanh” của The Big Read là tiểu thuyết bằng tranh The Best We Could Do (tạm dịch: Điều Tốt Nhất Chúng Ta Có Thể Làm) của Thi Bui. Đây cùng là tác phẩm đã truyền cảm hứng cho Hội Sách Miami hợp tác cùng Saigoneer cho ra mắt In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn.

Hãy cùng đọc bài thơ của Phan Nhiên Hạo, được Hai-Dang Phan dịch, cùng với bức vẽ của Tri Ròm trong zine.

Tranh vẽ của Trí Ròm trong tập 1 của In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn.

 

Người chơi đàn lưu vong

 

Người chơi đàn này căng dây
giữa những múi giờ lưu vong,
giữa phù sa Cửu Long và cánh đồng Trung Tây
nước Mỹ.
Bầu trời nơi y ở nhiều mây, đàn bò sắp vào lò mổ.

Y ca ngợi tình yêu, mùi con đường sau cơn mưa
nhiệt đới. Y nói về tha hương, bão tuyết,
bãi đậu xe vắng người.
Quá khứ của y như người hát xẩm
giả mù. Hiện tại của y như khinh khí cầu,
bay, và đợi giờ rơi xuống.
Tương lai của y là một Tivi
trong nhà dưỡng lão, mất sóng.

Y không có gì ngoài âm nhạc
trong một thế giới nặng tai.
Điều này khiến y cảm thấy vô tích sự
như tối Chủ Nhật cúp điện nằm trong phòng chật
đường Nguyễn Tri Phương, trần truồng,
và quạt,
Sài Gòn những năm 80.

Tháng 10/2011

Tải toàn bộ tuyển tập tại đây.

[Ảnh bìa sử dụng tranh minh hoạ (từ trái sang phải) của Minh Phương, An Hồ, and Phương Thảo]

]]>
info@saigoneer.com (Saigoneer.) Văn Chương Wed, 18 May 2022 10:00:00 +0700
'Time Is a Mother' – Những dấu chấm hỏi đặt giữa cuộc đời https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17260-time-is-a-mother-–-những-dấu-chấm-hỏi-đặt-giữa-cuộc-đời https://saigoneer.com/vn/loạt-soạt-bookshelf/17260-time-is-a-mother-–-những-dấu-chấm-hỏi-đặt-giữa-cuộc-đời

Phải chăng danh tiếng khó là bạn đồng hành cùng người làm thơ?

Có lẽ phần lớn độc giả sẽ bối rối khi phải kể tên năm nhà thơ đương thời. Và có người sẽ thừa nhận là cả năm qua chưa đọc một tập thơ nào. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu hỏi người Việt Nam tập thơ tiếng Anh họ đọc gần đây là của tác giả nào thì phần lớn sẽ trả lời Ocean Vương.

Đầu tiên, Ocean Vương là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất thi đàn Mỹ hiện nay. Sau khi được vinh danh tại giải thưởng Genius Grant của quỹ MacArthur và giải thưởng T.S Eliot, tên tuổi của anh có thể ví như một ngôi sao nhạc rock. Thế nhưng, thơ ca là một môn nghệ thuật tương đối khép kín. Ngay cả khi liên tục được giới chuyên môn đánh giá cao trong gần một thập kỷ, tên tuổi Ocean Vương vẫn chưa gây tiếng vang trong văn hóa đại chúng.

Cho đến năm 2019, cuốn tiểu thuyết Một Thoáng Ta Rực Rỡ Ở Nhân Gian đã mang đến cho anh sức ảnh hưởng mà ít có nhà thơ nào trước đó từng đạt được. Không những thế, Ocean còn được làm khách mời trên chương trình truyền hình đêm khuya. Với sự chú ý từ Hollywood, dự án chuyển thể tác phẩm thành phim điện ảnh cũng đã được công bố. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi tập thơ thứ hai của anh, có tựa là Time Is a Mother, là một trong những tác phẩm được mong đợi nhất trong những năm gần đây. Thậm chí, một số nhà xuất bản lớn vốn không dành nhiều ưu ái cho thơ ca cũng quan tâm đến tập thơ này.

Ocean Vương ở nhà cùng chó cưng Tofu. Hình ảnh do Aram Boghosian thực hiện và đăng trên Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian.

Ở Việt Nam, Ocean Vương nhanh chóng trở thành nhà thơ được nhắc đến nhiều nhất trên truyền thông. Ocean sinh ra tại Sài Gòn, vì thế tác phẩm của anh mang âm hưởng lịch sử và văn hóa Việt Nam. Mối liên kết của nhà thơ với quê hương càng được thắt chặt khi tiểu thuyết của anh được Hội nhà văn chuyển ngữ và xuất bản với tựa đề Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian. Trong vài thập kỷ vừa qua, những cây bút khắp nơi trên thế giới vẫn tiếp tục khai thác nhiều khía cạnh về Việt Nam. Một số nhà văn hải ngoại thành công có thể kể đến như Việt Thanh Nguyễn, Thi Bui, Kim Thúy. Nối tiếp thành công của họ, những tác phẩm của Ocean Vương đã trở thành nguồn cảm hứng cho độc giả khắp năm châu.

Danh tiếng của nhà thơ sẽ thu hút thêm nhiều đối tượng độc giả tìm đọc Time Is a Mother. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tác phẩm sẽ nhận được nhiều kỳ vọng khác nhau. Có người sẽ tập trung vào cách thể hiện cái tôi của Ocean khi là người Mỹ gốc Việt; có người sẽ nhấn mạnh ý nghĩa của tập thơ đối với cộng đồng LGBTQ+. Cách tác giả khai thác chủ đề về những chứng nghiện cũng để lại nhiều suy ngẫm trong lòng độc giả. Đồng thời, nỗi đau mất mát chất chứa trong từng trang sách sẽ nhận được sự đồng cảm sâu sắc từ người đọc. Với ngôn từ điêu luyện và tinh tế, Ocean dễ dàng khai thác nhiều chủ đề nhạy cảm khấc nhau. Chất giọng của ảnh cũng là “chất keo” kết nối những con người tuy rất khác nhau nhưng có chung niềm yêu thích thơ ca.

… stop writing

about your mother they said

but I can never take out

the rose at it blooms back as my own

Trong các tác phẩm, người đọc đã có nhiều dịp gặp gỡ mẹ của Ocean Vương qua nhân vật mang tên Rose. Đến Time Is a Mother, Ocean tiếp tục đi sâu vào mối quan hệ của mình và người mẹ quá cố. Hình ảnh người mẹ ẩn hiện trong anh tựa như một gương mặt bên cửa sổ, hay dấu vân tay vị thánh phương nào để lại.

Hình bóng của người mẹ xuất hiện nhiều lần xuyên suốt tác phẩm, và được khắc họa sâu đậm trong một bài thơ dài ở cuối tập thơ. Nhưng Ocean Vương không thể hiện nỗi đau buồn, mất mát và thương tiếc qua những suy nghĩ về mẹ mình. Nỗi khắc khoải của anh hiện lên trong những câu chuyện về bạn bè và người thân, cũng như về chính cuộc đời hữu hạn của mình. Cách diễn tả của nhà thơ cũng rất đa dạng, vì thế Time Is a Mother không thiếu những mỹ từ về cái chết cũng như khao khát bức ra khỏi sự hữu hạn của cuộc sống. Nhưng bên cạnh đó, người đọc cũng sẽ trầm ngâm trước cách phản ứng đẫm mùi nhục dục của một nhân vật sau cái chết của một người tình. Mỗi trang thơ giở qua đều vương lại nỗi thống khổ không thể nào nguôi. Người đọc nhận ra những mảng ký ức ấy hợp thành một bóng đen bao phủ lấy niềm vui sống của tác giả:

Maybe,

like you, I was one of those people

whose loves the world most

when I’m rock-bottom in my fast car

going nowhere.

Cái chết trong thơ của Ocean Vương hầu như luôn gắn liền với bạo lực, vì anh nhắc tới những cái chết là hệ quả của bạo lực. Nhưng không phải thương tích nào do bạo lực gây ra cũng dẫn tới cái chết. Bạo lực là căn tính không thể tách rời của tình dục, tình yêu, thiên nhiên, lịch sử và văn hóa. Nhà thơ thường xuyên xem xét căn tính này trong tương quan với các khái niệm đại diện cho nước Mỹ. Ví dụ như trong bài thơ 'Old Glory', độc giả có thể cảm nhận được dã tính trong tiếng lóng của người Mỹ.

Bài thơ nhắc đến Tamir Rice, người đã bỏ mạng vì hành vi tàn bạo của cảnh sát, và hàng trăm người da màu bị treo cổ ở California từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Vấn đề bạo lực ở nước Mỹ đã tồn tại từ rất lâu và dường như khó có thể ngừng tiếp diễn. Ở thời điểm hiện tại, vấn đề này được đàm luận trong thơ ca nhiều hơn trong các không gian khác. Và Ocean Vương cũng đóng góp vào đấy góc nhìn của riêng mình. Trong 'American Legend,' nước Mỹ hiện lên chân thật qua những hình ảnh mang phong cách Americana điển hình như là bãi cỏ rộng lớn và chú chó xù già. Giữa khung cảnh ấy, nhà thơ đã phải đâm sầm chiếc xe Ford của mình để có thể xóa bỏ khoảng cách với bố anh và trao ông cái ôm đầu tiên sau rất nhiều năm.

Một chủ đề lớn khác trong tập thơ là chứng nghiện thuốc. Nhưng Ocean Vương không tiếp cận từ góc độ là nguyên nhân dẫn đến cái chết, mà tập trung vào quá trình phục hồi của người nghiện. Các bài thơ được viết ở thì quá khứ, vì thế hẳn sẽ có độc giả liên hệ câu chuyện của nhân vật với trải nghiệm của tác giả trong đời thực. Nhưng cho dù nhân vật có phải là hóa thân của tác giả hay không, thì người đọc vẫn cảm nhận được những thay đổi về thể chất và tinh thần của bệnh nhân trong thời gian cai nghiện:

I’ll learn to swim

when I’m out once

& for all

the body floats

for a reason maybe

we can swim right up

to it grab on

kick us back

to shore Peter I think

I’m doing it right

now finally maybe

I’m winning even

if it just looks like

my fingers are shaking

Độc giả đã biết Ocean Vương qua các tác phẩm trước sẽ thấy quen thuộc với những chủ đề thường được lặp lại trong thơ của anh. Nhưng văn phong của tác giả đã được mài giũa sắc bén hơn, thẳng thắn hơn, và ngày càng có nhiều yếu tố hài đen sâu cay. Anh vẫn là bậc thầy về những dòng thơ đứt đoạn có thể phân thích theo nhiều nghĩa khác nhau, và thường xuyên sử dụng hình ảnh có sức tác động mạnh đến cảm xúc độc giả. Cũng vì vậy, thơ Ocean Vương nhìn chung là khó đọc với những ai chưa tiếp cận nhiều với thơ hiện đại.

So với Trời Đêm Những Vết Thương Xuyên Thấu, nhiều bài thơ trong Time Is a Mother không mang tính đối thoại nhưng dễ phân tích cú pháp hơn. Đặc biệt là vì có những câu thơ riêng lẻ sâu sắc như lời cách ngôn. Ocean thử thách trí tưởng tượng và nhân sinh quan của độc giả ở nhiều tình huống: Điều tuyệt vời gì bạn có thể làm khi đứng yên một mình trước gương? Sẽ thế nào nếu được sinh ra ở một trại tế bần đang cháy? Liệu ký ức của một bài hát có phải là cái bóng của âm thanh?

Những ý thơ thú vị và dễ cảm thụ ấy dự sẽ sớm “xâm chiếm” Instagram và trở thành dòng caption tăng tương tác cho nhiều bài đăng.

Độc giả không thể tiếp cận Time Is a Mother cùng một cách với các thể loại văn học khác được viết theo lối tự sự. Để có thể cảm được tập thơ này, tôi sẽ trích dẫn lời khuyên của Andrew Limbong, người dẫn chương trình Book of the Day (Mỗi ngày một quyển sách) trên Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia của Mỹ, rằng hãy quên mọi thứ trường học dạy bạn về thơ ca và tự mình đến với tác phẩm, bởi vì “bạn cũng đâu cần phải biết kỹ thuật quay phim mới có thể thưởng thức một bộ phim đúng không nào?”

Tôi biết đến thơ của Ocean Vương vào năm 2013. Khi đó, tôi chưa chuyển đến Việt Nam và không có bất kỳ mối liên hệ cá nhân nào với các chủ đề trong tác phẩm của anh. Tôi chỉ đơn giản là ấn tượng với cách nhà thơ đặt quyền lực bên cạnh cái đẹp trong những phép ẩn dụ tài tình, cũng như giọng văn tâm tình nhưng đầy nội lực. Là một trong những bạn đọc chứng kiến ​​hành trình sáng tác của nhà thơ để có được danh tiếng như ngày hôm nay, tôi không khỏi vui mừng và ngưỡng mộ. Có điều, tôi vẫn chưa quen tai khi nghe bạn bè và người lạ tình cờ nhắc đến Ocean Vương, mặc dù biết rằng mối quan tâm của họ chỉ là hứng thú nhất thời.

Sau khi nhận học bổng Ruth Lilly/Sargent Rosenberg Fellow vào năm 2014, Ocean Vương đã bay đến Miami để tham gia hoạt động đọc sách và các sự kiện khác. Trùng hợp là tôi cũng theo học cao học ngành nghiên cứu thơ ca tại đó. Tôi ước gì khi ấy đã hỏi nhà thơ rằng anh có cảm nghĩ gì về thành công của mình trong tương lai, hay có lời nhắn gì đến nhóm độc giả đa dạng sẽ tìm đến với thơ của anh vì lối viết độc đáo. Nhưng cho dù tài năng Ocean Vương là điều không thể nghi ngờ, ai biết trước được nhà thơ sẽ gặt hái được gì trong tương lai cơ chứ?

Thay vào đó, tôi hỏi là làm sao anh có thể tách bản ngã của mình ra khỏi tác phẩm. Ocean mượn một câu nói của nhà thơ Merwin để trả lời tôi rằng: “Công việc sáng tác như thể thêu một sợi chỉ lên một tấm vải. Mỗi lần mũi kim xuyên sợi chỉ ấy qua tấm vải, bản ngã của mình sẽ theo đó nhuộm màu cho sợi vải; người làm thơ không thể tháo rời sợi chỉ mình đã thêu." Nhà thơ nói thêm rằng những ai có thể vượt qua giới hạn của bản thân mà không lạc mất đường chỉ ấy sẽ “ đưa ta đến một phát hiện mới… cũng chính là một câu hỏi mới. Và những câu hỏi hay nhất luôn đáng giá hơn câu trả lời.”

Trên tinh thần đó, Time Is a Mother không đi tìm câu trả lời mà chỉ đặt ra thêm nhiều câu hỏi. Cho dù đó là những điều độc giả đang hỏi, chưa hỏi, hay không định hỏi đều không sao cả, vì từng câu hỏi đều được Ocean Vương đan dệt thành tấm nhiễu điều để bạn yêu thơ phủ lên “giá gương” trong tâm hồn mình.

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen.) Loạt Soạt Thu, 05 May 2022 11:29:55 +0700
Tranh vẽ, văn chương và dịch thuật hòa quyện trong trang sách của Bar De Force https://saigoneer.com/vn/literature/16646-tranh-vẽ,-văn-chương-và-dịch-thuật-hòa-quyện-trong-trang-sách-của-bar-de-force https://saigoneer.com/vn/literature/16646-tranh-vẽ,-văn-chương-và-dịch-thuật-hòa-quyện-trong-trang-sách-của-bar-de-force

“Nơi văn chương giao hoà với nghệ thuật trong từng trang sách” là lời giới thiệu của nhà xuất bản độc lập Bar De Force.

Bar De Force đã ra đời vào những tháng cuối năm 2019. Những giọng văn đương đại mới, những thử nghiệm nghệ thuật về in và phương thức trình bày là điều mà nhà xuất bản độc lập này hướng đến. Đơn cử, series đầu tiên mà Bar De Force dành nhiều thời gian theo đuổi là tập truyện Những lũ đời mộng mơ khốn kiếp của nhà đồng sáng lập Nguyễn Thúy Hằng — một nghệ sĩ thị giác, nhà thơ, nhà văn hiện đang sinh sống ở Sài Gòn.

Thay vì xuất bản một ấn phẩm duy nhất tập hợp toàn bộ mười một tác phẩm được cô sáng tác từ năm 2002 đến 2016, Bar De Force đã tách chúng thành sáu cuốn sách nhỏ, lần lượt xuất bản. 

“Chúng tôi muốn thử nghiệm với mô hình chapbook, tức một cuốn sách nhỏ,” Dương Mạnh Hùng, thành viên của Bar De Force, chia sẻ. “Nếu như tuyển tập truyện ngắn là một hình thức đã rất phổ biến trong giới xuất bản lâu nay, với series này, chúng tôi tìm đến một phương thức sáng tạo giúp đem lại trải nghiệm mới cho độc giả.”

Là một dịch giả trẻ trong nước, Hùng đã chuyển ngữ sang tiếng Việt các tác phẩm như Niên lịch miền gió cát của Aldo Leopold (NXB Lao động Xã hội), Thoát đến phương Tây của Mohsin Hamid (NXB Thế Giới), Mùa thu hoạch xương của Edwidge Danticat (NXB Hội Nhà văn), cũng như chuyển ngữ Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư (NXB Trẻ) sang tiếng Anh.

Về mặt hình thức, bộ sách Những lũ đời mộng mơ khốn kiếp tương tự như series Little Black ClassicsVintage Minis mà trong đó, nhà xuất bản Penguin tại Anh đã tuyển chọn những truyện ngắn hoặc trích đoạn tiêu biểu cho sự nghiệp lẫy lừng của các nhà văn, nhà trí thức được mến mộ trên thế giới và in chúng thành những cuốn sách mỏng dao động từ 60 đến 160 trang. Mục đích ở đây là để giúp những ai vẫn còn đang tò mò về một cây bút nổi tiếng hay cảm thấy choáng ngợp trước kho tàng đồ sộ của họ có một sự dẫn nhập nhẹ nhàng đến các sáng tác bất hủ. 

Quả vậy, chỉ với một truyện ngắn duy nhất in trên cuốn sách mỏng, nhỏ và nhẹ, sự tập trung của người đọc như được thôi thúc, đẩy mạnh và dồn nén vào nội dung trước mắt. Giữa những chi phối thường trực từ thiết bị thông minh và thông tin trên mạng, bất đắc dĩ việc hoàn thành một cuốn sách dày có chăng lại thành một rào cản tâm lý với không ít người đọc. “Tôi xem việc đọc xong một cuốn sách dù rất mỏng cũng là đọc xong một cuốn sách,” Hùng cười bảo. “Bất kể sách dày hay mỏng, điều quan trọng là bạn có đồng cảm, thu nhận, lĩnh hội và [đúc] kết được gì từ nội dung sách hay không.” 

Nét đẹp khi tận tay, tận mắt thưởng thức các ấn phẩm trong bộ truyện còn nằm ở sự kết hợp giữa ngôn từ và nghệ thuật. Với mỗi truyện ngắn, Nguyễn Thúy Hằng cùng đội ngũ Bar De Force đã mời các nghệ sĩ đương đại trẻ trong nước vẽ tác phẩm minh họa dựa trên nội dung của truyện, nhằm "hé lộ cách các họa sĩ hình dung đã hình dung về nhân vật hoặc bối cảnh câu chuyện, cũng như sự chuyển hóa thông tin của họ từ ngôn từ sang hình ảnh ra sao," theo lời tựa ở mỗi ấn phẩm.

“Mình quan tâm và thích thú với những tình huống khi nghệ thuật giao kết với văn học,” Nghĩa Đặng — nghệ sĩ từng cộng tác với Bar de Force chia sẻ. “Ở đó, hai hình thức trừu tượng và giàu biểu cảm luôn có những cách kết nối và mở rộng rất thú vị mà để hình thành, cần phải có sự độc lập và tinh thần tôn trọng từ cả hai. Trong các ấn phẩm của Bar De Force, mình tìm được điều đó — một điều không dễ tìm trong những ấn phẩm khác.”

Bức vẽ của nghệ sĩ Lê Trang Nhung trong cuốn Tất cả đều giả dối. Tất cả đều mộng tưởng.

Với mỗi tựa sách, Bar De Force chỉ xuất bản 100 bản in giới hạn (limited edition). Hoạt động theo mô hình phi lợi nhuận, tất cả doanh thu bán sách mà đội ngũ có được đều quay ngược lại vào chi phí in ấn. Và với mỗi bản in, Bar De Force luôn dành thời gian chăm chút không chỉ nội dung, mà còn trau chuốt về chất lượng giấy, thiết kế và trình bày.

“Ưu tiên của chị Hằng và đội ngũ lúc nào cũng là chọn loại giấy tốt nhất, có màu hợp nhất với cái tông của cuốn truyện từ độ ngả, độ bóng cho đến độ chìm, sao cho con chữ và hình ảnh khi in lên trông sắc nét, rõ ràng nhất,” Hùng chia sẻ. “Bar De Force tâm niệm mỗi cuốn sách là một tác phẩm. Khi nào cảm thấy nó hoàn thiện nhất có thể, chúng tôi mới cho phép cuốn sách được in ra. Một khi ra đời, nó là một cái gì đấy chắt lọc tất cả công sức, những cái tinh túy, sáng tạo từ những cá nhân làm nên ấn phẩm.”

Tác phẩm của nghệ sĩ Nhung Đinh trong cuốn Ở thị trấn này chán ốm.

Là một nhà xuất bản trẻ, Bar De Force đặt cho mình một tầm nhìn khá lớn — đưa văn chương đương đại Việt Nam ra thế giới. Từng cuốn truyện trong bộ sách Những lũ đời mộng mơ khốn kiếp luôn bao gồm bản dịch tiếng Anh nhắm đến những độc giả nước ngoài từ các dịch giả trẻ. Một trong số đó là Nam Đỗ.

“Những dịch giả tham gia từ đầu khi Bar de Force mới ra đời đều là những người bạn đã biết nhau từ trước, cùng chia sẻ nhu cầu và niềm vui viết lách, sự hứng thú với ngôn ngữ, và một vài điểm chung khác trong tư tưởng và cuộc sống,” anh chia sẻ. “Mình đã dịch thơ và đọc truyện của nhà văn Nguyễn Thuý Hằng từ khá lâu trước và rất thích những hình ảnh, câu chuyện và ngôn ngữ xuất hiện trong các tác phẩm. Nhờ những trao đổi liên tục nhưng vẫn đảm bảo và tôn trọng tính độc lập của người dịch trong quá trình cộng tác, mình cảm thấy tự tin hơn khi thử sức với những tác phẩm của chị, vốn không hề đơn giản để hấp thu chứ chưa nói đến việc truyền tải lại một cách trọn vẹn qua một ngôn ngữ khác."

Sách của Bar De Force đặt tại Thụy Điển.

Trong mọi chuyến công tác nước ngoài ở châu Á hay châu Âu, dù là tham dự hội thảo văn hóa, liên hoan văn học hay chương trình lưu trú nghệ thuật, cả Nguyễn Thúy Hằng và các thành viên trong Bar De Force đều cầm theo các ấn phẩm đã xuất bản. Một là tiện tay giới thiệu đến những người bạn quốc tế yêu thích văn chương và nghệ thuật, hai là để lại một, hai cuốn tại thư viện hay không gian sáng tạo nước bạn, để những ai ghé thăm đều có thể cầm lên thưởng thức.

Cách đây không lâu, Bar De Force cùng nhà xuất bản độc lập Gantala Press ở Philippines đã nhận được hỗ trợ từ Quỹ Văn hóa Nhật Bản (Japan Foundation) ở Manila để thực hiện dự án hợp tác quốc tế mang tên When we are: When the storm comes (Ta ở đâu: Khi bão đến), nhằm cho ra đời trong tháng 12/2020 một ấn phẩm trực tuyến bằng tiếng Việt, Anh và Filipino, tuyển chọn và tổng hợp “tác phẩm của những tác giả nữ ở Việt Nam và Philippines — những nghệ sĩ, cây viết, nhà hoạt động xã hội luôn phải tìm lối đi cho mình và cộng đồng trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, và o bế," mà hiện hữu nhất là đại dịch COVID-19.

“Tôi nghĩ rằng một nhà xuất bản thì nên có sự cân bằng giữa việc nhắm đến những tác phẩm kinh điển, nổi tiếng hay là có giải, với việc đảm bảo rằng cộng đồng độc giả luôn được tiếp cận đến một phổ đa dạng các nhà văn khác nhau về mặt địa lý, sắc tộc, màu da, về những điều kiện kinh tế, gia cảnh khác nhau,” Hùng kết lời.

“Trong bối cảnh xã hội mà không có điều gì là cố định, trong đó sự bất định là điều ổn định duy nhất, thì những người trẻ sẽ luôn luôn và tiếp tục trăn trở với ngòi bút của mình. Bar De Force mong muốn được tiếp cận và giới thiệu đến cộng đồng những cây viết sinh sống ở những miền đất khác ngoài hai thành phố lớn là Sài Gòn và Hà Nội. Tôi cho rằng điều đó sẽ mở rộng biên độ sáng tạo và thử nghiệm của Bar De Force trong tương lai gần, và trên hết, tạo ra lựa chọn đa dạng hơn cho bạn đọc trong nước và quốc tế lưu tâm đến văn học đương đại Việt Nam."

]]>
info@saigoneer.com (Quyên Hoàng. Nguồn ảnh: Bar de Force. ) Văn Chương Tue, 15 Mar 2022 13:00:00 +0700
Hà Nội sẽ có hai con phố mang tên Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ https://saigoneer.com/vn/literature/17114-hà-nội-sẽ-có-hai-con-phố-mang-tên-xuân-quỳnh-và-lưu-quang-vũ https://saigoneer.com/vn/literature/17114-hà-nội-sẽ-có-hai-con-phố-mang-tên-xuân-quỳnh-và-lưu-quang-vũ

Vừa qua, thành phố Hà Nội đã đề xuất đặt tên hai tuyến phố ở quận Cầu Giấy theo tên của vợ chồng cố nghệ sĩ nổi tiếng Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ.

VnExpress đưa tin rằng vào ngày 9/11, Hà Nội lấy ý kiến của người dân về việc đặt tên cho 38 đường phố mới và điều chỉnh độ dài 9 tuyến đường và phố ở thủ đô. Bên cạnh nhà biên kịch Lưu Quang Vũ và nhà thơ Xuân Quỳnh, thành phố còn đề xuất đặt tên phố theo tên các danh nhân của nền văn học-nghệ thuật nước nhà như nhà thơ Chế Lan Viên, nhạc sĩ Huy Du, nhà văn Nguyễn Minh Châu, v.v.

Nghị quyết này sẽ được trình HĐND TP Hà Nội xem xét, thông qua tại kỳ họp tháng 12. Việc thay mới biển tên đường sẽ được tiến hành ngay sau đó.

Theo đề xuất, phố Xuân Quỳnh sẽ bắt đầu từ ngã ba giao cắt phố Vũ Phạm Hàm, đối diện Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1, và kết thúc tại ngã ba ngay cạnh tòa nhà Trung Yên Plaza (UDIC). Tuyến phố thuộc phường Trung Hòa, dài 470m, rộng 10m, vỉa hè mỗi bên rộng 2m.

Phố Lưu Quang Vũ dự kiến chạy từ ngã ba giao cắt đường Nguyễn Khang đến ngã ba giao cắt ngõ 22 Trung Kính, đối diện trường THCS Yên Hòa. Chiều dài phố là 430 m, rộng 17,5–26 m và vỉa hè mỗi bên từ 5–6,5 m.

Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch tài hoa với nhiều tác phẩm sân khấu giá trị, còn Xuân Quỳnh là một trong những gương mặt xuất sắc của thi đàn Việt Nam thế kỷ 20. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, hai cố nghệ sĩ đều được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật. Năm 1988, hai vợ chồng và con trai Lưu Quỳnh Thơ qua đời trong một tai nạn ôtô tại tỉnh Hải Dương, để lại nỗi tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và công chúng.

[Ảnh bìa: Đại Đoàn Kết]

]]>
info@saigoneer.com (Saigoneer.) Văn Chương Wed, 01 Dec 2021 10:15:34 +0700
Tập san 'Áo Trắng' ngừng xuất bản sau hơn 30 năm hoạt động https://saigoneer.com/vn/literature/17069-tập-san-áo-trắng-ngừng-xuất-bản-sau-hơn-30-năm-hoạt-động https://saigoneer.com/vn/literature/17069-tập-san-áo-trắng-ngừng-xuất-bản-sau-hơn-30-năm-hoạt-động

Quyết định đình bản của tập san Áo Trắng, diễn đàn văn học được yêu mến của thế hệ độc giả trẻ, đã để lại nhiều tiếc nuối cho cộng đồng viết lách cũng như bạn đọc.

Theo báo Tuổi Trẻ, Nhà xuất bản Trẻ sẽ chính thức ngừng phát hành tập san Áo Trắng sau hơn 30 năm hoạt động. Theo dự định ban đầu của NXB, số cuối cùng của tập san đáng nhẽ đã lên kệ từ cuối tháng 7, nhưng vì TP. Hồ Chí Minh giãn cách nên thời gian phát hành đã được lùi tới nay. Số cuối cùng mang tên "Dân ca trong trí nhớ" đã được phát hành toàn quốc vào ngày 25/10 vừa qua, đánh dấu hồi kết của một chặng đường văn chương dài hơn ba thập kỷ.

Bìa số cuối cùng của tập san Áo Trắng. Nguồn ảnh: Trần Hoàng Nhân.

Tập san Áo Trắng được thành lập vào năm 1990 dựa trên sáng kiến của cựu giám đốc NXB Trẻ, ông Lê Hoàng. Sau đó, nhà văn kỳ cựu Đoàn Thạch Biền đã tình nguyện làm trưởng ban biên tập, và trực tiếp tuyển chọn và chỉnh sửa từng số báo. Từ đó đến nay, tập san Áo Trắng đã trở thành không gian nuôi dưỡng những tài năng văn học và thơ ca, và là nơi để các cây viết trẻ, cả những bạn học sinh trung học, thể hiện thế giới nội tâm của mình. Không ít nhà thơ, nhà báo và tác giả hiện nay, như Lê Minh Quốc, Trang Hạ, Dương Bình Nguyên, Nguyễn Thị Thanh Bình, v.v. đã bắt đầu sự nghiệp viết lách của mình ở tập san Áo Trắng.

Như nhiều đơn vị xuất bản khác tại Việt Nam, tập san Áo Trắng phải chịu nhiều tổn thất kinh tế vì đại dịch. Năm ngoái, vào dịp kỉ niệm 30 năm thành lập, nhà văn Đoàn Thạch Biền đã thông báo  mình sẽ không chủ quản công tác biên tập của tập san nữa vì lý do tuổi tác, cũng như để nhường chỗ cho những tài năng mới. Tuy nhiên, "tình hình thị trường khó khăn, nên một diễn đàn văn chương dù cần thiết cho nhiều cây viết như Áo Trắng bấy nay cũng đến lúc không duy trì được," nhà văn chia sẻ với báo Tuổi Trẻ.

Nhà văn Đoàn Văn Biền trao thưởng cho một học sinh từ THPT Trưng Vương đoạt giải trong cuộc thi thơ ca của tập san. Ảnh: Báo Phụ Nữ.

Theo NXB Trẻ, việc tiếp tục một ấn phẩm truyền thống như Áo Trắng trong điều kiện khó khăn hiện nay là bất khả thi. Trong những năm gần đây, lợi nhuận mà tập san mang lại đã không đủ để chi trả cho các chi phí in ấn và nhuận bút cho tác giả.

"Chúng tôi cũng đã làm hết sức mình nhưng vì thời điểm này kinh tế khó khăn quá," nhà thơ Trần Hoàng Nhân, một thành viên nồng cốt của ban biên tập, chia sẻ sự luyến tiếc của mình với báo Thanh Niên. "Mặc dù có lúc mọi người nghĩ đến việc kêu gọi tài trợ nhưng lại gặp vướng mắc, đến khi tháo gỡ được lại không có nhà tài trợ nên tập san phải nói lời giã bạn thôi.”

]]>
info@saigoneer.com (Saigoneer.) Văn Chương Wed, 27 Oct 2021 11:01:00 +0700