Sài·gòn·eer

Back Đồng Sáng Tạo » Đồng Sáng Tạo » Giáo Dục » Làm thế nào để tận dụng tối đa các điểm ưu việt của dạy-học trực tuyến?

Trước tình hình dịch bệnh trong nước diễn biến phức tạp, hầu hết học sinh, sinh viên vẫn chưa thể trở lại trường học. Trong thời gian này, việc học trực tuyến tại nhà vẫn là một phương pháp thay thế có rất nhiều lợi ích cho các em. Trong suốt 18 tháng qua, không chỉ tại Việt Nam, các trường học trên khắp thế giới đã không ngừng nỗ lực để tìm hiểu, tối ưu phương thức giảng dạy trực tuyến, giúp học sinh đảm bảo lưu lượng kiến thức khi quay lại ghế nhà trường.

Chuẩn bị cho việc quay lại lớp học

Khi thực hiện các lớp học online, mục tiêu mà nhà trường đề ra không chỉ là tránh gián đoạn bài vở mà còn giúp học sinh duy trì các tương tác xã hội, giảm thiểu những tác động tâm lý và cảm xúc từ đợt giãn cách kéo dài. Đây là động lực để giáo viên, học sinh và phụ huynh thực hiện việc học tại nhà một cách hiệu quả.

Để hiểu rõ hơn cách hoàn thành mục tiêu này, Saigoneer đã trò chuyện với một số nhà giáo dục hiện đang triển khai mô hình học trực tuyến tại cơ sở giáo dục của mình, cũng như từng điều phối quá trình trở lại trường học vào năm ngoái.

Các em học sinh tham gia hoạt động nghệ thuật tại trường. 

Theo thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), một trong những yếu tố mấu chốt là các trường cần có  hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn và cách phân bổ bài học. Khi chúng ta hiểu rõ học sinh cần đạt được những gì về kiến thức, kỹ năng và năng lực, chúng ta có thể thiết kế một chương trình giảng dạy không bị ảnh hưởng bởi bối cảnh. “Học sinh vẫn được liên tục tiếp nhận kiến thức mới qua không gian mạng. Khi các em quay lại lớp học, các em vẫn tiếp tục tiến trình ấy, nhưng ở bối cảnh học trực tiếp.”

" height="480" allow="autoplay">

Dạy-học trực tuyến tại ISSP.

Những phương án như thiết kế lại chương trình học cho phù hợp với học trực tuyến, hay thay đổi phương pháp giảng dạy, không chỉ kém hiệu quả mà còn khiến học sinh khó hòa nhập khi quay trở lại lớp học bình thường. Do đó, nhiều trường chọn giữ nguyên các môn học, thời khóa biểu, cách phân bổ bài học và phương pháp kiểm tra-đánh giá năng lực học sinh như học tại trường. Tại ISSP, học sinh tiếp tục học các môn học như đọc, viết, toán, các môn khoa học xã hội và tự nhiên, cũng như các môn năng khiếu là âm nhạc và mỹ thuật; đồng thời nhà trường duy trì thời gian tự học ở thư viện và các buổi  tư vấn trực tuyến. Khi các em quay lại học tại trường, điều duy nhất thay đổi sẽ chỉ là không gian học tập.

Ngoài chương trình học được giữ nguyên, việc học tại nhà sẽ hiệu quả nhất khi học sinh có thời gian biểu cố định. Theo ý kiến của các chuyên gia, một nếp sinh hoạt đều đặn có thể hỗ trợ các em rất nhiều trong việc học khi không thể đến trường. Chẳng hạn, học sinh có thể giảm bớt cảm giác căng thẳng, qua đó thấy thoải mái và tiếp thu bài giảng tốt hơn. Vì vậy, các trường như ISSP đã duy trì thời khóa biểu cũ với giờ vào học và tan học như trước; cách chia tiết học, giờ ăn trưa, ngủ trưa và thời gian chơi tự do đều không thay đổi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tìm cách cân bằng thời gian sử dụng máy vi tính của học sinh. Sau mỗi 30 phút nhìn màn hình, các em sẽ có 15 phút rời khỏi màn hình, thêm vào đó là thời gian để ra chơi và ăn trưa.

Duy trì các mối quan hệ xã hội và chăm sóc sức khỏe tinh thần cho các em ngay khi ở nhà

Ngoài việc giảng dạy kiến thức, một trong những mục tiêu của trường học là trang bị cho học sinh các kỹ năng xã hội. Đây cũng là kỹ năng nhiều phụ huynh e ngại rằng con em sẽ bị yếu đi khi học tại nhà. Thế nhưng, nhiều viện nghiên cứu trong đó có Harvard đã đề ra các phương pháp để giúp học sinh kết bạn và xây dựng tương tác xã hội ngay cả trong thời gian giãn cách.

Khi học tại trường, các em học sinh được tham gia đa dạng các hoạt động ngoài chương trình học tập tại lớp. ff

Các phương pháp như làm việc nhóm, tiết học nhiều hoạt động tương tác, phương pháp “chơi mà học” và cơ hội giao tiếp ngoài giờ học đều có thể giúp các em gắn kết với nhau và hỗ trợ việc chuyển tiếp sang môi trường học trực tiếp. Vào năm học trước, khi ISSP tiếp tục các hoạt động dạy và học tại trường sau một đợt giãn cách, thầy Lester đã có những quan sát thực tế: “Khi gặp lại bạn bè cùng lớp, các học sinh lại nhanh chóng bắt chuyện và kết thân với nhau, nhất là những khi các em được chơi đùa ở sân trường vào giờ ra chơi. Các em vẫn kết nối như thể chưa từng phải xa nhau vậy.”

Trong thời gian học trực tuyến, các giáo viên đều nhận thấy cần phải quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tinh thần của học sinh, thông qua các tương tác cá nhân. Tại ISSP, với sự hỗ trợ của trợ giảng, giáo viên có thể dành nhiều thời gian hơn kèm riêng từng học sinh hay nhóm nhỏ trong các hoạt động cá nhân như tự đọc. 

Khoảng thời gian tự đọc tại thư viện của trường. 

Cô Kristin Wegner, Cố vấn Trường ISSP, cho biết luôn sẵn sàng hỗ trợ học sinh và gia đình trong thời gian học tại nhà. Nếu học sinh và phụ huynh có bất kỳ câu hỏi nào hay cần hỗ trợ gì, hoặc có điều gì muốn trao đổi, cô và đội ngũ cố vấn có thể sắp xếp một cuộc hẹn 15 phút vào giờ giải lao hoặc giờ ăn trưa. Phụ huynh và học sinh cũng có thể yêu cầu một thời gian hẹn khác bằng cách gửi email trực tiếp.

Phụ huynh có vai trò quan trọng tới hiệu quả của quá trình học online

Một nghiên cứu gần đây cho thấy học sinh có động lực học tập hơn, và có khả năng thành công hơn khi “được cha mẹ động viên, ủng hộ nỗ lực và thành tích học tập của các em.” Bên cạnh đó, việc phụ huynh sát sao trong việc giáo dục con em có thể “giúp các em vượt qua những khó khăn từ việc học trực tuyến, từ đó khuyến khích trẻ độc lập và chủ động hơn trong việc học.”

Có thể nói, việc học tại nhà tạo cơ hội để cha mẹ quan tâm hơn tới bài vở của con. Khi có mặt ở nhà vào giờ học, cha mẹ có thể nắm bắt nội dung đang được giảng dạy, từ đó có những đóng góp tích cực vào việc học của con. Học sinh sẽ tiến bộ nhanh hơn khi được cha mẹ động viên giúp đỡ, và việc học tại nhà thực sự tạo điều kiện để các bậc phụ huynh phát huy vai trò này của mình.

Tuy nhiên, đôi khi phụ huynh cũng cần nhà trường hỗ trợ kỹ thuật và phân tích các ưu điểm của hình thức học trực tuyến tại nhà. ISSP là một trong số các trường học chủ động trao đổi kỹ càng với phụ huynh về hình thức học trực tuyến để đảm bảo các gia đình biết cách sử dụng hiệu quả mọi tính năng của các thiết bị công nghệ. Giáo viên cũng chủ động kết nối với gia đình học sinh thông qua các buổi họp và hình thức liên lạc cá nhân. “Chúng tôi dành các cuộc họp riêng cho từng gia đình để tìm hiểu và giải đáp các thắc mắc của cha mẹ. Nhà trường cũng thường xuyên liên lạc, hỗ trợ các phụ huynh với hết khả năng của mình,” cô Tiffany Proctor, Phó Hiệu trưởng Trường ISSP chia sẻ.

Giờ giải lao giữa các tiết học. 

Song song với việc tích cực trao đổi với phụ huynh về các lợi ích của việc học tại nhà, nhà trường còn xây dựng một mối liên kết chặt chẽ giữa “nhà và trường” để thúc đẩy quá trình học tập của các em. “ISSP luôn chủ động hỗ trợ các gia đình và sẵn sàng giao tiếp với phụ huynh, lắng nghe các phản hồi và nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề,” thầy Lester nói về vai trò quan trọng của phụ huynh trong việc học tại nhà của học sinh.

Tuy việc học trực tuyến hiện chỉ là một giải pháp tạm thời, điều đó không có nghĩa rằng giải pháp này kém hiệu quả hay kéo lùi sự phát triển của học sinh. Bằng cách duy trì lịch học và chương trình giảng dạy ổn định, việc học trực tuyến đảm bảo học sinh không bị suy giảm về mặt giao tiếp xã hội, đồng thời xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo viên và gia đình, các cơ sở giáo dục như Trường Quốc tế Sài Gòn Pearl đã chứng minh rằng việc học trực tuyến có thể mang lại nhiều lợi ích cho học sinh ở mọi lứa tuổi.

Website của Trường Quốc tế Saigon Pearl

+84 (028) 2222 7788

92 Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, TP. HCM

In bài này

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Giáo Dục

Giá trị cốt lõi trong phương pháp giáo dục toàn diện cho trẻ nhỏ

Trong những chia sẻ về tầm quan trọng của phương pháp giáo dục toàn diện dành cho trẻ nhỏ, thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) giải thích rằng: “Trẻ em học hỏi rất nha...

in Giáo Dục

Phương pháp giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng xã hội tại Trường Quốc tế Saigon Pearl

Vai trò của trường học là gì? Đầu tiên đó là truyền đạt cho trẻ em kiến thức và những kỹ năng cần thiết để khi trưởng thành, các em có thể tự lập, tự nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng giáo dục khô...

in Giáo Dục

Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục thể chất toàn diện đối với sự phát triển của trẻ

Trong một tiết Thể dục tại Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), giáo viên phụ trách bộ môn Thể dục và Hoạt động Ngoại khóa của trường, cô Holly Younglove, đã hỏi học sinh của mình rằng: “Các em có để k...

in Giáo Dục

Đâu là cách tiếp cận đúng đắn để trẻ em có thể tư duy theo nhiều ngôn ngữ?

Trẻ em được giáo dục trong môi trường sử dụng tiếng Anh từ nhỏ, bên cạnh khả năng ngôn ngữ, sẽ có những ưu điểm trong việc tiếp thu kiến thức và cởi mở trong suy nghĩ.

in Giáo Dục

Đảm bảo an toàn cho học sinh: Lời khuyên từ chuyên gia giáo dục quốc tế

Một trong những mối quan tâm lớn nhất của người làm cha mẹ là con cái của mình được an toàn về thể chất, cảm xúc và tinh thần khi tới trường.