Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Văn Hóa » Ấn phẩm giúp cộng đồng văn hóa tự kể chuyện di sản của chính mình

Ấn phẩm giúp cộng đồng văn hóa tự kể chuyện di sản của chính mình

"Không ai có thể hát thay chúng ta," nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara từng viết.

“Cẩm Nang Kể Chuyện Di Sản” là dự án do Hội đồng Anh cùng nhóm tác giả Giang Phạm, Bạch Tùng và Lê Dũng thực hiện với mục đích cung cấp những kiến thức về di sản và phương pháp kể chuyện trong thời đại số. Khi ứng dụng thông tin từ ấn phẩm này, người làng, nghệ nhân hoặc bất kỳ ai cũng có thể tạo nên các sản phẩm truyền thông giúp lưu giữ, truyền bá di sản, văn hóa mà của bản thân và cộng đồng.

Ảnh bìa của một trong năm cuốn cẩm nang công cụ kể chuyện số về di sản. 

"Không có gì tốt hơn là để người làng tự kể về các hoạt động văn hóa mà họ gắn bó cùng, bởi đó sẽ là những câu chuyện chân thật, gần gũi nhất," Giang Phạm, thành viên phụ trách hình ảnh và nội dung, chia sẻ. 

Bộ ba tác giả đã cho ra mắt năm cuốn cẩm nang hướng dẫn chi tiết phương thức kể chuyện bằng ngôn ngữ viết, hình ảnh và thiết kế đồ họa để quảng bá nhiều loại hình di sản khác nhau, tập trung khai thác các loại hình âm nhạc, nghi lễ của người Chăm tại làng Bỉnh Nghĩa và Bàu Trúc ở Ninh Thuận; văn hóa cồng chiêng của dân tộc Tây Nguyên tại làng Kon Rẫy, Kon Tum và làng K’Bang, Gia Lai; và nghệ thuật diễn xướng Nam Bộ tại Sài Gòn.

Trích "Cẩm Nang Kể Chuyện Di Sản. Phiên bản Diễn Xướng Nam Bộ."

Các cuốn cẩm nang đều bao gồm hai phần chính. Phần đầu tập trung vào các hướng dẫn sáng tạo nội dung ở dạng chữ viết, hình ảnh hay thiết kế đồ hoạ, ứng với từng loại hình di sản cụ thể. Phần thứ hai giới thiệu và phân tích sản phẩm mẫu được nhóm tác giả thực hiện cùng dân làng hoặc nghệ nhân. Trong đó, có thể kể đến bộ bưu thiếp lấy chủ đề nghi lễ đầu năm tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa; hay Sổ tuồng cộng đồng giới thiệu thông tin nổi bật về các vở diễn tuồng phát tặng cho khán giả trước khi buổi diễn bắt đầu.

Một thẻ bài di sản do người làng Chăm Bỉnh Nghĩa thực hiện với sự hướng dẫn của nhóm dự án.

Nhóm tác giả đã bắt đầu lên kế hoạch và lên đường thực hiện các chuyến đi thực tế đầu tiên vào tháng 12/2020. Trên hành trình này, cả ba đã cùng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt, văn hóa, lễ hội đặc trưng của cộng đồng nơi đây. Sau đó, nhóm tiến hành xây dựng bộ cẩm nang cũng như các ấn phẩm đi kèm, và tiếp tục quay trở lại địa phương để kiểm nghiệm lại trước khi hoàn thiện.

Tác giả Bạch Tùng, tham gia vào cả phần sáng tạo nội dung và hình ảnh, kể lại: "Để hoàn thiện cả năm bộ công cụ cùng một lúc thực sự vô cùng áp lực. Nhóm mình phải vô cùng linh động để có thể vừa giữ được sự đồng bộ trong cấu trúc nhưng vẫn tạo nên nét đặc sắc riêng cho mỗi bộ."

Nhóm tác giả làm việc cùng người làng tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa để làm thẻ bài di sản cho làng.

Vì ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều buổi workshop phải chuyển sang hình thức online và gặp nhiều trở ngại do không phải địa phương nào cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị công nghệ. Hơn nữa, kỹ năng kể chuyện là kiến thức mới lạ mà một số cộng đồng địa phương không quen thuộc.

Bạch Tùng kể về lần đầu tiên cô ngồi trước một màn hình máy tính để trò chuyện, hướng dẫn cho gần 20 người ngồi ở bên kia màn hình về cách viết, vẽ lại câu chuyện của làng: "Tuy gặp khó khăn nhưng đây vẫn là một trải nghiệm thú vị, phù hợp và cần có trong thời đại mới mà có lẽ mình sẽ khó mà quên được."

Khi được hỏi về phản ứng của cộng đồng địa phương, Giang Phạm cho biết bộ ba rất bất ngờ khi toàn thể dân làng, đặc biệt là các cô chú lớn tuổi rất hăng hái tham gia. "Các kiến thức, kỹ năng truyền đạt rất mới mẻ với mọi người. Nhưng họ hiểu rằng bộ công cụ này không chỉ giúp lưu giữ, truyền bá lại di sản đến với thế hệ nối tiếp, mà còn trực tiếp mang lại lợi ý về kinh tế, du lịch," Giang Phạm cho biết. 

Hiện tại, nhóm tác giả và Hội đồng Anh đang tiến hành xây dựng một website để quản lý, phát triển và quảng bá bộ công cụ kể chuyện số tới nhiều nhiều đối tượng hơn. Độc giả có thể tìm đọc bộ cẩm nang tại đây.

[Hình ảnh sử dụng trong bài do nhóm tác giả cung cấp.]

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

UNESCO vinh danh Nghệ thuật Xòe Thái của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Xòe Thái, nghệ thuật múa đặc sắc của dân tộc Thái ở nước ta, vừa được UNESCO vinh danh là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại.

in Văn Hóa

Độc đáo bộ emoji về 54 dân tộc anh em của Việt Nam

Nếu bộ emoji đáng yêu về trang phục 54 dân tộc có từ hồi chúng ta còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn lứa học sinh xưa đã không phải vật lộn học thuộc lòng những bài tập địa lý khó nhớ.

Khôi Phạm

in Văn Hóa

Bưu Hoa: Không chỉ là con tem, đó còn là lịch sử, văn hóa và thẩm mỹ của một dân tộc

Ngắm nhìn những bộ tem thư qua từ những thời kỳ khác nhau là một cách thú vị để tìm hiểu về văn hóa và lịch sử của một quốc gia. Tem thư đi đến khắp nơi trên thế giới, mang theo thiết kế thể hiện tư d...

in Văn Hóa

Chuẩn bị ngày lễ tháng 7: Hiểu phong tục để biết 'thiếu-đủ'

Tháng 7 Âm lịch vốn là khoảng thời gian có nhiều ngày lễ truyền thống mang đậm màu sắc tâm linh và triết lý nhân sinh từ nghìn xưa, thể hiện rõ nét văn hóa giàu đẹp của dân tộc.

in Kiến Trúc

Có một tình yêu di sản nồng nàn trong từng câu từ của Tản Mạn Kiến Trúc

Tản Mạn Kiến Trúc là một dự án truyền thông quy mô nhỏ, được thành lập bởi một nhóm bạn trẻ với mong muốn cũng thật nhỏ: kể chuyện kiến trúc của nước mình cho những người trẻ như mình nghe. Từng bước ...

in Di Sản

Huế lên kế hoạch hồi sinh di tích đấu trường Hổ Quyền

Cố đô Huế sắp có một điểm đến lịch sử mới được mạnh tay đầu tư.

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...