Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Văn Hóa » Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.

Phương tiện duy nhất có thể đưa khách viếng thăm đến ngôi miếu là một chuyến đò. Khi đò cập bến, âm thanh duy nhất có thể nghe được ở nơi tĩnh mịch này là tiếng sóng, tiếng động cơ thuyền và tiếng máy bay liện trên bầu trời.

Mặt ngoài ngôi miếu được trang trí bằng cách họa tiết làm từ gốm sứ.

Đặc điểm nổi bật nhất của Phù Châu chính là hơn 100 bức tượng rồng tinh xảo xuyên suốt công trình. Các ngôi tượng được khảm gốm màu sắc rực rỡ và đa dạng về hình thái.

Các họa tiết rồng, phượng, v.v. xuất hiện xuyên khắp công trình.

Tương truyền, miếu Phù Châu được xây dựng từ thế kỷ 18 hoặc đầu thế kỷ 19, khó để xác định rõ ngày tháng vì không tài liệu lịch sử nào ghi chép về công trình bí ẩn này.

Được gọi là miếu “nổi” nhưng miếu Phù Châu thực chất lại nằm trên dải đất của cù lao giữa sông Vàm Thuật.

Chuyện kể rằng, một ngư dân trên cù lao vô tình đánh bắt được một bức tượng Bà Thủy Tề, vì vậy người dân đã xây dựng một ngôi đền để cúng kiến và cầu xin may mắn, phúc lành từ bà.

Nhiều người tìm đến Miếu Nổi để cầu may mắn, tài lộc.

Theo một truyền thuyết với màu sắc u ám hơn, xưa kia, có một người làm nghề chài trong vùng vớt được thi hài của một cô gái chết đuối trong lúc câu cá trên sông. Anh đắp cho cô nấm mộ bên canh một ngôi miếu nhỏ nhằm giúp linh hồn cô mau siêu thoát. Từ đó, gia tài của anh ngư dân ngày càng khấm khá, khiến nhiều lời đồn về anh lan truyền. Người dân bắt đầu đến ngôi miếu để thờ phụng và cúng biếu với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn.

Tương truyền, người dân ở khu vực Gò Vấp ngày xưa đã thành lập ngôi miếu để thờ tượng Bà Thủy Tề.

Sau hơn 300 năm tồn tại, ngôi miếu đã trải qua nhiều sự thay đổi song hành với những thăng trầm lịch sử của Việt Nam. Tới đầu những năm 1960, công trình này là chốn dừng chân được nhiều người hành hương và đạo hữu tìm đến. Đến thời kỳ chiến tranh với Mỹ, ngôi miếu trở thành chốn ẩn náu cho quân bộ đội đặc công hoạt động, công trình vì thế mà chịu nhiều tổn thất đến khi thời chiến kết thúc.

Cảnh quan trên đường đến miếu.

May mắn thay, cuối thập niên 1980, miếu Phù Châu dần được khôi phục và sửa chữa khang trang lại như thời điểm hiện tại, công trình nhờ đó có thể tiếp tục mở cửa chào đón những vị khách muốn đi tìm bình an hay gieo chút sự lành cho đời.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Giao thoa văn hoá Ấn-Việt tại đền Mariamman, ngôi đền Ấn giáo trăm tuổi ở Sài Gòn

Nhắc đến kiến trúc Ấn Độ Giáo tại Việt Nam, ta thường nghĩ đến những tòa tháp nguy nga của người Chăm còn sót lại ở Nam Trung Bộ, hoặc những chùa Khmer rực rỡ tại Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, đó k...

in Văn Hóa

Khám phá tín ngưỡng thờ cá voi của cư dân làng chài qua Lễ hội Nghinh Ông

Cách phố biển Vũng Tàu sầm uất một đoạn không xa là sự bình đạm của thị trấn-làng chài Phước Hải.

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.

in Văn Hóa

Một thoáng Nam Bộ qua Lễ Kỳ Yên của đình Phú Nhuận trăm tuổi

Diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 của tháng Giêng âm lịch, Lễ Kỳ Yên là lễ hội lớn nhất được tổ chức hàng năm tại đình Phú Nhuận.

in Văn Hóa

Rực rỡ sắc màu lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Là truyền thống đặc sắc từ xa xưa của cộng đồng người Chăm, lễ hội Katê được công nhận bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

in Văn Hóa

Tết Thanh Minh, người Dao Chàm Quản Bạ xuống suối bắt cá dâng lên tổ tiên

Hàng năm, vào dịp Tết Thanh Minh, người Dao Chàm ở Nặm Đăm, Quản Bạ lại tổ chức hội bắt cá. Cá sau khi bắt được chia đều cho các hộ trong làng làm mâm cơm dâng lên tổ tiên và thần linh để cảm tạ, đồng...