Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Môi Trường » Đào Văn Hoàng: Người họa sĩ nặng lòng với những giống loài trên bờ tuyệt chủng

Đào Văn Hoàng: Người họa sĩ nặng lòng với những giống loài trên bờ tuyệt chủng

Trước khi Sài Gòn bước vào đợt giãn cách kéo dài, Saigoneer có dịp đến thăm studio Le Petit Musée của họa sĩ Đào Văn Hoàng tại Thảo Điền. Ngồi giữa những bức tranh màu nước vẽ các loài kỳ hoa dị thảo và động vật hoang dã, anh chia sẻ với chúng tôi về câu chuyện cuộc đời mình, cụ thể hơn là về tình yêu thiên nhiên hình thành trong anh từ khi còn nhỏ, về hành trình tự học và rèn luyện không ngừng nghỉ để khẳng định bản thân trong nghệ thuật hội họa, và nỗ lực của anh trong công tác bảo vệ động vật hoang dã.

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về Hoàng khi anh mở cửa bước ra là đôi mắt cười và làn da rám nắng. Trên đường đi đến studio, chúng tôi đã hình dung về anh với chiếc mũ quen thuộc của nhà thám hiểm Indiana Jones. Cuộc phỏng vấn dự kiến kéo dài một tiếng, nhưng đã trở thành cuộc trò chuyện thân thiết suốt buổi chiều bên tách trà mật ong. Chúng tôi lắng nghe câu chuyện của Hoàng mà quên mất khái niệm thời gian, cho đến khi ánh nắng tắt dần và bầu trời ửng hồng lên để nhắc nhở chúng tôi rằng đã trễ rồi.

Năm 1979, khi mới 15 tuổi, Hoàng phải rời xa mẹ. Sau khi rời Việt Nam trên một con thuyền, anh tạm trú ở một trại tị nạn của Indonesia suốt hàng tháng trời, trước khi anh được gửi về nhà tị nạn gần Paris. “Đây là nơi tôi được tặng cuốn sách giải phẫu học đầu tiên nhân dịp Giáng Sinh,” anh nhớ lại.

 

Khi sinh sống tại Pháp, cậu thiếu niên người Việt có được trải nghiệm văn hóa thú vị và cơ hội chìm đắm trong hội họa. Anh vẫn còn nhớ như in khi tìm được một cuốn sách của Robert Bateman, một họa sĩ và nhà tự nhiên học người Canada, cũng là thần tượng của Hoàng.

Hoàng luôn học hỏi và trau dồi kỹ năng vẽ của mình. Tuy nhiên, khi biết được làm họa sĩ không được xem là một nghề thực thụ ở Việt Nam, anh đã dành vài năm làm việc trong lĩnh vực IT cho tới khi một người bạn giới thiệu anh đến làm tại một công ty in ấn của Trung Quốc. Anh dành cuối tuần để vẽ hình minh hoạ cho thực đơn của các nhà hàng Việt Nam nằm tại quận 13 của Paris, nơi tập trung nhiều cộng đồng người gốc Á.

Khi Việt Nam mở cửa vào những năm 1980, Hoàng cuối cùng đã được đoàn tụ với mẹ. Năm 1996, sau 16 năm sống ở Pháp, làm quãng thời gian làm việc trong quân đội Pháp và một công ty quảng cáo, Hoàng đã về Việt Nam và dành ba tháng ở bên mẹ.

Và anh chọn ở lại quê hương. Năm 2006, mẹ anh qua đời ở tuổi 92. “Anh chị em tôi ai cũng sinh sống ở nước ngoài,” Hoàng chia sẻ. “Giờ mẹ mất rồi, tôi không biết nên ở lại hay rời đi. Nhưng rồi tôi gặp vợ tôi, và chúng tôi cưới nhau vào năm 2009.”

Anh bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh động vật hoang dã vào năm 2014. Khi hay tin về một hội nghị của Hiệp hội Nghiên cứu Linh trưởng Quốc Tế diễn ra tại Hà Nội (IPS): “Tôi liên lạc với họ và đề xuất đem những bức tranh tôi vẽ loài khỉ đến trưng bày tại hội nghị. Họ đồng ý và đó là một cột mốc của tôi! Sau bước tiến đầu tiên này, tôi có đủ tự tin để giới thiệu bản thân là một họa sĩ.”

Bức tranh loài sao la bí ẩn.

Kể từ đó, Hoàng được mời tham dự 13 cuộc triển lãm, lần gần đây nhất được tổ chức ở Phuket trong khuôn khổ của Hội nghị Quốc tế Nghiên cứu về Loài dơi 2019.

Sau khi trở về Việt Nam, Hoàng có nhiều cơ hội kết hợp công việc của mình với các dự án bảo tồn động vật. Năm 1996, anh gặp được một đội ngũ NGO làm việc tại công viên quốc gia Cát Tiên và cùng họ tham gia vào dự án bảo tồn loài tê giác Java.

Với gương mặt buồn bã, Hoàng giải thích rằng: “Dự án kết thúc vào năm 2004, và con tê giác Java cuối cùng của Việt Nam bị lâm tặc bắn chết năm 2010.” Anh thường xuyên hợp tác với các công viên quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và tổ chức NGO. Anh tham gia nhiều chuyến đi khảo sát thực địa bởi vì “để vẽ được động vật thì cần rất nhiều nghiên cứu về môi trường sống, chế độ ăn uống, và hành vi của chúng."

Hoàng vẽ tranh giữa thiên nhiên.

Dù thật khó để xác định mức độ đa dạng sinh học của Việt Nam ở thời điểm hiện tại nhưng Hoàng cố gắng mô tả thực trạng bảo tồn động vật hoang dã của đất nước: “Hiện tại chúng ta có 54 công viên quốc gia và 80 khu bảo tồn thiên nhiên. Đây là nguồn cung cấp môi trường sống cho các loài động vật. Tuy nhiên, công tác giải cứu động vật còn chậm chạp và bạn phải nghĩ tới quy mô toàn cầu. Việc một chủng loài biến mất cũng đồng nghĩa với sự biến mất của toàn bộ hệ sinh thái.”

Để minh hoạ sự phức tạp của các dự án bảo tồn, Hoàng chia sẻ ví dụ về loài gấu rừng: “Chắc mọi người cũng biết những hũ rượu thuốc ngâm xác bọ cạp hoặc rắn nguyên con.  Ở nhiều nơi họ còn ngâm tay gấu trong loại cồn màu vàng.” Mật gấu cũng là một mặt hàng quý hiếm được dùng trong y thuật cổ truyền. Vào thập niên 1970, người Hàn quốc đã tìm ra một kỹ thuật cho phép lấy túi mật mà không cần giết gấu.

Vì thế, số lượng gấu nuôi nhốt tăng cao và từ đó phát sinh một số vấn đề về quyền động vật. Môi trường phối giống tồi tàn và các đợt mổ xẻ liên tiếp dẫn đến nhiều trường hợp nhiễm trùng và tử vong. Dù giờ đây việc nuôi nhốt gấu là phạm pháp nhưng hành vi này vẫn tiếp diễn. Hoàng cho hay, hơn 90% gấu tại Việt Nam đến từ các trại nuôi và vì thế không có khả năng sinh sống trong môi trường hoang dã.

Phác họa về Công viên Quốc gia Bạch Mã ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Nhìn theo hướng tích cực thì các chủng loại mới vẫn tiếp tục được phát hiện tại Việt Nam. Vài năm trước nước ta vừa ghi nhận một chủng gừng mới, bên cạnh đó thì nhiều loài thuộc họ linh trưởng có dấu hiệu tăng trưởng về số lượng.

Hoàng hiểu rằng giáo dục có thể nâng cao nhận thức và tạo ra thay đổi tích cực. Anh chia sẻ: “Tôi làm việc với nhiều trung tâm giáo dục về môi trường để giúp họ tăng tính tương tác trong các hoạt động.”

Hiện tại anh cũng đang giám sát các chương trình giáo dục cho Công viên Quốc gia Bidoup Núi Bà. “Tôi thiết kế một quyển sổ tay dành cho trẻ em tên là Khám phá thiên nhiên cùng với bút chì của bạn. Khi đi vào rừng thám hiểm, các em sẽ mang theo quyển sổ để ghi chép, vẽ tranh, và vui chơi. Tôi thích kiểu dự án như thế này vì nó kết hợp được nhiều lĩnh vực: thiết kế không gian, vẽ minh hoạ, viết lách, giao tiếp, và giáo dục.”

Tại Sài Gòn, Hoàng và vợ cũng đang thực hiện chương trình giáo dục mang tên Nature, Art & Fun: “Vợ tôi khởi động chương trình này vào năm 2019 tại căn hộ của chúng tôi! Từ đó, chúng tôi đã tuyển một số giáo viên để cùng thiết kế ra chương trình giảng dạy. Chúng tôi tổ chức nhiều chuyến đi đến khu bảo tồn thiên nhiên và các lớp mỹ thuật. Hai hoạt động này thật ra rất liên quan với nhau. Ví dụ, chúng tôi dạy về sự đối xứng trong thiên nhiên và hướng dẫn các em áp dụng kiến thức ấy vào việc vẽ tranh.”

Bức tranh vẽ một con báo hoa mai.

Mang trong mình tâm hồn trẻ thơ, chúng tôi khép lại cuộc phỏng vấn bằng một trò chơi nhỏ mang tên “hãy chọn thứ bạn yêu thích,” trong đó Hoàng phải chọn ra ba loài động vật và thực vật anh yêu thích nhất. Đầu tiên anh chọn sao la, hay còn được biết tới là “kỳ lân Châu Á," một loài thú trông giống như con nai và không còn được nhìn thấy ngoài tự nhiên trong nhiều thập kỷ qua. Hai sự lựa chọn còn lại của Hoàng là báo gấm và rắn lục kim. Trong các loài thực vật thì anh chọn thu hải đường, dương xỉ, và rêu.

Khi mặt trời xế bóng, chúng tôi rời studio của Hoàng với quà anh tặng: một bộ bưu thiếp tuyệt đẹp do Hoàng vẽ minh họa với chủ đề là các loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng. Anh khuyên chúng tôi nên đọc thử cuốn sách tiếng Pháp có tựa đề L’humanité en péril (tạm dịch: Nhân loại đang bị đe dọa) bởi Fred Vargas. Chúng tôi đóng cánh cửa studio và Hoàng thì vẫn mải miết nghĩ tới một chiến dịch chung tay bảo vệ hành tinh xanh ở quy mô toàn cầu.

Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về tác phẩm của họa sĩ Đào Văn Hoàng qua website của anh. 

Bài viết liên quan

Michael Tatarski

in Môi Trường

Dự án bảo tồn chim di cư ở đồng bằng sông Hồng của WildAct nhận giải thưởng quốc tế

WildAct, một tổ chức phi chính phủ về môi trường ở Việt Nam, vừa được trao giải thưởng Future Conservationist từ Chương trình Conservation Leadership, cho dự án bảo tồn bốn loài chim di cư có nguy cơ ...

in Môi Trường

Loài thực vật mới được phát hiện ở khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên-Huế

Nếu bạn tìm thấy một loài thực vật mới, bạn sẽ đặt tên nó là gì?

in Môi Trường

Đam mê trong sáng, mua bán trong tối: Những mối nguy từ thú chơi rùa hoang dã

Với mong muốn có một em thú cưng để tìm niềm vui trong những ngày giãn cách, Khánh*, 25 tuổi, Hà Nội, đã tìm mua một chú rùa con qua các nhóm trên Facebook. Với mức đầu tư khoảng hơn một triệu đồng, K...

in Môi Trường

'Thả cá, đừng thả nhựa!': Tổ chức môi trường kêu gọi giải cứu bao nilon trong lễ cúng Ông Công Ông Táo

Keep Hanoi Clean, một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì môi trường, hiện đang triển khai chương trình lớn nhất năm của mình: dọn rác ngày lễ Ông Công Ông Táo.

in Môi Trường

Bức ảnh san hô Phú Yên của nhiếp ảnh gia Việt đạt giải của Hiệp hội Sinh học Hoàng gia Anh

Gần đây, nhiếp ảnh gia Trương Hoài Vũ đã đạt giải nhì ở hạng mục "Nhiếp ảnh gia của năm" trong cuộc thi nhiếp ảnh do Royal Society of Biology (Hiệp hội Sinh học Hoàng Gia Anh) tổ chức.

in Môi Trường

Cho rác thải nhựa một cuộc đời mới cùng Dr. Plastic

Ô nhiễm rác thải nhựa được xem như một trong những mối đe dọa chính tới môi trường.

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...