Ao Ta - Sài·gòn·eer https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel Sat, 21 Dec 2024 23:25:07 +0700 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Tìm về di sản thiên nhiên bên hàng sao cổ thụ tại ao Bà Om https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17782-tìm-về-di-sản-thiên-nhiên-bên-hàng-sao-cổ-thụ-tại-ao-bà-om https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17782-tìm-về-di-sản-thiên-nhiên-bên-hàng-sao-cổ-thụ-tại-ao-bà-om

Mỗi lần nhắc đến chò nâu và người họ hàng gần gũi của nó — cây sao — tôi lại dừng lại để ngẫm nghĩ. Những thân cây đồ sộ, trơ trụi vươn cành cao lên trời trước khi bung tán lá rộng lớn vốn có nguồn gốc từ vùng cao nguyên. Vào thế kỷ 19, người Pháp đã đưa chúng về Thảo Cầm Viên Sài Gòn, nơi chúng được chăm bón, rồi từ đó nhân rộng ra khắp các khu vực thuộc địa, bao gồm cả Trà Vinh. Ngày nay, những cây sao không chỉ mang lại bóng mát, vẻ đẹp mà còn khơi gợi những suy tư về di sản, về vai trò của thiên nhiên trong sự áp bức lẫn tự quyết của loài người.

Ảnh: VnExpress.

Thoạt nhìn, hàng cây sao bao quanh ao Bà Om khiến người ta liên tưởng đến tường thành của một lâu đài kiên cố. Nhưng thực tế, những hàng cây uy nghi này chỉ đơn thuần được trồng để làm đẹp cảnh quan, theo thẩm mỹ mà người Pháp đã hình dung.

Thế nhưng, ao nước nhân tạo này đã có từ rất lâu trước khi những cây sao xuất hiện hay người Pháp đặt chân tới đây. Theo truyền thuyết Khmer, Ao Bà Om là thành quả của một nhóm phụ nữ trong cuộc thi với đàn ông để quyết định tục lệ cưới xin. Câu chuyện này, vốn ca ngợi sự chăm chỉ của phái nữ, kể rằng các chị em đã hoàn thành công việc nhờ nỗ lực bền bỉ, trong khi các anh chỉ biết chè chén say sưa hoài phí tháng ngày.

Ảnh: Paul Christiansen.

Dù vẫn còn nhiều người Khmer sinh sống trong khu vực, vùng đất này hiện thuộc lãnh thổ Việt Nam. Dĩ nhiên, những cây sao ở đây chẳng hề hay biết điều đó, cũng như chúng không nhận thức được rằng miền Tây không phải là nơi “thiết kế” dành riêng cho mình. Những bộ rễ ngoằn ngoèo, trồi lên khỏi mặt đất — thứ khiến chúng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội — thực chất chứng tỏ rằng chúng không tiến hóa để phù hợp với môi trường này. Ở nơi quê hương nguyên bản, kiểu rễ này sẽ khiến cây dễ bị quật ngã bởi những cơn bão lớn.

Thế nhưng, cây sao vẫn phát triển mạnh mẽ tại Trà Vinh, đóng góp giá trị to lớn cho thành phố, đồng thời trở thành niềm tự hào của người dân nơi đây. Tầm quan trọng của chúng được thể hiện qua việc chính quyền đang trồng thêm cây mới để thay thế những cây già cỗi dần chết. Những cây non mảnh khảnh, được chống đỡ bằng dây và cọc gỗ tạm bợ, giờ đây giờ đây đang lớn lên bên cạnh những thân cây sao cổ thụ.

Ảnh: Paul Christiansen.

Tuần trước, khi ghé thăm nơi này, tôi bắt gặp một nhóm người Khmer đang tổ chức dã ngoại dưới bóng những cây sao cổ thụ, một khung cảnh mà có lẽ con cháu họ cũng sẽ được tận hưởng, nhờ vào những cây sao mới đang lớn dần. Quốc tịch của những người đã gieo trồng hàng cây sao ấy lẽ ra không nên ảnh hưởng đến cảm giác an yên mà bóng mát của chúng mang lại. Tôi tự hỏi liệu người Việt dưới thời Pháp thuộc có từng thư thái tận hưởng bóng cây sao như vậy hay không. Có lẽ, chỉ khi đã chiến thắng những kẻ áp bức mình, ta mới có thể cảm nhận nghệ thuật của họ mà không còn vướng bận tội lỗi hay giận dữ. Dẫu vậy, nghệ thuật mà thiên nhiên kiến tạo luôn vượt xa những gì con người có thể tạo ra.

[Ảnh bìa: Báo Lao Động]

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen.) Ao Ta Sun, 08 Dec 2024 18:47:06 +0700
Triết lý sống và nghệ thuật Lê Bá Đảng qua không gian bảo tàng tại cố đô Huế https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17765-triết-lý-sống-và-nghệ-thuật-lê-bá-đảng-qua-không-gian-bảo-tàng-ở-cố-đô-huế https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17765-triết-lý-sống-và-nghệ-thuật-lê-bá-đảng-qua-không-gian-bảo-tàng-ở-cố-đô-huế

Nhiều người cho rằng nghệ thuật là thứ gì đó xa lạ, khó chạm tới, nhưng một khu vườn thì khác; ai cũng biết cách ngắm nhìn một bông hoa.

Khi bước vào Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng ở ngoại ô Huế, du khách sẽ bắt gặp hoa trước khi chạm mắt tới các bức tranh, tác phẩm điêu khắc hay sắp đặt của nghệ sĩ Việt Nam Lê Bá Đảng. Nhưng thật ra, hai phạm trù này chẳng hề tách biệt. Khu vườn rộng lớn dẫn từ cổng lên bảo tàng hoành tráng kia cũng là một phần của nghệ thuật mà bạn đang khám phá. Nghe tiếng lá xào xạc trong gió, ngửi hương thơm dịu dàng của hoa, cảm nhận nắng ấm trên mặt – đó là lúc bạn đang sống trong không gian mà Lê Bá Đảng đã dày công tạo nên. Như lời ông, nơi này là “một tác phẩm nghệ thuật mênh mông, một quang cảnh đầy cảm hứng vũ trụ, sống cùng thiên nhiên, hướng về bất tận...”

Chẳng ai tình cờ mà đứng trước cánh cổng đồ sộ của Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng cả. Cách trung tâm thành phố gần 10km, nơi đây nằm ở cuối con đường đất khúc khuỷu, đi ngang qua những ngôi nhà đắt đỏ, những khu đất quý giá. Nếu gọi Grab để tới, hãy nghĩ sẵn cách quay về, vì sẽ không có ứng dụng nào hoạt động khi bạn quyết định rời khỏi đây. Nhưng hãy yên tâm, khoản tiền bạn trả cho tài xế để họ ngồi chờ trong bóng mát sẽ hoàn toàn xứng đáng.

Lê Bá Đảng là ai?

Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng, nói ngắn gọn, là một trong những bảo tàng ấn tượng nhất tại Việt Nam. Khu tổ hợp rộng 16.000m² ở vùng ngoại ô Huế này được dành trọn để tôn vinh cuộc đời và sự nghiệp của Lê Bá Đảng. Dù tên tuổi của ông chưa thực sự phổ biến tại quê nhà, những tài liệu viết về ông đủ để bất kỳ ai đắm mình trong mê cung của các bài tiểu sử, phân tích nghệ thuật và đánh giá triển lãm suốt nhiều ngày. Với bảo tàng này, bạn sẽ có cơ hội khám phá một bức tranh toàn diện về cuộc đời và tầm nhìn nghệ thuật của ông.

Tất nhiên, đến đây mà không chuẩn bị trước cũng có cái thú riêng, nhưng nếu biết đôi chút về quan niệm của ông, bạn sẽ cảm nhận mọi thứ trọn vẹn hơn. Như ông từng chia sẻ: "Nghệ thuật không chỉ dành riêng cho một số người có phương tiện mua tranh, mua tượng, hoặc nằm bất động trong viện bảo tàng, mà phải di động, hòa hợp với thiên nhiên, đến với con người, đi vào cuộc sống."

Sinh năm 1921 tại Quảng Trị trong một gia đình khá giả, từ nhỏ ông đã mang trong mình khao khát phiêu lưu. Năm 2005, ông từng viết: “Từ đứa trẻ con muốn kiếm đường thoát ra khỏi chốn đồng khô cỏ cháy cho đến hôm nay là một chặng đường dài giăng giẳng.” Dù bị cha ngăn cản, ông vẫn tình nguyện tham gia làm lao công cho quân đội Pháp ở châu Âu trong Thế chiến thứ hai. Bị quân Đức bắt, ông ba lần tìm cách trốn khỏi trại giam và cuối cùng định cư tại Pháp sau chiến tranh, bắt đầu con đường nghệ thuật của mình.

Chân dung Lê Bá Đảng qua website của Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng.

Sau chiến tranh, ông theo học tại Học viện Mỹ thuật Toulouse, nơi ông được đào tạo bài bản về các loại hình nghệ thuật như hội họa và điêu khắc. Say mê văn hóa Pháp, ông tìm cách kết nối với những cộng đồng nghệ sĩ ở Paris. Chính tại đây, ông gặp Myshu, tên thật là Micheline Nguyễn Hải, một phụ nữ Pháp gốc Việt, và kết hôn với bà vào năm 1950. Hai người có một con trai, Fabrice, còn được gọi là “Touty,” sinh năm 1951.

Sau khi hoàn tất quá trình học tập, ông phải trải qua cảnh nghèo khó, đúng như hình tượng “nghệ sĩ nghèo” thường được lãng mạn hóa. Ông từng kiếm sống bằng cách bán tranh mèo vẽ tay trên phố.

Khi những bức tranh của ông dần chuyển từ phong cách hiện thực sang biểu đạt mang tính biểu tượng và trừu tượng, ông lấy cảm hứng từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả bài thơ 'Le Chat' (Con Mèo) của nhà thơ người Pháp Bodiaer: 

Hãy đến, mèo yêu dấu, trong lòng ta ấp ủ;
Vuốt nhọn co vào, ngoan ngoãn, nép bên.
Cho ta ngắm vào đôi mắt em
Lấp lánh ánh ngọc như sắt thép sáng.

Ngón tay ta ve vuốt ngất hồn ta
Đầu em, đường nét mảnh mai cong vút,
Lòng hân hoan, say sưa thích thú
Trước thần kinh nhạy cảm, khẽ truyền qua,

Nghĩ về người tình của ta cũng giống thế,
Ánh mắt cô như em, lạnh lùng,
Xuyên sâu và bén nhọn như gươm đâm;

Mà lại thêm nét hoang sơ bí ẩn
Toả ra từ hương thơm thanh thoát
Của cơ thể duyên dáng, làn da nâu.

Ngoài mèo, các tác phẩm ban đầu của Lê Bá Đảng còn thể hiện ngựa, hình thể khoả thân và phong cảnh, thường với những nét bút mạnh mẽ, dứt khoát, tạo ra những hình ảnh đầy mạnh mẽ và táo bạo. Dù nhiều tác phẩm của ông lấy cảm hứng từ thời thơ ấu tại Việt Nam, phong cách nghệ thuật của ông thời kỳ đầu mang đậm truyền thống phương Tây. Sau chuyến thăm Việt Nam năm 1975, ông nhận thấy Việt Nam còn nhiều khoảng cách so với phương Tây trong phát triển nghệ thuật. Theo ông, thay vì cố gắng sáng tạo theo truyền thống phương Tây, nghệ thuật Việt Nam nên dựa vào bản sắc văn hóa độc đáo để tỏa sáng trên sân khấu quốc tế.

Từ những ngày đầu sự nghiệp, các phòng trưng bày ở châu Âu đã lưu tâm nhiều đến cái tên Lê Bá Đảng. Dang tiếng các cuộc triển lãm của ông ngày càng lan xa khi có các nhà sưu tầm lớn đến tìm mua. Là một nghệ sĩ làm việc miệt mài, ông không ngừng thử nghiệm chất liệu mới, từ giấy xếp mà ông cắt tỉa công phu thành những tác phẩm điêu khắc ba chiều đến thư pháp, điêu khắc đồng, khắc gỗ và thậm chí là trang sức.

Năm 1980, một bi kịch xảy ra làm ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời và tác phẩm của ông: con trai duy nhất của ông qua đời. Nghệ thuật của ông từ đó mang một nỗi đau sâu lắng, xen lẫn giữa phẫn nộ và buồn thương vô tận. Ông từng nói: “Một đoạn đời đen tối nhất trong đời tôi. [...] Khủng hoảng tinh thần, trí óc mờ ám, tâm hồn đen tối.” Hình ảnh của Touty xuất hiện trong nhiều tác phẩm, và xuất hiện trong con dấu riêng của ông với hình ảnh một đứa trẻ giữa cha mẹ - biểu tượng ông dùng suốt phần đời còn lại.

Khi lên đến mái của bảo tàng, du khách sẽ bắt gặp một tác phẩm tưởng nhớ xúc động dành cho Touty: hình bóng phản chiếu của một người đàn ông và một phụ nữ với một khoảng trống vừa cỡ một đứa trẻ ở vị trí trái tim, để người xem có thể nhìn ra những tán cây xanh mướt ở xa. Đây là một lời tri ân đầy cảm động, thể hiện niềm tin của Lê Bá Đảng rằng “đẹp thôi là chưa đủ,” mà mọi phong cảnh và nghệ thuật cần kể một câu chuyện.

Lịch sử bảo tàng

Ánh sáng dịu dàng chiếu từng góc độ chính xác trên mỗi tác phẩm; cửa lớn khép kín với tiếng đóng êm ái giữ cho không khí mát lạnh bên trong; những bức tường uốn lượn tinh tế, làm từ vật liệu cao cấp, được thiết kế để tối ưu âm thanh, mang đến sự tĩnh lặng trang nghiêm cho không gian chính rộng lớn. Bảo tàng là một công trình đạt chuẩn quốc tế, nổi bật hoàn toàn so với phần lớn các bảo tàng nghệ thuật trong nước. Khi ánh nắng chiếu nghiêng vừa phải, khách có thể ngắm nhìn thiết kế tuyệt vời qua những bóng nắng đổ lên sàn từ phiên bản của con dấu ông.

Xây dựng bảo tàng là ước mơ suốt đời của ông – “một tác phẩm nghệ thuật mênh mông, một quang cảnh đầy cảm hứng vũ trụ, sống cùng thiên nhiên, hướng về bất tận...” như ông từng miêu tả – được hiện thực hóa sau khi ông qua đời năm 2015 ở tuổi 96. Lê Cẩm Tế, một người bạn và học trò của ông, đã cống hiến hết mình để thực hiện ước mơ này. Với sự đồng thuận của Myshu, vợ của ông, và những bản phác thảo chi tiết mà ông để lại, việc xây dựng bảo tàng trên khu đất này bắt đầu từ năm 2016 và chính thức mở cửa vào ngày 21 tháng 4/2019. Nơi đây lưu giữ các tác phẩm quý giá từ bộ sưu tập cá nhân của Lê Cẩm Tế và của Myshu.

Trong số 293 tác phẩm, có những phần thuộc kiệt tác 'Comédie Humaine' (Hài Kịch Nhân Loại), lấy cảm hứng từ nhà văn Honoré de Balzac, thể hiện sự thấu hiểu của ông về nhân sinh. Qua tranh vẽ, màu nước, tranh khắc, tranh ghép, tượng điêu khắc và tranh in đá, đây là lời kể về những cảm xúc mà ông đã trải qua, và có lẽ là những gì con người nói chung có thể trải nghiệm, thông qua hàng ngàn khuôn mặt, mỗi khuôn mặt đều mang một góc nhìn riêng.

Nổi bật trong bộ sưu tập là một loạt tác phẩm điêu khắc mang tính chính trị. Là người phản chiến mạnh mẽ, Lê Bá Đảng từng đề nghị Lê Đức Thọ – trưởng đoàn đàm phán với Henry Kissinger tại Hiệp định Paris năm 1973 – mang về cho ông những mảnh vỡ từ máy bay B-52 trong chiến tranh. Từ những mảnh tàn dư này, ông đã tạo nên các bức tượng điêu khắc sơn màu với hình dáng đầu ngựa, chân dung con người, bàn tay và chim, như một lời kêu gọi hòa bình mạnh mẽ.

Không chỉ là một khu vườn đẹp, bộ sưu tập nghệ thuật hay sự tái hiện cuộc đời và tầm nhìn nghệ thuật của ông, Không gian Lưu niệm còn là cơ hội để trải nghiệm một góc nhìn khác về cuộc sống. Quán cà phê tại đây phục vụ những món ăn đơn giản nhưng đầy tinh tế mà ông hẳn sẽ yêu thích. Ngoài ra, một homestay liền kề mang đến không gian tĩnh lặng và trầm mặc để du khách hòa mình vào bầu không khí nghệ thuật, từ từ cảm nhận những câu chuyện mà Lê Bá Đảng tin rằng luôn gắn liền với bất kỳ khung cảnh thiên nhiên nào. Trong các chuyến thăm năm 2022 và 2023, khi homestay này vẫn chưa mở cửa, Saigoneer đã đánh dấu địa điểm này để quay lại khám phá. Nếu chất lượng tương đồng với bảo tàng, thì nơi đây chắc chắn rất đáng để ở lại trải nghiệm.

Năm ngoái, vì chưa sắp xếp được phương tiện trở về trung tâm, tôi rời Memory Space trong cái nóng gay gắt của Huế, từng bước nghe tiếng sỏi lạo xạo dưới chân và nhìn những rặng thông xanh xa xa. Những ai đang tìm kiếm sự yên bình, khí hậu mát lành và thiên nhiên hoang sơ chắc chắn sẽ thấy khoảng thời gian ở bảo tàng là đáng giá. Người yêu nghệ thuật sẽ thích thú khi được “khám phá” một tài năng còn ít được biết đến ở quê nhà, trong khi những người hâm mộ quốc tế của Lê Bá Đảng có thể xem nơi này như một điểm đến hành hương. Thật ra, không có cách nào sai để tận hưởng khoảng thời gian ở đây, chỉ cần bạn biết thưởng thức. Như ông từng nói: "Nghệ thuật nằm ngay trong đời sống, trong bất cứ điều gì đang diễn ra, miễn chúng ta nhìn nó bằng đôi mắt của cái đẹp."

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen. Ảnh: Alberto Prieto.) Ao Ta Sun, 17 Nov 2024 20:00:11 +0700
Đưa nhau đi trốn nắng dưới giàn nho Phan Rang https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17694-đưa-nhau-đi-trốn-nắng-dưới-giàn-nho-phan-rang https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17694-đưa-nhau-đi-trốn-nắng-dưới-giàn-nho-phan-rang

Cái nắng hầm hập giữa trưa bao trùm nhịp sống ở vạt đất khô hanh giữa Phan Rang và Cam Ranh. Dân địa phương thường trốn nắng ngay trong phòng khách, nằm đong đưa trên võng, còn du khách lũ lượt từng đoàn kéo nhau ra biển, nhà hàng hải sản, hay ngâm mình trong bể bơi resort. Một trong những thiên đường chạy nóng ít được biết đến nhất mà tôi được trải nghiệm gần đây chính là dưới giàn dây leo rậm rạp của các đồn điền nho nơi đây.

Bóng mát dưới giàn nho là nơi ngủ trưa lý tưởng.

Nhấp nhô hai bên đường cái ở Mỹ Hòa là tán lá xanh rì của nhà vườn trồng nho, vừa là nơi trưng bày sản phẩm, vừa là trạm nghỉ chân đơn sơ cho khách thập phương. Dù vậy, bóng mát dưới giàn nho là nơi hóng mát yêu thích của tôi: trên bàn, rổ nho xanh, nho đen mơn mởn, bên cạnh đĩa mứt nho khô, phích nước nho lành lạnh pha chút tắc, và cả rượu nho nhà làm với vị ngọt dễ uống — quan trọng hết là mọi thứ đều miễn phí.

Ngồi nghỉ ở đây, tôi đếm hàng chục lượt khách nội địa tay xách nách mang từng thùng rượu, nước cốt nho về xe làm quà cho người thân, đem một chút nắng gió Phan Rang về lại nơi phố thị họ sinh sống.

Chúng tôi cũng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của nho khô để đem về Sài Gòn, nhưng với tôi, khoảng thời gian ngắn ngủi ngồi nhắm hờ mắt ở ngay trong vườn nho, dưới chùm nho đong đưa, nhìn nắng len lỏi qua từng khe hở quanh co trên thân nho, chính là trải nghiệm đặc biệt nhất.

]]>
info@saigoneer.com (Brian Letwin. Ảnh: Brian Letwin.) Ao Ta Tue, 28 May 2024 16:09:55 +0700
Một sớm rộn ràng tại chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17011-một-sớm-rộn-ràng-tại-chợ-nổi-ngã-năm-ở-sóc-trăng https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17011-một-sớm-rộn-ràng-tại-chợ-nổi-ngã-năm-ở-sóc-trăng

Trong guồng quay đời thường, ở những miền quê sông nước, chợ nổi vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của người dân.

Nếu đã một lần du lịch miền Tây, có lẽ bạn đã từng ghé thăm các phiên chợ nổi — một nét văn hoá rất đặc sắc của Đồng bằng Sông Cửu Long. Ở vùng đất nơi cuộc sống gắn liền với sông nước, cho đến ngày nay, những phiên chợ trên sông vẫn là những tụ điểm giao thương sầm uất và giàu sức sống.

Cùng với sự phát triển của hệ thống hạ tầng và cầu đường trên khắp khu vực, việc vận chuyện hàng hoá bằng đường thuỷ có lẽ không còn được ưu tiên như trước. Ở những thành phố với chuỗi cung ứng hiện đại như Cần Thơ, người ta xem các phiên chợ nổi như một địa điểm du lịch hơn là một kênh buôn bán. Dẫu vậy, ở một số địa phương, nét văn hoá sông nước này vẫn đóng vai trò quan trọng trong đời sống và kinh tế của người dân.

Trong một chuyến đi đến huyện Long MỹSaigoneer đã có cơ hội ghé thăm chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng. So với chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, chợ nổi Ngã Năm có ít du khách đến tham quan hơn, nhưng không vì thế mà kém phần tấp nập. Trên những chiếc ghe đủ kích cỡ, nông dân và tiểu thương liên tục trao tay nhau vô số mặt hàng: rau củ, gà vịt, xoài mít, gạo thịt, v.v. Sau khi được thu mua, những mặt hàng này sẽ được chở dọc các nhánh sông để phân phối tới các chợ nhỏ khác, đáp ứng nhu cầu của người dân trên toàn khu vực.

Để chuẩn bị cho các phiên chợ nổi tại Ngã Năm, bà con tiểu thương phải thức dậy từ lúc rạng sáng. Từ thời điểm đó, các hoạt động buôn bán tấp nập bắt đầu diễn ra, với các thuyền bè chở hàng liên tục ra vào bến. Mỗi chiếc ghe nhỏ là một chiếc gánh hàng rong di động, cung cấp mọi loại mặt hàng. Một cô bán bún cũng có thể là khách hàng của một chú bán rau. Trên con đường kế bên sông, các gian hàng được dựng lên để chuẩn bị đồ ăn sáng và các món nhu yếu phẩm, từ quần áo đến gia vị.

Chỉ với một khoản phí nhỏ, chúng tôi đã có thể thuê một chiếc thuyền và đi ngược xuôi trên sông để tham quan khu chợ. Chợ nổi Ngã Năm không phải là một địa điểm du lịch nổi tiếng, nên những người chúng tôi gặp sáng hôm ấy đều là người dân sinh sống quanh khu vực. Từ chiếc ghe của mình, họ vui vẻ để chúng tôi chụp ảnh, thậm chí vẫy tay chào với vẻ vui mừng rằng có người lại quan tâm đến buổi đi chợ thường ngày của mình.

Hãy cùng Saigoneer "đi" dạo một vòng phiên chợ nổi Ngã Năm qua loạt ảnh dưới đây:

Bà con buôn bán là người đến từ nhiều nơi khác nhau, già có, trẻ có.

Giữa một phiên chợ bận rộn, người ta vẫn tìm được thời gian để nhấm nháp một ly cà phê đá.

Vừa đi ghe, vừa đi xe đạp để đạt tốc độ tối ưu.

Với nhiều người, chiếc ghe cũng chính là mái nhà di động.

Theo quan niệm thời xưa, việc vẽ lên mũi thuyền đôi mắt "thuồng luồng" (mắt ghe) sẽ giúp xua đuổi các loài kình ngư, thuỷ thần.

Thuyền trưởng cũng phải mất ghế vì chở quá nhiều sắn.

Một chú chó nhỏ mà có võ. Rất may rằng chú đã không "đột kích" chiếc thuyền của đoàn Saigoneer.

Một người thợ mài dao lão luyện, một công việc chúng ta hiếm còn thấy ở thành phố.

Tượng tự là công việc sản xuất và vận chuyển đá lạnh. 

Bạn chọn cách nào để sang sông: qua cầu hay ngồi thuyền?

Không chỉ người mà vịt cũng có thể là hành khách trên thuyền.

Một rổ "cạp cạp."

Có lẽ giao như thế này sẽ nhanh hơn đặt hàng qua ứng dụng rất nhiều.

Nghỉ tay ăn bún sau những giờ làm việc vất vả.

Hình ảnh minh hoạ cho hành động đùa giỡn với trái tim.

Một con thuyền chở đầy thóc.

Mỗi chiếc thuyền lại được trang trí với màu sắc khác nhau. 

Chiếc ghe là bạn đồng hành của mọi thế hệ.

Rất nhiều người lái đò là các chị các cô. 

Có nhà ở ven sông cũng giống như có nhà ở ngay trạm xe buýt.

Đồ ăn nhanh phiên bản 1.0

Thế kỷ 21, chúng ta chèo thuyền bằng cần cẩu.

Trong các mùa xuân hạ thu đông, mùa chúng tôi thích nhất là mùa dưa hấu.

Dù làm việc luôn tay luôn chân, nhưng nụ cười và tinh thần lạc quan luôn thường trực trên các gương mặt.

Một bác tài vẫy chào Saigoneer.

Lục bình và các loại thực vật thuỷ sinh khác có thể làm động cơ bị kẹt. 

Chỗ rửa chén vừa tiện vừa thoáng. 

Một ngày như mọi ngày ở khu chợ nổi.

Hướng thượng lưu của con sông có vẻ vắng lặng hơn.

Darkroom là một series kể chuyện bằng hình ảnh về vẻ đẹp của cảnh vật, con người Việt Nam và châu Á trên những hành trình xê dịch. Bạn là một phó nháy thích đi đây đó? Hãy gửi ý tưởng về cho Saigoneer qua hòm thư contribute@saigoneer.com.

]]>
info@saigoneer.com (Saigoneer. Ảnh: Alberto Prieto.) Ao Ta Wed, 27 Sep 2023 12:43:00 +0700
Dấu Sông Hồn Phố: Hành trình lần theo sử tích nghìn năm của sông Tô Lịch https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17438-dấu-sông-hồn-phố-hành-trình-lần-theo-sử-tích-nghìn-năm-của-sông-tô-lịch https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17438-dấu-sông-hồn-phố-hành-trình-lần-theo-sử-tích-nghìn-năm-của-sông-tô-lịch

Chúng tôi bắt đầu hành trình trước cửa một ngân hàng đoạn Trần Nhật Duật rẽ vào Chợ Gạo.

Chọn đây là điểm khởi đầu là vì khoảng 200 năm trước, nơi này có tên là vùng Hà Khẩu, hay Cửa Sông. Con phố Trần Nhật Duật to đùng kia trước đây là sông Hồng, còn đoạn rẽ vào Chợ Gạo đã từng là cửa sông Tô Lịch. Hôm đó, chúng tôi được anh Nguyễn Vũ Hải dẫn đi chuyến bộ hành mang tên Dấu sông hồn phố — một hành trình lần theo dấu tích sông Tô Lịch.

Phố Trần Nhật Duật thời nay và đoạn sông Hồng chảy vào Tô Lịch thời xưa, qua minh họa của anh Thành Phong.

Hồi nhỏ khi đạp xe đến lớp, tôi hay phải đi qua đoạn sông Tô Lịch còn lộ thiên ở Thụy Khuê. Mùi hôi thối bốc lên từ dòng nước đen ngòm luôn khiến tôi tự hỏi: Tại sao mọi người lại gọi đây là một con sông nhỉ? Rõ ràng đây là một cái cống mà. Hôm đó anh Hải dẫn chúng tôi đi bộ và kể những câu chuyện về dòng sông, và nhờ chuyến đi tôi mới biết cuộc đời con sông là cả một huyền thoại.

Anh Hải kể rằng cái tên Tô Lịch được nhắc đến trong sử sách cách đây cả mấy nghìn năm rồi. Hồi Việt Nam vẫn thuộc về Trung Quốc, Cao Biền, một thầy phong thuỷ khét tiếng Trung Hoa, đã có cuộc đấu phép với thần Long Đỗ — vị thần sông Tô Lịch. Cao Biền cố trấn yểm dòng sông, nhưng đóng cọc đến đâu thì cọc bắn lên tới đó. Cao Biền biết sức mình không đọ được, nên đành lập đền thờ, sau đó cho đắp La Thành. Vì thành men theo dòng sông của thần Long Đỗ, nó còn được gọi tên là Long Biên.

Bản đồ Hồng Đức (1490) vẽ La Thành men theo sông Tô Lịch.

Long Biên đã đắp tự đời nào?
Chẳng thấp nhưng mà cũng chẳng cao.
Chăm chắm ngoại thành xây cũng đẹp.
Cồn cồn dòng nước chảy tuôn vào.

Đó là một bài thơ Đường luật tôi từng đọc. Đến giờ mới hiểu dòng nước cồn cồn kia chính là sông Tô Lịch, mặc dù đoạn nước tuôn vào đã bị lấp từ lâu. Nhưng đến giờ người ta vẫn có thể cảm nhận được cái “chẳng thấp nhưng mà cũng chẳng cao” kia. Anh Hải cho chúng tôi mò theo con sông Tô Lịch và kẻ lại đường thành dựa trên mấy tấm bản đồ cũ. Tôi giật mình nhận ra thành to như thế nào khi kẻ đường qua Yên Phụ, Hoàng Hoa Thám, Bưởi, Đê La Thành — toàn những con phố mà phải lên dốc mới đi được.

Kẻ đường thành và con sông dựa trên bản đồ cũ.

Sự tích về dòng sông vẫn tiếp tục cho đến khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ phương Bắc. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ cho dời đô về Thăng Long. Nhà vua muốn xây thành cao, nhưng cứ đắp lên lại đổ. Vua cho người đến cầu khấn đền Long Đỗ thì thấy một con ngựa trắng trong đền đi ra. Nhà vua lần theo dấu chân ngựa đắp thành thì thành mới vững. Vậy nên nhà vua đổi tên ngôi đền thành đền Bạch Mã, Đông trấn của Hà Nội,  và phong thần Long Đỗ được phong thành Thành hoàng Thăng Long — vị thần che chở cho mảnh đất này.

Chú thích số một trong bản đồ Hà Nội 1873 kể chuyện vua Lý Thái Tổ rời đô về Thăng Long.

Dưới sự phù hộ của thần Long Đỗ, Thăng Long phát triển thành khu kinh đô náo nhiệt. Hàng hóa từ miền Bắc đổ về đây theo sông Hồng, rồi sông Tô Lịch chở thành một huyết mạch giao thương nội thành quan trọng. “Ngay từ cửa sông,” anh Hải kể, “có chợ Gạo, rồi chợ Bạch Mã, chợ Cầu Đông, chợ Bưởi, chợ Cầu Giấy, chợ Ngọc Hà, chợ Dừa…” Khu Phố Cổ hồi đó là được gọi là Kẻ Chợ, và nó sầm uất đến nỗi còn có câu tục ngữ: “Giàu thú quê không bằng ngồi lê Kẻ Chợ.”

Phố Chợ Cầu Đông, đặt tên theo chợ cầu bắc qua sông Tô Lịch phía đông thành.

Nhưng rồi đến một ngày, vũ khí của con người đã làm mai một cả thần linh. Năm 1882, người Pháp chiếm Bắc Kỳ, họ biến Hà Nội thành khu đầu não để cai quản Đông Dương. Trong quá trình cai trị, họ cho dỡ thành Thăng Long, họ xây cầu, xây đường, và họ cho đào hệ thống cống ngầm.

Anh Hải kể: “Con sông Tô Lịch trước đây là mạch giao thông, thương mại, là hiện thân của thần thánh. Nhưng tới thời điểm này, khi người Pháp tới và vạch ra các nét quy hoạch của họ, thì con sông trở thành cái cống.”

Bốt nước Hàng Đậu, nơi đánh dầu thời kỳ sông Tô Lịch trở thành cái cống.

Và khi hệ thống cống ngầm mở ra thì có một loài sinh vật cũng được sinh sôi nảy nở: chuột cống. Chúng truyền dịch hạch khắp thành phố, nên người Pháp tìm cách diệt chuột. Họ thuê người An Nam đi giết chuột rồi cắt đuôi mang nộp. Mỗi cái đuôi có giá 4 đồng Đông Dương.

“Người An Nam thấy mức thu từ chuột rất cao,” anh Hải nói, “nên họ bắt chuột, cắt đuôi, rồi thả cho nó đẻ tiếp. Rồi còn có cả các trang trại chuột mọc lên và mạng lưới ‘ship’ chuột từ các vùng ngoại thành về đây để phục vụ ngành kinh doanh.”

Đến một ngày, có viên quan người Pháp nhìn thấy một con chuột không đuôi chạy trên đường. Từ đấy, người An Nam phải nộp chuột phải nộp cả con. Nhưng trào lưu vẫn phát triển mạnh cho đến khi mức tiền hạ thấp, từ bốn đồng một con xuống một đồng năm con, rồi không ai thèm nộp chuột nữa. Tư tưởng chống dịch của người Pháp cũng chuyển sang tập trung vào các biện pháp Y tế chứ không phải diệt chuột nữa.

Cửa Bắc của Hoàng thành Thăng Long trên phố Phan Đinh Phùng. 

Anh Hải nói câu chuyện con chuột kia cũng chỉ là một ví dụ nhỏ trong việc cách người ta sống với thế giới xung quanh như thế nào. Từ cách sống hòa thuận, nương tựa vào thiên nhiên, cho tới cách quản lý, sử dụng, rồi bỏ đi. Con sông Tô Lịch đến bây giờ vẫn là một cái kênh chất thải của thành phố.

Chúng tôi kết thúc chuyến bộ hành ở di tích Cửa Bắc, phần duy nhất còn lại của thành Hà Nội. Hồi dỡ thành, người Pháp cho giữ lại đoạn này, vì nó còn in hai vết pháo đánh dấu ngày Hoàng thành thất thủ. Lúc đứng đó và nhìn con phố Phan Đình Phùng trước mặt ùn ùn xe chạy, thật khó để hình dung con sông Tô Lịch đã từng cuồn cuộn chảy qua nơi đây. Tự dưng tôi thấy buồn lắm, như là thành phố đã bị mất cái gốc của mình.

Phố Phan Đình Phùng ngày nay.

Một buổi sáng sau chuyến đi cùng anh Hải, lúc thắp hương mùng một tự dưng tôi lại nghĩ đến thần Long Đỗ. Thay vì khấn vái tổ tiên như mọi khi, tôi gửi lời cảm ơn vị thần vì đã che chở cho thành phố, và nguyện cầu thần phù hộ cho gia đình, bạn bè, cùng những sinh linh đang sống ở đây. Cái tên Tô Lịch đối với tôi từ chỗ hoen ố giờ đã trở nên linh thiêng. Nghe nói gần đây người ta có bàn chuyện cải tạo dòng sông. Biết đâu, một ngày con sông sẽ được khôi phục vị thế là long mạch của Hà Nội.

]]>
info@saigoneer.com (Linh Phạm. Ảnh bìa: Hannah Hoàng.) Ao Ta Wed, 20 Sep 2023 12:00:00 +0700
Cẩm nang xê dịch Sài Gòn-Biên Hòa bằng tàu lửa cho hội ‘phượt thủ mầm non’ https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17570-tôi-đi-phượt-biên-hòa-bằng-tàu-lửa-từ-sài-gòn https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17570-tôi-đi-phượt-biên-hòa-bằng-tàu-lửa-từ-sài-gòn

Ngày Saigoneer ra mắt chương nội dung Train Chapter để khám phá vẻ đẹp của đường sắt Việt Nam, vài độc giả đã bình luận vui rằng ai mà yêu nổi cái nết cà rịch cà tang của xe lửa nước mình.

Không thể phủ nhận rằng, đường sắt Việt Nam khó có thể bì lại được các loại tàu điện cao tốc hiện đại đáng mơ ước của các nước láng giềng. Nhưng nếu ta ngồi lại và xem xét giá trị của xe lửa ngoài khuôn khổ đơn thuần là phương tiện đi lại, xe lửa cũng có nhiều phẩm chất hay đẹp khác đáng để chiêm nghiệm. Lịch sử hỏa xa Việt Nam từ thuở sơ khai thuộc Pháp cho đến nay chứa đựng bao giai thoại thú vị minh chứng cho những chuyển mình của đất nước. Trong những thập niên khi vé máy bay vẫn còn rất đắt đỏ, tàu Thống Nhất là cách duy nhất để gia đình Việt ở hai miền có thể gặp nhau. Đoàn tàu xình xịch len lỏi suốt chiều dài bờ biển, nuôi dưỡng hồi ức đẹp của hàng thế hệ người Việt trong những toa tàu đơn sơ ấy.

Trong những năm gần đây, ảnh hưởng của mạng xã hội khiến cho chặng Sài Gòn–Biên Hòa của tàu Thống Nhất trở thành tuyến đường được ưa thích nhất của một bộ phận các bạn trẻ thành phố đi khám phá Biên Hòa theo lịch trình “sáng đi, chiều về.” Đối với ai có niềm yêu thích xe lửa nhưng không chịu nổi độ dài của chặng Sài Gòn đi Quy Nhơn hay thậm chí Hà Nội, quãng đường 45 phút từ thành phố đi Biên Hòa là khá vừa vặn để trải nghiệm cái không khí đặc trưng của tàu hỏa và về nhà ngay trong ngày. Và nếu bạn đọc thắc mắc rằng nên ăn chơi thế nào ở Biên Hòa, team Saigoneer cũng đã “đi tiền trạm” để lưu lại vài địa chỉ trong phiên bản đặc biệt Train to Biên Hòa của series Stroll — “stroll” tiếng Anh nghĩa là đi dzòng dzòng — của Saigoneer.

Giờ tàu chạy đẹp nhất:

  • Sài Gòn–Biên Hòa: Chạy lúc 11h sáng, đến 11h44 sáng.
  • Biên Hòa–Sài Gòn: Chạy lúc 5h13 chiều, đến 6h chiều.

1. Cơm Tấm Tị Quỳnh

Địa chỉ: 20/12 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP. HCM

Giờ khởi hành lúc 11h sáng rất phù hợp để chúng tôi la cà quanh Ga Sài Gòn để “cà phê cà pháo” và ăn sáng nhẹ. Cơm Tấm Tị Quỳnh, tọa lạc ngay trong một chiếc hẻm trên đường Kỳ Đồng, là lựa chọn vừa ngon, vừa rẻ để bắt đầu chuyến Train to Biên Hòa hôm ấy. Thực đơn quán đầy đủ các combo cơm tấm thường gặp, như sườn, bì, chả và ốp la, nhưng món đặc trưng ở đây phải kể đến cơm tấm Long Xuyên. Đến từ Đồng bằng Sông Cửu Long, món cơm dân dã này đã và đang làm mưa làm gió khắp Sài Gòn vì độ dễ ăn của mình. Thay vì ngồi gặm sườn, thực khách có thể nhẹ nhàng múc thịt và trứng khìa ăn kèm đồ chua và rau muống chua.

Có gì hay? Cơm tấm tơi, mềm, đồ chua khá giòn và nước mắm cũng vừa miệng.

Giá: 38.000 VND/phần cơm tấm Long Xuyên.

Nên:

  • Đi sớm nếu muốn ăn sườn vì rất nhanh hết.
  • Giờ mở cửa: 7h sáng–2h chiều.

2. Tàu đi Biên Hòa

Ga Sài Gòn: 1 Nguyễn Thông, phường 6, quận 3, TP. HCM

Lịch tàu hỏa từ Sài Gòn lên phía Bắc và miền Trung khá dày, với giờ chạy dàn đều từ 6h sáng đến 10h tối. Tuy nhiên, chuyến 11h sáng là giờ khởi hành tiện nhất, và vì thế cũng nhanh hết vé nhất. Chúng tôi đi bộ từ cơm tấm Tị Quỳnh đến ga dưới cái nắng oi ả tháng 8. Nội thất của Ga Sài Gòn chỉ có thể được diễn tả bằng từ “cơ bản.” Hàng ghế đợi tàu lác đác người ngồi, nằm co ro, quầy bán thức ăn vặt lọt thỏm trong biển bim bim sặc sỡ, đó đây vài áp phích giờ tàu chạy, còn bên kia là sạp gà rán Lotteria ám mùi dầu chiên ngay từ cổng vào.Tựu trung, tiện nghi của ga cũng ổn, nhưng đừng mong đợi mình sẽ tìm thấy khung cảnh chia ly bịn rịn như trong xi-nê hay góc sống ảo có gu gì cả.

Một điều làm tôi khá ngạc nhiên đó là các anh chị soát vé hầu như chẳng kiểm tra vé đi tàu, mà còn vui vẻ lùa đám chúng tôi qua và chúc một chuyến đi vui. Đây không phải là lần đầu tiên tôi bước chân lên tàu hỏa, nhưng cũng không khỏi cảm thấy hân hoan khi ngồi trong cabin và nhận thấy cảnh vật ngoài cửa sổ bắt đầu lùi từ từ vào hư không — chậm rãi lúc ban đầu, rồi dần tịnh tiến nhanh lên vận tốc chuẩn, để lại đằng sau những ngã tư xe cộ như mắc cửi của trung tâm Sài Gòn, thay bằng khung cảnh gai góc của ngoại ô.

Tôi ngồi đó, lưng tựa vào thành gỗ cabin, đầu ngấp nghé dưới đáy giường tầng trên, người bỗng dưng nhẹ như đang say. Có lẽ lúc ấy tôi đang say thật, say cái niềm thích thú được ngồi tàu hỏa, vẹn nguyên như tâm tư một đứa trẻ. Thích thật, tôi trộm nghĩ, đi xe lửa thích như thế này thì ai lại muốn chen chúc trong xe đò như cá mòi nhỉ?

Anh nhân viên điều phối tàu — tôi vẫn tiếc vì chưa kịp hỏi tên anh — tỏ vẻ rất thích thú khi thấy chúng tôi hí hoáy chụp choẹt suốt quãng đường. Anh còn khoe rằng mình từng được lên sóng truyền hình quốc gia, làm cả làng dưới quê bất ngờ. Chúng tôi chưa kịp ngồi ấm chỗ thì tàu đã từ từ cập bến Ga Dĩ An, Bình Dương, báo hiệu hai phần ba chuyến đi đã qua. Và rồi không tới 15 phút sau, Biên Hòa vẫy gọi.

Chúng tôi đặt chân xuống Biên Hòa vào 11:44 sáng, đúng như trên vé — điều bất ngờ không nhỏ đối với tôi, vì giao thông Việt Nam, dù là trên trời, dưới đất hay trên sông, thường hay trễ giờ. Ai chê thì chê nhưng chuyến đi Biên Hòa kì này đối với tôi bắt đầu rất ổn. Đương nhiên, sau này khi về, tôi mới bàng hoàng nhận ra rằng tôi của 11:44 sáng, trong cơn mê đắm trải nghiệm được đi xe lửa, mới ngây thơ làm sao, nhưng đó là câu chuyện của chặng về.

Có gì hay?

  • Nhà vệ sinh nhỏ xinh như chiếc kẹo, nhưng với một quãng đường ngắn như thế, ít ai ngồi xe lửa đủ lâu để “trải nghiệm.”
  • Nhân viên tàu rất dễ mến, từ chú soát vé đến anh phục vụ tàu.
  • Độ dài 45 phút là vừa vặn, đủ dài để tận hưởng niềm vui đi tàu và cũng đủ ngắn để né những bất tiện và giường nệm rung lắc.

Giá: Vé tàu từ 43.000 đến 58.000 VND tùy hạng ghế.

Nên:

  • Đặt vé qua trang chủ của Đường sắt Việt Nam tại đây.
  • Vì chuyến 11h sáng rất được ưa chuộng, nhóm đông người nên đặt vé trước từ 3 đến 4 tuần.
  • Buồng 4 người là hạng ghế thoải mái, yên tĩnh nhất đoàn tàu.

3. Bò Nằm Nhúng Biên Hòa

Địa chỉ: 382/1 Cách Mạng Tháng 8, phường Quang Vinh, TP. Biên Hòa

Đến Biên Hòa, lại một lần nữa được con nắng ban trưa chào đón hồ hởi, chúng tôi vội bắt xe ngay đến điểm ăn trưa, quán ăn chuyên về bò tự-nướng với cái tên ngộ nghĩnh Bò Nằm Nhúng Biên Hòa. Về đêm, nơi đây chuyển mình thành tụ điểm ăn uống nghi ngút khói nướng và rôm rả người vui cười, nhưng khi team Saigoneer đến vào ban ngày, chúng tôi đã “bao trọn” cả quán.

Món chủ đạo ở Bò Nằm Nhúng là set bò nhúng sốt gồm ba chỉ bò, thăn bò, rau củ các loại cùng một vại nước sốt để khách thỏa thích tự “nướng” trên chảo. Thực đơn cũng bao gồm nhiều loại lẩu bò cho những ngày lành lạnh hay mưa dầm.

Có gì hay?

  • Thực đơn đa dạng các món bò, từ gỏi, BBQ đến lẩu.
  • Bếp nướng tự túc khá vui nếu đi đông người, và giúp thực khách ăn chậm lại để thưởng thức thay vì ngồm ngoàm hết vào miệng (như tôi).
  • Phục vụ khá nhanh và ân cần.
  • Giá: 245.000/set bò nhúng sốt lớn, đủ cho 4–5 người ăn.

Nên: Né món gỏi bò bóp thấu vì quán cho hơi nhiều chuối chát, khó ăn.

Giờ mở cửa: 10h sáng–10h tối.

5. Chả Lụi Cô Yến

Địa chỉ: 9/8 Huỳnh Văn Nghệ, phường Bửu Long, TP. Biên Hòa

Lượn qua vài diễn đàn, hội nhóm thích xê dịch, cái tên hay xuất hiện nhất mỗi khi Biên Hòa được nhắc đến là chả lụi, nên tôi quyết tâm phải ăn thử cho bằng được trước khi về. Chả lụi là món quà vặt gốc miền Trung, nhưng vì nhiều lý do bí ẩn, đã trở thành đặc sản Biên Hòa. Con đường Huỳnh Văn Nghệ chuyển mình thành một thiên đường chả lụi ban tối, nhưng để tìm được địa chỉ để nhâm nhi ngay sau giờ trưa quả thật không dễ, cho nên tôi rất biết ơn cô Yến và giờ mở cửa ngay lúc 2h30 chiều của nhà cô.

Phần chả trong “chả lụi” là hỗn hợp tôm, thịt heo và gia vị xay nhuyễn rồi được gói gọn trong bánh tráng. Mỗi cuốn chả lụi chỉ nhỏ bằng ngón tay em bé, nướng sơ trên than cho nóng giòn, dậy mùi khói. Cách ăn cũng như nhiều món cuốn bánh tráng khác: người ăn xếp rau sống, xoài xanh, xà lách trên miếng bánh tráng nhỏ, đặt một, hai cuộn chả lụi vào chính giữa rồi cuộn tròn lại cho chắc tay. Cuộn chả lụi chấm ít nước sốt đặc biệt cho vào miệng vừa vặn một bữa xế. Vị đậu phộng trong sốt sẽ rất quen đối với ai đã từng chinh chiến qua ẩm thực vùng duyên hải miền Trung. Tất cả các khía cạnh vị giác, thính giác, xúc giác đều hòa thanh gọn gàng: vị chua của xoài sống, nước sốt ngòn ngọt bùi bùi, thịt chả nướng dậy mùi thơm nhẹ của khói, và bánh tráng nướng giòn bem bép trên lưỡi.

Có gì ngon?

  • Nước chấm khá đặc sắc, ăn hoài không ngán, nhưng có lẽ sẽ hơi ngấy với ai không hảo ngọt.
  • Trà đá và rau sống đều có thể lấy thêm miễn phí.
  • Giá: 25.000 đồng/người

Nên: Rửa tay trước khi ăn vì tất cả đều được cuốn bằng tay. Quán có trang bị sẵn chỗ rửa tay cho khách.

Giờ mở cửa: 2h30 chiều–10h tối

6. Lá Lá Cà Phê

Địa chỉ: 223/13 Hà Huy Giáp, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa

Nằm ngoài guồng quay hối hả của xe, khói, bụi dọc theo trục đường chính, Lá Lá Cà Phê nép mình ngay góc công viên Quyết Thắng giữa khu cư xá yên tĩnh, trong trẻo. Đôi khi sự giản đơn mới là cái đem lại bình yên cho người đi cà phê, và Lá Lá là một ví dụ điển hình. Khu vực ghế ngồi được bày biện ngay trong khoảng sân rợp bóng cây cối, dây leo và chiếc mái chở che khách uống cà phê trước cái nắng oi bức — đúng với tinh thần của tên quán. Tuy vậy, ghế ngồi thấp và bàn nhỏ sẽ phù hợp để tán gẫu với bạn bè hay chú tâm vào một quyển tiểu thuyết nào đó hơn là làm việc. Để máy tính ở nhà nhé, bạn ơi.

Có gì hay?

  • View công viên rất an yên.
  • Một chiếc gương trang trí với vị trí khá độc đáo làm tôi tưởng như quán có lối đi xuống lòng đất.

Giá: Nước giá từ 27.000 đến 50.000 đồng.

Nên: Gọi nước mơ thay vì nước sấu.

Giờ mở cửa: 7h sáng–10h tối.

7. Vịt Lộn Thu Hà

Địa chỉ: 175 Phan Đình Phùng, phường Quyết Thắng, TP. Biên Hòa.

Sau vài chuyến xe Grab để tránh nắng, cuối cùng chúng tôi cũng đã đặt chân xuống thật sự đi “dzòng dzòng” Biên Hòa, vì Lá Lá Cà Phê chỉ cách quán trứng lộn nức tiếng Biên Hòa 7 phút đi bộ. Hơn ai hết, tôi cũng cảm thấy hơi mất mặt một tẹo khi tổ chức chuyến đi để xây dụng bài cho series đi bộ khám phá Stroll, nhưng gần nửa thời gian đã ngồi ru rú trong xe. Tôi hy vọng rằng bạn đọc, nếu có hứng thú đi phượt Biên Hòa, sẽ dũng cảm đối đầu với nắng nôi hơn team Saigoneer.

Vừa lúc chúng tôi an tọa tại quán Thu Hà, trời bất thình lình chuyển mưa xám xịt, và rồi chỉ trong nháy mắt, nước bắt đầu đổ xối xả xuống Biên Hòa khi phần trứng nóng hổi đến bàn. Tọa lạc ngay một ngã ba đông đúc, Vịt Lộn Thu Hà là huyền thoại tại thành phố, với hàng thập kỉ gầy dựng tên tuổi nhờ vào món vịt lộn hấp nước dừa và chén nước chấm bắt mắt — trên giấy tờ là vậy. Kì thực, vịt lộn ở đây tuy ngon nhưng cũng không khác biệt mấy so với trứng ở Sài Gòn, nhưng được ngồi nhấm nháp vịt lộn nóng hôi hổi, hấp vừa chín dưới làn mưa cuồn cuộn ngoài kia quả thật rất thích. Hớp một tí nước trứng vịt là bao cõi sâu kín trong tâm khảm cảm thấy ấm lên ngay.

Có gì hay?

  • Vịt lộn tươi, nước chấm chua cay vừa phải, tuy nhiên giá cũng hơi chát.
  • Menu trà sữa đa dạng đến lạ.
  • Thời tiết lành lạnh thêm phần nên thơ cho trải nghiệm ăn vịt lộn Biên Hòa.

Giá: 12.000 đồng/trứng

Nên:

  • Ăn trứng theo số lẻ để thay cơ đổi vận.
  • Gọi ít nhất một người một trứng.

Giờ mở cửa: 2h chiều–10h tối.

8. Tàu về Sài Gòn

Ga Biên Hòa: Cuối đường Hưng Đạo Vương, TP. Biên Hòa

Đúng lúc chúng tôi thưởng thức xong loạt hột vịt lộn, cơn mưa đã dịu lại thành bầu trời chiều quang đãng, phủ lên khắp thành phố lớp không khí mát mẻ. Tôi chẳng nhớ nổi những miếng vịt lộn cuối cùng vị như thế nào, vì giờ tàu chạy trên vé đang đến rất gần. Chúng tôi phi như bay đến ga, ngơ ngác khi thấy… một biển người cũng đang chờ tàu đến. Ai ngờ được rằng Sài Gòn là điểm đến được người Biên Hòa ưa thích đến thế.

Tưởng như đoàn đã suýt đã lỡ tàu, nhưng cuối cùng chúng tôi đến ga còn sớm hơn xe lửa hơn một tiếng đồng hồ, vì chuyến Biên Hòa–Sài Gòn về rất trễ so với giờ niêm yết. Ngồi thừ ra trong ga chờ tàu, tôi mới từ từ nhận ra rằng gian nhà chờ có phần bình dị này không đủ sức chứa hàng chục, gần trăm con người vừa đói, vừa nhễ nhại mồ hôi, vừa cáu bẳn vì chờ đợi. Trái ngược với niềm phấn khích ban sáng, chiều tối hôm ấy, chúng tôi lên tàu trong tâm trạng ỉu xìu như vịt lộn lạnh. Bão lửa du lịch bị dập tắt bởi cơn mưa rào và mong ước mãnh liệt được cuốn gói về nhà. Tuy tàu về Sài Gòn trơn tru, tôi cũng tự nhủ rằng đúng là mình đã quá cả tin, chờ đợi một phép màu đến từ đường sắt Việt Nam.

Nên:

  • Chuẩn bị tinh thần ngồi chờ tàu về trễ.
  • Đem theo phương tiện giải trí trong lúc chờ đợi: board game, bài tarot, nồi lẩu di động, cờ tỷ phú, ván trượt, vạc nấu độc dược, chổi thần Quidditch, v.v.
  • Nếu cần về gấp, tốt nhất khách đi tàu nên chọn phương tiện khác để về lại Sài Gòn.
]]>
info@saigoneer.com (Khôi Phạm. Ảnh: Cao Nhân.) Ao Ta Tue, 29 Aug 2023 11:08:13 +0700
Các mảnh ghép phong cảnh Việt Nam qua cửa sổ tàu lửa Bắc-Nam https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17559-các-mảnh-ghép-phong-cảnh-việt-nam-qua-cửa-sổ-tàu-lửa-bắc-nam https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17559-các-mảnh-ghép-phong-cảnh-việt-nam-qua-cửa-sổ-tàu-lửa-bắc-nam

Tàu Thống nhất Bắc Nam — một hành trình xuyên lịch sử và thời gian.

Đi tàu hỏa là cách thú vị để trải nghiệm nền văn hóa đa dạng và phong phú xuyên suốt Việt Nam. Trên chuyến tàu từ Sài Gòn ra Hà Nội, tôi muốn minh họa sự đa dạng này với dự án ảnh chụp “qua cửa sổ” Tàu Thống nhất.

Lịch sử đường sắt Việt Nam gắn bó mật thiết với thời kỳ đô hộ của thực dân Pháp. Tuyến Hà Nội–Sài Gòn (tên ban đầu là Transindochinese — Xuyên Đông Dương) được chính quyền Pháp xây dựng vào năm 1936 nhằm tạo đường liên kết với miền nam Trung Quốc. Mặc dù bị hư hại nặng nề trong Chiến tranh Đông Dương và bị chia cắt làm hai vào năm 1954, tuyến đường sắt lịch sử này đã vực dậy từ đống tro tàn sau năm 1975.

Được xem như một công cụ phát triển quan trọng của đất nước, tuyến Hà Nội–Sài Gòn nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự thống nhất cũng như sự phát triển của Việt Nam. Đất nước đã thoát ra khỏi quá khứ đau thương để bước sang trang mới: một thời kỳ tràn đầy sức sống, nghịch lý, và bí mật, mà một hành trình dài trên đường sắt có thể tiết lộ cho du khách đủ kiên nhẫn và trí tò mò.

Bạn đã sẵn sàng để khởi hành chưa? Và xin đừng quên, “điều quan trọng là hành trình, chứ không phải đích đến.”

]]>
info@saigoneer.com (Adrien Jean. Ảnh: Adrien Jean.) Ao Ta Mon, 14 Aug 2023 14:00:00 +0700
Vẻ đẹp mê hoặc nhìn từ trên cao của tháp Chăm Bình Định https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17061-vẻ-đẹp-mê-hoặc-nhìn-từ-trên-cao-của-tháp-chăm-bình-định https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17061-vẻ-đẹp-mê-hoặc-nhìn-từ-trên-cao-của-tháp-chăm-bình-định

Vượt qua những vòng xoay thời gian, những di sản kiến trúc của ngàn năm trước còn tồn tại đến ngày nay là mảnh ghép ký ức rõ nét nhất, gợi nhắc về những chương sử đã qua. 

Con người cùng những giai thoại rồi cũng trở về với cát bụi, nhưng những công trình cổ xưa dù có hao mòn theo thời gian, sẽ vẫn là những "người kể chuyện" bền bỉ hơn cả. Những cụm di tích còn phơi mình giữa nắng gió Bình Định là một trong số những chứng nhân lịch sử như thế. 

Chăm Pa là một vương quốc từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay là duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp với Đại Việt và phía Tây Nam giáp Chân Lạp (Campuchia). Đế chế Chăm Pa có lịch sử kéo dài từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 19, và phát triển hưng thịnh nhất trong khoảng từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 15. Người Chăm xưa có tài đi biển, và thường sống trong nhiều cộng đồng rời rạc trên khắp lãnh thổ. Hiện nay, tổng số người Chăm trên thế giới là khoảng 800.000 người, trong đó gần 200.000 người đang sinh sống tại Việt Nam.

Văn hóa Chăm từ lâu đã giao thoa với các nền văn hóa khác trong khu vực như Campuchia, Ấn Độ và Việt Nam. Người Chăm hiện đại có dân số khiêm tốn, nhưng vẫn gìn giữ được di sản qua ngôn ngữ, âm nhạc, và các nghề mỹ nghệ. Trong đó nổi tiếng nhất là kiến trúc đền tháp, phản ánh rõ những đặc trưng về văn hóa và tôn giáo của Chăm Pa cổ đại.

Di tích nổi tiếng nhất của người Chăm nhất có lẽ là thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam, được xây dựng từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ 14, và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thánh địa là một trong những quần thể công trình kiến trúc Ấn Độ giáo lớn nhất Đông Nam Á, bao gồm 70 lăng mộ và nhiều đền đài, là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Ngoài ra, nơi đây còn là trung tâm văn hóa và tín ngưỡng của đất nước, là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực.

Tuy đã bị phá hủy nặng nề trong chiến tranh chống Mỹ, khu di tích này vẫn là kho tàng giá trị để chúng ta tìm hiểu về nền văn hóa đặc sắc của vương quốc từng phát triển song song với Đại Việt trong nhiều thế kỷ.

Đi thêm vài trăm cây số về phía nam đến tỉnh Bình Định, ta sẽ bắt gặp nhiều di tích kiến trúc Chăm Pa khác, hầu hết được xây dựng cho các mục đích trấn thủ, văn hóa, và tôn giáo. Vùng đất thuộc tỉnh Bình Định ngày nay từng là trung tâm hành chính-kinh tế của Chăm Pa trước khi thuộc về Đại Việt vào cuối thế kỷ 15. Saigoneer đã có chuyến tham quan một số cụm tháp Chăm ở Bình Định và có cho mình nhiều trải nghiệm quý giá.

Trung tâm thành phố Quy Nhơn có Tháp Đôi nổi tiếng và thu hút được nhiều du khách đến tham quan. Nhưng chúng tôi muốn tìm hiểu thêm nên không chỉ dừng lại ở khu vực bờ biển, mà đi sâu vào trong tỉnh và băng qua vùng nông thôn dẫn đến Bảo tàng Quang Trung. Rời khỏi thành phố biển, chúng tôi đi thêm khoảng 15km trên Quốc lộ 1 để đến thăm Tháp Bánh Ít.

Tháp Bánh Ít là một trong cụm bốn tòa tháp nằm trên sườn đồi được xây vào cuối thế kỷ 11. Kiến trúc tháp tiêu biểu cho giai đoạn chuyển tiếp từ phong cách Mỹ Sơn A1 sang phong cách Bình Định.

Tuy công trình đã nhiều lần bị cướp phá và không còn di vật gì quý giá, nhưng chúng ta vẫn học được về thẩm mỹ và tín ngưỡng của người Chăm xưa qua các bức tượng thần Shiva trên đỉnh mỗi tháp, các họa tiết hoa lá trên gạch đỏ, và các cột ốp được chạm khắc độc đáo ở tòa tháp chính. Công trình có thể từng là một địa điểm tôn giáo quan trọng của nhà nước Chăm Pa, và ngày nay vẫn là nơi diễn ra nhiều nghi lễ Phật giáo của địa phương.

Chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực trùng tu công trình để giúp các khối gạch được vững chắc hơn và duy trì cấu trúc của các tòa tháp tốt hơn. Từ trên đỉnh tòa tháp lớn nhất hướng đến đường chân trời, ta có thể ngắm nhìn miền quê thanh bình ở phía xa. Khung cảnh ấy vẫn mang vẻ đẹp thân quen của đời sống làng quê Việt Nam. Nhưng chuyến tham quan đã khiến chúng tôi phải ngẫm nghĩ: cách đây hàng trăm năm, những người nông dân làm lụng dưới bóng nắng của những công trình kia đã nói một ngôn ngữ riêng, thờ những vị thần của riêng, là người dân của một quốc gia độc lập khác.

Khi mặt trời lên cao, chúng tôi đi đến Tháp Dương Long nằm trong khu vực trung tâm của tỉnh. Nhờ có sự hỗ trợ đắc lực của Google Maps, chúng tôi đã đi đúng đường cho đến khi nhìn thấy ba cấu trúc màu đỏ dần hiện lên ở phía xa. Sau khi thỏa thuận với chú bảo vệ rằng sẽ không ở lại quá lâu để chú được tự nhiên dùng bữa trưa, chúng tôi bắt đầu khám phá công trình này.

Được xây dựng vào cuối thế kỷ 12 và đầu thế kỷ 13, cách nội thành Quy Nhơn khoảng 40km, ba tòa tháp đều có mặt hướng Đông, tháp lớn nhất có chiều cao 24m. Các khối đá đã bị hư hỏng ít nhiều, nên các du khách không được tự ý đến gần. Dẫu vây, nhờ vào những lần khảo cứu trước đây, ta biết rằng trong tháp đặt nhiều loại phù điêu hình cây và hoa, động vật và con người. Dựa trên niên đại và phong cách kiến trúc, có thể đoán rằng công trình được xây theo ảnh hưởng của văn hóa Khmer lân cận.

Trên đỉnh của ba tòa tháp là bức tượng đóa hoa sen đang nở rộ dưới ánh mặt trời. Mặc dù có thể nhìn thấy từ mặt đất, nhưng thực sự phải dùng flycam chụp ảnh từ trên cao mới có thể chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của công trình. Trải nghiệm ấy khiến Saigoneer đã có chút thắc mắc về mục đích của thiết kế này. Chẳng lẽ khi xây tháp, người Chăm có thể đoán được rằng sau này loài người sẽ phát minh ra loại máy ảnh biết bay trên trời sao? Nếu vậy thì họ có từng dự đoán được sự suy tàn của đế chế Chăm Pa không?

Chỉ trong thời hiện đại, chúng ta mới có thể có được một cái nhìn khác, một bối cảnh khác, một cách hiểu khác về sự vô thường của các nền văn minh xưa. Không phải chiều cao hay kích thước của cụm tháp khiến người ta cảm thấy nhỏ bé, mà là sự tồn tại vượt qua bao thăng trầm lịch sử của chúng mới khiến ta nhận ra rằng mình chỉ là hạt cát trong dòng chảy bất tận của thời gian.

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen. Ảnh: Alberto Prieto.) Ao Ta Mon, 17 Apr 2023 14:00:00 +0700
Bản sắc văn hóa rực rỡ của người Hoa qua các công trình kiến trúc Chợ Lớn https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17162-ảnh-bản-sắc-văn-hóa-rực-rỡ-của-người-hoa-qua-các-công-trình-kiến-trúc-chợ-lớn https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17162-ảnh-bản-sắc-văn-hóa-rực-rỡ-của-người-hoa-qua-các-công-trình-kiến-trúc-chợ-lớn

Chợ Lớn bắt đầu hình thành khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn hơn 200 năm trước. Từ đó, khu vực này đã dần phát triển thành một trong những khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn. 

Nhờ làm ăn phát đạt, cư dân nơi đây bắt đầu tích của cất nhà. Chỉ trong vài chục năm, khắp Chợ Lớn đều có nhà cửa mọc lên san sát nhau, hầu hết đều xây theo kiến trúc thuộc địa và kiến trúc hiện đại (hay còn gọi là kiến trúc modernist). Đa phần các công trình của họ đều được xây dựng cầu kỳ và chắc chắn, rất nhiều vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Saigoneer đã có một chuyến tham quan nhỏ để chiêm ngưỡng cũng như ghi lại hình ảnh của di sản kiến trúc Chợ Lớn qua bài viết này.

Loạt ảnh của Saigoneer tập trung nhiều vào các tòa nhà, nhưng cũng có rất nhiều câu chuyện đặc biệt về đời sống và văn hóa của cư dân nơi đây đan xen trong đó. Chẳng hạn, chúng tôi đã đến một trong những quán cà phê gia đình lâu đời nhất thành phố, có truyền thống rang và pha chế cà phê hơn 70 năm. 

Bên cạnh đó, Saigoneer cũng có ghé thăm Đại học Y dược — một công trình được xây theo lối kiến trúc modernist đặc trưng (nhưng ít ai biết đến), cũng như viếng thăm chùa Bà Thiện Hậu — một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất ở Sài Gòn, nơi vẫn còn lưu giữ và thể hiện rõ bản sắc văn hóa của người Hoa Chợ Lớn.

Từ khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn vào hơn 200 năm trước, Chợ Lớn hình thành và dần dần phát triển thành khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 20.  

]]>
info@saigoneer.com (Saigoneer. Ảnh: Alberto Prieto.) Ao Ta Mon, 13 Feb 2023 12:30:00 +0700
Từ nhà cổ thành địa điểm du lịch: 'Chuyện của Pao' và chuyện của nhà Pao https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17451-từ-nhà-cổ-thành-địa-điểm-du-lịch-chuyện-của-pao-và-chuyện-của-nhà-pao https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17451-từ-nhà-cổ-thành-địa-điểm-du-lịch-chuyện-của-pao-và-chuyện-của-nhà-pao

“Nhìn ở ngoài đẹp hơn trong hình nhiều.” — Đó là điều những người đã từng chinh phục cung phượt Hà Giang nhắc đi nhắc lại với tôi khi được hỏi.

Ảnh: Alberto Prieto.

Ở Hà Giang, đập vào mắt ta là những cánh cung lát nhựa uốn lượn bên vách núi như ruy băng, ở đằng xa kia, núi nhon nhấp nhô trùng điệp như đang xuyên thấu vòm trời mềm mại. Khi đi bon bon qua từng khúc cua gấp, ta sẽ thu vào tầm mắt nào là thảo nguyên chảy tràn hoa nở, nào là thảm thực vật với hằng hà sa số các sắc thái xanh mà không tính từ nào diễn tả hết được. Bên trên là các thiên thể và bên dưới là đất nền màu mỡ sau vụ gặt.

Cũng như hình, những con chữ này của tôi không thể nào tóm gọn được bề dày của nét đẹp vùng đất này, hay những kinh nghiệm sống ta có được khi được ghé thăm nơi đây. Dù đã sinh sống ở Việt Nam bảy năm, Hà Giang là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng mà tôi chưa bao giờ diện kiến, nên tôi rất hăm hở chuẩn bị cho chuyến đi này. Trong thâm tâm, tôi tự nhủ rằng ừ thì cảnh vật chắc chắn sẽ rất đẹp, nhưng tôi cũng lo sẽ trông thấy một mảnh đất đang thoi thóp trước sức ép của phát triển du lịch không kiểm soát như Sapa, Đà Lạt, hay Phú Quốc. Vì thế, tôi rất vui và ngạc nhiên khi thấy rằng vùng núi phía Bắc vẫn chưa bị nhấn chìm bởi resort xa hoa, các đoàn tour “phá nhiều hơn khám,” hay sự biến tướng của những bản làng để bắt lấy nhu cầu của du khách.

Ảnh: Alberto Prieto.

Đây đó đương nhiên cũng có các điểm vui chơi hay khách sạn đã mọc lên để phục vụ người đi cung đường Hà Giang, nhưng may mắn thay đây cũng là số ít và cách họ khai thác dịch vụ cũng bớt “thô bạo” hơn tôi tưởng. Có nhiều homestay khá ấm cúng được chính các gia đình bản địa chăm sóc. Người ta vẫn nấu ăn trong bếp rồi lên ngồi “làm vài chén” với du khách như bằng hữu thân thiết. Nhiều buổi sáng tôi choàng dậy thì đã thấy các bác nông dân đang dắt trâu ra gặm cỏ, các bà các cô đang nhóm lửa cạnh đống gỗ mới chẻ; hằng ngày, người dân đủ mọi độ tuổi, sắc phục truyền thống hay giản dị, đi thong dong dọc quốc lộ, với hoa màu tươi rói địu sau lưng.

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

Ngôi nhà làm bối cảnh của Chuyện của Pao. Nguồn ảnh: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang.

Có nhiều thứ đã tạo ấn tượng sâu sắc với tôi trong chuyến đi này, từ cảnh vật nên thơ, những cung đường dốc khiếp đảm, con người thân thiện, đến mẫu vật một con bọ ba thùy hóa thạch nửa triệu năm tuổi tôi được xem trên đường lên Cột cờ Lũng Cú. Nhưng thứ mà tôi ghi nhớ hơn hết lại chính là ngôi nhà cổ của một gia đình H’Mông ở làng Lũng Cẩm tại huyện Đồng Văn ngay cạnh Quốc Lộ 4.

Nguồn ảnh: Bắc Giang Newspaper.

Trong những năm Pháp thuộc, người dân ở đây thường trồng hoa anh túc hay ngô, nhưng thời nay, Hà Giang chỉ có bóng dáng tam giác mạch, cây ăn quả, các loại hoa, và không thể thiếu ngô. Ngôi nhà này được hoàn thành năm 1947, thuộc sở hữu của một gia quyến H’Mông khá giả. Công trình mang kiến trúc truyền thống điển hình của vùng, với cổng gỗ dựng giữa tường đá bao quanh một khoảng sân rộng rãi được điểm xuyết bởi nhiều cây ăn quả. Móng, trụ và hành lang làm bằng đá vôi xanh bản địa, còn cột và xà bằng gỗ và tường đắp bằng đất. Khoảng gác mái bên trên là nơi phơi ngô và các hoa màu khác. Ngạc nhiên thay, gia đình bốn thế hệ của chủ nhà vẫn sinh hoạt trong nhà như bình thường, dù mỗi ngày bây giờ của họ đều bao gồm việc tiếp đãi hàng trăm du khách đến thăm thú.

Cánh đồng bạt ngàn hoa và rau trái phủ đầy cao nguyên dưới chân những dãy núi Hà Giang xám bạc. Để tới được căn nhà này, ta phải tới một cánh cổng đề biển Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm, lướt qua nhóm gian hàng bán đủ thứ đặc sản, từ hoa quả khô, các loại hạt, vị thuốc, rễ, hạt, ngũ cốc, và nấm. Bên góc kia là sào treo váy thổ cẩm H’Mông, mền và khăn choàng lủng lẳng cạnh một chị bán bánh tam giác mạch. Bia thủ công, măng sợi và mật ong được đóng chai để chuyên chở đi nơi khác hay làm quà cho người nhà du khách. Lúc chúng tôi tới, mấy chuyến xe khách tới, lui liên tục, đủ thấy nơi này nổi tiếng tới mức nào. Vào mùa thu lúc hoa tam giác mạch nở, nghe bảo mỗi ngày nơi đây đón tiếp không dưới 1,000 khách tham quan.

Poster phim. Nguồn: IMDB.

Trở lại ngôi nhà H’Mông, đúng ra nó đã không nức danh đến thế nếu không có sự đóng góp của bộ phim Chuyện của Pao, phim tâm lý ra mắt năm 2006 và nhanh chóng lọt vào mắt xanh của giới mộ điệu phim ảnh và các liên hoan phim. Chuyện của Pao gặt hái được bốn giải Cánh Diều Vàng và thậm chí được giới thiệu tại liên hoan phim quốc tế Cannes 2007. Chính tại khoảng sân mộc mạc này, đoàn làm phim đã dệt nên câu chuyện của Pao như khán giả được thấy trong khung hình.

Chuyện của Pao kể chuyện đời của Pao, một cô gái H’Mông trẻ lớn lên trong vòng tay người vợ lớn của cha, nhưng lại được sinh ra bởi người phụ nữ khác, theo tục lệ phụ quyền của cộng đồng mình. Pao vừa phải loay hoay với những băn khoăn tuổi trưởng thành, vừa phải đối đầu với lắm gian truân trong gia đình đầy bất mãn, bức bối khi tai ương ập tới.

Ảnh: Zai Tri.

Đời sống cơ cực ở Hà Giang len lỏi vào từng thước phim, nơi con người phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời hằng ngày để kiếm sống. Giữa bối cảnh đó, âm thanh du dương của đàn môi như lướt trong khối không khí lạnh tĩnh mịch, đem đến vị ngọt tinh tế cho phim qua niềm vui trẻ trung và những rung động đầu đời của Pao. Có lẽ giới hạn kỹ thuật làm cho nước phim có vẻ cũ kĩ hơn tuổi thật, không gột tả được hết nét đẹp trong veo của Hà Giang, nhịp phim nghệ thuật chậm rãi chắc cũng sẽ ru ngủ nhiều nhóm khán giả, tuy nhiên Chuyện của Pao là thức quà quê tròn trịa, cả về mặt diễn xuất và biên kịch, mà ai cũng nên thưởng thức qua.

Khi May hóa thân thành Pao

“May bíu lấy gốc lê, cố thở thật khẽ. Ánh trăng cuối tuần mờ quá. Gió lạnh từ trong khe núi ào ra, mấy chiếc lá lê già còn sót lại rụng nốt, quệt vào bờ rào đá lạt sạt…”

Trích dẫn này không đến từ khung cảnh phim, mà từ đoạn cuối của ‘Tiếng đàn môi sau bờ rào đá’ — truyện ngắn của nhà văn Đỗ Bích Thúy, tiền thân của Chuyện của Pao. Thời nay, phim ảnh gần như hoàn toàn lấn lướt tiểu thuyết trong mắt khán giả trong việc truyền tải một câu chuyện, nói gì đến truyện ngắn. Tuy nhiên, cũng như các nhà làm phim quốc tế, giới điện ảnh Việt Nam vẫn luôn luôn tìm đến văn chương để ươm mầm cảm hứng, đi tìm nhân vật và tính tự sự cho tác phẩm của mình — Chuyện của Pao cũng không ngoại lệ.

‘Tiếng đàn môi sau bờ rào đá’ đoạt giải truyện ngắn xuất sắc nhất cuộc thi do báo Văn nghệ Quân đội tổ chức nằm 1998–1999, rồi được xuất bản trong tuyển tập truyện ngắn của chị. Truyện ngắn cũng đã được dịch sang tiếng Anh trong một tuyển tập khác về các nhà văn nữ Việt Nam mà tôi may mắn được đọc trước. Tuy các nhân vật đều được đổi tên — như May trong truyện hóa thân thành Pao trong phim — nhưng mạch truyện cơ bản vẫn tương tự nhau. May thường chứng kiến cảnh mẹ đẻ đến nhà mình, nơi cha mình và vợ lớn sinh sống. Bên cạnh đó, một chàng trai cùng bản bày tỏ tình ý với May qua những giai điệu đàn môi chàng thổi sau nhà cô. Dù chỉ gói gọn trong chừng 10 trang giấy, câu chuyện đầy kịch tính rất thành công nhờ diễn tiến chặt chẽ và cách xây dựng nhân vật đầy đặn với động lực sống rõ ràng và có chiều sâu. Những sự thật trần trụi đằng sau các bổn phận gia đình, xã hội áp đặt lên con người được khắc họa sâu cay hơn trên nền khí hậu khắc nghiệt.

Đỗ Bích Thúy (bên phải) ở quê nhà. Ảnh: Văn Hoá Doanh Nhân.

Đọc ‘Tiếng đàn môi sau bờ rào đá’ rồi xem Chuyện của Pao càng củng cố niềm tin trong tôi rằng, để làm nguyên liệu điện ảnh, truyện ngắn phù hợp hơn tiểu thuyết, đơn giản chỉ vì tiểu thuyết chứa quá nhiều tình tiết để gói gọn vừa vặn trong một bộ phim độ dài chuẩn. Ngoài nhiều trở ngại khác như các đoạn độc thoại nội tâm hay sự “biết tuốt” của giọng văn kể chuyện thông tường tất cả suy nghĩ của mọi nhân vật, truyện dài hầu như luôn đi kèm hệ thống diễn tiến, nhân vật khá rắc rối. Khi xem bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết, người xem không khỏi tập trung vào việc soi ra những gì đã bị cắt, giản lược, hay thay đổi, bên cạnh xem xem những cảnh và nhân vật có khác gì so với phiên bản trong trí tưởng tượng của mình. Chuyển thể từ một truyện ngắn chưa hẳn sẽ giải quyết được những băn khoăn ấy, nhưng cũng gia giảm phần nào.

Chuyện của Pao không lược bỏ yếu tố đắt giá nào trong truyện gốc, nhưng lại bồi thêm nhiều chi tiết trọng yếu, có thể kể đến một hồi ba đầy kịch tính sau một cảnh mở đầu mới. Các nhân vật bộc lộ khía cạnh khác của bản ngã khi phải đối mặt với những lựa chọn xuyên suốt thời gian, không gian. Chẳng hạn, khán giả chắc chắn sẽ suy nghĩ khác về mẹ của Pao thông qua cách tác phẩm lồng ghép ý niệm về phong tục trọng nam khinh nữ. Tôi không muốn tuyên bố rằng một phiên bản phim hay truyện là hay hơn, nhưng mạch truyện trong mỗi tác phẩm có cái hay riêng phù hợp với khuôn khổ của chính mình. Tôi gợi ý bạn đọc nên đọc, xem cả hai nếu có hứng thú với câu chuyện, nhưng cũng nên đọc truyện ngắn trước.

Trong bối cảnh xã hội đang dần hình thành một hệ thống diễn ngôn về vấn đề chiếm dụng văn hóa, cả ở quốc tế và gần đây ở Việt Nam, tôi cũng phải nêu ra rằng cả truyện ngắn và phim đều là sản phẩm nghệ thuật của người Kinh nói về đời sống của người H’Mông. Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên trong một thôn nhỏ ở Hà Giang trong vòng tay chòm xóm bao gồm cả các gia đình người Kinh, H’Mông và Tày. Xuyên suốt các tác phẩm của chị trong hơn 20 quyển sách, đời sống văn hóa phong phú của quê mình hiện lên chân thật và giản đơn như thế. Một trong số những người bạn thân thiết nhất của Thúy, chị Giàng Thị Thương, trở thành hình tượng để chị xây dựng nhân vật May trong ‘Tiếng đàn môi sau bờ rào đá.’ Khi dấn thân vào nghiệp viết, Thúy mang trong mình mong muốn được biết về sự kiên cường của người phụ nữ đã nuôi dạy Thương lớn lên, dẫu không sinh ra chị, giống như trong truyện kể.

Chị Giàng Thị Thương. Ảnh: Báo phụ nữ.

Khi tôi hỏi Đỗ Bích Thúy suy nghĩ của chị xoay quanh vấn đề chiếm dụng văn hóa, chị trả lời qua email: “Tôi là người sinh ra và lớn lên trong cộng đồng người dân tộc thiểu số Hà Giang, mặc dù tôi không phải là người dân tộc thiểu sổ. Tôi coi mình là một thành viên của cộng đồng các dân tộc Hà Giang, tôi tôn trọng và tự hào về các giá trị văn hoá truyền thống của chúng tôi. Việc khai thác các giá trị đó trong quá trình sáng tác tôi tự xem là một cách quảng bá, giới thiệu về vẻ đẹp của cộng đồng mà mình là thành viên, đồng thời tôi cũng hi vọng những người bản địa cảm thấy tự hào về những gì mà mình đang sở hữu.”

Chuyện của Pao được chấp bút và nhào nặn bởi đạo diễn người Hải Phòng Ngô Quang Hải, với Đỗ Thị Hải Yến, người Hà Nội, trong vai Pao. Đỗ Bích Thúy không tham gia vào quá trình làm, dựng phim, nên chị rất vui khi được xem phim dưới tư cách là một khán giả thuần túy. Năm phim ra mắt, gần như không có ý kiến gì từ phía khán giả lẫn giới hàn lâm khi bộ phim ra mắt khi ê kíp cho ra đời tác phẩm về cộng đồng và văn hóa H’Mông nhưng thiếu sự tham gia của người trong chính cộng đồng ấy. Gần đây, phim ngắn Khu rừng của Páo ra đời năm 2022 với diễn viên chính là một chàng trai H’Mông, cho thấy nhiều tín hiệu đáng khen trong điện ảnh Việt Nam trong nỗ lực nâng cao tính đại diện đối với các cộng đồng thiểu số.

Di sản của Pao và May ở Hà Giang

Tuy nhiều du khách Việt chắc hẳn đã từng nghe cái tên Chuyện của Pao, tôi đồ rằng nhiều người tìm đến Lũng Cẩm không phải để bày tỏ niềm hâm mộ trước tác phẩm. Thật ra, căn nhà cổ hiện diện nơi đây trong mắt khách thập phương chỉ với phương diện một chỗ nghỉ chân xinh xinh, chụp vài tấm selfie, và tranh thủ chọn mua vài món quà gì đó cho người nhà. Đây đó trên tường là vài khung ảnh từ giai đoạn quay phim, nhưng khách cũng phải tinh ý lắm mới nhận ra được, vì không có thông tin gì cả. Tựu trung, ở đây chẳng có gì đủ hấp dẫn về mặt “marketing” để lôi cuốn khách tới chơi về xem phim, để đọc truyện ngắn càng không. Tôi nghe được từ khách đi trước nói rằng nhiều hướng dẫn viên còn giải thích nhầm rằng bộ phim được làm dựa trên tác phẩm của Tô Hoài. Từng có một bảng thông báo để sai, giờ đã được chỉnh lại, tên truyện ngắn.

Ngồi than phiền chuyện người đời giờ ít đọc sách là chuyện chỉ dành cho người thừa năng lượng. Tôi tự nhủ rằng sức lực của mình có ý nghĩa khi được dành “dụ dỗ” mọi người xung quanh tìm đọc sách. Hà Giang, vùng đất nức tiếng trong lòng du khách và không cần phải rào trước đón sau, là nơi rất phù hợp để làm việc đó. Nếu gạt ra chuyện bối cảnh phim và truyện, thì Hà Giang vẫn là điểm đến tuyệt vời cho người mê thiên nhiên, nhưng với câu chuyện của Pao vẫn văng vẳng trong trí nhớ, chuyến đi Hà Giang của tôi bỗng dưng có bề dày hơn so với một đường phượt thuần túy. Tôi cảm thấy mình hiểu hơn về kinh nghiệm sống và sự bất khuất của người dân nơi đây. Những góc nhìn văn hóa tôi tiếp thu được qua hai tác phẩm, dù ít dù nhiều, đã giúp tôi kết nối được với nơi mình đang du ngoạn — không phải đây chính là lý do cốt lõi đưa ta đi du lịch sao?

Đi tìm kết thúc có hậu

Nhân vật trong phiên bản phim và truyện ngắn có kết cục khác nhau, nhưng tương lai họ đều mang màu sắc kết thúc mở, vì thế, khán giả xem, đọc xong sẽ có cơ hội tự tưởng tượng ra một ngày mai viên mãn hay bất hạnh cho từng con người trong câu chuyện. Tôi cũng có câu hỏi tương tự cho chị Thúy về cái kết của riêng chị cho những nhân vật mình viết nên, và chị trả lời: “Tôi luôn hi vọng các nhân vật tưởng tượng của tôi có kết thúc tốt đẹp trong cuộc đời, bởi vì mặc dù là những nhân vật tưởng tượng, nhưng họ đều mang hình bóng của những con người có thật với những số phận gặp rủi ro nhiều hơn may mắn, nhiều nỗi buồn hơn niềm vui.”

Nếu tôi có may mắn được đọc ‘Tiếng đàn môi sau bờ rào đá’ 20 năm trước khi vừa được viết nên, chắc tôi cũng không tưởng tượng nổi rằng sẽ có một ngày một ngôi nhà cổ H’Mông dựa trên câu chuyện trở thành địa điểm du lịch nức tiếng Hà Giang. Ta cũng nên tự hỏi liệu một cơ hội xuyên thấu màn ảnh như thế có thật sự là cái kết viên mãn cho May và gia đình mình không? Nhưng với món quà kinh tế rất phát triển mà du lịch đã đem đến cho ngôi nhà nói riêng và Hà Giang nói chung, ta cũng có thể phỏng đoán rằng chắc đời sống của các nhân vật khấm khá hơn kết truyện.

Ảnh: Alberto Prieto.

Là một người ngoài cuộc, tôi tự thấy không nên cho mình cái quyền phán xét về tình trạng của Hà Giang có tốt hay tệ hơn sau khi du lịch phát triển nơi đây, như cách mà gia đình ở nhà cổ đang làm. Tôi lại tìm đến chị Đỗ Bích Thúy, chị bày tỏ suy nghĩ: “Phát triển du lịch là mong muốn của tất cả các địa phương, nhất là những tỉnh nghèo, điều kiện tự nhiên khó khăn, người ta trông vào du lịch như một giải pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế. Điều đó không có gì sai cả. Tôi sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, tôi chứng kiến người quê tôi sống chật vật khốn khó như thế nào. Và cơn gió du lịch tràn tới đâu thì đời sống vật chất của họ đổi thay đến đấy theo hướng tốt lên. Nhưng đồng thời với cái được là rất nhiều cái mất. Cái mất dễ nhìn thấy nhất là sự đổi thay về phong tục tập quán, lối sống, lối canh tác, mất tiếng nói (vì họ sẽ sử dụng tiếng phổ thông nhiều hơn), mất trang phục, mất kiến trúc, v.v. nói gọn là sự mai một, hao hụt các giá trị văn hoá truyền thống. Cứ mỗi ngày một chút, mất dần đi. Tất nhiên, sự mất đi này không phải chỉ do du lịch mà do nhiều lý do khác nữa, tôi hay gọi chung là sự xâm lấn của ‘văn minh vật chất.’ Nhưng du lịch sẽ khiến cho sự xâm lấn đó nhanh hơn, mạnh hơn. Việt Nam đã có quá nhiều bài học trên khía cạnh này trong nhiều thập kỉ qua. Bước chân khách du lịch đi đến đâu sẽ giống như một cơn gió lớn, quét lên những giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể, vốn tưởng như bền vững vô cùng, sau hàng vài trăm năm hình thành, thực tế lại quá mong manh. Hình thành thì mất hàng thế kỉ, vài thế kỉ, mất đi có khi chỉ một vài thập kỉ. Mà mất rồi sẽ khó lấy lại lắm.”

Chị còn nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển du lịch bền vững để tìm được sự cân bằng giữa bảo tồn văn hóa và nâng cao đời sống người dân. Đứng trong tâm thế ấy, theo tôi, có lẽ cách tròn trịa nhất để du ngoạn Hà Giang là tìm đọc ‘Tiếng đàn môi sau bờ rào đá’ rồi xem Chuyện của Pao, chắc chắn ta sẽ có một trải nghiệm thân thương, dày dặn hơn khi rảo bước bên bờ rào đá.

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen. Minh họa: Hannah Hoàng.) Ao Ta Fri, 03 Feb 2023 14:00:00 +0700
Có một mùa hoa mai anh đào rực rỡ đến thế ở Lạc Dương https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/16759-ảnh-có-một-mùa-hoa-mai-anh-đào-rực-rỡ-đến-thế-ở-lạc-dương https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/16759-ảnh-có-một-mùa-hoa-mai-anh-đào-rực-rỡ-đến-thế-ở-lạc-dương

Tỉnh Lâm Đồng là nơi có hoa mai anh đào nở đẹp nhất cả nước, với một mùa hoa đong đầy sắc xuân bắt đầu vào cuối tháng Một và kéo dài đến vài tuần.

Đặc biệt, riêng huyện Lạc Dương, số lượng cây mai anh đào lên đến hơn 3.000 cây, chủ yếu tập trung ở những con đường trong trung tâm huyện. Và chỉ cách Đà Lạt vài kilômét, ta có thể thấy một màu hồng rực rỡ trải dài từ Quốc lộ 20 đến huyện Đức Trọng, hoặc từ Quốc lộ 27C đến huyện Lạc Dương.

Những năm gần đây, rất nhiều du khách đến Lâm Đồng đã chịu khó vượt qua hàng trăm mét đường gập ghềnh — cũng là con đường đi làm hằng ngày của nông dân địa phương — chỉ để có được cơ hội nhìn ngắm những cây mai anh đào được trồng khắp một vùng. Từ các sườn đồi phủ kín sắc hồng, đến những rẫy cà phê cũng được tô điểm một vài cây hoa đang khoe sắc. Tất cả những cây mai anh đào này đều được đồng bào người K’Ho vun trồng, săn sóc.

Gần đây lượng khách đến Đà Lạt ngày càng đông, có thể là vì nhiều người muốn chiêm ngưỡng sắc hoa hồng phơn phớt ngọt ngào này, hay tận hưởng không khí mùa xuân trên cao nguyên, hoặc là để có cơ hội chụp tấm hình bắt mắt đăng lên mạng xã hội. Biết đâu trào lưu này sẽ giúp hình thành một phong tục mới cho người Việt giống như tục ngắm hoa Hanami nổi tiếng của Nhật Bản.

Mai anh đào nở rộ trên những đồi núi ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

“Rừng” mai anh đào vừa được phát hiện gần đây tại Lạc Dương đã nhanh chóng trở thành địa điểm ngắm hoa không thể bỏ lỡ.

Xung quanh ngôi nhà giản dị này là những cây mai anh đào đẹp như thơ.

Một cặp đôi chụp ảnh “tự sướng” dưới chùm hoa. Mùa mai anh đào là khoảng thời gian lý tưởng cho những cặp đôi muốn du lịch Đà Lạt.

Có lẽ Việt Nam sắp có mùa hoa anh đào của riêng mình giống như nước bạn Nhật Bản.

Xe máy là lựa chọn duy nhất để chinh phục con đường đất dẫn lên đồi hoa vừa dốc vừa gồ ghề.

Một em chó nghỉ chân bên ven đường.

Trẻ em K’Ho vui chơi giữa mùa hoa nở.

Khách du lịch Đà Lạt dừng chân tại Quốc lộ 20 để chụp hình hoa mai anh đào.

Mai anh đào nở sớm dọc đường Đá Quý ở Đà Lạt.

Cô gái nhờ bạn bè chụp một tấm bên những cành hoa, chắc hẳn cả hoa và người sẽ cùng khoe sắc trên mạng xã hội.

Mai anh đào mọc dại trên Quốc lộ 20 nối giữa Đà Lạt và Cầu Đất.

]]>
info@saigoneer.com (Giang Phạm. Ảnh: Giang Phạm.) Ao Ta Thu, 02 Feb 2023 10:18:00 +0700
Sức sống bình dị của nông thôn Bắc Bộ qua khung ảnh trắng đen https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17420-sức-sống-bình-dị-của-nông-thôn-bắc-bộ-qua-khung-ảnh-trắng-đen https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17420-sức-sống-bình-dị-của-nông-thôn-bắc-bộ-qua-khung-ảnh-trắng-đen

Xuyên suốt sự nghiệp xê dịch, tôi chưa bao giờ gặp quốc gia nào có sự phân hoá địa lý Bắc-Nam rõ rệt như Việt Nam. Tôi hay mường tượng trong tâm trí, những ngọn đồi thoai thoải và đỉnh núi cheo leo của miền Bắc là chiếc đầu và vẩy của một vị long thần dũng mãnh. Thân thần uốn lượn theo những eo biển hùng vĩ của vùng duyên hải miền Trung, chiếc đuôi của thần là những mạch nước tạo nên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trù phú.

Được thu thập từ nhiều chuyến hành trình, những ảnh chụp của tôi sau đây tập trung ghi lại phong cảnh và đời sống tại các vùng nông thôn Bắc Bộ. Tại đây, giao thông ồn ã của phố thị là thứ âm thanh gì đó rất xa lạ. Thay vào đó, người ta chỉ nghe đôi ba tiếng lách cách của những chiếc xe đạp, xe máy có phần xuề xoà, chạy lập cập lên xuống những lối đường mòn trên đồi. Thi thoảng, lại có vài bác tài đánh vô lăng nặng nhọc để đưa xe tải vượt qua những cung đường quanh co. Nếu so với nhịp sống thần tốc của thành phố, mọi thứ ở đây diễn ra có chăng quá chậm rãi.

Một người đàn ông cắt tóc tại một hàng cắt tóc di động ở chợ Cốc Ly, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Tôi cũng có dịp gặp gỡ những con người rất khác nhau. Các tập tục và ngôn ngữ của người Kinh, nhóm dân tộc lớn nhất của Việt Nam, có lẽ đã quá quen thuộc với người dân đô thị. Tuy nhiên, ở những vùng miền như thế này, còn nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số đang gìn giữ những thực hành văn hoá và ngôn ngữ riêng biệt của mình.

Với tôi, địa hình đồi núi của miền Bắc Bộ ẩn chứa bao kỳ quan thú vị — những thắng cảnh và khung cảnh không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên đất nước. Tôi biết chắc rằng đôi chân của mình rồi sẽ sớm tìm đường quay lại nơi đây. Chỉ cần nghe thấy tiếng “long thần” vẫy gọi, ống kính của tôi lại sẵn sàng để rời thành phố và hướng tới bầu trời phương Bắc rộng lớn.

Một bể chứa nước ở huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình vừa là nơi người dân lấy nước sinh hoạt, vừa là khu vui chơi của trẻ em.

Hai cậu mục đồng nhỏ vừa chăn trâu, vừa nô đùa tại xã Tả Vân, tỉnh Lào Cai.

Người đàn ông đang gánh lúa trên cánh đồng ở Sapa, tỉnh Lào Cai.

Người cha chở che con trai khỏi cái nắng cao nguyên tại tỉnh Lào Cai.

Hai nhóc tì nghịch ngợm bị thầy giáo “xách mông” về vì trốn học mẫu giáo.

Cư dân mọi độ tuổi của xã Y Tý, tỉnh Lào Cai tập trung gặt lúa trên một cánh đồng cạnh vách núi.

Một đám ma của người H'Mông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Chủ quán chế biến thịt heo trên nền sàn nhà hàng tại xã Mường Hum, tỉnh Lào Cai.

Một cô bé nhìn mẹ mình vửa địu em trai, vửa gặt lúa tại làng Cát Cát, tỉnh Lào Cai.

Cụ ông hút thuốc lào trong lúc nghỉ tay tại xã Y Tý, huyện Lào Cai.

Hai cậu nhóc đứng ngắm cảnh từ bờ tường của một ngôi nhà xây dở ở Sapa, tỉnh Lào Cai.

Đoàn thuyền trên sông Yên đưa hàng nghìn du khách trở về sau khi tham quan Chùa Hương ở Hà Nội.

Điếu thuốc tàn trong tay người đàn ông ở huyện Mù Cang Chải, tỉnh Lào Cai.

Quinn Ryan Mattingly là một nhiếp ảnh gia tự do người Mỹ. Anh đã làm việc tại Việt Nam hơn một thập kỷ. Truy cập trang web sau để tìm hiểu thêm về các dự án nhiếp ảnh của anh.


]]>
info@saigoneer.com (Quinn Ryan Mattingly. Ảnh: Quinn Ryan Mattingly.) Ao Ta Mon, 05 Dec 2022 12:00:00 +0700
Hành trình cắm trại tại Vườn quốc gia Xuân Thủy, vùng đất ngập nước lớn nhất Bắc Bộ https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17405-hành-trình-cắm-trại-tại-vườn-quốc-gia-xuân-thủy,-vùng-đất-ngập-nước-lớn-nhất-bắc-bộ https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17405-hành-trình-cắm-trại-tại-vườn-quốc-gia-xuân-thủy,-vùng-đất-ngập-nước-lớn-nhất-bắc-bộ

Một chuyến cắm trại tại Vườn quốc gia (VQG) Xuân Thủy, tỉnh Nam Định hứa hẹn mang đến kha khá trải nghiệm “đặc sắc”: bị bọ cắn, đi đường gặp rắn, hít thở không khí đặc quánh của miền biển, và đóng vai một nhà thám hiểm khám phá những đầm nước hoang dã ở Vùng duyên hải Bắc Bộ.

Trải dài suốt 3km đường bờ biển Cồn Lu là những bụi dứa gai héo úa, khu đầm này khô cằn và mảnh rừng ngập mặn trông rất thiếu sức sống. Chúng tôi phải đi rón rén theo hình zigzag để trở về chiếc thuyền gần nhất, dọc đường thỉnh thoảng nhìn thấy mấy con rắn len lét đang vội vàng rút đi trong thầm lặng khi nghe thấy tiếng bước chân con người. Cứ thế, chúng tôi đã dành gần hết buổi sáng để đi một đoạn đường có thể được hoàn thành trong một giờ.

Bình minh trên cánh đồng ngao.

Đêm hôm trước, chúng tôi cắm trại tại Cồn Lu, một trong ba hòn đảo chính ở VQG Xuân Thủy, và là nơi đặt đồn biên phòng Cồn Lu. Nằm ở cửa sông Hồng, hòn đảo được bồi đắp nhiều phù sa nên được quy hoạch để nuôi ngao. Bầu không khí có mùi đặc trưng rất nồng, đôi khi đặc quánh, lại có nhiều bọ nên du khách dễ trở thành “mồi xơi.” Tổng số cư dân nơi đây chỉ có sáu người – ba chiến sĩ tuần tra biên giới cùng ba bạn cảnh khuyển. Cồn Lu đón rất ít khách, thậm chí gia đình các chiến sĩ cũng ít ghé thăm nên chẳng mấy ai chọn hòn đảo này làm nơi cắm trại.

Thế nhưng, đây lại là nơi lý tưởng để khách du lịch cùng nhau “về vùng biển vắng,” ngao du qua những miền đất hoang vu và ngắm cảnh bình minh nhuộm đỏ cả bầu trời. Đến khi màn đêm buông xuống, đó là lúc dựng một chiếc lều nhỏ trước mặt biển bao la và xanh ngắt, rồi sau đó sưởi mình bên ánh lửa trại ấm áp. Trải nghiệm ấy sẽ càng thú vị hơn nữa với một tô mì gói nóng hổi và thơm phức.

Thức dậy ở một nơi xa.

Một chuyến đi đến Cồn Lu cần bốn giờ lái xe từ Hà Nội đến Giao Thủy, Nam Định, một giờ thong thả dong thuyền băng qua rừng ngập mặn, sau đó 20 phút gập ghềnh khi thuyền đi vào Vịnh Bắc Bộ, và cuối cùng là chèo bè tre để đi vào bờ. Vào mùa hè, Xuân Thủy mang một vẻ đẹp đơn giản mà đáng chiêm ngưỡng: bầu trời xanh trong, gió biển dịu dàng và mặt nước sáng lấp lánh như gương — hiền hòa phản chiếu những gốc đước chằng chịt và soi bóng cho mấy con cua nhỏ xíu sặc sỡ.

Vào mùa đông, các loài chim biển, mòng biển, chim nước và các loài chim di cư khác đổ về Xuân Thủy. Vào lúc trái mùa, khu rừng ngập mặn bao quanh Cồn Lu trở thành một thắng cảnh đáng để tham quan vào buổi sáng. Thời gian buổi tối là để dành cho hoạt động văn nghệ bên ánh lửa trại cùng những anh lính biên phòng mến khách. Bầu không khí càng về đêm càng sôi động hào khí qua từng bài hát cách mạng bất hủ. Bạn chỉ cần mang theo một ít kem chống muỗi – và có thể là một cây gậy đuổi rắn.

Chị em xông pha trekking trong vườn quốc gia.

Thành quả sau một buổi sáng mò ngao.

Ngao tươi chỉ có giá chưa tới 20.000VND/ký.

Rừng ngập mặn này rộng đến 12.000 hecta và là nơi sinh sống của hơn 500 loài tôm, cá, cua và sò.

Khung cảnh rừng ngập mặn đẹp như tranh thủy mặc khi nhìn từ du thuyền.

Thuyền ai cập bến Xuân Thuỷ đó?

Đài quan sát chính ở Xuân Thủy.

Hướng ra Vịnh Bắc Bộ.

Chặng cuối cùng trong hành trình là chèo bè tre đi vào bờ.

]]>
info@saigoneer.com (Trang Bùi. Ảnh: Trang Bùi.) Ao Ta Thu, 17 Nov 2022 16:08:30 +0700
Lên Hữu Lũng, ở homestay, leo vách đá https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/16617-lên-hữu-lũng,-ở-homestay,-chinh-phục-những-vách-đá-cheo-leo https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/16617-lên-hữu-lũng,-ở-homestay,-chinh-phục-những-vách-đá-cheo-leo

Dù có tiềm năng rất lớn, nhưng ở Việt Nam, bộ môn leo núi mạo hiểm vẫn chưa được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi môn thể thao này ngày càng trở nên phổ biến trên toàn thế giới, cộng đồng leo núi ở Việt Nam cũng dần được hình thành và đang có những bước đi chậm mà chắc.

Từ một vách đá trên tuyến đường leo, quang cảnh thiên nhiên hiện lên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng: dãy núi đá vôi trùng điệp trên nền đồng lúa xanh ngát.

Đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của loại hình thể thao này phải kể đến hoạt động tích cực của câu lạc bộ leo núi trong nhà Vietclimb, thường tổ chức những chuyến leo núi cuối tuần đến những vách núi đá vôi tuyệt đẹp của huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, cách Hà Nội hai giờ lái xe về phía Bắc. Những người tham gia vào chuyến đi thường ở tại Homestay Vietclimb, cũng do câu lạc bộ quản lý hoạt động. Homestay nằm giữa một thung lũng lớn tại xã Yên Thịnh, rất thuận tiện di chuyển tới những vách đá cheo leo sừng sững và cũng đủ gần gũi để các thành viên tìm hiểu thêm về cuộc sống của bà con bản địa.

Một buổi chiều thảnh thơi tại Vietclimb Homestay.

Jean Verly, người sáng lập Vietclimb, đang tìm vị trí mấu bám tiếp theo trên một trong 110 tuyến đường leo núi ở Hữu Lũng.

Có thể nói, Vietclimb là đơn vị đầu tiên khởi đầu trào lưu leo núi mới mẻ tại Việt Nam. Ra đời vào năm 2005, Vietclimb ban đầu chỉ đơn thuần là một câu lạc bộ leo núi. Đến năm 2011, câu lạc bộ chính thức sở hữu một phòng tập leo núi trong nhà chuyên nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Hà Nội. Từ năm 2012, Vietclimb đã mạnh dạn lắp đặt phương tiện kỹ thuật và mở rộng tất cả 110 tuyến đường leo núi hiện có tại Hữu Lũng. Đến tham quan Yên Thịnh, ai cũng có thể tham gia trải nghiệm bộ môn leo núi tại các tuyến đường này. Câu lạc bộ đáp ứng mọi nhu cầu từ việc cho thuê thiết bị đến hướng dẫn leo núi cho người tham gia ở mọi trình độ.

Benoit, một thành viên nhóm leo núi, đang chinh phục một tuyến đường dài và nhiều thách thức có tên gọi "I have a dream" (Tôi có một giấc mơ). Các tuyến đường leo núi này có nhiều mức độ khó khác nhau, phù hợp cả với vận động viên dày dặn kinh nghiệm lẫn người mới bắt đầu tập tành.

Bên trái: Tiến dùng hết sức, cố kéo mình ra khỏi một mỏm đá lớn nhô ra trên vách núi La Conche.
Bên phải: Trạm nghỉ của Trang là một mỏm đá lớn, trước khi tiếp tục hành trình chinh phục vách đá La Conche.

Bên trái: Các thành viên của Vietclimb dõi theo một thành viên khác đang leo một tuyến đường tại vách núi Woodstock.
Bên phải: Benoit cheo leo thời khắc hoàng hôn.

Bên trái: Benoit và Sơn tắm giải nhiệt sau mỗi chặng leo ở một con sông gần đó.
Bên phải: Sau "trận chiến" mệt mỏi với tuyến đường “I have a dream," Benoit treo ngược kiểu người nhện trên đường leo xuống.

Bên trái: Đàn ngựa thong dong gặm cỏ trước vách núi đá vôi "Passe-Muraille" — một trong những vách núi nổi tiếng nhất ở Hữu Lũng.
Bên phải: Benoit quay trở lại Vietclimb Homestay sau một ngày dài leo núi.

Ảnh bìa: Jean đang cố vượt qua đoạn hiểm trở nhất của tuyến đường "Sleeping Corner" (Góc ngủ).

]]>
info@saigoneer.com (Ian Rock. Ảnh: Ian Rock.) Ao Ta Fri, 11 Nov 2022 16:44:00 +0700
Tôi đi 'phượt' solo ở Sapa — một mình nhưng không cô đơn https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17395-tôi-đi-phượt-solo-ở-sapa-—-một-mình-nhưng-không-cô-đơn https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17395-tôi-đi-phượt-solo-ở-sapa-—-một-mình-nhưng-không-cô-đơn

Bước sang tuổi 19, một trong những điều trong “bucket list” của tôi chính là được một mình khám phá những vùng đất mới. Ngỡ đâu phải lâu lắm ước nguyện mới hoàn thành, thế mà ngay tháng sinh nhật của mình, tôi đã được xách ba lô lên và đi. Chị Châu, người sếp thân thương tại Urbanist Travel, đã bất ngờ tặng cho tôi một chuyến đi đáng nhớ đến Sapa vào tháng 11 năm ngoái.

Không cầu kỳ lên kế hoạch hay vội vã chạy theo lịch trình có sẵn, tôi cảm nhận Sapa theo nhịp sống hàng ngày của mình — nhẹ nhàng, từ tốn nhưng vẫn đan xen những trải nghiệm địa phương đặc trưng. Tôi muốn xem du lịch như một dịp để bản thân nghỉ ngơi, sống chậm thay vì lại tự tạo một danh sách "KPI" khác để tất bật chạy theo trong chính kỳ nghỉ của mình.

Vì là lần đầu đi một mình, dọc đường đi tôi không ngừng đặt câu hỏi “Liệu mình có ổn trong những ngày tiếp theo không?” Nhưng tất cả lo lắng dần nhường chỗ cho sự háo hức bởi khung cảnh tuyệt diệu nơi đây. Xuyên qua làn mây mờ ảo là những dãy núi nối đuôi nhau lao về phía chân trời, những lớp ruộng bậc thang thoang thoảng mùi lúa gặt cùng lốm đốm những bản làng thô sơ, tất cả như báo trước một chuyến đi tuyệt vời sắp tới của tôi. Càng di chuyển, con đường càng gập ghềnh, quanh co và đôi khi hẹp đến mức chỉ vừa một chiếc xe đi qua. Dập dìu nhịp nhàng như thế hơn 1 tiếng thì tôi đã đến khu resort tuyệt nhất từng được ở.

Bước vào căn phòng của mình, tôi như tách biệt khỏi cuộc sống hàng ngày. Tại đây, tất cả phòng đều không có WiFi — một thiết kế khác biệt của khu resort nhằm đem đến một kỳ nghỉ trọn vẹn cho khách. Nhờ thế, tôi thực sự tận hưởng khí trời se se lạnh bên tách trà ấm cùng quyển sách yêu thích. Thời gian cứ thế trôi, không ai hối thúc, không áp lực ganh đua, chỉ mình tôi giữa rừng núi bạt ngàn để rồi chợt nhận ra điều mình tìm kiếm bấy lâu chỉ là một khoảnh khắc bình yên như thế này.

Không biết từ lúc nào mà màn đêm dần buông xuống, một mình tôi chuẩn bị ăn tối ở khu sinh hoạt chung. Cái hay của việc đi ăn một mình chính là được gọi món mình thích mà không phải đắn đo, đợi bạn đồng hành muốn ăn gì. Cũng trong đêm đấy, giữa khí trời se lạnh, mọi người tại resort tụ lại bên bếp lửa ấm áp, tự nướng khoai cùng xem màn trình diễn múa sạp.

Hỏi anh quản lý, tôi mới biết rằng thông thường tiếc mục múa được thực hiện bởi các vũ công chuyên nghiệp. Nhưng vì tình hình dịch bệnh, ánh hào quang lần này được nhường lại cho các nghệ nhân nhí — trẻ em từ chính bản làng tại đây. Chính sự không chuyên và dễ thương của các em đã lại mang đến không khí thoải mái, gắn kết cho người xem. Bằng một sợi dây kết nối thần kỳ nào đấy, những con người xa lạ đã cùng nhảy những điệu múa sạp rời rạc, cùng cười, cùng chia sẻ những câu chuyện cho nhau nghe.

Đến khi về phòng, tôi mới nhận ra thì ra niềm vui vốn dĩ nhẹ nhàng như thế. Chỉ là mình đã sống quá nhanh mà bỏ qua những điều bình dị nhưng đáng trân trọng thường ngày. Cứ thế, tôi chìm vào giấc ngủ ngon lành cùng với niềm háo hức khám phá Sapa nhiều hơn vào ngày mai.

Những tưởng tôi sẽ khám phá Sapa một mình khi thức giấc, nhưng tôi đã hớn hở bắt chuyện với một nhiếp ảnh gia địa phương, và rồi vô tình có một người bạn đồng hành vô cùng “hợp cạ” cho cả chuyến khám phá.

Chỉ cách 30 phút đi từ khu resort, tôi ngạc nhiên bởi một Sapa rất khác cùng những dãy nhà san sát, hàng dài xe kẹt cứng cùng những công trình xây dựng lộn xộn, tất cả cùng lời kể về sự thay đổi nhanh chóng của Sapa từ anh nhiếp ảnh gia địa phương, tôi chợt nhận ra những chính sách phát triển du lịch không bền vững có thể ảnh hưởng đến một vùng đất như thế nào.

Nhưng may thay ở Sapa vẫn còn những điểm du lịch tập trung phát triển theo hướng bền vững. Trò chuyện với nhân viên khu resort, tôi mới biết hầu hết mọi người đều là dân địa phương, có người còn có kinh nghiệm làm hơn 10 năm ở đây. Không được đào tạo trường lớp chuyên nghiệp, nhưng sự thân thiện và nhiệt tình của họ khiến tôi thoải mái như ở nhà và không chút gì nuối tiếc. Khu resort còn tận dụng chai thủy tinh làm cát xây dựng, không dùng nhựa, cùng các quỹ học bổng đóng góp lại cho cộng đồng bản địa.

Trở về từ Sapa, tôi vẫn không tin mình vừa trải qua một chuyến đi trong mơ. Không chỉ là một “liều thuốc” xuất hiện đúng lúc, kỳ nghỉ còn khiến tôi nhận ra rằng một nút trầm nhẹ nhàng chẳng hề ảnh hưởng đến công việc mà còn nạp năng lượng để tôi “chinh chiến” với deadline hiệu quả hơn. Đặc biệt, đây cũng là dịp để tôi nhìn lại bản thân, để hiểu hơn về mọi thứ xung quanh.

Du lịch một mình nghe có vẻ đáng sợ, nhưng lại vô cùng phù hợp cho những ai muốn tìm một khoảng lặng bình yên hay trải nghiệm những cái mới. Và mong rằng trên những chuyến đi như vậy, ai cũng sẽ chọn cho mình con đường bền vững hơn, xanh hơn để không chỉ tận hưởng, mà còn biết ơn và gìn giữ vẻ đẹp quý giá của một vùng đất.

Quỳnh Anh hiện là sinh viên năm 3 ngành Quản lí Du lịch, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, và đang là Marketing Executive của Urbanist Travel.

Để kỉ niệm 2 năm thành lập của Urbanist Travel, Saigoneer và Urbanist Travel thân mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết ‘2 Years of Memories’ để cùng nhìn lại quãng thời gian đáng nhớ của ngành du lịch Việt Nam qua bao thăng trầm trong đại dịch và giai đoạn phục hồi. Đọc thêm thể lệ cuộc thi ở đây.

]]>
info@saigoneer.com (Quỳnh Anh. Ảnh: Quỳnh Anh.) Ao Ta Wed, 02 Nov 2022 14:00:00 +0700
Đi dzòng dzòng Sài Gòn để thấy di sản kiến trúc hiện đại thành phố độc đáo ra sao https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17392-đi-dzòng-dzòng-sài-gòn-để-thấy-di-sản-kiến-trúc-hiện-đại-thành-phố-độc-đáo-ra-sao https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17392-đi-dzòng-dzòng-sài-gòn-để-thấy-di-sản-kiến-trúc-hiện-đại-thành-phố-độc-đáo-ra-sao

Để có thể mạnh dạn chê một công trình là lộn xộn hay thầm hiểu một toà nhà là đẹp hay xấu, một người sẽ cần có một nền tảng kiến trúc vững chắc; mà tôi thì không hề có. Cho tới tận vài tuần trước, tôi không hề mảy may có một ý niệm nào về xu hướng kiến trúc hiện đại của Việt Nam. Sau khi trải nghiệm tour tham quan kiến trúc hiện đại cùng Urbanist Travel, tôi đã có một cái nhìn sâu sắc hơn về những mảng ký ức của Sài Gòn mà mình chạy xe qua hằng ngày.

Anh Thắng, trưởng đoàn của chúng tôi. Ảnh: Đỗ Anh Chương.

Sáng hôm ấy, cả đoàn tập trung trước Nhà văn hoá Thanh niên trên đường Phạm Ngọc Thạch dưới cơn mưa lất phất. Dù rất hào hứng, tôi phải thú nhận là có hơi quá sớm để xỏ chân vào đôi giày trekking. Anh Thắng trưởng đoàn bắt đầu bằng việc giải thích lịch trình hôm ấy. Sau đó, anh chia sẻ sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của kiến trúc hiện đại tại Việt Nam, một xu hướng xuất hiện vào những năm hậu thuộc địa 1940 và thịnh hành cho đến giữa những năm 1970. Xu hướng này được lấy cảm hứng từ kiến trúc hiện đại ở phương Tây, kết hợp với các yếu tố độc đáo của kiến trúc Việt Nam để chống chọi được với khí hậu nhiệt đới, gắt gỏng quanh năm. Xu hướng này phát triển mạnh mẽ hơn nhờ khối các kiến trúc sư người Việt, những "cây đa cây đề" đã tạo ra nhiều công trình đặc biệt nhất ở Sài Gòn. Trong đó không thể bỏ qua Dinh Độc Lập, Thư viện Khoa học Tổng hợp và toà nhà V.A.R.

Hồ Con Rùa

Theo vài ghi chép, Hồ Con Rùa được xây dựng với cân bằng phong thuỷ cho thành phố. Ảnh: Alberto Prieto.

Với hành trang là chiếc balo, máy ảnh và những kiến thức mới tiếp thu ấy, chúng tôi lên đường đến Hồ Con Rùa. Điều đầu tiên tôi nhận thấy ở Hồ Con Rùa là bông sen khổng lồ bằng bê tông vươn lên từ làn nước xanh rêu. Không ngạc nhiên nếu vô tình bắt gặp công trình này giữa những di tích sâu trong rừng bị bao phủ bởi những loài dây leo và khỉ. Chằng chịt những “cây cầu” bằng đá nhỏ hẹp dẫn vào hồ và bao quanh đài sen như loài rắn rết. Lâu lâu vài chú cá vừa hớp nước vừa nhìn vào đám đông thanh thiếu niên thản nhiên lững thững đi dạo. Những bông sen hồng thắm tụ lại thành từng chùm rực rỡ. Có ai thắc mắc tại sao nơi đây được gọi là Hồ Con Rùa trong khi không có một con rùa nào? Chí ít cũng phải có một con làm bằng bê tông chứ nhỉ?

Đoàn chúng tôi ai cũng tươi, trước khi bị thời tiết Sài Gòn cho "ăn hành." Ảnh: Đỗ Anh Chương.

Anh Thắng cho biết, địa điểm này ban đầu được người Pháp sử dụng làm tháp chứa nước, sau được cải tạo lại thành tượng đài tưởng nhớ binh lính Pháp. Vào năm 1967, công trình được sửa chửa lại thành hồ nước như hiện tại với biểu tượng là một con rùa bằng đồng. Có lời đồn đoán rằng một thầy phong thủy “bắt mạch” thấy một con rồng trong lòng đất Sài Gòn có đầu ở dưới Dinh Độc Lập và đuôi ở dưới Hồ Con Rùa. Ông khuyên nên xây tượng đài để phong ấn cái đuôi, tránh để rồng thức giấc và “quẫy đuôi,” gây tai hoạ cho thành phố. Vì vậy, một hồ hình bát giác — con số tám tượng trưng cho sự thịnh vượng — được xây dựng với tượng đồng một con rùa khổng lồ ngay sát mép nước. Năm 1978, chú rùa “mình đồng da sắt” bị bom làm nổ tan tành, để lại những gì chúng ta biết ngày nay: Hồ Con Rùa không-còn-rùa.

Dinh Độc Lập

Sau khi tham quan Hồ Con Rùa, chúng tôi đi qua Công viên 30/4 về phía Dinh Độc Lập. Tán cây dày bao phủ lên vỉa hè rêu phong và cơn mưa phùn nhẹ trên mặt thoáng chốc đã cuốn chúng tôi khỏi tiếng còi xe. Đến trước dinh, cả đoàn nhìn thấy một “cung điện” sừng sững cùng với một hội du khách chụp ảnh tự sướng lia lịa. Theo anh, dinh thự ban đầu do người Pháp xây dựng đã bị hai phi công kháng chiến đánh bom vào năm 1962. Do cánh trái đã bị phá hủy hoàn toàn, toàn bộ tòa nhà phải bị phá bỏ và cung điện mới được xây dựng ở vị trí của nó.

Tiết học lịch sử cấp tốc trước Dinh Độc Lập. Ảnh: Đỗ Anh Chương.

Công trình được xây dựng vào năm 1966 bởi kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người đoạt giải Grand Prix De Rome năm 1955, danh hiệu danh giá nhất do trường Beaux-Arts ở Pháp trao tặng. Anh Thắng liệt kê các điểm đáng chú ý của thiết kế, như mặt tiền trông giống như rặng tre. Anh chia sẻ rằng mặt tiền với mặt đứng hai lớp là một trong những đặc điểm nhận dạng của kiến trúc hiện đại Việt Nam. Đây là giải pháp cho các công trình ở khí hậu nhiệt đới, song cũng là phông giấy trắng để kiến trúc sư thể hiện sức sáng tạo, bằng cách kết hợp hình ảnh Á Đông với các yếu tố phong thủy, hoa văn chạm khắc và xếp lớp xà ngang trang nhã. Tận hưởng bầu không khí yên bình bao quanh thư viện cùng bãi cỏ xanh mướt và nhìn ngắm lá cờ rực rỡ đang tung bay, khó mà tưởng tượng ra những biến cố đã diễn ra ngay tại đây.

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM

Từ Dinh Độc Lập, chỉ cần đi bộ một đoạn ngắn là đến Thư viện Khoa học Tổng hợp. Được hoàn thành vào năm 1971 bởi kiến trúc sư Bùi Quang Hanh, nơi đây được xây dựng lần đầu để làm nhà tù Khám Lớn Sài Gòn (Maison Centrale), từng được người Pháp sử dụng để giam giữ các tù nhân chính trị, tội phạm và thậm chí cả trẻ em 12 tuổi. Nhà tù luôn trong tình trạng quá tải, bẩn thỉu, và quản lý kém đến mức giới báo chí Pháp ngày ấy không tiếc giấy mực chê bai. Khi vào cửa, bác bảo vệ cau mày làm dấu "X" bằng cánh tay tỏ ý cảnh cáo chúng tôi thư viện đóng cửa vào ngày hôm đó. Anh Thắng nhanh nhảu nói với ông rằng chúng tôi chỉ đến quán trong khuôn viên thư viện để "uống cà phê." Thế mà bác bảo vệ cũng cho chúng tôi vào.

Thư viện Khoa học Tổng hợp ngày nay. Ảnh: Lee Starnes.

Vừa bước chân qua cổng, tôi hiểu ngay lý do đóng cửa hôm đó; có một buổi chụp ảnh thời trang đang diễn ra ở ngay bậc thềm chính. Nhạc sàn V-pop xập xình trước mặt tiền được chạm khắc đẹp mắt của thư viện. Âm lượng vừa đủ để khiến những con rồng được chạm khắc tinh xảo phải bung vảy. Hai người mẫu có khuôn mặt tươi tắn tạo dáng cho dăm ba nhiếp ảnh gia lia máy. Đây hẳn là buổi ra mắt sản phẩm của một thương hiệu local brand, quả nhiên là “Đông Tây kim cổ kết hợp.”

Sau một hai tiếng tản bộ, ai nấy đều đã thấm mệt và thả lưng trên ghế. Khu vườn tươi xanh một cách đáng ngạc nhiên với đa dạng các loài cây và mái nhà nhô ra trang nhã. Bên dưới những vòm cây, vạn vật đều lặng thinh, một nghịch lý khi biết đến lịch sử đầy biến động của công trình. Khu vườn này dường như âm vang năng lượng vượt thời gian. Tôi cảm thấy như hàng ngàn sinh mạng quan trọng đã chết mòn ở đó vuột qua trước mắt, và tự hỏi giây phút tôi đứng ở đây có ý nghĩa gì trong sứ mệnh mà công trình này đang mang. Rồi tôi nghĩ ngay đến Lý Tự Trọng, nhà cách mạng 17 tuổi bị hành quyết tại đây vì đã giết mật thám Pháp để bảo vệ Phan Bội Châu. Giờ đây, tên anh đã được đặt cho đường thư viện toạ lạc — ước chi anh biết được điều này.

Phát hành tem có hình của thư viện. Ảnh: Historic Vietnam.

Khoảng tường loang lổ vết nứt đã tồn tại hàng trăm năm trước giờ đây đã mang một chiếc áo mới, nhưng những ký ức được lưu giữ trong đất vẫn như vừa mới hôm qua. Như thể máu của hàng trăm vụ hành quyết vẫn đang nhuộm đỏ mặt đất, gợi lên tháng ngày đau khổ của những nhà cách mạng lấy sinh mạng để đổi lấy tự do. Tuy nhiên, cảm giác ấy như một cơn gió thoảng qua khi cả đoàn nhâm nhi tách cà phê sáng và trầm trồ trước đàn cá koi sặc sỡ “canh giữ” lối vào thư viện trong chiếc hồ rợp bóng sen.

Dẫu không phải là người đam mê kiến trúc, tôi vẫn có thể thấy kiến trúc sư Quang Hanh có một tầm nhìn chi tiết và phức tạp đến nhường nào. Mặt tiền mang đậm màu sắc Đông phương với những hoạ tiết kỷ hà — minh chứng cho sự ra đời của phong trào kiến trúc thời hậu thuộc địa tại Việt Nam. Thiết kế phức tạp của mặt tiền được cho là lấy cảm hứng từ Hán tự về hạnh phúc và những con rồng tượng trưng cho sự thành công và quyền lực. Hơn nữa, có một bức chạm khắc “phượng hàm thư” đặt trên bức tường bên phải, hổ ở mặt tiền phía sau và một con rùa: bốn linh thú mang lại hạnh phúc, sự hoà hợp và năng lượng tích cực. Có thể thấy rõ trăn trở vị kiến trúc sư khi muốn biến một nơi chất chứa khổ ải và đau đớn thành một nơi đẹp đẽ và đầy sức sống

Nhìn kìa! Toà đó cũng mang kiến trúc hiện đại đó! Ảnh: Đỗ Anh Chương.

Toà nhà V.A.R và nhà "shophouse"

Mặt tiền không lẫn vào đâu của toà nhà V.A.R. Ảnh: Alberto Prieto.

Chúng tôi đi bộ 15 phút qua dòng xe ngược xuôi của trung tâm Quận 1 để đến địa điểm cuối cùng. Trên đường đi, chúng tôi dừng lại để chiêm ngưỡng một số cửa hàng mang những đặc trưng của phong cách kiến trúc hiện đại Việt Nam: ốp đá rửa, phần mái nhô ra, mặt tiền mặt đứng kép với xà ngang dọc và gạch mosaic. Dãy các cửa hàng nơi đây là huyết mạch kinh tế của trung tâm Sài Gòn, giống như nhiều khu dân cư đoàn chúng tôi đi qua. Sau đây là vài hình ảnh dễ thương chúng tôi bắt gặp trong lúc đi bộ: một nhân viên giao hàng đánh một giấc say sưa trên con xe máy như thể đang nằm trên một chiếc giường cỡ đại, hai bác gái mặc đồ bộ hoa so coi cháu ai làm được nhiều tiền hơn, các bác “đầu hai màu tóc” cưng nựng đàn chó mà lông chắc cũng đang thành hai màu, và mấy anh công sở đi giày tây đang nhâm nhi cà phê.

Kiến trúc hiện đại không hiếm thấy ở Việt Nam, chỉ cần để ý một chút là sẽ thấy, nhưng ngày càng nhiều những công trình cũ đang phải nhường chỗ cho những dự án “sang chảnh” sau này. Ảnh: Alberto Prieto.

Tòa nhà V.A.R là một chứng nhân lịch sử từ những năm 1970, toạ lạc ở góc Hồ Tùng Mậu-Nguyễn Công Trứ, quận 1. Mặt tiền của toà nhà là đặc điểm đáng chú ý nhất, tấm bê tông đan chéo nhau khiến tôi liên tưởng đến kiểu hàng rào độc đáo trên ban công của người Sài Gòn. Thật khó để nó không bị lu mờ bởi tòa nhà Bitexco sừng sững bên kia phố. Dù vậy, bức tường kính của Bitexco lại làm nổi bật lên nét cuốn hút của toà nhà V.A.R. Gạch mosaic, đá rửa và bê tông cốt thép chính là tàn tích từ một thời đại khác, những thứ có thể đã là dĩ vãng cùng với lối kiến trúc hiện đại. Ấy mà toà nhà vẫn tồn tại để chứng kiến đường chân trời của Sài Gòn chuyển mình. Ngay sau đó, anh Thắng kết thúc chuyến tham quan và tất cả chúng tôi ùa ngay về nhà để tắm rửa ngủ nghỉ sau một ngày dài.

Ngày lại ngày qua, những công trình kiến trúc dần chìm vào tình trạng xuống cấp hay bị phá bỏ để nhường chỗ cho những toà nhà và văn phòng hiện đại. Kiến trúc hiện đại của Việt Nam là một phần tinh túy của di sản thành phố. Theo dòng phát triển của Việt Nam, một phần ngỡ sẽ sống mãi cùng người Sài Gòn cảm giờ chỉ còn nằm lại ở ký ức tuổi thơ. Những công trình kiến trúc này là lời nhắc nhở về sự khéo léo, niềm hy vọng và tinh thần kiên cường của người Việt Nam qua bao biến động. Một câu hỏi cần được đặt ra: Liệu những tòa nhà mang kiến trúc hiện đại của Sài Gòn có thể sống một cuộc sống mới giữa khung cảnh còn lắm đổi thay, hay chúng sẽ trở thành những tàn tích mục nát của một thời vàng son đã qua? Các điểm tham quan du lịch như Dinh Độc Lập hay Hồ Con Rùa chắc chắn sẽ sống mãi với thành phố, tuy nhiên, loạt cửa hiệu, bệnh viện, trường học và chung cư vô danh đang xuống cấp dường như chỉ đang chờ ngày cáo chung. Tôi cũng thích nhìn ngắm những tòa tháp bằng kính lấp lánh chấm phá mọi con phố ở Sài Gòn, nhưng quả thực sẽ là một ngày buồn khi tòa nhà mang kiến trúc hiện đại cuối cùng bị phá bỏ để nhường chỗ cho một cửa hàng Starbucks mới.

Tour tham quan kiến trúc hiện đại tại Quận 1 được tổ chức bởi Urbanist Travel, "bạn cùng nhà" của Saigoneer. Tìm hiểu thêm thông tin tại website của Urbanist Travel.

Để kỉ niệm 2 năm thành lập của Urbanist Travel, Saigoneer và Urbanist Travel thân mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết ‘2 Years of Memories’ để cùng nhìn lại quãng thời gian đáng nhớ của ngành du lịch Việt Nam qua bao thăng trầm trong đại dịch và giai đoạn phục hồi. Đọc thêm thể lệ cuộc thi ở đây.

]]>
info@saigoneer.com (Charlie Harper. Ảnh bìa: Đỗ Anh Chương.) Ao Ta Mon, 31 Oct 2022 17:54:25 +0700
Đà Nẵng có gì trong mắt mỗi thành viên của gia đình? https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17358-điều-gì-đã-biến-đà-nẵng-thành-điểm-đến-lý-tưởng-cho-các-gia-đình https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17358-điều-gì-đã-biến-đà-nẵng-thành-điểm-đến-lý-tưởng-cho-các-gia-đình

Nếu trở về với gia đình mang lại sự yên bình trong tâm hồn, thì đi nghỉ mát cùng cả nhà lại là dịp giúp mỗi thành viên phấn chấn hơn. Tuy vậy, chỉ có sự hoà hợp giữa các thành viên gia đình mới mang lại một trải nghiệm đáng nhớ. Quả thật không dễ tìm một điểm đến mà ai cũng tự tìm thấy cho mình một niềm thích thú. Ấy vậy mà Đà Nẵng lại là một điểm đến lý tưởng cho mọi thành viên gia đình khám phá, vui chơi và nghỉ dưỡng. Là một thành phố biển nằm giữa lòng núi rừng thiên nhiên, Đà Nẵng còn có những hoạt động giải trí sôi động và trải nghiệm ẩm thực đa dạng.

Thật không sai khi nói Đà Nẵng mang đến làn gió Đông cho những du khách đến từ những thành phố lớn như Sài Gòn hay Hà Nội. Giao thông thuận lợi nhờ những con đường thênh thang; những rặng núi xanh chen mình giữa sương mờ; từng cơn gió mang hơi thở biển khơi chào mừng du khách ngay từ giây phút ra khỏi sân bay. Đó là cách thành phố biển năng động này chào đón các gia đình từ khắp Việt Nam và thế giới.

Việc phát minh ra một môn thể thao luôn tạo ra một làn sóng toàn cầu. Hẳn là bạn khó mà nhớ được lần đầu chứng kiến ai đó dạo chơi trên mặt nước với chiếc mái chèo. Xuất phát từ Hawaii với hơn 100 năm tuổi đời, SUP (standup paddleboarding) đã trở thành một hiện tượng khi du nhập vào Việt Nam cách đây vài năm. Từ đó, môn thể thao này đã trở thành một “cơn sốt” trên khắp đất nước.

Với bãi biển sạch sẽ và êm ả trải dài khắp thành phố, Đà Nẵng đích thị là nơi lý tưởng cho những tay chèo SUP. Sự phát triển của du lịch đã đưa những người yêu thích bơi lội, chèo kayak, lướt sóng đến những làng chài địa phương. Và giờ đây là những ai muốn thử sức với SUP. Giữa những khu vui chơi và quầy bán đồ ăn và nước giải khát rải rác dọc theo bãi biển, một số doanh nghiệp hiện đã cho thuê ván SUP và dụng cụ cho các môn thể thao dưới nước khác.

Những người thích những bãi biển vắng vẻ hơn có thể lái xe quanh Bán đảo Sơn Trà. Dọc theo con đường chính chạy quanh bán đảo là những bãi cát nhỏ, nơi các gia đình đi dã ngoại bên tiếng sóng rì rào hoà với tiếng karaoke. Tất nhiên, những khu vực riêng tư nhất nằm trên những bãi biển tư như Bãi biển Non Nước ở đối diện Sheraton Grand Đà Nẵng. Khách sạn cũng hỗ trợ du khách tham gia một loạt các môn thể thao dưới nước. Tại đây, du khách có thể thuê thuyền kayak, ván chèo, ván lướt sóng, ván lướt buồm và đặc biệt là thuyền buồm hai thân (Hobie sailboat).

Nếu biển xanh cát vàng vẫn chưa đủ thoả mãn những vị khách, khách sạn còn sở hữu một hồ bơi với chiều dài 250 mét. Đây là hồ bơi lớn nhất trong thành phố, mang đến không gian rộng rãi cho du khách thoả thích bơi lội. Gia đình có thể cùng nhau ngả lưng và thư giãn, và các bạn nhỏ được thoả chí nô đùa. Hơn nữa, các sân chơi dành riêng cho trẻ em có cầu trượt đảm bảo các em vui chơi an toàn.

Với tính hiếu động của các em, người lớn đôi khi phải bớt phần thư giãn và nạp lại năng lượng để ra ngoài khám phá thành phố. Ngoài hồ bơi và bãi biển, Đà Nẵng còn có nhiều hoạt động giải trí bổ ích khác. Một số địa điểm nổi tiếng tại phố biển này là Ngũ Hành Sơn, Bà Nà Hills và Bảo tàng Điêu khắc Chăm. Bên cạnh đó, thành phố còn ẩn giấu nhiều “viên ngọc trong đá” chờ được khám phá.

Người lớn và các bạn trẻ có thể tham quan Bảo tàng Mỹ thuật rộng rãi và có máy lạnh. Tại đây, khách tham quan sẽ có một cái nhìn hấp dẫn về cách các nghệ sĩ đương đại kể lại câu chuyện hàng trăm năm của văn hóa địa phương.

Các tác phẩm được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng.

Dạo chợ đêm thành phố, du khách ắt hẳn sẽ bắt gặp những món quà yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên. Những món quà kỷ niệm, thức ăn đường phố và những món ăn biến tấu lạ miệng như tacos. Du khách sẽ bất ngờ với một bộ sưu tập tiền nổi tiếng trưng bày tiền giấy thời thuộc địa và vé số từ các thời đại đã qua. Tất cả đều chỉ cách Cầu Rồng nổi tiếng của thành phố vài mét, nơi du khách sẽ được chứng kiến tiết mục biểu diễn lửa và nước vào thứ Bảy và Chủ nhật.

Chợ đêm Sơn Trà (bên trái), cầu Rồng (bên phải).

Sẽ là uổng công nếu bỏ qua Hội An khi đã đến Đà Nẵng. Thị trấn nhấp nhô những mái ngói đỏ này là một điểm dừng chân hấp dẫn bởi nền lịch sử độc đáo bên cạnh các trải nghiệm. Đó có thể là một tour ẩm thực ăn quên lối về, một buổi biểu diễn sân khấu hay đơn giản là một buổi tản bộ dưới bóng cây bên bờ sông. Du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng lối kiến trúc độc nhất của một thương cảng quốc tế vang bóng một thời. Và với vị trí lý tưởng nằm gần như ở giữa Đà Nẵng và Hội An, Sheraton Grand Đà Nẵng sẽ là điểm khởi hành lý tưởng cho chuyến đi trong ngày của du khách.

Đã đặt chân đến Đà Nẵng, du khách sẽ không bỏ qua cơ hội thưởng thức hải sản tươi ngon với giá cả phải chăng. Để có thể nếm thử tất cả món ngon từ đại dương, Saigoneer đã dừng chân ở La Plage tại Sheraton Grand Đà Nẵng. Với tầm nhìn tuyệt đẹp ra bờ biển rì rào, chúng tôi đã thưởng thức nhiều món hải sản tươi ngon nhờ phương thức chế biến đơn giản và tinh tế. Làm sao có thể cưỡng lại được món tôm hùm chắc thịt, nghêu hấp mọng nước, cá đút lò và những con tôm đầy gạch. Bữa tiệc còn có sự góp mặt của món hàu phủ đầy húng quế và pho mai, salad bưởi tươi mát và cơm chiên hải sản rất vừa miệng. Nếu bạn không thể ăn quá nhiều hải sản, đừng lo lắng bởi nhà hàng còn phục vụ những món Á và Âu như pizza hay sandwich.

Các món hải sản tại La Plage, Sheraton Grand Đà Nãng.

Là thành phố lớn thứ ba toàn quốc, Đà Nẵng thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng quốc tế, tạo nên một nền ẩm thực đa dạng và đậm đà. Các gia đình sẽ không phải lăn tăn tìm kiếm một nhà hàng phù hợp cho mọi thành viên. Khu An Thượng là ví dụ cho vẻ đa dạng ẩm thực ở thành phố. Những món “comfort food” như smashed burger, khoai tây chiên hay pizza đều có thể tìm thấy ở những nhà hàng náo nhiệt nơi đây. Rẽ vào những con hẻm khắp thành phố, du khách sẽ bắt gặp những món ăn địa phương trứ danh như bún chả cá và mì Quảng.

Bikini Bottom Express (bên trái) and Bún Chả Cá Dì Gái (bên phải).

Yếu tố làm nên một chuyến đi gia đình hoàn hảo là sự linh hoạt giữa vô vàn những lựa chọn. Du khách sẽ không khỏi choáng ngợp với các hoạt động giải trí trong nhà lẫn ngoài trời, nền ẩm thực muôn màu và trải nghiệm nghỉ dưỡng hấp dẫn. Và Sheraton Grand Đà Nẵng sẽ giúp mọi gia đình lưu lại những kỷ niệm tuyệt vời nhất tại thành phố biển sôi động này. Và với sự phát triển không ngừng, Đà Nẵng chắc hẳn sẽ khiến du khách luôn muốn quay trở lại và giành thời gian lâu hơn.

Trang web Sheraton Grand Danang Resort

Email Sheraton Grand Danang Resort

+84 236 398 8999

35 đường Trường Sa, phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

 

]]>
info@saigoneer.com (Saigoneer.) Ao Ta Wed, 07 Sep 2022 10:46:00 +0700
Một Hoàng Su Phì rạng rỡ với những nụ cười https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17340-một-hoàng-su-phi-rạng-rỡ-với-những-nụ-cười https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17340-một-hoàng-su-phi-rạng-rỡ-với-những-nụ-cười

Nép mình bên đường biên giới của tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì mê hoặc lòng người với những thửa ruộng bậc thang xanh mướt và trĩu hạt. Đây là một huyện nông thôn với nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số cùng sinh sống.

Nằm cách Hà Nội khoảng 300km về phía Bắc, Hoàng Su Phì nổi tiếng với ruộng lúa cùng con đường đến Xín Mần, một huyện miền núi của Hà Giang sở hữu di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Nhưng thay vì tập trung vào phong cảnh, nhiếp ảnh gia người Pháp Joseph Gobin đã chọn khắc hoạ vẻ đẹp của cuộc sống dân dã nơi đây qua bộ ảnh của mình.

Kế sinh nhai của các cộng đồng dân tộc nơi đây vẫn không mấy khác xưa: vẫn là trồng lúa và chăn nuôi. Gobin đã “bắt trọn” những giây phút thảnh thơi trong ngày của cộng đồng người Dao Đảo, Nùng và H’Mông Hoa.

Bộ ảnh được ghi lại bằng một chiếc máy ảnh dùng phim cỡ trung (medium format), nhân vật trong ảnh đứng tạo dáng trước ánh đèn flash chớp lên từ xa. Nhiếp ảnh hiện đại chịu nhiều ảnh hưởng từ nghệ thuật cổ điển, và điều này được thể hiện rõ rệt qua bộ ảnh — sự tương phản sáng-tối rõ nét dường như lấy cảm hứng từ phong cách đặc trưng trong tranh của Caravaggio.


]]>
info@saigoneer.com (Chris Humphrey. Ảnh: Joseph Gobin.) Ao Ta Thu, 04 Aug 2022 15:00:00 +0700
Tìm về Pù Luông, nhận cái ôm xanh rì của núi rừng https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17337-tìm-về-pù-luông,-nhận-cái-ôm-xanh-rì-của-núi-rừng https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17337-tìm-về-pù-luông,-nhận-cái-ôm-xanh-rì-của-núi-rừng

Có trăm nghìn lý do bật lên trong đầu tôi mỗi khi nghe ai đó hỏi: “Sống ở Việt Nam thì có gì hay?”

Lý do đầu tiên phải kể đến là vô vàn các thành phố, thị trấn và địa danh đặc sắc trong nước, những điểm hẹn mà người dân có thể dễ dàng viếng thăm thay vì bỏ công sang du lịch một nước khác. Đây là một "đặc quyền" cực lớn khi sống ở Việt Nam, bởi không phải quốc gia nào cũng sở hữu một kho tàng cảnh sắc da dạng như vậy. Ví dụ như ở một quốc gia khiêm tốn hơn về đa dạng địa hình như Cambodia, hay ở một thái cực khác, Singapore.

Gần đây, tôi đã tận dụng "đặc quyền" của mình bằng cách hạ cánh an toàn xuống Pù Luông, một tập hợp các bản làng ở miền núi Bắc Bộ, Thanh Hóa. Đây không phải là một điểm đến quá phổ biến ngay cả với người Việt Nam. Và tôi cũng không mong người ta đổ xô đi Pù Luông hay phá vỡ sự bình yên của nó sau khi đọc bài viết này.

Bình minh trở mình trên những cánh đồng Pù Luông.

Cách Hà Nội khoảng năm tiếng đi xe, Pù Luông vẫn giấu mình trong vẻ hoang sơ. Đoạn đường dẫn vào khu này rất hẹp. Thế mà những chuyến xe bus vẫn luồn qua được, khiến khách đi tour hay dự tiệc cưới trên xe phải thất kinh.

Ngạn ngữ tiếng Anh có câu, chỉ có hai điều là không bao giờ buông tha con người — cái chết và thuế má. Thế nhưng ở Việt Nam, dù là ở khu vực heo hút đến đâu, thứ đeo đuổi con người dai dẳng nhất vẫn là karaoke. Saigoneer đã có dịp "thưởng thức" loại hình giải trí quốc dân này trong vài ngày, từ 7 giờ sáng đến khi đi ngủ lúc 9 giờ tối. Tiếng karaoke không to đến mức “át tiếng bom,” nhưng cũng không xuất sắc đến mức chúng tôi có thể làm thinh. Quản lý khu resort chúng tôi ở cho biết giọng ca nội lực này đến từ một đám cưới đã tổ chức gần đó được ba đêm. Tiếng ồn từ các loại đám cưới, đám ma như thế này cũng thường xuyên phá bĩnh cảnh trí vốn yên bình của Pù Luông.

Sự yên bình này đến từ việc Pù Luông tuyệt nhiên không có khu vui chơi hay ăn uống trung tâm nào. Du khách ăn ở ngay chỗ ở, với nhiều lựa chọn vừa túi tiền, bởi những “gã khổng lồ” trong ngành dịch vụ vẫn chưa vươn tay được đến đây.

Pù Luông cũng có nét tương đồng với Sa Pa cách đây hai thập kỷ, trước khi thị trấn này được mở đường để đón du khách và nhà đầu tư (như Sun Group). Phần tích cực trong tôi muốn tin rằng Pù Luông sẽ có hướng phát triển khác với Sa Pa khi được biết đến rộng rãi. Thế mà phần tiêu cực lại mách bảo rằng rồi nơi này cũng sẽ lao vào vết xe đổ như những điểm du lịch khác.

Xanh "quá mức quy định."

Nhưng trước mắt tôi hiện tại, Pù Luông vẫn trông thật hùng vĩ. Những rặng đá vôi cácxtơ đua nhau lao về phía chân trời, lớp ruộng bậc thang đổ xuống triền đồi rồi dừng ở lưng chừng tầm mắt. Cảnh sắc không thể hoang sơ hơn; trên con đường mòn qua làng quê, khách bộ hành thường bắt gặp gà, chó, vịt và trâu nhiều hơn là xe cộ.

Một thành viên của "cộng đồng bốn chân" ở vùng quê.

Hành trình băng rừng vượt suối ở Pù Luông quả thật là mới mẻ với một người sống ở Sài Gòn đã lâu như tôi. Mấu chốt ở đây không chỉ là cái tên của điểm đến, mà là hành trình gặp gỡ những người bạn ở mọi miền đất nước, và đắm mình trong sắc xanh thanh bình.

Hiển nhiên, Pù Luông là “liều thuốc giải” cho những ai đang chán ngấy cảnh một rừng bê tông mờ mịt giữa khói bụi ở những thành phố lớn.

Đã đến vùng núi thì không thể làm ngơ trước những thửa ruộng bậc thang.

Sương sớm vương trên tấm tơ nhện vắt vẻo giữa đồng.

Những tán rừng sum suê.

Mặt Trời "thay áo" sau những rặng cácxtơ. 

Một thoáng hoang sơ.

Ái khuyển nhà người ta.

"Phù vân" Pù Luông.

Vẻ đẹp thuần khiết ở miền Bắc. 

]]>
info@saigoneer.com (Michael Tatarski. Ảnh: Michael Tatarski.) Ao Ta Wed, 27 Jul 2022 11:23:00 +0700
'Mùa vàng' mênh mang trên những cánh đồng ở Mù Cang Chải https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17332-mùa-vàng-mênh-mang-trên-những-cánh-đồng-ở-mù-cang-chải https://saigoneer.com/vn/vietnam-travel/17332-mùa-vàng-mênh-mang-trên-những-cánh-đồng-ở-mù-cang-chải

Tháng 9 hằng năm, những cánh đồng lúa Mù Cang Chải lại chín vàng, trông tựa những thước lụa óng ánh uốn lượn theo triền đồi, báo hiệu một vụ mùa lại về trên bản làng.

Mù Cang Chải, theo tiếng địa phương là “đất gỗ khô,” là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số. Khoảng 90% dân số địa phương là người H’Mông, cộng cư cùng dân tộc Thái và Dao. Quanh năm suốt tháng, người dân ở đây đều “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.”

Ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải.

Trên đồng, người dân dùng liềm sắc để cắt lúa, sau đó cột lại thành từng bó rồi chuyển cho người khác đập lúa. Bà con đập bó lúa vào cạnh một chiếc thùng gỗ để hạt thóc rơi khỏi thân cây. Việc đồng áng này quả thực không dành cho những ai tay chân lóng ngóng.

Lựa thóc bằng phương pháp "rơi tự do."

Thu hoạch xong, nông dân lựa ra thóc tốt bằng cách rải chúng từ trên cao. Hạt thóc tốt sẽ rơi thẳng xuống đất, còn hạt thóc kém sẽ bay theo gió do có trọng lượng nhẹ. Sau đó, họ sẽ phơi thóc trong vài ngày trước khi đóng vào bao tải.

Bước cuối cùng là đốt đồng, dù biện pháp phát quang này cũng gây nhiều tranh cãi. Vào mùa đốt đồng, rơm rạ và những thân cây còn sót lại sẽ bị thiêu rụi, để lộ ra một vùng đất khô khốc cùng những cột khói nghiêng nghiêng khắp thung lũng, gây ô nhiễm không khí. Cùng với sự xoay vần của vụ mùa, chu kỳ gặt-đốt này cứ thế mà tiếp diễn mỗi năm.

Công việc gian nan, nhưng khó có thể thấy sự kham khổ trên khuôn mặt nông dân nơi đây, bởi xen lẫn những giờ thu hoạch là những tiếng cười, những câu chuyện phiếm góp phần xóa bớt nhọc nhằn đồng áng.

Gặt lúa trên đồng.

Dập dìu những hoa văn thổ cẩm trên đồng.

Thu hoạch xong, nông dân sẽ lựa ra những hạt thóc tốt bằng cách rải chúng từ trên cao.

Một chiều phảng phất mùi khói đốt đồng.

]]>
info@saigoneer.com (Chris Humphrey. Ảnh: Julie Vola.) Ao Ta Mon, 25 Jul 2022 12:00:00 +0700