Uống - Sài·gòn·eer https://saigoneer.com/vn/drink Sat, 29 Mar 2025 12:49:08 +0700 Joomla! - Open Source Content Management vi-vn Hẻm Gems: KURA Bar — Thiên đường sake ẩn mình giữa phố Nhật Bình Thạnh https://saigoneer.com/vn/drink/17849-hẻm-gems-kura-bar-—-thiên-đường-sake-ẩn-mình-giữa-phố-nhật-bình-thạnh https://saigoneer.com/vn/drink/17849-hẻm-gems-kura-bar-—-thiên-đường-sake-ẩn-mình-giữa-phố-nhật-bình-thạnh

Người Sài Gòn có vô vàn lựa chọn khi nói đến ẩm thực Nhật. Hàng chục, nếu không muốn nói là hàng trăm quán sushi, ramen và izakaya rải rác khắp các quận. Nếu muốn thử thứ gì đó đặc biệt hơn, những món ít phổ biến như tsukemen, abura soba hay taco Okinawa cũng không hề khó tìm. Trước đây, những quán Nhật do chính người Nhật mở tập trung nhiều ở khu Lê Thánh Tôn, nhưng dần dà, điểm hẹn của hội sành ăn đã dịch chuyển về Phạm Viết Chánh, Bình Thạnh.

Nép mình trong một con hẻm nhỏ, 蔵 KURA mang đến một lát cắt hiếm thấy của ẩm thực Nhật Bản: một quán bar chuyên về rượu sake — đọc đúng phải là “SAH-keh” theo tiếng Nhật. Chủ quán, cô Sana, đến từ tỉnh Nara, vùng đất được mệnh danh là “cái nôi của nền văn minh Nhật Bản.” Đây cũng là nơi sở hữu nhiều di sản thế giới UNESCO hơn bất kỳ tỉnh nào khác ở Nhật. Với bề dày lịch sử như vậy, không có gì lạ khi Nara còn nổi tiếng với truyền thống ủ rượu sake lâu đời.

KURA nép mình trong con hẻm nối với đường Nguyễn Hữu Cảnh.

KURA là quán bar nhỏ do một tay Sana quán xuyến, từ tuyển chọn các loại sake đến chuẩn bị những món nhắm tinh tế. Không gian quán hẹp, chỉ đủ chỗ cho khách đứng thưởng thức, nhưng lại thu hút đủ kiểu thực khách, từ người Nhật, người Việt đến cả khách phương Tây, mỗi người mang theo gu thưởng thức sake riêng biệt.

Người Nhật, dĩ nhiên, là những thực khách sành sake nhất. Họ thường am hiểu về loại rượu này, với gu thưởng thức được hình thành qua nhiều năm. “Khách Nhật đến quán thường đã biết rõ vị sake mình thích, tùy theo vùng miền,” Sana chia sẻ với Saigoneer. Họ có thể chọn dựa trên hương vị, hoặc đơn giản là vì loại sake đó gợi nhớ quê nhà. Với họ, KURA không chỉ là một quán bar mà còn là một góc nhỏ để gặm nhấm những kỷ niệm cũ.

Sana vô cùng tự hào về quê nhà Nara.

Người Việt đến quán phần lớn đã quen với Nhật Bản và sake, họ từng du lịch hoặc sinh sống ở xứ người, nên cách chọn cũng thiên về trải nghiệm cá nhân giống như khách Nhật.

Còn với thực khách phương Tây, họ thường chọn sake theo cảm quan ban đầu. “Lần đầu ghé quán, nhiều người chỉ vào một chai và nói ‘Tôi muốn thử chai đỏ kia’ hay ‘Nhãn chai này đẹp, tôi muốn uống thử.’ Nhưng sau vài lần nếm thử, họ dần tìm ra hương vị hợp gu,” Sana chia sẻ. “Tôi thấy họ khá khiêm tốn nhưng cũng rất tự tin vào vị giác của bản thân.”

Đã bao giờ bạn thấy nhiều loại sake thế này cùng một lúc chưa?

Nếu khách còn bối rối trước thực đơn dài dằng dặc, Sana sẽ giúp họ tìm ra loại sake hợp gu bằng cách đặt vài câu hỏi gợi mở. “Tôi thường hỏi họ thích vị ‘karakuchi’ (khô) hay ‘amakuchi’ (ngọt). Nếu họ chưa rõ khẩu vị, tôi sẽ gợi ý vài loại sake yêu thích của mình hoặc những chai theo mùa. Khi khách thích, tôi cũng thấy vui lây. Với những ai mới làm quen với sake, tôi thường tránh giới thiệu những loại có vị quá nồng hay quá đặc biệt.”

Thế giới của sake phong phú không thua kém rượu vang hay bất kỳ loại rượu nào khác.

Sana cũng chuẩn bị một thực đơn món nhắm tuy ít nhưng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng tầm trải nghiệm khi kết hợp đúng cách. “Tôi thường phục vụ các món ủ chín, lên men hoặc hun khói, vì chúng có sự đồng điệu với sake — thứ cũng cần thời gian để đạt độ chín muồi. Khi kết hợp, hương vị như hòa quyện vào nhau, tạo nên một trải nghiệm tròn vẹn hơn.”

Một đĩa đồ nhắm ủ chín đi kèm ly sake.

Nhìn cách Sana vận hành KURA, cứ ngỡ cô đã gắn bó với quán từ lâu. Nhưng giống nhiều người theo đuổi đam mê để gây dựng sự nghiệp, hành trình đến với sake của cô lại đầy những cơ duyên bất ngờ.

Năm 2010, Sana còn là nhiếp ảnh gia sân khấu ở Tokyo, chuyên chụp múa, ba-lê và nhạc kịch. Cùng năm đó, Nara quê hương cô cũng kỷ niệm 1.300 năm ngày trở thành kinh đô Nhật Bản dưới thời Nara (710–740 và 745–784). Trong sự kiện này, các nghệ nhân ủ sake trong vùng tổ chức một buổi thử rượu nhỏ. Chính tại đây, cô lần đầu cảm nhận niềm tự hào sâu sắc về sản vật quê hương mình.

Bốn năm sau, một chuyên gia phong thủy khuyên Sana đến Việt Nam. “Lúc đó, Việt Nam không nằm trong danh sách những nơi tôi muốn đến, nhưng bà ấy khẳng định tôi nên đến Sài Gòn. Một tuần sau, tôi gặp một công ty sẵn sàng hỗ trợ tôi khởi nghiệp tại đây. Kể từ đó, những mối duyên lành liên tục dẫn dắt tôi đến với thành phố này. Chưa kịp định thần thì thoắt cái tôi đã mở quán vào năm 2015, trên đường Lê Thánh Tôn,” cô kể lại.

“Hồi đó, ở Việt Nam, kiến thức về sake vẫn còn khá hạn chế. Tôi nhớ mình đã khá thất vọng khi thấy ngay cả cách bảo quản sake đúng chuẩn cũng chưa ai biết đến. Tôi kiên trì chia sẻ những phương pháp lưu trữ và thưởng thức sake đúng cách, để mọi người có thể cảm nhận được trọn vẹn sự tinh tế của loại rượu này, di sản vĩ đại của Nhật Bản.”

Từ khi Sana đặt chân đến Sài Gòn, mọi thứ đã thay đổi nhiều. Sake giờ đây phổ biến hơn, xuất hiện trong thực đơn của nhiều quán, và nhu cầu thưởng thức cũng ngày càng tăng. Nhưng điều khiến KURA trở thành một Hẻm Gem không chỉ là danh sách rượu ấn tượng, mà còn là sự am hiểu và đam mê của Sana làm mỗi ly sake ở đặc biệt hơn.

蔵 KURA mở cửa từ 6h chiều đến 11h tối.

蔵 KURA

40/28 Phạm Viết Chánh, Phường 19, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

]]>
info@saigoneer.com (Brian Letwin. Ảnh: Alberto Prieto.s) Uống Wed, 26 Mar 2025 15:41:08 +0700
Hẻm Gems: Tình yêu, thơ ca và khát khao chạm đến cái đẹp tại Emme Bar https://saigoneer.com/vn/drink/17837-hẻm-gems-tình-yêu,-thơ-ca-và-khát-khao-chạm-đến-cái-đẹp-tại-emme-bar https://saigoneer.com/vn/drink/17837-hẻm-gems-tình-yêu,-thơ-ca-và-khát-khao-chạm-đến-cái-đẹp-tại-emme-bar

“Theo anh, Emme House có gì khác những quán khác?” Tôi hỏi khi ngồi cùng Trực, chủ quán, và Dũng, bartender chính. “Gọi là quán bar thì cũng đúng, mà chưa đủ,” Dũng đáp. Tôi gặng hỏi về những lớp lang kể chuyện đan cài trong từng chi tiết của nơi này, nhưng Dũng chỉ mỉm cười: “Bây giờ sẽ kể đây.”

Mọi điều tôi viết lúc này chỉ là thuật lại những gì đã thấy, đã cảm. Muốn hiểu về một quán bar, không cách nào hay hơn là tự mình bước vào. Thế nên, tôi bước vào miền chưa biết, chậm rãi lên cầu thang mờ tối, bên dưới tấm biển đường nhỏ bé với hai màu đỏ vàng, nơi chỉ có vài con số đơn giản: 70 Hàm Nghi.

Khoảng sau 10 giờ đêm:

Bảng màu trắng đen bao trùm Emme.

Tôi hẹn đến muộn và chỉ vài giây sau khi bước qua cửa, tôi đã được chào đón bằng một cái bắt tay ấm áp từ Đức, bếp trưởng của a.dau Kitchen bên cạnh. Chúng tôi đi ngang qua những cạnh bàn sứt mẻ, những chiếc đĩa nứt, như một sự gợi nhắc về những mảnh ký ức cũ,  rồi bước vào Emme House, nơi tông xanh và nâu đất tạo nên một cảm giác gần gũi và ấm cúng, như thể mọi thứ đều đang hướng về ngày mai.

Đức gợi ý cho tôi ly cocktail đầu tiên, một món được cả anh và nhiều thực khách yêu thích: Love Is a Game. Chỉ vài phút sau, chiếc ly tỏa sáng với sự kết hợp của vodka Tito’s, xoài, syrup ớt, giấm kombucha và một chiếc lá chanh hình trái tim được đặt trước mặt tôi. Nguyên liệu của ly cocktail này, cũng như toàn bộ thực đơn, đều có nguồn gốc từ chợ đầu mối Bình Điền, cách đây chưa đầy 20km. Tôi nhấp vài ngụm đầu tiên; may mà tôi thuộc kiểu người thích vị cay.

Love Is a Game là lời mở đầu cho câu chuyện đêm nay.

Tầm 11 giờ tối:

“We only said goodbye with words. I died a hundred times,” Giọng hát của Amy Winehouse vang lên từ một bản acoustic cover, dội vào tường rồi hòa vào tiếng chuyện trò râm ran khắp không gian.

Từ khóe mắt, tôi thấy một ngọn lửa xanh bùng lên, nuốt chửng cuộn len thép xám mờ. Ngay đó, Tín và Thư — một vị khách quen khác — đang ngồi, trước mặt là hai ly cocktail và một chồng bài So Much Closer màu xanh lục, từng lá một dần biến mất.

Tín là thi sĩ thường trú tại Emme và cũng là người sáng lập studio sáng tạo ChoChoi Creative. Mỗi tuần, anh viết từ một đến bốn bài thơ, đôi khi nhiều hơn, rồi gửi cho anh trai mình — Trực, chủ của Emme House, a.dau Kitchen và công ty thiết kế nội thất Red 5 Studio.

Những vần thơ len lỏi vào từng góc nhỏ của quán.

Trực vốn quen với việc mời bạn bè, người thân đến nhà, nên khi Emme khai trương, anh chẳng cần quảng bá rầm rộ, chỉ đơn giản là rủ rê những người mình biết.

Dù vậy, việc mở Emme và biến không gian này thành một tác phẩm thiết kế với toàn bộ nội thất thủ công nguyên bản là cả một hành trình gian nan. Nhưng như Kahlil Gibran từng viết trong The Prophet: “Công việc chính là hiện thân của tình yêu.”

Ở Emme, toàn bộ dụng cụ pha chế đều ẩn dưới quầy, để ánh nhìn của khách chỉ dừng lại ở những con người phía sau — những người pha chế đồng thời là những kẻ kể chuyện. Một cách vô thức, điều này khắc sâu tinh thần của Emme: một quán bar sinh ra từ tình yêu, và cũng là nơi tình yêu trở thành câu chuyện.

Tình yêu là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả hành trình sáng lập lẫn vận hành Emme.

Hằng đêm, khoảng 10 bài thơ của Tín xuất hiện trên bìa thực đơn ở mỗi bàn trong Emme. Thư kể rằng, sau hai năm rưỡi lui tới quán đều đặn, cô chưa từng thấy một bài thơ nào lặp lại. Cũng như Trực, tình yêu của Tín hiện diện trong những điều ta có thể chạm vào, đọc thấy.

Tín chia sẻ thêm về hành trình của mình với tư cách là một nhà thơ và người sáng lập studio, cùng những chi tiết tinh tế tại Emme — từ phần tựa lưng ghế được thiết kế riêng cho nam và nữ, đến những biểu tượng cơ, rô, chuồn, bích trên khung cửa sổ, gợi nhớ những ván bài thân thuộc.

Trong lúc đó, bartender thoăn thoắt di chuyển sau quầy, đặt trước mặt tôi ly cocktail thứ hai trong đêm: Something’s Burning. Anh thu gọn đèn khò, để những tàn than trên sợi len thép dần nguội. Khi hương thơm của dứa nướng lan tỏa, vài câu hỏi tiếp theo giúp tôi gỡ thêm những lớp bí ẩn của câu chuyện.

Something's Burning (và đúng như tên gọi của món, có thứ gì đó đang cháy).

Đâu đó sau 11 giờ:

Tinh thần cốt lõi của Emme được hình thành từ một nửa cuộc đời của Trực và một nửa từ người bạn thuở tiểu học của anh. Ở trung tâm câu chuyện là mối tình giữa một kiến trúc sư và một freelancer — cặp đôi sống chung nhưng lệch giờ sinh hoạt. Một người thức dậy khi người kia đã ra ngoài làm việc, cứ thế, họ liên tục lỡ nhịp nhau. Vì vậy, họ để lại những mẩu giấy viết tay trên quầy bếp, như những lời nhắn gửi đến người còn lại khi vắng nhà. Và đó cũng chính là lý do những bài thơ xuất hiện khắp nơi trong Emme.

Emme có vô số góc nhỏ ấm cúng, phù hợp với mọi sở thích của thực khách.

Nhưng chuyện vẫn còn dài lắm. Ly cocktail đầu tiên tôi gọi, Love Is a Game, thuộc danh mục “Legendary” — phần thực đơn nằm bên phải, nơi lưu giữ những thức uống từ ngày đầu quán mở cửa. Hương vị của nó gợi lên một tình yêu trưởng thành, chủ động và đầy quyết đoán. Ngược lại, ly cocktail thứ hai của tôi lại đến từ nửa còn lại của thực đơn, phần mới nhất mất gần một năm để hoàn thiện.

Chữ E in hoa, to và rộng ở góc trái trên cùng của thực đơn giấy tại Emme đánh dấu khởi đầu của một chuyện tình thời trung học, mở màn với Something’s Burning. Đó là khoảnh khắc không thể quên — dù đẹp đẽ hay đầy tiếc nuối — khi hai ánh mắt lần đầu tìm thấy nhau qua những tia lửa nhảy múa trong đêm lửa trại cuối năm, thường diễn ra đâu đó ở Đà Lạt. Hai thức uống còn lại trong bộ ba cocktail thuộc khổ E của thực đơn là I Can’t Take My Eyes Off You — một bản hòa tấu giữa gin và hương nhài — và Nothing’s Gonna Stop Us Now, sự kết hợp của whiskey, rượu Malibu, chuối, dừa và Milo. 

Chế biến các món nhẹ trong thực đơn.

Đến lúc gọi món ăn nhẹ, tôi làm theo gợi ý của Tín và gọi một đĩa Squid Game. Nhắc nhẹ: không có mực đâu, nhưng bạn có thể tự khám phá xem đó là gì. À, thực đơn món ăn vặt sẽ thay đổi mỗi bốn tháng.

Chữ cái thứ hai trên thực đơn là một chữ M in hoa, nghiêng về bên phải — như thể mối quan hệ đang tiến xa hơn, và những nhân vật trong câu chuyện cũng đang xích lại gần nhau. Một số món trong phần này gồm Make You Feel My Love, kết hợp cognac, trà Thái, sô-cô-la đen và menthe; cùng It’s Now or Never với rượu Flor De Cana, dứa muối có gas và dâu ngâm — gợi nhớ đến màu son dâu, hay chính xác hơn, là dư vị đọng lại trong ký ức từ nụ hôn đầu.

Gần nửa đêm ở Sài Gòn:

Tôi sắp chạm đến chặng cuối. Nhạc đã tắt, nhưng vị cay của Love Is a Game và hơi men mezcal từ Something’s Burning vẫn giữ ấm cơ thể. Giờ, câu chuyện bước sang một chương mới, được đánh dấu trên thực đơn bằng một bông hoa ngăn cách giữa Em và Me — tức You and Me. Đó là hoa lưu ly, loài hoa còn được biết đến với cái tên “forget me not” — một lời nhắn nhủ xin đừng quên nhau.

Đây là giai đoạn hai nhân vật chính đã hẹn hò nhưng vẫn còn trẻ, chưa có nhiều tiền, nên tình yêu của họ được bày tỏ bằng những món quà giản dị: đồ ăn vặt và thức uống bình dân. Up Where We Belong có Red Bull, loại nước tăng lực quen thuộc trước cổng trường. Love Me Tender gợi về tuổi thơ với xoài dầm mằn mặn, gợi nhớ đến món bánh tráng trộn. Và cuối cùng, Isn’t She Lovely — món yêu thích của Trực — chứa tinh chất gỗ sassafras, phảng phất hương sá xị, loại nước ngọt có ga từng gắn liền với bao thế hệ người Việt.

Nơi chốn hội ngộ của những người trẻ.

Tôi ra hiệu cho bartender, anh nhanh chóng lướt đến và thấy tôi chỉ vào ly cocktail thứ ba trong đêm — Isn’t She Lovely — vừa tươi sáng vừa hoài niệm. Hương vị cũng thế — chua nhẹ, ngọt thanh, sủi bọt, đầy sảng khoái. Trên miệng ly là một quả nho xanh phủ sô-cô-la trắng. Tôi làm theo lời dặn, và cũng chẳng ngại gì mà tận hưởng: cắn một miếng, nhấp một ngụm, rồi lại cắn, lại nhấp...

Phần còn lại của thực đơn mở ra một chương khác của Emme. Chữ M sứt mẻ như dấu vết của những rạn nứt — những cuộc cãi vã, những ngày giận hờn — thể hiện qua những cái tên chẳng cần giải thích: Raining on a Sunday, All Out of Love, If.

Và rồi, ở tận cùng trang giấy, một chữ e viết thường tượng trưng cho “thương” — thứ tình cảm dịu dàng của hai người chọn gạt đi những nỗi lo xa xôi, chỉ sống trọn vẹn trong hiện tại. Họ ngồi bên nhau, ăn cơm với dưa hấu, mặc kệ những lẽ thường tình rằng con đường phía trước có thể chẳng còn giao nhau nữa. Chỉ một cái tên có thể gói gọn khoảnh khắc ấy: Just The Two of Us — rượu sake Việt Nam, dưa hấu, mâm xôi, cùng một chút mắc khén cay nồng.

Nửa đêm về sáng:

Vài vị khách vẫn nán lại, nhân viên bắt đầu dọn dẹp, và quầy bar sắp đến giờ gọi món cuối. Tôi quay lại nơi đã bắt đầu — nửa phải của thực đơn “Legendary” — và nghe theo gợi ý của Dũng cho ly cuối cùng: Cheers Darlin’. Một ly cocktail, một thanh quế cháy xém, và một chút dư vị đậm đà. Men rượu đã thấm đủ — vodka, mezcal, chardonnay, và giờ là tequila quế. Tôi đành tự nhắc mình kiềm chế lại, bỏ qua ý định thử thêm ly thứ tư hay thứ năm.

Cheers Darlin'.

Tôi đã nhắc đến triết lý của Gibran, rằng công việc chính là hiện thân của tình yêu. Ông còn nói rằng, ngôi nhà là phần mở rộng của chính ta — không phải mỏ neo níu giữ, mà là cột buồm dẫn lối về phía trước. Rằng thân thể ta là tiếng nói của tâm hồn, một giai điệu để trao đi. Emme House thấm nhuần tinh thần ấy trong từng chi tiết. Nơi đây không chỉ là một quán bar. Nó là một không gian sống. Một giai điệu. Một sự tiếp nối của những con người đã tạo nên nó — một nơi để thuộc về.

Một nơi để trái tim ta thuộc về.

Bất cứ khi nào được mời đến nhà ai, cách tốt nhất để được mời trở lại là rời đi đúng lúc, nhẹ nhàng, không nấn ná quá lâu. Khi thấy nhân viên lau dọn bàn, xếp gọn ly tách và nhận những gọi đồ cuối cùng, tôi biết đã đến lúc phải rời đi. Nhưng với Emme, tôi chẳng thực sự rời xa — sẽ có ngày trở lại, với những bài thơ mới trên bàn và tường, những món đồ uống và món ăn mới trong thực đơn, cùng những vị khách cũ mới đan xen. Vậy nên, đây chỉ là một lời tạm biệt tạm thời. Cheers, Emme. Hẹn lần sau nhé...

Emme

70 Hàm Nghi, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

]]>
info@saigoneer.com (Garrett MacLean. Ảnh: Mervin Lee.) Uống Thu, 06 Mar 2025 16:40:05 +0700
Ngõ Nooks: Từ 'tín hiệu vũ trụ,' Tender Bar ra đời làm chốn ẩn náu khỏi thế gian https://saigoneer.com/vn/drink/17546-ngõ-nooks-từ-tín-hiệu-vũ-trụ,-tender-bar-ra-đời-làm-chốn-ẩn-náu-khỏi-thế-gian https://saigoneer.com/vn/drink/17546-ngõ-nooks-từ-tín-hiệu-vũ-trụ,-tender-bar-ra-đời-làm-chốn-ẩn-náu-khỏi-thế-gian

“Cậu đọc cái này xong rồi quên sạch đi nhé. Rồi cậu muốn viết cái gì về Tender Bar thì viết. Cảm ơn cậu.”

Ngọc, người sáng lập Tender Bar vào năm 2021 vì “vũ trụ gửi tín hiệu,” đã viết một dòng dòng nho nhỏ thế ở cuối năm trang “tiểu sử cá nhân” cô soạn ra cho tôi. Ngặt một nỗi, cả Ngọc và quán bar của cô đều để lại một ấn tượng khó phai trong tâm trí của tôi.

Hội nhân viên bốn chân họp ngay quầy bar.

Cấu trúc của Tender Bar có chút gì đó giống như Xứ thần kỳ của Alice. Tầng trệt là một tiệm sách chồng chất kệ và sách. Leo thêm tí nữa thì đến tầng một với cả tá quầy bar san sát nhau. Và rồi ta đến tầng trên cùng, nơi ẩn chứa một khu vườn sum suê mát lành.

“Tớ muốn làm sao để khi mọi người bước vào đây, họ thấy mình như đang lạc vào một quyển sách hay một bộ phim,” Ngọc nói. “Cậu không cần phải ngầu, phải sâu sắc, phải giả vờ là mình yêu thi ca, yêu văn nghệ gì cả… nơi này là nơi ai cũng tiếp cận được, dễ đến dễ đi.”

Một không gian ấm áp.. đến cũng được mà không đến cũng được.

Ngọc bảo đây là tôn chỉ cô áp dụng khi thành lập quán, cũng như khi làm mọi việc khác — trong việc vận hành Tender Bar, và trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả đều được dẫn dắt bởi những quyết định ngẫu hứng và “trùng hợp một cách vô tri.”

Bạn của Ngọc muốn mở một tiệm sách ở tầng trệt, vậy là tầng trệt trở thành một tiệm sách. Khách hàng kéo nhau đến bar khi quán còn chưa treo cả biển hiệu, nên quán mặc nhiên lấy danh tính là một chiếc “hidden bar.” Món cocktail signature của quán phải pha chế rất tỉ mỉ, nên cô còn chẳng thèm quảng cáo. Có người cảm thấy đồng điệu với tần số của quán, có người thì không. Với Ngọc, đấy không phải là vấn đề: “Người ta cảm thấy thế nào mà chẳng được, đấy là quyền của họ cơ mà.”

Tiệm sách duyên dáng ở tầng trệt.

Ngọc cũng thấy rất trớ trêu khi tất cả những sự trùng hợp ngẫu nhiên này lại miêu tả linh cảm từ những năm 20 của cô: “Hơi buồn cười, vì nếu ai đó hỏi tớ của năm 23 rằng tớ hình dung bản thân như thế nào khi tớ 50 hoặc 60 tuổi, tớ sẽ nói: một bà già có quán bar, sống với sáu em mèo và ngồi kể chuyện đời… mà hóa ra nó lại đúng theo một cách nào đó.”

Nếu nhân viên có lỡ ngủ giữa ca thì xin quý khách cũng đừng làm phiền.

Quán chỉ có hai em mèo, không phải sáu. Khách viếng thăm thường có thể bắt gặp chúng cuộn tròn trên ghế đẩu hoặc len lỏi giữa những người đọc trong hiệu sách — một khoang nhỏ màu đỏ đậm chất đầy giá sách, máy cassette và những bức tranh trong khung gỗ cũ kỹ từ sàn đến trần.

Khu vực quầy bar thậm chí còn giống một “cái hang” hơn, với những nét vẽ dày, lăn tăn trên mái trần màu xanh lam, làm gợi lên những làn sóng dưới ánh trăng lướt qua từ đáy đại dương.

Ánh đèn mờ tạo nên bầu không khí bí ẩn.

“Tớ muốn trần nhà của tầng hai có màu của bầu trời,” Ngọc nói. “Tớ không quan tâm lắm đến việc mọi người nghĩ gì về nó, mà cũng buồn cười là ai đến cũng hỏi là trần nhà có bị dột không mà màu sắc loang lổ thế.”

Khu vườn trên sân thượng không phải là một không gian mở mà cũng là một chốn trú ẩn khác, rậm rạp nào những đường dây điện và mảng thực vật um tùm. Cây xanh tràn ra từ những chậu cây xếp dọc các bức tường, bầu trời bị che khuất bởi những tòa nhà cao tầng hơn, tạo nên một không gian hoàn hảo cho các đêm nhạc sống và chiếu phim của Tender Bar.

Khu vườn trên sân thượng dành cho những ai muốn thưởng thức đồ uống ngoài trời.

Tầng thượng cũng là địa điểm phù hợp để nhâm nhi cà phê hoặc cocktail từ tờ thực đơn viết tay được đặt trên quầy bar. Tôi không có cơ hội thử bất kỳ loại đồ uống đặc biệt nào ở đây, vì chúng còn chẳng xuất hiện trên thực đơn, nhưng những công thức cocktail cổ điển của quán thì rất diệu và “êm.” Khu vực quầy bar và ban công là không gian dễ chịu để ngồi một mình, để ngắm nhìn thế giới thơ mộng bên ngoài trong lúc chất cồn ngắm vào cơ thể.

“Ngày xưa từng có một cái cây lớn cạnh ban công,” Ngọc nói. “Mỗi khi được đèn soi sáng nó lại trông giống như một con sông lấp lánh. Mà cái cây đó bị chặt nên tớ trồng cây khác. Ánh sáng ở cầu thang tầng 3 hắt qua cửa sổ khiến tớ có cảm giác như đang ngắm hoàng hôn. Vậy là giờ nào trong ngày chúng tớ cũng có hoàng hôn.”

Như một bức tranh tĩnh vật.

Tất cả mọi thứ ở đây đều được gói gọn trong một cảm giác nhẹ nhàng, ấm áp, gửi gắm hy vọng của Ngọc dành cho Tender Bar: tạo ra một chốn ẩn náu không quan tâm bạn là ai hay tại sao bạn lại đến đây.

Vậy nên, dù bạn có đi hay không đi, thích hay không thích, gọi một ly cocktail đặc biệt có thể tồn tại hoặc không tồn tại, rồi quên đi hoặc nhớ về nó; bất cứ điều gì bạn làm và cảm thấy, đều là đúng, Tender Bar được sinh ra là để như vậy. 

Tender Bar mở cửa từ 10 giờ sáng đến gần nửa đêm hàng ngày trừ thứ Ba. Đọc hướng dẫn của quán dành cho người mới để có trải nghiệm tốt nhất.

Tender Bar

Số 8, Ngõ 29, Nguyễn Chí Thanh, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Oliver Newman. Ảnh: Linh Phạm và Tender Bar.) Uống Fri, 10 Jan 2025 15:00:00 +0700
Hẻm Gems: Xocoati và hương vị cacao ấm áp cho những ngày Sài Gòn chuyển lạnh https://saigoneer.com/vn/drink/17788-hẻm-gems-xocoati-và-hương-vị-cacao-ấm-áp-cho-những-ngày-sài-gòn-chuyển-lạnh https://saigoneer.com/vn/drink/17788-hẻm-gems-xocoati-và-hương-vị-cacao-ấm-áp-cho-những-ngày-sài-gòn-chuyển-lạnh

Giữa cái nóng gay gắt quanh năm ở Sài Gòn, tôi vẫn luôn kiếm tìm cho mình một chút hơi ấm — thứ cảm giác quen thuộc mỗi khi được cuộn mình trong chăn dày vào mùa đông Hà Nội. Đang lướt tìm những địa điểm mang chút không khí “mùa đông” ấy, tôi tình cờ đọc được một bài đánh giá đặc biệt gây tò mò vì nhắc đến điều mà tôi nghĩ là sự kết hợp tuyệt vời nhất: cacao và Harry Potter. Với tâm thế háo hức, tôi đã len lỏi qua những con đường đông đúc quen thuộc của Sài Gòn để tìm đến một con hẻm nhỏ dẫn đến một khu chung cư rộng đến bất ngờ.

Xocoati nằm gọn trên tầng hai và tầng ba của một căn chung cư cũ. Vừa bước vào, tôi đã bị thu hút bởi bức tường treo đầy tranh vẽ, ảnh chụp Hollywood cổ điển, và tấm bảng tên quán ghép từ những mảnh ghép sặc sỡ. Ngay từ khoảnh khắc đầu tiên, không gian ở đây mang lại cảm giác hoài niệm. Khi kéo cửa gỗ để bước vào, tôi lập tức cảm nhận được mùi cacao lan tỏa trong không khí, những bức tường đỏ đậm như màu rượu vang, và một góc nhỏ bày đầy những chiếc cốc gốm đủ màu sắc. Điểm nhấn nổi bật của thực đơn chính là các món cacao, và tôi đã không ngần ngại gọi liền ba loại: Mayan — cacao nguyên chất không pha sữa; Parisian — cacao cổ điển với lớp kem tươi béo ngậy; và Butter Beer, món đồ uống quen thuộc trong thế giới Harry Potter. Điều thú vị là tôi còn được tự tay chọn chiếc cốc yêu thích từ bộ sưu tập cốc đa dạng của quán.

Không gian Xocoati được trang trí với rất nhiều tác phẩm tranh ghép mosaic.

Khai trương thử nghiệm vào mùa xuân và chính thức đón khách vào mùa hè năm 2023, Xocoati là giấc mơ từ thời cấp ba của mình, Vinh, người sáng lập quán chia sẻ. “Cảm hứng ban đầu đến từ tình yêu của mình với cacao. Mình luôn thích vị của nó, đã thử cacao ở khắp Sài Gòn nhưng vẫn chưa tìm được chỗ nào đúng gu,” Vinh nói. “Mình để ý thấy nhiều quán cà phê chỉ tập trung vào cà phê, và tự hỏi tại sao cacao – một thứ cũng ngon không kém – lại không được chú ý như vậy.”

Coziness is a key quality one might find at Xocoati.

Để thực sự làm nổi bật cacao, Vinh đã tự sáng tạo ra những công thức đặc trưng của Xocoati, không dựa trên bất kỳ khuôn mẫu nào. Chẳng hạn, món Mayan được lấy cảm hứng từ công thức truyền thống của người Maya, nhưng đã được biến tấu với chút đường để giảm độ gắt, vẫn giữ nguyên hương vị đặc trưng của cacao.Tôi vẫn nhớ khi gọi món này, bạn pha chế đã hỏi kỹ về "trình" ăn cay của tôi, vì sự kết hợp giữa vị đắng và cay nồng của Mayan là cả một thử thách vị giác. Nhưng chính sự “lạ lùng” này đã khiến nó trở nên đặc biệt. Với Vinh, cacao không chỉ đơn thuần là một hương vị mà còn là một thứ gì đó ý nghĩa hơn rất nhiều.

"Tách cacao là phép ẩn dụ cho cuộc sống."

“Mình thích nghĩ việc pha tách cacao là phép ẩn dụ cho cuộc sống,” Vinh cười và xin lỗi vì đưa ra phép ví von hơi sến súa. “Bạn phải đổ cacao vào ly trước khi thêm sữa. Tương tự, trong cuộc sống, ai cũng phải trải qua vị đắng của khó khăn trước khi cảm nhận được sự ngọt ngào đến sau. Mỗi khi uống một tách cacao, vị đầu tiên có thể cay và đắng, nhưng dư vị cuối cùng lại rất ngọt.” Lấy cảm hứng từ triết lý này, Xocoati mang đến cacao ở dạng nguyên bản nhất, chỉ điều chỉnh chút ít. Hương vị có thể hơi đậm với một số người, nhưng đó chính là điều mà quán muốn gửi gắm.

Những món đồ trang trí đầy sắc màu.

Nhưng cacao ngon chỉ là một phần trong trải nghiệm mà Xocoati mang lại. Bao quanh bởi những bức tường đỏ, các kệ sách treo đầy tranh khảm, bàn cờ gốm, và những ô cửa sổ lớn đón ánh sáng vàng rực rỡ của một buổi chiều Sài Gòn, cả hai tầng của Xocoati tràn ngập những món đồ thú vị. Hai bức tranh vua và hoàng hậu, miêu tả vua Justinian và vợ ông, càng tạo thêm nét cổ điển đậm chất "Trung cổ." Và thật tình cờ, thời kỳ trị vì của Justinian lại trùng với thời điểm người Maya phát hiện ra cacao. Nhờ hợp tác với Toong Teng — một xưởng gốm nay đã chuyển hướng sang nghệ thuật khảm — phong cách nghệ thuật của quán được thể hiện rõ nét.

Bạn có nhận ra ai trong tranh không?

“Mình mong khách đến đây sẽ cảm nhận được trải nghiệm đủ cả năm giác quan. Mình muốn tạo ra một không gian vừa dễ chịu vừa ấm cúng qua âm thanh và mùi hương. Còn về thị giác và xúc giác, mình mong họ cảm nhận được bầu không khí hoài cổ,” Vinh chia sẻ. “Điều mình mong nhất là mọi người có thể ngồi đây, nhâm nhi một tách cacao nóng trong không gian yên bình, như thể họ được đưa về một thời đại khác, có thể là thế kỷ 17 hoặc 18.” Quan sát những vị khách khác trong chuyến ghé thăm, tôi nghĩ rằng sứ mệnh của Xocoati phần nào đã được hoàn thành: một cặp đôi khe khẽ thì thầm bên góc nhỏ êm dịu; hai nhóm bạn rôm rả trò chuyện; và một vị khách lặng lẽ ngồi đọc sách dưới ánh chiều vàng dịu gần hoàng hôn.

Một buổi chiều ở Xocoati.

Tuy nhiên, quán không trang trí theo phong cách Harry Potter như tôi đã  kỳ vọng qua các bài đánh giá trên TikTok. Ngay cả món Butter Beer, vốn được khách hàng yêu thích, cũng chỉ là một “ý tưởng bất chợt.” Vinh chia sẻ rằng món uống này ban đầu được tạo ra như một sản phẩm đặc biệt cho mùa Halloween 2023. Anh thẳng thắn bày tỏ, dù danh tiếng trên mạng mang lại nguồn thu ổn định, anh thật sự mong rằng nếu Xocoati có "viral" thì đó phải là nhờ vào chính chất lượng đồ uống, đặc biệt là cacao.

Không nổi tiếng như cà phê nhưng cacao Việt Nam cũng được các chuyên gia đánh giá cao.

“Mở Xocoati rồi mình mới biết cacao Việt Nam thực ra được người nước ngoài đánh giá rất cao. Nhiều thương hiệu quốc tế còn bất ngờ trước chất lượng vượt trội của cacao trồng ở các khu vực như Tây Nguyên,” Vinh giải thích thêm về sự đặc biệt của cacao Việt. “Cacao Việt Nam tùy vùng trồng mà có hương vị riêng biệt. Cacao ở Vũng Tàu thường có chút vị mặn thoang thoảng của gió biển, còn cacao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, như Bến Tre, đôi khi lại phảng phất cả hương dừa.”

Khách đến quán còn có thể tự chọn chiếc cốc yêu thích để thưởng thức món uống của mình.

Chính những nét đặc trưng vùng miền này đã thúc đẩy ước mơ của Vinh về việc mở một trang trại cacao để hiện thực hóa mô hình “từ nông trại đến ly.” “Mình đang cố gắng học hỏi thêm về nông nghiệp, cách canh tác và kiểm soát chất lượng,” anh chia sẻ về mục tiêu tự cung tự cấp nguồn cacao và đưa Xocoati phát triển thành một chuỗi cà phê chuyên nghiệp với nhiều chi nhánh hơn. Tuy nhiên, dù bận rộn với những kế hoạch kinh doanh dài hạn, ưu tiên hàng đầu của Vinh vẫn là giữ vững tinh thần của Xocoati. Không muốn đánh đổi trải nghiệm chân thực để đổi lấy lượng khách đông hơn hay lợi nhuận cao hơn, Vinh tâm sự: “Mình nghĩ ai hợp với quán thì sẽ gắn bó. Trong 100 người, nếu chỉ 50 người đồng cảm với tầm nhìn của Xocoati, mình sẵn sàng chấp nhận mất 50 người còn lại để giữ những người hiểu mình.”

Phần lớn đồ gốm sứ ở quán đều là hàng thủ công.

Nhấp một ngụm cacao nóng, tôi nhận ra mình cứ nán lại lâu hơn dự định. Không khí nơi đây chưa hoàn toàn tái hiện lại được cái cảm giác ấm áp đặc trưng của mùa đông Hà Nội, nhưng với tiết trời 38 độ ở Sài Gòn thì tôi tạm hài lòng. Dù sao thì Xocoati cũng đã bù đắp lại bằng những món cacao độc đáo và một góc nhỏ đầy nghệ thuật. Giờ đây, trên bản đồ Google Maps của tôi, Xocoati đã được đánh dấu đỏ, dành riêng cho những khi cần một chút không khí Hà Nội hay đơn giản là cơn thèm cacao bất chợt.

Xocoati Coffee mở cửa 1h chiều–10h30 tối trong tuần, và 10h sáng–10h30 tối vào cuối tuần.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 3/5 — trung bình 70,000VND một món
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 3.5/5 —  khá khó để tìm chỗ gửi xe máy và phải đi theo chỉ dẫn của quán để tìm đúng chỗ.

Thái An là người thích hành lá đỏ, mê cà phê robusta rang đậm, và là một "đài phát thanh" chính hiệu đến từ Hà Nội.

Xocoati

33/11 Lý Văn Phức, Phường Tân Định, Quận 1, TP. HCM

]]>
info@saigoneer.com (Thái An. Ảnh: Ben Nguyễn và Jimmy Art Devier.) Uống Sun, 15 Dec 2024 18:20:53 +0700
Hẻm Gems: Monday Morning, quán cafe cho những ‘sáng thứ Hai’ không vội vàng https://saigoneer.com/vn/drink/17774-hẻm-gems-monday-morning,-quán-cà-phê-cho-những-‘sáng-thứ-hai’-không-vội-vàng https://saigoneer.com/vn/drink/17774-hẻm-gems-monday-morning,-quán-cà-phê-cho-những-‘sáng-thứ-hai’-không-vội-vàng

Mỗi chín giờ sáng thứ Hai, tôi sẽ luôn trong tình trạng nhích chiếc xe máy của mình từng chút một giữa làn xe máy đông đúc và đầy khói bụi, tự hỏi vì sao có vẻ tất cả mọi người đều đổ xô ra đường vào ngày đầu tuần này để cùng đi làm, đi học. Việc hít khói đều đặn mỗi sáng đầu tuần khiến tôi dần hoài nghi liệu mình có mắc monday blues — nỗi buồn mỗi khi thứ Hai đến.

Nhưng đối với chị Linh, một trong ba co-founder của Monday Morning Saigon, thứ Hai là thời gian chị dùng để quan sát những người như tôi, bận rộn với cuộc sống của chính mình: “Khi chị còn làm barista, chị có thói quen sẽ đi cà phê vào buổi sáng thứ Hai, ngày mà chị tự mặc định cho mình là ngày nghỉ để… ngắm nhìn mọi người bận rộn như thế nào.”

Một góc xanh của Monday Morning Saigon.

Và từ thói quen đó, cái tên Monday Morning Saigon ra đời, dành cho quán cà phê của riêng chị, với mong muốn rằng mọi người cũng có thể thong thả và chậm lại mỗi sáng thứ Hai, hoặc khi đến uống cà phê ở “sáng thứ Hai ở Sài Gòn” thì mọi người cũng không cần phải vội vã.

Từ ban công, bạn có thể hướng mắt ra bến cầu Khánh Hội (Quận 4).

Vốn không gian của Monday Morning Saigon cũng không khiến người ta cảm thấy cần phải vội vã. Nép mình trên tầng bảy của một căn khu chung cư cũ ở đầu đại lộ Đông Tây, Monday Morning Saigon có khung cửa sổ hướng ra khu vực Bến Bạch Đằng và cầu Khánh Hội, tấp nập xe qua lại trong ánh nắng sớm.

Chị Linh nhớ về lần đầu tiên đến căn hộ này: “Khi vô tình mở cửa nhà và chị thấy một không gian đầy ánh sáng, chị đã quyết định đặt cọc và thuê căn hộ này vào ngày hôm sau.” Đó cũng chính là cảm giác của tôi khi đến đây lần đầu tiên, không gian có phần khiêm tốn này khiến tôi cảm thấy ấm áp và gần gũi như đang đến thăm nhà của một người bạn vào một buổi sáng rảnh rỗi cuối tuần.

Không gian pha chế thân quen như đang ở trong bếp của người thân.

Cảm giác thân quen ấy đến từ từng món đồ nội thất như chiếc sofa bằng sắt kêu cọt kẹt, ban công hẹp đầy màu xanh của cây cảnh cùng chiếc chổi quét nhà và cái mo hốt rác, cho đến căn bếp ốp gạch trắng và chiếc tủ lạnh chi chít hình dán và ảnh chụp cá nhân, từng chi tiết nhỏ đều được chăm chút bởi những người chủ hiếu khách. Tôi còn nhớ một buổi sáng khi đến Monday Morning Saigon từ sớm, tôi bắt gặp chị Quỳnh là barista mang theo một cái làn với đầy thức ăn như vừa đi chợ về để chiêu đãi những người bạn đến thăm nhà, chị nở một nụ cười tươi với tôi, và từ đó tôi quyết định sẽ gọi thêm món croque madame cho bữa sáng của mình, tất nhiên do chính tay chị Quỳnh chuẩn bị.

Bản đồ cà phê thế giới được vẽ bởi một người bạn kiến trúc sư, được dùng như “tài liệu” cho các buổi dạy học về cà phê.

Trước khi hoạt động như một quán cà phê, Monday Morning Saigon vốn là một không gian mà chị Linh và những người bạn của mình tổ chức các hoạt động về cà phê từ năm 2016, đó là các buổi dạy học, gặp gỡ và chia sẻ về cà phê giữa các bạn barista hay các quán cà phê khác ở Sài Gòn. Điều này lý giải cho giờ hoạt động gây tò mò của Monday, trong khi các quán cà phê thủ công khác ở Sài Gòn thường đóng cửa vào lúc sáu giờ chiều, hoặc sớm lắm là năm giờ, Monday Morning Saigon chỉ mở cửa từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Khoảng thời gian nghỉ ngơi từ sau 2 giờ chiều của Monday đến nay vẫn được dùng để duy trì các hoạt động về cà phê và dạy học.

Affogato phiên bản kem dừa thay cho kem vani.

Bánh waffle mè đen cùng kem dừa và chuối.

Vì được gầy dựng nên nhờ ba người barista tâm huyết, menu ở Monday chủ yếu là các món cà phê kiểu Ý cơ bản từ nền espresso, cà phê phin Việt Nam, cà phê ủ lạnh, cà phê thủ công và một món duy nhất không phải cà phê là nước ép. Đối với tôi, thực đơn ở Monday Morning Saigon dù không cầu kỳ các món nước thời thượng hay pha chế phức tạp, mà là lựa chọn vừa vặn cho để thưởng thức hương vị cổ điển nhất của hạt cà phê.

Barista chăm chút cho các món cà phê thủ công .

Nếu buổi sáng chỉ có một ly cà phê là chưa đủ, Monday Morning Saigon còn giúp bạn hoàn thành bữa sáng (hoặc brunch) với những món bánh kiểu Pháp như croque monsieur (bánh mì kẹp giăm bông và phô mai), bánh mì ốp la, bánh mì với trứng bác. Thế nhưng, “hoa hậu” thực sự đối với những người hảo ngọt như tôi là món bánh waffle mè đen ăn cùng chuối, kem dừa và sốt caramel, không chỉ thu hút về vị giác mà các phần bánh đều được trình bày vô cùng chỉn chu. Các món nước có giá dao động 35,000–55,000 đồng và các món bánh có giá từ 50,000 đến 60,000 đồng.

Ban công xanh mướt này sẽ còn thơ mộng hơn khi trời mưa. 

Thú thật, hình ảnh của Monday Morning Saigon qua các bài review trên mạng không khiến tôi có quá nhiều động lực vượt qua cơn buồn ngủ để đến đây cho kịp trước giờ đóng cửa có phần lạ lùng này. Nhưng khi được nép mình một góc trong gian phòng đó, cảm nhận làn gió mát từ phía sông Sài Gòn, khoang mũi ngập tràn mùi cà phê và bánh nướng, tôi thấy mình như vừa lập được chiến tích khi đã tìm được nơi ẩn náu cho những buổi sáng thảnh thơi, hoặc những buổi sáng muốn được thảnh thơi.

Monday Morning Saigon hoạt động từ 8 giờ sáng đến 2 giờ chiều từ thứ Hai đến Chủ Nhật. Bạn có thể gửi xe ở dưới chung cư với giá 5,000 đồng.

Đánh giá:

Hương vị: 5/5
Giá cả: 5/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 4/5 — Khi dùng thang máy của chung cư, bạn cần trả phí 3,000 đồng cho cả lượt lên và xuống (Monday có chu đáo chuẩn bị tiền lẻ tại quán để bạn đi thang máy nếu không mang tiền mặt).

Monday Morning

Căn hộ 7E, lầu 7, Chung cư 12 Võ Văn Kiệt, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1

 

]]>
info@saigoneer.com (Phương Nghi. Ảnh: Ben Nguyễn.) Uống Wed, 27 Nov 2024 14:55:58 +0700
Hẻm Gems: Uống cocktail, nghe mèo kể chuyện ở căn hộ ẩn mình trong cư xá cũ https://saigoneer.com/vn/drink/17723-hẻm-gems-uống-cocktail,-nghe-mèo-kể-chuyện-ở-căn-hộ-ẩn-mình-cư-xá-cũ https://saigoneer.com/vn/drink/17723-hẻm-gems-uống-cocktail,-nghe-mèo-kể-chuyện-ở-căn-hộ-ẩn-mình-cư-xá-cũ

“Thật ra thì chỗ này không phải là quán rượu đâu,” tôi loay hoay giải thích như một thói quen mỗi khi dắt một ai đó mới đến Nè.

“Thế… nó là gì?” người bạn đồng hành của tôi thường hay đáp. “Cứ đến rồi sẽ biết,” cuộc hội thoại của chúng tôi sẽ tạm dừng ở đó, vì tôi cũng không biết câu trả lời cho đến khi gõ cửa căn hộ đặc biệt đang lấp ló ở cuối hành lang.

Để miêu tả một cách chung, tọa lạc ở tầng 3 của một cư xá cũ nằm dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc. Sẽ rất dễ để đi lạc quanh đây vài vòng, như tôi đã từng, nếu bạn không quen thuộc với khu vực này. Vẻ ngoài của Nè trông không khác gì những nhà hàng xóm, trừ một chiếc biển hiệu viết tay nho nhỏ trên cửa sổ thông báo giờ đóng-mở cửa, cùng ánh đèn màu hổ phách xuyên qua các tấm kính trong suốt.

Không gian của Nè được gói gọn trong một căn phòng nhỏ vuông vóc, mỗi góc đều được tận dụng tối đa để bài trí một thứ nào đó: bộ bàn ghế, chiếc gương, bảng hiệu neon hình chữ home, một tấm bảng đính hình polaroid, những vật trang trí lộn… và quan trọng hơn cả, một chú mèo lông màu tortoiseshell thoắt ẩn thoắt hiện.

Chiều tà, Nè lên đèn đón khách bằng thực đơn nho nhỏ nhưng đầy đủ các lựa chọn, bất kể là bạn đang cần gì. Nè có những món cocktail truyền thống như Negroni hay Gin & Tonic cho những tâm hồn đang cần gặm nhấm điều gì đó vào cuối ngày. Có những công thức lạ tai, lạ vị được Nè sáng chế riêng như Bé Hư, lấy cảm từ sự ngổ ngáo từ album Brat của Charli XCX, cho những cuộc trò chuyện đầy tiếng thì thầm và khúc khích trong bóng tối. Có những món ăn nhẹ cho những chiếc bụng đói sau giờ tan tầm. Và có cả trà cho những đôi mắt yên lặng, đến chỉ để ngắm nhìn sợi dây liên kết vô hình giữa người và người.

Dù danh mục phục vụ có rất nhiều cồn, nhưng Nè không tự định vị mình là một quán rượu, hay thậm chí là một “quán ăn” hay “quán uống” với một ngày khánh thành chính thức. Sự ra đời của Nè là kết quả của một chuỗi những sự kiện ngẫu nhiên, tình cờ như cách cú vẫy của cánh bướm tạo nên cơn bão lớn.

Ne là chủ quán, còn mình là người làm công của nó.

“Ne là chủ quán, còn mình là người làm công của nó,” Bam Trần vừa đổ trà từ bình lắc pha chế, vừa trả lời tôi bằng một chất giọng nửa đùa nửa nghiêm túc.

Chuyện bắt đầu khi căn hộ ở tầng 3 được Bam, một nhiếp ảnh gia tự do, thuê làm studio để phục vụ cho những dự án cá nhân. Những buổi sáng bận rộn, không gian của Nè được dành cho những buổi chụp chân dung, sản phẩm, hỗ trợ quay MV hay bìa album. Còn đến chiều tối, khi đã rửa tay gác máy, phòng làm việc lại trở lại thành ngôi nhà ấm cúng để Bam nghỉ ngơi và gặp gỡ bạn bè.

“Lúc đó, mình mới sắm máy chiếu. Mình thường rủ bạn bè qua nhà, cùng nhau xem phim và ăn vặt. Mình chỉ chuẩn bị những món đơn giản như mì gói, nước ngọt thôi, nhưng mọi người vẫn rất thích.”

Bam Trần (trái) và chủ quán, Ne (phải).

“Thế rồi, một hôm mình nghe tiếng ‘méo méo méo!’” Sau nhiều ngày lang thang trong khu cư xá, chú mèo với bộ lông vằn vện đã được Bam và bạn bè mang về để kiếm hạt, kiếm cát cho. “Tụi mình hay giỡn với nhau là, thay vì nói ‘dạ’ thì nói ‘ne’ [tức ‘ừ’ trong tiếng Nhật], nên lúc biểu quyết thì cả nhóm chọn đặt tên là Ne.”

Từ ngày có Ne, căn hộ cũng cũng trở nên đông vui hơn. Nhiều người bạn mới, khi dạo quanh cư xá và tò mò trước không gian ấm cúng của căn hộ, liền tỏ ý thích thú muốn ghé thăm. Và Bam luôn sẵn sàng tiếp đón. “Vậy là Ne quen với việc tối nào cũng có bạn bè qua chơi, nó tự đi tiếp khách luôn. Ai tới là thành bảo mẫu bất đắt dĩ. Không có người là nó buồn đó!”

Nè bắt đầu được đến nhiều hơn qua mạng xã hội khi một người bạn bartender đến thăm Bam và đăng tải chiếc video đầu tiên của quán lên TikTok. Trước đó, thực đơn Nè cực kỳ khiêm tốn khi vốn khởi điểm chỉ là hai chai Jagermeister và Vodka được bạn của Bam pha chế thành hai món nước signature — Cam Cam và Coca Colạ. Trước lượng người theo dõi mới ồ ạt, Bam bối rối vì không… biết phải bán gì thêm cho khách hàng.

“Mình mới mắng vốn bạn ấy rằng ‘giờ mày phụ tao thì tao làm tiếp, không tao đóng cửa đó!’” May mắn thay, người bạn đã đồng ý, Nè mở cửa đến ngày hôm nay, và thực đơn được mở rộng với nhiều sản phẩm mới. “Nhiều bạn nói không muốn uống nhiều quá vì phải chạy xe, nên mình tạo ra trà vải, trà xoài, gần đây là yaua, xoài lắc. Bữa sáng mình cũng định bán thêm cà phê phin nữa.”

Dần dần, Nè thành hình với nhiều món ngon và trò vui hơn. Vào những dịp đặc biệt, Nè tổ chức những sự kiện để mọi người đến chung vui như tiệc hóa trang Halloween hay lớp dạy nấu ăn. Còn vào những ngày bình thường, Nè trở về với cốt lõi của mình — là mái ấm để Ne chạy nhảy, là nơi để Bam chạy deadline trong yên bình, và là một chốn ẩn náu vạn năng.

Nè cho tôi một thứ cảm giác rất khó tả mỗi lần đến chơi. Bam luôn sẵn lòng tiếp chuyện, nhưng không có áp lực phải nói gì, mặc gì hay thậm chí làm gì khi đến Nè. Và vì thế, mỗi lần đến đây, tôi lại làm điều mà mình cần vào lúc ấy, dù đó là ôm cô bạn thân đang khóc lóc vì thất tình, hay ngồi bệt trên sàn khóc lóc, vì tôi cũng thất tình. Dù đó là cảm xúc gì, Nè cũng chứa chấp và không phán xét, còn Ne sẽ ở đó để an ủi bạn.

Bam nói: “Mình không đặt nặng các quy chuẩn F&B hay là những thứ cao hơn, xa hơn với Nè. Cái làm mình vui nhất là khi mình thấy mọi người đến chơi, mọi người thoải mái, mọi người cảm thấy dễ chịu giống như cách mình cảm thấy dễ chịu ở đây vậy.”

Nè mở cửa từ 6h30 chiều đến 11h tối.

Đánh giá:

Hương vị: 5/5
Giá cả: 5/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 5/5

C314, Lô C, Chung cư 183 Trần Quốc Thảo, Phường 9, Quận 3, TP. HCM

 

]]>
info@saigoneer.com (Uyên Đỗ. Ảnh: Uyên Đỗ, Pete Walls và Bam Trần.) Uống Wed, 21 Aug 2024 13:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Hayoon Cafe có bingsu, hanbok và những bài học văn hóa ngoài sách vở https://saigoneer.com/vn/drink/17677-ngõ-nooks-hayoon-cafe-có-bingsu,-hanbok-và-những-bài-học-văn-hóa-chẳng-ở-trong-sách https://saigoneer.com/vn/drink/17677-ngõ-nooks-hayoon-cafe-có-bingsu,-hanbok-và-những-bài-học-văn-hóa-chẳng-ở-trong-sách

“Thế sao cậu lại mở quán cà phê Hàn Quốc?” Tôi hỏi Giang, quản lí của Hayoon Cafe ở Nam Từ Liêm, một quận tập trung đông người Hàn ở Hà Nội.

“Tại tớ quen bạn trai người Hàn đấy,” Giang vừa cười vừa trả lời, ánh mắt cô lấp lánh.

Thế nhưng, niềm đam mê văn hoá Hàn Quốc của Giang đã nhen nhóm rất lâu từ trước đó. Cô theo học ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc và gặp bạn trai mình khi đang làm việc cho một công ty Hàn Quốc ở Hà Nội. Giang luôn mong người Việt có thể thấy được những nét đẹp của văn hóa Hàn Quốc như cô, và từ đó, Hayoon Cafe ra đời để làm điểm hẹn cho những ai muốn biết thêm thông tin.

Việc tìm hiểu xứ củ sâm bắt đầu bằng việc tìm được đường đến Hayoon Cafe. Vì Hayoon Cafe giấu mình sau những hàng cây xanh và con đường ngoằn ngoèo, bạn sẽ phải đi qua khá nhiều nhà dân trước khi thấy được mặt mũi quán. Lúc bước qua cổng khu dân cư, tôi chỉ dám cười bẽn lẽn với chú bảo vệ vì sợ bị chú túm lại. Nhưng chú chỉ nhìn tôi lưới ngang qua mà chẳng nói gì, còn Hayoon Cafe thì dần hiện ra giữa hằng hà ngôi nhà khác.

Tiền thân của Hayoon Cafe là một trung tâm ngoại ngữ dạy tiếng Hàn-Việt được mở cửa vào năm 2022. Tầng thứ hai và tầng thứ ba của tòa nhà có các dãy lớp học, mỗi lớp đều được trang bị bàn học nhóm, máy chiếu và màn hình. Ngoài ra, ở đây còn có một phòng dùng để tổ chức các sự kiện riêng, có tủ lạnh mini và ban công nhìn ra khu phố.

Ảnh: Hayoon Cafe.

Bên cách các lớp học tiếng, học sinh có thể tham gia các workshop về các nghệ hình thủ công truyền thống của Hàn Quốc, chẳng hạn như bojagi (gói quà bằng vải), bokjumeoni (may túi may mắn) và hanji (xếp quạt giấy). Tháng 6/2023, Giang quyết định mở rộng hoạt động trao đổi văn hóa bằng cách mở thêm một quán cafe phong cách Hàn Quốc ở tầng trệt.

Quán cafe tuân theo phong cách tối giản — tường trắng điểm chút sắc hồng, nội thất bằng gỗ mộc, đồ trang trí hình chữ cái tiếng Hàn, cửa sổ kính góc rộng, và board game Hàn Quốc. Những vị khách hướng nội có thể tìm đến một góc nhỏ yên ắng hơn, có cửa sổ để ngắm nhìn khu vườn. Cổng vườn được làm từ gỗ tự nhiên rất trang trọng, được bao quanh bởi tường trắng đắp mái ngói phong cách Hàn Quốc, gọi là giwa. Tất cả tạo nên khung cảnh chuẩn chỉnh để chụp cả bộ ảnh với các bộ váy áo xúng xính, theo Giang là sản phẩm “ăn khách” nhất của Hayoon.

Giang dắt tôi đi xem một căn phòng nhỏ gần phía sau tầng trệt. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn nhiều kiểu hanbok khác nhau, mang nào sắc hồng pastel, nào hoa văn sọc đậm, nào họa tiết dát vàng sang xịn mịn. Bên cạnh đó còn có loại nón, quạt, mũ và cài tóc, cũng như chân máy ảnh và máy tản sáng để phục vụ mọi nhu cầu “sống ảo” của khách hàng.

Ảnh: Hayoon Cafe.

Thực đơn ở đây cũng phong phú không kém các loại “xiêm y,” từ sinh tố trái cây đến bingsu (đá bào Hàn Quốc), với các loại topping từ bánh Oreo, xoài tươi, đến kem trà xanh. Song song với đó là một loạt các loại trà và bánh ngọt Hàn Quốc. Từng chi tiết của quán đều thể hiện sự yêu mến và quý trọng đất nước, văn hóa và con người Hàn Quốc của cô chủ.

“Ngày xưa tớ thích văn hóa Hàn vì thấy người dân họ tử tế ấy,” Giang nói. “Người ta thân thiện lắm, vừa biết ăn diện vừa biết làm việc chăm chỉ nữa.”

Văn và Quỳnh Anh, hai cô bạn nhân viên ở Hayoon xung phong làm phiên dịch cho Giang, cũng nhanh nhảu nhảy vào chia sẻ: “So với người Hàn, tớ thấy người Việt sống thả lỏng hơn và ít đề cao công việc hơn,” Văn và Quy nói.

“Thế cậu thấy bên nào thì vui hơn,” tôi hỏi. “Cả hai,” Quỳnh Anh nói. “Tính cả hai đều rất vui theo cách của riêng mình nhé.”

Ảnh: Hayoon Cafe.

Nhận xét vu vơ của Quỳnh Anh khiến tôi ngẫm ra vài thứ về thành công của Cafe Hayoon. Mục tiêu tạo cầu nối giữa văn hóa Hàn Quốc và Việt Nam có thể nghe rất “hàn lâm” và “ngoại giao,” nhưng Giang chọn thực hiện hoài bão của mình bằng một chiến lược thân thiện hơn — mang niềm vui đến những vị khách đến thăm. Nụ cười của Giang khi cô kể về bạn trai Hàn Quốc của mình, những mảng trang trí màu hồng, bộ hanbok xinh xẻo, chiếc bánh ngọt lạ mắt và các sản phẩm thủ công. Tất cả đều thể hiện tinh thần “học mà chơi, chơi mà học” của Hayoon Cafe.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 4/5
Không gian: 4/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 4/5

Hayoon Cafe

Lô 93 TT4, khu đô thị Mỹ Đình - Sông Đà, Nam Từ Liêm, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Oliver Newman. Ảnh: Oliver Newman.) Uống Mon, 29 Apr 2024 14:49:41 +0700
Hẻm Gems: Dư vị trà chiều ấm áp ở quán Hàn Quốc giữa lòng phố Nhật https://saigoneer.com/vn/drink/17675-hẻm-gems-dư-vị-trà-chiều-ấm-áp-ở-quán-hàn-quốc-giữa-lòng-phố-nhật https://saigoneer.com/vn/drink/17675-hẻm-gems-dư-vị-trà-chiều-ấm-áp-ở-quán-hàn-quốc-giữa-lòng-phố-nhật

Đằng sau khung cửa của Tokyo Moon là một xứ sở thần tiên được gói gọn trong không gian 35m2.

Nép mình trong khu phố Nhật của Sài Gòn, nhưng Tokyo Moon lại là chốn dung thân cho những người yêu trà và đồ ngọt Hàn Quốc. Chủ quán, gọi thân thương là cô Moon và chú Moon, là cặp vợ chồng người Hàn đã lớn tuổi, trông nôm cửa tiệm hơn 6 năm nay. Saigoneer từng dành nhiều tình cảm cho Tokyo Moon trong một bài viết vào năm 2018. Thế rồi nghe tin Tokyo Moon mở thêm chi nhánh ở địa chỉ gần bên vào năm ngoái, chúng tôi lập tức ghé qua. 

Tokyo Moon II đã đóng cửa.

Không may, vừa đến nơi thì chúng tôi phát hiện quán đã đóng cửa vĩnh viễn. Chúng tôi chỉ có thể nán lại đôi chút và chụp hình bức tường hồng pastel còn sót lại từ vòng đời ngắn ngủi của địa điểm này. May mắn thay, Tokyo Moon gốc vẫn còn đang mở cửa, chào đón tôi đến tránh nắng.

Mặt tiền nhỏ xinh của Tokyo Moon ở Phố Nhật.

Ngay khi bước vào, ta có thể cảm nhận ngay được bầu không khí ấm cúng và dễ chịu đặc trưng của Tokyo Moon. Chúng tôi đi nhóm ba người nên ngồi chiếc bàn lớn nhất trong quán. Trên nền nhạc cổ điển vang vọng, thỉnh thoảng cô chú chủ quán sẽ reo lên “Uwaaa!” mừng rỡ mỗi khi khách quen người Hàn ghé thăm.

Phần nước được phục vụ trong các ly gốm sứ khác nhau.

Chúng tôi gọi nhiều món từ thực đơn, chủ yếu là các đồ uống làm từ trà. Chỉ một thoáng sau, tất cả đã được mang ra, trong đó có một ấm trà gừng mang hình dáng kỳ lạ. Hỏi nhanh trên Google, tôi biết được rằng đây gọi là Yokode kyusu — một loại ấm trà Nhật Bản với tay cầm hình trụ đặc trưng, khác biệt so với loại ấm trà có tay cầm ở phía sau mà tôi thường thấy trước đây.

Thành phần đặc biệt của trà ssanghwa là lòng đỏ trứng gà được cho thẳng vào nước trà nóng.

Tôi nhấp một ngụm trà Tokyo Moon, theo lời cô Moon, là trà được ủ với các loại thảo dược Trung Hoa. Loại trà này có màu nâu nhạt, có vài lát táo tàu nhỏ và hạt bí ngô rắc trên mặt. Trà âm ấm khoang miệng, dư vị ngọt nhẹ, ấm áp của gừng khiến lòng tôi như thanh lạị. Chén trà đi kèm chiếc thìa nhỏ để thực khách nhấm nháp những nguyên liệu đi kèm.

Tôi chọn thử một món khác, trà yulmu, chủ yếu vì tên gọi đặc biệt của nó. Đây là loại trà Hàn Quốc được làm từ hạt ý dĩ được nghiền thành bột, thuộc hàng đồ uống lành mạnh cho sức khỏe của Tokyo Moon. Điều khiến tôi bất ngờ là trà yulmu mang hương vị rất quen thuộc dù có xuất xứ từ Hàn Quốc. Ngay khi cốc trà được mang đến bàn của tôi, mùi hương của nó khiến tôi liên tưởng tức thì đến mùi của những loại ngũ cốc dinh dưỡng tức mà tôi từng uống khi còn nhỏ. Khác biệt là thức uống này có kết cấu đặc hơn, thoang thoảng vị đậu phộng và sữa, khiến tôi nhớ đến vị của chè mè đen. Đi kèm với những loại topping của Tokyo Moon như táo tàu và hạt bí ngô, trà yulmu vừa là một thức uống vừa là một món ăn nhẹ ấm áp cho buổi chiều.

Những đồ vật ngoan xinh yêu có mặt ở mọi ngóc ngách.

Nhưng Tokyo Moon có nhiều hơn vô số loại trà, nơi đây cò tràn ngập những vật dụng trang trí đáng yêu. Chúng tôi ngồi cạnh một chiếc kệ đầy sách, máy ảnh phim cổ, tượng mèo con, v.v. Ngay cả trên bàn của chúng tôi cũng có một khay chứa kẹo sô cô la đầy màu sắc, cùng một cuốn sổ có thực đơn viết tay của chủ quán và vài bức hình ngộ nghĩnh vẽ bằng bút chì.

Chú và cô Moon sau quầy pha chế.

“Nhiều vật trang trí ở đây là quà tặng từ khách hàng, ngay cả những thứ như đế ly và cốc cũng do khách hàng tự tay làm,” cô Moon chia sẻ với chúng tôi. Ngay khi bước vào quán, bạn sẽ được đón chào bởi một bức tường đầy ảnh Polaroid của những vị khách đã ghé thăm trước đây. Điều khiến Tokyo Moon dễ mễn đến thế có lẽ chính là những điều nhỏ nhặt mà các vị khách từng để lại nơi đây qua năm tháng.

Ảnh Polaroid của các vị khách qua năm tháng.

Ngoài các đồ vật trang trí ngoan xinh yêu, âm nhạc cũng góp phần tạo nên không khí dễ chịu tại Tokyo Moon. Nhạc cổ điển được bật suốt thời gian chúng tôi ghé thăm. Playlist được chính cô chú Moon tự tay chọn lựa, bởi “ngày xưa, ước mơ của chú Moon là trở thành nhạc trưởng của dàn nhạc giao hưởng.”

Do không gian nhỏ nên quán không khuyến khích mọi người mang laptop đến làm việc hoặc ngồi quá 1 tiếng rưỡi.

Cô Moon cũng tiết lộ cho chúng tôi những dự định tương lai của mình và chồng. Hóa ra, cô chú vừa mở một quán cà phê mới ở Hàn Quốc. Tương tự như cách Tokyo Moon được đặt tên theo gia đình và gốc gác Nhật Bản của chú Moon, cô chú cũng lồng ghép những yếu tố cá nhân vào tên quán mới — Ssanghwacha & cafe Saigon. Qua đây, cô chú mong muốn có thể giới thiệu một số đồ uống Việt Nam tiêu biểu đến người Hàn Quốc; “ví dụ như cà phê muối,” cô Moon giải thích về menu sắp tới của quán. Chi nhánh mới tại Hàn Quốc cũng là lý do tại sao Tokyo Moon II phải gửi lời chào tạm biệt sớm đến thế. Vì cô chú đã lớn tuổi, việc vận hành 3 quán cà phê chắc chắn sẽ là một công việc quá sức.

Những món quà được các vị khách dành tặng cho quán.

Trước khi đến Tokyo Moon, tôi đã tình cờ đọc được một bài đánh giá trên mạng nói rằng Tokyo Moon mang vibe của Studio Ghibli, và tôi đồng ý hai tay. Việc thưởng thức một tách trà giữa không gian màu sắc, âm nhạc du dương; được gác lại những muộn phiền của thế gian trong chốc lát cũng thi vị như khi được xem một bộ phim của Studio Ghibli. Tôi đã đắm chìm trong không gian của nơi này đến mức khi đến lúc phải đi, tôi đã bỏ quên cả túi xách của mình. May mắn thay, cô Moon đã nhanh chân mang nó ra trước khi tôi kịp phóng xe đi. Chỉ là một cử chỉ thật nhỏ nhặt và buồn cười, đủ để khiến tôi nhớ mãi về những ngụm trà ngon, những cuộc trò chuyện và không khí diệu kỳ của ngày hôm ấy.

Tokyo Moon mở cửa từ 10am đến 10pm chiều mỗi ngày.

Đánh giá:

Hương vị: 5/5
Giá cả: 3.5/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 5/5

Tokyo Moon

8A/1C2 Thái Văn Lung, Phường Bến Nghé , Quận 1, TP. HCM

]]>
info@saigoneer.com (Khang Nguyễn. Ảnh: Cao Nhân.) Uống Wed, 24 Apr 2024 16:38:52 +0700
Hẻm Gems: Ngồi yên lặng chờ mùa nắng qua dưới tán cây của Cỏ Cafe https://saigoneer.com/vn/drink/17659-hẻm-gems-ngồi-yên-lặng-chờ-mùa-nắng-qua-dưới-tán-cây-của-cỏ-cafe https://saigoneer.com/vn/drink/17659-hẻm-gems-ngồi-yên-lặng-chờ-mùa-nắng-qua-dưới-tán-cây-của-cỏ-cafe

Giấu mình dưới giàn dây leo xanh rờn và sắc hồng tươi của những đóa hoa tí tẹo, thi thoảng hớp một ngụm đá me mát rượi, nếu không cẩn thận, một buổi chiều thứ 7 có thể trôi tuột qua mà ta không biết.

Tọa lạc ngay rìa quận 1, cầu Nguyễn Hữu Cảnh nối đôi bờ kênh xanh nhất nhì Sài Gòn. Một bên là dãy nhà ống ngái ngủ thuộc phường 19, Bình Thạnh rợp bóng nước kênh Nhiêu Lộc–Thị Nghè; còn bên kia là tàn cây thuộc Thảo Cầm Viên xanh rì cả chân trời. Chỉ cần đứng ngay vỉa hè quán Cỏ Café ngày nắng trong veo, ta có thể ném tầm mắt lên ngắm nghía từng vòng quay chậm rãi của chiếc đu quay trong khuôn viên sở thú.

Dù quán mang tên “cỏ,” tôi đố ai có thể tìm được đụm cỏ hoang nào ở đây, nhưng thay vào đó, đập ngay vào mắt khách thập phương đến đây là chiếc màn xanh mát của dây leo sử quân tử đang bao trùm cả mặt tiền quán, bảo vệ khách khỏi ánh nắng hè như tát vào mặt. Tôi thật sự không khỏi ghen tị với cư dân nơi đây, được sinh sống chỉ cách vài bước chân với chiếc cafe xinh thế này.

Khu vực phường 19, Bình Thạnh đang trở mình thay mới mỗi ngày: ngoại trừ cụm tòa nhà cổ kính của Chung cư Phạm Viết Chánh, ngày trước khu phố chỉ toàn nhà dân xây riêng rẽ. Giờ đây, loạt căn hộ dịch vụ cao tầng, cửa hàng tiện lợi và nhà hàng Nhật đã mọc lên, tạo nên một hệ sinh thái hỗn độn khá thú vị. Nhìn quanh, tệp khách hàng đang ngồi quanh tôi ở Cỏ Cafe cũng đa dạng như vậy — tốp nhân viên văn phòng hớp vội cữ cà phê thứ 2, 3 trong ngày, nhóm bạn mê nhiếp ảnh mân mê máy móc, và đương nhiên không thể thiếu tầng lớp freelancer hí hoáy gõ gõ laptop.

Quán được trang trí theo phong cách “cận cổ điển,” cụ thể là thập niên 1990s, 2000s, với đầy sách cũ và hàng loạt đồ cổ sắp xếp lộn xộn. Từng góc phòng là chốn nương thân của nhiều kỉ vật mang đầy tình hoài cổ (voi sứ, đồ gốm tự làm, thậm chỉ cả gỗ dư), sách gần long bìa viết bằng đủ thứ tiếng, và nhiều chậu cây tự-trồng-tự-vui. Tôi gọi cho mình một ly trà sả tắc, món uống quen thuộc mỗi khi ngồi giữa thiên hà xã tắc nóng nực mùa này. Dẫu ngay giữa cái nắng chang chang, bên trong quán cũng khá mát mẻ nhờ vào lượng cây che chắn và quạt máy.

Có ngồi ở Cỏ, tôi mới nhận ra rằng chủ quán có vẻ là một “fan cứng” của sả. Thứ gia vị thuần Việt này có mặt ở khắp mọi nơi — trong nước ngâm uống, trong chậu cây trên kệ, và thậm chí treo cả trong toa-lét để khử mùi tự nhiên. Hương thơm dễ chịu giúp quán khá thoáng khí và ấm cúng, một tính chất mà nhiều quán cà phê theo phong cách vintage ở Sài Gòn hơi thiếu, vì chất quá nhiều đồ cũ.

Ngồi chơi ở Cỏ khoảng một tiếng, vang lên khe khẽ bên tai tôi là giai điệu bossa nova đầy hứng khởi của Lisa Ono. Có lẽ vì vậy, suốt quãng đường chạy xe về nhà, những nốt nhạc của bài ‘Bésame Mucho’ bà hát vẫn ong ong trong đầu tôi, gợi nhắc về quãng thời gian tươi đẹp tôi ngồi ngắm xe cộ bon bon trên cầu Nguyễn Hữu Cảnh ở Cỏ Cafe.

Cỏ Cafe mở cửa từ 7h sáng đến 10h30 tối.

Đánh giá:

Hương vị: 3/5
Giá cả: 5/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 5/5

Cỏ Cafe

12C Mê Linh, Bình Thạnh, HCMC

]]>
info@saigoneer.com (Khôi Phạm. Ảnh: Kevin Lee.) Uống Tue, 19 Mar 2024 18:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Nhâm nhi cồn, nghe đĩa than cùng Montauk Bar và LP Club https://saigoneer.com/vn/drink/17591-ngõ-nooks-nhâm-nhi-cồn,-nghe-đĩa-than-cùng-montauk-bar-và-lp-club https://saigoneer.com/vn/drink/17591-ngõ-nooks-nhâm-nhi-cồn,-nghe-đĩa-than-cùng-montauk-bar-và-lp-club

Tọa lạc trên hai tầng trong một tòa nhà, Montauk và LP Club có vẻ chỉ là quán cà phê và cửa hàng băng đĩa như bao nơi khác, nhưng thật ra đây là ngôi nhà chung của một ước mơ to lớn hơn rất nhiều.

Đặt ly cocktail xuống bàn, tôi rời Montauk lên tầng hai để tìm LP Club. Ở đó, tôi thấy hai chàng trai đang ngồi trên thảm, xung quanh cơ man là hộp các tông, kéo, và hàng chồng đĩa CD màu tím. Họ cười đùa và ngân nga theo giai điệu city pop Nhật Bản, còn tôi thì lạc vào những chiếc hộp gỗ đầy đĩa nhạc. Nào Slowdive, M83, Frank Ocean — tôi có thể ở đây cả mấy ngày tới mà không thấy chán.

Montauk là một quán cocktail cho những ai yêu âm nhạc.

Đáng tiếc thay, tôi đến Hà Nội đúng dịp Tổng thống Joe Biden sang thăm Việt Nam. Tất cả các hàng quán trên phố Kim Mã, bao gồm Montauk/LP Club, sẽ phải đóng cửa trong hai ngày. Vậy là tôi sẽ chỉ có một buổi chiều ở đây thôi. Khi nhận ra điều đó, tôi nốc cạn ly rượu, bắt xe ôm về khách sạn, lấy máy ảnh, rồi tức tốc quay lại quán.

Chiếc đèn ông sao được treo lên vì lúc ấy là dịp Trung Thu.

Đây là nơi lý tưởng cho những ai có thói quen chụp hình, đặc biệt nếu họ thích những chi tiết nhỏ xinh: cái bể cá, vỏ đĩa than trang trí quầy bar, hàng băng cát sét gắn trên tường, các nhân vật anime, cái lót cốc làm từ đĩa vinyl mini, những sản phẩm gắn liền với các ban nhạc Việt la liệt quanh bộ amply cổ điển, một cái bàn thờ ẩn mình sau cái ghế nệm, và một bộ sưu tập đĩa than chắc phải mất ít nhất ba ngày để xem hết.

Montauk lấy cảm hứng từ những bộ phim vào thập niên 2000 hơn là từ âm nhạc. Cái tên Montauk đến từ một địa danh trong phim Eternal Sunshine of the Spotless Mind của Charlie Kaufman năm 2004. Tông màu cam kết hợp xanh lam làm người ta nhớ đến áo khoác và màu tóc của nhân vật của Kate Winslet trong bộ phim. List nhạc ở Montauk cũng rất có gu, chủ yếu là các ca khúc nước ngoài xen lẫn vài bản nhạc Việt. Đây là một không gian tuyệt vời để làm việc hoặc thư giãn với âm nhạc và ly cocktail, nhất là nếu bạn chiếm được cái ghế sofa.

Như một lẽ tự nhiên, chiếc album của Ngọt cần được đặt cạnh bên cạnh tàu ngầm Beatles.

Ở Hà Nội không thiếu các quán cà phê hoài cổ, nhưng mục tiêu của Montauk/LP Club lại rất cấp tiến. Tôi được hiểu hơn về ước mơ của họ quá cuộc trò chuyện với Anh Tú, chủ quán LP Club.

Đĩa vinyl được bày khắp nơi ở LP Club.

“Thời gian gần đây ở Hà Nội có rất nhiều cửa hàng băng đĩa, nhưng đều phải đóng cửa sớm vì người chỉ bán đĩa nhạc thôi. Chúng mình vẫn hoạt động được vì chúng mình còn sản xuất âm nhạc nữa,” Tú giải thích.

Anh Tú và Ngọc, chủ quán Montauk, cùng cộng tác sản xuất âm nhạc. Ngọc đã có quãng thời gian dài làm việc trong giới truyền thông Việt Nam, nơi cho anh những mối quan hệ quan trọng và sự hiểu biết về ngành công nghiệp âm nhạc.

Các tín đồ âm nhạc có thể tha hồ lựa chọn các album.

Tú nói chồng đĩa CD tím trên sàn là album tưởng nhớ đến nhạc sĩ Thanh Tùng của ca sĩ Quỳnh Anh. Tú cho tôi xem những băng đĩa khác mà anh và Ngọc đã từng sản xuất cùng các nhạc sĩ độc lập, có hộp nhiều thứ đến mức anh phải chỉ cho tôi cái đĩa CD nằm đâu.

Những đồ vật nhỏ xinh trải khắp quán.

“Mọi người muốn có đồ thật việc thật,” anh nói. “Điều này xảy ra khắp thế giới nhưng nó đặc biệt đúng ở Việt Nam. Vì thông thường ở Việt Nam các nghệ sĩ không hay phát hành album — kể cả những người có tên tuổi nhất. Vì thế nên họ không có nhiều fan trung thành, chỉ có những người thích các bản hit. Nên họ mà có làm liveshow thì, tớ nói thật nhé, sẽ chẳng có ai đến. Nhưng giờ đây những nhóm nhạc indie, vì họ đang làm album, đầy đủ cả CD, vinyl, cassette, nên họ có những lực lượng fan hùng hậu và có thể bán hết vé cho các buổi diễn.”

Những tấm áp phích hòa trong ánh sáng đỏ.

Các ca sĩ có thể diễn show ở ngay trong Montauk. Anh Tú và Ngọc thường xuyên tổ chức các buổi ra mắt album trong quán. Những sự kiện như vậy nói lên giá trị của Montauk và LP Club; họ không chỉ khai thác xu hướng hoài cổ để bán cà phê và băng đĩa, họ sử dụng nơi kinh doanh của mình để làm bàn đạp cho các ca sĩ trẻ. Điều này giúp họ có chỗ đứng vững chắc trong làng indie Hà Nội.

LP Club cũng là nơi tổ chức nhiều buổi ra mắt album thân mật của các nghệ sĩ indie.

Và đương nhiên, ở bản chất Montauk/LP Club vẫn là một nơi thú vị để đến chill và tìm nhạc mới. Giống như những quán hay nhất ở Hà Nội, nơi này cảm giác như không có thực, một ốc đảo bình yên giữa phố xã hỗn loạn. Khi bạn đã đến đây và bắt đầu nhấm nháp ly đồ uống trên nền nhạc du dương, tưởng như không gì có thể khiến bạn phải rời đi — miễn đừng trùng với dịp nguyên thủ nào ghé thăm thôi.

Một không gian để nhâm nhi chút cồn và thưởng thức âm nhạc.

Montauk và LP Club mở cửa từ 7h30 sáng đến 11h30 tối.

Montauk/LP Club

174 Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Oliver Newman. Ảnh: Oliver Newman.) Uống Fri, 13 Oct 2023 16:00:00 +0700
Hẻm Gems: Reading Cabin, khi quán cafe, thư viện, và văn phòng phẩm về chung mái nhà https://saigoneer.com/vn/drink/17588-hẻm-gems-reading-cabin,-khi-quán-cafe,-thư-viện,-và-văn-phòng-phẩm-về-chung-mái-nhà https://saigoneer.com/vn/drink/17588-hẻm-gems-reading-cabin,-khi-quán-cafe,-thư-viện,-và-văn-phòng-phẩm-về-chung-mái-nhà

Nếu phải dùng một cụm từ, tôi sẽ miêu tả Reading Cabin là “tất cả các quán cafe của Sài Gòn hoà làm một.”

Lần đầu nghe danh Reading Cabin, tôi mới nhận ra rằng nó nằm ngay trong con hẻm nơi mình lớn lên, một con hẻm không-nhỏ-lắm ở Sài Gòn. Ngoài việc bán thức uống, Reading Cabin còn là một tổ hợp mini giữa lòng thành phố thu hút những người trẻ với niềm đam mê các hình thái nghệ thuật như âm nhạc, thiết kế, viết lách, điện ảnh. 

Như những quán cafe khác, ta có thể bắt gặp các nhân viên văn phòng đang chạy deadline “cắm cọc” trong Reading Cabin. Nhưng đôi lúc, các cô bác trung niên đã sống ở trong hẻm 18A từ rất lâu sẽ vào quán vì hiếu kỳ. Lâu lâu lại có những em bé 5–6 tuổi chạy nhảy nô đùa muốn khám phá những hình nộm treo ở lầu trệt, những chiếc xe đẩy bánh mỳ thu nhỏ được gắn trên tường thể hiện rõ nét văn hoá Việt Nam.

Mỗi một không gian của Reading Cabin được dành cho một mảng sáng tạo khác nhau. Cả tầng một là khu vực văn phòng phẩm trưng bày các sản phẩm địa phương, từ túi xách tái chế, bút chì kim, cho đến các cuốn sách tham khảo thú vị về thiết kế.

Quầy văn phòng phẩm được phân làm hai, dẫn đến hai lối cầu thang khác nhau đi lên hai khu vực lầu. Một bên kín đáo hơn, với giá để sách ta có thể lựa chọn trong lúc nhâm nhi tách cafe được pha chế kỹ lưỡng bởi các nhân viên tại quán. Khu còn lại được rải chiếu có thể ngồi bệt, bên ngoài có các bàn ghế ngoài trời thỉnh thoảng đóng vai trò như một rạp chiếu phim mini.

Reading Cabin khi dịch ra tiếng Việt sẽ là “khoang để đọc,” và không thể có Reading Cabin mà thiếu một trong hai yếu tố: “đọc” — rất nhiều đầu sách được chuẩn bị sẵn; và “khoang” — một khu vực ấm cúng gần gũi, với những gương mặt thân quen ra vào, tạo nên một nơi không khác gì tổ ấm thực sự với một nhóm người nhất định, trong đó có tôi.

Trò chuyện qua với quản lý của Reading Cabin, tôi được biết quán đến nay đã thành lập được 4 năm. Trải qua 4 năm định hình bản thân, rốt cuộc Reading Cabin là một quán cafe, một tiệm văn phòng phẩm hay là thư viện? Câu trả lời chính xác là cả ba.

“Xuất phát điểm của Cabin là một nơi dành cho mọi người, đặc biệt là với những người có chung niềm yêu thích về văn phòng phẩm và đọc sách. Thế nên kể từ lúc bắt đầu, Cabin đã có sẵn một không gian để bán những món văn phòng phẩm mà tụi mình tâm đắc cũng như là một cái thư viện tí hon, nơi mọi người có thể lẩn trốn, ngồi đọc sách cả ngày.”

“Lâu dần có mấy bạn khách ghé qua cũng hay tự pha để uống, tụi mình thấy ý tưởng này cũng hay hay, chia sẻ chung một chỗ ngồi, một nơi để vừa uống nước, vừa viết nhật kí và đọc sách. Đó là lí do để chúng mình thành lập nên Cabin vào năm 2021 này, như một niềm vui nhỏ tụi mình san sẻ cùng mọi người.”

Reading Cabin có một quầy bar để phục vụ khách với các đồ uống có các tên đặc biệt như “cà phê bê đê” — cafe sữa đá pha kem béo — và đến tối, quầy sẽ phục vụ các món có cồn.

“Cà phê bê đê còn được gọi là là Cà Phê AsianGayFriend. Sở dĩ có tên như vầy là vì món được tạo ra bởi một bạn ‘LGBT’ chính hiệu, và phải lắc hông thật nhiều mới ra được một ly ‘cà phê bê đê ngon,’ bạn không tin thì có thể thử.”

“Ngoài ra còn có Sai Lầm Mơ Muội Món — có đủ vị ngọt chát chua, nếu mà lỡ ‘sai lầm’ pha vị nào nhiều hơn thì cũng không sao, tại tụi mình đều là những kẻ mộng mơ mà.”

Tại Reading Cabin, âm nhạc góp phần không nhỏ tạo nên phần hồn của quán, từ các bản dreampop và shoegaze thập niên 90, đến new wave thập niên 80s hay V-pop giữa những năm 2000, Reading Cabin sẽ đưa bạn qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau trong một buổi hoàn thành đồ án hoặc một buổi hàn huyên với bạn bè. Khi đang viết những dòng này, tôi ngồi trên lầu 1 của Reading Cabin, bên dưới giai điệu trong bài ‘Venus in Furs’ của The Velvet Underground đang vang lên khắp không gian.

“Âm nhạc của quán mình thông thường sẽ được mở theo sở thích cá nhân của mỗi barista, mỗi bạn barista sẽ có một gu nhạc riêng, một playlist nhạc khác nhau, lâu lâu sẽ có chạm nhau vì chúng tui chơi chung một ổ mà, nên là nhạc của kiosk đa dạng mọi thể loại luôn. Ngoài ra thì tụi mình cũng có một vài playlist cố định dành cho những ngày nắng, mưa, tâm trạng khác nhau. Nếu bạn ghé kiosk mà không có tiếng nhạc gì, thì hôm đó barista đang muốn tận hưởng âm thanh của vạn vật xung quanh, hay chỉ đơn thuần là  không còn biết nghe gì nữa.”

Nếu ai đã từng đến Cù Rú BarSaigoneer đã từng dành một bài viết để tri ân, một quán rượu-cafe ở thành phố mộng mơ Đà Lạt với cách trang trí độc đáo, thu hút nhiều chú ý từ giới nghệ thuật, đặc biệt là nghệ thuật có pha trong đó chút thử nghiệm, thì chắc hẳn sẽ hiểu được không khí mà Reading Cabin mang lại: có chút nào đó sự hoài cổ, nhưng ngần ngại tiếp nhận các giá trị mới mẻ và hợp với xu thế thời đại.

Reading Cabin, nói cách khác, là tụ điểm đại diện cho một subculture (tiểu văn hóa) của thế hệ Z, là nơi mỗi khi bạn có bất cứ trăn trở gì sẽ tìm đến để giải toả những nỗi căng thẳng dù là sáng, trưa, chiều hay tối. Nếu như bạn đang phân vân không biết nên lựa chọn địa điểm nào cho buổi cafe sắp tới, hãy nghĩ về Reading Cabin như một điểm dừng chân đáng để cân nhắc.

Reading Cabin mở cửa từ 8am đến 10pm.

Reading Cabin

Hẻm 18A/33, Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao, D1, HCMC

]]>
info@saigoneer.com (Lê Minh Tú. Ảnh: Cao Nhân.) Uống Fri, 06 Oct 2023 11:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Nhâm nhi giai điệu Jazz tại câu lạc bộ Long Waits https://saigoneer.com/vn/drink/17580-ngõ-nooks-nhâm-nhi-giai-điệu-jazz-tại-câu-lạc-bộ-long-waits https://saigoneer.com/vn/drink/17580-ngõ-nooks-nhâm-nhi-giai-điệu-jazz-tại-câu-lạc-bộ-long-waits

Tự xưng là một câu lạc bộ jazz “be bé,” Long Waits là nơi tụ hội của nhiều giấc mơ với những hình hài khác nhau, mang đến cho Hà Nội một trải nghiệm jazz hiện đại mà duyên dáng.

Long Waits nằm trên tầng hai của một căn nhà sâu trong con ngõ ở phố cổ. Toàn bộ tầng đã được xây lại, đủ chỗ cho sân khấu nhỏ, quầy bar, và không gian đủ cho một lượng khán giả vừa đủ ấm cúng.

Tôi đến Long Waits vào một sáng thứ Sáu trời mưa. Bảo Long, người đồng sáng lập Long Waits và một cây cổ thụ của giới jazz Việt Nam, đang đứng trên sân khấu và dẫn dắt ban nhạc với cây kèn saxophone quen thuộc. Họ đang tập dượt lần cuối cho Bass Night, trong đó, tám người chơi bass sẽ lần lượt thay nhau biểu diễn. Bên cạnh tôi, anh Hùng, chủ quán còn lại, đang bận bịu gấp mấy tờ rơi. Tờ quảng cáo đơn giản thông báo rằng các buổi diễn sẽ được tổ chức ở những quán cà phê như Tranquil hoặc Blackbirds, cũng là những quán đã được cải tạo, điều hành, hoặc thuộc sở hữu của những người sáng lập Long Waits.

Keiko (trái), Vũ Hà (giữa), Bảo Long (phải) trên sân khấu.

“Cái đàn piano em thấy trên sân khấu không phải dễ mang vào đâu,” anh Hùng, người giám sát việc cải tạo quán, giải thích. “Bọn anh phải tháo cả lan can và tay nắm cầu thang. Rồi dựng một cái cần trục để đưa nó lên đây.”

Cây đàn piano đang được chuyển vào quán.

Chỉ cần nhìn sự chỉn chu đến từng chi tiết là biết Long Waits không phải là dự án đầu tay của hai anh. Sân khấu và hầu hết các bức tường được sơn màu nâu hạt dẻ ấm áp, vừa tạo nên sự thống nhất về thẩm mỹ, vừa kéo dài căn phòng. Quầy bar và trần nhà được để trống nguyên nhắm giữ nét cổ kính của không gian. Ánh sáng mờ và dịu nhẹ hắt ra từ sân khấu và khối đèn hộp thủy tinh ở quầy bar. Cầu thang dẫn lên quán vẫn còn mới tinh, nhưng tông màu gỗ, tối bên trong vẫn giữ được nét hoài cổ. Không gian hợp lý và tối giản rất phù hợp để tôn vinh âm nhạc trên sân khấu mà không làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của khán giả.

Long Waits ra đời nhờ vào sự gặp gỡ tình cờ của hai “con nghiện” jazz: Bảo Long và Tuấn Anh. Tuấn Anh muốn học chơi saxophone, và anh tìm thấy ở Bảo Long một người bạn và một người thầy. Tuấn Anh đã từng mở các quán bar, như Longer Than a Summer, và các tiệm cà phê như đã kể trên, một số là hợp tác với Hùng, người bạn từ hồi đại học. Vậy nên anh có kinh nghiệm thiết kế không gian và vận hành doanh nghiệp. Tuy vậy, Long Waits ra đời không chỉ để mang về lợi nhuận.

Buổi tập bass trong ngày.

Khi được hỏi về công việc của mình, Bảo Long nói anh muốn “ươm mầm” thế hệ tương lai của nền nhạc jazz Việt. Với cương vị là nhạc trưởng của quán, anh sáng tác, chọn nhạc cho các buổi diễn của Long Waits. Anh tìm hiểu về lịch sử nhạc jazz, nghe lại các tác phẩm kinh điển rồi điều chỉnh chúng để phù hợp với ban nhạc.

Để chuẩn bị cho Long Waits, Long đi xem hòa nhạc và các buổi diễn tốt nghiệp để tìm những tài năng mới. “Anh không chọn những người giỏi nhất, anh tìm những nhân tài cần thêm sự dẫn dắt để rèn luyện kỹ năng. Những người như thế mới chịu được áp lực.”

Có thể bạn đã từng nghe đến Jump For Jazz, một ban nhạc của Bảo Long đã từng diễn ở khắp Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Ban nhạc thường xuyên luân phiên thành viên; những gương mặt mới cùng với những người gắn bó lâu năm. Xét về nhiều mặt, Long Waits là bước tiếp theo hợp lý của Jump For Jazz. Quán bar là nơi để các nhạc sĩ trẻ đến và trải nghiệm jazz, một thể loại âm nhạc vốn dĩ để cảm nhận nhiều hơn là chỉ để nghe.

Ban nhạc có các thành viên ở mọi lứa tuổi.

Tôi đến Long Waits vào đúng đêm nhạc Sonny Rollins. Lúc ngồi ở quầy bar, tôi tình cờ nghe lỏm được một bạn nghệ sĩ trẻ dành những lời khen cho nơi đây. Cô là một ca sĩ của Học viện Quốc gia, cô nói ở Hà Nội khó tìm được nơi nào có nhạc sống hay. Việc được xem và trò chuyện với các nhạc công gạo cội là một trải nghiệm quý báu.

Trong buổi tập tôi được xem vài ngày sau đó, tôi nhận ra tất cả những tay bass đều chỉ khoảng hai mươi tuổi, thậm chí một vài bạn trông như học sinh cấp ba. Họ mặc quần dài, áo sơ mi rộng thùng thình, ba lô và hộp đàn chi chít miếng vá và sticker. Một tay trống trẻ còn tranh thủ chơi game trên điện thoại trong giờ giải lao.

“Áp lực tạo kim cương. Nhiều người sẽ không đồng tình với quan điểm này, nhưng sự thật là, mình phải chịu đựng được rất nhiều áp lực nếu muốn trở thành nghệ sĩ jazz thành công.”

Có một sự tương phản lớn giữa những nghệ sĩ gạo cội và những bạn trẻ mới tập. Nhưng khi họ chơi nhạc cùng nhau, người ta có thể thấy niềm đam mê ở tất cả mọi người. Tính chuyên nghiệp được thể hiện qua sự tập trung tỉ mỉ của họ. Khi Bảo Long dừng ai đó lại và chỉ bảo, mọi người chỉ cần vài giây là bắt nhịp với nhau. Kể cả những lúc khó khăn để tìm được sự đồng nhất, tất cả mọi người đều quyết tâm để đạt được sự hoàn hảo mà Bảo Long kỳ vọng. Mặc dù cử chỉ rất điềm đạm và từ tốn, anh là người cầu toàn.

“Áp lực tạo kim cương. Nhiều người sẽ không đồng tình với quan điểm này, nhưng sự thật là, mình phải chịu đựng được rất nhiều áp lực nếu muốn trở thành nghệ sĩ jazz thành công. Mình phải có đồng vào đồng ra, mình tổ chức được show, mình tìm chỗ tìm thời gian để tập tành, mình làm hết mọi thứ đấy trong lúc mình làm nghệ thuật,” Bảo Long nói. “Mình cũng phải nhớ rằng nhạc jazz, từ lúc nó ra đời, đã gắn liền với cái cùng cực,” anh chia sẻ, ám chỉ bối cảnh nghèo đói và phân biệt chủng tộc ở Mỹ khi jazz ra đời.

Con đường trở thành một nghệ sĩ saxophone nổi tiếng của jazz chắc hẳn không hề dễ dàng. Anh đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân và ban nhạc thông qua những giai điệu phức tạp với nhiều tầng lớp. Hơn ai hết, anh hiểu rằng jazz cần một sự nuôi dưỡng, và nếu không có những người dạy và hỗ trợ, sẽ khó có ai tiếp cận được dòng nhạc này. Long Waits là giải pháp trực tiếp cho thử thách đó.

Bảo Long sau quầy bar.

Nếu bạn có cơ hội ghé qua Long Waits, tôi hy vọng bạn sẽ được trải nghiệm âm nhạc chất lượng và bầu không khí thư giãn. Nhưng hơn hết, tôi hy vọng bạn sẽ cảm nhận được niềm vui tỏa ra từ các nghệ sĩ trên sân khấu, bất kể kinh nghiệm hay lứa tuổi. Có thể bạn sẽ thấy tay trống và người chơi piano lén nhìn nhau sau một đoạn khó, hoặc nụ cười bằng lòng thoáng qua mặt Bảo Long sau một màn solo.

Long Waits

5 Nguyễn Quang Bích, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Nguyệt. Ảnh cung cấp bởi Long Waits.) Uống Fri, 15 Sep 2023 12:00:00 +0700
Hẻm Gems: Milo dầm dậy vị tuổi thơ cho những ngày cần chút ngọt ngào https://saigoneer.com/vn/drink/17572-hẻm-gems-milo-dầm-dậy-vị-tuổi-thơ-cho-những-ngày-cần-chút-ngọt-ngào https://saigoneer.com/vn/drink/17572-hẻm-gems-milo-dầm-dậy-vị-tuổi-thơ-cho-những-ngày-cần-chút-ngọt-ngào

Trước khi những món tráng miệng ngoại nhập như trà sữa, bánh tart, hay bingsu có mặt tại Việt Nam, gói sữa bột Milo, với mẫu mã đơn giản và giá tiền phải chăng, đã phủ sóng khắp các tiệm tạp hóa và gánh hàng rong.

Sữa bột Milo chính là ngôi sao sáng trong vũ trụ tuổi thơ của tôi. Dù là ăn với đá bào, sữa, hay sinh tố, tôi luôn quyết tâm trộn bột Milo hoặc bột cacao vào đồ uống của mình để nâng cấp hương vị. Sự pha trộn giữa vị đắng của bột cacao cùng vị ngọt của sữa, và cảm giác lạnh lạnh, the the của đá tạo nên “vũ khí” hoàn hảo chống lại những ngày oi bức.

Trở lại với cái nóng oi ả của mùa hè Sài Gòn sau hai tháng mùa đông lạnh giá tại Đông Phi, tôi càng nóng lòng được tái ngộ với thứ thức uống mang hương vị sô cô la ấy. Hành trình khám phá thế giới tráng miệng Sài Gòn của tôi cũng bắt đầu. Tôi trở về Việt Nam sau 10 năm xa xứ, và trong 10 năm đó, những “biến thể” của Milo đã mọc lên khắp thành phố: từ Milo ăn với bánh mì, bánh bông lan Milo, kem que Milo, đá bào Milo, đến bánh tiêu Milo và bánh dừa Milo. Lạc vào thế giới của những sáng tạo mang hương vị Milo, tôi tình cờ khám phá lại một món ngon từ tuổi thơ, nay đã tái sinh dưới hình hài “Milo dầm.”

Quầy Milo nép mình trong hành lang của một chung cư cũ.

Nhờ một đồng nghiệp Saigoneer giới thiệu, tôi đã tìm đến một trong những địa chỉ sáng tạo ra loại đồ uống này (theo lời đồn). Nguyên liệu của Milo dầm rất đơn giản: đá bào được phủ và trộn cùng bột cacao, sữa đặc và bột Milo. Công thức dù giản đơn nhưng có sức hấp dẫn khó bỏ qua. Kết hợp với những loại topping mới và đa dạng, Milo dầm từng làm mưa làm gió thị trường tráng miệng của giới trẻ.

Làn sóng trà sữa đã mang đến nhiều loại topping đa dạng, từ trân châu đen đến thạch nhân phô mai.

Nằm ngay hành lang tầng một của một tòa nhà cũ trên đường Tôn Thất Thiệp (Quận 1), là một quầy Milo dầm trước cửa nhà cô chủ. Quầy Milo này đã tồn tại gần một thập kỷ. Bước lên những bậc cầu thang của tòa nhà cổ kính, tôi được đón chào bởi hàng loạt các loại thạch màu sắc đa dạng và những chiếc ly chứa Milo pha sẵn. Tôi gọi cho mình một ly Milo dầm đầy đủ các loại topping khác nhau.

Milo dầm là đồ uống khá “chắc bụng,” chỉ một ly thôi là đã nạp đủ calo hằng ngày.

Trên lớp đá bào của ly Milo dầm “ngoại cỡ,” cô chủ quán phủ một lớp hạt trân châu dai dai, còn tầng dưới là sữa Milo đậm vị cacao được phủ thêm một lớp bột Milo mỏng. Sốt cacao được trải lên lớp đá bào và kết hợp với sữa tươi tạo nên một hỗn hợp có kết cấu tương tự sinh tố. Chủ quầy thêm lớp viên trân châu đường đen và các loại thạch màu sắc để tạo nên món đồ uống hoàn chỉnh. Trân châu đường đen dai và không quá nhão, còn hỗn hợp cacao được chuẩn bị theo công thức bí mật của chủ quầy có chút hậu vị đắng nhưng vẫn ngọt ngào hài hòa. Đối với những ai tìm kiếm thức quà ngọt ngào, mát mẻ để tự thưởng sau những giờ làm việc dài hoặc vận động mệt mỏi, đây chính là một lựa chọn hoàn hảo.

Một phần Milo dầm đầy đủ.

Ngôi sao của ly Milo dầm này chắc chắn là chiếc bánh flan khổng lồ trên cùng. Bánh flan được chủ tiệm làm mỗi sáng để giữ nguyên hương vị kem tươi ngon và kết cấu mềm mịn. Flan có kích thước lớn hơn so với những chiếc bánh flan được phục vụ tại các cửa hàng khác; toát ra một mùi hương thơm ngậy từ trứng và sữa. Tôi múc một thìa Milo kèm theo topping đầy ụ và một ít bánh flan, hương vị cacao và trứng tan chảy trong miệng.

Rắc thêm bộ Milo ở trên cho những ngày cần thêm ngọt ngào.

Tưởng chừng như đây chỉ là một thứ tráng miệng đơn giản, nhưng Milo dầm còn là điểm hội tụ của các nền “văn minh ăn vặt.” Bột Milo lần đầu xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1994, được nhập khẩu từ Australia. Năm 1997, sản phẩm bột Milo đầu tiên được sản xuất tại Đồng Nai, và từ đó, hũ Milo “Made in Vietnam" đã trở thành một phần không thể thiếu trong tủ bếp của nhiều gia đình Việt Nam, đặc biệt được ưa chuộng bởi giới trẻ Sài Gòn. Ngược lại, viên trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan. Khi làn sóng trà sữa bắt đầu lan tỏa ra khắp thế giới, viên trân châu cũng đổ bộ vào Việt Nam và được tận dụng để tạo ra các món ăn ngon mắt khác. Trong khi đó, ngôi sao của món này, bánh flan, đã theo bước chân của các linh mục Tây Ban Nha đến Việt Nam, rồi được phổ biến trong thời kỳ Pháp thuộc. Như vậy, các yếu tố phá cách trong món Milo dầm phản ánh những thay đổi trong lịch ẩm thực Sài Gòn, đồng thời lưu giữ hương vị tuổi thơ của những thế hệ khác nhau.

Bánh flan nhà làm là vơ-đét của ly Milo dầm.

Nằm ngay cạnh Phố đi bộ Nguyễn Huệ, quầy Milo dầm còn có chiếc view xịn xò hướng về Bitexco. Độ xế chiều, quán trở nên đông đúc vì có nhiều người đến thưởng thức. “Cách đây 3-4 năm, mấy bạn trẻ thích uống Milo dầm lắm. Cứ đến 4-5h chiều là tụi học sinh đứng xếp dài để mua,” cô chủ quán chia sẻ. Tới nay, loại đồ uống này vẫn được yêu thích bởi người trẻ, thường là mua sau giờ học, giờ làm việc cùng bạn bè hoặc mua mang đi.

Vượt qua thử thách của thời gian, Milo dầm kết nối cả quá khứ và hiện tại, thể hiện tinh thần ẩm thực không ngừng tiến hóa của Sài Gòn. Đối với tôi, một người gốc Sài Gòn, đây không chỉ đơn giản là một loại đồ uống; mà còn là một kho ký ức của những năm tháng tuổi thơ không lo nghĩ. Chủ quán cười: “Cô mong là mọi người có thể dành thời gian để nhâm nhi ly Milo dầm, nhấm nhấp từng ngụm, khuấy trộn thật đều, nhai từng viên trân châu thật kĩ. Tại vậy nên người ta mới gọi nó là 'Milo dầm’ đó, mình phải chậm lại, mới thưởng thức nó trọn vẹn được.”

Theo cô chủ, quầy Milo dầm ở tầng trệt của chung cư là đối thủ cạnh tranh ăn theo. Saigoneer xin để bạn đọc tự quyết định xem phiên bản nào là ngon hơn.

Cacao Dầm Chính Gốc mở cửa từ 10h sáng đến 10h tối. Quán nằm ở tầng 1 của chung cư Tôn Thất Thiệp.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 4/5 — 45.000VND cho một ly đầy đủ topping
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 4/5
Địa điểm: 5/5

Cacao Dầm Chính Gốc

Tầng 1, 42 Tôn Thất Thiệp, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM

]]>
info@saigoneer.com (Hương Lê. Ảnh: Cao Nhân.) Uống Thu, 31 Aug 2023 11:00:00 +0700
Hẻm Gems: Ấm cúng Tiệm Cà phê Một bàn, ‘quán cóc’ Đà Lạt không địa chỉ, không thực đơn https://saigoneer.com/vn/drink/17563-hẻm-gems-ấm-cúng-tiệm-cà-phê-một-bàn,-‘quán-cóc’-đà-lạt-không-địa-chỉ,-không-thực-đơn https://saigoneer.com/vn/drink/17563-hẻm-gems-ấm-cúng-tiệm-cà-phê-một-bàn,-‘quán-cóc’-đà-lạt-không-địa-chỉ,-không-thực-đơn

Trong một dịp lên Đà Lạt, tôi được bạn rủ đi cà phê lúc 5h30 sáng. Thứ thời tiết lạnh lẽo buổi sớm làm tôi ái ngại, nhưng tôi gật đầu ngay khi nghe lời chào mời về một chiếc tiệm “khắc xuất khắc nhập.”

”Anh ơi ngày mai Tiệm mở ở đâu thế?”

Tiệm Cà phê Một bàn, đúng như cái tên của nó, chỉ có vỏn vẹn một chiếc bàn xếp nhỏ, vừa vặn những món đồ nghề như bếp, bình gas, cối xay, phễu lọc, cà phê, ly tách, v.v. Tất thảy mọi đều thứ có thể gói gọn vào trong một chiếc túi đựng máy ảnh cũ.

Chủ tiệm, anh Sói, là một thợ làm da thủ công, kiêm hướng dẫn viên hiking “dắt mọi người đi rừng, trở về với thiên nhiên,” và kiêm cả barista “tay ngang,” theo lời anh tự nhận. Tiệm chính là không gian để anh vừa chơi và học về cà phê. Vốn là người ưa di chuyển, Sói đã quyết định rằng mỗi ngày Tiệm sẽ mở cửa ở một nơi khác nhau. Khi thì trong rừng, lúc bên bờ biển, bên hồ, bên suối, giữa cánh đồng, còn hễ muốn thấy người lại qua nhộn nhịp, Tiệm sẽ mở ở công viên, quảng trường. 

Việc chỉ dùng một cái bàn duy nhất là có chủ đích. Thay vì mỗi người, mỗi đôi, hay mỗi nhóm một góc như các hàng quán thông thường, khách đến Tiệm chỉ có thể ngồi cùng nhau, nhờ vậy mà dễ dàng trò chuyện và kết nối. “Kể cả lạ thì sau một lúc cũng thành quen,” Sói nói.

Ngoài những điểm độc đáo này, Tiệm Cà phê Một bàn còn thú vị ở chỗ nó chỉ hoạt động trong khoảng từ 5h đến 7h sáng. Đây là thời điểm thành phố vắng người, mang đến cảm giác hoài niệm của Đà Lạt. Giữa màn sương mờ, mọi người ngồi quanh chiếc bàn cùng nhấm nháp ly cà phê nóng, chuyện trò với những người bạn mới, đợi bình minh lên, nạp chút “vitamin hạnh phúc” trước khi bắt đầu công việc chính của mình trong ngày.

Không kỳ vọng, không ràng buộc

Dù là làm da, đi rừng hay pha cà phê, Sói cũng muốn mọi người đến với mình đều có thể ngồi lại cùng nhau. Khi còn mở xưởng da ở Hà Nội, anh thường mời khách uống trà, còn khi chuyển vào Sài Gòn anh đãi họ bằng cà phê arabica bằng phương pháp pour over, lúc đấy còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Barista dùng ấm rót nước nóng vào làm cà phê nhỏ giọt dần, phần bã được giữ lại bằng bộ lọc giấy. “Mọi người ghé, thường là lần đầu, khi được hỏi thế uống cà phê nhé, trong đầu đều nghĩ tới ‘à, chắc là cà phê đen, hay cà phê sữa…’ Cho đến khi chứng kiến quá trình pha cà phê thủ công thì đều ngạc nhiên lắm, thấy nó có vẻ ‘trà đạo’ ghê.” 

Xưởng nhỏ, người đông nên chỉ có một cái bàn kê ở giữa. Khách đến ngồi vòng quanh, san sát nhau, ai pha cà phê thì pha, ai chuyện thì chuyện trò. “Lúc đó, tự dưng mình bật lên một ý trong đầu và thốt ra rằng ‘Ôi, cái xưởng này giống một tiệm cà phê ghê, có điều là chỉ có mỗi một bàn.’” Thế là từ đó, biệt danh và concept cho “Tiệm Cà phê Một bàn” cũng ra đời.

Phục vụ sở thích thay vì kế sinh nhai nên Tiệm không có bảng giá, cũng chẳng có thực đơn. Tiệm có gì bán nấy, khách trả tiền tùy tâm. Mỗi sáng Tiệm sẽ phục vụ khoảng 5-6 loại hạt cà phê khác nhau từ nhiều nhà rang khác nhau. “Đôi khi, tụi mình chủ đích chọn một loại hạt nhất định vì thích bình cà phê đầu tiên trong ngày có vị này, hương này. Đôi khi, thì tụi mình… chọn đại xem trúng vị nào.”

“Pour over thì mới có đất cho mỗi đứa ‘diễn.’ Có khi cùng một loại hạt, qua tay mỗi đứa pha, là đã ra một hương vị khác hẳn rồi. Tụi mình khi mở Tiệm cũng mong muốn có thể phần nào lan tỏa trải nghiệm này — cảm giác không kỳ vọng, không ràng buộc.”

Xin cho ly đen đá nước suối

Tiệm không có địa điểm cố định, nên một cách tự nhiên cũng đón khách từ khắp mọi nơi. Tất cả đều có nhiều trải nghiệm, bài học và đam mê để kể về. “Những câu chuyện của họ trở thành linh hồn cho Tiệm, làm đầy Tiệm mỗi ngày. Như thể là gió, là mưa, là nắng, là nước… đang nuôi lớn một cái cây vậy. Tiệm giống như cái cây cho những đứa trẻ đến ngồi dưới và nương vào, lớn lên cùng, đủ đầy cùng, hạnh phúc cùng.”

Trước khi chính thức “cắm chốt” tại thành phố sương mù, Tiệm Cà phê Một bàn đã có vài năm bôn ba khắp các tỉnh thành dọc Việt Nam. Trong lòng chủ tiệm in dấu một vài địa điểm đặc biệt đáng nhớ. Ví dụ như khoảng thời gian anh ở Ladakh, bắc Ấn Độ, dưới chân dãy Himalaya. “Nơi này luôn như là nhà mình. Trong hành trình gần 1 tháng sống tại đây, mình cũng có gần 30 buổi ‘dựng’ Tiệm ở những nơi khác nhau khắp chân trời vô thực này. Nào là bên hiên, trong khu vườn một ngôi nhà màu trắng, đỏ đẹp như tranh ngay dưới chân núi, với hàng rào đá và nhiều hoa thơm cỏ lạ mọc đầy. Rồi những chiều bên bờ sông Nubra và Shyok hoang vu. Cả những sáng ở thảm cỏ bên hồ Pangong xanh thăm thẳm, xa xa là núi tuyết trập trùng,” anh hồi tưởng.

Quay về Việt Nam, anh nhớ hoài những sớm đầu xuân mưa phùn lất phất bay bên hồ Hoàn Kiếm, một sáng bên suối trong rừng Nam Cát Tiên, hì hụi mãi mới nhóm được lửa, hay Bidoup với những con suối đầu nguồn nước trong vắt. “Rừng Bidoup là khu rừng đẹp nhất ở Việt Nam với mình. Nước ở đây cũng là thứ nước ngon ngọt nhất mà mình từng được uống và dùng để pha cà phê. Sáng thức dậy, bước ra khỏi lều, mình rửa mặt, kiếm một tảng đá to để ngồi rồi đốt lửa và chỉ việc múc thẳng nước dưới suối để đun lên pha cà phê thôi… ”

Tiệm Cà phê Một bàn hiện tại, như lời anh Sói, là cái cớ để dậy sớm, để có được trải nghiệm vô cùng Đà Lạt, là cái cớ cho những gặp gỡ, dù là chủ đích hay tình cờ. Bạn có thể tìm tới Tiệm, hoặc Tiệm sẽ chạy đi thăm bạn. Rồi trong những lần gặp nhau ấy, Tiệm có thể truyền cảm hứng cho mọi người về bản sắc Đà Lạt, về những nét riêng biệt và hấp dẫn của thành phố này.

Khách ghé thăm nhắn tin vào tối hôm trước để hỏi địa điểm của sáng hôm sau.

Độc giả vui lòng liên hệ trang Facebook của Tiệm Cà phê Một Bàn để nhận chi tiết địa điểm trước khi đến.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 5/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 5/5

]]>
info@saigoneer.com (Mầm. Ảnh cung cấp bởi Tiệm Cà phê Một bàn.) Uống Wed, 23 Aug 2023 11:00:00 +0700
Hẻm Gems: Uống bia thủ công, xem chiếu bóng tại quán bar ẩn mình trên Khôngtrung https://saigoneer.com/vn/drink/17554-hẻm-gems-uống-bia-thủ-công,-xem-chiếu-bóng-tại-quán-bar-ẩn-mình-trên-khôngtrung https://saigoneer.com/vn/drink/17554-hẻm-gems-uống-bia-thủ-công,-xem-chiếu-bóng-tại-quán-bar-ẩn-mình-trên-khôngtrung

“Cảm ơn bạn đã liên hệ Khôngtrung.bar. Giờ mở cửa 06h tối–1h sáng, thứ Hai đến Chủ nhật. Cửa mở tự do. Cocktails, bia thủ công, chiếu bóng ngoài trời - Thứ Năm và Chủ nhật. Cảm ơn và gặp nhau ngẫu nhiên trên Không nha.”

Trong một lần ghé nơi bạn mình làm việc, tôi được giới thiệu về một quán bar trên tầng thượng của toà nhà nơi người ta có thể uống bia và xem phim. Những bộ phim cũ được chiếu trên bức tường nhà bên, nhưng không phải ngày nào quán cũng chiếu. Tôi tìm kiếm thông tin về quán trên mạng xã hội, thấy tò mò bởi lời chào thú vị, và quyết định đặt chỗ cho một thứ Năm.

“Trong khung tôi thấy một không trung.”

Giữa không trung, trên một bức tường, có chiếu một bộ phim nằm trong khung hình chữ nhật. Giữa không trung, trên tầng ba, trong một hẻm nhỏ, có những người đang ngồi ngả mình lên ghế, lặng thinh xem những thước phim, hớp ngụm bia và thi thoảng thầm thì chuyện trò cùng người bên cạnh.

“Quán được sinh ra từ niềm yêu thích điện ảnh và thói quen ngắm nhìn thành phố qua những khung cửa sổ. Cả hai đều chứa đựng những câu chuyện bên trong nó. Dù là những qua phim ảnh, hay qua những ô cửa, tụi mình tò mò và mong được hiểu thêm về con người, về tình huống mà mình chưa được trải nghiệm. Chính mình cũng ở trong một khung qua đôi mắt của ai đó. Thế nên Trongkhung là những bài học, và mở ra là một Khôngtrung đi đến chân trời của sự hiểu. Để sống đời mình và hiểu thêm đời người,” chủ quán bộc bạch khi được hỏi về ý nghĩa tên quán.

Nhìn quanh, Khôngtrung có tổng cộng chừng hơn 20 chỗ ngồi. Không gian mở rất thoáng đãng, yên tĩnh và hiền hòa. Quán không hề có một bảng hiệu hay chỉ dẫn nào, như thể đánh đố người ta tìm ra mình, như thể chờ xem mảnh không trung này liệu sẽ lọt vào trong khung mắt ai? Khôngtrung cũng không chạy quảng cáo trên mạng xã hội, nên hầu hết các vị khách đến được quán đều là nhờ một sự ngẫu nhiên hoặc giới thiệu (như tôi đây).

Bàn ghế và các vật dụng ở đây phần nhiều là đồ cũ, đồ tái sử dụng, được mọi người trong quán mang về từ khắp nơi theo quan điểm “đồ vật cũng nên được sống hết một đời của nó.” Có vài món như cái ghế, cái bàn hay khăn trải bàn thêu cái trứng ốp la là do chính họ tự làm ra. Là những người yêu cây cối nên họ cũng rước về quán cả một khu vườn “sum suê.”

Chiếu bóng, theo cách gọi của Khôngtrung, là trải nghiệm chính mà quán muốn tập trung đem đến cho những vị khách. Khoảng 7h30 tối, một bộ phim sẽ bắt đầu. Nhân viên quán sẽ lắp đặt máy chiếu và chiếu phim lên bức tường nhà bên. Bức tường rộng, không có cửa sổ và vật cản, cho ra hình ảnh khá rõ nét. Âm thanh được mở vừa nghe bằng loa đặt ở 2 vị trí sao cho ai cũng có thể nghe được.

Phim được chiếu đa phần là tác phẩm châu Á do sự gần gũi, đồng điệu trong văn hóa, bối cảnh và con người. Khôngtrung sẽ chọn phim theo “cảm quan” hoặc theo những thay đổi của mùa và thế giới xung quanh. “Thể như tháng 6 có ngày Quốc tế thiếu nhi, tụi mình sẽ chọn những phim cho con nít, hoặc phim cho người lớn chưa kịp trưởng thành. Tháng 7 mưa quá xá thì chuyển sang chủ đề một mình (nhưng chưa hẳn là cô đơn) vì chẳng đi đâu được để túm tụm với bạn bè.”

Sau nhiều phép thử và khảo sát, Khôngtrung quyết định chiếu cố định vào mỗi thứ Năm và Chủ nhật. Những ngày khác, mọi người vẫn có thể đến quán uống bia, trò chuyện và nghe nhạc. Nếu có nhu cầu xem phim vào những ngày khác, khách có thể đặt chiếu phim theo yêu cầu với phụ thu 60.000 đồng/người. Đôi khi, quán cũng hợp tác cung cấp địa điểm cho một vài đoàn làm phim độc lập. 

Lần đầu tiên tôi tới Khôngtrung, quán chiếu bộ phim Days của Thái Minh Lượng. Bộ phim khắc họa sự cô đơn tới cùng cực với những cảnh quay dài, tĩnh và hầu như không có thoại. Thú thực đây không phải một bộ phim dễ cảm. Người chọn phim của quán cũng đồng ý với điều đó nhưng họ vẫn muốn thử nghiệm, lắng nghe phản hồi từ khách để tìm kiếm những chất liệu phù hợp nhất.

Để hoàn thiện trải nghiệm xem phim của khách, những món đồ uống đã được quán cho ra đời. Menu nước của Khôngtrung được tạo ra từ các loại cocktail cơ bản và bia thủ công, song song với các đồ uống không cồn, được điều chỉnh theo cảm hứng từ các tác phẩm điện ảnh hoặc đạo diễn phim. Vào một ngày buồn bã, bạn có thể thử nhâm nhi một ly cocktail Điềm Mật Mật của Trần Khả Tân hay món best-seller Vượng Giác Ca Môn nhào nặn bởi Vương Gia Vệ. 

Hai lần tới quán, tôi đã thử một món đồ uống đóng chai vị đào không cồn và một ly Early Summer đều mang vị chua dịu đúng sở thích của mình. Vào những lúc rảnh rỗi, bartender và các nhân sự khác của quán sẽ mày mò và sáng tạo thêm những thức uống hoặc nguyên liệu mới, gia tăng sự đa dạng cho menu quán. Nếu khách cảm thấy đói bụng trong lúc xem phim tới khuya, họ có thể chọn vài món ăn vặt ngon miệng ngay tại đây. 

Nếu một tối nào đó, bạn muốn xem một bộ phim đã cũ, ẩn náu trong một không gian cũng mang vẻ xưa cũ để tìm những trải nghiệm mới, hãy thử nghe lời mách bảo của tôi và tìm tới địa chỉ số 26/16 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đakao, Quận 1. Và đừng mất công tìm kiếm chiếc bảng hiệu nào có ghi “Khôngtrung drink & screen” cả nhé!

Đánh giá

Hương vị: 4/5
Giá cả: 5/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 4/5

Khôngtrung drink & screen

26/16 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Đakao, quận 1, TP. HCM

]]>
info@saigoneer.com (Mầm. Ảnh: Nguyễn Lương Cao Nhân.) Uống Thu, 27 Jul 2023 12:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Không gian hoài niệm cho người trẻ Hà thành tại Căng Tin 109 https://saigoneer.com/vn/drink/17530-ngõ-nooks-không-gian-hoài-niệm-cho-người-trẻ-hà-thành-tại-căng-tin-109 https://saigoneer.com/vn/drink/17530-ngõ-nooks-không-gian-hoài-niệm-cho-người-trẻ-hà-thành-tại-căng-tin-109

Ở Hà Nội, thị trường cafe theo phong cách hoài cổ đang có xu hướng bão hòa.

Chẳng cần phải nói đâu xa, chỉ cần đi vài bước là ta lại va phải 1 trong hơn 30 chi nhánh Cộng Cà Phê dàn trải khắp thành phố. Đấy là chưa kể đến hàng loạt những cửa hiệu ăn theo thành công của concept này.

Thế nhưng, với những ai vẫn muốn tìm kiếm một trải nghiệm khác biệt — lấy cảm hứng từ những năm tháng xưa cũ nhưng không bị đóng khung bởi cộp mác của các thương hiệu — Căng Tin 109 sẽ là một lựa chọn đáng cân nhắc.

Cánh cửa hé lộ không gian khiêm tốn bên trong Căng Tin.

Nép mình trong con ngõ giữa đường Xã Đàn và hồ Ba Mẫu ở quận Đống Đa, không gian của Cafe Căng Tin mang đến một trải nghiệm gần gũi hơn so với các quán cà phê chuỗi.

Ở đây, không có bóng dáng của những chiếc cà men nhôm sứt mẻ màu xanh lá. Thay vào đó, không gian được lấp đầy bởi bàn ghế gỗ kiểu cũ, những bức tường đã ngả màu, tranh vẽ cá, vài lá cờ Việt Nam, bức ký họa bằng bút chì, cùng vài bông hoa được cài cắm đây đó. Tất cả tạo nên ở Căng Tin một cảm giác ấm áp, thân thuộc như khung cảnh ở nhà ông bà. Những vật dụng khác nhau được sắp đặt một các ngẫu nhiên nhưng không hề gượng ép hay lòe loẹt, mà góp phần xoa dịu phần thị giác tổng quan.

Nước sơn vàng là yếu tố không thể thiếu để xâu dựng không gian chuẩn “thời ông bà anh.”

Cấu trúc của quán khá thú vị vì được chia thành hai căn nhà chỉ cách nhau một con hẻm vài mét. Một điểm nhấn hay ho khác là một kệ sách chung, được lấp đầy bởi những hàng tiểu thuyết và truyện viễn tưởng mà các vị khách có thể mượn và đọc tùy thích.

Tuy Căng Tin hướng đến một phong cách cổ điển, nhưng tệp khách hàng chính ở đây lại là những người thuộc thế hệ trẻ. Không lạ khi bắt gặp lớp lớp các cô cậu sinh viên năng động tới đây để uống trà, chơi đàn guitar, và ngồi không tán gẫu mà trông vẫn ngầu không tưởng.

Nơi người trẻ Hà thành gặp gỡ bạn bè.

Tuy có vẻ ngoài ngầu đét nhưng các vị khách “cool kids” Hà thành ở Căng Tin lại vô cùng thân thiện. Những ai được phỏng vấn đều sẵn lòng chia sẻ về lịch sử của quán cà phê và khu phố xung quanh.

Bản thân Căng Tin cũng được thành lập bởi một người trẻ, chị Hằng, cách đây khoảng 9 năm. Chị muốn tạo ra một nơi để mọi người thưởng thức các thức uống có giả cả phải chăng, cũng như đắm mình vào không gian đầy hoài niệm — về một gian đoạn mà hầu như không ai trong quán “đủ già” để nhớ và để trải nghiệm.

Đồ uống tại Căng Tin không quá xuất sắc nhưng có giá cả vừa phải.

Giữa hai tòa nhà là một hàng cây và một phiến đá cổ khắc chữ Hoa, ngày xưa dùng để nhắc nhở những người lữ hành xuống ngựa và đi bộ vào thành. Những vị khách ở thời hiện đại nếu có ngựa thì tốt nhất cũng nên để ở nhà, vì con ngõ ở đây cực kỳ hẹp và khó để luồn lách.

Cách Căng Tin không xa, hướng về đường Xã Đàn, là công trình kiến trúc tiêu biểu của khu phố — một cổng lớn phủ nhiều chữ Hoa, đánh dấu lối vào ngôi làng Kim Liên ngày xưa. Khách đến sẽ phải xuyên qua chiếc cổng này và sự huyên náo của giao thông, phố phường xung quanh để đến được Căng Tin.

Căng Tin 109 mở cửa từ 8h sáng đến 10h tối.

Về thức uống, tôi được cho biết trà quất là đặc sản ở đây. Tôi chọn nước ép chanh dây thường uống, thật sảng khoái mà không quá nhiều cái và hạt. Với không dưới 14 loại trà khác nhau — từ trà Lipton thông thường đến gừng hay cam và đào — những người yêu trà sẽ thấy thỏa mãn với các lựa chọn đa dạng tại quán.

Dù mang tên gọi “Căng Tin” nhưng quán mang không khí ấm cúng hơn những gì ta thường thấy ở căng tin trường học xô bồ. Hãy tưởng tượng xem, cái cảm giác dễ chịu khi đến thăm nhà bà, chỉ là lần này, bà còn mời thêm 10 đứa cháu cực ngầu để cả nhà cùng vui nữa.

Căng Tin 109 mở cửa từ 8h sáng đến 10h tối.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 5/5
Không gian: 4/5
Độ thân thiện: 4/5
Địa điểm: 5/5 

Căng Tin 109

31 Ngõ 198 Xã Đàn, Quận Đống Đa, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Peter Cowan. Ảnh: Chris Humphrey.) Uống Thu, 08 Jun 2023 16:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Hớp ngụm trà để thấy đọng lại trong lòng vị sen hàm tiếu https://saigoneer.com/vn/drink/17502-ngõ-nooks-hớp-ngụm-trà-để-thấy-đọng-lại-trong-lòng-vị-sen-hàm-tiếu https://saigoneer.com/vn/drink/17502-ngõ-nooks-hớp-ngụm-trà-để-thấy-đọng-lại-trong-lòng-vị-sen-hàm-tiếu

“Hoa sen là quốc hoa của Việt Nam, và trà được ướp với sen thì được coi là quốc trà.”

Anh Nguyễn Việt Hùng khẳng định với tôi như vậy. Anh và vợ mình, chị Vũ Thị Hải Yến, khởi nghiệp cùng trà sen với mong muốn giới thiệu văn hóa trà Việt cho bạn bè quốc tế. Tôi tìm đến trà thất của anh chị, Hiền Minh Tea House, một hôm nọ để được trải nghiệm nghi thức trà lễ do chính anh Hùng dẫn.

Không gian yên tịnh tại Hiền Minh.

Trước khi bắt đầu pha trà, anh Hùng mời tôi ngồi thiền mấy phút để “lắng” lại, sau đó anh chia sẻ về công đoạn ướp trà của nhà mình. “Để làm được trà sen thi vô cùng công phu, tỉ mỉ, phức tạp,” anh Hùng nói. “Từng chặng từng nhịp có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hương vị.” Đầu tiên là loại trà. Thường thì mọi người hay dùng trà mạn để ướp với sen, nhưng nhà anh Hùng thì chọn trà shan tuyết cổ thụ.

Trà lễ bắt đầu bằng vài phút thiền.

“Anh chọn trà shan tuyết cổ thụ vì hoa sen là tinh hoa của đất trời. Để ướp với sen cũng phải là một loại trà thanh khiết như vậy.” Những cây trà shan tuyết của Hiền Minh Tea sinh trưởng ở Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì. Cứ mỗi mùa xuân là anh chị lại lên đó ở ba tháng để thu hoạch những búp trà shan tuyết từ những cây 100–300 năm tuổi.

Trà shan tuyết cổ thụ với gốc dày hai người ôm mới xuể.

Anh Hùng cho tôi xem ảnh một cây trà shan tuyết 700 năm tuổi; tôi không khỏi trầm trồ khi thấy thân cây to đến mức hai người ôm mới vừa. Trên Hoàng Su Phì, anh Hùng chị Yến sẽ làm việc cùng những người dân H'Mông, Dao phụ trách thu hái và chế biến thành trà khô. Họ ở đó đến hết mùa xuân, rồi quay lại vào mùa hè, khi sen trong đầm bắt đầu hé nở.

Đầm sen gia đình và các bước thu hoạch.

Hiền Minh Tea có một đầm sen khoảng 2ha, cách Hà Nội 45km. “Bọn anh phải dậy rất sớm, từ 4–7 giờ sáng, khi những bông sen chỉ hơi hé mở thôi. Nếu mặt trời lên cao thì bông sen sẽ nở to ra và hương thơm bay đi mất,” anh kể. “Các cụ gọi như thế là sen hàm tiếu, tức là mỉm cười. Phải thu hái khi sen mới hàm tiếu, như một cô gái chỉ cười mỉm thôi, chứ không phải cười toe toét.”

Quá trình lẩy “gạo sen.”

Từ tháng 5 đến tháng 8, hai anh chị sẽ tập trung thu hoạch sen; năm vừa rồi họ hái được 5 vạn bông. “Sau đó mình tách các cánh hoa sen, phần cánh ra phần cánh, nhụy ra phần nhụy. Từ đó rồi mình lẩy gạo sen.” Có trà, có gạo sen rồi, họ mới tiến hành ướp. Cứ một lớp trà khô xếp cùng một lớp gạo sen, rồi cho vào hũ khoảng 2–3 ngày để trà hút hương sen. Sau đó hai người sẽ sấy ở 60–70°C để hơi ẩm bay đi, nhưng tinh dầu và hương sen vẫn được giữ lại, thấm vào cánh trà.

“Và đấy mới chỉ là lần một. Xong, lại làm lại. Mình sàng hết các gạo sen cũ ra. Sau đó lại ướp một lượt gạo sen mới vào. Và cứ lần lượt như vậy khoảng tầm bảy lượt, tương đương với 21 ngày thì mới xong thành phẩm,” anh Hùng chia sẻ. Nhưng thành phẩm đó vẫn chưa được dùng ngay. Anh chị sẽ còn ủ trà trong vòng sáu tháng rồi mới lấy ra dùng — “tức là vào đúng dịp Tết.”

Nghe anh Hùng thuật lại chặng đường ướp trà, tôi mới thấm được cái công phu của nghệ thuật này. “Bây giờ mình sẽ thưởng thức loại trà này,” anh nói. Đoạn, anh lấy ra một ít trà khô và cho tôi ngửi thử. Một mùi hương rất nhẹ nhàng tỏa lên. Anh bảo đó là vì những cánh trà còn “đang ngủ,” và ta sẽ “đánh thức” nó dậy bằng nhiệt độ. Anh chỉ dùng hơi nóng của nước sôi để đánh thức trà mà không dùng nước, “vì ngay nước đầu tiên đã tốn rất nhiều hoa sen rồi nên không nỡ đổ đi. Và với loại trà quý thì nước đầu tiên đã phải ngon rồi.”

Trà lễ không phải chỉ đơn giản là đổ nước sôi vào trà khô.

Anh cẩn thận rót trà ra mấy cái chén con và chỉ tôi cách nâng cốc sao cho đúng. Nước trà rất trong và sáng ánh vàng. “Mình sẽ hít hơi sâu để cảm nhận, rồi mới nhấp ngụm trà nhỏ và giữ trong miệng 2–3 giây.” Tôi từ tốn nhấp một ngụm nhỏ, và ngạc nhiên khi thấy đọng lại trên lưỡi vị thanh mát chứ không hề đắng chát. Anh Hùng cười: “Khi uống trà mọi người hay hình dung đến trà mạn, chát, đắng, xoắn xuýt lại. Nhưng thực tế những loại trà thượng phẩm không hề đắng,” anh nói. “Khẩu vị càng tinh sâu thì người ta uống càng thanh, nhẹ. Người Việt Nam thì thích cái hậu kéo dài. Đây là điểm mấu chốt: phải ngọt hậu.”

Khu vườn rợp bóng cây tại quán trà.

Nghe anh Hùng nói, tôi mới nhận ra vị ngọt còn đọng trong cổ họng lâu sau khi nuốt nước trà. Tôi thích thú uống thêm ngụm nữa, càng uống càng thấy trân quý công lao của đất trời và con người gói gọn trong làn nước kia. Anh Hùng pha tuần trà thứ hai, màu trà có vẻ nhạt hơn chút, nhưng vị thì không thay đổi. Anh nói đó cũng là một nghệ thuật, người pha trà phải biết cách điều tiết sao cho nước thứ mười vẫn ngon như nước đầu tiên.

Tôi được biết chính loại trà này đã giúp anh chị nhận được giải quán quân trong cuộc thi Tea Masters Cup 2016. Và cũng nhờ chiến thắng đó, anh Hùng được sang Trung Quốc để học hỏi và giao lưu trong một cuộc thi lớn hơn. Và anh nhận ra rằng ở đó — cái nôi trà đạo của thế giới — còn không có những cây trà lâu đời và quý hiếm như Việt Nam. Chính điều này đã thôi thúc anh đi theo con đường này để nâng tầm trà Việt Nam phát triển lên.

Dù không phải là một người mê uống trà, nhưng trải nghiệm ở Hiền Minh đã thực sự làm tôi mở mắt. Hóa ra ở Việt Nam có cả những cây trà quý giá hàng trăm năm tuổi, hóa ra để hòa quyện tinh túy của non nước vào trong cái chén là cả một cái nghệ. Để khi nhấp môi ngụm nước, đó không chỉ là uống trà mà, như anh Hùng nói, “uống cả trời đất.”

Hiền Minh Tea House mở cửa từ 8am đến 11pm. Nếu muốn trải nghiệm trà lễ, vui lòng đặt chỗ trước qua link này.

Đánh giá:

Giá cả: 4/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 5/5

Hiền Minh Tea House

13 Ngô Tất Tố, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Linh Phạm. Ảnh: Alberto Prieto.) Uống Tue, 09 May 2023 11:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Mết, quán cà phê '7 người bạn' bán tâm tình cho tháng ngày cô đơn https://saigoneer.com/vn/drink/17490-ngõ-nooks-mết,-quán-cà-phê-7-người-bạn-bán-tâm-tình-cho-tháng-ngày-cô-đơn https://saigoneer.com/vn/drink/17490-ngõ-nooks-mết,-quán-cà-phê-7-người-bạn-bán-tâm-tình-cho-tháng-ngày-cô-đơn

Hôm đó là một ngày trời mưa lâm râm. Dưới tiết trời Hà Nội, cái lạnh cùng cơn mưa đã cuốn tôi vào những nỗi buồn không tên. Lang thang khắp phố phường thì bỗng nhiên tôi bắt gặp được Mết — một quán cafe ở ngõ Yên Thế, cách Văn Miếu Quốc Tử Giám vài bước chân.

Hãy thử tưởng tượng mà xem, trong cái tiết trời đượm buồn cùng chất cổ kính của không gian hẹp, chúng ta ngồi nhâm nhi cốc cà phê, ngắm nhìn dòng người qua lại nên thơ biết bao. Qua cách nói chuyện quá đỗi nhẹ nhàng của bartender, tự nhiên tôi cũng thấy thì ra tiết trời như này cũng không còn quá mức buồn nữa.

Khi tôi bắt chuyện với chủ và người đồng sáng lập quán, anh Nguyễn Đình Hưng, tôi mới biết hóa ra Mết có tận bảy “cha đẻ.” Họ quen biết qua một tổ chức trong trường rồi từ từ chơi chung và quyết định lập nên quán để thành một nơi gắn bó với nhau lâu dài kể cả khi đã ra trường —  một nơi để mọi người cùng nói chuyện, tâm sự và là nơi họp mặt của những nhóm bạn bè.

Chắc cũng vì được thành lập dưới tinh thần là một ngôi nhà chung nên bố cục của Mết được sắp xếp để mọi người ngồi gần nhau như hình thức tâm tình thủ thỉ của trẻ con xưa. Quán có bố cục ba tầng theo phong cách tông vàng ấm gần gũi tạo cảm giác như ở nhà. Những ai đi theo nhóm đông người có thể chọn ngồi ở trong góc sofa hoặc ở ngoài ban công ở tầng hai và tầng ba. Còn nếu có ý định vi vu một mình như tôi thì tôi nhiệt liệt đề cử chỗ ngồi tại quầy bar tại tầng một nhé. Bên cạnh đó, nội thất trong quán đều là những món đồ cũ đi góp nhặt từ người quen, bạn bè.

Vì tiêu chí của quán là mang đến một không gian ấm cúng như ở nhà nên phần lớn đồ nội thất là những món đồ cũ, khơi gợi cảm giác thân thuộc. Đặc biệt hơn, quán nằm ở một căn nhà cổ được xây từ năm 1928. Cầu thang, sàn gỗ, tường, và cột nhà đều được Mết giữ nguyên như hồi mới xây, khi kiến trúc nhà của người Hà Nội ảnh hưởng từ phong cách của Pháp. Không khí trong quán cũng rất tốt, mọi người đều như có thế giới của riêng mình, không ai có thể xâm chiếm. Họ chia sẻ những câu chuyện thầm kín mà chỉ trong nhóm bạn mới biết, họ cùng nhau kết nối như những đứa trẻ lén nói chuyện trong giờ học xưa. Âm nhạc cũng được bật vừa phải để chừa lại không gian cho khách hàng chuyện trò.

Còn nếu bạn đến một mình như tôi? Không sao, bạn có thể tâm sự với barista như những người lạ. Ở Mết luôn không thiếu những câu chuyện, vậy nên bạn cũng đừng lo lắng mà cứ chia sẻ những gì mình muốn nói nhưng không dám nói đi nhé. Ở đây ngoài bán cafe còn bán cả tâm tình nữa! Chưa hết, Mết cũng luôn chuẩn bị gối để mọi người có thể nghỉ ngơi trên sofa trong những ngày đông lạnh, hoặc thi thoảng vào những ngày nồm ẩm hay mưa phùn của Hà Nội, Mết còn chuẩn bị luôn chăn cho khách để mọi người có thể thoải mái ngồi tại quán. 

Tất cả đồ uống tại Mết đều do tay của “team chủ quán” sáng tạo, và tên gọi của chúng dường như đều có ngụ ý phía sau đó. Ví dụ như “Nice to Mết you” — món cà phê kem mặn đặc trưng đầu tiên của quán — được sinh ra từ câu cửa miệng khi chào nhau giữa hai người xa lạ, cùng văn hóa gặp gỡ và kết nối thông qua những cốc cà phê ở Mết. Hay như một công thức mới toanh gần đây, “Ô mai god”,  bắt nguồn từ tưởng tượng rằng khi khách uống một cốc trà a-ti-sô nhè nhẹ, bất ngờ vì có vị ô mai như trẻ con ăn ngày xưa sẽ phải thốt lên rằng “Ô mai god!”

Có một sự thật rằng Hà Nội tuy đông người, nhưng cũng dễ làm chúng mình cảm thấy cô đơn trong bộn bề những mối quan hệ. Nếu bạn cần những giây phút tự mình suy ngẫm hoặc “tâm sự cùng người lạ” thì ngại gì mà không đến Mết nhỉ?

Mết Coffee & Drinks mở cửa từ 10h sáng đến 12h đêm.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 4/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 5/5
Địa điểm: 4/5

Mết Coffee & Drinks

14 Ngõ Yên Thế, Phường Văn Miếu, Quận Đống Đa, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Lê Vy. Ảnh: Léo-Paul Guyot.) Uống Tue, 11 Apr 2023 10:00:00 +0700
Ngõ Nooks: Ẩn mình trong góc nhỏ với cà phê sáng và cocktail về chiều https://saigoneer.com/vn/drink/17472-ngõ-nooks-ẩn-mình-trong-góc-nhỏ-với-cà-phê-sáng-và-cocktail-về-chiều https://saigoneer.com/vn/drink/17472-ngõ-nooks-ẩn-mình-trong-góc-nhỏ-với-cà-phê-sáng-và-cocktail-về-chiều

Sau khi xem kiệt tác điện ảnh Tâm trạng khi yêu của đạo diễn Vương Gia Vệ, chắc hẳn nhiều khán giả cũng mang trong lòng một mớ hỗn độn nhiều cảm xúc tiếc nuối, yêu thương, hay ghét bỏ như hai nhân vật chính. Những khía cạnh tình cảm rất “con người” đó cũng là niềm cảm hứng đằng sau menu đồ uống ở Ẩn, một quán cà phê trong con ngõ nhỏ phía Tây Nam Hồ Tây.

“Cảm hứng đến từ những điều rất nhỏ xung quanh mình,” Hiền, chủ quán Ẩn Coffee & Cocktail, kể với tôi. Hiền, một người hướng nội với tình yêu nghệ thuật, quyết định mở quán năm 2021 như nơi trú ẩn cho những tâm hồn giống mình. “Theo chân Vương Gia Vệ, là đạo diễn ưa thích của mình. Tâm trạng khi yêu tạo cảm hứng để mình sáng chế ra menu cocktail với 5 món chủ đạo: Yêu, Thương, Mong, Ghét — 4 ‘tâm trạng khi yêu’ — và Deja Vu, thức uống riêng của Ẩn, hiện thân cho hương vị của kí ức và cảm xúc quá khứ, rất hợp với không gian nơi đây.”

Quầy bar ở Ẩn.

Ngoài các loại cocktail mang “tinh thần Vương Gia Vệ,” cái tên và không khí ở quán cũng gợi nên sự hấp dẫn của những khung trời bí mật trong phim — đường về khuya “chỉ có hai ta” và góc phòng riêng tư tượng trưng cho hai nhân vật chính và lương duyên thầm kín của họ.

Nét ấm cúng ấy giúp mang đến bầu không khí an yên ở Ẩn vào ban ngày. Vài nhánh cúc đồng tiền trên bàn, bóng cây mát rượi, yên tĩnh rất hợp với menu cà phê đơn giản, dễ khiến ta quên đi thời gian khi ngồi làm việc ở đây.

Quán trang trí đơn giản, nhã nhặn, không quá xô bồ.

Khi hoàng hôn buông xuống, Ẩn trở mình thay áo thành một quán bar cocktail tĩnh mịch đón các nhóm bạn đến chuyện trò khe khẽ. Ánh đèn bàn leo lắt thắp sáng bên trong nhà; ngoài sân, đèn trần đung đưa hắt sáng xuyên qua hàng cây lá, đổ bóng người ngồi tràn lên sàn xi măng. Trong góc nhà sau quầy bar, chiếc bàn thờ nho nhỏ góp ánh đỏ chập chờn vào không khí trầm mặc của đêm. Cái ồn ã của đô thị tan mau như giấc mơ nửa nhớ, nửa quên.

Ban tối, Ẩn Cà Phê chuyển mình thành quán bar cocktail ấm cúng.

Càng đi sâu vào Ẩn, ta càng bắt gặp nhiều góc ngồi thú vị, và càng cảm thấy như mình đang lạc vào một mê cung của những con hẻm cô tịch.

Hiền kể với tôi về cái đẹp của Ẩn trong mưa, như khu vườn bí mật với những góc ngồi đặc biệt khi đến một mình hay nhiều người. Cô bạn rất biết cách tạo “thần thái” cho quán, khiến người ngồi cảm thấy như chỗ ngồi này được sắp xếp cho riêng mình.

Ẩn có nhiều góc ngồi với không gian khác nhau cho những khi ta muốn một mình.

“Khi mở quán này, mình muốn nó trở thành một phần của bản thân,” Hiền nói. “Từ địa điểm quán trong ngõ, đến cái tên Ẩn. Thông điệp của mình chỉ đơn giản là: nơi trú ẩn này là để chúng mình đến chơi.”

Lời hứa “tạo nên một nơi để đến chơi” của Hiền rất quan trọng, vì dù không gian ở đây rất yên tĩnh, quán không chỉ dành cho người thích cô độc. Lần gần nhất đến đây, tôi ngồi trong vườn với một vài người bạn chí cốt, cùng tán gẫu và chuyền nhau thử hết loại cocktail này đến loại khác.

Ẩn trong nắng sáng.

Từng món nước uống êm như từng cảm xúc trong tên mình, và đều được kiến tạo với kết cấu và cách trình bày rõ ràng. Ngoại trừ món Ghét — thức uống vừa đặc vừa tối như cái tên — thì những ly còn lại đều đủ nhẹ để người uống có thể thử vài lần trong một buổi. Ẩn cũng có một loạt các món cocktail cổ điển hơn cho dân sành cocktail thích uống nặng đô.

Chúng tôi ngồi rôm rả đến khi đêm đã trở lạnh, và tôi chợt nhận ra đúng là những món uống của Hiền đã phát huy công dụng. Các món signature của Ẩn cho chúng tôi dũng khí để chia sẻ một cách thật lòng nhất có thể, đúng như từng cái tên gợi mở. Kí ức cũ và cảm xúc xưa trở lại trong không gian chỉ có những con người thân thuộc. Không hẳn là tâm trạng “yêu” như trong phim, nhưng cũng là một tình người rất đáng trân trọng.

Ẩn Cà Phê bán cà phê từ 8h sáng đến 6h chiều và bán cocktail từ 6h chiều đến 12h khuya.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 4/5
Không gian: 4.5/5
Độ thân thiện: 4/5
Địa điểm: 4.5/5

Ẩn Cà Phê

46 Võng Thị, quận Tây Hồ, Hà Nội

]]>
info@saigoneer.com (Oliver Newman. Ảnh: Alberto Prieto.) Uống Fri, 10 Mar 2023 15:00:00 +0700
Hẻm Gems: Giai thoại ‘biệt động’ ly kỳ bất ngờ đằng sau quán cà phê quận 1 https://saigoneer.com/vn/drink/17469-hẻm-gems-giai-thoại-‘biệt-động’-ly-kỳ-bất-ngờ-đằng-sau-quán-cà-phê-quận-1 https://saigoneer.com/vn/drink/17469-hẻm-gems-giai-thoại-‘biệt-động’-ly-kỳ-bất-ngờ-đằng-sau-quán-cà-phê-quận-1

Trong danh mục các món có thể ăn kèm cơm tấm, kimchi có lẽ không phải một lựa chọn phổ biến. Kimchi có bắp cải giòn tan, thấm đẫm ớt bột cay nồng, có chút đăng đắng thanh tẩy khẩu vị — khá giống với các loại đồ chua lên men khác mà chúng ta hay ăn với cơm tấm. Nhưng thử đi ra một xe đẩy bất kỳ xin dĩa cơm tấm kimchi, cô bán hàng có lẽ sẽ “đá đít” bạn tức khắc. Ấy vậy nhưng ở quán Cà Phê Đỗ Phủ-Cơm Tấm Đại Hàn tại phường Tân Định, đây lại chính là một món ăn đặc trưng với nguồn gốc gắn liền với một giai đoạn thăng trầm của thành phố.

Để tìm hiểu câu chuyện đằng sau “combo” đặc biệt này, trước tiên ta phải bước lên cỗ máy thời gian để lội ngược dòng lịch sử cách đây vài thập kỷ. Ra đời vào thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Biệt Động Sài Gòn là một lực lượng đặc công của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Lực lượng hoạt động sôi nổi trở lại vào đầu thập niên 1960 nhằm lật đổ chính quyền Ngụy đương thời. Nhiệm vụ của họ là lên kế hoạch và thực hiện các cuộc đột kích bí mật lên các toán quân của Mỹ và các nước đồng minh. Về sau, chuỗi sự kiện này đã được dựng thành bộ phim Biệt Động Sài Gòn, trong đó có một nhân vật được xây dựng dựa trên nguyên mẫu là ông Trần Văn Lai. Sắm vai một nhà thầu khoán nội thất, ông đã mua lại nhiều nhà để làm căn cứ cất giữ vũ khí, đồng thời phân phối tình báo quan trọng cho lực lượng kháng chiến.

Một số ngôi nhà cùng kho vũ trang của ông đã được khôi phục lại hiện trạng ban đầu để phục vụ mục đích tham quan và nghiên cứu. Saigoneer đã có dịp viếng thăm các di tích này trong một chương trình tham quan năm ngoái. Nổi bật nhất trong số đó có lẽ phải là căn hầm ẩn dấu bên dưới hai ngôi nhà trên đường Nguyễn Đình Chiểu, mà theo ghi nhận năm 1967, cất trữ hơn hai tấn súng, bom, chất nổ, lựu đạn, và vũ khí nói chung. Tuy nhiên, có một “địa chỉ đỏ” khác, lặng lẽ và ít người biết hơn, cũng đóng góp một phần lớn cho nỗ lực giải phóng. Đó là một ngôi nhà hai tầng với ngoài giản dị tại số 113A Đặng Dung, nơi căn hầm chứa vũ khí ngày xưa vẫn nằm ẩn mình dưới một ngăn tủ kéo.

Nếu có căn hầm như thế này trong nhà, bạn sẽ làm gì?

Tuy thấy lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng bay phấp phới trước mặt tiền ngôi nhà suốt nhiều năm, tôi vẫn không hề hay biết gì về lịch sử nơi này. Vào thời điểm đó, tôi đã tặc lưỡi nghĩ đây chỉ là một trong hằng hà sa số các quán cà phê retro na ná nhau gần chỗ mình ở.

Cà phê Đỗ Phủ nổi bật trong số các quán cà phê vintage của Sài Gòn, vì hầu hết các hiện vật đều thực sự thuộc về không gian nơi đây, chứ không chỉ được mang vào để tạo cảm giác hoài cổ.

Quán có tầng hai rộng rãi với ban công lớn rất phù hợp để vừa hóng gió “chill chill” vừa nhâm nhi cà phê. Quán sử dụng đồ nội thất gỗ dễ gây “ê đít” nếu ngồi lâu và cũng không bắt máy lạnh nên không gian có thể hơi ngột ngạt vào ban trưa. Nhưng vào những khung giờ mát mẻ hơn trong ngày, quán là nơi cực kỳ yên tĩnh và lý tưởng để ghé thăm. Khi Saigoneer ghé quán vào một ngày Chủ Nhật độ 7 giờ sáng, lúc quán vừa mở cửa, chúng tôi có dịp “trưng dụng” cả tầng hai để ăn sáng no nê và đắm mình trong khung cảnh của một thời đã qua của Sài Gòn.

Thư tay và ảnh chụp của ông Trần Văn Lai treo trên tường.

Mặc dù lưu giữ vô số hiện vật quý giá, từ các dụng cụ, đồ điện tử cũ, đến ảnh chụp, đồ gia dụng xưa, Cà phê Đỗ Phủ không phải là một bảo tàng. Chúng đơn thuần tái hiện lại không gian thẩm mỹ của ngôi nhà vào giữa thế kỷ 20, chứ không giới thiệu sâu xa gì thêm về câu chuyện sau đó. Sẽ có một số hiện vật mà các vị khách sinh sau đẻ muộn vẫn nhận mặt được như cái cà men từ thời Liên Xô. Nhưng cũng có những hiện vật khó “chỉ mặt đặt tên” hơn, như bộ cầu chì kiểu cũ kế bên cửa nhà vệ sinh, mà ai ngày xưa lỡ “đúp” lớp học nghề điện chắc chắn sẽ không biết.

Ngoài ra, các hiện vật trong quán cũng thường xuyên bị di chuyển và sắp xếp lại. Tôi đã háo hức dắt team Saigoneer đi coi bộ sưu tập tiền cổ được quán bảo quản trong một tập hồ sơ, nhưng lần ghé thăm gần đây nhất, tôi đã không tìm thấy nó nữa. Có một số chú thích để giới thiệu cơ chế hoạt động của ngăn tủ che chắn hầm vũ khí, cũng như một chút thông tin sơ lược về Biệt động Sài Gòn qua các hình chụp cũ. Tuy nhiên, để thực sự hiểu được vai trò quan trọng của ngôi nhà này trong chiến dịch giải phóng thành phố, khách viếng thăm sẽ cần tự đọc và tìm hiểu rất nhiều nguồn tài liệu khác.

Khung cảnh quen thuộc trong những ngôi nhà từ thập niên 1990.

Tới đây độc giả có lẽ sẽ thắc mắc: vậy cơm tấm kimchi thì liên quan gì ở đây? Theo như chủ quán bật mí với tôi: Ông Lai và các đồng chí suy luận rằng nơi tốt nhất để che dấu hoạt động cách mạng của mình là nơi thanh thiên bạch nhật, hiển nhiên đến mức không ai nghi ngờ tới. Họ “tung hỏa mù” cực thuyết phục bằng cách mở luôn một nhà hàng để mời quân địch — các binh sĩ của quân đội Nam Triều Tiên — dừng chân ăn cơm tấm và uống cà phê.

Cơm tấm khá ngon so với tiêu chuẩn “đồ ăn do tiệm cà phê nấu.” Đáng tiếc là khi chúng tôi ghé thăm, mẻ kimchi của ngày hôm ấy chưa được giao.

Đến nay, món kimchi “cộng sản” vẫn được chế biến thủ công và giao tới quán tươi ngon mỗi buổi sáng. Kimchi được ướp theo vị Việt Nam, nên không cay như kimchi Hàn Quốc và không áp đảo hương vị của miếng sườn mỡ, của hạt cơm tấm và lát rau xà lách giòn giòn. Bạn cũng có thể nâng cấp dĩa cơm của mình bằng cách gọi thêm chả trứng hoặc bì heo. Một số thực khách đã review quán thấp điểm vì vì thịt sườn ở đây không được nướng kiểu “phồn thực” trên vỉ than như mấy tiệm cơm lề đường, nhưng theo tôi, bét lắm thì cơm tấm Đại Hàn cũng thuộc hàng “trung bình.” Trung bình không phải vì dở, mà vì cơm tấm Sài Gòn nói chung quá ngon rồi.

Ghế ngồi có độ “ê đít” cao, nhưng không đến nỗi nào nếu bạn không ngồi lâu.

Danh mục đồ uống ở đây khá ngon nhưng không để lại ấn tượng gì quá xuất sắc. Có đa dạng các món cà phê, trà, nước hoa quả (trong đó có sâm dứa khá ổn áp) nhưng chúng tôi đành không để hình trong bài vì màu sắc hơi đối chọi với những hiện vật cổ xưa chung quanh.

Ở đây cũng có phục vụ món bia bơ, nhưng không phải món bia ngọt ngay như trong thế giới của Harry Potter. Loại này là bia “hàng thật” — được nấu cùng hỗn hợp caramen và bơ. Nghe rất hấp dẫn, nhưng vì không muốn xỉn lúc 8 giờ sáng, chúng tôi đành phải khước từ món này. Bạn đọc tốt bụng nào có ghé qua hãy review giúp Saigoneer nhé.

Nhà có ban công ở cả hai bên nên khá thoáng mát.

Ngay cả khi không có giai thoại lịch sử rất “oách,” Cà Phê Đỗ Phủ vẫn xứng đáng nằm trong danh sách “phải ghé thăm” của Saigoneer vì mang đến món cơm tấm độc đáo cũng như không gian yên tĩnh ở một khu phố hay ho của Sài Gòn. Nhưng một khi đã biết về câu chuyện về món cơm tấm kimchi và vai trò quan trọng của tòa nhà trong lịch sử đất nước, nơi này càng trở nên đặc biệt hơn. Mỗi công trình ở Sài Gòn đều mang trong mình một câu chuyện, nhưng hiếm có địa điểm nào có câu chuyện hấp dẫn đến mức mời gọi người ta ghé thăm hết lần này đến lần khác như quán cà phê “biệt động” này.

Cà Phê Đỗ Phủ-Cơm Tấm Đại Hàn mở cửa từ 7h sáng đến 10h tối.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5
Giá cả: 3/5
Không gian: 5/5
Độ thân thiện: 4/5
Địa điểm: 4.5/5

Cà Phê Đỗ Phủ

113A Đặng Dung, Phường Tân Định, Quận 1

 

]]>
info@saigoneer.com (Paul Christiansen. Ảnh: Nguyễn Lương Cao Nhân.) Uống Wed, 08 Mar 2023 09:00:00 +0700