Sài·gòn·eer

Độc đáo lễ hội vật cầu bùn Bắc Giang diễn ra 4 năm 1 lần

"Khánh hạ làng Vân hội vật cầu
Khắp vùng Kinh Bắc chẳng có đâu
Quan quân gắng sức giành cho được
Sân chơi bùn nước họa một màu"

Được tổ chức mỗi 4 năm một lần, lễ hội đấu vật cầu bùn tại làng Vân, tỉnh Bắc Giang là sự kiện thể hiện bản sắc độc đáo của miền quê Bắc Bộ. 

Trước thềm lễ hội, 16 thanh niên khỏe mạnh trong làng được các bô lão tuyển chọn và chia thành hai đội vật cầu. Sân bùn ở đình Chính được làm từ nước sông Cầu do các cô gái chưa chồng gánh trong chum đất của làng Thổ Hà Cột gôn được đặt ở hai đầu đông và tây của sân theo hướng mặt trời.

Gọi là hội Khánh Hạ, lễ hội kéo dài từ ngày 12 đến ngày 14 của tháng 4 Âm lịch, thường rơi vào tháng 5 Dương lịch. Tương truyền, lễ hội được tổ chức để ăn mừng chiến thắng của tướng Triệu Quang Phục và anh em Trương Hống, Trương Hát trước bầy quỷ nước trên đường trở về từ trận chiến chống quân Lương.

Lễ hội bắt nguồn từ thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5, nhưng chỉ mới được địa phương tổ chức lại từ năm 2000. Các đô vật sử dụng một quả bóng gỗ lim 1.000 năm tuổi, nặng 20 kg, đại diện cho hình tượng mặt trời.

Theo niềm tin dân gian, làng Vân ngày ấy phải chịu nhiều đợi lũ lụt. Hành đồng cướp cầu tượng trưng cho việc mang nắng về cho làng, chống lại thiên tai. Các đô vật càng cướp được cầu, mùa vụ càng tươi tốt, đời sống người dân càng ấm no.

Sau nhiều giờ vật lộn kịch tính, sự kiện kết thúc trong tiếng trống dồn dập, tiếng hò reo vang dội của khán giả tràn vào sân ăn mừng cùng đội chiến thắng.

Nghi lễ tế thánh trước khi trận đấu bắt đầu.

Đấu vật để quyết định xem đội nào bắt đầu trước.

Một pha tấn công mạnh bạo.

Đô vật ôm quả cầu vật nặng đến 20kg.

Các đô vật không chỉ khỏe khoắn mà còn phải dẻo dai, linh hoạt.

Cầu bùn trơn nên rất dễ trượt khỏi tay.

Khán giả che chắn bản thân trước những pha bắn bùn.

Bùn bắn lấm lem trong suốt trận đấu.

Mỗi khi cầu rơi xuống đất, 16 đô vật phải cùng nâng cầu.

Đô vật giữ cầu khi va chạm cũng sẽ được nâng theo cầu.

Lăn xả để cướp cầu.

Đô vật ngã sóng soài.

Nâng cầu sau khi cầu rơi.

Rất khó để đưa cầu qua gôn của đối phương.

Một đô vật "bại trận" nằm gục ra sân.

Đội thắng và thua chúc mừng nhau sau trận đấu.