Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » In Plain Sight » Viết cho những xe ép dẻo Sài Gòn — người bảo lưu ký ức thay não bộ

Viết cho những xe ép dẻo Sài Gòn — người bảo lưu ký ức thay não bộ

Nếu có người có thể giúp bạn lưu giữ một kỷ niệm đẹp, bạn sẽ trả cho người đó bao nhiêu tiền? Nếu bạn muốn đảm bảo rằng mình sẽ không bao giờ quên một khoảnh khắc hạnh phúc, cuộc họp mặt quan trọng hay thành tích đáng tự nào, thì đâu là mức giá có thể chấp nhận được? Và nếu tôi nói rằng tất cả những gì cần có chỉ là vài chục ngàn và một thời điểm thích hợp, bạn có tin không?

Quá trình lưu giữ kỷ niệm ấy bắt đầu bằng tiếng bình bịch, sau đó là tiếng vù vù. Động cơ đốt trong bắt đầu chạy và các con lăn của máy bắt đầu quay đều. Trong khoảnh khắc, một kỷ vật từng rất mong manh đã được kéo dài tuổi thọ. Những chiếc xe ép dẻp ở Sài Gòn là mảnh ghép bình dị nhưng tỏa sáng rực rỡ trong bức tranh cuộc sống thường nhật của thành phố. Mảnh ghép ấy mở ra trong ta rất nhiều suy ngẫm: kinh tế cấp đường phố, người lao động vất vả kiếm kế sinh nhai, và sâu xa hơn nữa là tinh hoa của văn minh nhân loại.

Một chỗ dựa cho tất cả mọi người

Một chiếc xe ép dẻo ở Sài Gòn.

Tôi yêu thích những chiếc xe ép dẻo trong thành phố, nhưng tình cảm đó thật khó giải thích. Ở bề nổi thì đó là cảm giác mới lạ không chỉ vì nơi bạn sinh ra không có hoạt động ấy, mà còn vì người ta đã làm việc này từ rất lâu rồi. Tôi cũng hoài niệm thay cho bạn bè khi nghe họ kể về ký ức tuổi thơ với chiếc máy ép dẻo. Hơn nữa, tôi thắc mắc là không biết nhu cầu ép dẻo của người Sài Gòn có đủ để những ai làm nghề này kiếm sống qua ngày hay không. Điều này khiến tôi nhận ra rằng mình biết quá ít về mức sống tối thiểu của các hộ gia đình nơi đây và thói quen bảo quản giấy tờ của họ (dù gì thì con người ai cũng nên đối mặt với vốn hiểu biết hạn chế của mình một cách thường xuyên như việc rửa tay vậy). Ngoài ra, có lẽ do trí nhớ kém nên tôi buộc phải trân trọng phương pháp lưu giữ này vì nó nhiều lần làm thay cho bộ não của tôi. Niềm yêu thích ấy có lẽ còn liên quan đến nỗi buồn chênh vênh tràn ngập trong lòng mỗi khi tôi bắt gặp một bức ảnh đã ép dẻo bị vứt bên đường, hay lục lại giấy tờ cũ và tìm thấy một tài liệu đã ép dẻo nhưng lại quá hạn từ lâu.

Công cụ đặc biệt này lưu giữ ký ức (và các giấy tờ quan trọng khác).

Nhưng giống như nhiều thứ khác mà tôi yêu quý, bản thân máy ép dẻo đã có sự kỳ lạ thú vị. Con người đã dùng một thiết bị máy móc có tính kỹ thuật cao ra đời từ vô số cuộc thử nghiệm. Bánh xe được lắp vào chiếc máy để dễ dàng giúp người ta lưu giữ những tổ hợp ký tự trên một mảnh giấy. Đồ vật rách nát ấy lại được con người gán cho những giá trị lớn lao. Trên mấy mảnh giấy của tôi thì các tổ hợp ký tự chứng mình rằng tôi được cấp quyền sinh sống ở một địa chỉ nhất định, hoặc quyền vận hành các cấu trúc kim loại cực kỳ phức tạp với tốc độ đáng kinh ngạc. Các bằng chứng ấy sẽ trường tồn sau quá trình máy chạy bằng nhiên liệu được làm từ các sinh vật sống cách đây cả thiên niên kỷ. Nhựa vốn là một vật liệu kỳ lạ, nhưng việc nung nóng nhựa để bảo quản mấy mảnh giấy rách nát — dẫu chỉ có giá trị do quy ước của con người — thì đơn giản là quá kỳ lạ rồi. Nếu ai nói máy ép dẻo không phải là một biểu tượng của trải nghiệm làm người, thì tôi không biết cái gì mới đúng.

Từ tờ giấy rách nát trở thành kỷ vật được bọc kín.

Vào khoảng năm 2020, tôi nảy ra một ý tưởng để thể hiện tình yêu của mình với máy ép dẻo — một "dự án nghệ thuật" cá nhân. Cách thức rất đơn giản: mỗi khi tôi đi ngang qua một xe ép dẻo, tôi sẽ nhờ ép một thứ gì đó. Đó có thể là biên lai trong túi của mình, một trang trong cuốn sách tôi mang trong ba lô, phiếu giảm giá đã hết hạn hoặc thậm chí là một tờ tiền. Nhờ vậy tôi ghi chép lại cuộc sống thường nhật đơn điệu của mình thành sử ký. Có lẽ các nhà khảo cổ học trong tương lai sẽ tìm thấy tác phẩm này và ngạc nhiên khi biết cuộc sống vào đầu thế kỷ 21 lại có những thú vui to lớn vượt quá khả năng hưởng thụ của các triều đại Ai Cập, nhưng lại hoàn toàn bị coi là điều hiển nhiên.

Dự án đã có một khởi đầu tương đối suôn sẻ. Tôi ép dẻo tờ rơi của một vở kịch mình đã đi xem, tấm danh thiếp cũ, ảnh hộ chiếu đã được tút tát bằng Photoshop. Dải giấy trắng kia là biên lai, nhưng vì máy cần gia nhiệt để kích hoạt chất kết dính trong quá trình ép dẻo, độ nóng đó đã làm phai hết mực. Vì vậy tôi không có bằng chứng là mình đã mua cơm nắm onigiri và bia Saigon Specials ở 7-Eleven.

Một dự án nghệ thuật vừa chớm nở.

Một nghề vượt qua thử thách của thời gian

Chúng ta đều biết là COVID-19 đã quét sạch các loại hình kinh doanh đường phố như cắt tóc, ve chai, và ép dẻo di động. Tôi từng lo lắng rằng khi thành phố mở cửa trở lại, sẽ chẳng còn chiếc xe ép dẻo nào đi qua các ngõ hẻm nữa. Dù gì thì đã có một số cơ sở kinh doanh trong khu nhà tôi, cứ ngỡ là sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn, nhưng rồi cũng đã đóng cửa vĩnh viễn. Chưa kể là thói quen sinh hoạt của người Sài Gòn sau thời kỳ giãn cách đã khác đi nhiều. Số người làm việc ở nhà và mua sắm online tăng lên kha khá. Liệu trong hoàn cảnh đó, xe ép dẻo có trở lại không?

Xe ép dẻo không giống như các cửa hàng truyền thống và quán ăn có địa chỉ cố định và cả trang Facebook để khách hàng tiện theo dõi, tôi không thể kiểm tra trong khu vực của mình có xe nào còn hoạt động hay không. Họ không có lịch trình đều đặn, lại dễ thay đổi đột xuất. Nếu một ngày tôi không nhìn thấy xe ép dẻo đi ngang qua nhà mình, thì không biết là do tôi đi vắng khi bác ấy xuất hiện, do bác có việc riêng nên nghỉ làm một ngày, hay là bác đã bỏ nghề ép dẻo rồi.

Nguyễn Thị Hoàn là một trong nhiều người làm nghề ép dẻo tại Sài Gòn. Cô cho biết nghề này giúp cô trang trải đủ sống.

Thế nên tôi đã rất vui mừng khi lại được nhìn thấy chiếc xe ép dẻo quen thuộc đi ngang qua phường mình, và càng vui hơn khi biết cô ép dẻo ở dưới chân cầu gần nhà tôi cũng đi làm trở lại. Saigoneer đến thăm cô để thỏa mãn lòng hiếu kỳ bây lâu nay của chúng tôi, cũng như muốn biết nghề này đã thích nghi ra sao trước những thay đổi của xã hội.

Cô Nguyễn Thị Hoàn sinh năm 1967, là người miền Bắc. Làng của cô ai cũng là nông dân, nhưng đã từ lâu họ chuyển vào Nam kiếm sống. Họ muốn tìm một nghề có thu nhập khá hơn làm ruộng, và bắt đầu bằng việc đẩy xe cân đo điện tử đi khắp các khu phố. Hẳn sẽ nhiều người còn nhớ hai mươi năm trước, đường phố Sài Gòn thường xuất hiện những chiếc xe cân đo điện tử với tiếng rao máy hết sức quen thuộc.

Cô đoán được là nghề cân đo không bền, nên cô cùng mấy người đồng hương tìm học nghề khác. Có người đã học nghề ép dẻo và mách cho mọi người. Đây cũng là lý do vì sao xe đẩy của cô cũng có dịch vụ bấm lỗ tai và sửa nón bảo hiểm. Họ học làm nhiều nghề cùng lúc vì cái nào cũng tương đối dễ học, có người cần đến, và không tốn nhiều chi phí.

Không những bạn được ép dẻo giấy tờ của mình mà còn có thể bấm lỗ tai hay sửa nón bảo hiểm tại đây luôn.

Cô Hoàn trò chuyện với chúng tôi về cuộc sống khi làm nghề ép dẻo giữa tiếng còi xe và động cơ hòa lẫn với nhau. Cô không hối hận khi chọn nghề này, nhưng cũng không thích nó đến mức mong muốn các con mình lớn lên cũng đi ép dẻo. Cô thẳng tính nói rằng nghề này kiếm sống được mà không vất vả như làm ruộng. Điều này đặc biệt quan trọng vì chồng cô — chú cũng làm chung với cô — bị bệnh nên đi lại khó khăn. Sức khỏe và tuổi tác khiến cô chú ép dẻo tại chỗ chứ không đẩy xe đi quanh khu lân cận. Ban đầu cô đẩy xe quanh khu vực mình sinh sống, nhưng 10 năm nay đã chuyển đến bên dưới cây cầu lớn này từ khi cầu khánh thành. Vì cô ở đó lâu rồi nên có khách quen, người dân hay chạy qua khúc đường ấy cũng quen nhìn thấy xe ép dẻo của cô.

Tôn trọng thời gian của cô Hoàn, chúng tôi đã mang đến một số vật phẩm ngẫu nhiên để ép dẻo: tấm bưu thiếp, ảnh polaroid, thiệp sinh nhật, bookmark, cuống vé từ buổi biểu diễn mèo ở Kyiv, v.v. Nhìn thấy chúng tôi khiến nhớ rằng mình từng có nhiều ý tưởng đầy tham vọng cho dự án nghệ thuật đang làm dở. Tiêu chí thực hiện vẫn là ép dẻo bất cứ thứ gì mang theo bên mình: dải băng cách ly khi căn hộ của tôi bị phong tỏa để phòng chống lây nhiễm COVID-19, dưa leo thái lát trong ổ bánh mì, một chiếc tất chân, mảnh vỏ sò tôi mang về từ Quy Nhơn. Món đồ kỳ lạ nhất mà cô Hoàn từng ép dẻo là gì nhỉ? Hẳn là không có gì quá kỳ quặc cả; chủ yếu là giấy tờ tùy thân và tài liệu quan trọng: chẳng hạn như chứng minh thư, giấy chứng nhận, ảnh của những người thân yêu, và thỉnh thoảng là bùa may mắn thỉnh ở chùa về.

Nếu ai nói máy ép dẻo không phải là một biểu tượng của trải nghiệm làm người, thì tôi không biết cái gì mới đúng.

“Nếu chịu làm thì sẽ có việc để làm,” cô Hoàn chia sẻ về lịch làm việc của mình cùng những thay đổi bắt buộc để thích nghi với hoàn cảnh mới. Cô so sánh nghề ép dẻo giống như đi câu cá vì có ngày có cá ăn và có ngày tay không về nhà, và ngày mưa thường là ngày thất thu. Cũng không thể không kể đến khoảng thời gian giãn cách vô cùng khó khăn đối với người lao động đường phố. Cô đã nhận được gói hỗ trợ từ phường và các nhóm từ thiện để trang trải cho gia đình. Cô nhấn mạnh rằng suốt thời gian ở mãi “trong bốn bức tường,” cô mong sao được tiếp tục ra ngoài đi làm, phần vì phải kiếm tiền và phần vì muốn được bận rộn trở lại.

Sản phẩm ép dẻo.

Trong những tuần tới, biết đâu tôi sẽ khởi động lại dự án ép dẻo của mình. À, hay là tôi in bài viết này ra rồi nhờ cô giúp lưu giữ nó lâu hơn đường truyền mong manh của mạng Internet nhỉ, như vậy có tự phụ quá không? Nghĩ vẩn vơ thế cho vui thôi, chứ tôi đã chuẩn bị những giấy tờ thích hợp hơn nhiều. Đó là thẻ bảo hiểm của hai đồng nghiệp ở tòa soạn Saigoneer. Khi tôi thông báo là mình sẽ đi ép dẻo, họ đã gửi gắm giấy tờ quan trọng ấy cho tôi để giúp chúng trường tồn với thời gian.

Dù mưa hay nắng, cô Hoàn vẫn đứng bên đường chờ khách đến ép dẻo.

Một vài ngày sau, nhiếp ảnh gia của chúng tôi có một phen phát hoảng vì cần bằng lái xe để bắt một chuyến bay, nhưng tờ giấy ấy đã rách nát đến nỗi chỉ cần rút nó ra khỏi ví một lần nữa thì không chừng là “bay màu” luôn. Phải làm sao đây? Cứ gửi cho cô Hoàn. Sau đó anh ấy đã có thể bay với tốc độ 800 km một giờ, cách mặt đất 10.000 mét, tất cả là nhờ một người lao động đã từ bỏ nghề nông để đẩy chiếc máy của mình đến một chỗ râm mát bên dưới cây cầu nọ. Đó cũng là lý do tại sao tôi vẫn yêu những chiếc xe ép dẻo ở Sài Gòn đến thế.

Bài viết liên quan

Paul Christiansen

in In Plain Sight

Bài tụng ca cho chò nâu Sài Gòn

Nơi tôi từng sống thời tiết quá lạnh, chò nâu không thể mọc, tuy vậy nó vẫn có tên tiếng Anh: dipterocarp.

Paul Christiansen

in In Plain Sight

Em đi chơi thuyền, từ Thảo Cầm Viên, trên kênh Nhiêu Lộc

Sẽ thế nào nếu vào một chiều Sài Gòn, cuộc đời bạn biến thành thước phim indie?

Paul Christiansen

in In Plain Sight

Lần theo dấu chân Biệt Động Sài Gòn, tìm về hầm chứa vũ khí ngay giữa lòng thành phố

Đâu đó trong khu trung tâm Sài Gòn ngày nay, có nhiều bí mật thời chiến đã được đưa ra ánh sáng nhưng rồi vẫn lặng lẽ khép mình giữa nhịp sống bận rộn của thành phố — những hoạt động cách mạng từng ch...

in In Plain Sight

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, điểm đến mê hoặc cho những tâm hồn thích tìm tòi

Nếu có dịp đi sâu vào khuôn viên của Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, khách thập phương sẽ bất ngờ khi bất thình lình bắt gặp một mô hình khủng long khổng lồ. Chú khủng long T-Rex ấy đang ...

in In Plain Sight

Bảo tàng gốm Bát Tràng: độc đáo, tinh xảo, nhưng thiếu thông tin

Ở Bảo tàng gốm Bát Tràng, những di sản văn hóa của ngôi làng nghề trăm năm được lưu giữ và giới thiệu qua các tác phẩm đặc sắc của các nghệ nhân từ xưa đến nay.

in Parks & Rec

Cưỡi ngựa ở Sài Gòn: Học cách trân trọng người bạn đường trung thành của con người

Cảm giác được trực tiếp cưỡi một vật thể sống to lớn và nhanh nhẹn khiến chính tôi ngỡ “đây là phim sao?”

Đồng Sáng Tạo

in Resort

Eden Bay Villas - Nơi những tiện nghi hiện đại giao hoà với thiên nhiên hoang sơ

Trong tâm thức của con người, Vườn Địa Đàng (Eden) là nơi nhân loại được sống như một nốt nhạc trong bản hoà ca thiên nhiên. Tắm mình giữa bạt ngàn hoa thơm trái ngọt chốn hoang vu hay để những cơn só...

in Ăn & Uống

Hải sản tươi ngon, khung cảnh đẹp và không gian thư thái là tâm điểm tại Saigon Café Buffet

Toạ lạc tại khách sạn Sheraton Saigon Hotel and Towers, nằm trên đường Đồng Khởi nổi tiếng, Saigon Café mang đến những bữa tiệc buffet hải sản thượng hạng, với những nguyên liệu tươi ngon được chế biế...

in Resort

Muôn hình vạn trạng niềm vui ở The Grand Ho Tram

Mỗi khi bước vào một khu nghỉ dưỡng, điều đầu tiên để lại ấn tượng cho du khách chính là cảnh quan thiên nhiên tương phản với vẻ hối hả bên ngoài. Ở những thành phố biển, các khu nghỉ dưỡng không chỉ ...

in Ăn & Uống

Lễ hội Gin Festival Saigon trở lại vào tháng 12 tại The Reverie

Quả nhiên là “Gin” một góc trời!

in Dịch Vụ

Tuborg và hành trình thu nạp “một tỷ năng lượng tích cực” khắp "thành phố không ngủ"

Với mong muốn góp phần đánh thức những góc nhỏ sôi động của Sài Gòn sau thời gian dài giãn cách, Tuborg sẽ đem đến nhiều sự kiện hấp dẫn, tiếp thêm một nguồn năng lượng bất tận cho “thành phố không ng...

in Resort

SONIC Minifest tại Bãi Khem, Phú Quốc: Bữa tiệc âm nhạc và nghệ thuật đúng chất nhiệt đới cho mùa lễ hội cuối năm

Năm 2022, khi bước vào một buổi chơi nhạc tại các quán cà phê, hay một đêm “đi tìm ánh sáng,” chúng ta hẳn sẽ ngạc nhiên với tinh thần mới trong ngôn ngữ sáng tạo của giới trẻ - những bài hát Việt bất...