Sài·gòn·eer

Back Đồng Sáng Tạo » Đồng Sáng Tạo » Giáo Dục » Công dân toàn cầu là định hướng giáo dục tại Trường Quốc tế Châu Âu

Công dân toàn cầu là định hướng giáo dục tại Trường Quốc tế Châu Âu

Nói về khái niệm công dân toàn cầu, cô Jo Roberts, Quyền Hiệu trưởng Trường Quốc tế Châu Âu (EIS) cho rằng: “Làm một công dân toàn cầu là theo đuổi một lối sống bền vững, biết tôn trọng môi trường và những người xung quanh mình.”

Cô nói: “Đào tạo các công dân toàn cầu là giá trị cốt lõi của EIS. Tại đây, học sinh được khuyến khích đóng góp cho cộng đồng địa phương, xa hơn nữa là thể hiện vốn kiến thức liên văn hóa, trách nhiệm với xã hội, và thúc đẩy sự công bằng.”

Hiện nay, mọi bậc cha mẹ đều muốn con mình phát triển những phẩm chất tuyệt vời này, từ đó trở thành một công dân toàn cầu. Để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên toàn cầu hoá, các em học sinh tại EIS được giáo dục một cách toàn diện thông qua chương trình giảng dạy trong lớp, các hoạt động ngoại khóa, việc làm gương của giáo viên, cũng như những tác động tích cực từ cộng đồng. Đặc biệt hơn, trong chuyến tham quan nhà trường sắp tới được diễn ra vào ngày 15 và 29/3 (thứ Sáu), các em sẽ hiểu về việc trau dồi tư duy, nhận thức về trách nhiệm , sự đồng cảm với mọi đối tượng trong xã hội. Trong chuyến tham quan này, cô Jo Roberts cũng chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm sâu sắc của cô về những gì gia đình và phụ huynh có thể mong đợi từ một ngôi trường đẳng cấp quốc tế.

Quyền công dân toàn cầu được lồng ghép vào chương trình giảng dạy chính thức

EIS thúc đẩy các em học sinh tăng sự hiểu biết về tính liên kết của thế giới, khả năng đồng cảm với mọi người thuộc mọi hoàn cảnh, cũng như động lực để tạo ra những thay đổi tích cực. Những yếu tố này trở thành một phần của chương trình học thông thường, có tầm quan trọng ngang với việc học toán hay học ngoại ngữ thứ hai (hoặc thứ ba). Cô Roberts giải thích, “công dân toàn cầu là một phần không thể thiếu trong chương trình giảng dạy của chúng tôi ở mọi cấp độ, vì vậy, giáo viên tại EIS luôn lồng ghép điều này vào các bài giảng và giáo trình.”

Nhiều bài học và chủ đề quen thuộc được phát triển giúp các em thấm nhuần giá trị này. Cụ thể, vào tiết học Cá nhân và Xã hội lớp 10, học sinh được giao nhiệm vụ hoàn thành một dự án nghiên cứu xoay quanh các tổ chức từ thiện và tổ chức phi chính phủ tại địa phương. Sau quá trình tìm hiểu, các em thuyết trình và thảo luận phương án giúp cộng đồng EIS có thể tham gia, đồng hành sâu sát hơn cùng các tổ chức thiện nguyện này. Trong tiết học này, đại diện của Blue Dragon Foundation cũng đến chia sẻ, giúp các em học sinh có cái nhìn trực quan hơn về công việc của các tổ chức phi chính phủ địa phương. Như vậy, sau những bài học thực hành kỹ năng trên lớp, các em sẽ được phát triển toàn diện các kỹ năng như học tập tìm tòi (inquiry-based research), hợp tác nhóm, nói trước công chúng, đồng thời mở rộng hiểu biết về thế giới và tiềm năng truyền đạt những điều tốt đẹp.

Tất cả học sinh Lớp 12 và 13 tại EIS đều được tham gia Chương trình Tú tài Quốc tế (IBDP). Đây là chương trình được công nhận trên toàn cầu, có bao gồm chương trình CAS (Sáng tạo, Hoạt động và Dịch vụ) phù hợp với chủ trương của nhà trường trong việc giáo dục công dân toàn cầu. Để hoàn thành chương trình, các học sinh sẽ đăng ký tình nguyện tại các tổ chức địa phương, quản lý các hoạt động gây quỹ từ thiện, hoặc khởi xướng các dự án bền vững nhằm cải thiện cộng đồng. Ví dụ, các học sinh EIS từng hợp tác với một số ngôi trường và cô nhi viện ở Sài Gòn để tổ chức các lớp học nghệ thuật và tiếng Anh. Những hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi các em đã hoàn thiện chương trình CAS. Một trong những dự án nổi bật sau CAS là “Chiếc Hộp Hy vọng” — nơi các em quyên góp đồ dùng học tập, thực phẩm và quần áo trẻ em cho một mái ấm tình thương ở địa phương. Cô Roberts chia sẻ: “Những hoạt động này giúp các em học sinh phát triển ý thức trách nhiệm xã hội, khơi gợi sự đồng cảm với những người xung quanh.”

Nâng cao ý thức trách nhiệm, sự đồng cảm và nhận thức về bất bình đẳng thông qua các hoạt động ngoại khoá

EIS đề cao sự tự lực ở các em học sinh — điều thúc đẩy các em sáng tạo và làm nên những thay đổi có ý nghĩa, không phụ thuộc vào điểm số hay thành tích. Vì vậy, không bất ngờ khi tư duy công dân toàn cầu được nuôi dưỡng ngay cả ở ngoài lớp học. Hoạt động ngoại khóa là cách hiệu quả để các em nâng cao nhận thức về các vấn đề toàn cầu, và từ đó, kết nối với các tổ chức địa phương nhằm hướng tới các giải pháp hữu hiệu. Học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông tại EIS có thể tham gia các nhóm như SAGA (Sexualities and Gender Alliance) giúp nâng cao nhận thức về chủ đề LGBTQIA+; Paw Prints, một nhóm sáng tạo các gây quỹ từ tác phẩm nghệ thuật liên quan đến động vật để quyên góp cho các tổ chức cứu hộ; EnviroClub hợp tác với tổ chức bảo vệ môi trường Green Network Saigon trong nhiều dự án bền vững; The League of Women cộng tác với chi hội Sài Gòn sáng lập “Period. The Menstrual Movement” nhằm nâng cao nhận thức về hiện tượng “nghèo đói trong kinh nguyệt” và xoá bỏ những định kiến, kỳ thị về kinh nguyệt; và Young Entrepreneurs Club mở các hoạt động gây quỹ, kinh doanh cũng như quyên góp tài chính cho các tổ chức từ thiện của Vincapital.

Xây dựng cầu nối và mạng lưới là một phần không thể thiếu của công dân toàn cầu. Nắm được điều này, EIS đã mở rộng hợp tác với các tổ chức khác ở Việt Nam. Ví dụ, tháng 11 vừa qua, các sinh viên EIS đã tự chủ trì và điều hành Hội nghị GIN trực tiếp lần đầu tiên (Mạng lưới các vấn đề toàn cầu). Hội nghị GIN quy tụ các thanh thiếu niên từ tám trường quốc tế ở Sài Gòn để thảo luận về các vấn đề toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp đến các em và đề xuất các giải pháp mà các em có thể hướng tới.

Kết nối với giáo viên, phụ huynh và cộng đồng

Phần lớn nỗ lực của EIS hướng tới việc thúc đẩy học sinh dẫn dắt và lãnh đạo các hội nhóm và tổ chức, dựa trên tinh thần cởi mở và rộng lượng. Với triết lý học tập toàn diện, những bước đi này nhấn mạnh vào sự tự giác và động lực tự thân của học sinh. Bên cạnh đó, các nhân viên nhà trường, gia đình và cộng đồng đóng vai trò thứ yếu. Cô Roberts giải thích rằng, giáo viên và phụ huynh sẽ dành thời gian ngoài giờ hoặc cuối tuần để hướng dẫn các em dọn dẹp bãi biển; quyên góp đồ chơi, sách, quần áo, đồ khô cho các trại trẻ mồ côi; quyên tiền tại sự kiện của các tổ chức từ thiện có chọn lọc, cũng như thành lập “Green Saigon” — sáng kiến về điểm thu gom giấy tái chế tetra pak trong trường. Ngoài ra, cộng đồng phụ huynh còn quyên góp tiền hàng năm cho tổ chức Operation Smile. Những cống hiến toàn diện kể trên vừa có ích với sự phát triển các em học sinh, vừa thể hiện bài bản mô hình công dân toàn cầu, ngay cả khi các em học sinh không phụ thuộc vào trường học và các bài tập bắt buộc.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc làm việc dựa trên kinh nghiệm và quan điểm, EIS thường xuyên tương tác với các cộng đồng bên ngoài trường học và các mạng lưới của trường, ví dụ như tổ chức các sự kiện gia đình cho khu vực xung quanh, các lễ kỷ niệm văn hóa mở cửa cho công chúng và mời các diễn giả có nền tảng đa dạng, uy tín. Cô Roberts nói: “Bằng cách thúc đẩy những kết nối này, nhà trường khuyến khích các gia đình tham gia vào cộng đồng lớn hơn và thúc đẩy tinh thần chia sẻ trách nhiệm.”

Khi EIS mở Chuyến tham quan Thứ Sáu sắp tới, phụ huynh và học sinh sẽ có cơ hội quan sát mọi hoạt động và trải nghiệm chương trình giảng dạy của trường. Các gia đình sẽ được tham quan các hoạt động trong lớp lẫn giờ học ngoại khóa, quan sát cộng đồng học sinh để hiểu cách nhà trường nuôi dưỡng công dân toàn cầu. Gọi khuôn viên của mình là một “ngôi làng giáo dục” — một ngôi làng được hình thành từ những ngôi nhà riêng, cô Roberts tổng kết, “‘Ngôi làng giáo dục’ của chúng tôi là cộng đồng nơi học sinh, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cùng cộng tác làm việc. Cấu trúc của trường mang đến cơ hội cho học sinh gắn kết với các cộng đồng bên ngoài trường thông qua quan hệ đối tác, trao đổi và các dự án hợp tác, từ đó khuyến khích ý thức kết nối toàn cầu.”


Các vị khách tham dự Friday School Tour vào ngày 15 và 29/3 (thứ Sáu) sẽ có cơ hội tìm hiểu về các học bổng 100% dành cho học sinh từ lớp 10 đến lớp 11 và mức giảm giá lên tới 11,5 triệu đồng. Lệ phí đăng ký được miễn cho những người tham dự. Đăng ký tại đây.

In bài này

 

Bài Viết Cùng Chuyên Mục

in Giáo Dục

Cảm nhận cộng đồng khăng khít tại ngày hội thông tin trường Quốc tế Châu Âu

Trường Quốc tế Châu Âu (EIS) gọi khuôn viên của mình là một ngôi làng giáo dục; ngôi trường được hình thành từ những ngôi nhà riêng. Cô Jo Roberts, phó hiệu trưởng của trường, giải thích với Saigoneer...

in Giáo Dục

Tiếp cận với những cơ hội tuyệt vời nhờ vào học bổng ở trường Quốc tế Châu Âu

  Những màn biểu diễn sống động của học sinh, những trò chơi cùng hoạt động thú vị, hội chợ và quầy ăn uống, tất cả đều góp phần mang cộng đồng xích lại gần nhau hơn ở trường Quốc tế Châu Âu (...

in Giáo Dục

Tại sao cần tự trải nghiệm cộng đồng Trường Quốc tế Châu Âu

“Tôi nghĩ chúng tôi rất giỏi trong việc xây dựng một môi trường học tích cực,” Jo Roberts, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Châu Âu (EIS) ở Sài Gòn giải thích.

in Giáo Dục

Bứt phá trong thiết kế môi trường học đường tại Trường Quốc tế Châu Âu TP.HCM

“Trường học là ngôi nhà thứ hai,” vốn là quan niệm ăn sâu vào tâm trí người Việt Nam. Để hiện thực hoá lý tưởng này, ngôi trường cần phải tạo ra một không gian an toàn, cởi mở và thân thiện để học sin...

in Giáo Dục

Nền tảng vững chắc cho tương lai với chương trình giáo dục toàn diện tại Trường Quốc tế Châu Âu EIS

Ghi danh vào một trường đại học danh tiếng chỉ là bước đi đầu tiên trong hành trình giáo dục bậc cao. Trong quãng thời gian này, yếu tố quyết định tạo nên thành công cho các em học sinh chính là các k...