Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Vẻ đẹp bình dị của làng gạch bên bờ sông Hồng

Vẻ đẹp bình dị của làng gạch bên bờ sông Hồng

Ở vùng đất rộng lớn và phong phú như Hà Nội, không khó để tìm thấy những "viên ngọc quý" tại những nơi chốn tưởng chừng đã quen thuộc. Dẫu biết bề dày ấy của thành phố thủ đô, tôi vẫn không khỏi bất ngờ khi vén màng vẻ đẹp hoang sơ, bình dị của những xưởng gạch ở ven bờ Bắc sông Hồng.

Hành trình đến đây bắt đầu bằng một con đường đê hướng về phía Đông dài khoảng 10km sau cầu Nhật Tân. Phần lớn con đường trải dài song song với mạch sông, rồi dẫn vào một khu vực hẻo lánh nơi tập trung nhiều thương lái mộc. Gần ngay đó, ta có thể nhìn thấy gần mười mấy xưởng gạch xếp san sát nhau bên sông, ống khói vươn cao tận trời.

Phà qua sông Hồng.

Tiếp đến, ta phải bước lên một chuyến phà len lỏi chầm chậm giữa những chuyến sà lan nặng trĩu để qua đến bờ bên kia. Đằng sau tầng mây bụi lờ lững trong không khí là những xưởng gạch nối đuôi nhau xếp hàng dài. Một số nằm trong im lặng, số khác lại nhả khói chầm chậm qua những ổ cửa sổ từ gạch nung bên trong. Vẻ ngoài của chúng có gì đó tương tự những tòa nhà cổ xưa từ thời Victoria — cao lớn và bí ẩn.

Khu vực tấp nập người, xe cộ qua lại.

Nhờ hoạt động sản xuất gạch, khu vực bên bờ tấp nập người qua kẻ lại. Gạch ở đây được thợ vận chuyển bằng xe cút kít. Một anh thợ dẫn tôi đi tham quan khu vực này, chỉ cho tôi xem những chồng gạch đen còn ướt đang phơi khô dưới ánh nắng chiều và nhiều dãy gạch xếp thành hàng rào tách biệt với dãy nhà.

Khi nhìn kỹ, ta có thể thấy khói bốc lên từ những ô cửa sổ tầng trên.

Các viên gạch được tạo ra bằng cách trộn cát, đất sét, vôi và kim loại, sau đó nung luyện trong lò không quá khác quá trình nướng bánh. Việc điều chỉnh nhiệt độ hoặc lượng sắt trong nguyên liệu sẽ quyết định màu sắc cuối cùng của mẻ gạch, tạo ra sắc đỏ hung và cam nóng cháy đặc trưng của vùng đất nơi đây.

Ống khói vươn tận trời cao.

Thời điểm hoàng hôn cũng là lúc toán thợ kết thúc một ngày làm việc, nhiều người đạp xe ra bến rồi bắt phà để về nhà. Họ để lại sau lưng mình những xưởng gạch đen huyền, tương phản với nền trời xanh rộng lớn đang dần chuyển sang màu trắng sữa. Những làn khói vẫn lẳng lặng lẻn lỏi khỏi các khung cửa sổ tầng trên.

Những chồng gạch xếp thành hàng rào tách biệt những dãy nhà.

Người thợ vác gạch bằng gánh tre trên vai.

Những hàng gạch đang được phơi khô để chuẩn bị đem nung.

Một người thợ khoe thành quả lao động của mình.

Đôi bàn tay lấm lem sau một ngày làm việc vất vả.

Anh tài xế xe tải mời tôi lên xe để anh chở đi tham quan.

Những xưởng gạch nối đuôi nhau xếp hàng dài.

Bốn bể là gạch.

Thợ làm gạch bắt chuyến phà về nhà.

Bài viết liên quan

in Đời Sống

Bên trong lò rèn Thủ Đức giữ lửa truyền thống gia đình suốt 4 thế hệ

Chẳng ngoa khi nói làm việc tại một lò rèn tựa như đang ở Hỏa Diệm Sơn.

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.

in Văn Hóa

Dấu ấn trăm năm của nghề làm quạt truyền thống làng Chàng Sơn

Một ngày hè, tôi ra vùng ngoại thành Hà Nội về với huyện Thạch Thất. Con đường làng hai bên là cánh đồng lúa đang độ xanh đưa tôi đến làng Chàng Sơn.

in Đời Sống

Thế giới sinh động dưới gầm cầu, 'nơi chốn thứ ba' ẩn dấu trong lòng Sài Gòn

Nơi chốn thứ ba (danh từ): Một địa điểm ngoài không gian sống và làm việc, nơi mọi người giao lưu và tương tác xã hội.

Linh Phạm

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

in Văn Hóa

Gia đình 3 thế hệ giữ hồn nghề làm đầu lân truyền thống xứ Huế

Nằm ở miền Trung, mảnh đất cố đô Huế là cái nôi của nhiều sản phẩm thủ công truyền thống. Ẩn hiện trong từng sản phẩm là những đường nét mộc mạc, thanh thoát mang đậm dấu ấn tâm hồn người nơi đây. Tro...