Sài·gòn·eer

Back Đời Sống » Len lỏi giữa phố phường Hà Nội trên tuyến metro Cát Linh-Hà Đông

Ở nhiều đô thị trên thế giới, tàu metro chỉ đơn giản là một phương tiện công cộng, tiện ích phổ thông mà người thành phố đương nhiên phải có. Nhưng trước khi tuyến Cát Linh-Hà Đông đi vào hoạt động ở Hà Nội, người Việt ít khi có cơ hội tiếp cận với phương thức dịch chuyển nào tiện lợi — vừa được điều hòa mát lạnh, vừa không phải lo tắc đường — như vậy.

Tháng 11/2021, sau 10 năm xây dựng và vô số lần trì hoãn, tuyến metro đầu tiên của Việt Nam chính thức khánh thành. Dự án được xây dựng bởi Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc được tài trợ một phần thông qua các khoản vay hỗ trợ phát triển từ chính phủ nước này. Tổng trị giá của dự án metro là 868 triệu USD.

Hãy theo chân Saigoneer lên một chuyến tàu qua bộ ảnh dưới đây:

Cổng vào ga Cát Linh, quận Đống Đa.

Vé một chiều có giá từ 8.000 đến 15.000VND. Vé ngày là 30.000VND. Máy bán vé tự động chỉ nhận tiền mặt.

Hành khách đi thang cuốn lên sân ga.

Một đoàn tàu đang vào ga. Cứ 10 phút sẽ có một chuyến tàu, lượng hành khách tối đa là 960 người.

Cho đến giờ, độ phủ sóng của hệ thống metro vẫn còn hạn chế, chỉ có một tuyến đường với chiều dài khoảng 13km, bao gồm 12 ga và tổng thời gian chạy xấp xỉ 23 phút. Năm đầu hoạt động, công ty vận hành metro chịu một khoản lỗ lũy kế nặng. Nhưng theo báo Nhân Dân, vẫn đang có nhiều người sử dụng tuyến metro, với hơn với 2.65 triệu lượt khách chỉ trong Quý 1 năm 2023. 

Khách hàng chờ lên tàu.

Hành khách cần chú ý vì không có lan can phân cách đường ray và sân ga.

Một tuyến metro khác đang được xây dựng và dự kiến sẽ mở cửa đón khách năm 2027. Nếu tất cả mọi thứ như dự tính, đến năm 2030 thành phố sẽ có 10 tuyến tàu. Hệ thống metro được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời giúp giảm thiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

Bên trong cabin lái tàu.

Đoàn tàu len lỏi qua phố phường đông đúc của Hà Nội

Tuyến 2A Cát Linh-Hà Đông được xây dựng hoàn toàn trên mặt đất.

Thời tiết ảm đạm ở Thủ đô.

Mỗi ga đều có tấm lát xúc giác màu vàng để hỗ trợ các hành khách khiếm thị.

Dòng xe máy chờ chủ nhân ở bãi đậu xe cửa ga.

Bên ngoài nhà ga hiện đại, cuộc sống thường ngày cứ thế tiếp diễn.

Bài viết liên quan

in Ao Ta

Các mảnh ghép phong cảnh Việt Nam qua cửa sổ tàu lửa Bắc-Nam

Tàu Thống nhất Bắc Nam — một hành trình xuyên lịch sử và thời gian.

in Parks & Rec

Bước vào thế giới mê hoặc của hội mô hình tàu lửa 'nhỏ mà có võ'

"Khi bật lên, cái tàu lửa nó không chỉ di chuyển đâu, nó còn phát âm thanh nghe thật lắm, nghe cứ như là mình đang ngồi trên một chiếc tàu thật vậy," anh Minh Tú, một người đam mê mô hình tàu lửa ở Sà...

in Ao Ta

Chuyến tàu Bắc-Nam: 35 giờ, 1730km và 1001 mảnh ghép cuộc sống thân thương

Nếu di chuyển bằng tàu lửa, một người sẽ mất đến 35 tiếng đồng hồ đi từ thủ đô đến thành phố mang tên Bác. Ấy vậy mà lần đầu tiên hoàn thành chặng đường dài hơi ấy, tôi chẳng những không thấy mệt mỏi ...

in Âm Nhạc & Nghệ Thuật

Loạt thiết kế 'nhìn yêu luôn' từ dự án truyền thông cho Metro Sài Gòn của đôi bạn sinh viên

Lấy cảm hứng từ tình yêu Sài Gòn, đôi bạn ngành thiết kế đồ họa An Nguyễn và Học Nguyễn đã thực hiện dự án truyền thông bao gồm một loạt thiết kế nhận diện thương hiệu cho hệ thống Đường sắt đô thị TP...

in Văn Hóa Ẩm Thực

Quán ăn đặc biệt ở Phú Mỹ Hưng nơi món ăn được ship bằng tàu hỏa

Giai điệu vui tươi của nhạc hiệu công viên Disneyland cứ văng vẳng trong tâm trí tôi mỗi lần đoàn tàu mini chở đồ ăn thức uống đi ngang bàn mình.

in Đời Sống

Thế giới sinh động dưới gầm cầu, 'nơi chốn thứ ba' ẩn dấu trong lòng Sài Gòn

Nơi chốn thứ ba (danh từ): Một địa điểm ngoài không gian sống và làm việc, nơi mọi người giao lưu và tương tác xã hội.