Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.

Với hơn 18 triệu cư dân của Đồng bằng Sông Cửu Long, dòng sông huyết mạch này không chỉ là một loại hình địa lý mà còn là một phần thiết yếu của cuộc sống. Mỗi một mùa nước nổi, các nhánh sông lại tràn qua bờ, ra ruộng, người dân phải nương theo đó mà thay đổi phương thức canh tác, mưu sinh. Đồng bằng chỉ bao gồm 2.500km đường bộ, nhưng sở hữu đến gần 15.000km đường thủy, góp phần định hình thói quen di dịch của người dân trong khu vực.

Tiểu thương di chuyển bằng ghe gắn động cơ.

Tôi bị ấn tượng bởi vẻ đẹp của Đồng bằng Sông Cửu Long ngay từ lần đến thăm nơi này trên một hành trình bằng tàu thủy từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Rạch Giá vào tháng 8/2010.

Cảm thấy tò mò về cách mà người dân sống và tương tác với sông Cửu Long mỗi ngày, tôi đã quay lại nhiều lần chỉ để quan sát những phương thức khác nhau mà họ vận dụng để vượt qua dòng nước. Tôi nhận ra, mỗi chuyến phà ở đây đều là một phiên bản thu nhỏ của cuộc sống miền sông nước. Trên những chuyến phà ngắn ngủi như thế này, bạn có thể gặp nhiều nhân vật hành khách. Tại điểm giao và chặng dừng của bao nhiêu hành trình khác nhau, có người bán đồ ăn vặt, có tiếng mặc cả trả giá, có cả những niềm vui bất ngờ.

Đường lên lớp.

Bộ ảnh này là kết quả của nhiều cuộc hành trình tôi lênh đênh trên những chuyến phà, chủ yếu là vào mùa khô. Tôi đã gặp được các em học sinh, phỏng vấn “phà trưởng” và “lơ phà” trên các chuyến phà, cố gắng trò chuyện bằng tiếng Việt với người thồ hàng, chở hàng hóa chất đống trên những chiếc xe máy còm cõi và mặc cả với những người bán hàng rong để mua đồ ăn, rau củ, đến giấy vệ sinh, thuốc lá.

Xe chở hàng.

Tôi đã từng vi vu lên những chuyến phà được đầy nghẹt xe tải và xe buýt, và cũng từng ngồi thấp thỏm trên chiếc ghe khiêm tốn chỉ chở nổi vài hành khách và chiếc xe đạp. Tất cả mọi hành trình đều khác nhau, nhưng đều đáng nhớ.

Trước sự phát triển nhanh đến chóng mặt của Việt Nam, khó có thể dự đoán tương lai của Đồng bằng Sông Cửu Long. Xây dựng hệ thống cầu đường mới có thể giúp kết nối nhiều vùng sâu vùng xa, những cũng dẫn dấu chấm hết của nhiều loại hình di chuyển đường thủy.

Tuy nhiên, trong thời gian mà các chuyến phà vẫn còn hoạt động, tôi mạnh dạn đề nghị bạn tự mình thực hiện một chuyến hành trình đến đây. Chỉ cần một tấm vé ít tiền thôi là đã có bao nhiêu điều để khám phá.

50 sắc thái xanh.

Bên trong buồng lái.

“Ghe trưởng”

Chờ đợi ở bến phà.

Học sinh tranh thủ ôn tập.

Chuẩn bị rồ máy.

Ngày chưa giông bão. 

“Phà trưởng”

Giờ cao điểm. 

View bình minh.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Đặc sắc lễ hội đua ghe ngo — hơi thở tâm linh của cộng đồng Khmer Sóc Trăng

Đến với Sóc Trăng vào một ngày tháng 10 oi nóng, chúng tôi còn đang phân vân không biết khám phá gì tại xứ sở chùa vàng của Việt Nam, thì anh chủ homestay nhiệt tình rủ đi giải nhiệt bên dòng sông Mas...

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.

in Đời Sống

Sức sống bình dị của nông thôn miền Bắc qua bộ ảnh đời sống về loài trâu

Là linh vật thứ hai của chu kỳ 12 con giáp, trâu là loài có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt.

in Đời Sống

Thế giới sinh động dưới gầm cầu, 'nơi chốn thứ ba' ẩn dấu trong lòng Sài Gòn

Nơi chốn thứ ba (danh từ): Một địa điểm ngoài không gian sống và làm việc, nơi mọi người giao lưu và tương tác xã hội.

Chris Humphrey

in Đời Sống

Vẻ đẹp bình dị của làng gạch bên bờ sông Hồng

Ở vùng đất rộng lớn và phong phú như Hà Nội, không khó để tìm thấy những "viên ngọc quý" tại những nơi chốn tưởng chừng đã quen thuộc. Dẫu biết bề dày ấy của thành phố thủ đô, tôi vẫn không khỏi bất n...

in Đời Sống

Bên trong lò rèn Thủ Đức giữ lửa truyền thống gia đình suốt 4 thế hệ

Chẳng ngoa khi nói làm việc tại một lò rèn tựa như đang ở Hỏa Diệm Sơn.