Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » 'Cờ bay trăm ngọn cờ bay': Một đêm đi bão khó quên của người Hà Nội và Sài Gòn

Như nấm mọc sau mưa rào, "đi bão" đã trở thành một truyền thống bất hủ của người Việt trong mùa bóng đá.

Từ ngày 6 đến 23/5 vừa qua, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 31 đã diễn ra tại Việt Nam, với sự tham dự của các vận động viên và người hâm mộ từ khắp khu vực. Sự kiện khép lại Đại hội cũng chính là dịp được công chúng chú ý nhất — trận cầu chung kết giữa U23 Việt Nam và Thái Lan, hay được ví von là "đối thủ truyền kiếp" vì đã có nhiều thập kỉ phân thắng bại trên sân cỏ.

Hiệp hai của trận đấu, tiền đạo Nhâm Mạnh Dũng đã ghi một bàn thắng đẹp mắt bằng đầu vào khung thành của đội bạn sau 83 phút giao tranh nghẹt thở. Và khi trọng tài tuýt còi báo hiệu trận đấu kết thúc với tỉ số 1-0 nghiêng về Việt Nam, dường như ta có thể cảm nhận được phố phường dần rung chuyển vì dòng người hân hoan ùa ra ăn mừng từ từng ngõ ngách.

Ở hai đầu cầu đất nước, các cổ động viên Hà Nội và Sài Gòn cùng hòa vào một nhịp cảm xúc hân hoan. Mang trên tay họ là những "đạo cụ" không thể thiếu như kèn, trống, và cả nồi niêu xoong chảo được khuân thẳng từ bếp nhà ra mặt đường. Trẻ em, người già, và cả thú cưng cũng đã có mặt, tất cả đầu đã sẵn sàng cho một chuyến đi ồn ã vào màng đêm, tình yêu dân tộc của họ dâng cao hơn bao giờ hết. 

Những ai không theo dõi thể thao, hoặc thích sự tĩnh lặng có lẽ sẽ thấy phiền, thậm chí khó chịu vì "tập tục" ăn mừng vồn vã này của người Việt. Điều này cũng không khó hiểu, vì chẳng mấy khi mà huyết mạch giao thông Bắc Nam lại tắc nghẽn đến vậy. Và khi cả đất nước quyết định cùng thức trắng, thì gối chăn yên ấm cũng không át được tiếng còi và tiếng người, đưa giấc ngủ ngon đi xa tầm tay.

Ấy vậy nhưng với cư dân Sài Gòn và Hà Nội, mất ngủ một đêm cũng chẳng hề gì. Với họ, lần đi bão này không chỉ là đi bão. Sau hai năm đại dịch, cuối cùng người Việt cũng có dịp để say trong niềm vui cùng nhau. Lần đầu tiên trong rất lâu, chúng ta có thể quàng vai bá cổ những người bằng hữu xa lạ, mà không phải lo sợ về nguy cơ tiềm ẩn nào đó.

Hãy cũng nhiếp ảnh gia của Saigoneer đi vào "tâm bão" tại Hà Nội và Sài Gòn, và cảm nhận nhịp đập của tinh thần bóng đá Việt Nam qua loạt ảnh sau đây:

Hà Nội trong cơn bão

Năm anh em trên một chiếc xe tải. 

Start-up bán vuvuzela nhận vốn đầu tư từ cộng đồng.

Khởi nghiệp không khó.

Khi gia đình đưa đi bão nhưng bạn lại đam mê diễn nhạc kịch Những Người Khốn Khổ.

Không thấy biển ghi cấm đi bão nên chắc cũng không sao nhỉ?

Thời trang thu đông hay xuân hè đều đi bão được. 

Xin lưu ý, 9/10 bác sĩ khuyên dùng lăn khử mùi trước khi vào chốn đông người.

Sài Gòn trong cơn bão

Dress-code màu đỏ mà mặc màu vàng là sao vậy anh?

Không có cờ thì mình khua cây tạm vậy.

"Đời trẫm cứ bị đầy ải bởi mấy con sen hèn mọn. Khôn hồn thì hạ trẫm xuống, bằng không trẫm sẽ uy tác đại tiện lên buồng các ngươi." (Saigoneer xin khuyến nghị độc giả không đưa boss đi "quẩy" để tránh trường hợp trên.)

Đi đâu làm gì thì cũng phải uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhé!

Tai hại của việc đi bão là ngửi phải những mùi hương bí hiểm.

Em cún xinh nhưng hơi phá đội hình vì không mặc đồ đỏ.

1.001 cách cầm cờ khi chạy xe máy.

Cũng là cờ đỏ nhưng mà nó lạ lắm.

Bài viết liên quan

in Đời Sống

Sau một thập kỷ chờ đợi, cầu Thủ Thiêm 2 vươn mình trên sông Sài Gòn

Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ chờ đợi, người Sài Gòn đã được trải nghiệm vi vu ngắm hoàng hôn trên cầu Thủ Thiêm 2.

in Đời Sống

Bên trong chợ Nhật Tảo, chợ trời bán linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn

Đã từ lâu, khu chợ Nhật Tảo nằm giữa quận 10 và quận 11 đã trở thành trung tâm mua bán máy móc và linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn.

in Đời Sống

Bên trong lò rèn Thủ Đức giữ lửa truyền thống gia đình suốt 4 thế hệ

Chẳng ngoa khi nói làm việc tại một lò rèn tựa như đang ở Hỏa Diệm Sơn.

in Văn Hóa

Bên trong tháng Ramadan của cộng đồng Hồi giáo Châu Đốc

Cùng lúc Việt Nam bước vào chuỗi ngày lễ quốc gia dài hơi, cộng đồng người Hồi giáo trong nước cũng bắt đầu sự kiện quan trọng nhất năm với mình: tháng Ramadan.

in Ao Ta

Bản sắc văn hóa rực rỡ của người Hoa qua các công trình kiến trúc Chợ Lớn

Chợ Lớn bắt đầu hình thành khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn hơn 200 năm trước. Từ đó, khu vực này đã dần phát triển thành một trong những khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn.&nb...

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.