Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Sau một thập kỷ chờ đợi, cầu Thủ Thiêm 2 vươn mình trên sông Sài Gòn

Sau một thập kỷ chờ đợi, cầu Thủ Thiêm 2 vươn mình trên sông Sài Gòn

Lần đầu tiên sau gần một thập kỷ chờ đợi, người Sài Gòn đã được trải nghiệm vi vu ngắm hoàng hôn trên cầu Thủ Thiêm 2.

Bảy năm sau khi bắt đầu thi công, cầu Thủ Thiêm đã chính thức được khánh thành lúc 5 giờ chiều ngày 28/4. Đây là công trình rất được cư dân thành phố mong đợi, đặc biệt với khoản đầu tư đến 3.100 tỷ đồng — nhiều nhất trong các cây cầu ở Sài Gòn cho đến thời điểm hiện tại.

Về thông số, chiếc cầu có chiều dài gần 1.5km, sáu làn cho xe, và hai dải cho người đi bộ. Cầu bắc ngang qua sông Sài Gòn và nối liền quận 1 và TP. Thủ Đức, được kỳ vọng sẽ mang đến một phương án đi lại “mượt mà” hơn, cũng như giải tỏa áp lực cho những tuyến đường chủ chốt khác.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 chính thức bắt đầu vào tháng 2/2015. Khi ấy, công trình được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018, sớm bắt nhịp hai bờ của Sài thành. Thế nhưng, như hầu hết các dự án giao thông khác, cây cầu gặp phải nhiều trở ngại trong tiến độ do thiếu vốn và mặt bằng. Ngày “cắt ruy băng” trọng đại cứ thế mà bị trì hoãn vô thời hạn.

Quá trình xây dựng kéo dài của cầu Thủ Thiêm 2 cũng ảnh hưởng không ít đến mỹ quan thành phố. Khu vực Tôn Đức Thắng-Lê Duẩn đã trở thành một nút tắt giao thông của trung tâm do hệ thống lô cốt chồng chéo. Bên cạnh đó, 258 cây cổ thụ trên đường Tôn Đức Thắng, một trong những mảng xanh hiếm hoi của thành phố, cũng đã bị đốn hạ và di dời để làm mặt bằng xây dựng dạ cầu.

Tháng 8/2020, việc thi công chững lại hoàn toàn do nhiều vấn đề trong việc giải tỏa mặt bằng. Chỉ mãi đến tháng 4/2021, những vướng mắc ấy mới được gỡ bỏ. Đến tháng 9 cùng năm, cuối cùng những đốt dầm còn lại hoàn thành và cầu Thủ Thiêm 2 chính thức được hợp long.

Có mặt tại dốc cầu ngày mở cửa, Saigoneer ghi nhận rất nhiều người dân đang háo hức chờ cầu được thông xe. Một số đã chờ đến hai tiếng (và bảy năm) để có cơ hội trở thành những người đầu tiên được thưởng thức khung cảnh hoàng hôn đặc biệt này.

Vài phút sau khi những dải phân cách cuối cùng được đặt xuống, cầu đã sẵn sàng để đón đoàn người lưu thông — nô nức như đang trẩy hội. Chúng mình thấy những cặp đôi đang đèo nhau, những cụ già nắm tay ngắm cảnh trên cầu, và những em bé được cõng trên lưng cha mẹ. Vài người còn vẫy tay rất vui vẻ với nhiếp ảnh gia của Saigoneer.

Cùng Saigoneer chiêm ngưỡng khung cảnh hân hoan trong ngày khánh thành “biểu tượng mới” này của Sài Gòn qua loạt ảnh dưới đây, và cùng chúng mình mong chờ sự đổ bộ của hai nhân vật nữa là Thủ Thiêm 3 và 4 trong tương lai gần nhé.

Bài viết liên quan

in Đời Sống

'Cờ bay trăm ngọn cờ bay': Một đêm đi bão khó quên của người Hà Nội và Sài Gòn

Như nấm mọc sau mưa rào, "đi bão" đã trở thành một truyền thống bất hủ của người Việt trong mùa bóng đá.

in Đời Sống

Kho thực phẩm cho người có hoàn cảnh khó khăn đầu tiên của Việt Nam chính thức đi vào hoạt động

Là tổ chức hướng đến mục tiêu xóa đói và chống lãng phí lương thực, Food Bank Vietnam hay Ngân hàng Thực phẩm Việt Nam kết nối các đơn vị và cá nhân có thực phẩm đóng góp để chia sẻ với những người có...

in Đời Sống

Bên trong chợ Nhật Tảo, chợ trời bán linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn

Đã từ lâu, khu chợ Nhật Tảo nằm giữa quận 10 và quận 11 đã trở thành trung tâm mua bán máy móc và linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn.

in Văn Hóa

Bên trong tháng Ramadan của cộng đồng Hồi giáo Châu Đốc

Cùng lúc Việt Nam bước vào chuỗi ngày lễ quốc gia dài hơi, cộng đồng người Hồi giáo trong nước cũng bắt đầu sự kiện quan trọng nhất năm với mình: tháng Ramadan.

in Ao Ta

Bản sắc văn hóa rực rỡ của người Hoa qua các công trình kiến trúc Chợ Lớn

Chợ Lớn bắt đầu hình thành khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn hơn 200 năm trước. Từ đó, khu vực này đã dần phát triển thành một trong những khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn.&nb...

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.