Cùng lúc Việt Nam bước vào chuỗi ngày lễ quốc gia dài hơi, cộng đồng người Hồi giáo trong nước cũng bắt đầu sự kiện quan trọng nhất năm với mình: tháng Ramadan.
Tôi đã đến thăm thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang để tìm hiểu những truyền thống được các cư dân nơi đây thực hành vào tháng Ramadan. Cách trung tâm thành phố chỉ 3km là làng Châu Phong, nơi tập trung sinh sống của hơn 5.000 tín đồ Hồi giáo người Chăm. Dù là kẻ ngoại đạo, tôi đã được ngôi làng giang tay chào đón, và từ đó hiểu thêm về phong tục kiêng cữ, cầu nguyện, cũng như những sinh hoạt tôn giáo khác được thực hiện cho "tháng thứ 9."
Tôi di chuyển đến đến ngôi làng bằng một chiếc phà, lúc cập bến đã là 10 giờ sáng. Không khí lúc ấy được bao trùm bởi một cảm giác bình yên, có lẽ vì các tín đồ đều đã dành giấc sáng và trưa để nghỉ ngơi. Đến 4 giờ chiều, phố xá nơi đây dần trở nên bận rộn hơn, ai nấy đều tấp nập sửa soạn. Có người đang chỉnh lại y trang để đến thánh đường, người lại đang chuẩn bị sẵn thức ăn cho buổi "xả chay" — tức khi mặt trời lặn vào gần 6 giờ chiều.
Một cậu bé lấy tay che mặt khi thấy tôi chụp ảnh. Cha em đứng sau em, anh đang mua thức ăn để dùng khi "xả chay." Ở phía đằng xa, sau cả hai, là một lá cờ Việt Nam giương cao nhân kỉ niệm ngày thống nhất đất nước
Một tín đồ đang đứng trước thánh đường. Không khí trong làng lúc này vẫn tĩnh lặng vì mặt trời còn treo cao, người dân đang nhịn ăn và nghỉ ngơi trong nhà.
Một thiếu nữ (cùng mèo của mình) đang trên đường đi gặp bạn bè sau khi mặt trời đã khuất.
Thánh đường Jamiul Azhar, một trong 15 thánh đường Hồi giáo ở Châu Đốc, thu hút đến 250 tín đồ đến tham dự vào tháng Ramadan.
Theo truyền thống, khi mặt trời lặn, cánh đàn ông sẽ chuẩn bị một món ăn gần giống súp làm từ nước cốt dừa để mọi người dùng bữa "xả chay."
Làng Châu Phong có nhiều thánh đường, trong đó có cả thánh đường dành cho phụ nữ, nhưng nhiều người vẫn có thói quen cầu nguyện tại nhà.
Cánh cổng của thánh đường được xây từ năm 1730 là nhân chứng cho lịch sử và di sản Hồi giáo lâu đời tại làng Châu Phong.
Vì lý do sức khỏe, không hiếm khi các cụ già phải "xả chay" trước giờ chính thức.
Một bé gái cùng các cô dì tại thánh đường dành cho phụ nữ.
Một số tín đồ sống ở những nơi khác cũng bắt phà đến làng Châu Phong để tham gia cầu nguyện.
Trẻ em không cần phải nhịn ăn, nên các em vẫn được nô đùa trước nhà thay vì đến thánh đường như cha mẹ và anh chị.
Cô bé này đang mua hàng từ một tiệm tạp hóa. Có lẽ là món quà vặt mà em sẽ "đánh chén" ngay khi đến giờ "xả chay."
Hôm nay, chú Mohamad sẽ đảm nhiệm việc nấu bữa "xả chay" cho mọi người. Bữa tối lần này sẽ là món cháo mặn.
Vị Imam (người lãnh đạo) của thánh đường Jamiul Azhar xem đồng hồ để báo giờ "xả chay."
"Xả chay" không chỉ đơn thuần là ăn. Đó có thể là ngồi nhâm nhi ly cà phê, tận hưởng gió chiều cùng bạn bè bên vỉa hè.
Các em bé thắp nến vào một đêm khi tháng Ramadan gần kết thúc. Tôi được dân làng cho hay đây là truyền thống chỉ có ở Châu Phong, nến được thắp vì đẹp chứ không mang ý nghĩa sâu xa nào khác.
Theo quy tắc của Hồi giáo, các tín đồ phải làm sạch bản thân bằng nước trước khi bước vào thánh đường.
Giày của các tín đồ cũng phải được để bên ngoài.
Một cậu bé trên đường đến thánh đường vào ngày đầu tiên sau tháng Ramadan. Những chuyển động thường ngày của ngôi làng lại bừng dậy — mọi người có thể ăn, uống và trao nhau những thức quà một cách tự do.
Joanik Bellalou là một nhiếp ảnh gia tại Việt Nam. Độc giả có thể theo dõi các tác phẩm của anh tại đây.