Sài·gòn·eer

Back Xê Dịch » Ao Ta » Bản sắc văn hóa rực rỡ của người Hoa qua các công trình kiến trúc Chợ Lớn

Chợ Lớn bắt đầu hình thành khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn hơn 200 năm trước. Từ đó, khu vực này đã dần phát triển thành một trong những khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn. 

Nhờ làm ăn phát đạt, cư dân nơi đây bắt đầu tích của cất nhà. Chỉ trong vài chục năm, khắp Chợ Lớn đều có nhà cửa mọc lên san sát nhau, hầu hết đều xây theo kiến trúc thuộc địa và kiến trúc hiện đại (hay còn gọi là kiến trúc modernist). Đa phần các công trình của họ đều được xây dựng cầu kỳ và chắc chắn, rất nhiều vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Saigoneer đã có một chuyến tham quan nhỏ để chiêm ngưỡng cũng như ghi lại hình ảnh của di sản kiến trúc Chợ Lớn qua bài viết này.

Loạt ảnh của Saigoneer tập trung nhiều vào các tòa nhà, nhưng cũng có rất nhiều câu chuyện đặc biệt về đời sống và văn hóa của cư dân nơi đây đan xen trong đó. Chẳng hạn, chúng tôi đã đến một trong những quán cà phê gia đình lâu đời nhất thành phố, có truyền thống rang và pha chế cà phê hơn 70 năm. 

Bên cạnh đó, Saigoneer cũng có ghé thăm Đại học Y dược — một công trình được xây theo lối kiến trúc modernist đặc trưng (nhưng ít ai biết đến), cũng như viếng thăm chùa Bà Thiện Hậu — một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất ở Sài Gòn, nơi vẫn còn lưu giữ và thể hiện rõ bản sắc văn hóa của người Hoa Chợ Lớn.

Từ khi người Hoa đến định cư và lập nghiệp dọc bờ sông Sài Gòn vào hơn 200 năm trước, Chợ Lớn hình thành và dần dần phát triển thành khu phố phồn thịnh nhất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 20.  

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Đi 'Bách Bộ,' lần theo dấu tích lịch sử người Hoa qua các di sản kiến trúc Chợ Lớn

“'Bách Bộ' nghĩa là từ từ bước đi, thong thả ngắm nhìn. Đi như thế là khi thảnh thơi để cảm nhận đời sống. Đi với chủ đích chứ không phải chỉ đến một nơi nào đó. Để hòa vào đường phố và thấu hiểu lớp ...

Linh Phạm

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

Paul Christiansen

in Ao Ta

Vẻ đẹp mê hoặc nhìn từ trên cao của tháp Chăm Bình Định

Vượt qua những vòng xoay thời gian, những di sản kiến trúc của ngàn năm trước còn tồn tại đến ngày nay là mảnh ghép ký ức rõ nét nhất, gợi nhắc về những chương sử đã qua. 

in Đời Sống

'Cờ bay trăm ngọn cờ bay': Một đêm đi bão khó quên của người Hà Nội và Sài Gòn

Như nấm mọc sau mưa rào, "đi bão" đã trở thành một truyền thống bất hủ của người Việt trong mùa bóng đá.

in Văn Hóa

'Thấy đỏ là thấy Tết' tại Hải Thượng Lãn Ông, phố trang trí sầm uất giữa lòng Chợ Lớn

Dạo một vòng quanh khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn, tôi mới nhận ra chẳng ở đâu câu nói “thấy đỏ là thấy Tết” lại đúng như ở phố trang trí Hải Thượng Lãn Ông.

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.