Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Hóa » Dù có đi phương nào, nơi đâu có thùng xốp dán băng keo, ở đó có Việt Nam

“If you know, you know.” (Ai hiểu thì hiểu)

Đây là bình luận tôi tình cờ đọc được trên một diễn đàn mạng khi có người hỏi vì sao các chuyến bay từ Việt Nam lại mang theo nhiều thùng các loại trên băng chuyền đến vậy. Ai đã từng đứng chờ lấy hành lý với hành khách người Việt chắc hẳn đã được diện kiến loạt thùng các-tông hay xốp to nhỏ, nhưng lúc nào cũng phủ đầy tên họ, địa chỉ ở California hay Texas được viết bằng bút lông to bản. Thậm chí chính bạn có khi cũng đã từng ngồi soạn hay nhận được một chiếc thùng thân thương như thế.

Không khó để nhận ra vì sao chiếc thùng lại “phủ sóng” khắp năm châu như thế: vì vừa rẻ, vừa tiện lại vừa nhẹ hơn va-li, thùng trở thành phương tiện đắc lực giúp người ta đem quà về cho người thân, bạn bè xa phương. Trái cây khô, cá khô, mì, hạt các loại, bánh tráng, quần áo, tương mắm, gia vị nằm trong hàng ngũ những thức quà thường gặp nhất qua những chuyến bay. Và chiều ngược lại, nếu chiếc thùng được tái chế cho chuyến về, nó lại mang trong mình ít nhất vài hũ thuốc đau đầu, đau bụng cỡ đại từ siêu thị đồ sỉ Costco.

Có nhiều lý do để giải thích cho tình yêu dường như bất tận của người Việt với những chiếc thùng, hơn cả những quốc gia nơi người ta đi du lịch như đi chợ: cộng đồng người Việt hải ngoại đông đúc, tập trung tại nhiều đô thị khắp các châu lục; nguồn lực kinh tế phát triển nhưng không được phân chia đồng đều; và cả sự thiếu thốn về vật chất vào những thập kỷ ngay sau giải phóng.

Nói đi cũng phải nói lại, dù sự có mặt của những chiếc “thùng biết bay” đã trở nên quen thuộc với cả cộng đồng người nước ngoài, đôi lúc ta cũng nên dành chút thời gian để trân trọng những nét văn hóa tưởng chừng như rất tầm thường này. Thùng cạc-tông là hiện thân rõ rệt nhất của tính rộng rãi và quan hệ gia đình khăng khít của người Việt. Đó là cách người Việt bày tỏ tình cảm, qua hành động, qua hiện vật, qua cử chỉ thay vì những lời nói ngọt ngào của phương Tây. Đứng chờ chuyến bay hạ cánh ở sân bay Việt, có lẽ ta ít khi nghe được câu “ba mẹ nhớ con lắm” nói ra thành lời, nhưng chắc chắn sẽ cảm nhận được cái nhớ thương ấy trong chiếc thùng nặng trĩu quà cáp trên xe đẩy.

Ít phi trường nào trên thế giới có hẳn một quầy đóng gói, bọc thùng bằng ni-lông, cho nên sự có mặt của dịch vụ hết sức “bản địa” ở rất nhiều góc khắp Tân Sơn Nhất càng chứng tỏ rằng thói quen mang thùng đi bay đã trở thành nét văn hóa hằn sâu trong đời sống người Việt. Tôi không khỏi cảm thấy hơi ngại khi đi ngang quầy mỗi lần sửa soạn bay khỏi VIệt Nam. Tôi đi lững thững đến bàn check-in chỉ với một va-li kéo duy nhất, giữa biển thùng xốp, thùng cạc tông đủ kích cỡ. Tôi không phải người Việt, nhưng đúng ra tôi nên học tập “truyền thống” này sớm hơn, để bày tỏ tình yêu thương với chính gia đình tôi ở nơi xa, ít khi gặp mặt. Cho nên, trong những ngày cuối cùng trước khi về lại Sài Gòn, tôi đã ngồi lại suy ngẫm xem các bạn tôi ở đó sẽ thích cái gì, để bày tỏ qua chiếc thùng xốp rằng tôi mong muốn gặp lại họ như thế nào.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Về đâu cuốn lịch bloc trong thời đại smartphone?

Sống trên đời đã hơn 20 cái nồi bánh chưng, nhưng tôi chưa bao giờ phải mua một cuốn lịch bloc (hay còn gọi là lịch xé) cho bản thân dùng. Trong tâm trí của tôi, lịch là một thứ để mình mua tặng cho n...

Khôi Phạm

in Văn Hóa

Nắng mưa trên xe đẩy trái cây, món ăn vặt lâu đời nhất nhì Sài Gòn

Thế giới tự nhiên kỳ diệu rất phong phú những cách thu hút ánh nhìn: công đực xòe chiếc đuôi cánh quạt lung linh, từng chiếc lông vũ họa tiết đôi mắt như lúng liếng mời chào công cái; bạch tuộc đốm xa...

Khôi Phạm

in Snack Attack

Tản mạn về trà đá, vị cứu tinh của người Việt trong những ngày hè oi ả

Nếu như cà phê sữa đá là thứ không thể thiếu vào những buổi sáng lười biếng, thì một bình trà đá mát lạnh chính là lời hứa hẹn cho những bữa ăn ngon hết sảy.

in Văn Hóa

Tự chọn áo dài Tết, tôi tìm thấy mình trong hình ảnh nữ tính 'không truyền thống'

Trung học có lẽ là giai đoạn ẩm ương đối với hầu hết chúng ta, như những mô típ kinh điển trong các bộ phim tuổi mới lớn. Sinh ra và lớn lên tại Việt Nam và đã trải qua khoảng thời gian mài đũng quần ...

Paul Christiansen

in Đời Sống

Viết cho cửa van thủy lợi, 'kỳ quan' nhân tạo của Đồng bằng sông Cửu Long

Kìa, một chuỗi tòa tháp kín cổng cao tường, nội bất xuất, ngoại bất nhập! Phải chăng đây là thành lũy để cai quản một vùng đất lắm trộm cắp, cướp bóc như phim bom tấn hậu tận thế? Không phải đâu. Đó l...

Paul Christiansen

in Văn Hóa

Viết cho giai đoạn ẩm ương khi mọi vấn đề đều được hóa giải bằng câu 'Tết mà'

Tôi không ưa các thể loại lý do lý trấu.