Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Viết cho cửa van thủy lợi, 'kỳ quan' nhân tạo của Đồng bằng sông Cửu Long

Viết cho cửa van thủy lợi, 'kỳ quan' nhân tạo của Đồng bằng sông Cửu Long

Kìa, một chuỗi tòa tháp kín cổng cao tường, nội bất xuất, ngoại bất nhập! Phải chăng đây là thành lũy để cai quản một vùng đất lắm trộm cắp, cướp bóc như phim bom tấn hậu tận thế? Không phải đâu. Đó là cửa van thủy lợi đấy.

Thoạt nhìn từ xa, chuỗi cấu trúc cao sừng sững, tráp xi măng xám xịt trải dài trên cầu sông Cái Lớn ở tỉnh Kiên Giang dễ khiến người ta liên tưởng đến thế giới trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng. Nhưng thực chất, công trình kiến trúc di biệt này là một phần của dự án thủy lợi lớn nhất Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Nông thôn Kiên Giang chào đón du khách bằng một khung cảnh quen thuộc: những cánh đồng lúa bát ngát điểm xuyết lấm tấm vài ngôi mộ nhỏ và cánh cò trắng; những mái nhà lợp tôn xỉn màu, nhấp nhô bên bờ hệ thống kênh rạch chằng chịch, luôn văng vẳng tiếng ghe xuồng qua lại cùng chi chít trái cây. Giữa thiên nhiên dung dị bao trùm là vết tích của văn minh hiện đại: cửa hàng điện thoại di động, tạp hóa bán bột giặt mì gói, đại lý ô tô và bảng hiệu tiệm phân bón. Xe hàng rong nướng khoai lang. Võng treo lơ lửng trong các quán cà phê. Giày dép bám bùn đất đặt ở cửa những lớp học đơn sơ. Ai mà nghĩ được rằng khung cảnh dung dị của miền sông nước lại chính là nhà của dự án cơ sở hạ tầng hiện đại bậc nhất của Việt Nam.

Bắt đầu xây dựng từ năm 2019 và khánh thành vào năm 2022, dự án “siêu cống” Cái Lớn-Cái Bé trị giá 3,3 nghìn tỷ đồng được cấu thành từ các cửa van trên sông Cái Lớn và sông Cái Bé. Là bàn tay khổng lồ ra đời để phục vụ công tác khai thác đồng bằng, cái cửa van được dùng để kiểm soát nguồn nước và độ mặn của hơn 384.000 ha đất nông nghiệp, đồng thời hỗ trợ các khu vực địa phương ứng phó với thiên tai và biến đổi khí hậu. Dự án cũng từng vấp phải không ít lời ra tiếng vào, lo ngại rằng hoạt động của cửa van đang tiếp tay gây mất cân bằng sinh thái và duy trì mô hình nông nghiệp thiếu bền vững của khu vực.

Ảnh: Dân Việt.

Choáng ngợp. Tôi cảm thấy choáng ngợp biết bao khi đứng cạnh những tháp cửa van sừng sững ấy. Quy mô và kiến trúc của chúng là minh chứng cho kỹ năng sáng tạo và xây dựng của con người. Dự án này phần nào thể hiện mực độ phát triển của địa phương nông thôn Việt Nam. Nhiều người đã rất bất ngờ khi nhìn thấy những bức ảnh tôi chụp. Miền Tây còn ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu khác. Tôi có thể kể thêm nếu bạn muốn nghe, nhưng chỉ riêng những tháp cửa van này thôi cũng đủ cho thấy vùng đồng bằng này vẫn còn rất nhiều điều đáng khám phá.

Bài viết liên quan

Paul Christiansen

in Đời Sống

Viết cho túi bọc trái cây, 'chiến thần' diệt sâu bọ thầm lặng

Chuột, muỗi, rắn, rết, sâu, bọ và sên: một vùng đất càng trù phú thì lại càng được các đoàn thể, họ hàng nội ngoại của giống loài chuột bọ ưu ái.

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.

Paul Christiansen

in Di Sản

Diện kiến 'Xác ướp Xóm Cải,' thi hài nữ quý tộc bí ẩn ngay giữa lòng Sài Gòn

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao giữa lòng Sài Gòn lại có một xác ướp được trưng bày trang trọng chưa?

Khôi Phạm

in Đời Sống

Thư gửi người lạ mặt đã cùng ta trú mưa dưới dạ cầu ngày ấy

“Đừng trách móc cơn mưa; mưa giản đơn chẳng biết cách rơi về trời đâu.”— Vladimir Nabokov.

Paul Christiansen

in Văn Hóa

Viết cho giai đoạn ẩm ương khi mọi vấn đề đều được hóa giải bằng câu 'Tết mà'

Tôi không ưa các thể loại lý do lý trấu.

in Đời Sống

Viết cho những bình nước '0 đồng' giữa lòng thành phố

Những năm gần đây, tôi nghe nhiều tin tức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đời sống của người dân Việt Nam.