Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Thư gửi người lạ mặt đã cùng ta trú mưa dưới dạ cầu ngày ấy

“Đừng trách móc cơn mưa; mưa giản đơn chẳng biết cách rơi về trời đâu.”
— Vladimir Nabokov.

Mọi người ạ,

Cũng đã vài tuần rồi nhỉ, dạo này mọi người thế nào? Bé nhỏ con cô hôm ấy có đến lớp đúng giờ không? Anh ơi, mấy tô phở có kịp giao cho khách toàn vẹn không? Còn chú, giày phơi chắc đến giờ cũng đã khô rồi nhỉ? Con nhìn nước đổ vào chân chú lúc áo mưa bục chỉ con cũng thấy xót thay cho đôi giày da đẹp.

Con vẫn ổn, mọi người ạ — dẫu gấu quần ướt nhẹp, bánh xe đóng bùn, và đầu óc ong ong vì stress khi phải chạy xe dưới màn mưa — nhưng hơn ba thập kỉ lớn lên ở Sài Gòn đã trui rèn trong con bộ kĩ năng sống sót qua mùa mưa quê mình. Giờ khứu giác con nhạy đến mức có thể cảm nhận được vi phân tử mùi mưa trong không khí chỉ tích tắc trước khi con nước ào xuống đất, và con cũng đã khắc cốt ghi tâm lời dặn lòng rằng đừng láu táu cởi áo mưa ra khi thấy trời bắt đầu tạnh, mưa Sài Gòn ẩm ương thích trêu ngươi dân mình lắm. Còn nữa, để sẵn đôi dép tông trong cốp, sẵn sàng hoán đổi vị trí cho giày tây kị nước, luyện thuần thục cách vận áo mưa thần tốc chỉ trong 30 giây, và thấm nhuần niềm an yên rằng nước mưa là một thành tố tiên quyết của sự sống.

Con xin lỗi vì không biết tên mọi người, nhưng con nghĩ chắc chẳng ai nhớ con là ai đâu, cũng như cách con chẳng nhớ được ai là ai, trong những mảnh hình hài, thanh âm đẫm mùi đất ướt đang dần rã vụn trong kí ức. Chiếc dép Hello Kitty hồng, tiếng chuông tin nhắn điện thoại lanh canh, đâu đó nửa miệng nhoẻn cười ấm như nắng hè. Liệu ta có trở thành người thân thuộc nếu gặp nhau đâu đó ngoài kia giữa đô thị 10 triệu người này?

Mười lăm phút trong đời, ta đã ở đó, dưới dạ cầu bắc ngang qua dòng kênh, cùng co ro dưới trời mưa quần quật như đàn cá nhỏ nấp dưới bụng cá Ông. Những mảnh đời xa lạ, được Sài Gòn đẩy gần lại bên nhau vì quá bất cẩn, không chuẩn bị áo mưa khi tung hoành giữa mùa mưa dữ dội, và vì quá ướt lạnh để bận tâm đến cái lườm nguýt, cái bóp kèn cáu bẳn của đoàn xe vội vã bị người trú mưa chắn đường.

Con đã từng trải qua cảm giác là người trú mưa và người bóp kèn bực bội. Con đã từng vội vã tìm ngay gầm cầu gần nhất để dừng xe đại vì quên áo mưa, và con cũng đã nhiều lần la ó vì người ta trú mưa chắn hết đường xe đi. Nhưng có lẽ điều tất cả chúng ta nên hiểu rằng khi mưa tạnh, thì người ta cũng sẽ quên hết thôi. Tóc đã khô, vớ ẩm vào giỏ, một hớp cà phê nóng vào người đã đánh tan mọi phiền muộn ngoài mưa. Đi mưa Sài Gòn mùa này là trải nghiệm căng thẳng không chừa một ai, nên con tự nhủ mình nên chú ý bình tâm lại mỗi khi ngửa mặt nhìn trời, và những giọt mưa nhíu mắt nhìn lại. Có một tình bằng hữu nhem nhóm trong lòng những ai đã cùng trải qua khổ cực cùng nhau, và mười lăm phút cùng trú mưa chiều hôm ấy quả là một quãng thời gian đặc biệt, dẫu tình thân ấy chỉ tồn tại trong vài phút.

Thương mến,

Kẻ chạy mưa.

Bài viết liên quan

in Đời Sống

Bài tụng ca chia tay cụ bàng, 'người hàng xóm' đầu tiên tôi gặp

Tôi đội mưa chạy ra ngoài tầng trệt để hóng chuyện trong tò mò. Trước mắt tôi hiện lên các chú bác nhân viên công ích trong bộ đồng phục xanh, cam, người ướt đẫm vì cơn mưa nặng hạt. Họ đứng vây quanh...

Paul Christiansen

in Di Sản

Bưu điện Thành phố, Benjamin Franklin, và niềm tự hào nước Mỹ xa phương

Không khó để tìm thấy hiện thân của văn hóa Mỹ ở Sài Gòn.

Paul Christiansen

in Di Sản

Diện kiến 'Xác ướp Xóm Cải,' thi hài nữ quý tộc bí ẩn ngay giữa lòng Sài Gòn

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao giữa lòng Sài Gòn lại có một xác ướp được trưng bày trang trọng chưa?

Khôi Phạm

in Văn Hóa

Nắng mưa trên xe đẩy trái cây, món ăn vặt lâu đời nhất nhì Sài Gòn

Thế giới tự nhiên kỳ diệu rất phong phú những cách thu hút ánh nhìn: công đực xòe chiếc đuôi cánh quạt lung linh, từng chiếc lông vũ họa tiết đôi mắt như lúng liếng mời chào công cái; bạch tuộc đốm xa...

in Màn Ảnh

Từ 'Anh em nhà bác sĩ' đến Netflix: Phim Hàn là sợi dây gắn kết mẹ và tôi

Rất lâu trước khi series Squid Game của Netflix trở thành hiện tượng xuyên lục địa, đưa truyền hình Hàn Quốc lên bản đồ thế giới, khán giả châu Á, đương nhiên có cả Việt Nam, đã bị mê hoặc bởi hàng lo...

Paul Christiansen

in Đời Sống

Viết cho cửa van thủy lợi, 'kỳ quan' nhân tạo của Đồng bằng sông Cửu Long

Kìa, một chuỗi tòa tháp kín cổng cao tường, nội bất xuất, ngoại bất nhập! Phải chăng đây là thành lũy để cai quản một vùng đất lắm trộm cắp, cướp bóc như phim bom tấn hậu tận thế? Không phải đâu. Đó l...