Thời điểm đầu thế kỉ 20 khi Việt Nam vẫn còn là một thuộc địa của Pháp cũng là lúc xuất hiện những thước phim động đầu tiên trên thế giới. Lúc này, Sài Gòn và cả Việt Nam trở thành một chủ đề mà người Pháp rất quan tâm.
Tại Triển lãm toàn cầu Paris năm 1900, nhà nhân chủng học người Pháp Leon Azoulay đã giới thiệu 400 ống sáp thu âm – chứa các bài hát và giai điệu trong văn hoá các nước thuộc địa của Pháp, trong đó có Việt Nam. Những bản nhạc này gần đây được Trung tâm Nghiên cứu Âm Nhạc Học Dân Tộc của Pháp (CREM) số hóa và đưa lên các nền tảng trực tuyến.
Bài hát dưới đây, thu vào khoảng năm 1900 ở Paris, do một giọng ca nữ Sài Gòn thể hiện là một bản tình ca rất phổ biến thời bấy giờ.
Theo nhạc sĩ người Úc gốc Việt Nguyễn Lê Tuyên, hiện là giảng viên tại Đại học Quốc gia Australia, điều đáng chú ý chính là địa điểm của bản ghi âm này bởi lẽ số lượng các bản thu của âm nhạc Nam Bộ đầu thế kỉ 20 là rất ít ỏi – dựa trên các báo cáo của đài SBS ở Úc.
Thật đúng như vậy, hầu hết những bản thu trong kho lưu trữ của CREM về Triển lãm toàn cầu Paris 1990 đều có nguồn gốc từ miền Bắc nước ta. Tuy vậy, bài hát này cũng như một dấu chỉ để ta tìm hiểu thêm về những giai điệu của miền Nam hồi đầu thế kỷ 20.
Theo báo Thể Thao & Văn Hóa, bản tình ca đình đám này có tên gọi là Dân Ca Tình Yêu và nữ ca sỹ thể hiện nó cũng đồng thời là một diễn viên kịch và chuyên trị những “vai bi”.
Urbanist mời đọc giả cùng lắng nghe: CREM.
[Bản thu âm và hình ảnh: CREM]