Từ giữa thập niên 1990, quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam bắt đầu cho thấy những chuyển biến rõ rệt.
Trong loạt ảnh của nhiếp ảnh gia người Nhật Hiroji Kubota, những thay đổi ấy hiện lên từ các chi tiết quen thuộc: chợ đông người, nông sản bày bán khắp nơi, gà vịt nuôi số lượng lớn chờ mang ra thị trường, và trẻ con ngồi ăn phần cơm đầy đặn. Những lát cắt đời sống thường ngày, nhưng nói lên nhiều điều về tốc độ phát triển của cả đất nước lúc bấy giờ.
Bên trong một nhà máy tôm ở Cái Răng, Cần Thơ, năm 1996.
Không một nền văn hóa hay quốc gia nào mãi dậm chân một chỗ, nhưng có những giai đoạn mọi thứ thay đổi nhanh đến mức gần như không kịp ngoái đầu nhìn lại. Việt Nam những năm cuối thế kỷ 20 là một thời như thế. Chụp từ 1995 đến 1999, loạt ảnh ghi lại một Việt Nam đang chuyển mình giữa những hứa hẹn của nền kinh tế thị trường và những giá trị cũ vẫn còn bám rễ.
Thành thị và nông thôn, truyền thống và hiện đại, tất cả cùng tồn tại song song và va chạm nhau mỗi ngày. Ở đâu cũng thấy nhịp sống hối hả — từ công nhân trong nhà máy chế biến tôm ở Cần Thơ, người bán trái cây trên ghe ở miền Tây, đến trẻ em vùng cao chơi bên ruộng bậc thang. Ai cũng bận rộn, ai cũng đang cố gắng bám lấy một cơ hội để cuộc sống đỡ vất vả hơn.
Xưởng kẹo dừa bận rộn những ngày đón Tết.
Một buổi chợ họp dưới chân cầu Long Biên, Hà Nội.


Giờ cao điểm buổi sáng ở Hà Nội.
Diễu hành mừng ngày thống nhất tại TP. HCM, năm 1995.
Xe chở gia cầm thô sơ.
Nhà sư và chú tiểu ở một ngôi chùa tại Huế.
Nhà điêu khắc bên tác phẩm của mình.
Chợ nổi Phụng Hiệp, Cần Thơ.
Rau củ tươi sẵn sàng chờ khách ở miền Tây.
Tiểu thương buôn mía ở vịnh Hạ Long.
Nông dân cấy cày trên ruộng bậc thang.
Trẻ em người H’Mông ở vùng cao.
Nón bảo hiểm, quần tây, và đôi dép tổ ong "bất bại."
Đồ ăn nóng hổi ở chợ.
[Nguồn ảnh: RedsVN]