Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Chương » Thế giới văn học huyền ảo trong dự án minh họa 'Truyền Kỳ Mạn Lục'

Bộ tranh minh hoạ Truyền Kỳ Mạn Lục của chàng họa sĩ trẻ Hoàng Văn Tài đưa người xem đến thể giới huyền ảo của những áng văn xưa.

Văn chương và mỹ thuật là hai lĩnh vực vừa tách biệt, song hành vừa tương quan mật thiết khi đều được con người dùng để truyền tải những vẻ đẹp, nỗi buồn và những chiêm nghiệm, cảm nhận khó gọi tên từ cuộc sống.

Không ít tác phẩm đã ra đời từ cuộc đối thoại giữa hai ngôn ngữ nghệ thuật này như tranh ‘Ophelia’ lấy cảm hứng từ vở kịch Hamlet, hay tiểu thuyết Mật Mã Da Vinci từ bức chân dung 'Mona Lisa.'

Cũng lấy văn đàn làm nguồn cảm hứng, chàng sinh viên Hoàng Văn Tài đã cho ra đời dự án minh hoạ Truyền Kỳ Mạn Lục dựa trên tác phẩm văn học cùng tên của danh sĩ Nguyễn Dữ, từ đó thể hiện tình yêu với nét đẹp thi ca qua nét vẽ minh họa hiện đại.

Truyền Kỳ Mạn Lục là một tuyển tập truyện ngắn được viết bằng chữ Hán qua lối tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca. Tác phẩm ghi chép lại những câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền trong dân gian, lấy những yếu tố viễn tưởng, có phần hoang đường để phản ánh xã hội phong kiến, cũng như thể hiện niềm thương xót trước những nhân vật bị chèn ép lúc bấy giờ.

Dự án đã minh hoạ hai truyện ngắn tiêu biểu từ tác phẩm là 'Chuyện người con gái Nam Xương' và 'Chuyện tướng Dạ Xoa,' với những tuyến nhân vật tiêu biểu đại diện cho những số phận đáng thương trong xã hội phong kiến, như người phụ nữ đức hạnh nhưng lại bị lễ nghi hà khắc chèn ép (Vũ Nương) hay người tri thức nhưng lại bị thời cuộc trói buộc (Dĩ Thành).

Các tranh của dự án phần lớn được minh hoạ bằng hai tông màu tương phản là hồng cam và xám đen, dường như để làm rõ sự đối lập giữa các số phận và yếu tố trong Truyền Kỳ Mạn Lục. Tông nền xám đen bào trùm phản ánh hiện thực của thể chế Nho giáo khắc nghiệt, còn tông màu hồng cam là điểm sáng từ những nhân vật phúc hậu và những phép màu huyền ảo. 

Chia sẻ với Saigoneer, hoạ sĩ Hoàng Văn Tài cho biết anh đã ấp ủ mong muốn được chuyển thể Truyền Kỳ Mạn Lục thành tranh minh hoạ từ khi được học về tác phẩm này ở trung học cơ sở. Chàng họa sĩ chia sẻ cũng được truyền cảm hứng nhiều bởi những người đi trước: “Hai người thầy dạy vẽ của mình là người lớn tuổi nên mình được nghe rất nhiều câu chuyện và phong tục tập quán truyền thống. Mình nghĩ từ đó mà mình được truyền đam mê tìm tòi văn hóa thời xa xưa.”

Tài cũng cho biết, anh đã gặp khó khăn khi mới bắt đầu dự án vì là “một người sống trong thời hiện đại” và đã nhiều lần định đổi đề tài, nhưng rồi quyết định theo đuổi đến cùng vì “cảm giác đam mê đã thấm vào người.”

Bên cạnh đó, mỗi một câu chuyện trong Truyền Kỳ Mạn Lục lại là một bối cảnh, một triều đại khác nhau, nên việc xác định được thời kỳ để minh họa chính xác văn hoá, phong tục, và phục trang là cả một vấn đề. “Mình phải làm sao để phóng tác thêm các chi tiết lẫn hoa văn để cho câu chuyện sinh động hơn mà không làm sai đi cách ăn mặc lẫn đầu tóc người dân thời ấy,” Tài chia sẻ.

Để khắc hoạ chính xác những chi tiết ấy, anh chàng đã phải tìm hiểu và đối chiếu với vô số nguồn, từ các công trình nghiên cứu như Nghìn Năm Áo Mũ, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư đến các trang văn hoá lịch sử như Đại Việt Cổ Phong và Đại Nam Phục Ảnh.

Trước đó, Tài đã từng thực hiện một dự án khác về Truyền Kỳ Mạn Lục theo phong cách kỹ thuật số, nhưng không thấy hài lòng vì chưa làm toát lên được cái hồn của tác phẩm. Anh chàng đã tham khảo các dòng tranh lụa, tranh Đông Hồ của Việt Nam và tranh của các họa sĩ như Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh, v.v. rồi kết hợp với dấu ấn cá nhân để định hình phong cách mới, từ đó tạo nên nét vẽ hiện đại vừa thể hiện được tinh thần của những câu chuyện kỳ ảo vừa nổi bật các đặc điểm văn hóa dân tộc.

Tài bật mí rằng trong tương lai, sau anh sẽ tiếp tục theo đuổi các dự cá nhân về những đề tài mang tính tâm linh, có màu sắc huyền ảo, thậm chí mang âm hưởng của tôn giáo.

Cùng Saigoneer xem theo một số hình ảnh trong dự án sau đây:

[Ảnh: Hoàng Văn Tài/Behance]

Bài viết liên quan

Khôi Phạm

in Văn Chương

5 tựa sách bỏ túi cho bạn đọc yêu di sản văn hóa Việt Nam

    Trên hành trình thực hiện nội dung cho chuyên trang, Saigoneer đã may mắn được gặp gỡ nhiều cá nhân cùng chia sẻ “duyên nợ” và tình yêu với công cuộc khám phá Việt Nam. Bằng đam mê v...

Linh Phạm

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

in Văn Chương

Gói ghém kho tàng văn học đồ sộ Việt Nam trong cạc bo góc của Nhã Tự

Bắt nguồn từ văn hóa thần tượng Hàn Quốc, những chiếc “cạc bo góc” (photocard — thẻ in hình nghệ sĩ) được nhiều người trẻ sưu tầm bởi sự nhỏ gọn và xinh xắn của chúng. Nắm bắt được trào lưu này, Nhã T...

in Văn Chương

Thời thơ ấu màu xanh trong 'Cây bàng của cha' qua ngòi bút Nguyễn Phan Quế Mai

Bài thơ được trích từ Tập 1 của tuyển tập văn học In My Ear, Your Voice Still Flickering // Bên tai tôi, giọng người vẫn chờn vờn do Saigoneer phối hợp cùng Hội Sách Miami (Miami Book Fair) chọn lọc. ...

in Văn Chương

Tập san 'Áo Trắng' ngừng xuất bản sau hơn 30 năm hoạt động

Quyết định đình bản của tập san Áo Trắng, diễn đàn văn học được yêu mến của thế hệ độc giả trẻ, đã để lại nhiều tiếc nuối cho cộng đồng viết lách cũng như bạn đọc.

in Văn Hóa

Đi 'Bách Bộ,' lần theo dấu tích lịch sử người Hoa qua các di sản kiến trúc Chợ Lớn

“'Bách Bộ' nghĩa là từ từ bước đi, thong thả ngắm nhìn. Đi như thế là khi thảnh thơi để cảm nhận đời sống. Đi với chủ đích chứ không phải chỉ đến một nơi nào đó. Để hòa vào đường phố và thấu hiểu lớp ...