Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Môi Trường » Cơm gạo lúa nổi, khô cá đồng, giỏ lục bình đan tay: Bình dị, đơn sơ nhưng đặc biệt quan trọng với hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long

Có lẽ với nhiều người, hai từ “mùa lũ” sẽ gợi lên những hình ảnh về tàn phá và thiệt hại. Nhưng với Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), “mùa lũ” còn có nghĩa là nguồn sống.

Chu kỳ lũ hàng năm ở ĐBSCL mang phù sa bồi đắp những cánh đồng, cá tôm đổ về theo con nước là sinh kế của hàng ngàn hộ dân khu vực đồng bằng châu thổ. Nơi đây còn được gọi là "vựa lúa", “vựa cá" lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên, việc chu kỳ lũ bị đảo lộn do biến đổi khí hậu và quản lý đất, nước không bền vững đang đe dọa nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên thiên nhiên và tương lai khu vực.

Giữ sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực, ĐBSCL đóng góp ba vụ lúa mỗi năm cho Việt Nam, và vụ lúa thứ ba được trồng vào thời gian lũ về tới đồng bằng. Để trồng được lúa trong mùa lũ, người dân cần xây dựng hệ thống đê điều để ngăn nước lũ và sử dụng lượng lớn thuốc trừ sâu cùng phân bón. Đê ngăn làm mất nguồn phù sa về với đồng ruộng. Thuốc trừ sâu và phân bón gây ô nhiễm nguồn nước, m đầu độc các quần thể thủy sinh địa phương, khiến đất đai cạn kiệt chất dinh dưỡng, không có đủ thời gian để phục hồi. Việc canh tác lúa ba vụ đã trở nên phổ biến và được áp dụng suốt nhiều thập kỷ. Hậu quả là, năng suất lúa giảm, nước lũ không về được đồng bằng, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho cả khu vực hạ lưu.

May mắn thay, chúng ta vẫn còn cơ hội xoay chuyển tình thế. Bằng cách chuyển đổi mô hình canh tác vụ lúa thứ ba theo hướng thuận tự nhiên, cho phép nước lũ tràn về đồng bằng, mang phù sa bồi đắp đồng ruộng có thể cải thiện chất lượng và độ cao của đất, giảm nguy cơ sụt lún và bị nhấn chìm. Nhận thấy tầm quan trọng của các giải pháp dựa vào thiên nhiên trong việc phục hồi hệ sinh thái nông nghiệp và mang lại cơ hội kinh tế cho cộng đồng bà con, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) đã triển khai dự án CRxN Mekong tại hai xã Vĩnh Đại và Thạnh Hưng, tỉnh Long An. CRxN Mekong hỗ trợ bà con nông dân canh tác trồng giống lúa nổi và nuôi cá trên cánh đồng ngập lũ, đồng thời cung cấp cơ hội tài chính để bà con tham gia các hoạt động kinh tế có trách nhiệm. Saigoneer đã đến thăm hai xã Vĩnh Đại và Thạnh Hưng để tìm hiểu rõ hơn về chương trình này.

Trên đường tới xã Vĩnh Đại và Thạnh Hưng (tỉnh Long An), những khung cảnh đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long lần lượt hiện ra trước mắt chúng tôi. Những cánh đồng xanh mướt trải dài tới cuối chân trời. Những đàn cá lội tung tăng dưới ao. Những phụ nữ tỉ mẩn đan giỏ lục bình và làm lợp bắt cá. Từng phương diện của dự án đều được thiết kế cẩn trọng để hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường, đồng thời phù hợp với lối sống của người dân địa phương.

Tại xã Thạnh Hưng, chúng tôi có cơ hội được nếm món khô cá đồng chiên tươi ngon, dai dai và mang vị ngọt đậm đà. Cá được thả nuôi tự nhiên trong ruộng lúa vào mùa lũ. Trong suốt quá trình canh tác, người dân không cần bổ sung thức ăn mà cá sẽ tự kiếm ăn từ rong rêu, rơm rạ, lúa chét từ vụ trước. Món ăn này là ví dụ hoàn hảo về cách dự án CRxN Mekong vận hành các giải pháp thuận thiên . Thay vì đắp đê ngăn lũ để trồng lúa và bơm hóa chất độc hại, dự án tài trợ các giống và lưới, khuyến khích người dân địa phương tận dụng diện tích ruộng để nuôi cá.Sau khi thu hoạch, dự án cung cấp máy móc, thiết bị để làm sạch và sấy khô cá bằng máyvà hút chân không. Sản phẩm cuối cùng được bán ở các chợ trong vùng hoặc phân phối trong nước thông qua sáng kiến Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, Once Product) tại Việt Nam.

Sau khi thưởng thức món cá khô chốt chiên, Saigoneer tiếp tục khám phá những hoạt động ở quy mô nhỏ hơn. Hỗ trợ phụ nữ địa phương là mục tiêu quan trọng của CRxN Mekong. Ghé thăm một gia đình tại xã Vĩnh Đại, chúng tôi chứng kiến đôi bàn tay thoăn thoắt của chị chủ nhà khéo léo đan những sợi lục bình khô thành các mặt hàng thủ công như giỏ, khay, hộpvà nhiều vật dụng khác. Đã có 37 chị em phụ nữ tại xã Vĩnh Đại tham gia sáng kiến biến lục bình - loài cây nổi tiếng với khả năng xâm lấn và gây hại - thành sản phẩm có giá trị thương mại p. Sáng kiến này không chỉ giúp "dọn sạch" lục bình trong các con kênh mà còn tạo nguồn thu nhập cho chị em phụ nữ địa phương trong thời gian nhàn rỗi. CRxN Mekong cũng tổ chức các buổi đào tạo về những chủ đề như bạo lực gia đình với sự tham gia của chuyên gia từ các trường đại học trong khu vực, hay hỗ trợ khoản vay không lãi suất thông qua quỹ quay vòng cho 25 phụ nữ tại địa phương.

Ngôi nhà chúng tôi ghé thăm được bao quanh bởi cánh đồng lúa nổi - sáng kiến quan trọng nhất của dự án CRxN Mekong. Bữa cơm hàng ngày của nhiều người Việt không thể thiếu loại gạo trắng truyền thống. Tuy nhiên, mỗi vùng miền từng có giống lúa đặc hữu riêng với khả năng thích ứng với điều kiện ngập lụt cụ thể của từng khu vực. Mặc dù không cho năng suất cao như lúa thông thường, lúa nổi có khả năng sinh trưởng tốt trong mùa lũ khi nước cao tới đâu, thân lúa vươn lóng vượt lên mặt nước tới đó. Lúa nổi không đòi hỏi hóa chất độc hại hay chặn đê để lớn, nên người nông dân có thể trồng và thu hoạch lúa theo cách thân thiện với môi trường. Trồng lúa nổi trong mùa lúa giúp đất đai có thời gian "nghỉ ngơi" và phục hồi sau 2 vụ lúa làm việc "mệt nghỉ".

Bên cạnh đó, CRxN Mekong đã đầu tư máy bay không người lái nông nghiệp với tải trọng lên đên 50kg nhằm hỗ trợ bà con trong các công việc đồng áng. Dự án đã bàn giao 02 máy bay nông nghiệp không người lái cho HTX Dịch vụ Lúa Mùa Nổi và HTX Nông nghiệp Thạnh Phát huyện Tân Hưng đồng thời đạo tạo 2 phi công trên mỗi HTX để vận hành những máy bay nông nghiệp này.

Nước trong đồng lúa nổi là môi trường lý tưởng để nuôi cá vì không có thuốc trừ sâu. Nghề nuôi cá chốt, cá lóc và các loài cá địa phương không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn mà còn giảm thiểu các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và vô trách nhiệm trong khu vực.

Trên đường đến Long An, chúng tôi dừng chân tại một quán ăn bình dân ven đường. Bữa trưa với cơm lúa gạo nổi nấu cùng hạt sen, cá lóc chiên và cá lóc nướng càng thêm ngon miệng và đáng nhớ với tình cảm nồng hậu và chất của bà con nông dân. Chuyến đi đã giúp chúng tôi hiểu hơn về độnglực thúc đẩy WWF thực hiện dự án này. Đơn sơ, bình dị, nhưng các sản phẩm của dự án đều gắn liền với đời sống của người dân địa phương, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên. Dù còn nhiều khó khăn, CRxN là minh chứng cho nỗ lực bền bỉ của WWF trong việc xây dựng một tương lai nơi con người và thiên nhiên, cùng chung sống hài hòa.

Climate Resilient by Nature (CRxN) là một sáng kiến của Chính phủ Úc, hợp tác với WWF-Úc, nhằm thúc đẩy một cách công bằng và toàn diện các giải pháp dựa vào thiên nhiên để ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Dự án tại Việt Nam được tài trợ bởi Chương trình Đối tác Mekong Australia – Nước, Năng lượng và Khí hậu.

Bài viết liên quan

in Môi Trường

WWF-Việt Nam đồng hành cùng bà con Đồng bằng sông Cửu Long chống biến đổi khí hậu với các mô hình sinh kế thuận tự nhiên

“10 năm trước bắt được 10 con cá thì giờ chỉ bắt được 4-5 con,” anh Nguyễn Văn Dê — người dân xã Vĩnh Đại, tỉnh Long An — cho biết.

in Môi Trường

Năng lượng mặt trời: Điểm giao thoa giữa lợi ích kinh tế và nỗ lực bảo vệ môi trường

Việc những tấm pin mặt trời xuất hiện trên các mái nhà, văn phòng, nhà máy tại Việt Nam có thể là dấu hiệu cho thấy sự tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch và thân thiện với môi trường của các gia đì...

in Môi Trường

Startup tìm cơ hội trong ứng phó với biến đổi khí hậu: Tăng cường đầu tư trạm sạc, thúc đẩy sự phát triển của ngành xe điện tại Việt Nam

Mỗi ngày, lớp sương mù dày đặc che khuất đường chân trời đã trở thành hình ảnh quen thuộc với những người tham gia giao thông tại Sài Gòn. Người dân có thể dễ dàng nhận ra mức độ ô nhiễm không khí qua...

in Môi Trường

Tư duy và sống bền vững, liệu có khả thi?

Dù túi vải thường được quảng cáo là lựa chọn thân thiện với môi trường, quá trình sản xuất chúng đòi hỏi nhiều năng lượng và nước đến mức bạn phải sử dụng một chiếc túi vải ít nhất 7.000 lần để nó thự...

Paul Christiansen

in Môi Trường

Vai trò của Pin cát trong công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu

Bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm “pin cát” chưa?

in Resort

Trải nghiệm kỳ nghỉ thanh bình bên bờ biển tại Danang Marriott Resort & Spa

Bạn mong đợi điều gì ở một khu nghỉ dưỡng?

Đồng Sáng Tạo

in Resort

Trải nghiệm kỳ nghỉ thanh bình bên bờ biển tại Danang Marriott Resort & Spa

Bạn mong đợi điều gì ở một khu nghỉ dưỡng?

in Resort

Biệt thự ven biển Non Nước - chốn sum vầy lý tưởng giữa thiên nhiên tuyệt mỹ miền Trung

Nép mình trong một góc yên bình của khu nghỉ dưỡng, khu vườn xanh mát là minh chứng cho tâm huyết của Danang Marriott Resort & Spa, Non Nuoc Beach Villas trong việc kiến tạo một chốn nghỉ chân thanh b...

in Giáo Dục

Trường Quốc tế Sài Gòn Úc đầu tư cải tạo cơ sở vật chất, khẳng định tầm quan trọng của thiết kế lớp học trong việc giáo dục trẻ

Theo một nghiên cứu năm 2018 của Đại học Salford tại Manchester, môi trường lớp học được thiết kế một các tinh tế và khoa học có thể cải thiện tiến độ học tập của trẻ lên tới 16%. Các nhà nghiên cứu v...

in Resort

Tết Ất Tỵ - ti tỉ niềm vui cho cả nhà tại The Grand Ho Tram

Không gian đẳng cấp nhưng vẫn trọn vẹn không khí Tết cổ truyền với chuỗi hoạt động giải trí - ẩm thực - nghỉ dưỡng đậm chất Việt - đây chính là sự giao thoa và hoà hợp khéo léo giúp “Quận Vui” The Gra...

in Dịch Vụ

Nhận diện thực phẩm hữu cơ chất lượng: Những tiêu chuẩn bạn cần biết cho lần mua sắm tiếp theo

Có nhiều sản phẩm tự đưa ra tuyên bố là thực phẩm sạch, an toàn, thân thiện với môi trường hoặc bền vững. Nhưng làm thế nào để người tiêu dùng biết được tuyên bố đó có chính xác hay không?

in Giáo Dục

Trường Tiểu học Việt Nam Tinh Hoa: Khi nền giáo dục vượt trội khoác lên mình một bản sắc mới

“Thương hiệu mới là sự phản ánh chân thực hơn về bản sắc của chúng tôi: khởi nguồn từ Việt Nam, nhưng vẫn mang trong mình những thế mạnh của nền giáo dục từ Trường North London Collegiate. Dù có thể d...