Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Màn Ảnh » Viết cho giọng thuyết minh phim bộ Hàn Quốc, âm thanh 'lo-fi' của tuổi thiếu niên

Viết cho giọng thuyết minh phim bộ Hàn Quốc, âm thanh 'lo-fi' của tuổi thiếu niên

Lúc còn nhỏ, nhà tôi có một chiếc TV trong tình trạng dở dở ương ương, đôi lúc ngồi xem thì màn hình bỗng dưng tối đen, mặc dù âm thanh thì vẫn nghe được như thường. Để khắc phục, nhà tôi phải tắt đi bật lại TV vài lần, nhưng đôi khi thấy phiền quá nên chúng tôi cũng mặc kệ. Bố mẹ tôi thường dùng chiếc TV này trong các bữa cơm gia đình để xem mấy kênh truyền hình chiếu phim Hàn Quốc. Nên mỗi khi tôi hồi tưởng về tuổi thơ, tôi vẫn nhớ văng vẳng những âm thanh của những người lồng tiếng các bộ phim Hàn Quốc.

Giai đoạn thập niên 2000, giữa làn sóng Hallyu, có rất nhiều phim truyện Hàn Quốc được phát sóng trên truyền hình quốc gia. Những bộ phim đời cũ hơn thường sẽ có giọng của một người phụ nữ thuyết minh xuyên suốt. Sau này, khi kĩ thuật lồng tiếng phát triển hơn, mỗi nhân vật trong phim sẽ được lồng một giọng đọc riêng biệt và có biểu cảm đa dạng hơn.

Thuở ấy tôi không hứng thú lắm với phim Hàn như bố mẹ, vì tôi cảm thấy giọng đọc thuyết minh nghe hơi đơn điệu, lại thêm những chủ đề gia đình rối rắm mà tôi không hiểu lắm vì lúc ấy còn nhỏ. Tôi chỉ mê mỗi mấy kiểu cháy nổ như phim hoạt hình hay phim siêu nhân Nhật Bản. Phải đến một thời gian dài sau đó, tôi mới có nhiều tiếp xúc với phim Hàn, nhưng theo một cách khác biệt hơn. Lúc ấy tôi đã có phòng riêng, và bố mẹ tôi có để một cái TV cũ trong phòng. Tôi dần có thói quen mở mấy bộ phim Hàn lồng tiếng khi đang làm bài tập hay làm việc gì đó khác, đơn giản là vì khi nghe những giọng nói đã quen thuộc từ nhỏ, và nghe những nhân vật trong phim hàn huyên về cuộc sống hằng ngày, những âm thanh đó làm tôi cảm thấy dễ chịu.

Tên tôi là Kim Sam Soon (2005) và Bản tình ca mùa đông (2002) là hai bộ phim Hàn đình đám của thập niên 2000. 

Nhưng rồi một thời gian sau, thói quen này cũng dần dừng lại khi tôi đã có laptop riêng. Nếu tôi cần âm thanh dễ chịu trong phòng, tôi có thể dễ dàng lên YouTube bật “lofi hip hop radio - beats to relax/study to.” Mọi thứ khá lá thuận tiện, chỉ trừ cái là mấy bộ phim lồng tiếng sến rện ngày xưa chẳng biết phải tìm ở đâu trên internet.

Đến tận bây giờ, lâu lâu tôi mới may mắn gặp lại những âm thanh quen thuộc ngày đó, thường là vào những dịp ghé thăm họ hàng lớn tuổi, vì họ vẫn còn dùng TV truyền hình cáp cũ. Khi nghe những âm thanh đó đôi khi tôi lại nhớ man mác về những bữa cơm gia đình hồi còn nhỏ và căn phòng của tôi lúc tuổi teen, cái thời mà nỗi lo lớn nhất trong cuộc đời chỉ làm bài tập về nhà và học thuộc bài để mai kiểm tra.

Bài viết liên quan

in Ẽplain

Từ 'Oh Chế' đến 'Lửa hận thù' — Lược sử văn hóa K-pop chế tại Việt Nam

Ký ức của tôi về những năm cấp 2 thường xuất hiện giọng hát vịt cồ của lũ bạn, luôn mồm oang oang một đoạn điệp khúc ngô nghê: “Mày rửa chén, tao lau nhà.”

in Văn Hóa Ẩm Thực

Từ Hàn đến Việt, chuyện bánh đồng xu và kỉ niệm về tiền mặt trong thời đại số

Đã có giai đoạn tôi ăn bánh đồng xu thay cho cơm bữa.

in Di Sản

Dấu ấn lịch sử Việt-Hàn qua ngôi đình tại Công viên Hòa Bình

Ngôi đình màu xanh ở Công viên Hòa Bình, Quận 5, từ lâu đã là một dấu mốc quen thuộc với người dân ở khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn. 

Khôi Phạm

in Ăn

Hẻm Gems: Giải nhiệt cùng mì lạnh trứ danh của phố người Hàn Quận 7

Như cái cách hai nhân vật chính trong phim tình cảm gặp gỡ lần đầu, những lần đầu của tôi và các món ăn xa lạ thường bắt đầu bằng một tai nạn nào đó khiến tôi phải “nhục như con cá nục.”

in Đời Sống

Viết cho những bình nước '0 đồng' giữa lòng thành phố

Những năm gần đây, tôi nghe nhiều tin tức về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên đời sống của người dân Việt Nam.

in Văn Hóa

Về đâu cuốn lịch bloc trong thời đại smartphone?

Sống trên đời đã hơn 20 cái nồi bánh chưng, nhưng tôi chưa bao giờ phải mua một cuốn lịch bloc (hay còn gọi là lịch xé) cho bản thân dùng. Trong tâm trí của tôi, lịch là một thứ để mình mua tặng cho n...