Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Tuyệt phẩm vô giá cần lưu giữ: Cầu thang khảm gạch Mosaic của Thương xá Tax Sài Gòn

Vào khoảng tháng 6 năm 2014, thông tin về kế hoạch phá bỏ tòa Thương Xá Tax Sài Gòn để xây một tòa tháp cao 43 tầng bắt đầu lan rộng. Khi tin này đến tai các nhà bảo tồn, họ nhanh chóng lập một kiến nghị dịch trực tuyến thu hút gần 3.500 chữ ký, để phản đối quy hoạch này.

Sau khi nhận kiến nghị này, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã nói trong thông báo ngày 23 tháng 10 năm 2014 và thông báo ngày 24 tháng 11 năm 2014 công bố rằng sẽ giữ nguyên thiết kế và kiến trúc cả bên trong lẫn bên ngoài của Thương Xá Tax Sài Gòn. Dù vậy, sáu tháng sau quyết định này, số phận của tòa nhà và cả cầu thang khảm gạch mosaic nơi đây vẫn khá mông lung. 

Sau khi nhà nước nhận kiến nghị này, vào ngày 21 tháng 1 năm 2015, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, ông Hứa Ngọc Thuận đã công bố trong một cuộc phỏng vấn với báo Thanh Niên rằng “TP.HCM thống nhất bảo tồn một số hạng mục Thương xá Tax.” Theo đề xuất của Ban Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định bảo tồn một số hạng mục thiết kế bên trong lẫn bên ngoài tòa Thương Xá Tax Sài Gòn và sẽ kết hợp những hạng mục này với bản thiết kế của tòa tháp 43 tầng mới.

Mặt tiền của Thương xá Tax khi xưa.

Các hạng mục được chọn để bảo tồn bên trong công trình bao gồm sảnh chính và không gian thông sảnh giữa tầng trệt và tầng một, tay vịn bằng đồng nguyên bản, lan can, thảm gạch mosaic ở cầu thang, và các biểu tượng gà trống và hình quả cầu được đúc bằng đồng.

Gà trống bằng đồng của tòa Thương xá Tax. Ảnh của Dona Đỗ Ngọc. 

Trong khi đó, phương án bảo tồn bên ngoài công trình bao gồm các bảng hiệu Trung tâm Thương Xá Tax Sài Gòn cũ, các mái hiên dọc theo vỉa hè, đồng thời một số đường nét kiến trúc của mặt tiền được thiết kế ban đầu sẽ được kết hợp vào bản thiết kế mới, đặc biệt là mái vòm ở góc đại lộ Lê Lợi và Nguyễn Huệ..

Đề xuất của Ban Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cũng ​​cho rằng mặt tiền mới của tòa tháp 43 tầng nên được thiết kế “theo kiểu kiến ​​trúc của tòa Thương xá Tax vào năm 1924, để phù hợp với các tòa nhà có giá trị kiến ​​trúc và lịch sử tương đương trong khu vực, như tòa Ủy ban Nhân dân thành phố, nhà hát thành phố, và chợ Bến Thành … nhằm lưu giữ và bảo tồn những kí ức của Sài Gòn xưa, và những giá trị về lịch sử và văn hóa cho các thế hệ sau này.””

Hình ảnh trên không của Thương xá Tax vào năm 1930.

Ngoài những ý kiến trên, chính quyền thành phố cũng dự định cho các chuyên gia tư vấn thiết kế đề xuất bảo tồn thêm một số hạng mục khác của tòa nhà, nhằm nâng cao giá trị lịch sử, thẩm mỹ và kiến trúc của tòa nhà mới

Ông Thuận giải thích rằng công trình được giám sát bởi Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Xây dựng, Viện Nghiên cứu phát triển, Hội Kiến trúc sư Thành phố Hồ Chí Minh và chủ sở hữu tòa nhà SATRA. Họ sẽ "làm việc với các chuyên gia tư vấn thiết kế để nghiên cứu và kết hợp các giải pháp bảo tồn vào kế hoạch xây dựng cơ ngơi mới cho tòa Thương Xá Tax."

Cầu thang của Thương Xá Tax. Ảnh của Dona Đỗ Ngọc.

Tuy nhiên, việc bảo quản thảm gạch mosaic và cầu thang khảm sẽ gây ra một số vấn đề lớn cho đội ngũ thiết kế. Để đưa cầu thang khảm vào tòa nhà mới, trước tiên, toàn bộ cầu thang phải được dỡ bỏ, cất giữ và sau đó phục hồi. Đây chắc chắn sẽ là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao về bảo tồn của nước ngoài.

Bài viết “Thảm Gạch Mosaic Cầu Thang Thương Xá Tax Sài Gòn: một kiệt tác Maroc bị lãng quên” (The Saigon Tax Trade Center Mosaic Staircase: A Forgotten Moroccan Masterpiece) của Trần Thị Vĩnh Tường, thành viên của Đài Quan Sát Di Sản Sài Gòn, cho rằng cầu thang khảm thực sự là một tác phẩm độc đáo và vô cùng có giá trị mang phong cách Ma-rốc và cần được xử lý rất cẩn thận.

Theo Vĩnh Tường cho biết: “Thật khó để tưởng tượng việc phá bỏ cầu thang khảm và cả tòa nhà. Người dân Sài Gòn tin rằng Ủy ban Nhân dân Thành phố sẽ thực hiện tốt lời hứa của mình để đảm bảo rằng tác phẩm nghệ thuật văn hóa này sẽ được bảo tồn cho các thế hệ tương lai. Ngoài ra, công việc bảo tồn cầu thang khảm đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, và Việt Nam cần kêu gọi sự hỗ trợ từ các chuyên gia bảo tồn ở nước ngoài.”

Vào ngày 12/10/2016, dự án xây dựng tòa nhà thương mại 43 tầng có lối kết nối vào nhà ga của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên được xây dựng trên nền của Thương xá Tax cũ chính thức được triển khai. Sự kiện đã gây nhiều tiếc nuối với những người yêu kiến trúc Sài Gòn xưa.

Tim Doling là tác giả của cuốn sách The Railways and Tramways of Viet Nam (White Lotus Press, 2012) và các sách hướng dẫn lịch sử Exploring Huế (Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2018), Exploring Saigon-Chợ (Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2019) và Exploring Quảng Nam (Nhà Xuất Bản Thế Giới, Hà Nội, 2020). Để biết thêm thông tin về lịch sử Sài Gòn, hãy truy cập trang web của Tim, www.historicvietnam.com.

Bài viết liên quan

in Di Sản

Trương Văn Bền và câu chuyện về Xà Bông Cô Ba

Từng là một trong những thương hiệu hàng Việt có tiếng nhất khu Sài Gòn – Chợ Lớn, xà bông cô Ba là thành tựu to lớn nhất gắn liền với sự nghiệp kinh doanh lẫy lừng của doanh nhân tài ba Trương Vă...

in Di Sản

Tìm lại ký ức về tàu điện leng keng của Hà Nội xưa

Lần đầu tiên lên kế hoạch cho một mạng lưới xe điện trên toàn thành phố vào năm 1894, nhiều người nghĩ rằng Hà Nội sẽ xây dựng mạng lưới giống Sài Gòn, và sử dụng các đầu máy hơi nước để kéo tàu ...

in Di Sản

'Cổng Thành Gia Định' 1913: Cánh cổng dẫn vào hư không

Một số trang web du lịch cho rằng một trong những cánh cổng của Thành Gia Định xưa vẫn còn tồn tại đến nay, và nằm ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Phan Đăng Lưu ở Quận Bình Thạnh, gần Lăng Lê Văn Duyệt. Tuy ...

in Di Sản

5 công trình thể hiện bản sắc của kiến trúc hiện đại Việt Nam

Dạo quanh bất kỳ con phố nào ở trung tâm Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sự hòa trộn thú vị của các phong cách kiến trúc. Những tòa nhà chọc trời theo phong cách quốc tế, mang vẻ đẹp hiện đại nhưng có...

in Di Sản

Bên trong nhà nguyện cổ 160 tuổi tại Sài Gòn

Nằm bên trong Đại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn là một nhà nguyện cổ trăm năm vẫn còn tồn tại.

in Di Sản

Bí ẩn trại giam Chí Hòa được xây theo trận đồ bát quái giữa lòng Sài Gòn

Khám Chí Hòa hay nhà tù Chí Hòa là trại giam rộng bảy hecta nằm ở Quận 10, Sài Gòn.