Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Ngắm nghía đường phố Sài Gòn, Hà Nội năm 1989 qua bộ ảnh film của du khách Đức

Ngắm nghía đường phố Sài Gòn, Hà Nội năm 1989 qua bộ ảnh film của du khách Đức

Điều gì khiến ta luôn cảm thấy xốn xang mỗi khi ngắm nhìn những phông ảnh xưa cũ, ngay cả khi ta chưa bao giờ sống qua thời kỳ vàng son ấy?

Bạn đọc Saigoneer lâu năm chắc chẳng lạ gì niềm yêu thích ảnh xưa của chúng tôi — ngay cả mục Di Sản này là một minh chứng cho tình yêu ấy. Qua bao năm viết về Việt Nam, team Saigoneer đã có dịp chiêm ngưỡng hằng hà sa số các bộ ảnh về Việt Nam ngày trước. Tuy nhiên, album nhiếp ảnh đường phố này là một trong những bộ sưu tập ảnh xưa làm Saigoneer ấn tượng nhất. Phó nháy đằng sau bộ hình là Stefan Hajdu, một du khách người Đức đã dành nhiều ngày du ngoạn từ nam chí bắc Việt Nam vào năm 1989.

Saigoneer rất vui được Stefan cho phép đăng lại bộ sưu tập này. Với mỗi bức hình được ông tự mình scan từ film slide, người xem sẽ nhận ra nhiều điều thân thuộc xen lẫn lắm nơi chốn, xe cộ mà mình sẽ thấy “là lạ,” như chuyến tàu điện tramway cũ ở Hà Nội, hay tòa khách sạn nổi lừng lững ở Bến Bạch Đằng. May mắn cho Stefan, 1989 cũng tình cờ là năm cuối cùng cư dân Hà Thành có thể đi lại bằng tram, nên ông đã "chộp" được vài tấm ảnh đắt giá về tàu điện Hà Nội.

Cùng Saigoneer ngắm nghía khung cảnh nên thơ của nước mình năm 1989 qua các bức ảnh dưới đây:

"Đua không mấy đứa?"

Siri ơi, bật bài 'Xe Đạp' của Thùy Chi đi nha.

Cảnh Bến Bạch Đằng nhìn từ ban công khách sạn Majestic. Ở đằng xa là tổ hợp nhà hàng-khách sạn trên sông mà người Sài Gòn đương thời hay gọi là “nhà hàng nổi 5 sao.” Công trình có gốc gác từ Úc trước khi được một công ty Nhật mua lại và neo ở Sài Gòn. Năm 1989 cũng là năm đầu tiên nhà hàng nổi đậu tại Bến Bạch Đằng.

Buổi chiều thong dong trước UBND Thành Phố.

Đường Đoàn Văn Bơ vẫn chưa được đổ nhựa.

Nhiều gương mặt của người dân Sài Gòn năm 1989.

Xe khách dừng ở Đèo Hải Vân.

Đung đưa theo nhịp tàu lửa Bắc–Nam.

"Đứa nào tự dưng mở đèn???"

Một sáng mù sương trên tàu.

Cổng Hiển Nhơn phía Đông Hoàng thành Huế.

Hàng hàng lớp lớp ghe trên sông ở Huế.

Cụ già bán gà đang cho gà ăn hay đang "độn" để tăng trọng?

Ngày xưa, những cây cầu dẫn vào Đại Nội Huế là đường hai chiều.

Hai chị đạp xe dưới mưa ở Huế.

Thần thái "ngầu đét" của dân Huế.

Một gia đình đi bộ về nhà gần Quảng Trị.

Lát cắt thời trang Việt của cụ ông Hà Nội và hai chú bé Quảng Trị.

Cư dân thuộc nhóm dân tộc thiểu số ở miền Trung.

Khung cảnh rất nên thơ trên đường phố Hà Nội.

Bác trưởng tàu điện ngồi trên ghế chông chênh.

Chuyến tàu điện “cà rịch cà tang” trên đường phố Hà Nội. Vào thập niên 80, hệ thống tàu điện thủ đô, được lắp đặt từ thời Pháp, đã già cỗi đến mức chính phủ phải bất đắc dĩ từ từ gỡ bỏ. Năm 1989, tuyến tàu điện cuối cùng còn hoạt động là Tuyến số 2 (Hoàn Kiếm–Bưởi), nhưng hệ thống cũng đi vào dĩ vãng khi năm mới đến.

[Ảnh: Stefan Hajdu qua Flickr]

Bài viết liên quan

in Di Sản

Reply 1995: Chiêm ngưỡng bộ ảnh quý gần 30 năm về trước trên film Kodachrome

Một ngày hè năm 2019, trong lúc chuẩn bị cho triển lãm hồi ức giới thiệu các bức hình chụp Việt Nam gần đây, tôi tình cờ bắt gặp kho tàng những 50 hộp phim Kodachrome dương bản trong hầm chứa nhà mình...

in Di Sản

Việt Nam năm 1996 mộc mạc qua ống kính nhà lữ hành ngoại quốc

Ngày xửa ngày xưa năm 1996, Việt Nam vừa gia nhập ASEAN được một năm, Kim Đồng mới xuất bản những quyển Đôrêmon "chính chủ" đầu tiên, một vài thành viên của Saigoneer còn đang bập bẹ tập nói...

in Di Sản

Bên trong nhà nguyện cổ 160 tuổi tại Sài Gòn

Nằm bên trong Đại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn là một nhà nguyện cổ trăm năm vẫn còn tồn tại.

in Di Sản

Không khí đón Tết rộn ràng năm 1992 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Mark Hodson

Tết Nguyên Đán năm 1992 là một dịp đặc biệt với các du khách ngoại quốc viếng thăm Sài Gòn.

in Di Sản

Một Hà Nội vắng lặng qua bộ ảnh bưu thiếp năm 1920

Khi xem những bộ ảnh cũ về Việt Nam, chúng ta luôn cảm nhận được sự hiện diện của những khoảng trống lạ lẫm — mỗi con phố, quảng trường, hay tòa nhà đều tách biệt trong không gian của riêng mình, xung...

in Di Sản

Trên chuyến tàu Bắc–Nam xuyên đất nước những năm 1920

Du hành bằng tàu lửa ở Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong 100 năm qua?