Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Không khí đón Tết rộn ràng năm 1992 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Mark Hodson

Tết Nguyên Đán năm 1992 là một dịp đặc biệt với các du khách ngoại quốc viếng thăm Sài Gòn.

Năm 1992, sau một thời gian dài bế quan tỏa cảng, Việt Nam đã mở cửa biên giới để đón các khách du lịch từ phương Tây. Trùng hợp thay, những đoàn khách đầu tiên hạ cánh đúng lúc khi người dân thành phố đang rộn ràng chuẩn bị cho kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Cây bút du ký người Mỹ Mark Hodson là một trong những vị khách may mắn có được trải nghiệm độc lạ đó. Cùng với các thành viên trong đoàn, ông đã dành một tuần để trò chuyện với người dân Sài thành, khám phá từng ngóc ngách thành phố và dùng máy ảnh để ghi lại những khung cảnh lạ lẫm với ông tại đây.

“Sau biết bao năm tháng xê dịch, tuần lễ đó ở Sài Gòn có lẽ vẫn là trải nghiệm thú vị nhất mà tôi từng có,” Mark nói. Ông đã đăng tải một bài viết trên trang cá nhân về chuyến du hành đến Việt Nam, trong đó ông chia sẻ: “Chúng tôi nhận thức được rằng chúng tôi may mắn và vinh dự như thế nào khi được có mặt tại thành phố màu nhiệm này vào thời khắc đặc biệt này.”

Một quầy bán thiệp và đồ trang trí Tết trước cổng Bưu điện Thành phố. 

Trở về từ Việt Nam, Mark đã thực hiện một phóng sự ảnh cho tờ Financial Times để thuật lại hành trình của mình. Khi nhìn lại phóng sự, ông cho rằng nhiều nhận xét và miêu tả của mình thật “ngây ngô đến đáng xẩu hổ”; nhưng trải nghiệm của ông vẫn là một tư liệu quý giá khi tìm hiểu về Sài Gòn vào thời điểm đó: "Xe buýt ở đây chật kín người, vài chiếc già nua, lắp ráp từ thập niên 40, nay được ‘chế’ lại để chạy bằng than đốt, chúng lăn bánh lách cách trên những đại lộ, lướt qua những sân vườn kiểu Pháp đã bạc màu."

Một vài chi tiết, chẳng hạn như đường phố không có xe hơi và không khí không bị ô nhiễm, nghe thật không tưởng trong bối cảnh ngày nay. Nhưng một số chi tiết khác có vẻ như chưa bao giờ thay đổi: "Người Sài Gòn rất duyên dáng và cởi mở, họ ở khắp mọi nơi: cười nói, hò hét, vẫy tay, hối hả, mua bán... Nhiều người sẽ mời khách du lịch vào nhà của họ để cùng dùng bát phở — loại mì thịt mà họ ăn vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối."

Cùng cảm nhận bầu không khí rộn ràng của ngày Tết năm ấy qua loạt ảnh dưới đây nhé:

Nhiều gia đình chở nhau đi dạo phố.

Người đi đường tập trung trước cổng một ngôi chùa.

Trái: Bắn pháo hoa trước cửa một ngôi nhà trên đường Hai Bà trưng. Năm 1995, ba năm sau khi ảnh này được chụp,
chính phủ Việt Nam đã ra lệnh cấm người dân bắn pháo hoa do nguy cơ cháy nổ. Phải: Nhân viên phụ bếp trong một nhà hàng.

Tận dụng từng centimet chỗ ngồi trên một chiếc xích lô.

Xe taxi Renault đỗ trên đường Nguyễn Huệ.

"Hmm nên đặt cá hay cua đây?"

Xe bán bò bía ở Chợ Lớn.

Anh dân chơi khoe chiếc xe mui trần MGA sành điệu của mình.

Khách sạn Đồng Khởi (nay là Hotel Grand Saigon) ở ngã giao Ngô Đức Kế và Đồng Khởi. 

Người vô gia cư chợp mắt trên vỉa hè.

Mark Hodson (thứ hai từ bên phải) ngồi nhâm nhi cà phê với bạn cùng đoàn tại khách sạn Majestic.

Xe hơi cổ điển đậu trước một dinh thự xa hoa kiểu Pháp.

Một bác người Sài Gòn hào sảng (thứ nhất bên trái) đã mời Mark về nhà mình dùng bữa. Từ trang phục của các
thành viên trong gia đình, có thể đoán được phần nào những xu hướng thời trang thịnh hành vào giai đoạn này.

Bài viết liên quan

in Di Sản

Việt Nam năm 1996 mộc mạc qua ống kính nhà lữ hành ngoại quốc

Ngày xửa ngày xưa năm 1996, Việt Nam vừa gia nhập ASEAN được một năm, Kim Đồng mới xuất bản những quyển Đôrêmon "chính chủ" đầu tiên, một vài thành viên của Saigoneer còn đang bập bẹ tập nói...

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

in Di Sản

Trên chuyến tàu Bắc–Nam xuyên đất nước những năm 1920

Du hành bằng tàu lửa ở Việt Nam đã thay đổi như thế nào trong 100 năm qua?

in Di Sản

Một Việt Nam hậu chiến qua ống kính nhiếp ảnh gia chiến tranh Philip Jones Griffiths

Được công bố vào năm 1971, phóng sự ảnh Vietnam Inc. là cột mốc thay đổi sự nghiệp của nhiếp ảnh gia người Wales Phillip Jones Griffiths. Sống động và cận cảnh, những hình ảnh mà ông gh...

in Di Sản

Ngược dòng lịch sử trăm năm Collège d'Adran — Ngôi trường lâu đời nhất Sài Gòn

Khi đi ngang qua Thảo Cầm Viên về hướng đường Nguyễn Hữu Cảnh, không nhiều người sẽ để ý đến sự hiện diện của THCS Võ Trường Toản và THPT Trưng Vương. Có lẽ càng ít người biết rằng, cả hai công trình ...

in Di Sản

Xem bộ ảnh cũ về Saigon Water Park để nhớ một thời 'tuổi thơ dữ dội'

Người trẻ ngày nay ai chắc hẳn cũng có một kỷ niệm như thế này: hồ hởi khi được phụ huynh hoặc nhà trường dắt đi công viên nước, yểu xìu khi phải đứng xếp hàng dưới nắng chang chang không biết bao giờ...