Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Về thăm Làng Cựu để nhớ lại thời hoàng kim của làng thợ may đệ nhất Hà Thành

Nằm cách trung tâm Hà Nội 40km về phía Nam, Làng Cựu có gần 50 ngôi biệt thự được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 với thiết kế độc đáo, pha lẫn kiến trúc Việt cổ và kiến trúc Pháp. Cơ ngơi ấy thuộc về những người con của ngôi làng từng được mệnh danh là nhà của “những thợ may đệ nhất Hà Thành” vào thời Pháp thuộc.

 

Những ngôi biệt thự ở Làng Cựu cho thấy đời sống khá giả trước đây. Nguồn ảnh: Lao Động.

Thoạt nhìn, ngôi làng yên bình ở phía nam thủ đô này không khác gì những ngôi làng truyền thống trên khắp Việt Nam, với dáng vẻ lặng lẽ tách biệt hẳn với phố thị ồn ã. Nhưng khi quan sát kỹ hơn, sự khác biệt dần hiện rõ. Nơi đây tọa lạc nhiều ngôi biệt thự cả trăm năm tuổi, có mái nhà và cột nhà được xây dựng cầu kỳ tráng lệ trông giống như những góc phố cổ xưa nổi tiếng ở Hà Nội.

Những ngôi biệt thự Làng Cựu còn trụ vững theo thời gian. Nguồn ảnh: Người Đô Thị và Lao Động.

Những công trình này là thắng cảnh trong mắt du khách phương xa nhưng là bản sắc và niềm tự hào của người dân trong làng. Chúng là di sản của thế hệ cha ông từng là những người thợ may khéo tay và vương giả nhất miền Bắc.

Xuất thân khiêm tốn

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1921.

Các thợ may Làng Cựu đang làm việc. Nguồn ảnh: Vietnamnet.

Sau nhiều năm đói kém vì mất mùa, trận hỏa hoạn năm 1921 càng khiến cuộc sống ở Làng Cựu trở nên khốn quẫn. Không chịu cảnh ngồi không bó gối, hai anh em Phúc Mỹ và Phúc Hưng đã rời làng ra Hà Nội tìm kế sinh nhai. Họ bỏ nghề cày cuốc và tham gia ngành may mặc Âu phục đang ăn nên làm ra thời bấy giờ. Khởi đầu với hai bàn tay trắng, hai anh em thường xuyên lui đến các tiệm may của người Pháp và dần trở thành nhà thầu vải được các thợ may tín nhiệm. Tuy nhiên, Phúc Mỹ và Phúc Hưng còn say mê công việc đo may quần áo, nên đã xin được học nghề. Ban đầu, người ta cho rằng bàn tay chuyên cày cuốc thì không đủ khéo léo để cắt may Âu phục, nhưng các thợ may vẫn đồng ý dạy nghề cho hai nhà buôn vải có uy tín này. Từ đó, Phúc Mỹ và Phúc Hưng đã nhanh chóng thể hiện đam mê và khả năng của mình.

Đến giữa những năm 1920, tên tuổi Phúc Mỹ và Phúc Hưng đã trở nên quen thuộc trong giới may mặc cao cấp đương thời, họ bắt đầu thu hút sự chú ý của giới thượng lưu, những người luôn ưu tiên việc ăn diện và muốn sở hữu những bộ Âu phục do hai thợ may An Nam này tạo nên. Từ hai tiểu thương tay trắng bôn ba xứ người, hai anh em đã trở thành thợ may cho những nhân vật quan trọng nhất Hà Nội bấy giờ. Họ dần dần mở chi nhánh trên những con phố lớn và đưa thương hiệu của mình lên tầm “quốc dân,” thậm chí còn có kế hoạch mở rộng kinh doanh xuống Nam Kỳ.

Mẩu tin quảng cáo cho các nhà may có tên mang chữ Phúc hoặc Phú. Nguồn ảnh: Style Republik.

Học theo thành công của hai anh em, nhiều người dân Làng Cựu bỏ nghề cày cái cuốc để theo đuổi công việc may vá. Đến những năm 1930, nhiều vùng xuất hiện các nhà may nổi tiếng như Phúc Duyên, Phúc Thành và Phú Long — đa số đều đặt tên có chữ Phúc hoặc Phú theo tên những người tiên phong Phúc Mỹ và Phúc Hưng để biểu thị xuất thân từ Làng Cựu. Từ đó, một “thời kỳ hoàng kim” của nghề may mặc cao cấp được mở ra tại ngôi làng. Nhiều dân làng đã di cư đến thành phố lớn, nhưng cũng có người chọn quay về làng cùng của cải kiếm được để tái hiện hào quang thủ đô tại chính quê nhà.

Những chi tiết trang trí tinh xảo và cột nhà trạm trổ cầu kỳ này hẳn là trông còn tráng lệ hơn nữa vào thời hoàng kim. Nguồn ảnh: Lao Động.

Nhiều căn chòi gỗ đơn sơ trong làng lần lượt biến thành biệt thự bê-tông được trang hoàng theo phong cách Tân cổ điển. Thế nhưng, chủ nhà vẫn sử dụng các yếu tố kiến trúc Á Đông và vận dụng quy tắc phong thủy truyền thống. Điều này tạo nên sự pha trộn hài hòa và độc đáo giữa phong cách phương Đông và phương Tây. Trầm trồ trước diện mạo mới của Làng Cựu, người dân ở các vùng lân cận đặt biệt danh cho nơi đây là “làng Tây” — ngôi làng đẹp nhất vùng đồng bằng sông Hồng.

Phong cách kiến trúc nửa Tây nửa Ta đặc trưng của Làng Cựu. Nguồn ảnh: Lao Động.

Dĩ vãng vàng son

Cuộc sống vương giả đã giúp Làng Cựu phát triển dân số trong những năm sau đó. Nhưng khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 đi đến hồi kết, thời vận của ngôi làng cũng suy giảm. Nước Pháp dù thuộc phe chiến thắng nhưng phải gánh chịu nhiều thiệt hại nặng nề, dẫn đến hệ lụy là nền kinh tế Đông Dương cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, khi ấy phong trào cộng sản đang phát triển ở các vùng nông thôn Bắc bộ. Người nào tích trữ nhiều tài sản sẽ bị xem là đóng góp cho chế độ của Pháp. Trong tình cảnh đó, nhiều thợ may phải một lần rời bỏ ngôi làng để tiếp tục nghề nghiệp ở thành phố và tránh bị tác động. Chỉ có một vài gia đình vẫn còn người ở lại Làng Cựu để giữ mối liên kết với nơi chôn nhau cắt rốn. Cứ thế, chưa tới năm năm, ngôi “làng của người giàu” thuở nào đã trở về cảnh hoang vắng nguyên sơ.

Hình ảnh Làng Cựu năm 2017. Nguồn ảnh: Người Đô Thị.

Sau cuộc di cư ồ ạt vào những năm 1940 ấy, Làng Cựu chẳng còn bao nhiêu cư dân và vẫn vắng vẻ như thế cho đến ngày nay. Hiện tại, trong làng có khoảng 500 người sinh sống, hầu hết họ đều làm nghề nông truyền thống. Vẫn có một số ít cư dân làm thợ may công nghiệp tại một nhà máy gần đó, nhưng thu nhập chỉ đủ để trang trải cuộc sống. Những căn biệt thự còn sót lại vẫn mang nhiều giá trị lịch sử đối với Làng Cựu nói riêng và Hà Nội nói chung. Vì thế, từ đầu những năm 2000, dân làng đã nỗ lực bảo tồn các công trình cổ này. Một nhóm kiến trúc sư gồm cả người Việt và người nước ngoài đã đề xuất kế hoạch trùng tu Làng Cựu vào năm 2020. Nhưng đã hai năm trôi qua vẫn không có thông tin gì về tiến trình của dự án.

Cánh cổng luôn khóa kín để giữ riêng những mảnh ký ức vàng son. Nguồn ảnh: Lao Động.

Chuyến thăm đến Làng Cựu sẽ là một hành trình thăng trầm của cảm xúc. Phong cảnh thanh bình và nên thơ của ngôi làng như đưa du khách xuyên không vào những mẩu truyện cổ tích đất Việt. Nhưng càng đi sâu vào mạch đường chính, bước chân sẽ dần dần mang nặng nỗi buồn, vì khi đứng trước những ngôi biệt thự xa hoa nhất đồng bằng Bắc Bộ, chúng ta thấy rõ sự tàn phá của thời gian và quên lãng. Những dãy nhà nguy nga năm xưa giờ đây đổ nát và bị phá dỡ để xây nhà ở theo kiến trúc hiện đại. Chỉ còn khoảng 50 công trình vẫn trụ vững qua thời gian, nhưng chúng ta chỉ có thể ngắm nhìn qua những cánh cổng đã khóa chặt mà sẽ chẳng có ai trở về để mở chúng ra.

[Ảnh bìa: Lao Động]

Bài viết liên quan

in Di Sản

Những tầng lớp ký ức bị lãng quên ở Hội quán Quảng Đông Hà Nội

Cùng với sự xoay vần của lịch sử, những lát cắt của một đô thị nghìn năm chuyển mình để bao bọc những tầng nghĩa mới.

in Di Sản

Từ đầm lầy lên biểu tượng: Lược sử Chợ Bến Thành qua các thời kì

Từ những thảo luận đầu tiên vào năm 1868 về một khu chợ mới, mãi đến năm 1914, chợ Bến Thành mới được hoàn thiện. Sự ra đời của chợ Bến Thành tựa như một giấc mơ trở thành sự thật, giấc mơ của gần năm...

in Di Sản

Viết cho những khu gia binh thương nhớ trong ký ức Hà Nội xưa

Nhớ về Hà Nội, là nhớ về vùng đất nghìn năm văn hiến, nơi lưu giữ dáng dấp của con người Việt Nam xưa. Từng ngõ ngách trong lòng thủ đô đều khiến lòng người bồi hồi mỗi khi đi tới. Bởi lẽ, nơi ấy vừa ...

in Di Sản

5 công trình thể hiện bản sắc của kiến trúc hiện đại Việt Nam

Dạo quanh bất kỳ con phố nào ở trung tâm Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp sự hòa trộn thú vị của các phong cách kiến trúc. Những tòa nhà chọc trời theo phong cách quốc tế, mang vẻ đẹp hiện đại nhưng có...

in Di Sản

Bên trong nhà nguyện cổ 160 tuổi tại Sài Gòn

Nằm bên trong Đại chủng viện thánh Giuse Sài Gòn là một nhà nguyện cổ trăm năm vẫn còn tồn tại.

in Di Sản

Câu chuyện lịch sử đằng sau 'Nhà Thờ Hồng' của Tân Định

Ở Sài Gòn, có lẽ ai cũng đã từng nghe danh Nhà thờ Tân Định với màu hồng vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau vẻ ngoài ấn tượng, công trình là còn là một trong những thánh đường Công...

Đồng Sáng Tạo

in Resort

Eden Bay Villas - Nơi những tiện nghi hiện đại giao hoà với thiên nhiên hoang sơ

Trong tâm thức của con người, Vườn Địa Đàng (Eden) là nơi nhân loại được sống như một nốt nhạc trong bản hoà ca thiên nhiên. Tắm mình giữa bạt ngàn hoa thơm trái ngọt chốn hoang vu hay để những cơn só...

in Ăn & Uống

Hải sản tươi ngon, khung cảnh đẹp và không gian thư thái là tâm điểm tại Saigon Café Buffet

Toạ lạc tại khách sạn Sheraton Saigon Hotel and Towers, nằm trên đường Đồng Khởi nổi tiếng, Saigon Café mang đến những bữa tiệc buffet hải sản thượng hạng, với những nguyên liệu tươi ngon được chế biế...

in Resort

Muôn hình vạn trạng niềm vui ở The Grand Ho Tram

Mỗi khi bước vào một khu nghỉ dưỡng, điều đầu tiên để lại ấn tượng cho du khách chính là cảnh quan thiên nhiên tương phản với vẻ hối hả bên ngoài. Ở những thành phố biển, các khu nghỉ dưỡng không chỉ ...

in Ăn & Uống

Lễ hội Gin Festival Saigon trở lại vào tháng 12 tại The Reverie

Quả nhiên là “Gin” một góc trời!

in Dịch Vụ

Tuborg và hành trình thu nạp “một tỷ năng lượng tích cực” khắp "thành phố không ngủ"

Với mong muốn góp phần đánh thức những góc nhỏ sôi động của Sài Gòn sau thời gian dài giãn cách, Tuborg sẽ đem đến nhiều sự kiện hấp dẫn, tiếp thêm một nguồn năng lượng bất tận cho “thành phố không ng...

in Resort

SONIC Minifest tại Bãi Khem, Phú Quốc: Bữa tiệc âm nhạc và nghệ thuật đúng chất nhiệt đới cho mùa lễ hội cuối năm

Năm 2022, khi bước vào một buổi chơi nhạc tại các quán cà phê, hay một đêm “đi tìm ánh sáng,” chúng ta hẳn sẽ ngạc nhiên với tinh thần mới trong ngôn ngữ sáng tạo của giới trẻ - những bài hát Việt bất...