Cùng với những chuyển biến trong lịch sử, văn hoá đất nước, dịp Tết Nguyên Đán của người Việt đã có những thay đổi rõ rệt qua các thời kỳ. Tuy vậy, ngày Tết xưa và ngày Tết nay vẫn chia sẻ không ít những giá trị cốt lõi tương đồng.
Trong những năm gần đây, khi đời sống hiện trở nên quá hối hả, Tết được xem như một kì nghỉ dài ngày để mọi người xả hơi — tụ tập bạn bè ở quán trà sữa, cày cho nốt bộ phim trên Netflix, ăn sạch quà bánh trong nhà, nằm dài lướt mạng xã hội, hay lên đồ để đi chơi xa.
Vào mùa Tết của 100 năm trước, người dân Hà Nội chắc chắn không có cơ hội để tham gia những hoạt động vui chơi xả láng như thế này. Tuy nhiên, không khác mấy với ngày nay, ngày Tết Hà Nội của thế kỷ 19 cũng có những phiên chợ giáp Tết tấp nập tưng bừng, có khung cảnh phố phường vắng tanh khi các cư dân tha hương trở về quê nhà. Không có các dịch vụ tiện lợi như bây giờ, các gia đình ngày ấy ráo riết tự tay chuẩn bị các món ăn, tự ăn diện, chải chuốt để chụp ảnh cũng như cúng bái ông bà, tổ tiên. Nhà nào nhà nấy nhàn nhã đi dạo trên phố hoặc thoải mái nằm dài trong phòng khách nhà mình.
Cùng xem thêm loạt ảnh dưới đây để biết Tết Nguyên Đán ở Hà Nội một thế kỷ trước khác và giống Tết hiện đại như thế nào nhé:
[Ảnh: Tài khoản Flickr manhhai.]