Suốt hàng nghìn năm qua, phố xá luôn gắn bó mật thiết với đời sống của người Việt. Mọi sự phát triển đều có thể nhìn thấy rõ ở đó cả.
Khi các phương tiện giao thông có bánh ra đời, con người bắt đầu làm đường để đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa. Dần dần, hệ thống đường sá phát triển ở các thành phố lớn và được sử dụng với nhiều mục đích khác nữa. Đặc biệt ở nước ta, điều này trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi đường phố không chỉ cơ sở hạ tầng để di chuyển, chở hàng hóa, mà đó còn là không gian buôn bán, nơi tụ tập cà phê với bạn bè và cũng là chỗ để các công ty quảng cáo sản phẩm mới nhất của mình ra thị trường.
Tàu điện leng keng trên phố Hàng Đào.
Những bức ảnh trắng đen sau được nhiếp ảnh gia người Mỹ Harrison Forman chụp tại Hà Nội vào năm 1940. Trang phục của người đi đường trong ảnh khác xa trang phục của chúng ta hiện tại; thay vì xe máy, ô tô thì xe kéo và tàu điện leng keng là phương tiện giao thông phổ biến; trên biển quảng cáo vẽ các sản phẩm gắn liền với đời sống của người Hà Nội. Ngày nay dù các thương hiệu này có được làm mới với nhãn mác, bao bì có phần bắt mắt hơn, nhưng chúng vẫn là những món đồ không-thể-thay thế của người Hà Nội trong cuộc sống hiện đại.
Cùng ngắm nhìn những bức ảnh đen trắng về đường phố Hà Nội dưới đây:
Ngã tư Hàng Gai và Hàng Đào.
Biển quảng cáo treo dọc Phố Cầu Gỗ.
Đường ray xe điện trên phố Hàng Đào.
Phố Hàng Bạc.
Rạp chiếu bóng Trung Quốc, nay là rạp Chuông Vàng trên phố Hàng Bạc.
Người dân tập trung bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Biển báo giao thông đa ngôn ngữ.
Phố Hàng Trống gần bờ hồ.
Một sạp hoa bên hồ.
Con đường vòng quanh hồ.
Lối vào ga Đầu Cầu, nay là ga Long Biên.
Một hầm tránh bom đang được xây dựng.
Một hầm tránh bom gần bến Cầu Cháy.
Vận chuyển thùng xăng dầu.
Lối lên cầu Long Biên.
Biển báo khoảng cách đến các tỉnh từ cầu Long Biên.
Các bà các cô đi qua cầu Long Biên để vào trung tâm thành phố.
Gỗ được thu gom ở bãi đất gần cầu Long Biên.
Một cây xăng gần cầu Long Biên.
Cây xăng trong thành phố.
Bách hóa Grands Magasins Reunis, nay là Tràng Tiền Plaza.
Phố Tràng Tiền.
Nhà hát lớn Hà Nội.
Nút giao giữa đường Paul Bert và đại lộ Francis Garnier (nay là đường Đinh Tiên Hoàng).
Nút giao thông trước Nhà hát lớn Hà Nội.
Phố Paul Bert bắt đầu từ khu vực Hồ Hoàn Kiếm.
Nút giao của phố Paul Bert và phố Boissière (nay là phố Nguyễn Xí).
Những bức ảnh được chụp tại Hà Nội của nhiếp ảnh gia người Mỹ Harrison Forman đã cho người xem thấy sự khác biệt giữa đường phố Hà Nội vào năm 1940 và bây giờ. Trang phục của người đi đường trong ảnh khác xa trang phục của chúng ta hiện tại; thay vì xe máy, ô tô thì xe kéo và tàu điện leng keng là phương tiện giao thông phổ biến; trên biển quảng cáo vẽ các sản phẩm gắn liền với đời sống của người Hà Nội. Ngày nay dù các thương hiệu này có được làm mới với nhãn mác, bao bì có phần bắt mắt hơn, nhưng chúng vẫn là những món đồ không-thể-thay thế của người Hà Nội trong cuộc sống hiện đại.