Vai trò của trường học là gì? Đầu tiên đó là truyền đạt cho trẻ em kiến thức và những kỹ năng cần thiết để khi trưởng thành, các em có thể tự lập, tự nuôi sống bản thân và gia đình. Nhưng giáo dục không nên bị giới hạn vào mục đích duy nhất là chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai. Thay vào đó, học sinh còn có thể học cách phát triển trí tuệ cảm xúc và kỹ năng xã hội khi ở trường để trở nên khỏe mạnh, bình tĩnh và tự tin, từ đó xây dựng một cuộc đời thành đạt và có ích cho cộng đồng.
Theo UNICEF, giáo dục năng lực cảm xúc - xã hội nghĩa là phát triển khả năng tự nhận thức cảm xúc, khả năng tự điều chỉnh, tạo động lực, sự đồng cảm và kỹ năng giao tiếp xã hội của trẻ. Những tố chất này không được ghi vào thời khóa biểu hay giáo án, nhưng lại là một phần rất quan trọng suốt quãng thời gian trẻ cắp sách đến trường. Vì thế, Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) xác định rất cần thiết để đề ra một phương pháp giáo dục mang tính toàn diện và tập trung vào những tố chất trên xuyên suốt chương trình giảng dạy và trong môi trường học đường.
Saigoneer đã có nhiều lần thảo luận với đại diện nhà trường cũng như những dịp dự giờ để tìm hiểu về cách ISSP tiếp cận các chủ đề khác nhau như sức khỏe tinh thần, an toàn học đường, giáo dục thể chất, và việc học tại nhà. Qua đó, nhà trường nhấn mạnh rằng mỗi tiết học đều là một cơ hội để phát triển năng lực cảm xúc - xã hội. Các bài giảng, hoạt động, và giao tiếp giúp học sinh hiểu được cảm xúc của bản thân và biết cách kiểm soát những cảm xúc đó. Đồng thời, các em cũng học được cách xây dựng mối quan hệ tích cực với bạn bè và trường lớp.
Nếu một học sinh không lý giải được hành vi của mình, hay không biết điều gì khiến mình tức giận, chán nản, vui vẻ hay sợ hãi, các em sẽ không thể tự bản thân đạt được trạng thái tốt nhất để thành công. Vì thế, khi có bất đồng xảy ra tại trường, giáo viên ISSP sẽ yêu cầu học sinh bình tĩnh diễn tả cảm xúc của mình, và nghĩ xem các em có thể làm gì để giải tỏa cảm xúc ấy. Cách này giúp học sinh tìm hiểu về yếu tố tác động từ bên ngoài và tác động của các yếu tố đó đối với tâm trí con người, cũng như làm sao để xử lý khéo léo khi bị tác động. Các em cũng sẽ nhận ra rằng mình có khả năng chăm sóc bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tại ISSP, học sinh được khuyến khích tự xây dựng lòng tự tin và tìm ra động lực phấn đấu. Nhà trường không sử dụng mô hình “giáo viên giảng - học sinh tiếp thu” vì mô hình ấy đã cũ và mang tính một chiều. Thay vào đó, các em sẽ được làm quen với dạng câu hỏi mở và tập suy luận để tìm câu trả lời. Không những thế, học sinh còn được tạo cơ hội để tiếp thu bài học theo sở thích và ý tưởng của chính mình.
Saigoneer đã được quan sát phương pháp giảng dạy này khi tham dự một tiết học thể dục ở trường. Hoạt động của tiết học là chạy tiếp sức — một bài luyện tập quen thuộc nhưng được làm mới bằng cách giảm bớt một số quy định chặt chẽ và sáng tạo thêm nội dung. Sân cỏ tập thể dục trở thành một đại dương bao la với nhiều sinh vật kỳ diệu. Và như thế, đường chạy tiếp sức của học sinh là chuyến phiêu lưu băng qua đại dương ấy. Học sinh tự lập nhóm và phải phối hợp với nhau để tìm ra lộ trình nhanh nhất và an toàn nhất. Điều đặc biệt là chính các em đã đề xuất ra nội dung thú vị này.
Được lớn lên trong môi trường đầy yêu thương và sự động viên, trẻ em hoàn toàn có thể phát triển năng lực cảm xúc - xã hội. Trên tinh thần đó, thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng ISSP, chia sẻ rằng đội ngũ giáo viên của trường sẽ luôn giúp học sinh xây dựng được “niềm tin rằng thế giới xung quanh các em rất an toàn, có rất nhiều điều thú vị để các em thỏa sức khám phá.” Với phương châm này, nhà trường không ngừng nỗ lực để đảm bảo học sinh không những được an toàn về thể chất, mà còn được quan tâm, che chở trong vòng tay những người mong muốn các em có được những gì tốt đẹp nhất.
Khi có tấm lòng thấu cảm và biết tôn trọng người khác, trẻ sẽ tạo dựng kết nối chặt chẽ hơn với những người xung quanh. Để bồi dưỡng tố chất này, ISSP hợp tác với nhiều tổ chức từ thiện tại Việt Nam và tổ chức các chuyến đi thực tế, tạo điều kiện cho học sinh gặp gỡ những người có hoàn cảnh rất khác mình. Ví dụ, tất cả học sinh đều được đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên và học cách trồng lúa với người dân tộc thiểu số địa phương. Khi tiếp xúc với những cộng đồng như thế, học sinh sẽ càng thêm tôn trọng thế giới xung quanh và biết tận dụng cơ hội để góp phần xây dựng thế giới ấy.
Trong sứ mệnh bồi dưỡng năng lực cảm xúc - xã hội cho học sinh, ISSP nhận được sự hỗ trợ từ Cognita khi là thành viên của mạng lưới quốc tế này. Đặc biệt là chương trình Be Well Charter luôn cung cấp những hướng dẫn và nguồn lực hữu ích để các trường thành viên có thể đáp ứng nhu cầu về thể chất và tinh thần của học sinh. Với nguồn tài nguyên đó, đội ngũ giáo viên nhà trường sẽ tự trau dồi kiến thức và áp dụng các phương pháp mới để giúp học sinh tìm hiểu các vấn đề như dinh dưỡng, giấc ngủ, ứng dụng của công nghệ, và tình trạng lo âu.
Tất nhiên ISSP vẫn giữ vững thành tích học tập xuất sắc của bao thế hệ học sinh trường. Việc giáo dục về trí tuệ cảm xúc và kỹ năng xã hội càng hỗ trợ mục tiêu này. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học sinh có tinh thần mạnh mẽ và vững vàng, các em sẽ có học lực tốt hơn, xét theo các tiêu chí đánh giá truyền thống như trình độ đọc hiểu và giải toán. Hơn nữa, kỹ năng làm việc nhóm khi còn ngồi ghế nhà trường sẽ là bước đệm cần thiết để các em phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Một trong những ưu thế lớn nhất của ISSP là có khuôn viên không quá lớn và có tinh thần tập thể cao. Điều kiện này đã luôn góp phần củng cố mối quan hệ giữa giáo viên và gia đình học sinh. Đây cũng là yếu tố vô cùng quan trọng vì trẻ em cần được phát triển năng lực cảm xúc - xã hội cả ở nhà lẫn ở trường. Vì thế, nhà trường hỗ trợ phụ huynh tìm hiểu về các loại hành vi, thói quen, và ưu tiên dành cho trẻ khi ở nhà. Những nội dung ấy sẽ củng cố bài học trên lớp của các em.
Không có bài kiểm tra nào để đánh giá năng lực cảm xúc - xã hội của học sinh cả, nhưng chúng ta có thể thấy rõ năng lực ấy giúp các em tự tin và thoải mái hơn trong bất kỳ tình huống nào. Nếu trẻ em không được giáo dục từ sớm về cách xử lý tình huống, các em có thể sẽ gặp khó khăn khi phát triển bản thân trong những môi trường mới. Vì thế, chương trình học ở Trường Quốc Tế Saigon Pearl giúp các em bước đi trên con đường thành công rực rỡ và có cuộc sống viên mãn.
Trang web của Trường Quốc Tế Saigon Pearl
+84 (028) 2222 7788
92 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Bình Thạnh, TPHCMC