Trẻ em được giáo dục trong môi trường sử dụng tiếng Anh từ nhỏ, bên cạnh khả năng ngôn ngữ, sẽ có những ưu điểm trong việc tiếp thu kiến thức và cởi mở trong suy nghĩ.
Theo thầy Lester Stephens, Hiệu Trưởng Trường Quốc Tế Saigon Pearl, môi trường giáo dục tiếng Anh từ sớm sẽ giúp học sinh cải thiện không chỉ khả năng ngôn ngữ, các em sẽ hiểu rõ sự khác biệt của từng sắc thái cảm xúc và có khả năng suy luận bằng nhiều ngôn ngữ mà không gặp rào cản trong tư duy.
Nhớ lại lần đầu xem giải Tour de France và nghe các cua-rơ phát biểu trên bục bằng 4, 5 ngôn ngữ khác nhau, là một người New Zealand, nơi phần lớn người dân chỉ nói tiếng Anh, thầy cảm thấy “được truyền cảm hứng mạnh mẽ khi nghe những tay đua nói lưu loát nhiều ngôn ngữ.”
Thầy Lester chia sẻ thêm, “khi một người được học và thông thạo một ngôn ngữ càng sớm, họ không chỉ có thể tư duy bằng ngôn ngữ ấy mà còn có thể thể hiện bản thân qua cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.”
Làm việc trong nhiều môi trường khác nhau, gồm những môi trường song ngữ lẫn đơn ngữ và đã từng giảng dạy ngôn ngữ, qua quan sát, thầy Lester nhận thấy “nhóm học sinh sống trong môi trường chỉ nói tiếng mẹ đẻ sẽ thấy khó khăn trong việc tiếp thu ngôn ngữ thứ hai; kể cả khi đã có thể sử dụng ngôn ngữ thứ hai, họ cũng sẽ khó mà hiểu được sự khác biệt giữa các sắc thái cảm xúc của ngôn ngữ thứ hai.” Có thể nói, ngoài môi trường tiếng Việt tại nhà, được học tập và sinh hoạt trong một môi trường hoàn toàn bằng ngôn ngữ thứ hai, chẳng hạn tiếng Anh, sẽ mang lại những lợi ích rõ rệt trong việc phát triển đa ngôn ngữ cho trẻ.
Giai đoạn từ mẫu giáo đến bậc tiểu học là thời điểm trẻ lắng nghe và bắt chước nhiều nhất. Vì thế, nếu được học tập và sinh hoạt trong môi trường đơn ngữ tiếng Anh, trẻ sẽ nhanh chóng thích nghi với lối tư duy quốc tế. Đây cũng là bước đệm hoàn hảo để trẻ thẩm thấu tiếng Anh một cách tự nhiên và phát triển tương lai ở bất kỳ đầu trên thế giới. Hiểu được điều này, Trường Quốc Tế Saigon Pearl (ISSP) đã xây dựng một môi trường học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh dành cho bậc mầm non và tiểu học. Nhờ đó, học sinh được sớm tiếp xúc và thực hành trao đổi bằng tiếng Anh cùng các thầy cô bản xứ tại mọi thời điểm tại trường, từ các bài học ở lớp đến giờ ăn, giờ chơi và hoạt động ngoại khóa.
Như vậy, bên cạnh tiếng mẹ đẻ là tiếng Việt được sử dụng tại nhà, trẻ được đắm mình hoàn toàn trong Tiếng Anh tại trường, điều này giúp ích rất nhiều trong việc phát triển song ngữ từ sớm cho trẻ, như thầy Lester đã chia sẻ: “Việc tiếp cận nhiều ngôn ngữ khi còn nhỏ đã trở thành một quá trình phát triển tương tự như cách các em học bò, học đi, tự cầm muỗng để ăn. Nếu bắt đầu trễ hơn, ở tuổi 20 hay 30, sẽ khiến hành trình học hỏi trở nên gian nan hơn, tương tự như việc học chơi một nhạc cụ mới ở cùng độ tuổi. Và nếu càng đợi lâu, người học sẽ càng khó để học thuần thục dẫn đến việc chật vật và dễ thấy nhụt chí.”
Với chương trình học cân bằng và phương pháp giảng dạy hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện trẻ nhỏ cả về học vấn, thể chất, tinh thần và cảm xúc xã hội, việc phát triển ngôn ngữ tiếng Anh của trẻ sẽ diễn ra rất tự nhiên. Những hoạt động vui học như đọc sách, hát bài hát tiếng Anh có vần điệu sẽ giúp các em hiểu hơn về sắc thái của từ ngữ trong tiếng Anh. Từ đó, các em có thể vận dụng trong giao tiếp trong và ngoài trường lớp.
Việc học tập theo chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh từ sớm cũng sẽ là nguồn động lực to lớn để trẻ chủ động khám phá thế giới. Không chỉ giới hạn tại Việt Nam, việc thông thạo tiếng Anh và sự tò mò sẽ thôi thúc các em tìm hiểu về những đất nước với nền văn hóa khác. Cũng chính sự ham học hỏi này sẽ giúp các em tự xây dựng cho mình nền tảng để trở nên tự tin hơn trong tương lai khi tiếp xúc với xã hội đa văn hoá và xu hướng toàn cầu hoá.
Tuy nhiên, khả năng tiếp thu ngoại ngữ ở mỗi em là khác nhau. Thậm chí mỗi em sẽ có thiên tính khác nhau cho từng ngôn ngữ. Trong môi trường giảng dạy bằng tiếng Anh, khi một học sinh nhận thấy khả năng ngôn ngữ của bản thân kém hơn các bạn cùng lớp, em ấy sẽ dễ thấy tự ti. Và điều này lại càng khiến các em dễ chán nản hơn với việc học.
Thấu hiểu tâm lý ấy của học sinh, ISSP đã thiết kế chương trình hỗ trợ ngôn ngữ EAL để hỗ trợ trẻ học hoàn toàn bằng tiếng Anh tại trường nếu thời gian đầu tiếng Anh chưa vững. Cụ thể, chương trình EAL sẽ hỗ trợ học sinh dựa trên phương pháp chuyển ngữ (translanguaging). Thầy Lester chia sẻ: “Chuyển ngữ là phương pháp thực hành khuyến khích các học sinh trong EAL sử dụng tối đa vốn ngôn ngữ của mình, gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh. Từ đó, học sinh sẽ tự tạo động lực để phát huy tiềm năng của mình ở cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Bên cạnh đó, học sinh cũng học được lối tư duy và xử lý đa ngôn ngữ, tạo tiền đề để học tiếp các ngôn ngữ khác.”
Dựa vào mô hình WIDA và sáu giai đoạn tiếp thu ngôn ngữ thứ hai, nhà trường sẽ xác định mức độ hỗ trợ tương thích với mỗi học sinh. Cách tiếp cận này đảm bảo tính nhất quán và sự tiến bộ của mỗi học sinh được theo dõi liên tục. Tính toàn diện của chương trình EAL chính là “người bạn” giúp các em tiếp cận chương trình giảng dạy và tham gia tích cực vào tất cả các khía cạnh của cuộc sống học đường.
Tuy vậy, sứ mệnh của ISSP không nằm ở việc phát triển tư duy của học sinh cho phù hợp với môi trường Anh ngữ. Nhà trường hướng đến việc đào tạo những thế hệ học sinh thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, và động viên các em cởi mở hơn với thế giới, trên cơ sở tôn trọng tiếng mẹ đẻ và văn hóa bản địa. Trên tinh thần đó, bên cạnh kiến tạo một môi trường học đường hoàn toàn bằng tiếng Anh, ISSP vẫn có những tiết học tiếng Việt với thời lượng khác nhau cho trẻ mầm non và tiểu học. Nhờ đó, các em có thể phát triển tư duy ở cả hai ngôn ngữ, tuỳ vào tình huống và môi trường. Phụ huynh cũng có thể phối hợp với nhà trường để nuôi dạy một em bé song ngữ, mở rộng vốn hiểu biết của các em về văn hoá và lịch sử Việt Nam và trau dồi kiến thức đa chiều ở các em tại nhà và thông qua các hoạt động ngoại khóa.
Trang web của Trường Quốc Tế Saigon Pearl
+84 (028) 2222 7788
92 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, Bình Thạnh, TPHCMC