Trong những chia sẻ về tầm quan trọng của phương pháp giáo dục toàn diện dành cho trẻ nhỏ, thầy Lester Stephens, Hiệu trưởng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) giải thích rằng: “Trẻ em học hỏi rất nhanh về thế giới xung quanh, từ những điều đơn giản đến phức tạp. Nhà trường và gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến việc định hình thế giới quan của trẻ.”
Với mong muốn học sinh có sự phát triển tốt nhất, phụ huynh lẫn giáo viên luôn theo dõi quá trình học tập của các em và đưa ra phản hồi mang tính xây dựng, đồng thời quan sát các biểu hiện về kỹ năng xã hội và sức khỏe tinh thần. Nhưng làm sao để hỗ trợ học sinh phát triển một cách toàn diện? Thầy Lester phân tích rằng hãy nghĩ xem chúng ta muốn trẻ lớn lên sẽ trở thành những người như thế nào, và dùng hình mẫu đó làm khung sườn xây dựng phương pháp giáo dục toàn diện. Tại ISSP, chúng tôi chọn khung sườn là những phẩm chất của học sinh thuộc chương trình Tú tài Quốc tế. Cụ thể, học sinh sẽ trở thành người trẻ có tinh thần ham học hỏi, vốn hiểu biết rộng, khả năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, tinh thần kỷ luật, tâm hồn cởi mở và biết quan tâm đến người xung quanh, mạnh dạn thử thách bản thân, ngoài ra còn là người suy nghĩ thấu đáo và biết cân bằng cuộc sống. Chương trình cũng đề ra một loạt các ưu tiên và thói quen cần có để bồi dưỡng những phẩm chất trên.
Học sinh cũng cần hiểu rằng trong mỗi hoạt động hay tình huống đều có những nguyên tắc và giới hạn nhất định. và các em sẽ “có niềm tin rằng thế giới xung quanh mình an toàn, đa dạng, và học cách khám phá chúng”, Thầy lester cho biết đây cũng là điều thiết thực cho quá trình trưởng thành của học sinh. Nhà trường thực hiện triết lý này qua chương trình giáo dục thể chất. Khi hướng dẫn học sinh tập một môn thể thao, giáo viên sẽ giải thích luật chơi và các quy định cơ bản. Nhưng chính các em mới là người làm chủ thời gian của mình, quyết định chơi như thế nào và tương tác với nhau ra sao, miễn sao vẫn trong giới hạn cho phép. Giáo viên sẽ đưa ra lời khen và lời động viên chân thành để giúp các em hình thành ý thức tôn trọng các quy định trong thể thao.
ISSP cũng khuyến khích học sinh không ngại thử thách bản thân khi gặp tình huống gian khó. Không những thế, các em cần sống có nguyên tắc và biết quan tâm đến những người xung quanh mình. Để bồi dưỡng những đức tính này, nhà trường chú trọng việc xây dựng khái niệm về sự công bằng để giúp học sinh hiểu rằng công bằng chính là rút kinh nghiệm từ lỗi sai của mình chứ không đổ lỗi cho người khác. Theo thầy Lester: “Cuộc sống vốn không công bằng, nhưng ít nhất các em nhận thức được rằng chúng ta đang cố gắng trở nên công bằng hơn.” Thầy kể một câu chuyện từ ngôi trường trước đây thầy từng công tác: Có một học sinh đã mang bật lửa đến trường để tặng cho cô nhân viên mà em ấy quen vì cô thường xuyên thắp hương. Điều này trái với nội quy của trường, nhưng thay vì la mắng hay trừng phạt học sinh đó, nhà trường đã dạy em các quy định về phòng cháy chữa cháy. Sau đó em được giao nhiệm vụ truyền đạt lại cho các bạn cùng lớp để giúp nhau nâng cao ý thức giữ an toàn khi tiếp xúc với lửa.
Để có đủ năng lực phát triển về mặt cảm xúc, trẻ nhỏ cần học cách ngẫm nghĩ về cảm xúc của bản thân. Từ đó, các em sẽ hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của sự việc mình đang trải qua, cũng như chọn ra cách giải quyết phù hợp và tích cực nhất. Tại ISSP, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh xem xét cảm xúc của bản thân trong tâm thế bình tĩnh và sáng suốt. Nhờ sự thân thiết giữa giáo viên và học sinh, phương pháp này luôn đạt được hiệu quả cao. Thầy cô luôn vui vẻ chào đón học sinh khi các em đến trường, và bầu không khí suốt buổi học đều vô cùng ấm áp và đầy nhiệt huyết. Theo thầy Lester, điều này giúp học sinh cảm thấy “gắn bó và có gắn kết với ngôi trường,” nhờ đó các em càng phát huy tốt khả năng của mình trong mọi mục tiêu.
Một điều thiết yếu để giúp trẻ phát triển toàn diện là có được sự cân bằng giữa thời gian ở trường và thời gian ở nhà. ISSP áp dụng một loạt phương pháp học đa dạng và tổ chức nhiều hoạt động để làm phong phú trải nghiệm của học sinh khi ở trường. Các em cũng có nhiều cơ hội tương tác với bạn bè khi học nhóm và cùng làm bài tập. Thầy Lester cũng nhấn mạnh rằng phụ huynh có vai trò quan trọng trong việc theo sát và hướng dẫn con em mình sử dụng đồ điện gia dụng, cũng như tạo điều kiện cho các em tham gia các tình huống giao tiếp có mức độ phức tạp cao hơn.
Ngoài việc học từ sách vở, nhà trường còn giúp học sinh có được những kiến thức cần thiết từ thực tế cuộc sống. Đấy là vì ISSP hướng đến đào tạo học sinh có tầm nhìn toàn cầu, trở thành những công dân có tâm huyết làm phong phú thêm thế giới xung quanh. Một trong những phương pháp nhà trường thực hiện là chương trình hợp tác với Vườn Quốc gia Cát Tiên. Học sinh lớp ba sẽ học cách gieo trồng lúa nước, học sinh lớp bốn sẽ chăm sóc cây lúa non và học sinh lớp năm thu hoạch lúa chín. Mỗi bước trong quy trình đều có hai người nông dân địa phương hướng dẫn các em. Sau đó học sinh tự quyết định sử dụng số gạo ấy như thế nào. Năm ngoái, các em đã chọn quyên góp 90 trong số 100 kg mà mình thu hoạch được cho tổ chức Friends for Street Children — một đối tác của ISSP.
Phương châm của ISSP là "Hãy trở thành người giỏi nhất trong việc phát triển bản thân." Đây cũng là tinh thần cốt lõi trong phương pháp giáo dục toàn diện dành cho trẻ nhỏ, bởi vì việc học tập và cải thiện không bao giờ có điểm dừng. Cũng vì thế, học sinh sẽ luôn cần đến sự hỗ trợ của giáo viên lẫn phụ huynh để tiến bộ trong mọi mặt. Thầy Lester cho biết không có định nghĩa duy nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ, nhưng các em cần được “phát triển cân bằng về thể chất và cảm xúc; có khả năng ca hát và sáng tạo; có cuộc sống xã hội vui vẻ, đồng thời chăm chỉ học tập để trở thành con ngoan trò giỏi.”
Trang web của Trường Quốc tế Saigon Pearl
+84 (028) 2222 7788
92 đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường 22, quận Bình Thạnh, TPHCM