Sài·gòn·eer

BackĂn & Uống » Snack Attack » Tản mạn về trà đá, vị cứu tinh của người Việt trong những ngày hè oi ả

Tản mạn về trà đá, vị cứu tinh của người Việt trong những ngày hè oi ả

Nếu như cà phê sữa đá là thứ không thể thiếu vào những buổi sáng lười biếng, thì một bình trà đá mát lạnh chính là lời hứa hẹn cho những bữa ăn ngon hết sảy.

Với khí hậu nóng nực của miền Nam, đôi khi đồ ăn sẽ hơi khó nuốt nếu không có một thức uống lành lạnh đi kèm, khi ấy thì một ly trà đá vàng óng ánh sẽ cứu lấy khẩu vị của thực khách.

Ngành F&B của Việt Nam có giá trị hàng trăm triệu đô la, nhưng tôi dám cá là chẳng có thương hiệu nước uống đóng chai nào có thể thay thế được độ phủ sóng dày đặc và mức giá bình dân của trà đá trong các quán ăn trên khắp đất nước. Thức uống này kết hợp tuyệt vời với mọi món ăn: một tô phở đầy ụ, một dĩa cơm trưa thịt kho cùng trứng rán, và cả những xâu cá viên chiên ta ăn chơi khi đi dạo đêm.

Câu chuyện bắt đầu từ nhiều thập kỷ trước trong thời kỳ Pháp thuộc, những trung tâm nghiên cứu và phát triển trà đầu tiên được thành lập ở Phú Hộ, tỉnh Phú Thọ, Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng và Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đồng thời người Pháp cũng cho xây dựng một nhà máy sản xuất trà và một trung tâm gây giống cây ở Phú Hộ với 27 giống trà khác nhau.

Đến năm 1945, Việt Nam tự hào đã có hơn 13.585 hecta vùng trồng trà trên cả nước với sản lượng hằng năm là 6.000 tấn bao gồm trà sấy khô, trà đen, trà xanh và trà ướp hương. Dù chịu nhiều ảnh hưởng của những cuộc chiến tranh sau đó, sản lượng trà trong hai thập niên tiếp theo vẫn tăng lên 35.000 tấn, trong đó có 13.000 tấn xuất khẩu. Tổng diện tích trồng trà cũng tăng lên 65.000 hecta.

Ngày nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu trà lớn nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2016, nước ta đã xuất đi 118.000 tấn trà trị giá 197 triệu USD.

Trà đá vỉa hè là một phần không thể thiếu của văn hóa thành thị. Minh họa: Hannah Hoàng.

Cho tới đầu những năm 2000, trà đá đã phổ biến ở các tỉnh miền Nam và ta cũng có thể thỉnh thoảng bắt gặp người Hà Nội thưởng thức một cốc trà với đá lạnh như thế. Thế nhưng, lớp người cao tuổi ở thủ đô vẫn ưa chuộng cái nếp pha một ấm trà nóng vốn rất thanh cao và tao nhã. Ba tôi không sinh ra ở Hà Nội, nhưng gia đình ông mang gốc Bắc, nên ông là người uống trà khó tính nhất mà tôi từng biết.

Là người rất kĩ tính trong cách chọn lựa và pha trà, ba tôi chỉ trung thành với tách trà đặc. “Trà mà pha loãng thì còn gì là trà,” ba từng nói, miệng nhấn mạnh từng chữ “pha loãng” với vẻ không ưa. Bởi vậy mà ba cũng chẳng quan tâm gì tới cái gọi là trà đá và cũng đừng bao giờ nhắc tới trà sữa trước mặt ông.

Cũng dễ hiểu vì sao những người mê trà truyền thống như ba tôi lại coi nhẹ trà đá Sài Gòn — cách pha chế trà đúng nghĩa là hãm một thứ trà giá rẻ rồi pha loãng với nước. Chỉ cần một pha một ca trà lài, và rồi ta cứ tùy ý cho thêm nước lọc và đá, miễn sao vẫn còn chút màu vàng hổ phách của trà là được. Sản phẩm có được là một thức uống mát lạnh mà có vẻ gần với nước hơn là trà, hay có thể gọi là “nước đá hương trà” cũng hợp.

Những người có tuổi ở Hà Nội thì vẫn thích uống trà nóng hơn trà đá. Ảnh: Zing.

Trước năm 1975, trà đá vẫn là một khái niệm xa lạ đối với người Hà Nội, một trong những nguyên nhân là do thiết bị làm đông lạnh thời ấy còn khan hiếm. Nhưng một vài năm sau, khi mà cán bộ miền Bắc thường xuyên có những chuyến thăm miền Nam, thì món đồ uống ưa thích của dân Sài Gòn bắt đầu du nhập vào thủ đô.

Từ Sài Gòn trở về, họ thường mang theo rất nhiều những món đồ mới lạ như: xe đạp, máy phát thanh, và quan trọng nhất là tủ lạnh. Dù vậy cũng chỉ có những gia đình ở Hà Nội là có khả năng sắm những hộp làm đá to này vì các tỉnh lẻ miền Bắc vẫn còn chưa kết nối với hệ thống lưới điện quốc gia.

Hầu hết những chiếc tủ lạnh ở Việt Nam thời ấy là hàng đã sử dụng nhập khẩu từ Nhật Bản của các hãng như Sanyo hay Hitachi. Nhưng vào cái thời mà nhà nhà vẫn còn sống trong chế độ tem phiếu thì tủ lạnh trở nên khá dư thừa bởi vì chả có đồ ăn nào còn lại sau bữa cơm để mà mang đi bảo quản lạnh. Thế nên, thiết bị này được sử dụng chủ yếu để làm đá thay vì cái công năng thông dụng của nó.

Thấy vậy, các hàng nước ở Hà Nội đã nhanh trí hỏi mua lại đá từ các hộ gia đình này với mức giá tương đối rẻ để phục vụ cho việc kinh doanh của mình.

Không khó để bắt gặp những thùng trà đá mát lạnh được đặt ở ven đường tại Sài Gòn. Ảnh: Báo Mới.

Trong bài viết “Trà đá và cuộc 'chinh phạt' đồ uống từ Sài Gòn,” nhà thơ Nguyễn Quang Thiều kể về trải nghiệm của ông khi lần đầu tiên đến Sài Gòn năm 1979:

Năm 1979, lần đầu tiên tôi đặt chân lên Sài Gòn. Đấy là một chuyến đi kỳ thú và thật quyến rũ. Trên một toa tàu bụi bặm, ồn ĩ, nồng nặc mùi mồ hôi và hàng hóa, tôi là kẻ may mắn có được chiếc vé ngồi bên cửa sổ toa tàu. Và thế, tôi thoả mắt ngắm nhìn phong cảnh những miền đất của đất nước mình nhưng lần đầu tiên mới biết đến. Trên những sân ga đó, tôi đã thực sự bị cuốn hút bởi những món ăn của người miền Nam với cách bày hàng, cách mời chào khách hàng, màu sắc của món ăn… Nhưng có một thứ mà tôi thực sự ngạc nhiên và khi nếm thử bỗng nghiện ngay, nhất là khi bạn đang hành trình trên một chuyến tàu chật chội, oi bức và mệt mỏi. Đó là trà đá.

Ngày nay, khó mà nói rõ thức uống này ở mỗi vùng miền có gì quá khác biệt. Trà đá trong văn hóa giới trẻ Hà thành là cốc trà chanh vỉa hè gần những địa điểm nổi tiếng của thủ đô như Hồ Hoàn Kiếm hay Nhà Thờ Lớn. Liệu đồ uống ấy thật sự có trà và chanh hay không là một chuyện khác, nhưng đây là câu chuyện cho một hôm khác.

Cho dù giờ đây nhiều thương hiệu trà sữa Đài Loan đã thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đồ uống Sài Gòn, nhưng ly trà đá quen thuộc vẫn không hề vắng bóng ở hầu hết các quán ăn, từ tiệm cơm tấm gần nhà hay xe hủ tiếu đầu ngõ đến quán cóc vỉa hè ta đi ngang qua hằng ngày. Ngoài ra, thứ nước giải khát vô cùng dễ uống và dễ pha này còn là món quà giản dị mà người Sài Gòn hào phóng dành tặng cho nhau. Trong mọi ngóc ngách của thành phố, ta có thể bắt gặp những bình trà đá miễn phí bên lề đường, vẫn luôn mát rượi và sẵn sàng đập tan cơn khát dưới cái nắng oi ả đất Sài thành.


Bài viết liên quan

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

in Snack Attack

Men theo hàng dừa, ôn lại sự tích kẹo dừa Bến Tre qua lời bà tôi kể

Quà quê gói ghém đủ thứ hương vị của ký ức, dễ làm người ta thấy nhớ thấy thương về một vùng đất đã lâu chưa về. Tôi mở hũ kẹo dừa mẹ mới gửi từ quê lên, vẫn cái mùi quen thuộc làm gợi nhớ về góc bếp ...

in Snack Attack

Viết cho những cây kem giải nhiệt cho thời thơ ấu của chúng ta

Thi thoảng khi nghe tiếng chuông đồng leng keng đâu đó, ký ức về những ngày hè oi ả từ một thời rất xưa lại kéo về trong tôi.

in Văn Hóa

Đi 'Bách Bộ,' lần theo dấu tích lịch sử người Hoa qua các di sản kiến trúc Chợ Lớn

“'Bách Bộ' nghĩa là từ từ bước đi, thong thả ngắm nhìn. Đi như thế là khi thảnh thơi để cảm nhận đời sống. Đi với chủ đích chứ không phải chỉ đến một nơi nào đó. Để hòa vào đường phố và thấu hiểu lớp ...

Thi Nguyễn

in Snack Attack

Bánh củ cải kể chuyện di sản Triều Châu xứ Bạc Liêu

Đang ngồi trên xe khách ăn dở bánh củ cải mua vội ở chợ, tôi chia nửa còn lại cho mẹ. “No rồi hả con?” cô khách bên cạnh hỏi tôi, mở đầu cho một cuộc trò chuyện rôm rả trong suốt hành trình còn lại. K...

in Snack Attack

Phá lấu và sự chuyển giao văn hóa ẩm thực trên hè phố

Khi nhắc đến phá lấu, người Việt sẽ nhớ đến hai loại món ăn. Một là những chén phá lấu nước cam đục thơm ngậy hương cốt dừa, hai là những món thịt phá lấu khìa nước dừa với màu nâu óng ả. Cả hai cách ...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...