Sài·gòn·eer

Back Đời Sống » Muốn trẻ em rời màn hình máy tính, hãy trả lại các em không gian vui chơi công cộng

Muốn trẻ em rời màn hình máy tính, hãy trả lại các em không gian vui chơi công cộng

Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa nhanh đến chóng mặt của Hà Nội, thật khó tìm ra một không gian vui chơi ngoài trời cho trẻ nhỏ. Nhận thấy điều này, từ năm 2014, doanh nghiệp xã hội Think Playgrounds đã hợp tác với các địa phương để biến nhiều không gian công cộng thành sân chơi cho trẻ với thiết kế độc đáo và bền vững.

Được sáng lập bởi kiến trúc sư Chu Kim Đức và nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt, Think Playgrounds (TPG) ra đời sau một cuộc gặp gỡ tình cờ với nữ giáo viên người Mỹ Judith Hansen, khi ấy đang du lịch ở Việt Nam với mong muốn thực hiện tiếp bộ ảnh về sân chơi công cộng khắp thế giới. Bà chia sẻ trong bộ phim tài liệu ngắn do TPG thực hiện: “Đi tới đâu tôi cũng tìm kiếm các sân chơi vì tôi cho rằng chúng nói lên rất nhiều về văn hóa của nơi đó.” Thế nhưng, khi đặt chân đến Việt Nam, Judith nhận thấy sự khan hiếm của những không gian như thế. Bà quyết định đóng góp một chiếc cầu trượt và liên hệ với kiến trúc sư Chu Kim Đức và nghệ sĩ Nguyễn Ban Ga để hỗ trợ thiết kế.

Nhà báo Nguyễn Tiêu Quốc Đạt.

Suốt nhiều tháng, tổ chức đã nỗ lực đề xuất và thảo luận với chính quyền thành phố Hà Nội để dựng một chiếc cầu trượt hình chú rùa để gợi nhớ đến sự tích Hồ Hoàn Kiếm, nhưng rốt cuộc dự án không được cấp phép. Điều này khiến kiến trúc sư Kim Đức nung nấu một quyết tâm: “Sau khi Judith bay về Mỹ, chúng tôi đã tự nhủ là mình phải làm điều gì đó! Một người cách chúng ta nửa vòng trái đất đã đến tận đây để xây dựng một sân chơi, thế mà chúng tôi lại không thể hoàn thành được mong muốn đó. Vậy nên chúng tôi đã thử dựng lên một sân chơi ở Bãi Giữa. Dự án này vô cùng thành công và nhận được sự quan tâm của người dân địa phương; họ cũng chia sẻ rằng gần nhà họ chẳng thể tìm được sân chơi nào cả.”

So với các thành phố khác ở châu Á có cùng mật độ dân cư đô thị, thì Hà Nội có chỉ số không gian xanh gần như thấp nhất. Theo công bố của tổ chức HealthBridge, chỉ số không gian xanh trung bình của châu Á là 39 mét vuông trên đầu người, trong khi Hà Nội chỉ đạt 11,2 mét vuông. Đi cùng với thực tế trên là tâm lý bảo bọc con cái của nhiều phụ huynh, họ sợ con mình chơi ở ngoài sẽ gặp phải người xấu, và họ hài lòng với chương trình học dành nhiều thời gian ở trường, hệ quả là trẻ em ở thành thị của Việt Nam có rất ít cơ hội trải nghiệm những hoạt động vui chơi đầy bổ ích và cần thiết. Các hoạt động “vui chơi mạo hiểm ngoài trời” tuy tiềm ẩn một số rủi ro nhưng thực chất lại được nhận định là đặc biệt quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ. Có thể nói, để các bé có thể học được những kỹ năng cần thiết qua quá trình vui chơi thì luôn cần có những chướng ngại và va vấp. Thoạt nghe, nhiều người sẽ phản đối ý tưởng để trẻ em tham gia vào các trò chơi trên cao, tốc độ nhanh, có khả năng gây nguy hiểm, thế nhưng đây lại là một khái niệm được nghiên cứu và phát triển kỹ lưỡng, thể hiện qua mô hình “Sân chơi phiêu lưu - Adventure Playgrounds.”

Xuất hiện lần đầu vào năm 1943 tại Đan Mạch trong giai đoạn bị phát xít Đức chiếm đóng, khái niệm Sân chơi phiêu lưu được tạo ra bởi kiến trúc sư cảnh quan thuộc trường phái hiện đại Søren Carl Theodor Marius Sørensen và giáo viên Hans Dragehjelm. Khi phác thảo ý tưởng này, họ có hai mối quan tâm chính: đầu tiên là làm thế nào để trẻ em thành thị có cơ hội được trải nghiệm các hoạt động vui chơi như trẻ em vùng nông thôn; thứ hai, làm thế nào để thu hút các em tới chơi ở những khu vực được chỉ định thay vì các bãi hoang. Họ đặc biệt chú trọng vào vấn đề thứ hai vì trẻ em thường bộc lộ tính cách nghịch ngợm và lẻn khỏi sự quan sát của người lớn khi vui chơi. Thời đó, ở Đan Mạch, phụ huynh cũng lo sợ rằng thói quen vui chơi trong sáng của con nít tại không gian mở có thể bị phát xít Đức đặt điều, quy tội.

Sân chơi phiêu lưu đầu tiên trên thế giới là Emdrup Junk Playground ở vùng Emdrup, Copenhagen; mô hình này nhanh chóng trở nên phổ biến khắp Châu Âu và thậm chí lan đến Nhật Bản, nơi hiện đang có khoảng 400 sân chơi như vậy. Các không gian này không áp dụng nhiều quy tắc, nhưng một điều đặc biệt quan trọng đó là người lớn không được có mặt trong sân chơi, trừ các playworker (người giám sát sân chơi) có nghiệp vụ chuyên môn để hướng dẫn trẻ sử dụng công cụ có sẵn, và chỉ can thiệp khi có nguy cơ xảy ra chấn thương nghiêm trọng. Các khu vực vui chơi này thoạt nhìn thì khá lộn xộng, mang dáng vẻ của địa điểm tập kết phế liệu, với nhiều khúc cây gãy, đồ điện bị tháo rời và những vật kim loại không rõ hình thù được đặt rải rác trên sân nhằm thử thách óc sáng tạo của trẻ. Các bé có thể xây dựng mô hình hoặc tháo gỡ đồ vật bằng bất cứ thứ gì mình tìm thấy, nhờ đó không chỉ học các kỹ năng vận động mà còn rèn luyện các kỹ năng thương lượng, tìm tài nguyên, làm việc nhóm, và hoàn toàn tự do sáng tạo ra thế giới của riêng mình.

Ngoài những lợi ích rõ ràng về mặt thể chất, hoạt động vui chơi mạo hiểm còn được công nhận là có lợi cho sự phát triển các của kỹ năng được thuộc nhóm 4C — giao tiếp (communication), hợp tác (collaboration), tư duy phản biện (critical thinking), và sáng tạo (creativity). Bản chất của việc vui chơi là hỗn loạn, và các sân chơi thường được thiết kế để kiểm soát và giữ cho trẻ chơi trong trật tự, riêng các sân chơi phiêu lưu thì không như vậy. Dù mô hình này gây khó hiểu lúc ban đầu nhưng nó mang lại nhiều lợi ích lâu dài mà các hoạt động trong nhà không thể sánh được.

Tuy nhiên, trẻ em tại Việt Nam lại phải đối mặt với một số khó khăn nhất định, như kiến trúc sư Kim Đức đã chia sẻ với Saigoneer: “Từ xưa, trẻ em Việt Nam đã quen vui chơi giữa cánh đồng, ao hồ và rừng núi quê hương. Thế hệ cha mẹ chúng tôi vẫn có thể kể về những ‘chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm’ của họ khi còn nhỏ, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh. Đến thế hệ của tôi, những người sinh sống ở thành phố vẫn có những kỷ niệm ngày bé chơi đùa trong khu xóm, trên vỉa hè, hay trên đường phố. Còn bây giờ, con gái tôi dành hầu hết thời gian trong nhà, không có bạn bè sau giờ học và cũng không có sân chơi nào gần nhà. Đây là một thực tế phổ biến tại Hà Nội và các thành phố khác trong nước. Không gian công cộng bị lấn chiếm để phục vụ cho mục đích thương mại. Phụ huynh thì lại cho rằng việc vui chơi là vô bổ và hoang phí thời gian.”

Nhiều người cho rằng đây là hệ quả tất yếu khi công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, và niềm tin này càng có cơ sở khi một nghiên cứu gần đây thống kê rằng có 78% trẻ em Việt Nam dưới sáu tuổi đã được sử dụng thiết bị công nghệ số; thế nhưng, giải pháp cho vấn đề này không phải chỉ đơn thuần là tắt đi chiếc iPad của trẻ. Susan Solomon, nhà sử học nghiên cứu về kiến trúc và tác giả của cuốn sách American Playgrounds nói: “Tôi không đồng ý với lập luận rằng màn hình là thứ ngăn trẻ nhỏ bước vào sân chơi ngoài trời. Nếu chúng ta có những sân chơi tốt hơn thì trẻ sẽ sẵn sàng chơi ở đó. Màn hình điện thoại hay iPad nào cũng sẽ phải ‘chào thua’ trước một sân chơi thú vị.”

Dù vậy, việc tạo ra được những không gian vui chơi cho trẻ tại Hà Nội lại phức tạp hơn tưởng tượng. Kiến trúc sư Kim Đức chia sẻ: “Điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức về quyền vui chơi của trẻ. Điều này có ảnh hưởng tới giáo dục, thiết kế đô thị và phát triển cộng đồng. Khi một cộng đồng bắt tay vào một dự án và quyết tâm bảo vệ dự án đó thì chúng ta sẽ xây dựng thành công sân chơi cho trẻ.”

Những năm gần đây, cộng đồng ngày càng tích cực tham gia vào các dự án xây dựng sân chơi, nhờ đó chúng ta hiện đã có hơn 180 sân chơi trên khắp cả nước. TPG đang tạo ra thêm nhiều sân chơi tạm thời và lâu dài, các dự án thương mại hoàn chỉnh và tổ chức nhiều sự kiện nhằm quảng bá thông điệp của mình. Đáng nói, trong năm 2019, tổ chức này đã hợp tác với Tokyo Play và Ecopark đã để xây dựng Sân chơi phiêu lưu đầu tiên tại Việt Nam. Đáng tiếc, dự án này chỉ kéo dài được vài tháng do cộng đồng địa phương không vận động đóng góp vào phí quản lý, và khu vực này cuối cùng trở thành địa điểm “check-in” của giới trẻ.

Kiến trúc sư Kim Đức trải lòng: “Theo những gì tôi được biết, phụ huynh ở Hà Nội vẫn còn mang nặng tâm lý bảo bọc con cái, đặc biệt khi trên truyền thông vẫn đầy rẫy những thông tin tiêu cực. Bên cạnh đó, tôi nghĩ rằng nền giáo dục chính thống hiện nay nói chung không chú trọng nhiều tới việc nuôi dưỡng tính tự lập cho trẻ, và điều này chắc chắn ảnh hưởng tới việc vui chơi ngoài trời của các cháu.” Nhưng tình hình vẫn còn có thể cứu vãn; với nhiều dự án và hoạt động kết hợp đang được triển khai, TPG sẽ tiếp tục phát triển hệ thống sân chơi cho trẻ tại Việt Nam, cũng như tìm kiếm những giải pháp tinh tế trong khâu thiết kế sân chơi nhằm nâng cao tính giáo dục, đồng thời tạo điều kiện hòa nhập cho trẻ em bị suy giảm khả năng. Dự án gần đây của tổ chức tại Bệnh viện Nhi đồng được thiết kế đặc biệt dành cho trẻ em có các bệnh lý thần kinh. Ngoài ra, dự án đang được triển khai tại Bãi Giữa sẽ bao gồm một đường zipline, những chiếc lốp xe tái chế cùng vài chiếc bập bênh bằng gỗ hứa hẹn trở thành một địa điểm gặp gỡ cho cả trẻ em lẫn người lớn. 

Các dự án sân chơi của TPG đều mang đến một không gian thân thiện và nhiều màu sắc, được làm từ chất liệu tự nhiên, và đa dạng về hình dáng — với mục đích là để nhận thức của trẻ không bị giới hạn trong những đường nét và hình khối khô khan của cảnh quan đô thị. Khi mới bắt đầu, TPG từng dùng toàn bộ 100% chất liệu tái chế như các thanh gỗ. Dù có điểm cộng là giá cả khá “mềm”, nhưng chúng thường chỉ dùng được vài tháng, nên hiện tại TPG đang sử dụng gỗ đã qua xử lý bằng bùn và vật liệu sinh học mua từ các đơn vị sản xuất gỗ địa phương. Mỗi dự án đều kêu gọi sự tham gia xây dựng và giữ gìn của cộng đồng địa phương một cách tích cực nhất có thể. Cùng với đó, TPG mở workshop vẽ tranh để trẻ em và phụ huynh đóng góp ý tưởng thiết kế sân chơi, sau đó các chuyên gia sẽ tạo ra phiên bản thật của các ý tưởng đó, và rồi cùng cộng đồng lắp đặt, sơn màu, và bảo trì các khu vực này. Bằng cách mang đến cho cộng đồng cảm giác được đóng góp, hòa nhập vào quá trình xây dựng — và theo đó là tinh thần trách nhiệm, TPG kỳ vọng những sân chơi này sẽ tồn tại lâu dài để trẻ em có không gian vui chơi ngoài trời lành mạnh trong thời gian tới.

Vẫn còn rất khó để hình dung về một ngày trẻ em Việt Nam có thể cầm chiếc cưa trên tay hay leo trèo thật cao như các hoạt động trong một Sân chơi phiêu lưu đúng nghĩa, thế nhưng những cố gắng của TPG, dù chậm mà chắc, đang giúp thế hệ phụ huynh ngày nay hiểu hơn về ích lợi của việc vui chơi tự do, qua đó mang đến cho trẻ cơ hội được học hỏi và trưởng thành từ mỗi cú ngã đau.

Tìm hiểu thêm về hoạt động của Think Playgrounds tại trang web Facebook của tổ chức.

Bài viết liên quan

Michael Tatarski

in Đời Sống

'Hô biến' bia quá hạn thành nước rửa tay diệt khuẩn

Trong “cơn lũ” tin tức về COVID-19 khiến mọi người hoang mang và lo ngại, những câu chuyện về óc sáng tạo kết hợp cùng tinh thần vì cộng đồng chính là ánh lửa ấm áp đã tỏa sáng giữa toàn cảnh đại dịch...

in Đời Sống

Bên trong chợ Nhật Tảo, chợ trời bán linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn

Đã từ lâu, khu chợ Nhật Tảo nằm giữa quận 10 và quận 11 đã trở thành trung tâm mua bán máy móc và linh kiện điện tử cũ lớn nhất Sài Gòn.

in Đời Sống

Bước qua một mùa giãn cách, người Sài Gòn mình lại tìm thấy nhau

Trước những xô bồ của cuộc sống, đôi khi chúng ta bỏ lỡ mất những điều đặc biệt xung quanh mình. Trước đây, tại các khu tập thể, chung cư ở Sài Gòn, những người trẻ thường chẳng mấy quan tâm lắm về nh...

in Đời Sống

Bộ lịch Tết đặc biệt với 'người mẫu' là các em chó mèo bị bỏ rơi

Thành lập từ năm 2005, trạm cứu hộ Sài Gòn Time đến nay đã cứu trợ, nuôi dưỡng và hỗ trợ rất nhiều chó mèo bị bạo hành tìm được mái ấm mới. Để lan tỏa rộng rãi thông điệp chó mèo là những người bạn dễ...

in Đời Sống

Chàng trai Hà Nội tạo những hình vẽ ngộ nghĩnh theo tuyến đường chạy bộ trên app Strava

Kết hợp nghệ thuật với thể thao không còn là điều bất khả thi với những tuyệt phẩm bên bờ hồ này.

in Đời Sống

Chàng trai khởi nghiệp thành công với ý tưởng đưa cả 'Tháp Mười' về Hà Nội

Khi nhắc đến từ khởi nghiệp, người ta thường nghĩ đến những ý tưởng đột phá trong lĩnh vực công nghệ. Thế nhưng, anh Lã Quang Khanh đến từ Mê Linh, Hà Nội đã bổ sung ví dụ của mình cho cụm từ này với ...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...