Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Thế giới sinh động dưới gầm cầu, 'nơi chốn thứ ba' ẩn dấu trong lòng Sài Gòn

Thế giới sinh động dưới gầm cầu, 'nơi chốn thứ ba' ẩn dấu trong lòng Sài Gòn

Nơi chốn thứ ba (danh từ): Một địa điểm ngoài không gian sống và làm việc, nơi mọi người giao lưu và tương tác xã hội.

Chúng ta đi đâu để tìm một chốn thân thương ngoài kia?

Không phải nhà, không phải văn phòng, nơi chốn thứ ba là một không gian độc lập, tách biệt khỏi cuộc sống thường nhật, nơi mà chúng ta cảm thấy thoải mái để gặp gỡ những con người mới và xây dựng những mối quan hệ mới. 

Được định vị lần đầu bởi nhà xã hội học Ray Oldenburg, nơi chốn thứ ba được xem là vườn ươm cho những giá trị văn hóa chung, là một không gian nơi người ta có thể trò chuyện với đám đông, thể hiện bản sắc cá nhân, và tìm cho mình cảm giác “thuộc về” từ những tình bạn, tình yêu nảy mầm. Nơi chốn thứ ba xuất hiện dưới muôn hình thái và liên tục tiến hóa để bắt kịp với đặc tính của từng xã hội: một quán cocktail trong cư xá, một tiệm sách cũ, thậm chí một ngôi chùa.

Sài Gòn có hơn 200 cây cầu lớn nhỏ.

Tại các đô thị lớn của Việt Nam, việc phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh chóng đã dẫn đến việc thu hẹp các công trình công cộng, những không gian chung miễn phí như công viên, thư viện, hay sân chơi cho trẻ em — những nơi chốn thứ ba tự nhiên và dễ tiếp cận nhất với mọi đối tượng xã hội. Dẫu vậy, mối liên kết giữa người với người không dễ mất đi, nhiều nơi chốn thứ ba không chính thức được hình thành từ kẽ hở của những gì còn sót lại sau quá trình phát triển hạ tầng.

Công nhân nghỉ ngơi dưới chân cầu Ba Son.

Năm 2019, Nikolai Sokolov, một nhiếp ảnh gia người Nga, chuyển đến Việt Nam sinh sống từ Saint Petersburg. Từ các tác phẩm trừu tượng và phong cảnh, Nikolai dần chuyển ống kính của mình sang nhiếp ảnh đường phố do “bị cuốn hút bởi con người và cuộc sống nơi đây.” Năm 2024, anh dành cả mùa hè ghi lại những sinh hoạt của người dân Sài Gòn dưới các gầm cầu của thành phố.

“Tôi đã đi du lịch rất nhiều ở Việt Nam và thường dừng chân dưới những cây cầu để tránh nắng hoặc mưa. Tôi bắt đầu để ý nhiều người hay ngồi dưới gầm cầu, nhất là ở miền Nam. Có gì đó rất đặc biệt ở họ — mỗi gương mặt đều có một câu chuyện. Có lần, một người đàn ông lạ mặt nhờ tôi chụp ảnh, và từ khoảnh khắc đó, tôi nhận ra mình muốn ghi lại cuộc sống của những con người này. Mỗi khuôn mặt, mỗi ánh nhìn của những người này đều có một câu chuyện. Và tôi muốn chia sẻ câu chuyện đó.”

Bức ảnh đầu tiên của series.

Thường bị bỏ quên và không được duy trì, gầm cầu vốn không phải một nơi chốn thứ ba đích thực hay lý tưởng trong tâm trí công chúng, mọi sự dừng chân đều là bất đắt dĩ. Nhưng qua bộ ảnh trắng đen của Nikolai Sokolov, những chiếc gầm cầu không tên (nếu đủ tinh ý có thể nhận ra) hiện lên đầy như một chốn nương náu vừa yên bình vừa đầy sức sống. Mảnh đất gồ ghề dưới công trình bê-tông cứng nhắc được người dân chuyển hóa thành khoảng sân chơi, tụ họp cùng bạn bè và người thân, hay đơn giản, một nơi để tạm nghỉ ngơi trước những chuyển động của thành phố.

Nhiều hộ dân tận dụng gầm cầu làm nơi nuôi gia cầm.

Đu đưa dưới gầm cầu.

“Luật đầu tiên của hội chọi gà là không được nói về hội chọi gà.”

“Vịt cũng cần tương tác xã hội.”

“Ăn gian nè ha.”

Búp măng non của đội tuyển quốc gia?

Chị chị em em.

Các bác trung niên flexing cột sống khỏe hơn bạn.

Váy áo xúng xính.

“Giờ thắng cũng thắng rồi. Không phục nữa thì thôi.”

Cẩn thận vẫn hơn.

Em bé ngoan vui vì được đi chơi.

Điệu tango gầm cầu.

Với một số người, nơi đây cũng là không gian thứ nhất.

“Năm nay con được học sinh gì rồi?” “Đủ qua lớp chú ơi!”

Có thể nghe thấy tiếng kin kít qua bức ảnh này.

Khói thuốc và khói bụi.

Ván này ai về chót?

Theo dõi các tác phẩm của Nikolai Sokolov tại đây.

Bài viết liên quan

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.

Chris Humphrey

in Đời Sống

Vẻ đẹp bình dị của làng gạch bên bờ sông Hồng

Ở vùng đất rộng lớn và phong phú như Hà Nội, không khó để tìm thấy những "viên ngọc quý" tại những nơi chốn tưởng chừng đã quen thuộc. Dẫu biết bề dày ấy của thành phố thủ đô, tôi vẫn không khỏi bất n...

in Đời Sống

Sức sống bình dị của nông thôn miền Bắc qua bộ ảnh đời sống về loài trâu

Là linh vật thứ hai của chu kỳ 12 con giáp, trâu là loài có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt.

in Đời Sống

Bên trong lò rèn Thủ Đức giữ lửa truyền thống gia đình suốt 4 thế hệ

Chẳng ngoa khi nói làm việc tại một lò rèn tựa như đang ở Hỏa Diệm Sơn.

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.

in Ao Ta

Chuyến tàu Bắc-Nam: 35 giờ, 1730km và 1001 mảnh ghép cuộc sống thân thương

Nếu di chuyển bằng tàu lửa, một người sẽ mất đến 35 tiếng đồng hồ đi từ thủ đô đến thành phố mang tên Bác. Ấy vậy mà lần đầu tiên hoàn thành chặng đường dài hơi ấy, tôi chẳng những không thấy mệt mỏi ...