Sài·gòn·eer

Back Đời Sống » Sức sống bình dị của nông thôn miền Bắc qua bộ ảnh đời sống về loài trâu

Là linh vật thứ hai của chu kỳ 12 con giáp, trâu là loài có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt.

Một người nông dân đăng chăn trâu tại tỉnh Yến Bái.

Từ lâu, người Việt đã xem trâu là biểu tượng của sức mạnh lực điền vì đóng vai trò hữu ích trong lịch sử và kinh tế đất nước. Dưới thời đại phong kiến, trâu được xem là tài sản quý giá nhất của người làm nông, thậm chí được đối xử như một thành viên của gia đình hay một minh chứng cho sự giàu có của gia chủ ở vùng thôn quê.

Một người phụ nữ chăn trâu của gia đình.

Những năm tháng chiến tranh, trâu cũng là bạn đồng hành với lực lượng kháng chiến nhờ khả năng vận chuyển hàng hóa thiết yếu đến các mặt trận mà không gây sự chú ý của quân địch.

Những đồi cỏ là chốn dừng chân và nghỉ ngơi cho cả con người và loài trâu.

Trong bối cảnh xã hội hiện đại hóa, đô thị hóa ngày càng nhanh, hình tượng loài vật gắn liền với đời sống nông thôn vẫn giữ được những giá trị riêng khi xuất hiện trong văn học, nghệ thuật, và ngôn ngữ hiện đại. Những câu ca dao như “Con trâu là đầu cơ nghiệp” hay “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” vẫn được dùng trong giao tiếp ngày nay, dù đa phần việc đồng áng đã được công nghiệp và tự động hóa, chẳng cần mấy đến sức mạnh bền bỉ của loài trâu nữa. 

Chú trâu gặm cỏ trên cánh đồng bậc thang.

Trâu mạnh mẽ sải bước trên những địa hình tự nhiên lẫn nhân tạo.

“Trâu ơi ta bảo trâu này. Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.”

Chú trâu theo chủ đến phiên chợ Mèo Vạc.

Lững thững về nhà sau một ngày dài ngoài đồng.

Tên của chủ nhân được viết lên trâu bằng mực như một dạng “biển xe.”

Bài viết liên quan

Linh Phạm

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

in Văn Hóa

Một thoáng Nam Bộ qua Lễ Kỳ Yên của đình Phú Nhuận trăm tuổi

Diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 của tháng Giêng âm lịch, Lễ Kỳ Yên là lễ hội lớn nhất được tổ chức hàng năm tại đình Phú Nhuận.

in Đời Sống

Bắt một chuyến phà để thấy lát cắt đời sống Đồng bằng Sông Cửu Long

Trải dài biên giới của nhiều quốc gia, Châu thổ sông Mê Kông được người Việt đặt cho cái tên “Đồng bằng Sông Cửu Long” — tương ứng với 9 cửa sông đổ ra biển Đông.

in Văn Hóa

Tết Thanh Minh, người Dao Chàm Quản Bạ xuống suối bắt cá dâng lên tổ tiên

Hàng năm, vào dịp Tết Thanh Minh, người Dao Chàm ở Nặm Đăm, Quản Bạ lại tổ chức hội bắt cá. Cá sau khi bắt được chia đều cho các hộ trong làng làm mâm cơm dâng lên tổ tiên và thần linh để cảm tạ, đồng...

Chris Humphrey

in Ao Ta

'Mùa vàng' mênh mang trên những cánh đồng ở Mù Cang Chải

Tháng 9 hằng năm, những cánh đồng lúa Mù Cang Chải lại chín vàng, trông tựa những thước lụa óng ánh uốn lượn theo triền đồi, báo hiệu một vụ mùa lại về trên bản làng.

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.