Sài·gòn·eer

Back Văn Nghệ » Văn Hóa » Một thoáng Nam Bộ qua Lễ Kỳ Yên của đình Phú Nhuận trăm tuổi

Diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 của tháng Giêng âm lịch, Lễ Kỳ Yên là lễ hội lớn nhất được tổ chức hàng năm tại đình Phú Nhuận.

Lễ Kỳ Yên là một nét văn hóa đặc sắc của người dân Nam bộ. Đây là dịp để bày tỏ lòng tôn kính đến thần linh, tổ tiên, cũng như cầu mong cho một năm mới mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an. Dù rằng ở mỗi vùng miền, địa phương sẽ có cách tổ chức lễ hội khác nhau sao cho tương ứng với niềm tin của cộng đồng, nhưng các bước thực hiện lễ nghi đều có nét tương đồng. Các nghi thức đều được tổ chức trong khuôn viên của đình làng, đình quận, v.v. Trong bối cảnh hiện đại, một số địa phương không còn rước lễ hàng năm, mà là mỗi hai hoặc ba năm. Các phong tục quan trọng thường thấy là diễn xướng múa hát, dâng mâm cúng thần và chiêu đãi tiệc lễ.

Cổng đình Phú Nhuận vào ngày đầu tiên của Lễ Kỳ Yên.

Đình Phú Nhuận được xây dựng vào năm 1820 và đã trải qua nhiều đợi trùng tu — lần gần nhất là vào năm 1998. Tọa lạc gần tuyến đường sắt nội thành, ngôi đình là chứng nhân của quá trình đô thị hóa chóng mặt của địa phương qua các thập kỷ. Vào năm 1997, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chính thức công nhận ngôi đình là di tích văn hóa và lịch sử quốc gia. Trước vai trò ngày càng thu nhỏ của các giá trị và phong tục truyền thống trong xã hội hiện đại, đình Phú Nhuận vẫn là chốn dừng chân chào đón những thế hệ trẻ đến và tìm hiểu về lịch sử-văn hóa của cộng đồng của mình.

Hãy cùng chúng tôi nhìn lại các hình ảnh từ Lễ Kỳ Yên tổ chức tại đình Phú Nhuận vào đầu năm nay:

Các vị cao niên thực hiên nghi lễ dâng hương.

Đón tiếp các vị chức sắc và cầu an cho người tham dự.

Ngôi đình tọa lạc trong khu dân cư đông đúc nên thu hút ánh nhìn của người dân xung quanh.

Các vị cao niên mặc lễ phục khi tiến hành nghi lễ.

Hoa được dùng làm lễ vật cúng.

Song song với đó là các loại thực phẩm như hoa quả, heo quay, v.v.

Biểu diễn múa lân.

Quan cảnh chuẩn bị cho nghi lễ.

Sân khấu được dựng để biểu diễn hát bội.

Khung cảnh dân dã hơn sau buổi lễ tại ngôi đình.

Là cư dân Việt Nam lâu năm, Adrien Jean đã thăm thú, chụp ảnh nhiều địa danh trên khắp đất nước, ghi lại hình ảnh của những lễ hội truyền thống và cuộc sống ở những nơi ít người biết đến. Tuy nhiên, niềm cảm hứng lớn nhất của anh trong nhiếp ảnh chính là phố phường Sài Gòn. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm thêm qua website của anh tại đây.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Rực rỡ sắc màu lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Là truyền thống đặc sắc từ xa xưa của cộng đồng người Chăm, lễ hội Katê được công nhận bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

in Văn Hóa

Tết Thanh Minh, người Dao Chàm Quản Bạ xuống suối bắt cá dâng lên tổ tiên

Hàng năm, vào dịp Tết Thanh Minh, người Dao Chàm ở Nặm Đăm, Quản Bạ lại tổ chức hội bắt cá. Cá sau khi bắt được chia đều cho các hộ trong làng làm mâm cơm dâng lên tổ tiên và thần linh để cảm tạ, đồng...

Linh Phạm

in Văn Hóa Ẩm Thực

Ghé thăm gia đình Hà Nội giữ lửa nồi bánh chưng truyền thống suốt 2 thập kỷ

Bên cạnh cành đào và phong bao lì xì đỏ, đòn bánh chưng là phong vị không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền Việt Nam.

in Văn Hóa

Khám phá tín ngưỡng thờ cá voi của cư dân làng chài qua Lễ hội Nghinh Ông

Cách phố biển Vũng Tàu sầm uất một đoạn không xa là sự bình đạm của thị trấn-làng chài Phước Hải.

in Đời Sống

Sức sống bình dị của nông thôn miền Bắc qua bộ ảnh đời sống về loài trâu

Là linh vật thứ hai của chu kỳ 12 con giáp, trâu là loài có ý nghĩa và ứng dụng quan trọng trong đời sống hàng ngày của người Việt.

in Văn Hóa

Văn hóa châu thổ Bắc Bộ qua lễ hội chùa Keo Hành Thiện

Với những lễ tục, sinh hoạt dân gian đậm nét văn hóa vùng nông nghiệp trồng lúa nước, lễ hội chùa Keo Hành Thiện là dịp người dân tưởng nhớ, tri ân Đức Thánh Tổ — thiền sư Dương Không Lộ vì những công...