Sài·gòn·eer

BackVăn Nghệ » Văn Hóa » Rực rỡ sắc màu lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Rực rỡ sắc màu lễ hội Katê của đồng bào Chăm Ninh Thuận

Là truyền thống đặc sắc từ xa xưa của cộng đồng người Chăm, lễ hội Katê được công nhận bởi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017.

Diễn ra hàng năm vào ngày đầu tiên của tháng 7 Chăm lịch, lễ hội Katê là dịp để đồng bào người Chăm tề tựu, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, tạ ơn thần linh, tổ tiên và cầu mưa thuận gió hoà cho mùa màng bội thu. Nếu có viếng thăm địa phương từ ngày 23 đến 25/10 Dương lịch năm nay, du khách có cơ hội khám phá nét đẹp văn hoá Chăm qua lớp lang kiến trúc, thời trang, nhạc cụ, âm sắc và vũ điệu dân gian trong mùa lễ hội độc đáo này.

Tháp Po Klong Garai, một trong ba toà tháp Chăm nơi nghi lễ chính được cử hành.

Bắt đầu lễ hội, người dân tụ họp tại ba toà tháp Chăm (Ninh Thuận) — tháp Po Klong Garai, Po Rome, Po Inư Nagar — và thực hiện lễ đón rước phục y, lễ mở cửa tháp, cùng các đại lễ tôn giáo truyền thống khác. Ngày tiếp theo, lễ hội được tiếp tục cử hành tại từng làng, mỗi gia đình tự thực hiện các nghi lễ cúng kiếng để tưởng nhớ dòng tộc, tổ tiên.

Tại Việt Nam, cộng người Chăm thực hành hai tôn giáo chính là Hồi giáo (Islam giáo) và Bà La Môn giáo. Tỉnh Ninh Thuận là nơi hơn 53.700 cư dân Chăm Bà Là Môn tập trung sinh sống.

Hãy cùng chúng tôi khám phá một lát cắt đời sống của người Chăm qua loạt ảnh về lễ hội sau đây:

Lễ rước y trang nữ thần Po Inư Nưgar — vị Thánh Mẫu của người Chăm — từ đền đến tháp.

Khởi đầu chuỗi ngày lễ, các sắc làng và cư dân Chăm thực hiện nghi lễ rước y trang của nữ thần Po Inư Nugar cùng các nghi thức tôn giáo khác. 

Trái: Các sắc làng chủ trì đám rước y trang, họ mặc trang phục đóng giả quốc vương Po Klong Garai. Phải: Một sắc làng thực hiện nghi lễ cúng dường cầu bình an, thịnh vượng.

Không phải ai cũng háo hức khi tham gia lễ hội.

Các cư dân Chăm Bà Là Môn bày biện những lễ vật cúng thần linh.

Các cô gái Chăm luyện tập cho một tiếc mục nhảy truyền thống.

Chàng vũ công sau cánh gà.

Một “nghi thức” mới của lễ hội trong thời hiện đại: chụp selfie.

Người dân tập trung đông đúc để xem các màn trình diễn.

Những điệu múa rực rỡ trong không khí nô nức.

Hợp tấu cồng chiên.

“Xong chưa ạ?”

Tuy không thuộc danh mục nghi thức chính thức nhưng những hoạt động “vui chơi ngoài lề” như thế này vẫn hay xuất hiện.

Lễ hội Katê là dịp để người già lẫn trẻ tề tựu.

Bài viết liên quan

in Văn Hóa

Một thoáng Nam Bộ qua Lễ Kỳ Yên của đình Phú Nhuận trăm tuổi

Diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 của tháng Giêng âm lịch, Lễ Kỳ Yên là lễ hội lớn nhất được tổ chức hàng năm tại đình Phú Nhuận.

in Văn Hóa

Khám phá tín ngưỡng thờ cá voi của cư dân làng chài qua Lễ hội Nghinh Ông

Cách phố biển Vũng Tàu sầm uất một đoạn không xa là sự bình đạm của thị trấn-làng chài Phước Hải.

in Văn Hóa

Tết Thanh Minh, người Dao Chàm Quản Bạ xuống suối bắt cá dâng lên tổ tiên

Hàng năm, vào dịp Tết Thanh Minh, người Dao Chàm ở Nặm Đăm, Quản Bạ lại tổ chức hội bắt cá. Cá sau khi bắt được chia đều cho các hộ trong làng làm mâm cơm dâng lên tổ tiên và thần linh để cảm tạ, đồng...

in Văn Hóa

Bên trong miếu Phù Châu, ngôi 'Miếu Nổi' bí ẩn giữa lòng Gò Vấp

Tọa lạc trên một cồn đất nhỏ trên sông Vàm Thuật ở quận Gò Vấp, miếu Phù Châu, hay còn được gọi bằng cái tên thân thương “Miếu Nổi,” đã mở cửa chào đón các đạo hữu trong hơn ba thế kỷ.

in Văn Hóa

Nghề làm thúng chai của nghệ nhân tỉnh Phú Yên

Nằm trên dải đất duyên hải Nam Trung Bộ nắng gió, Phú Yên là một trong những địa bàn trên cả nước có ngành ngư nghiệp phát triển lâu đời.

in Văn Hóa

Rước lễ nghinh Ông, ngẫm về đặc sắc tín ngưỡng thờ cá voi miền duyên hải

Tục thờ Cá Ông ban đầu là niềm tin của ngư dân để chịu đựng gian khổ lúc mưu sinh trên biển, dần dần theo dòng chảy văn hóa, trở thành tín ngưỡng quan trọng của ngư dân Việt Nam nói chung và ngư dân P...