Sài·gòn·eer

BackĐời Sống » Môi Trường » Có diện kiến hòn đá cổ xưa nhất Việt Nam, mới thấy rằng ôi ta còn trẻ trung chán

Trong lúc tôi đang bồi hồi nhớ lại lần cuối mình gửi bưu thiếp là khi nào, một đồng nghiệp tại Saigoneer buột miệng chia sẻ rằng từ lúc sinh ra, em còn chưa được thấy mặt mũi con tem, chứ đừng nói đến việc dùng tem để gửi bưu thiếp. Thời nay, phong cách thời trang tôi ăn vận hồi trung học giờ đã quay trở lại và trở thành ”mốt” một lần nữa. Các từ lóng mới của giới trẻ làm tôi bối rối đến phát rồ. Tôi đọc tờ rơi quảng cáo lễ hội âm nhạc mà giờ không nhận ra một cái tên nào cả.

Nói cách khác thì, gần đây, tôi thấy mình như đang biến thành ông già. Thế nên, tôi rất biết ơn cuộc triển lãm "Hóa thạch - Hành trình khám phá nguồn gốc sự sống trên Trái Đất" tại Huế vì đã cho tôi cái nhìn khách quan hơn.

Hơn cả hóa thạch cúc đá cổ xưa, răng cá voi tuyệt chủng, xương gấu trúc tiền sử, và những phần còn sót lại từ cá mập cổ đại khổng lồ và tôm tí tẹo, mẫu vật ấn tượng nhất của cuộc triển lãm hiện ra trước mắt tôi: một hòn đá. Một khối nâu u ám với vài vệt đỏ tẻ nhạt, xám bụi và đen, trông giống như bất kỳ hòn đá nào khác; một hòn đá đơn thuần, không hơn không kém. Một người bình thường đi ngang qua nó trong công viên có lẽ sẽ không để ý đến mấy.

Nhưng Tiến sĩ Trần Ngọc Nam, nguyên Trưởng khoa Địa lý-Địa chất của Đại học Huế, đã mang nhiệm vụ phải tìm kiếm một hòn đá như vậy. Nghiên cứu cho thấy những mẫu vật địa chất cổ xưa nhất của Việt Nam thường phân bố ở Tây Nguyên và dãy núi Con Voi ở Tây Bắc. Do đó, ông đã cùng đội ngũ đi đến một thác nước tại Yên Bái để thu thập mẫu vật này. Từ việc phân tích các tinh thể zircon của mẫu tại một phòng thí nghiệm ở Nhật Bản, ta có thể xác định hòn đá đã tồn tại từ cách đây 2,936 tỷ năm.

Tận 2,936 TỶ năm cơ á? Vậy là hòn đá này đã tồn tại từ trước khi có bất cứ sinh vật nào sống trên hành tinh chúng ta, bỏ xa bình minh của nhân loại. Trong kỷ nguyên hiện đại, nó đóng vai trò như một kỷ vật quý báu, nhắc nhở chúng ta về sự ngắn ngủi và nhỏ bé của đời người trước sự trường tồn của thế giới vật chất.

Nghĩ về những niên đại mà hòn đá chỉ nằm im lìm, bất di bất dịch, đã phần nào an ủi những cảm xúc mà tôi đã trải qua. Ừ thì đã có một thời tôi phải lén lút thức đến nửa đêm để lướt internet, lòng nườm nượp sợ cái tiếng tít tít rè rè của modem sẽ khiến mẹ tôi tỉnh giấc. Ở cái thời này, nhiều người bạn của tôi thậm chí còn chưa được sinh ra. Nhưng tôi không già. Bạn cũng không già. Vậy ai mới già? Là hòn đá này đó.

Bài viết liên quan

Paul Christiansen

in Di Sản

Diện kiến 'Xác ướp Xóm Cải,' thi hài nữ quý tộc bí ẩn ngay giữa lòng Sài Gòn

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng vì sao giữa lòng Sài Gòn lại có một xác ướp được trưng bày trang trọng chưa?

Paul Christiansen

in Di Sản

Bằng nghệ thuật, Bảo tàng Quang Trung kể khúc sử thi hùng tráng của dân tộc

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ 45km là Bảo tàng Quang Trung, một trong những bảo tàng kỳ công nhất Việt Nam.

in Ton-sur-Ton

Great Vietnam: 'Cổ phục Việt đâu phải chỉ để người đã khuất mặc!'

Trong vòng bốn đến năm năm trở lại đây, việc phục dựng các trang phục của người Việt xưa đang trở thành một xu hướng được đông đảo người trẻ hưởng ứng. Đây là thành quả từ nỗ lực bảo tồn, quảng bá cổ ...

Paul Christiansen

in Ao Ta

Triết lý sống và nghệ thuật Lê Bá Đảng qua không gian bảo tàng tại cố đô Huế

Nhiều người cho rằng nghệ thuật là thứ gì đó xa lạ, khó chạm tới, nhưng một khu vườn thì khác; ai cũng biết cách ngắm nhìn một bông hoa.

in Loạt Soạt

Am Mây Ngủ: Cuộc hòa thân đầy toan tính của Huyền Trân công chúa dưới góc nhìn của Thích Nhất Hạnh

"Nàng thấy sự sống của người dân Chàm không khác gì sự sống của người dân Việt, cả hai dân tộc cùng đau những nỗi đau như nhau, cùng buồn những nỗi buồn như nhau, cùng ao ước những nỗi ao ước như nhau...

in Đời Sống

Bài tụng ca chia tay cụ bàng, 'người hàng xóm' đầu tiên tôi gặp

Tôi đội mưa chạy ra ngoài tầng trệt để hóng chuyện trong tò mò. Trước mắt tôi hiện lên các chú bác nhân viên công ích trong bộ đồng phục xanh, cam, người ướt đẫm vì cơn mưa nặng hạt. Họ đứng vây quanh...