Trước khi đại dịch diễn ra, ngày nào cũng vậy, góc đường Hoàng Diệu và Trần Nhật Duật ở Đà Lạt đều tấp nập chào đón những vị khách đến dùng bữa sáng. Các thực khách sẽ lần lượt thay nhau ngồi vào những bộ bàn ghế nhựa, để lại những mẩu bánh mì rơi vụn cạnh những chén nước dùng nho nhỏ. Góc phố nhộn nhịp ấy chính là địa chỉ của những hàng bánh mì xíu mại nức tiếng nhất thành phố Đà Lạt.
Với những người yêu mến thành phố Đà Lạt, bánh mì xíu mại có thể được xem là một "siêu phẩm" ẩm thực không thể không nhắc tới. Tuy nhiên, bản thân xíu mại lại là món ăn có xuất xứ từ những nước Á Đông khác như Trung Quốc, Mông Cổ, sau này mới được người Việt biến tấu để trở thành một phiên bản độc nhất vô nhị.
Một số giả thuyết cho rằng, món xíu mại được bắt nguồn từ shumai, một loại bánh hấp có nhân xuất hiện từ thời nhà Tống của Trung Quốc, thường được các thương nhân dùng để ăn nhẹ khi di chuyển trên Con đường Tơ lụa. Theo sáchFood for Thought: Dumpling Migration (tạm dịch: Ngẫm về ẩm thực: Hành trình của các loại há cảo), shumai có nguồn gốc từ tỉnh Quảng Đông, và là một trong những món dim sum đầu tiên được phát minh. Trong tiếng Quảng Đông, shumai có ý nghĩa là “nấu và bán,” cho chúng ta biết rằng món ăn ngon miệng này thường được dùng tại quán thay vì là món nhà làm.
Một số nguồn tài liệu khác lại nhận định rằng phiên bản đầu tiên của xíu mại là shaomai, một món bánh hấp được phục vụ trong các quán trà ở thành phố Hohhot vùng Nội Mông từ thời nhà Minh và nhà Thanh.
Khó có thể xác định đâu là mới là bản gốc, vì cả shumai và shaomai đều có nét tương đồng cơ bản: lớp vỏ làm bằng bột mì bao bên ngoài nhân thịt. Shaomai của Nội Mông Cổ có phần nhân bao gồm hành lá, gừng và thịt cừu và được gói thành hình bông hoa; trong khi shumai Quảng Đông lại để hở ở phía trên, để lộ phần nhân thịt heo và tôm bên trong.
Cũng có người cho rằng shumai thực sự có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc trước thời nhà Tống và dùng thịt heo, tôm và thịt cua làm nhân. Nhưng điểm chung của tất cả các phiên bản shumai/shaomai này là đều từng chu du trên khắp các tuyến đường giao thương của châu Á và thoả lấp cơn đón của những người lữ hành gần xa.
Ngày nay, nhiều nước châu Á như Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam và Philippines đều có cách chế biến riêng cho món ăn này. Trong văn hoá Philipines, nó được gọi là siomai và là một món ăn vặt phổ biến. Trong đó khi đó, người Indonesia có món siomay bandung — một phiên bản có nhiều khác biệt hơn cả: thay vì thịt heo, người Indonesia dùng cá thu hoặc chả cá để làm nhân và chấm bánh với nước sốt đậu phộng cay.
Xíu mại của Việt Nam cũng độc đáo không kém vì đã lượt bỏ lớp vỏ bánh đặc trựng của các phiên bản khác. Thay vào đó, phần thịt viên được nấu "trần" trong nước chấm và ăn kèm với bánh mì. Một số công thức nước chấm còn kết hợp hương vị của cà chua, một nguyện liệu hoàn toàn chưa xuất hiện ở các phiên bản trước đây.
Đến nay, ta vẫn có rất ít thông tin về sự ra đời của món xíu mại Việt Nam, cũng như cách xíu mại đã len lỏi vào từng ngõ ngách của ẩm thực Đà Lạt. Dù vậy, xíu mại vẫn là một ăn được các thực khách Việt ưa chuộng, không chỉ ở thành phố sương mù, mà còn ở những thành phố lớn như Sài Gòn. Cũng như những món ăn đường phố khác, xíu mại được thay đổi để phù hợp hợp với khẩu vị mỗi nơi cũng như phong cách của người nấu, nhưng một điều không hề thay đổi qua nhiều thế kỷ là sự ngon miệng và niềm vui mà món ăn này mang lại cho người thưởng thức.