Sài·gòn·eer

BackXê Dịch » Ao Ta » Xê Dịch » Châu Cecilia Nguyễn, Đồng Sáng lập Urbanist Travel: Đã đến lúc Việt Nam thoát khỏi vỏ bọc 'hidden charm'

Bạn đọc hẳn đã biết đến Saigoneer là nơi nung nấu những nội dung về văn hoá, xã hội và lịch sử Việt Nam, thế nhưng đó không phải là sản phẩm duy nhất ra lò từ văn phòng ấm cúng chúng tôi. Hai năm trước, chúng tôi đã chào đón “người em gái” Urbanist Travel, công ty lữ hành du lịch quốc tế ra đời để cùng thực hiện lý tưởng “khám phá Việt Nam và hơn thế nữa.” Chị Châu Cecilia Nguyễn, Đồng Sáng lập Urbanist Travel, cũng là “nóc nhà” của anh Brian Letwin, CEO tại Saigoneer. Và thật tự nhiên, hai công ty chúng tôi làm việc cùng nhau như một gia đình. 

Một Giám đốc, một người mẹ và một đôi chân cuồng đi

Không biết có phải do chị làm trong ngành du lịch hay không nhưng tôi cảm thấy chị Châu luôn trong trạng thái xê dịch — đi công tác, đi du lịch, đi gặp gỡ đối tác, đi đón bé Luna vào những giờ tan học. Hiếm khi gặp được ai có nguồn năng lượng tích cực và xông xáo như chị, cả trong công việc lẫn những buổi tám chuyện giờ trưa. Nhờ chị, tôi học được thêm nhiều mẹo khi đi du lịch tứ phương, từ chuyện tính đường bay, khách sạn, di chuyển, đến việc chuẩn bị tâm lý trước khi đi lẫn tâm thế khi đi chơi cùng gia đình và trẻ em (mà phần lớn chúng tôi đều sợ). Nhưng trên hết, khi trò chuyện với chị, chúng tôi cảm thấy như chính mình cũng là những “người làm du lịch.”

Học khoa tiếng Nhật tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, hướng dẫn du khách Tây Ban Nha đến Việt Nam, làm việc tại một công ty lữ hành tại Sài Gòn, bị mất việc do đại dịch, rồi bắt đầu lại với Urbanist Travel: những cột mốc sự nghiệp của chị Châu đều được chị xem là “do duyên.”

Ảnh: Đỗ Anh Chương.

“Bây giờ nhìn lại, bản thân chị cũng muốn dành một lời cảm ơn đến đại dịch,” chị hồi tưởng. Những ngày tháng ở trong bốn bức tường là lúc chị khám phá thêm điểm đến mới và nhìn nhận lại hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam. Hơn 12 năm trong ngành, những con đường di sản kinh điển đã trở thành một công thức quá quen thuộc dù sự hấp dẫn của dải đất miền Trung vẫn còn ấm nồng. Ai cũng tìm về những điểm mới mẻ (nhưng không quá khó đi) để thấy rõ sự khác biệt với những nơi đã được khai thác du lịch từ lâu. Qua đó, tinh thần trách nhiệm khi đi du lịch của chính họ cũng vững vàng hơn.

Dù có dày dặn kinh nghiệm đến đâu, thực tế là một công ty lữ hành không thể “mang vừa giày” cho mọi khách du lịch. Ngay từ ngày đầu tiên thành lập Urbanist Travel, chị Châu đã xác định rõ đối tượng sẽ là “khách hàng trung, cao cấp, là những người thích trải nghiệm nhiều phong cách sống khác nhau, đi về thiên nhiên. Họ thích ném mình vào các hoạt động độc đáo, nhưng không nhất thiết phải quá độc đáo; đó có thể là các môn thể thao mạo hiểm tại những nơi hoang sơ, hoặc một ngày tham quan một khu di tích lịch sử không thường có trong các tour có sẵn. Vì càng độc đáo đồng nghĩa với càng phải trả nhiều tiền để trả cho trải nghiệm đó với sự an toàn.” Chị Châu không thể nhấn mạnh hơn bốn chữ cuối cùng. Tuy phần lớn du khách có quan điểm đó đến từ các quốc gia phát triển, không ít du khách Việt cũng đã và đang tiếp cận xu hướng này.

Ngoài các công ty tổ chức nghỉ mát cho nhân viên, Urbanist Travel là bạn đồng hành của những du khách nước bạn đến Việt Nam và người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam, hai đối tượng chiếm ngót nghét 80% lượng khách công ty. Thế nhưng, con số này có xu hướng giảm đi khi ngày càng nhiều người Việt Nam tìm đến những trải nghiệm mới tại Urbanist, và họ không chỉ đến với Urbanist Travel một đêm rồi thôi.

Tham quan các công trình kiến trúc Hiện đại (modernist architecture) tại Sài Gòn. Ảnh: Lê Thái Hoàng Nguyên.

Những đề bài khó nhằn của một công ty lữ hành

Tưởng tượng cả công ty bạn đi team bonding (tạm dịch: hoạt động tập thể), bạn phải chạy nhảy, giao tiếp vào ngày vẫn tưởng sẽ được ngả lưng trên giường, tắm nắng bên bãi biển riêng tại resort, trò chơi bạn mong muốn không xuất hiện nhất là gì? Dĩ nhiên là “tất cả đáp án trên” rồi. Nhưng đối với chị Châu, team bonding cũng có thể là một trải nghiệm đáng nhớ — thậm chí đối với team hướng nội — nếu được tổ chức một cách ý nhị, sâu sắc. “Chị muốn một team bonding không-được-truyền thống. Chị muốn cả trăm nhân viên công ty chị đều hào hứng tham gia,” chị Châu thuật lại yêu cầu gần đây nhất từ một Trường phòng Nhân sự cho chuyến đi toàn công ty đến Lăng Cô.

“MC không phải cứ mở đầu câu là ‘kính thưa quý cô chú,’ lại phải dẫn song ngữ, trò chơi sáng tạo nhưng đơn giản. Chưa hết. Tới lúc cuối, phía khách hàng lại cắt budget cho hoạt động team bonding để đầu tư vào dịch vụ lưu trú 5 sao. Ấy mà lúc làm được lại rất dễ, cả tháng trời chị với bạn MC mất ăn mất ngủ, để nghĩ ra được một cái team bonding không truyền thống, cũng không mất nhiều tiền và phải tận dụng tất cả những gì có sẵn của resort. Thực ra chị thấy trả bạn MC như thế là còn ít đấy!” chị Châu chia sẻ phản hồi của khách về chuyến đi vừa rồi.

Ảnh: Urbanist Travel.

Với các công ty lữ hành, việc tổ chức chương trình team bonding không phải là hiếm gặp. Thế nhưng để làm một chương trình team bonding không-truyền-thống, không có hoạt động đụng chạm thân thể, không có những lời vô tình khiến người tham gia cảm thấy bị công kích ngoại hình, không những lời chào câu chúc rợn da gà, thì không phải là một dự án "dễ xơi." Từ kinh nghiệm xương máu, chị Châu chia sẻ rằng các đối tác MC khi nghe những yêu cầu như trên từ phía lữ hành, sẽ có một trong hai phản ứng. Đôi khi, họ sẽ từ chối khéo bằng cách đưa ra một mức giá gấp vài lần hầu bao khách, phần hiếm hoi sẽ nhận mức giá ấy với toàn bộ sự hứng khởi.

Bản chất của ngành du lịch là xê dịch, nên nếu chỉ làm đi làm lại theo một công thức thì sẽ rất “tù.” Với các anh chị gạo cội trong ngành du lịch như chị Châu, với hơn 15 đến 20 năm trong nghề, những thử thách trên chính là nguồn động lực để họ thoát ra khỏi lối mòn. Cách làm việc chuyên nghiệp của họ giúp cho việc trao đổi với khách thuận lợi, dễ dàng hiện thực hoá muôn hình vạn trạng yêu cầu từ khách.

Ảnh: Urbanist Travel.

Có thể nói, những người đứng sau “cánh gà” của ngành du lịch như chị Châu đã phần nào góp phần hô biến những buổi team bonding “ai không ghét mới lạ” thành một trải nghiệm đáng nhớ cho cả tập thể đa quốc tịch. Đặc biệt là khi Việt Nam ngày càng thu hút nguồn nhân lực nước ngoài.

Chỉ khi đồng lòng, mới có thể bền vững

Khi đến những điểm còn vắng dấu chân du khách, chúng ta sẽ cảm thấy trân trọng sự hoang vu, nguyên sơ mà những điểm đến thông thường không có. “Tự nhiên, lòng ta sẽ khơi lên ý thức bảo vệ nơi ấy; nhất là những người đã từng đặt chân đến những quốc gia chuyên về du lịch bền vững. Họ tích luỹ hiểu biết từ chuyến đi của mình để góp phần bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng tại những điểm đến sau này,” chị Châu chia sẻ từ kinh nghiệm bản thân từ những chuyến đi đến châu Âu.

Chị Châu và các công ty lữ hành sẽ giúp lan toả thông điệp này đến những ai thấy rõ tính bền vững trong việc du lịch, cũng như thấy rõ sự khác biệt khi đến Việt Nam. Cụ thể, Urbanist Travel luôn khuyến khích các nhà xe đối tác chuyển từ phát mỗi khách một chai nước nhựa thành một bình nước to trên xe để hạn chế rác thải nhựa dùng một lần. Urbanist Travel sẽ thông báo với khách tự mang chai hoặc bình để châm thêm từ bình nước trên xe; điều này cũng được ghi rõ trên thoả thuận với khách du lịch.

Khi được hỏi về nơi để lại cho chị Châu ấn tượng mạnh nhất về định hướng du lịch bền vững, chị ngay lập tức khiến tôi bất ngờ. “Lào,” chị tuyên bố. Dù khả năng sử dụng tiếng Anh của họ có hạn chế so với các nước trong khu vực, sự niềm nở của những người làm du lịch tại đất nước này lại khó đâu đạt đến được. Mấu chốt nằm ở sự cộng hưởng của nhiều bên dịch vụ.

Chị Châu phát biểu tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Ảnh: Urbanist Travel.

“Khách đặt chân xuống sân bay, lập tức thấy ngay nụ cười đón tiếp của anh nhân viên sân bay. Nhờ đó, chưa cần có hoạt động gì, khách đã cảm thấy sự khác biệt rồi,” chị kể. Nếu chỉ có các phía nhà tour, nơi lưu trú chỉn chu trong dịch vụ, thì ấn tượng tốt của người khách chỉ dành cho một đại diện. Bởi thế, sự cộng hưởng của các bên du lịch mới là mấu chốt để mang đến ấn tượng khác biệt nơi khách hàng. Và để làm được điều đó, cần có sự đồng lòng về cách xây dựng hình ảnh Việt Nam trên toàn thế giới.

Phần lớn những video, hình ảnh, phim tài liệu quảng bá Việt Nam được thực hiện bởi các nhà đài quốc tế hoặc các travel blogger nước ngoài. Điều này vô hình trung khiến Việt Nam mất thế chủ động trong việc tự viết nên câu chuyện của đất nước; thông điệp truyền ra sẽ thiếu chặt chẽ, và những ai có dự định đến Việt Nam sẽ bị lạc giữa một rừng thông tin. Vậy thì đâu là thông điệp mà chúng ta cần?

"Còn gì mà 'hidden' nữa!"

Chúng ta thường vô thức sử dụng cụm từ “rừng vàng biển bạc” để quảng bá hình ảnh Việt Nam. “Không sai, nhưng quá chung chung,” chị Châu nhận định; và cũng đã đến lúc phải thoát khỏi vỏ bọc đó. “Một đất nước giàu di sản,” đó là định hướng không chỉ chị Châu mà những người làm trong ngành du lịch lâu năm đang xây dựng. Bởi thiên nhiên Việt Nam khó mà thể hiện được con người, văn hoá, lịch sử, kiến trúc, văn chương của đất nước. Trong khi từ Bắc chí Nam, đâu cũng có những di tích có tên và không tên đợi để kể cho du khách những câu chuyện mà chúng đã ôm lấy hàng thế kỷ, thập kỷ qua.

“Chỉ cần có định hướng, các đơn vị chỉ cần theo đó mà làm ra các sản phẩm dịch vụ và các ấn phẩm marketing để đẩy mạnh ưu điểm khác biệt của Việt Nam so với các quốc gia khác. Chứ giờ còn ‘hidden’ gì nữa!” chị Châu cười, ý muốn nhắc đến khẩu hiệu du lịch "Vietnam, the Hidden Charm" nức tiếng một thời. Dù việc phục chế, bảo tồn một số những công trình kiến trúc quan trọng ở Việt Nam còn nhiều giới hạn, song đó không cản bước chị Châu tìm kiếm những phương thức khác để kể câu chuyện về một Việt Nam giàu di sản. “Lần trước, Urbanist Travel có hợp tác với Tản Mạn Kiến Trúc để tổ chức một buổi workshop cho các anh chị hướng dẫn viên để hiểu hơn kiến trúc cổ, đông dương và hiện đại. Tản Mạn Kiến Trúc cũng là cộng tác viên đã đồng hành cùng Saigoneer nhiều năm nay, với các bài viết chuyên sâu về kiến trúc và lịch sử Việt Nam. Và rất cần sự đóng góp và nghiên cứu sâu của các bạn trẻ để các ban ngành có thể lắng nghe được tâm tư nguyện vọng phát huy di sản đất nước.”

Du khách Urbanist Travel khám phá một số tác phẩm kiến trúc bản địa Việt Nam. Ảnh: Lê Thái Hoàng Nguyên.

Từ những nghiên cứu chuyên sâu đó, Urbanist Travel đã thiết kế nên một tour tham quan các công trình kiến trúc Hiện đại tại Sài Gòn. Du khách trong và ngoài nước, thậm chí những cư dân Sài Gòn cũng có dịp được nhìn ngắm và chiêm nghiệm một phần đang ngủ yên của thành phố luôn sáng đèn này. Ngoài ra, Urbanist Travel cũng đang nung nấu một tour ẩm thực đường phố tại Sài Gòn. Những ngôi sao trong series giới thiệu địa điểm ẩm thực Hẻm Gems sẽ được chọn ra để mang đến cho du khách quốc tế một trải nghiệm “ăn sập thành phố” trên chiếc xe máy.

Ảnh: Urbanist Travel.

Dù chỉ mới đón sinh nhật lần thứ 2, Urbanist Travel đã chứng tỏ được khả năng của mình là một người đồng hành "có tâm" với những đoàn khách lớn đang tìm kiếm trải nghiệm không-hề-truyền-thống, lẫn những ai đang muốn hướng về cội nguồn và đào sâu lịch sử Việt Nam. Và chị Châu vẫn cần mẫn thắp lên ngọn lửa nơi đối tác để cùng xây dựng một hệ sinh thái du lịch Việt Nam đồng nhất và đa dạng.

Bài viết liên quan

in Ao Ta

Tôi đi 'phượt' solo ở Sapa — một mình nhưng không cô đơn

Bước sang tuổi 19, một trong những điều trong “bucket list” của tôi chính là được một mình khám phá những vùng đất mới. Ngỡ đâu phải lâu lắm ước nguyện mới hoàn thành, thế mà ngay tháng sinh nhật của ...

in Xê Dịch

Thân mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết về kỉ niệm du lịch ‘2 Years of Memories’

Để kỉ niệm sinh nhật lần thứ 2 của Urbanist Travel, Saigoneer và Urbanist Travel thân mời bạn đọc tham gia cuộc thi viết ‘2 Years of Memories’ để cùng nhìn lại quãng thời gian đáng nhớ của ngành du lị...

in Ton-sur-Ton

Thảo Vũ, nhà sáng lập Kilomet109: 'Trang phục là một ngôn ngữ có thể dùng để viết'

Saigoneer đã có dịp gặp gỡ nhà thiết kế Thảo Vũ và lắng nghe chia sẻ về sự khởi đầu bỡ ngỡ của chị với thời trang và tâm sự của chị trên hành trình phát triển một thương hiệu định hướng bền vững. ...

in Ao Ta

Đi dzòng dzòng Sài Gòn để thấy di sản kiến trúc hiện đại thành phố độc đáo ra sao

Để có thể mạnh dạn chê một công trình là lộn xộn hay thầm hiểu một toà nhà là đẹp hay xấu, một người sẽ cần có một nền tảng kiến trúc vững chắc; mà tôi thì không hề có. Cho tới tận vài tuần trước, tôi...

in Quãng 8

Hành trình của Táo: Người làm nhạc và kẻ đi gieo mầm

Người nghệ sĩ đâu thể phản ánh cuộc sống nếu họ không sống?” 

in Ao Người

Hành trình khám phá văn hoá Lào qua 10 ngày 'phượt' tại Cao nguyên Bolaven

Lời từ ban biên tập: Đây là bài dự thi đoạt giải nhất của tác giả Alex Tran ở hạng mục Editors’ Choice (bài viết được giám khảo bình chọn) cho cuộc thi “2 Years of Memories” do Saigoneer và Urbanist T...

Đồng Sáng Tạo

in Resort

Eden Bay Villas - Nơi những tiện nghi hiện đại giao hoà với thiên nhiên hoang sơ

Trong tâm thức của con người, Vườn Địa Đàng (Eden) là nơi nhân loại được sống như một nốt nhạc trong bản hoà ca thiên nhiên. Tắm mình giữa bạt ngàn hoa thơm trái ngọt chốn hoang vu hay để những cơn só...

in Ăn & Uống

Hải sản tươi ngon, khung cảnh đẹp và không gian thư thái là tâm điểm tại Saigon Café Buffet

Toạ lạc tại khách sạn Sheraton Saigon Hotel and Towers, nằm trên đường Đồng Khởi nổi tiếng, Saigon Café mang đến những bữa tiệc buffet hải sản thượng hạng, với những nguyên liệu tươi ngon được chế biế...

in Resort

Muôn hình vạn trạng niềm vui ở The Grand Ho Tram

Mỗi khi bước vào một khu nghỉ dưỡng, điều đầu tiên để lại ấn tượng cho du khách chính là cảnh quan thiên nhiên tương phản với vẻ hối hả bên ngoài. Ở những thành phố biển, các khu nghỉ dưỡng không chỉ ...

in Ăn & Uống

Lễ hội Gin Festival Saigon trở lại vào tháng 12 tại The Reverie

Quả nhiên là “Gin” một góc trời!

in Dịch Vụ

Tuborg và hành trình thu nạp “một tỷ năng lượng tích cực” khắp "thành phố không ngủ"

Với mong muốn góp phần đánh thức những góc nhỏ sôi động của Sài Gòn sau thời gian dài giãn cách, Tuborg sẽ đem đến nhiều sự kiện hấp dẫn, tiếp thêm một nguồn năng lượng bất tận cho “thành phố không ng...

in Resort

SONIC Minifest tại Bãi Khem, Phú Quốc: Bữa tiệc âm nhạc và nghệ thuật đúng chất nhiệt đới cho mùa lễ hội cuối năm

Năm 2022, khi bước vào một buổi chơi nhạc tại các quán cà phê, hay một đêm “đi tìm ánh sáng,” chúng ta hẳn sẽ ngạc nhiên với tinh thần mới trong ngôn ngữ sáng tạo của giới trẻ - những bài hát Việt bất...