Sài·gòn·eer

BackĂn & Uống » Uống » Hẻm Gems: Vóc dáng Hà Nội thu nhỏ ở quán cafe giữa lòng Sài Gòn

Với tôi, có ba thành phố ở Việt Nam thể hiện rõ tinh thần của miền đất này nhất: Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Trong tâm trí tôi, màu sắc văn hóa đặc trưng của Huế vẫn hiện lên vô cũng sống động, nhưng những ký ức về Hà Nội lại không được rõ nét như vậy. Đó là cho đến khi tôi đặt chân đến cafe Ngách 160, bởi ngay tắp lự, tôi như được sống lại những khoảnh khắc bình yên của chuyến thăm thủ đô cách đây đã lâu.

Với thâm niên 18 năm làm dân Sài Gòn, tôi ghen tị với người Hà Nội và mùa đông với cái rét cắt da cắt thịt. Ở Sài Gòn, dù là mùa mưa hay mùa khô thì khí hậu vẫn luôn nóng nực, trong khi ở Hà Nội, khí hậu mát mẻ thường kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4, dù cái rét có thể rất khủng khiếp vào những ngày đầu và cuối năm.

Đúng như cái tên, quán cafe tôi đến hôm đó nép mình ở một góc nhỏ của hẻm 160, trên con đường Bùi Đình Tuý sầm uất thuộc quận Bình Thạnh. Quán thực sự không hề dễ tìm, nhưng sự ẩn nấp đó khiến cho Ngách 160 giống như một ốc đảo biệt lập, thích hợp cho những ai đang cần một khoảng không gian riêng tư.

Như hầu hết mọi người, tôi luôn nghĩ đến Hà Nội với hình ảnh cổ kính: thành phố ngàn năm văn hiến không chỉ là thủ đô của nhiều triều đại phong kiến, mà nó còn là một nhân chứng bền bỉ cho các sự kiện lịch sử quan trọng nhất của Việt Nam. Ngách 160 cũng mang đến cho khách ghé qua một cảm giác cổ xưa như vậy, với bức tường vàng phai và ô cửa được bao phủ bởi những loài cây đặc trưng của Hà Nội: một tán lộc vừng xanh tươi và những chùm hoa sữa tạo nên những ngóc ngách chỉ vừa đủ để ánh sáng len lỏi chiếu qua.

Mái ngói đỏ ở Ngách 160 gợi lên trong tôi một ấn tượng rất Hà Nội, có lẽ là vì màu đỏ thẫm và hình dáng vỏ sò đặc trưng. Tôi không khỏi thích thú khi nhìn thấy những lọ sấu và mơ ngâm được đặt một cách ngay ngắn trên mép tường. Một vài lọ có quả và nước đã đổi màu kèm theo một lớp bọt dày vì đã được lên men được một thời gian; trong khi ở một số lọ khác, nước vẫn còn trong và sáng màu hơn một chút.

Khách đến Ngách 160 có thể thưởng thức đồ uống tại những góc khác nhau bên trong quán. Bên dưới hàng hiên là bức tường được điểm tô bởi những món quà ngày Tết. Không gian đối diện được bài trí để nom giống vỉa hè điển hình ở thủ đô, với vài chiếc bàn và ghế đẩu đặt dưới một hiên nhà có cửa sổ gỗ màu xanh lá nhạt. Bước qua bậc thang lát gạch nung đỏ là một một phòng máy lạnh với cách bày trí giống hệt những ngôi nhà ở Hà Nội, vô cùng thích hợp cho những buổi chiều thong dong với bạn bè. Ngoài ra, trong quán còn có một hiên nhỏ có mái che và một không gian thoáng đãng, trông như gian phòng mà người lớn hay dùng để tiếp khách.

Tôi gọi món nước mơ và xôi chay, trong khi anh phó nháy chọn món cà phê trứng. Đồ uống của tôi được làm từ quả mơ lên ​​men, thường được tìm thấy ở các vùng phía Bắc Việt Nam, pha với đường, tạo ra một loại thức uống có vị chua dễ chịu. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng loại trái cây có vẻ ngoài tầm thường lại có thể có hương vị tuyệt vời đến vậy: không quá chua như cam quýt, mà lại còn ngọt dịu. Lượng muối được cho vừa tay, vừa đủ để tạo ra một hương vị cân bằng – đậm đà mà không quá "áp đảo" vị giác – tạo nên một loại nước phù hợp để uống giải nhiệt trong cái nóng Sài Gòn.

Thế còn món xôi chay? Nó là sự kết hợp giữa cơm nếp, thịt chay áp chảo, cùng với hành phi và ngò, có khẩu phần không đủ no những vẫn mang lại cảm giác rất ngon miệng.

Trong lúc đi vòng quanh quán để tìm những vị khách người Hà Thành, và để nghe nhận xét của họ, tôi tình cờ gặp Phương. Cô cùng gia đình đã định cư ở Sài Gòn được 10 năm tròn và là khách quen của quán. “Mấy chiếc đèn lồng này giống hệt loại mà gia đình mình có ở Hà Nội,” Phương hào hứng nói với chúng tôi. Cô rất thích cách mà người chủ đã thiết kế Ngách 160, vì quán đã lột tả vóc dáng của Hà Nội trên một địa thế Sài Gòn, đặc biệt là trong cách phối màu nội thất, điều mà tôi đã không nhận ra cho đến khi Phương nhắc đến.

Tôi thiết nghĩ, nếu sắc vàng của các bức tường nghiêng về màu mù tạt hơn dù chỉ một chút, hay nếu các cửa sổ và cửa ra vào màu rêu lại ngả sang màu xanh ngọc bích, thì ấn tượng của khách về quán sẽ không được như hiện tại. Ngách 160 sẽ chẳng còn nét đặc trưng Hà Nội nữa.

Ngách 160 mở cửa từ 6 giờ 30 sáng đến to 10 giờ 30 tối.

Đánh giá:

Hương vị: 4/5

Giá cả: 4/5

Không gian: 5/5

Độ thân thiện: 4/5

Địa điểm: 3/5

Ngách 160

160/29 Bùi Đình Túy, Phường 12, Quận Bình Thạnh

In bài này

Bài viết liên quan

in Uống

Hẻm Gems: Cảm giác ấm áp không đổi thay ở cafe Nhà Phạm

Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu không gian tại nơi chốn ưa thích đột ngột bị đổi hoàn toàn? Bạn sẽ còn yêu mến nó hay không? Đó là những câu hỏi nảy lên trong đầu chúng tôi vào buổi chiều trước khi gh...

in Uống

Hẻm Gems: Passengers có cà phê thuần chay, không khí Đà Lạt và những người bạn bốn chân

Như những Gen Z chính hiệu khác, tôi rất khổ sở khi mắc phải căn bệnh “ra dẻ” mỗi mùa deadline. Vì thế lực thần bí nào đó, tôi thấy mình phải cắm rễ ngày đêm ở tiệm cà phê, như thể đang xin vía năng s...

Khôi Phạm

in Ăn & Uống

Hẻm Gems: Thưởng thức 'quốc hồn quốc túy' của Malaysia, cơm gà nasi lemak chuẩn vị ngay giữa Sài Gòn

Khi nhìn vào bàn ăn thịnh soạn vừa gọi tại quán Makiucha, với tám món ăn Malaysia đầy hương vị và màu sắc được anh nhiếp ảnh gia sắp xếp khéo léo, tôi bỗng thấy nhớ những khu ăn uống tập trung mà mình...

Khôi Phạm

in Uống

Hẻm Gems: Đi nhẹ, nói khẽ thôi, The Hidden Elephant đang đọc sách

Trên bản đồ cà phê độc lạ ở Sài Gòn, có đầy rẫy những thương hiệu "quốc dân" và cả những cái tên vẫn còn lạ lẫm. Cũng có khi, ta nghĩ một quán quen bí mật là địa điểm yêu thích của riêng ta, ấy vậy mà...

in Uống

Ngõ Nooks: Chìm vào giấc mộng đêm hè Hà Nội tại Gác Miên Café

Hơn cả một không gian thưởng thức cà phê và tìm kiếm chút riêng tư, Gác Miên còn là chốn nhỏ an yên gợi lên trong lòng khách đến thăm nỗi hoài niệm lặng lẽ, đẹp và buồn.

in Uống

Ngõ Nooks: Cà phê muối ở Gạt Tàn Coffee thú vị hơn cái tên của nó

Có lẽ nhiều bạn đọc sẽ hoài nghi "muối làm sao có thể kết hợp với cà phê?"