Sài·gòn·eer

BackDi Sản » Lần theo lịch sử 700 năm của một gia đình ở Hà Nội

Lần theo lịch sử 700 năm của một gia đình ở Hà Nội

Những con ngõ quanh co trong lòng Hà Nội vẽ nên một mê cung thật bí ẩn. Ở mỗi góc cua, ta có thể bắt gặp một khu chợ náo nhiệt, một tiệm cắt tóc bình dân, hoặc là một nhà nghỉ giá rẻ. Sức sống của thành phố hiện lên rõ nhất trong những ngóc ngách chật hẹp này, nơi hàng nghìn người dân chia sẻ một không gian chung nhỏ hẹp cho các hoạt động thường ngày của mình, và ta sẽ không bao giờ biết trước mình sẽ gặp ai hay khám phá được câu chuyện thú vị gì.

Trong một con ngõ như vậy, bên cạnh hồ Ba Mẫu là một khu vườn nhỏ với ao cá và nhiều cây cảnh, xung quanh là một vài ngôi nhà kiểu cũ. Sống trong ngôi nhà đó là nhà báo Nguyễn Xuân Quang. Anh ở độ tuổi trung niên, trầm tính và khiêm tốn, hiện làm việc cho Tạp chí Gia đình và Trẻ em.

Cánh cổng dẫn vào ngôi nhà đơn sơ và giản dị, cũng như tính cách chủ nhân của nó. Những vị khách lần đầu tới thăm sẽ rất khó hình dung rằng anh Quang hiện đang lưu giữ di vật chứa đựng lịch sử 700 năm của gia tộc, trong đó có người từng làm ngự y vào thời nhà Lê hay từng đào hầm trú ẩn cho các chiến sĩ Việt Minh.

Anh Quang sống trong một trong những ngôi nhà kiểu cũ bên cạnh sân vườn này.

Tuy nhiên, là một người làm báo, anh Quang nhắc nhở chúng tôi rằng bản thân anh không hoàn toàn tự tin khi đề cập đến những chi tiết không có bằng chứng xác thực về lịch sử của gia đình mình. Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những kỉ niệm của riêng anh và quyển gia phả quý giá đã được gìn giữ qua mười thế hệ. Đây là tài liệu duy nhất còn sót lại về lịch sử dòng họ của anh, những tài liệu khác đều đã bị mất trong chiến tranh khi gia đình anh chạy nạn đến một vùng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Mặc dù có cơ sở để tin rằng lịch sử gia tộc có thể truy về cách đây 700 năm, nhưng những ghi chép lâu đời nhất cũng là một trong những ghi chép mơ hồ nhất. Một bàn thờ cổ của gia đình được ông của anh Quang gìn giữ cho thấy gia đình họ đã từng sống trên phố Hàng Buồm. Vào khoảng 200 năm trước, sau khi công việc kinh doanh của gia đình thất bại thì đại gia tộc buộc phải chia thành nhiều nhánh nhỏ và chuyển đến những khu vực khác trong thành phố. Nhánh của gia đình anh Quang đã về sống ở quận Đống Đa cho đến ngày nay.

Anh Quang được đặt tên theo một vị tổ tiên đã đem lại vinh dự lớn lao cho dòng họ — đó là một vị quan ngự y trong triều đình nhà Lê gần 300 năm trước. Theo như anh được kể lại, vị tổ tiên ấy từng được nhà vua ban thưởng một bộ ấm trà làm hoàn toàn bằng sừng tê giác. Điều này sinh ra câu đùa vui rằng gia đình anh là những người duy nhất không quan tâm đến việc bảo tồn động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi lời đùa ấy ngày nay vẫn còn được nhắc lại thì bộ ấm trà đã bị thất lạc từ lâu. Những gì anh Quang được thừa kế chỉ còn lại quyển gia phả và tên khai sinh của mình.

Nhiều hình ảnh về ông bà, tổ tiên được anh Quang lưu giữ cẩn thận.

“Tôi được đặt theo tên của vị tổ tiên ấy với hy vọng là lớn lên tôi cũng sẽ được vẻ vang như vậy,” anh cười. “Tôi không chắc là mình có đạt được mong mỏi đó hay không nữa.

Ngôi nhà mà anh Quang đang sống được cụ của anh là ông Nguyễn Văn Lập xây dựng cách đây khoảng 200 năm. Và nếu không nhờ ngôi nhà này thì có lẽ tổ tiên anh đã gặp đại nạn và anh cũng sẽ không được chào đời. Câu chuyện bắt đầu với người ông của anh là ông Nguyễn Văn Ngọ, một bác sĩ y học cổ truyền. Ông về hưu vào những năm 1930 và sau đó làm nhân viên cho một công ty của Pháp. Ông cũng giữ vai trò giống như tổ trưởng của khu dân cư xung quanh. Mặc dù là một công chức của chính quyền lúc bấy giờ, ông Ngọ vẫn thường xuyên làm giả giấy tờ đi lại cho những người tham gia Việt Minh và thậm chí còn đào đường hầm dưới căn nhà để làm nơi trú ẩn cho các chiến sĩ. Cũng chính những hành động này về sau đã giúp ông gìn giữ được cơ ngơi của của gia đình.

Năm 1954, Việt Minh lên nắm quyền ở miền Bắc và bắt đầu tiến hành cải cách ruộng đất, gia đình ông Ngọ bị xếp vào hạng địa chủ và đứng trước nguy cơ bị tịch biên tài sản. Không biết trông cậy vào đâu, ông tìm kiếm những chiến sĩ Việt Mình mà mình từng giúp đỡ trước đây để nhờ giúp đỡ. May mắn thay, họ xác nhận ngôi nhà từng là căn cứ của Việt Minh và bảo lãnh cho ông. Trong khi đó, gia đình người dì của anh Quang lại không may mắn như vậy. Bà phải giao lại một cơ sở sản xuất đàn guitar và 100 lượng vàng cho chính quyền.

Đến đời bố mẹ anh Quang thì đều làm việc trong các cơ quan nhà nước, người là chuyên gia về bom đạn quân sự, người là quản lý cửa hàng thực phẩm của nhà nước. Còn bà nội của anh là bà Hoàng Thị Tuyết có xuất thân từ dòng tộc họ Hoàng, trong đó có ông Hoàng Minh Giám, một viên chức cấp cao trong Chính phủ lâm thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tên của ông hiện nay được đặt tên cho một con đường ở Hà Nội.

Những ghi chép lịch sử của gia đình từ 700 năm trước.

Rồi bỗng nhiên anh nói: “Đó là một câu chuyện buồn.” Đúng là dòng họ của anh Quang đã chứng kiến bao thăng trầm của đất nước, nhưng họ đã vượt qua được những khó khăn của thời cuộc và thích ứng với sự thay đổi của Hà Nội.

Từ vị tổ tiên làm ngự y triều đình mà anh đã có vinh dự được mang cùng tên đến người ông giúp đỡ quân Việt Minh trong kháng chiến và bố anh phục vụ trong quân đội, mỗi người đều tìm thấy được vai trò của mình trong dòng chảy lịch sử. Nhưng có lẽ vấn đề không nằm ở những đau thương trong quá khứ mà là ở cách thế hệ ngày nay gìn giữ, hay bỏ quên, những giá trị gốc rễ của cha ông.

Anh Quang tin rằng cùng với sự phát triển của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng, văn hóa và giá trị truyền thống cũng dần bị mai một. Anh lấy chuyện ứng xử khi tắc đường làm ví dụ và nói rằng trước đây mọi người tôn trọng và rộng lượng với nhau hơn.

Tuy vậy, anh không lên án hay chỉ trích xã hội hiện đại một cách gay gắt, mà vẫn sống đúng với những giá trị mình quý trọng. Anh đối xử với từng người khách đến nhà bằng sự tôn trọng và rộng lượng ấy, dù là với người Việt hay người nước ngoài. Với chiều dài của lịch sử gia đình, anh Quang có đủ câu chuyện thú vị để nói về Hà Nội trong quá khứ, hiện tại, và một tương lai không xa.

“Tôi cố gắng dạy cho các con của mình những giá trị mà tôi học được khi còn nhỏ,” anh chia sẻ, rồi nói thêm, “Nhưng nỗ lực của một người thì không có nhiều giá trị, hy vọng các bậc cha mẹ khác cũng sẽ truyền đạt những câu chuyện này tới thế hệ sau."


Bài viết liên quan

in Di Sản

[Ảnh] 'Ngày xửa ngày xưa' ở làng gốm Bát Tràng

Năm ấy, khi vua Lý Thái Tổ ra chiếu dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La (Hà Nội), năm gia đình có nghề làm gốm truyền thống đã di cư về kinh đô mới. Họ an cư ở vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, ...

in Loạt Soạt

Lĩnh Nam Chích Quái: Hồn cổ khoác lớp áo ma mị của Tạ Huy Long

Lĩnh Nam Chích Quái, ấn phẩm kỷ niệm 60 năm nhà xuất bản Kim Đồng, ghi lại những câu chuyện thần thoại kì ảo lưu truyền hàng nghìn năm trong dân gian. Với phần minh hoạ vô cùng kỳ công do họa sĩ Tạ Hu...

in Di Sản

Nhìn lại trận cầu lịch sử năm 1976 kết nối bóng đá hai miền Bắc-Nam

Đầu năm 1976, không lâu sau khi khói lửa chiến tranh đã tan trên đất nước, ông Lê Bửu, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao, được giao nhiệm vụ vào Sài Gòn để tổ chức một trận cầu giao hữu...

in Di Sản

[Ảnh] Khám phá trường học nữ sinh ở Hà Nội cách đây một thế kỷ

Trong thời đại mà nền giáo dục nhận được sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ tân tiến, thật khó mà hình dung về một buổi học ở Hà Nội vào cái thời chưa có điện thoại thông minh hay thậm chí là máy tính đơ...

in Di Sản

[Ảnh] Nhà đấu xảo: Khu phức hợp thương mại quốc tế đầu tiên ở Hà Nội

Suốt chiều dài lịch sử, Hà Nội có nhiều tên gọi khác nhau. Và có lẽ, một trong những tên gọi mà không nhiều người biết tới đó là Kẻ Chợ.

in Di Sản

'Cổng Thành Gia Định' 1913: Cánh cổng dẫn vào hư không

Một số trang web du lịch cho rằng một trong những cánh cổng của Thành Gia Định xưa vẫn còn tồn tại đến nay, và nằm ở ngã tư Đinh Tiên Hoàng-Phan Đăng Lưu ở Quận Bình Thạnh, gần Lăng Lê Văn Duyệt. Tuy ...

Đồng Sáng Tạo

in Giáo Dục

Các trường quốc tế tập trung hơn vào sức khỏe tinh thần của học sinh

Nếu học sinh không được chăm sóc về tinh thần và cảm xúc, các em sẽ khó phát huy hết tiềm năng trong cả việc học ở trường lẫn giao tiếp ngoài xã hội.

in Ăn & Uống

Saigon Café quốc tế hóa trải nghiệm buffet cho thực khách

Là một trong những nơi phục vụ buffet hải sản đẳng cấp nhất thành phố, nhà hàng Saigon Café tại Sheraton Saigon Hotel & Towers đang hướng đến mục tiêu nâng tầm danh tiếng của mình bằng cách mở rộng th...

in Resort

Vì sao Phú Quốc là điểm đến hàng đầu cho gia đình vào mùa Tết 2022

Không khó hiểu vì sao Phú Quốc, thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, là điểm đến yêu thích hàng đầu trong nước vào bất kể thời điểm nào trong năm: những triền biển hoang sơ ngập nắng, hải sản tươi sốn...

in Ăn & Uống

Thiết kế ‘nhìn yêu ngay’ của tặng phẩm đầu năm A Night On Earth: Khi một nét vẽ dụng công hơn ngàn lời chúc tụng

Gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ với hai gam màu tương phản, thiết kế hộp quà A Night On Earth là sáng tạo của nhà minh họa-thiết kế Erica Dorn cho phiên bản whisky giới hạn vừa ra mắt dịp năm mới. Không...

in Resort

Đón một mùa Tết cổ truyền đầy mới mẻ tại Four Seasons The Nam Hai

Nói đến Tết là nói tới những phong tục cổ truyền đặc sắc. Phong vị xuân khó có thể trọn vẹn nếu bỏ qua cách “ăn Tết,” “lễ Tết,” và “chơi Tết” truyền thống, được hình thành và lưu giữ cả ngàn đời nay. ...

in Dịch Vụ

Với Homebase, mọi ước mơ sở hữu nhà chung cư, nhà đất hay đất nền đều nằm trong tầm tay

Ở Việt Nam, nhà đất luôn là một trong những lựa chọn đầu tư được quan tâm nhất, nhưng cũng là lựa chọn phức tạp và dễ gặp trở ngại nhất. Nhưng giờ đây, người mua nhà có thể giảm thiểu nhiều rủi ro và ...