Thế kỷ 19, Sài Gòn bước vào một công cuộc chuyển đổi thần tốc về diện mạo lẫn chính trị.
Từ những con đường đất, mái chòi gỗ, và áo tứ thân đơn sắc, "Hòn ngọc Viễn Đông" bắt đầu khoác lên dáng vẻ mới của một trọng điểm kinh tế mới — tấp nập và phồn hoa, những cũng không kém phần biến động về mặt xã hội trước những ảnh hưởng ngoại lai.
Giai đoạn chuyển giao này được ghi lại trong loạt ảnh của nhiếp ảnh gia người Pháp Émile Gsell. Được thực hiện vào năm 1866, loạt ảnh chỉ được trưng bày trước công chúng sau hơn hai thế kỷ bởi Bảo tàng Met nhân dịp kỷ niệm 150 năm thành lập, qua đó cho phép người xem đương thời chiêm ngưỡng lại những khoảnh khắc thường nhật của một giai đoạn lịch sử đã qua trong một bối cảnh mới.
Hải đoàn của Đế quốc thực dân Pháp.
Émile Gsell (1837 - 1879) được cử đến miền Nam Việt Nam, lúc bấy giờ được gọi Nam Kỳ, bởi bộ máy chính quyền thuộc địa để tháp tùng phái đoàn người Pháp trong chuyến thám hiểm dọc sông Mê Kông. Ông đã nhiếp ảnh gia thứ hai chụp lại những hình ảnh đầu tiên của di tích Angkor Wat. Sau chuyến đi, ông mở văn phòng nhiếp ảnh ở Sài Gòn và trở thành nhiếp ảnh gia thương mại đầu tiên của thành phố. Các hình chụp của ông thường lấy góc rộng, tập trung ghi lại các khung cảnh thành phố và đời sống hàng ngày của người dân — các tác phẩm về sau trở thành tư liệu quý giá khi nghiên cứu về Sài Gòn thế kỷ 19.
Lăng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, hay còn được gọi là Lăng Cha Cả.
Nghi thức di quan.
Tù nhân và binh lính người Việt.
Ảnh chụp người phụ đang mặc áo ngũ thân — trang phục phổ biến lúc bấy giờ.
Trong ảnh có ghi dòng chữ tiếng Pháp "Femme Annamite" — tức "phụ nữ An Nam."
Một gánh hát tuồng.
Những người thuộc từng lớp quý tộc sở hữu ngựa.
Một đám cưới ở Nam Kỳ năm 1866.
Bờ sông Sài Gòn nhìn từ trung tâm thành phố.
Gánh hàng rong trái cây.
Các nhà sư ở một ngôi chùa của người Hoa ở Chợ Lớn.
Sông Sài Gòn từ một góc nhìn khác (feuille có nghĩa là dải phim)
Các nhạc công chơi những loại nhạc cụ cổ truyền như sáo trúc, đàn nhị, kèn loa, đàn tam, v.v.
Binh lính nhà Nguyễn.
Phụ nữ Việt Nam mặc áo ngũ thân, đi hài.
Những người lính trong giờ nghỉ.
Chùa Bà Thiên Hậu.
Chợ Lớn ngày ấy.
Có thể thấy Chợ Lớn đã là một điểm giao thương lớn từ thế kỷ 19.
[Ảnh: người dùng flickr manhhai.]