Sài·gòn·eer

Back Di Sản » Bằng nghệ thuật, Bảo tàng Quang Trung kể khúc sử thi hùng tráng của dân tộc

Bằng nghệ thuật, Bảo tàng Quang Trung kể khúc sử thi hùng tráng của dân tộc

Cách trung tâm thành phố Quy Nhơn chỉ 45km là Bảo tàng Quang Trung, một trong những bảo tàng kỳ công nhất Việt Nam.

Không gian bảo tàng được dành để tái hiện những thăng trầm của cuộc đời Nguyễn Huệ: từ lãnh đạo khởi nghĩa Tây Sơn ở Bình Định, giao tranh quy phục Chúa Nguyễn Đàng Trong và Chúa Trịnh Đàng Ngoài, đến thống nhất thành công Đại Việt và xưng vương Quang Trung. Những chiến tích lẫy lừng ấy đã khắc ghi tên nhà cầm quân tài ba vào trang sử vàng của nước nhà. Song song với việc cung cấp thông tin tổng quan về ông, bảo tàng còn giới thiệu những giai thoại lịch sử khác gắn liền với vùng đất hào kiệt một thời. 

Bảo tàng được xây dựng từ năm 1978, nhưng công trình vẫn khang trang nhờ công tác trùng tu cẩn thận, không gian rộng rãi và thoáng đãng cùng danh mục hiện vật đa dạng thể hiện tâm huyết của những người xây dựng. Bảo tàng chính là điểm dừng mà tôi luôn đề xuất với những người bạn ghé thăm Quy Nhơn, hành trình đến đây cũng là dịp để các vị khách thưởng lãm vẻ đẹp của miền quê Bình Định thanh bình và màu sắc.

Những hiện vật cổ xưa như vũ khí, tiền xu, nhạc cụ và đồ gốm, cùng với các mô hình kiến trúc và bản đồ chi tiết giúp người xem du hành về thời kỳ của phong trào Tây Sơn. Khác với nhiều bảo tàng ở Việt Nam, những hiện vật và hình ảnh trưng bày tại đây được miêu tả chi tiết bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh, các gian phòng được thiết kế kỹ lưỡng để du khách dễ dàng khám phá và đắm chìm vào một giai đoạn lịch sử đã qua.

Từng thất vọng với chất lượng của vô số bảo tàng ở Việt Nam, thậm chí là các bảo tàng ở những thành phố lớn, Saigoneer đã không đặt quá nhiều kỳ vọng khi đến bảo tàng Quan Trung. Thế nhưng, chúng tôi không ngờ rằng một bảo tàng ở miền xa xôi lại có thể mang lại trải nghiệm hấp dẫn và thông tin phong phú đến thế. 

Tại đây, tác phẩm trưng bày nổi bật nhất phải kể đến loạt tranh bích họa khổng lồ khắc họa các cột mốc quan trọng trong cuộc đời Quang Trung. Nhiều bức bích họa được phủ khắp các gian phòng lớn, từng chi tiết nhỏ như chiến hạm của quân thù bị nhấn chìm trong khói hỏa, quân lính thua trận ngoe nguẩy trên mặt nước, đến mây trời cuồn cuộn tượng trưng cho chiến thắng vẻ vang, đều được họa lại một cách sống động. 

Tuy các hiện vật trưng bày khác cũng mang trong mình nét ấn tượng riêng, các bức bích họa đóng vai trò lớn trong việc định hình dấu ấn của bảo tàng, cũng như giới thiệu tinh giản về những nhân vật lịch sử quan trọng nhưng thường bị sách giáo khoa bỏ quên. Sau đây là một số bích họa do Saigoneer chọn lọc, cùng những giai thoại lịch sử được các tác phẩm kể lại:

Từ giữa thế kỷ 16, vùng lãnh thổ Bình Định đã diễn ra nhiều giao tranh giữa các Chúa Nguyễn Đàng Trong và các Chúa Trịnh Đàng Ngoài. Người dân nơi đây phải chịu sự cai quản của hệ thống quan liêu mục ruỗng, được hưởng thụ nhung lụa xa hoa khi nhân dân còn chịu cảnh cơ hàn. Thuế má bất công cùng thiên tai khắc nghiệt lại càng khiến cái nghèo khó luôn bủa vây đời sống nơi đây. Nỗi bất bình chồng chất khiến những người nông dân trong vùng liên tiếp phất cờ khởi nghĩa để chống lại chế độ áp bức.

Một trong những cuộc khởi nghĩa lớn nhất tại đây diễn ra vào năm 1695. “Chàng Lía,” tên thật là Võ Văn Doan, người Phù Ly, huyện Quy Nhơn đã kêu gọi các nông dân khác trong vùng cùng thành lập toán quân. Xuất thân là đứa trẻ không cha không mẹ, hoàn cảnh gai góc đã giúp ông lớn lên trở thành một nhà lãnh đạo tài ba và mạnh mẽ. Ông nhận được sự ủng hộ từ nhân dân trong vùng, cũng như các đồng bào dân tộc thiểu số bị Chúa Nguyễn áp bức. Song sau những lần khởi nghĩa thành công, Chàng Lía đã bị quân triều đình hãm hại và đánh bại. Công trạng của ông vẫn được người đời ghi nhớ bằng câu ca dao:

Chiều chiều én liệng Truông Mây,
Cảm thương chú Lía bị vây trong thành.

Vào thế kỷ 18, vùng núi phía Tây của tỉnh Quy Nhơn được đặt cho cái tên Tây Sơn thượng đạo. Từ đây, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đã cho xây dựng căn cứ để khơi mào cho phong trào Tây Sơn. Đến năm 1771, Nguyễn Nhạc bắt đầu tập hợp và huấn luyện người dân trong vùng, trong đó có đồng bào người Bana, được ông kết thân trước đó từ công việc buôn trầu cau.

Từ vị trí địa lý thuận lợi được bao bọc bởi núi đồi, đoàn quân Tây Sơn nhanh chóng xây dựng lực lượng để chuẩn bị cho cuộc hành quân từ Quy Nhơn vào Đàng Trong. Dân gian kể rằng, Nguyễn Nhạc tình nguyện làm biện lại (viên chức) thu thuế, nhưng không cống nạp tài sản đã thu cho triều đình, mà lấy đó làm tài nguyên để mở rộng quân đội của mình. Tiền xu, vật phẩm cổ mang dấu ấn của những triều đại trước thời kỳ Tây Sơn vẫn còn sót lại ở di tích nơi phong trào khởi phát.

Chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã lấy thành Quy Nhơn làm căn cứ trọng điểm để hoạt động quân sự và hành chính. Lúc này, triều đình đã phát lệnh truy nã Nguyễn Nhạc vì không giao nạp tiền thuế thu được và treo thưởng cho ai bắt được ông. Tận dụng cơ hội này, ông giả vờ bị bắt và nhờ các đồng minh đem giao mình bằng một chiếc cũi. Khi đã vào trong thành, ông phát tín hiệu để báo cho quân đội đang chờ đợi bên ngoài tiến hành đột kích thành trấn. Nhờ trận thành này, đoàn quân Tây Sơn đã thu phục được chính quyền tỉnh lỵ để tiếp tục đưa lực lượng vào Đàng Trong tấn công nhà Nguyễn.

Năm 1775, quân Trịnh dưới trướng Hoàng Ngũ Phúc từ Đàng Trong và quân Nguyễn do Tống Phước Hiệp chỉ huy từ Đàng Ngoài giao tranh, nhà Nguyễn trước đó đã chiếm lại được thành Phú Yên từ quân Tây Sơn. Đoàn quân của Nguyễn Huệ bị áp đảo bởi binh lính của Tống Phước Hiệp, nên ông bày mưu vờ giúp nhà Nguyễn chống lại Chúa Trịnh. Tuy nhiên, trong lúc đàm phán, Nguyễn Huệ đã bất ngờ cho quân tấn công vịnh Xuân Đài. Nhà Nguyễn bị dụ ra khỏi thành trì và thua trận ngay lập tức. Sau đó, quân Tây Sơn đã chiếm lại được thành Phú Yên và các khu vực lân cận. Nhà Nguyễn đành rút lui về Đàng Trong, quân Trịnh chạy trốn về Đàng Ngoài, còn Nguyễn Huệ trở thành vị tướng lỗi lạc của quân khởi nghĩa khi chỉ mới 22 tuổi. Đây đã cột mốc quan trọng trong sự nghiệp quân sự của ông khi đẩy lùi được cùng lúc đẩy lùi được hai thế lực Trịnh-Nguyễn hùng mạnh.

Sau trận thành Phú Yên, quân đội Tây Sơn tập trung vào việc lật đổ các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong, khởi đầu bằng việc tiêu diệt các toán quân ở Gia Định. Quân Tây Sơn sớm đánh bại được quân Nguyễn và chiếm quyền kiểm soát thành Gia Định vào năm 1776, nhưng sau đó lại rút lui với quân và bính khí về Quy Nhơn, khiến chiến trận tranh giành lãnh thổ bùng ra tại đây. Quyền kiểm soát vùng đất rơi vào tay Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ năm 1777, rồi lại vào tay Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc năm 1782. Do tổn thất từ cuộc chiến này, Nguyễn Ánh và quân đội phải đi lẩn trốn khỏi đất liền, thậm chí nhờ đến đến sự giúp đỡ của đế chế Pháp và vua Xiêm để giữ mạng. Quân Tây Sơn phải tấn công thành Gia Định đến năm lần thì mới chinh phục được toàn bộ khu vực miền Nam, chấm dứt 200 năm cai trị của Chúa Nguyễn ở Đàng Trong.

Xuất thân từ một người nông dân nghèo khó, Nguyễn Huệ trở thành anh hùng dân tộc khi lãnh đạo một trong những trận hải chiến vang danh nhất sử Việt. Trận Rạch Gầm-Xoài Mút đưa 20.000 quân Tây Sơn đối đầu với Nguyễn Ánh và Vua Xiêm Sakri (Rama I) — cầm quân 50.000 lính đánh thuê và 300 thuyền pháo. Quân Tây Sơn tấn công địch đóng quân tại Trà Tân từ căn cứ Mỹ Tho, giả vờ bị đánh bại và rút lui khiến địch bám theo lên sông Tiền. Sáng sớm ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ ra lệnh tiến hành một trận bẫy, đưa đội tàu chiến Tây Sơn đến từ hai đầu sông. Bị bao vây, lực lượng địch bị tấn công bởi nồng pháo trên bờ sông và bị che chắn bởi thuyền pháo trên mặt sông. Lực lượng nhà Nguyễn và Xiêm bị tiêu diệt nhanh chóng, đoàn quân xâm lược bị và vị vua bán nước cũng bị đẩy lùi.

Năm 1786, quân đội do Nguyễn Huệ lãnh đạo di chuyển bằng các tuyến đường thủy từ Phú Xuân (ngày nay là Huế) vào Đàng Ngoài và đánh tan quân Trịnh tại Thăng Long. Khi quân Tây Sơn đến, Trịnh Khải liền cưỡi voi ra đối mặt, nhưng quân lính của ông từ chối theo chân. Chỉ trong vòng 10 ngày, Nguyễn Huệ và lực lượng của mình lật đổ chế độ Trịnh, chấm dứt một triều đại gần 300 năm và thống nhất đất nước.

Các Chúa Trịnh chạy trốn và tìm đến giúp đỡ từ nhà Thanh ở miền nam Trung Quốc. Nhà Thanh đã triệu tập 290.000 quân để chiếm lại Thăng Long. Từ thủ đô Phú Xuân của mình, Nguyễn Huệ quyết định trở lại phía bắc để đuổi đánh địch. Trước khi khởi hành, ông đã cho lập đàn trên đỉnh núi Bân để lễ tế cáo trời. Sau đó, ông đăng quang làm hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Trung.

Cuối năm 1788, Quang Trung cùng quân đội đi đánh chiếm lại Thăng Long. Trong khi các binh lính nhà Thanh đang ăn Tết, ông tấn công pháo đài Ngọc Hồi cách Thăng Long 14 km, đồng thời chỉ huy một lực lượng khác tấn công pháo đài Đống Đa. Chủ quan vì nghĩ quân Tây Sơn cũng ăn Tết, binh lính nhà Thanh không chuẩn bị và đã bị tiêu diệt. Chiến thắng đã dành lại được độc lập của đất nước cho đến cuối cuộc đời Nguyễn Huệ. Đây được coi là một trong những chiến dịch quân sự thành công và quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.

Tuy có rất nhiều dị bản của câu chuyện này, phiên bản được kể lại bởi các bức bích họa tại Bảo tàng Quang Trung sẽ giúp người xem thấy được một chương sử sống động và màu sắc hơn bao giờ hết của nước nhà. Trong bối cảnh hiện đại, các tác phẩm là sự gợi nhớ về quá khứ vẻ vang của vùng đất, cũng như lời nhắc nhở về những nhân vật anh hùng đã bị lãng quên trong đời sống hàng ngày.

Bài viết liên quan

Paul Christiansen

in Ăn

Hẻm Gems: Quán bánh khọt không tên đem hơi thở Vũng Tàu ra tận Quy Nhơn

Ngày xửa ngày xưa ở thành phố biển nọ, một món bánh khọt độc lạ đã được ra đời.

in In Plain Sight

Những ký ức đóng băng ở trại phong Quy Hoà

Trong tâm trí của nhiều người, bệnh phong vẫn là một thứ gì đó đáng sợ. Nhưng vượt qua những định kiến, đâu đó vẫn có những cộng đồng nơi tình thương và sự cảm thông kết nối con người với con người. L...

Paul Christiansen

in Ao Ta

Vẻ đẹp mê hoặc nhìn từ trên cao của tháp Chăm Bình Định

Vượt qua những vòng xoay thời gian, những di sản kiến trúc của ngàn năm trước còn tồn tại đến ngày nay là mảnh ghép ký ức rõ nét nhất, gợi nhắc về những chương sử đã qua. 

in Di Sản

Chuyện về Nguyễn Thị Định, nữ tướng khăn rằn của Quân đội cách mạng Việt Nam

Nằm khuất mình trong con hẻm nhỏ ở quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi nhà của cố Thiếu tướng Nguyễn Thị Định vẫn lưu giữ nhiều kỷ vật về vị nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

in Di Sản

Cầu Long Biên: Từ biểu tượng sức mạnh đế quốc đến chứng nhân lịch sử thủ đô

Trải qua vòng đời hơn trăm năm, không ít dấu tích của thời gian đã phủ đầy cầu Long Biên. Nhưng chiếc cầu sắt qua sông Hồng vẫn giữ một vị trí quan trọng trong kho tàng di sản Hà Nội. Hãy cùng Ti...

Paul Christiansen

in In Plain Sight

Hóng gió biển trên cung đường trekking ngắm bình minh đẹp nhất Quy Nhơn

Bạn thích đi biển hay leo núi hơn?